1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam

51 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chính Sách An Sinh Xã Hội Giai Đoạn Dịch Bệnh Covid - 19 Tại Việt Nam
Tác giả Trần Trúc Quỳnh, Lê Gia Anh, Ngô Quang Đông, Nguyễn Thị Bạch Huệ, Ngô Diệu Linh
Người hướng dẫn T.S Phạm Mỹ Duyên
Trường học Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phân tích chính sách
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 597,35 KB

Nội dung

Các chính sách trên được nhân dânđồng tình, đang đi vào cuộc sống và góp phần quan trọng ổn định đời sống, tạo điềukiện và cơ hội cho đối tượng hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.2.3.Các chí

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH

COVID - 19 TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: T.S Phạm Mỹ Duyên

Mã lớp học phần: 212PT0504

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH

COVID - 19 TẠI VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện

1 Trần Trúc Quỳnh K194010043 quynhtt19401@st.uel.edu.vn Thành viên

2 Lê Gia Anh K194010079 anhlg19401c@st.uel.edu.vn Thành viên

3 Ngô Quang Đông K194010089 dongnq19401c@st.uel.edu.vn Nhóm

trưởng

4 Nguyễn Thị Bạch

Huệ K194010093 huytb19401c@st.uel.edu.vn Thành viên

5 Ngô Diệu Linh K194010097 linhnd19401c@st.uel.edu.vn Thành viên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm thực hiện đề tài xin gửi đến T.S Cô Phạm Mỹ Duyên lời cảm

ơn chân thành nhất vì đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trongquá trình làm bài Môn học Phân tích chính sách là một môn học bổ ích, giúp chúng

em có thêm kiến thức trong việc phân tích vấn đề và quy trình đề ra một chính sáchtrong thực tế

Bài tiểu luận nhóm này dựa trên những kiến thức đã học được của môn Phân tíchchính sách, kết hợp tham khảo một số nguồn tài liệu, do đó không thể tránh khỏinhững thiếu sót Nhóm mong rằng có thể nhận được những góp ý của cô để nhóm cóthể hoàn thiện bài tiểu luận của mình hơn cũng như rút kinh nghiệm cho bản thânchúng em sau này

Cuối cùng nhóm thực hiện đề tài xin chúc cô thật nhiều sức khỏe, luôn hạnhphúc và thành công trong cuộc sống và chúng em hy vọng có thể được gặp lại cô ởnhững môn học sắp tới

Trang 4

PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Phân loại lao động theo một số đặc điểm ở Việt Nam 5

Hình 2.2 Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam qua các năm 6

Hình 3.1 Tóm tắt đối tượng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ 19

Hình 3.2 Tóm tắt nguồn vốn hỗ trợ 20

Hình 3.3 Thống kê hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19 32

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Khái niệm về an sinh xã hội 3

1.2 Khái niệm về chính sách an sinh xã hội 3

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG CÁC THỜI KỲ DỊCH COVID - 19 4

2.1 Mục đích của các chính sách an sinh xã hội 4

2.2 Thực trạng về hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam 4

2.2.1 Thị trường lao động 4

2.2.2 Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 5

2.2.3 Về trợ giúp xã hội 6

2.3 Các chính sách an sinh xã hội trong Đại dịch Covid – 19 7

2.3.1 Nguồn ngân sách và mục tiêu chính sách 8

2.3.2 Kết quả các chính sách 10

2.3.3 Hạn chế của các chính sách 10

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 62.000 TỶ TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID – 19 13

