1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu Luận Đồng Euro Và Các Khủng Hoảng Nợ Công Châu Âu.pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

Khu vực tiền tệ tối ưu là lãnh thổ bao gồm những nước cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp để sử dụng một loại tiền thống nhất hoặc chung những khả năng để thiết lập một mức gi

Trang 2

MỤC LỤC

1 Khu vực tiền tệ tối ưu

1.1 Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu

1.2 Nguồn gốc và sự phát triển

1.3 4 tiêu chí thiết lập khu vực tiền tệ tối ưu

2 Euro - đồng tiền chung Châu Âu

2.1 Lợi ích của sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu

2.2 Bất cập của đồng tiền chung Châu Âu

3 Đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

3.1 Diễn biến

3.2 Nguyên nhân

3.3 Tác động

3.4 Giải pháp

3.5 Bài học rút ra

4 Mối liên hệ giữa liên minh tiền tệ và dòng chảy thương mại giữa các quốc gia trong khu vực

4.1 Mối liên hệ chặt chẽ giữa liên minh tiền tệ và dòng chảy thương mại giữa các khu vực tiền tệ tối ưu

4.2 Tác động của đồng tiền chung Châu Âu đến thương mại giữa các quốc gia trong EU

5 Kết luận

Trang 3

1 Khu vực tiền tệ tối ưu

1.1 Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu

Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu đưa ra khái niệm về khu vực tiền tệ tối ưu và

các tiêu chí để đánh giá các điều kiện về hội nhập tiền tệ Lý thuyết này thiết lập một số tiêu chí cho một khu vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một Khu vực tiền

tệ tối ưu

Khu vực tiền tệ tối ưu là lãnh thổ bao gồm những nước cùng chung những điều

kiện, khả năng thích hợp để sử dụng một loại tiền thống nhất hoặc chung những khả năng

để thiết lập một mức giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình

1.2 Nguồn gốc và sự phát triển

Đã có nhiều quan điểm tranh luận khác nhau trước khi lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu ra đời, tập trung vào việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái

Luận điểm kinh tế của Friedman (1953) cho rằng: nếu không có sự linh hoạt về

tiền lương và giá cả thì chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thường đảm bảo mang lại những thành quả kinh tế vĩ mô tốt hơn chế độ tỷ giá cố định Luận điểm này được Friedman đưa

ra khi ông thực hiện nghiên cứu tỷ giá hối đoái linh hoạt cho hầu hết các nước Friedman (1953) ủng hộ tỷ giá hối đoái linh hoạt vì chúng được coi như là một phương tiện tốt hơn

để hấp thụ những cú sốc ngoại sinh

Tám năm sau, Mundell (1961) xuất bản bài viết về Lý thuyết khu vực tiền tệ tối

ưu, trong đó xác định OCA là một khu vực có các yếu tố sản xuất bên trong biến đổi (bao gồm cả biến đổi trong khu vực và trong nền công nghiệp) và linh hoạt hoá các yếu tố sản xuất bên ngoài Mundell sử dụng từ “tối ưu” để ám chỉ một chế độ mà liên minh tiền tệ duy trì được cân bằng kinh tế bên trong và bên ngoài ở một khu vực cụ thể Từ “khu vực” không phải là một khu vực địa lý mà hàm ý một khu vực chịu tác động đồng đều bởi những thay đổi Theo định nghĩa, một khu vực chỉ sự hội nhập của các quốc gia, vì vậy, một quốc gia đơn thuần không thể gọi là khu vực Những kết luận của học thuyết này phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ của Keynes (Grubel, 2002)

Từ sau nghiên cứu đột phá của Mundell (1961), Lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu

đã trở thành một lý thuyết chính để:

+ Đánh giá khả năng tồn tại của một khu vực tiền tệ chung cho một nhóm nước

Trang 4

+ Chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho một quốc gia cụ thể

(Trong một khu vực tiền tệ tối ưu đó, các quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiền

do một cơ quan tiền tệ duy nhất quản lý và đồng tiền đó cần được thả nổi với đồng tiền của các khu vực tiền tệ tối ưu khác.)

