Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của địa phương.. Trong sự phát triển của xã hội hiện đại
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT
KHOA LUẬT
- -
Đơn vị kiến tập:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
Năm học: 2021 - 2022
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp
Mã số sinh viên
: TS Lê Nguyễn Gia Thiện : Nguyễn Phạm Đoàn Lê : K20503C
: K205030819
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập trên, em đã nhận được sự định hướng, hỗ trợ, rất lớn từ thầy, cô giảng viên khoa Luật trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó là sự giúp đỡ ở đơn vị kiến tập tại địa phương – Cơ quan Thanh tra tỉnh Đăk Nông
Em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Nguyễn Gia Thiện - Cố vấn học tập lớp K20503C đã luôn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết trong suốt thời gian thực hiện đề tài báo cáo Cùng với đó, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa, Quý thầy cô trong Khoa
vì đã định hướng và tạo điều kiện giới thiệu tới các đơn vị kiến tập
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Trà My – Chánh Thanh tra tỉnh Đăk Nông vì đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình kiến tập và hoàn thành báo cáo kiến tập
Em xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, ngày 20 tháng 07 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phạm Đoàn Lê
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2
2 MỤC TIÊU KIẾN TẬP 3
3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
3.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết 3
3.2 Phương pháp thu thập số liệu 3
3.3 Phương pháp khảo sát thực tế 4
3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4
4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP 4
5 KẾT QUẢ KIẾN TẬP 4
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ CƠ QUAN THANH TRA TỈNH ĐĂK NÔNG 5
1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Đăk Nông 5
1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.2 Thành tựu đạt được 5
1.2 Tổng quan về Cơ quan Thanh tra Tỉnh Đắk Nông 6
1.2.1 Vị trí và chức năng 6
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 7
1.2.3 Tổ chức nhân sự 8
PHẦN 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 9
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng 9
Trang 42.1.1 Những vấn đề chung về tham nhũng 9
2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tham nhũng 9
2.1.1.2 Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật 10
2.1.2 Những vấn đề chung về phòng, chống tham nhũng 10
2.1.2.1 Khái niệm phòng, chống tham nhũng 10
2.1.2.2 Quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng 10
2.2 Thực tiễn áp dụng công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 14
2.2.1 Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của địa phương 14
2.2.2 Kết quả thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 14
2.2.3 Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị 15
2.3 Đánh giá và kiến nghị cá nhân về thực tiễn áp dụng, kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 16
2.3.1 Ưu điểm 16
2.3.2 Khuyết điểm 16
2.3.3 Kiến nghị 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHỤ LỤC (NHẬT KÝ KIẾN TẬP) 20
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời, Hồ Chủ Tịch từng nói “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con
người, là xâm phạm đến lợi ích chung của nhân dân, tức là kẻ địch của nhân dân”
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật thì một trong những vấn đề luôn được ưu tiên
và quan tâm của Đảng, nhà nước và nhân dân chính là phòng, chống tệ nạn tham
ô, tham nhũng, bòn rút của công, bởi lẽ, đáng lí ra, những nguồn lực được tích góp
từ mồ hôi, công sức của nhân dân ấy phải được dùng để phục vụ cho nhân dân, đất nước, phải được dùng để kiến tạo một Việt Nam mạnh mẽ đi trên con đường Chủ nghĩa xã hội, thì nay lại rơi vào tay của một số bộ phận, cá thể sử dụng nguồn lực
ấy nhằm phục vụ lợi ích, nhu cầu của bản thân
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cơ quan Thanh tra tỉnh có vai trò, chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật, từ đó, có thể thấy rằng, cơ quan Thanh tra tỉnh là một mắt xích quan trọng, góp phần to lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng
Với vị thế là một thành phố trẻ, một tỉnh đang phát triển với điều kiện vật chất