Trang 5

3.1 Vấn đề chính sách 13

3.1.1 Đối tượng liên quan 13

3.1.2 Bối cảnh chính sách 14

3.1.3 Nguyên nhân đề ra chính sách 15

3.2 Kết quả chính sách dự kiến 15

3.2.1 Mục tiêu kinh tế 15

3.2.2 Mục tiêu xã hội 16

3.2.3 Ngân sách dự kiến 17

3.3 Chính sách ưu tiên 21

3.3.1 Phương pháp phân tích 21

3.3.2 Hình thức hỗ trợ 21

3.3.3 Các chính sách hỗ trợ từng được ban hành 21

3.3.4 Điểm nổi bật trong Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ 22

3.4 Kết quả chính sách được quan sát 23

3.4.1 Đầu vào 23

3.4.2 Đầu ra 23

3.4.3 Kết quả 24

3.4.4 Thành công 26

3.4.5 Hạn chế 27

3.4.6 Nguyên nhân 28

3.5 Hiệu quả chính sách 30

3.5.1 Đánh giá tổng quan 30

3.5.1.1 Đối tượng chính sách 30

3.5.1.2 Mục tiêu chính sách 31

3.5.2 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội 31

3.5.3 Các chỉ tiêu công bằng 33

3.5.4 Mức đáp ứng của nguồn ngân sách 33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 35

4.1 Kết luận 35

4.2 Hàm ý chính sách 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của về số lượng ca bệnh và ngườichết vì đại dịch thế kỷ Covid – 19 Hậu quả là tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội vàchính trị đều bị ảnh hưởng nặng nề Quý I/2020 dịch Covid – 19 đã bắt đầu lan ranhanh chóng ở một số nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và chuyển sangChâu Mỹ Trong đó, mặc dù là cường quốc hùng mạnh, Mỹ cũng không tránh khỏiviệc bị tổn hại nặng nề với số ca mắc và tử vong liên tục tăng cao Việt Nam là mộtnền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, cộng hưởng với nội lực trong nước bị tổnthất không nằm ngoài tác động của dịch bệnh, đã gây ra tiềm ẩn về khủng hoảng kinh

tế và tâm lý hoang mang trong xã hội Theo Bộ y tế (2020), ngày 09/4/2020, Việt Nam

có tổng số 251 ca nhiễm tại 27/63 tỉnh, số mẫu xét nghiệm lên đến 24.311 Có thể nói,sau khi chạm mốc 100 ca, tình hình dịch bệnh bắt đầu trở nên xấu đi, ngây nguy cơquá tải hệ thống y tế Tình hình thế giới càng tồi tệ hơn khi, dịch Covid-19 đã xuấthiện ở 211 quốc gia và vùng lãnh thổ với 1.509.435 ca mắc và hơn 88 nghìn ca tửvong Thị trường lao động, kế sinh nhai, chất lượng sức khỏe, doanh nghiệp rời bỏ thịtrường cùng với nhóm yếu thế đang là những đối tượng bị tổn hại nhiều nhất nhưngcũng nắm vị trí quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và xã hội Vớimục tiêu con người là trung tâm, yêu cầu của người dân cho chính phủ về ban hànhchính sách, quyết định về sinh xã hội là rất cần thiết Trên thế giới, theo Tạp chí Con

số và Sự kiện (2021), các nước “ đạt tiêu chuẩn vàng về hệ thống an sinh xã hội” ởchâu Âu cụ thể là tại Thụy Điển, ngay trong tháng 3/2020, chính phủ nước này đãnhanh chóng công bố gói biện pháp trị giá hơn 30,94 tỷ USD nhằm trợ giúp các doanhnghiệp và đưa ra các chương trình giữ chân người lao động, chính phủ Italy đã thôngqua sắc lệnh chi 27,8 tỷ USD giúp hoãn thanh toán nợ đối với các công ty để đảm bảoviệc chi trả lương cho những nhân viên phải tạm nghỉ do lệnh phong tỏa Tương tự ởChâu Á, cuối tháng 3/2020, nước này đã phân bổ 131,58 triệu USD trợ cấp thấtnghiệp cho 2,3 triệu lao động mất việc Không ngoại lệ, Việt Nam cũng nhận thấyđược đời sống khó khăn của người dân, ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ởnước ta Vì vậy, ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và

Trang 8

Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặpkhó khăn do đại dịch Covid-19 Một điểm sáng trong các chính sách này có thể kể đến

đó là chính sách hỗ trợ 62.000 tỷ để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt quakhó khăn trong đại dịch Covid-19

Sau khi lựa chọn và nghiên cứu, nhóm quyết định lựa chọn phân tích chínhsách hỗ trợ 62.000 tỷ theo mô hình Dunn để từ đó đánh giá và phân tích tình hình ansinh xã hội tại Việt Nam trong bối cảnh trước và sau khi chính sách được thi hành

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 từ

đó kết luận và đưa ra các khuyến nghị góp phần bổ sung cũng như là giúp cho các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, phân tích chính sách 62.000 tỷ đồng theo mô hình phân tích chínhsách của Dunn trong thời kỳ dịch bệnh Covid để từ đó đánh giá được kết quả và hạnchế của chính sách này