Sau Mundell (1961), nhiều tác giả khác đã đóng góp thêm những phát triển cho lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu:

Trên phương diện lý thuyết, các tác giả đã đề xuất thêm một số tiêu chí cho Khu

vực tiền tệ tối ưu và xây dựng mô hình để minh họa cho lý thuyết này

Trên phương diện thực nghiệm, các tác giả đã vận dụng lý thuyết Khu vực tiền

tệ tối ưu cho châu Âu và Đông Á để đánh giá khả năng tồn tại của một đồng tiền chung trong các khu vực hay các hình thức tỷ giá hối đoái khác cho từng nước hay nhóm nước trong khu vực

1.3 4 tiêu chí thiết lập khu vực tiền tệ tối ưu

Lưu chuyển lao động tự do trên toàn khu vực: Giảm bớt sự di chuyển lao động bao

gồm giảm bớt các rào cản hành chính (đi lại miễn thị thực), các rào cản văn hóa (ngôn ngữ khác nhau) và các rào cản thể chế (hạn chế chuyển tiền lương hưu hoặc phúc lợi của chính phủ)

Sự lưu động của vốn và sự linh hoạt của giá cả và tiền lương: vốn và lao động sẽ

luân chuyển giữa các quốc gia trong Khu vực tiền tệ tối ưu theo các lực lượng cung và cầu thị trường để loại bỏ sự mất cân bằng thương mại khu vực

Cơ chế chia sẻ rủi ro tiền tệ hoặc tài chính để chia sẻ rủi ro giữa các quốc gia

trong OCA Điều này đòi hỏi phải chuyển tiền đến các khu vực đang gặp khó khăn về kinh tế từ các quốc gia có thặng dư Đây là một vấn đề chính trị nan giải, vì những vùng giàu có trong khu vực có thể không muốn phân phối thặng dư của cải của họ cho những nơi đang thiếu

Chu kì kinh doanh tương tự: những biến động theo chu kỳ có tính đồng bộ hoặc ít

nhất là có mối tương quan cao giữa các quốc gia trong OCA

2 Euro - đồng tiền chung Châu Âu

Trong bối cảnh hợp nhất châu lục và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, việc sử dụng đồng tiền chung Châu Âu đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo ra sự kết

Trang 5

nối và sự thống nhất giữa các quốc gia Đồng tiền chung này không chỉ là một phương tiện thanh toán thông thường, mà nó còn mang ý nghĩa hợp nhất và thể hiện tính cộng đồng của Châu Âu

Đồng tiền chung được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu chính là “Euro” (viết tắt là EUR) Đây là đơn vị tiền tệ chung cho một phần lớn các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) Đồng Euro đã được ra mắt vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 như một tiền tệ điện tử và chuyển đổi, sau đó được đưa vào lưu thông rộng rãi vào ngày 1 tháng 1 năm 2002 Quá trình chuyển đổi và sử dụng đồng tiền Euro đã giúp giảm bớt sự rắc rối trong việc giao dịch với các quốc gia thành viên khác nhau

Có 19 quốc gia đang sử dụng đồng tiền chung Euro này, trong đó bao gồm các nước như Đức, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha,

2.1 Lợi ích của sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu

Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu, hay còn gọi là “Euro”, không chỉ đơn thuần là một biện pháp thay thế cho các đơn vị tiền tệ cục bộ, mà còn mang trong mình mục tiêu cao cả hơn về sự thống nhất và hợp nhất kinh tế và tài chính Việc sử dụng chung đồng tiền này đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong cách các quốc gia châu Âu tương tác với nhau và với thế giới bên ngoài

