1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

75 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Chí
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 56,12 MB

Nội dung

Trong thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến BHXHTN đã cónhững bài viết, những công trình khoa học nhằm đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống BHXHT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

LÊ THỊ THU HÀNG

BẢO HIẾM XÃ HỘI

TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Trang 2

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới

Khoa sau đại học của trường Đại học Luật Hà Nội

đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thứctrong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại

Trang 3

1- Bảo hiểm xã hội : BHXH

2- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: © BHXHTN3- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: BHXHBB4- Bảo hiểm xã hội nông dân: BHXHND

Trang 4

LOI NÓI DAU a l

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BHXHTN " 4

1.1 Khái niệm và sự cân thiết khách quan của việc ban hành BHXHTN 4

1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguYỆn cu t0 nhe, 4 1.1.2 Sự cần thiết của Bảo hiểm xã hội tự 02915000 8

1.2 Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyén oe ecccessecsseecssesstesseesese, 10 1.2.1 Nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội tự nguyện 5o co, 10 1.2.2 Nguyên tắc đặc thù của bảo hiểm xã hội tự 050) /<;0 n 12

1.3 Sơ lược lịch sử pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 14

1.3.1 Trước khi luật BHXH được ban hành ngày 29/6/2006 c.c<¿ 14 1.3.2 Từ ngày ban hành Luật bảo hiểm xã hội (29/6/2006) đến nay 17

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE BHXHTN Ở VIỆT NAM 19

2.1 Quy định của Tổ chức lao động quốc tế về bảo hiểm xã hội tự nguyện 19

2.2 Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTN ở Việt Nam 22

2.2.1 Các chủ thể tham gia BHXHTN - 222 22T 1221 111 ae 22 2.2.2 Đôi tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện á- 5n nn nh eyec 26 2.2.3 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện (- 5c Soctenrerkerreree 28 2.2.4 Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện - ¿St t2 nen grrrrvee 32 2.2.5 Quy định về thủ tục thực hiện BHXHTN 5c tt kgrseereeo 36 2.2.6 Quan lý bảo hiểm xã hội tự nguyen ceesccccscecseesessesseecseessescsseesseeessessseen 38 2.2.7 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội tự nguyện 4]

CHƯƠNG 3 HOÀN THIEN PHAP LUAT VE BHXHTN Ở VIET NAM 46

3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật BHXHTN ở Việt Nam 46

3.2 Những yêu cau cơ ban đôi với việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiém xã hội tự

0341/3219) ái50àI: 0n ^ “-‹4d11ăăẽ 53

Trang 5

›7 5< 56

3.3.1 Xây dựng pháp luật về bảo hiểm xa hội tự nguyén cesses 56 3.3.2 Xác định cach thức tô chức bảo hiểm xã hội tự nguyện - 59

3.3.3 Chuan bị đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tu nguyén s9

3.3.4 Công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện - so 60 3.3.5 Các biện pháp kinh tế bảo đảm cho việc tham gia BHXHTN thành công 61

KET LUẬN c- tt tt St E2 7111112111117 11111 1112111211111 E re 63

PHU LUC 1: CAC CUỘC DIEU TRA VE NGUYEN VONG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BAO HIEM XÃ HỘI TU NGUYEN ccecccccccsccccsesecessesesessescesseveeses 64 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ác tt E2 E1 cEEEExerrsrreerrs 68

Trang 6

BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước trên thếgiới chú trọng phát triên phù hợp với điều kiện kinh tê xã hội của mình.

Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được quy

định trong Hiến pháp, được phát triển và phát huy tác dụng nhằm từng bước mở rộng,nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ôn định đời sống cho người lao động, giađình của họ trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, hết tudi lao động, chết.

BHXH có hai hình thức cơ bản là BHXHBB và BHXHTN Hình thức bắt buộc

đã nghiên cứu, thực hiện trên thực tế và đạt nhiều thành công còn hình thức BHXHTNhầu như chưa có thực tiễn và kinh nghiệm BHXHTN đã quy định tại Bộ luật lao độngnăm 1994, được sửa đổi bổ sung năm 2002 nhưng chỉ mang tính nguyên tắc chung machưa có văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Đến ngày 29/6/2006 Luật bảo hiểm xã hội

đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và dànhchương IV (từ điều 69 đến điều 79), mục 2 chương VI (từ điều 98 đến điều 101) vàmột số điều khoản có liên quan để quy định về BHXHTN nhưng có hiệu lực thi hành

vào ngày 01 tháng 01 năm 2008 Do vậy BHXHTN còn mang tính tự phát, manh

mún, phân tán, phạm vi thực hiện hẹp, tổ chức lỏng lẻo, hiệu quả thấp.