Thứ hai, so sánh và đưa các ưu điểm và khuyết điểm của chính sách 62.000 tỷ Thứ ba, đưa ra những ý kiến nhằm quyết định có nên tiếp tục thực hiện chínhsách hay không cũng như hàm ý các chính sách trong tương lai

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tiến hành sử dụng mô hình Dunn để phân tích về chính sách 62.000 tỷ Bên cạnh đó, nhóm có thu thập một số thông tin và số liệu từ những bài nghiêncứu đi trước về tình hình an sinh xã hội Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid nhằmtăng tính thuyết phục cho bài báo cáo

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Giai đoạn: 2020-2021

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về an sinh xã hội

An sinh xã hội là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa bởi nhiều nhànghiên cứu khác nhau, nhóm đã tiến hành sưu tầm và thu thập một số khái niệm về Ansinh xã hội từ trong nước và quốc tế

Theo Hiệp hội An sinh xã hội Châu Á, an sinh xã hội thường được gọi là SocialSecurity và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài an sinh xã hội thì thuật ngữ này còn được hiểu

là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩakhông hoàn toàn tương đồng nhau

Ở một bài nghiên cứu khác, “Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội ởViệt Nam hiện nay” của Nguyễn Tiến Dũng đề cập khái niệm của an sinh xã hội đượchiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội là toàn bộ các bộ các biện phápcủa nhà nước, cộng đồng, cá nhân nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân trong toàn

xã hội; theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội hướng tới sự đảm bảo tối thiểu cho mục tiêumưu sinh của một bộ phận dân cư thuộc nhóm yếu thế, gặp rủi ro hay chịu thiệt thòitrong xã hội

1.2 Khái niệm về chính sách an sinh xã hội

Bài nghiên cứu về ‘Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng

và định hướng phát triển’ của Nguyễn Hữu Dũng đã chỉ rõ, chính sách an sinh xã hội

có nội dung rất rộng và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển của nhậnthức và thực tiễn xã hội của một xã hội toàn cầu luôn biến đổi và tiến hóa khôngngừng Phát triển hệ thống an sinh xã hội là tạo ra một mạng lưới an toàn gồm nhiềutầng và linh hoạt cho mọi thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc

bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi

là những “rủi ro xã hội” an sinh xã hội dựa trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và thựchiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biệnpháp khác nhau

Trang 10

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG CÁC THỜI KỲ

DỊCH COVID – 19

2.1 Mục đích các chính sách an sinh xã hội

Theo ‘Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển’ của Nguyễn Hữu Dũng, An sinh xã hội là nhằm thực hiện quyền cơ

bản của con người, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, góp phần xây dựng một

xã hội hài hòa, đồng thuận, không có sự loại trừ và phát triển bền vững

Mục tiêu của an sinh xã hội là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những “rủi ro xã hội” Để tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, có thể thực hiện bảo đảm an sinh cho mọi tầng lớp dân cư, an sinh xã hội dựa trên

nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm và tiến hành thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau

2.2 Thực trạng về hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam

Cho đến hiện tại, Việt Nam chưa có một hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh, do

đó, Nhà nước đã ban hành trên 50 loại chính sách về an sinh xã hội (do ngành Laođộng - thương binh và xã hội quản lý) liên quan đến các đối tượng khác nhau, từngbước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Các chínhsách này được phân loại theo các cấu phần (trụ cột) của hệ thống an sinh xã hội màViệt Nam theo đuổi, cụ thể:

2.2.1 Thị trường lao động

Có thể nói, chính sách thị trường lao động là một trong những yếu tố quantrọng của hệ thống an sinh xã hội Cho đến nay, hệ thống chính sách thị trường laođộng được xây dựng và ban hành tương đối đồng bộ, phù hợp với kinh tế thị trường

và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO

Trang 11

Hình 2.1 Phân loại lao động theo một số đặc điểm ở Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2015)

Trong chính sách thị trường lao động, điều cơ bản nhất là phát triển sản xuất, tạo thêmnhiều chỗ việc làm mới Trong những năm qua, với sự ra đời của Luật Đất đai, LuậtDoanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã…đãgóp phần tạo cơ sở pháp lý và môi trường thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp,nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình và hợp tác

xã phát triển mạnh Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhànước, Việt Nam đã tiến hành sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếutheo hướng cổ phần hoá, thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động đa ngành,

đa lĩnh vực, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất Đó là những chính sáchquan trọng, quyết định đối với tạo việc làm cho lao động xã hội