đồng tiền chung Châu Âu là tạo ra một thị trường chung mạnh mẽ hơn Việc sử dụng chung tiền tệ giúp loại bỏ các rào cản tài chính như phí chuyển đổi tiền tệ và biến đổi tỷ giá hối đoái Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và đầu

tư giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và tăng cường sự cạnh tranh

phải đối mặt với rủi ro về biến đổi tỷ giá hối đoái khi thực hiện các giao dịch quốc tế Việc tỷ giá hối đoái biến đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị giao dịch và lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng cách sử dụng đồng Euro, các quốc gia đã giảm thiểu rủi ro này

và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn

thương mại và kinh tế giữa các quốc gia thành viên Điều này giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn, tăng cường khả năng kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Trang 6

- Thúc đẩy đầu tư và phát triển: Việc sử dụng đồng tiền chung tạo ra một môi trường ổn định và hấp dẫn cho việc đầu tư và phát triển Các nhà đầu tư có độ tin cậy cao hơn về sự ổn định tài chính và giảm thiểu rủi ro về biến đổi tỷ giá, từ đó thúc đẩy sự đầu

tư vào các dự án kinh tế và cơ hội kinh doanh

kết xã hội và chính trị giữa các quốc gia thành viên Điều này tạo ra một tinh thần cộng đồng và sự đoàn kết trong việc giải quyết các vấn đề chung, từ vấn đề tài chính đến các thách thức xã hội

2.2 Bất cập của đồng tiền chung Châu Âu

Mặc dù việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy thị trường chung và tạo sự thống nhất tài chính, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số bất cập và thách thức

phát triển kinh tế Những quốc gia có nền kinh tế mạnh như Đức có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tài chính của toàn khu vực Sự khác biệt về cường độ cạnh tranh, năng suất lao động và sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp cũng có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc sử dụng đồng Euro

khả năng tự do điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình để đáp ứng các tình hình kinh tế cục bộ Chính sách tiền tệ của Liên minh Châu Âu (ECB) phải áp dụng cho cả khu vực Euro, không phản ánh chính xác từng quốc gia Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho các quốc gia có tình hình kinh tế không tương xứng

khó khăn về tài chính, không còn khả năng thay đổi tỷ giá hoặc in tiền để giải quyết vấn

đề Điều này có thể gây ra sự bất ổn tài chính trong khu vực và tạo ra nguy cơ ảnh hưởng tới sự ổn định của toàn hệ thống tiền tệ

dụng đồng Euro đã đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu sự chuẩn bị cần thiết Việc thiết lập hạ tầng tài chính, hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền không được triển khai một cách hiệu quả, gây ra nhiều rắc rối trong quá trình chuyển đổi

Trang 7

- Rủi ro mất quyền kiểm soát tài chính: Các quốc gia sử dụng đồng Euro phải tuân thủ các quy tắc và chính sách được quyết định tại cấp Liên minh Châu Âu Điều này có nghĩa rằng họ mất đi một phần quyền kiểm soát tài chính của mình và phụ thuộc vào quyết định tại cấp trên

thuế của mỗi quốc gia Khi một quốc gia có tình hình kinh tế tốt hơn, điều này có thể tạo

ra áp lực để giảm thuế và làm tăng sự cạnh tranh thuế giữa các quốc gia khác

đồng Euro có thể tạo ra tình trạng tăng giá các mặt hàng cơ bản, đặc biệt đối với các quốc gia có mức giá thấp hơn trước khi chuyển đổi

Mặc dù sử dụng đồng tiền chung châu Âu mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thời gặp phải một số bất cập và thách thức Để giải quyết những vấn đề trên, các quốc gia châu Âu cần có sự hợp tác và điều chỉnh linh hoạt trong việc quản lý tiền tệ và tài chính chung

3 Đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

Từ đầu thập kỷ 2010, một số quốc gia trong khu vực Euro đã phải đối mặt với vấn

đề nợ công nghiêm trọng, gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu Các quốc gia như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý đều gặp khó khăn với nợ công lớn, thiếu hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế chậm chạp; phần lớn liên quan đến đồng Euro và những vấn đề của hệ thống tài chính ngân hàng của Châu Âu