và trình độ dân trí còn nhiều khó khăn và hạn chế, vai trò của pháp luật trong việc phát triển kinh tế, xã hội là vô cùng to lớn, đặc biệt, để thuận lợi đi trên con đường phát triển, điều quan trọng là phải loại bỏ những tiêu cực, tệ nạn làm ảnh hưởng, kìm hãm sự phát triển của tỉnh mà một trong số đó là Tệ nạn tham ô, tham nhũng Chính vì những lí do trên, với vai trò là một sinh viên chuyên ngành Luật Dân
sự, em mong muốn được tìm hiểu những quy định của pháp luật, đặc biệt là hoạt động, phương pháp mà cơ quan Thanh tra Tỉnh Đăk Nông thực hiện nhằm phòng, chống tham nhũng, từ đó đưa ra một số nhận định, đánh giá kiến nghị, với hy vọng rằng sẽ là một hạt nhân đóng góp vào sự nghiệp phát triển, đẩy lùi tệ nạn của địa phương, em đã chọn kiến tập tại cơ quan Thanh tra Tỉnh Đăk Nông và từ đó lựa
Trang 7chọn đề tài: “Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Phòng, Chống Tham
Nhũng Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Địa Bàn Tỉnh Đăk Nông”
Bài báo cáo được xây dựng bằng kiến thức và tìm hiểu của bản thân, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em hy vọng nhận được sự hỗ trợ, góp ý của thầy,
cô nhằm hoàn thiện hơn bản báo cáo kiến tập trên
2 MỤC TIÊU KIẾN TẬP
Lại mượn một câu nói truyền cảm hứng của Hồ Chủ Tịch, “Học phải đi đôi với
hành Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” Với lượng kiến thức nền tảng được trui rèn, tích luỹ qua hai năm học, việc
được thực hiện hoạt động kiến tập chính là cơ hội to lớn để em có thể vận dụng,
áp dụng kiến thức mình có được vào thực tế, từ đó rút ra được kinh nghiệm, bài học, sự khác nhau tương quan giữa lí thuyết và thực tế
Bên cạnh việc được có cơ hội trải nghiệm, cọ xát, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, trong hoạt động kiến tập lần này, em đặt cho bản thân mục tiêu nắm và làm quen với bộ máy hoạt động của cơ quan Thanh tra Tỉnh Đăk Nông nói riêng và bộ máy hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, bởi, việc nắm được cấu trúc
bộ máy của một cơ quan hay cách thức mà cơ quan đó hoạt động sẽ giúp bản thân
em dễ dàng hơn trong việc giải quyết các vấn đề pháp luật có liên quan, cũng như làm quen với môi trường làm việc mà bản thân mình mong muốn được cống hiến
và thử sức sau này
3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết
Thu thập nguồn thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, sách, báo
và các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc kiến tập, từ đó bổ trợ cho việc xây dựng và hoàn thiện nội dung báo cáo kiến tập
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo kết quả quý, 6 tháng đầu năm 2022, các tài liệu có liên quan đến đề tài kiến tập
Trang 83.3 Phương pháp khảo sát thực tế
Qua những hoạt động kiến tập thực tế tại cơ quan Thanh tra Tỉnh Đăk Nông, từ
đó thu thập dữ liệu, các vấn đề thực tế xảy ra tại cơ quan kiến tập, lấy đó làm nguồn
dữ liệu, chất viết bài để xây dựng bản báo cáo kiến tập hoàn thiện và đầy đủ nội dung
3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Từ những thông tin, kiến thức thu thập được,tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp, kết hợp với hệ thống hóa để có một cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu, liên kết và thống nhất toàn bộ các yếu tố thành một kết luận hoàn thiện, đưa ra các yếu tố bất cập và hướng giải quyết của vấn đề nghiên cứu
4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP
- Thời gian bắt đầu: 20/6/2022
- Thời gian hoàn thành: 20/7/2022
- Địa điểm kiến tập: Cơ quan Thanh tra tỉnh Đăk Nông
- Hiểu được hệ thống, tổ chức nhân sự của một cơ quan nhà nước
- Rèn luyện được một số kỹ năng văn phòng chuyên dụng như Microsoft Word, Microsoft Excel
- Hiểu được công tác phòng, chống tham nhũng tại địa bàn Tỉnh Đăk Nông
Trang 9PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ CƠ QUAN THANH TRA TỈNH ĐĂK NÔNG
1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Đăk Nông
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đăk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004, trên nền tảng tách
ra từ 6 huyện ở phía Nam tỉnh Đăk Lăk Toàn tỉnh có 1 thành phố và 7 huyện trực thuộc với tổng diện tích 6.509,27 km²
Tỉnh Đăk Nông có vị trí địa lý:
- Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía nam giáp tỉnh Bình Phước
- Phía tây giáp Campuchia
Là tỉnh miền núi có độ cao dao động từ 600 – 700 mét, địa hình chạy dài và thấp dần từ đông sang tây có sự xen kẽ giữa cao nguyên rộng lớn với các dải đồng bằng thấp trũng, chính vì cấu trúc địa hình trên mà chế độ khí hậu của tỉnh Đăk Nông mang đặc điểm chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
1.1.2 Thành tựu đạt được
Với những định hướng và chính sách đúng đắn của cấp lãnh đạo, cùng với đó