2.2.2 Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

BHXH, BHYT là trụ cốt cơ bản nhất của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.Năm 1961, Điều lệ Bảo hiểm xã hội đầu tiên được ban hành kèm theo Nghịđịnh số 218/CP để áp dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước và lực lượng vũtrang Năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 236/HĐBT về bảo hiểm

xã hội Năm 1995, Chương XII của Bộ Luật Lao động quy định những nguyên tắcchung nhất về BHXH Năm 2003, Nghị định 01/2003/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một

số điều của Điều lệ BHXH, trong đó mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với lao

Trang 12

thông qua năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã mở rộng thêm BHXH tựnguyện (áp dụng từ ngày 1/1/2008) với 2 chế độ là hưu trí và tử tuất đối với đối tượngkhông thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (áp dụng từ ngày1/1/2009) đối với đối tượng của hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra chỉ tiêuquan trọng là tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số Tính đến hiện tại, nhiềuđịa phương đã đạt mục tiêu trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), một sốtỉnh đã chạm ngưỡng gần 90% Như vậy, mục tiêu tới cuối năm 2020 có 90,7% dân sốtham gia bảo hiểm y tế toàn quốc của chúng ta đã hoàn thành 5 năm qua, BHYT thực

sự là điểm tựa sức khỏe không chỉ với người nghèo mà còn cả với những người có thunhập từ khá trở lên

Hình 2.2 Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam qua các năm

Nguồn : Báo điện tử đài truyền hình Việt Nam

2.2.3 Về trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội, bao gồm trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên, là trụ cộtquan trọng của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, được Nhà nước rất quan tâm và đãban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật nhằm trợ giúp đối tượng như: Nghị định05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với các đối tượngchính sách xã hội; Pháp lệnh Người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998(hiện nay đang xây dựng luật về người khuyết tật); Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày10/7/1999 hướng dẫn và quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh người tàn tật;

Trang 13

Pháp Lệnh người cao tuổi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày28/4/2000 và đến năm 2009 nâng lên thành Luật Người cao tuổi; Quốc hội, ngày15/6/2004 đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Đặc biệt, Nghịđịnh số 67/2007/NĐ-CP (năm 2010 bổ sung bằng Nghị định số 13/2010/NĐ-CP) vàNghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chế độ trợ giúp xã hội vàquy định tiêu chuẩn thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Các chính sách trên được nhân dânđồng tình, đang đi vào cuộc sống và góp phần quan trọng ổn định đời sống, tạo điềukiện và cơ hội cho đối tượng hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

2.3 Các chính sách an sinh xã hội trong Đại dịch Covid – 19

Từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh,gây nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đãban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tổng thể nhằm kịp thời ứng phó vớidịch bệnh; trong đó nhấn mạnh đến việc quán triệt, thực hiện tốt phương châm tuânthủ 5K + vaccine điều trị y tế + ứng dụng công nghệ thông tin + ý thức của người dân

hệ thống an sinh xã hội

Nổi bật trong lĩnh vực an sinh xã hội phải kể đến việc ban hành và tổ chức thựchiện 3 gói hỗ trợ an sinh xã hội khẩn cấp với nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanhnghiệp, người lao động

Cụ thể, ngày 9/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghịquyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khókhăn do đại dịch COVID-19

Ngày 1/7/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chínhsách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịchCOVID-19

Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách

hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch

COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Trang 14

2.3.1 Nguồn ngân sách và mục tiêu chính sách

(1) Chính sách được Chính phủ ban hành ngày 9/4/2020

a) Nguồn ngân sách:

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sáchtrung ương trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện Ngân sách trung ương hỗ trợ cácđịa phương còn lại theo nguyên tắc:

 70% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miềnnúi, Tây Nguyên

 50% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa

tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên)

 30% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thànhphố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới50%

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiệntheo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này

b) Mục tiêu chính sách:

 Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn,không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗtrợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ

xã hội trong thời gian có dịch

 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn, giúp các doanh nghiệp có thể duy trìđược tình trạng sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh đang diễn ra phức tạp

(2) Chính sách được Chính phủ ban hành ngày 1/7/2021

a) Nguồn ngân sách:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:

 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miềnnúi, Tây Nguyên

 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa

tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên)

Trang 15

 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thànhphố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương cònlại.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dựphòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tàichính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc,chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này

b) Mục tiêu chính sách:

Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;tạm dừng đóngvào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợngười lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày1/5/2021 đến hết 31/12/2021; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao độngchấm dứt hợp đồng lao động; chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn đốivới F0 và F1; hỗ trợ một lần 3.710.000đ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ,hướng dẫn viên du lịch; hỗ trợ hộ kinh doanh 3.000.000đ/hộ từ ngày 1/5/2021 đến hết31/12/2021; hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợđối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đốitượng đặc thù khác

(3) Chính sách được Chính phủ ban hành ngày 24/9/2021

c) Nguồn ngân sách: Khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

 Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho ngườilao động và sử dụng người lao động

Trang 16

2.3.2 Kết quả các chính sách

Tại buổi hội thảo, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tintổng quan về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụnglao động ở khu vực Nam Bộ gặp khó khăn do dịch Covid-19 Theo đó, các chính sách

hỗ trợ gồm có: Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 và Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021

và Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021

Đối với Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020, 19 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đãgiải ngân 3.272 tỷ đồng (số liệu của Kho bạc Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 27-5-2021) để hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng,đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo; nhóm lao động có giao kết hợpđồng lao động và hộ kinh doanh

Kết quả của chính sách hỗ trợ thuộc Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, tổngkinh phí hỗ trợ của 19 tỉnh, thành phố chiếm 78,4% tổng kinh phí hỗ trợ của toàn quốc(toàn quốc đã chi 42.397 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 36,8 triệu lượt đối tượng) Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội đánh giá, vùng Nam Bộ có tổng kinh phí hỗ trợ khá cao

do năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 vùng này diễn ra phức tạp

Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 đã đến được với hơn 6 triệu người lao động

ở khu vực Nam Bộ, chiếm 46,7% so với cả nước, tổng số tiền hỗ trợ là 2.660 tỷ đồng

Có 139.270 đơn vị (người sử dụng lao động, chiếm 40% so với cả nước) được hỗ trợgiảm đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương ứng với 5,2 triệu người lao động được giảmđóng đến hết ngày 31/3/2022 là 336.828 tỷ đồng

Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, đại biểu các tỉnh, thành như: Trà Vinh, SócTrăng có phát biểu đặc biệt quan tâm đến chính sách thứ 3 trong Nghị quyết 68 là

“chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động” gần như không thựchiện được Do các quy định hiện nay trong đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập

2.3.3 Hạn chế các chính sách

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã góp phầngiảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, thực hiện “mục tiêu kép”: vừa khốngchế, ngăn chặn đại dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống và an toàn

Trang 17

cho người dân Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, hệ thống ansinh xã hội của cũng bộc lộ không ít hạn chế, bất cập Do đó, tăng cường việc hoànthiện, tổ chức thực hiện hệ thống an sinh xã hội nhằm thích ứng linh hoạt và hiệu quảtrong và sau đại dịch COVID-19 là một đòi hỏi bức thiết; có ý nghĩa quyết định đếnvấn đề kiểm soát đại dịch.

Một là, quy mô của các gói hỗ trợ an sinh còn nhỏ

Có khoảng cách khá xa so với nhu cầu của xã hội mặc dù mức trợ cấp tại buổihội thảo, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin tổng quan về tìnhhình thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động ở khu vựcNam Bộ gặp khó khăn do dịch Covid-19 Theo đó, các chính sách hỗ trợ gồm có:Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 và Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 và Nghị quyết116/NQ-CP năm 2021

Đối với Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020, 19 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đãgiải ngân 3.272 tỷ đồng (số liệu của Kho bạc Nhà nước Việt Nam tính đến ngày 27-5-2021) để hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng,đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo; nhóm lao động có giao kết hợpđồng lao động và hộ kinh doanh

Kết quả của chính sách hỗ trợ thuộc Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, tổngkinh phí hỗ trợ của 19 tỉnh, thành phố chiếm 78,4% tổng kinh phí hỗ trợ của toàn quốc(toàn quốc đã chi 42.397 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 36,8 triệu lượt đối tượng) Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội đánh giá, vùng Nam Bộ có tổng kinh phí hỗ trợ khá cao

do năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 vùng này diễn ra phức tạp

Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 đã đến được với hơn 6 triệu người lao động

ở khu vực Nam Bộ, chiếm 46,7% so với cả nước, tổng số tiền hỗ trợ là 2.660 tỷ đồng