3.1 Diễn biến

Trên thực tế, trước năm 2008 đã tồn tại vấn đề chênh lệch nợ công lớn giữa các quốc gia thuộc khối Eurozone, khi Hy Lạp, Italia thường xuyên có mức nợ công trên 100% GDP, trong khi có lúc nợ công của Ireland chỉ ở mức 27% GDP và Tây Ban Nha thường chỉ ở mức 50% GDP Nhiều khoản nợ xấu của các nước trong khu vực Eurozone

đã được đẩy lên cao do đầu cơ bất động sản bằng nhiều khoản vay thế chấp tài sản đảm bảo dưới chuẩn Đặc biệt, Chính phủ Hy Lạp đã giấu diếm nhiều khoản nợ công sau khi vung tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Olympic Athen năm 2004

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu khởi đầu từ Mỹ vào năm 2008,

nợ công các nước thành viên EU đều tăng đáng kể, hầu hết đều vượt quá ngưỡng quy định (60%) của khối, trong đó, điển hình là Italia và Hy Lạp đều có mức nợ công lần lượt

Trang 8

lên tới 112,5% và 126,7% GDP năm 2009 Khi lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% vào tháng 7/2010, thế giới nhận ra rằng Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ, đây chính là dấu hiệu khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại EU

Khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland và các quốc gia khác trong khu vực Eurozone Giai đoạn 2010-2015, diễn biến nợ công của khu vực Eurozone ngày càng xấu đi, khi mức nợ công chung tăng từ 65% GDP năm 2007 lên 91,6% GDP năm 2013 và ngân sách các nước liên tục trong tình trạng thâm hụt vượt quá mức giới hạn 3% mà EU quy định

Đến năm 2011, khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã trở thành nguy cơ

có ảnh hưởng nghiêm trọng lớn nhất đến thế giới, khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia

và Ireland tiếp bước Hy Lạp lâm vào tình trạng sắp phá sản Theo thống kê của Eurostat, tính đến cuối năm 2014, nợ công ở khu vực Eurozone lên tới 91,9% GDP, mức cao nhất

kể từ khi đồng Euro được lưu hành từ năm 1999 Năm 2014, chi tiêu công của các nước trong Eurozone tương đương 49% GDP, trong khi thu ngân sách chỉ đạt 46,6% GDP

Nợ công tăng khiến các đường phố châu Âu "dậy sóng" bởi các cuộc biểu tình, đình công để phản đối tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, cắt giảm an sinh xã hội "Cơn lốc" khủng hoảng nợ công đã cuốn trôi hàng nghìn tỷ USD và làm sụp đổ hệ thống chính trị của nhiều nước với sự ra đi của hàng loạt các chính trị gia

3.2 Nguyên nhân

Đầu tiên, là việc Ngân hàng Trung ương châu Âu mới (ECB) đã đưa ra chính sách lãi suất thấp, điều đó đã khuyến khích các chính phủ và doanh nghiệp vay tiền các ngân hàng một cách dễ dàng để phục vụ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, chi tiêu công, dẫn đến việc chi tiêu vượt mức và làm tăng nợ công

Thứ hai, giá trị đồng Euro trở nên đắt lên tương đối so với đồng đô la Mỹ

Thứ ba, là hoạt động làm méo mó thị trường của giới đầu cơ ngoại tệ Thủ tướng

Hy Lạp, Tây Ban Nha và đặc biệt là bà A Markel, Thủ tướng Đức cho rằng, chính các quỹ và giới đầu cơ đã lợi dụng tình hình và làm xấu hơn cuộc khủng hoảng nợ công tại

Hy Lạp và các quốc gia khác khi bán khống đồng Euro để kiếm lời (BusinessWeek, 2011)

Trang 9

Như vậy, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực Eurozone làm cho chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng Điển hình là Hy Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào năm 2001 cho đến khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được công bố trung bình vào khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối Eurozone chỉ là khoảng 2% (2009)