là sự đồng lòng, nỗ lực của toàn thể người dân địa bàn tỉnh Đăk Nông, trong 6 tháng đầu năm 2022, dù phải đối đầu với tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhưng Tỉnh Đăk Nông đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, xã hội, cụ thể:
Trang 10- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 1.936 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021
Về xã hội:
- Lao động và việc làm: Số lao động được tạo việc làm là 10.302 lượt người,,tỷ
lệ người lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt 11,5%
- Y tế: Đạt 19,8 giường bệnh/vạn dân; 7,3 bác sỹ/vạn dân; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người dân đạt 81,33%
- Giáo dục: Đã công nhận mới 09 trường học đạt chuẩn quốc gia
- Văn hóa: Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn văn minh
Cơ quan Thanh tra tỉnh Đăk Nông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ
Thanh tra tỉnh Đăk Nông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở đặt tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
1
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 tỉnh Đăk Nông
Trang 111.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra Tỉnh Đăk Nông có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các dự thảo, chỉ thị, và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; các chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao
Trình Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm, dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thị xã, thành phố, Thanh tra các sở
Về thanh tra: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các vấn đề như: việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tính chính xác, hợp pháp các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra, quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật,
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hướng dẫn
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, xác minh, xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc
sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật,…
Đặc biệt, liên quan đến đề tài báo cáo kiến tập chính là nhiệm vụ và quyền hạn
về phòng, chống tham nhũng: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 12về phòng, chống tham nhũng, phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm
vi địa phương mình, kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra… 2
01 người, chiếm 2,7%; sơ cấp: 01 người, chiếm 2,7%; về lý luận chính trị: cao cấp
lý luận chính trị và cử nhân: 11 người, chiếm tỷ lệ 30,6%; trung cấp lý luận chính trị: 10 người, chiếm tỷ lệ 27,8%; về ngạch bậc: thanh tra viên chính 07 người, thanh tra viên 22 người, chuyên viên 04 người, nhân viên 03 người3
2
Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND - Quyết định Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Đăk Nông
3
Báo cáo Sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ
6 tháng cuối năm 2022 của Thanh tra tỉnh Đăk Nông
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 13PHẦN 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về tham nhũng và phòng, chống
tham nhũng
2.1.1 Những vấn đề chung về tham nhũng
2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tham nhũng
Tham nhũng là một vấn đề nan giải, gây nhức nhối cho biết bao thế hệ, thời kỳ của đất nước, đến giai đoạn hiện nay, tham nhũng được biến tướng với nhiều hình thức đa dạng và tinh vi, diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, theo định nghĩa từ quy định của pháp luật : “Tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”4 Người có chức vụ, quyền hạn được giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước bao gồm các đơn
vị, tổ chức, cơ quan có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của nhà nước
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ta có thể xác định một số đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau:
Đầu tiên chính là việc chủ thể tham gia là những người có chức vụ, quyền hạn,
cụ thể hơn được quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật phòng, chống tham nhũng năm
2018
Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như
phương tiện để trao đổi, đem lại lợi ích
Thứ ba, mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi, có nghĩa là chủ thể tham
nhũng cố ý dùng quyền hạn, chức vụ của mình để đạt được lợi ích, như vậy, ngay
cả khi chưa đạt được lợi ích thì chủ thể tham nhũng vẫn có thể bị xử lý về hành vi
của mình
4
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)