Có 139.270 đơn vị (người sử dụng lao động, chiếm 40% so với cả nước) được hỗ trợgiảm đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương ứng với 5,2 triệu người lao động được giảmđóng đến hết ngày 31/3/2022 là 336.828 tỷ đồng

Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, đại biểu các tỉnh, thành như: Trà Vinh, SócTrăng có phát biểu đặc biệt quan tâm đến chính sách thứ 3 trong Nghị quyết 68 là

“chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động” gần như không thựchiện được Do các quy định hiện nay trong đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập

Trang 18

Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựavào ngân sách công, với diện che phủ thấp và mức hỗ trợ có hạn Các địa phươngchưa chủ động trong kinh phí hỗ trợ; cơ chế phân bổ ngân sách giữa Trung ương vàđịa phương đã cải thiện nhưng vẫn sẽ tạo gánh nặng cho địa phương trong quá trìnhthực hiện, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo

Hai là, chưa xác định rõ đối tượng cần được hỗ trợ

Đối tượng hỗ trợ rộng, thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, yêu cầu trong thời gianngắn cần phải ban hành chính sách, nên quá trình đánh giá tác động và lấy ý kiến góp

ý chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn dẫn đến dự báo chưa chính xác phạm vi và mức

độ tác động; do nguồn lực hạn chế cho nên khi thiết kế mức hỗ trợ còn khá thấp; yêucầu về trình tự thủ tục còn phức tạp, điều kiện được hỗ trợ khá chặt chẽ Quá trình tổchức thực hiện, do giãn cách, nhiều địa phương gặp khó khăn trong xác định đốitượng và thực hiện chi trả, nhất là với đối tượng lao động tự do

Ba là, thông tin thống kê còn chưa hoàn thiện

Việc thống kê, thu thập thông tin chính xác về tình trạng của lao động trong khuvực phi chính thức, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị gặp nhiều khó khăn Cáclao động phi chính thức, lao động làm nghề tự do không có hợp đồng do chưa phải làđối tượng ưu tiên nên hầu hết không nhận được hỗ trợ Bên cạnh đó, sự gia tăng số hộchính sách, hộ nghèo, người lao động bị chấm dứt hợp đồng do COVID-19 Do đókhông thể ứng phó và ứng phó kịp thời với những tác động bất lợi của đại dịch đếnviệc làm, thu nhập, sinh kế và thậm chí tính mạng, cuộc sống

Bốn là, quy trình thực hiện còn chưa linh hoạt

Mặc dù quy trình thủ tục hành chính theo Nghị quyết 68/NQ-CP so với Nghịquyết 426/NQ-CP đã được rút ngắn, tuy nhiên vẫn còn những rào cản tiếp cận chínhsách Nhìn chung phản ứng chậm chạp, thủ tục hành chính rườm rà, xa thực tế, thiếulinh hoạt trong khâu thực hiện chính sách an sinh Thiếu sự phân tách giữa quản lý nhànước và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội

Trang 19

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 62.000 TỶ TRONG

3.1.1 Đối tượng liên quan

Đối tượng cung cấp chính sách:

- Người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động

- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạmngừng kinh doanh

 Người lao động

- Người có công, người nhận bảo trợ xã hội

- Người thuộc hộ nghèo và cận nghèo

Trang 20

- Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉkhông lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưngkhông đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nhận xét

Người thuộc hộ nghèo và cận nghèo phải là đối tượng được ưu tiên nhận hỗ trợhàng đầu Vì ngay cả khi không bị tác động bởi đại dịch thì họ cũng rất cần các gói ansinh xã hội của chính phủ để hỗ trợ về kinh tế và sinh hoạt thì khi có tác động của dịchbệnh thì việc hỗ trợ họ lại càng cấp thiết

Đối với người có công với cách mạng và người nhận bảo trợ xã hội đanghưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tương tự như nhóm người hộ nghèo, kinh tế củanhóm đối tượng này phần lớn khó có thể được đảm bảo đủ mức sống Bên cạnh đó, hỗtrợ họ còn tăng cường tính ý nghĩa của gói an sinh, đề cao sự quan tâm của Nhà nướcđối với những gia đình có người có công với Tổ quốc

Doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để phát triển và ổn định kinh tế nên, việc

họ bị tác động nặng bởi dịch bệnh cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế quốc gia

Do đó, việc cung cấp các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp là cấp bách để khôi phục chuỗicung ứng sản xuất, kích thích sản xuất, thu hút nguồn lao động nhập cư quay trở lạicác địa phương như Bình Dương, TP Hồ Chí Minh,… cũng như Đông Nam Bộ nóichung