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không

hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra

3.3 Tác động

Đồng Euro trượt giá liên tục: Tác động đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu chính là việc đồng euro liên tục trượt giá so với các đồng tiền khác Điều này gây thiệt hại cho tất cả các quốc gia trong khối Eurozone Các ngân hàng và tổ chức tài chính có nguy cơ phá sản hàng loạt nếu như khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ

Ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển: Sự sụt giá của đồng Euro làm giá trị xuất khẩu của các quốc gia giảm dẫn đến suy giảm kinh tế Theo đánh giá của UNESCAP, nếu như ở khu vực châu Âu thi hành các chính sách tài khóa nghiêm ngặt thì tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 6.5%

Các ngành công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng ở khu vực đồng euro đang phải vật lộn với tình trạng giá cao và tắc nghẽn nguồn cung Tháng trước, giá năng lượng tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái và lạm phát hàng năm đạt 9,1%, tăng so với 8,9% trong tháng 7 (2022)

Đồng thời, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ chỉ thắt chặt chính sách tiền

tệ dần dần và tác động lên tăng trưởng kinh tế có thể sẽ không được như mong đợi Các công ty có nợ phải trả đáng kể cũng có thể gặp khó khăn về thanh khoản, nhưng điều này

sẽ không gây ra tác động hệ thống

Trang 10

Tác động của khủng hoảng nợ công đối với kinh tế Hy Lạp

Thứ nhất, hạ xếp hạng tín dụng Thâm hụt ngân sách triền miên và liên tục vay thêm nợ mới của Hy Lạp trong giai đoạn 2009-2011 đã khiến giới đầu tư quốc tế quan ngại về khả năng thanh toán các khoản nợ này Kết quả là S&P, Moody’s và Fitch liên tục hạ xếp hạng tín dụng của trái phiếu chính phủ nước ngoài, có giai đoạn hạ xuống mức CCC (theo Fitch đây là mức cận kề phá sản) khiến cho việc Chính phủ Hy Lạp vay thêm

nợ mới hết sức khó khăn

Thứ hai, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng Do xếp hạng tín dụng liên tục giảm nên giá trái phiếu chính phủ cũng giảm theo, do vậy để huy động được vốn từ nguồn này buộc Chính phủ Hy Lạp phải liên tục nâng lãi suất của các chứng khoán chính phủ

Thứ ba, cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ Chính phủ đã chủ động cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu và gia tăng nguồn thu chủ động từ thuế, cụ thể là: Tăng các loại thuế, đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ, giảm chi tiêu công (chi tiêu cho giáo dục, quân sự và an sinh

xã hội), tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh, sa thải công chức và giảm chi tiêu y tế

Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm Do Chính phủ Hy Lạp phải áp dụng chính sách tài khóa khắc khổ để tiếp cận được các gói hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế, do vậy việc cắt giảm thâm hụt ngân sách được xem là quan trọng hàng đầu Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ nước này phải tăng thuế và giảm chi tiêu công Khi tăng thuế, môi trường đầu tư kém hấp dẫn, do vậy ở thời kỳ khủng hoảng nợ công này, FDI vào Hy Lạp liên tục giảm, sức hấp dẫn của nền kinh tế cũng giảm đi

Thứ năm, tăng trưởng GDP sụt giảm do nền kinh tế không có đủ động lực về vốn

để gia tăng đầu ra

Thứ sáu, thất nghiệp gia tăng Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ tác động tiêu cực đối với môi trường kinh doanh trong nước làm giảm hoạt động đầu tư, khiến cho công ăn việc làm tạo ra ngày càng ít, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng

3.4 Giải pháp

Các nước EU đã đồng loạt áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng: cắt giảm chi tiêu công, xóa bỏ các khoản trợ cấp, tinh giảm bộ máy công quyền, thay đổi chế độ hưu trí

Thiết lập Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM): tổng số vốn là 750 tỷ EUR với khả năng cho vay thực tế là 500 tỷ EUR

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w