Đối với nhóm đối tượng là người lao động, họ chủ yếu là lao động tự do, laođộng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp họ là mới tham gia thị trườnglao động hoặc làm công việc giản đơn, có thu nhập không ổn định…, đây là nhóm đốitượng đông đảo trong các thành phố lớn, do nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh bênngoài Họ là những người chịu tác động nặng nề nhất do không nằm trong diện bảo trợ

xã hội, thiếu nguồn trợ cấp từ các quỹ bảo hiểm xã hội, vì vậy cần sự quan tâm đặcbiệt trong việc đề ra chính sách

3.1.2 Bối cảnh chính sách

Kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona bùngphát lần đầu tiên trên thế giới vào cuối tháng 12 năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19

Trang 21

không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng y tế mà còn một cuộc khủng hoảng kinh tế,

xã hội nghiêm trọng chưa từng có, tạo ra một bước ngoặt lớn trong đời sống của mọingười dân Việt Nam Trong đó, doanh nghiệp và người lao động là hai đối tượng bịảnh hưởng nặng nề nhất khi các doanh nghiệp phải chật vật, khó khăn trong việc duytrì hoạt động kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến sựphát triển kinh tế đất nước

3.1.3 Nguyên nhân đề ra chính sách

Đối mặt với các khó khăn mà dịch bệnh Covid-19 mang đến, chính phủ phải thực hiện và mở rộng hơn các gói an sinh xã hội nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống cho người lao động nói riêng và toàn bộ ngườidân nói chung trong bối cảnh đại dịch bệnh Covid-19 làm xáo trộn toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, với phương châm không ai bị bỏ lại phía sau Vì lý do trên, nhằm san sẻ khó khăn mà người dân và doanh nghiệp gặp phải, chính sách hỗ trợ62.000 tỷ đã được chính phủ phê duyệt và triển khai thông qua Nghị quyết 42NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg

3.2 Kết quả chính sách dự kiến

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng là một bộ phận trong tổng hệ thống chính sách an sinh xã hội của nhà nước để xoa dịu nhân dân, ổn định nền kinh tế và khôi phục nền sản xuất quốc gia trong giai đoạn đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn

bộ đời sống kinh tế, xã hội

Là một chính sách an sinh xã hội, quyết định ban hành chính sách trên của Chính phủ sẽ tác động trực tiếp đến cục diện đời sống xã hội của khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 Do đó, gói hỗ trợ 62.000 tỷ theo đuổi những mục tiêu chung như sau:

3.2.1 Mục tiêu kinh tế

Khôi phục nền kinh tế

Kể từ khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên tại Trung Quốc đến nay, đại dịch Covid-19 không ngừng có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể

Trang 22

mới, cản trở đà phục hồi của toàn bộ nền kinh tế thế giới Ở trong nước, tình hình dịchbệnh kéo dài đã ảnh hưởng cả ở trong ngắn hạn, trung và dài hạn đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Do đó, phục hồi và ổn định nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 là mục tiêu được Chính phủ đặt lên hàng đầu.

Điều tiết sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có thể xem là các nhân tố trọng yếu trong phát triển nền kinh tế đất nước Dưới tác động của covid-19, hệ thống doanh nghiệp trong nước đã bị tác động nặng nề trong quá trong sản xuất và kinh doanh Vì vậy, để

có thể khôi phục kinh tế đất thì việc chính phủ hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động trong thời điểm dịch bệnh Bên cạnh đó, điều tiết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động trong nước

Đảm bảo việc làm cho người lao động

Thời gian vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tiến hành tạm dừng hoạt động, làm việc luân phiên, cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tệ hơn nữa là tuyên

bố phá sản dẫn đến người lao động buộc phải tạm hoãn công việc, ngừng việc không hưởng lương, thậm chí mất việc làm Việc này không chỉ gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế quốc dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi gia đình Do đó hơn lúc nào hết, đảm bảo việc làm bền vững luôn là một vấn đề cấp bách và thiết thực ở Việt Nam

3.2.2 Mục tiêu xã hội

Đẩy lùi đại dịch

Tình hình dịch bệnh thế giới nói chung và trong nước nói riêng vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường Phòng dịch vẫn là mục tiêu cơ bản nhất, mang tính chiến lược về lâu về dài; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, kể cả đối với những khu vực đã khống chế được dịch bệnh

Ổn định xã hội

Đại dịch Covid-19 xuất hiện không chỉ gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế mà cònlàm xáo trộn trật tự toàn xã hội Để có thể củng cố và nâng cao nhận thức về khống

Trang 23

chế dịch bệnh một cách tuyệt đối là vô cùng khó khăn Vì vậy, mục tiêu ổn định xã hộiđóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác đẩy lùi dịch bệnh Xã hội có ổn định thì đất nước mới bình yên, chỉ như vậy mới mau chóng vực dậy được nền kinh tế.

Tăng cường niềm tin của nhân dân vào nhà nước

Khi mà những thông tin sai lệch, những tin đồn không chính thống vẫn còn trànlan trên khắp các trang thông tin đại chúng; tạo ra sự phản đối, bức xúc và nghi hoặc không đáng có đối với bộ máy nhà nước thì sự xuất hiện của gói hỗ trợ 62.000 tỷ đã trực tiếp bác bỏ những tin đồn thất thiệt trên Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ không chỉ là nguồn động viên lớn lao mà còn là một lời khẳng định, một sự củng

cố niềm tin của nhà nước đối với nhân dân

Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội

Công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh của nước ta luôn đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết Giữ vững tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau, sự banhành kịp thời chính sách an sinh xã hội trên vừa bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của nhà nước đến nhân dân, vừa chứng minh được năng lực lãnh đạo của chính quyền địa phương; các bộ, ban ngành trong xã hội; từ đó quy trình quản lý xã hội ngày càng được hoàn thiện

3.2.3 Ngân sách dự kiến

Trước làn sóng phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã nhanh chóng banhành và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịchCovid-19 Cụ thể là Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 42 NQ-CP ngày9/4/2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷđồng cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Với Nghị quyết 42 vềcác giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-

19 với quy mô gần 62 nghìn tỷ đồng với 3 nội dung chính: hỗ trợ tiền mặt trực tiếpcho người lao động, hỗ trợ gián tiếp thông qua việc tái cấp vốn của Ngân hàng Chínhsách xã hội và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và duy trì việc làm chongười lao động

Các đối tượng thụ hưởng sẽ được chi hỗ trợ một lần trong ba tháng để có thể

Trang 24

khoảng 20 triệu người thuộc 7 nhóm đối tượng khác nhau sẽ được thụ hưởng các mức

hỗ trợ và điều kiện đi kèm tương ứng khác nhau Cụ thể như sau:

1 Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận thựchiện tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ một thángtrở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không códoanh thu hoặc không có nguồn lực tài chính để trả lương thì được hỗ trợ vớimức 1.800.000 đồng/người/tháng Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạmhoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùytheo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01/04/2020 và không quá

3 tháng

2 Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50%lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Laođộng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vaykhông có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từngngười lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá ba tháng vớilãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trảphần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc

3 Hộ doanh thu cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạmngừng kinh doanh từ ngày 01/04/2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/thángtheo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế diễn biến dịch nhưng không quá batháng

4 Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưngkhông đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giaokết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/thángtheo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế diễn biến dịch nhưng không quá batháng Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020

5 Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗtrợ thêm 500.000 đồng/người/tháng Thời gian áp dụng là ba tháng, từ tháng 4đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần

Trang 25

6 Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợthêm 500.000 đồng/người/tháng Thời gian áp dụng là ba tháng, từ tháng 4 đếntháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

7 Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày31/12/2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng Thời gian áp dụng là batháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần

Hình 3.1 Tóm tắt đối tượng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Phân loại lao động theo một số đặc điểm ở Việt Nam - tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam
Hình 2.1. Phân loại lao động theo một số đặc điểm ở Việt Nam (Trang 11)
Hình 2.2. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam qua các năm - tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam
Hình 2.2. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam qua các năm (Trang 12)
Hình 3.1. Tóm tắt đối tượng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ - tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam
Hình 3.1. Tóm tắt đối tượng nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ (Trang 25)
Hình 3.2. Tóm tắt nguồn vốn hỗ trợ - tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam
Hình 3.2. Tóm tắt nguồn vốn hỗ trợ (Trang 26)
Hình 3.3. Thống kê hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19 - tiểu luận phân tích chính sách an sinh xã hội giai đoạn dịch bệnh covid 19 tại việt nam
Hình 3.3. Thống kê hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19 (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w