Trước bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, khi thị trường lao động và quan hệ laođộng phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu

nhập bình quân chung của người lao động được nâng cao và đặc biệt việc Việt Nam

mới gia nhập tổ chức thương mai thế giới nên đó chính là điều kiện kinh tế cần thiết

thúc đây nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa ở nước ta và cũng đòi hỏi sự mở

rộng mạng lưới BHXH đến mọi người lao động, trong đó cần chú trọng đến việc triển

khai BHXHTN.

Thực tế, qua khảo sát mô hình áp dụng thí điểm ở một số địa phương thì chỉnhững người lao động chưa tham gia BHXHBB mới có nhu cầu tham gia BHXHTN.Hơn nữa, với kinh nghiệm 16 chức và thực hiện BHXHTN còn yếu và không hiệu quảthì trong tương lai sẽ có rất ít đối tượng muốn tham gia loại hình bảo hiểm này

Trước thực trạng trên, người nghiên cứu quyết định chọn dé tài “ Bảo hiểm xã

hội tự nguyện ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ nhằm xác định rõ một số nội dung cơ

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

BHXHTN không phải là vẫn đề mới song nó đang trở thành mỗi quan tâm lớn

của các nhà nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn Trong thời gian gần đây,

nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến BHXHTN đã cónhững bài viết, những công trình khoa học nhằm đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống

BHXHTN ở nước ta trong thời gian tới nhưng trên cơ sở Bộ luật lao động năm 1994,

đã sửa đôi bổ sung năm 2002 như “Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện bảohiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới” — Đề tài nghiên cứu khoa hoccủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam do TS Nguyễn Tiến Phú làm chủ nhiệm; “Hoàn thiệnpháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam — Ly luận và thực tiễn” — Đề tài nghiên cứukhoa học của TS Nguyễn Huy Ban; “Bảo hiểm xã hội tự nguyện — Những vấn đề lý

luận và phương hướng hoàn thiện” luận văn tốt nghiệp của Hoàng Văn Toái năm

2004; “Bảo hiểm xã hội tự nguyện — Những vấn đề ly luận và thực tiên ” luận văn tốtnghiệp của Phùng Thị Thu Hường năm 2005; “ Bảo hiểm xã hội tự nguyện — Ly luận

và thực tiên” của Lê Luyện — Tap chí Lao động va xã hội số 4 năm 1997: “Bàn vềbảo hiểm xã hội tự nguyện ” của Nguyễn Thành Danh — Tạp chí BHXH Việt Nam số 4

năm 1999; “Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” của Thạc sỹ NguyễnXuân Thu (tạp chí luật học số 9 năm 2006)

Vì thế, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu nội dung BHXH tự nguyện ở Việt

Nam trên cơ sở Luật bảo hiểm xã hội hiện hành nhằm giúp người lao động có cái nhìn

khách quan, đúng dan hon trong việc tham gia loại hình bảo hiểm có tính ưu việt này

3 Phạm vi nghiên cứu dé tài

Luận văn tập trung tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hiện hành về

BHXHTN ở Việt Nam — lay đó làm trọng tâm cho việc nghiên cứu của mình Luậnvăn không đề cập đến chế độ Bảo hiểmy tế tự nguyện ở Việt Nam

Ngoài việc nghiên cứu những van dé mang tính lý luận, luận văn còn xem xétcác mô hình thí điểm trong việc áp dụng BHXHTN hiện nay dé góp ý kiến nhỏ bé củamình cho việc cụ thể hóa các quy định của pháp luật hiện hành về BHXHTN và hoànthiện loại hình bảo hiểm này trong tương lai

Trang 8

Luận văn được viết trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mac - Lê Nin và tư tưởng

Hỗ Chi Minh về Nha nước và pháp luật, đường lỗi, chính sách của Dang va Nhà nước

ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo hiém xã

hội nói néng.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, so sánh luật học, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá van đềmột cách khách quan, toàn diện nhất và từ đó đạt được những mục đích nhiệm vụ đề

Ta.

, eA ” ^A cA a À as

5 Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định củapháp luật hiện hành về BHXHTN ở Việt Nam, trên cơ sở đó dé xuất phương hướnghoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm đáp ứng các yêu cầu củathực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế

hiện nay.

Với mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Nghiên cứu một sô vân dé lý luận về bảo hiém xã hội tự nguyện

+ Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở

Việt Nam

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở ViệtNam.

£ ˆ yw

6 Co cau luan van

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về BHXHTN

Chương 2: Pháp luật hiện hành về BHXHTN ở Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam

Trang 9

VE BAO HIEM XA HOI TU NGUYEN1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của việc ban hành bảo hiểm xã

hội tự nguyện

1.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến đông đảo người laođộng trong xã hội Mặc dù BHXH đã hoạt động hàng trăm năm nhưng cho đến naycác khái niệm về BHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Vì thế, dé đưa rakhái niệm BHXH nói chung các nhà nghiên cứu lập pháp đã tiếp cận theo ba góc độ:kinh tế, chính trị - xã hội, pháp lý Từ đó BHXH được hiểu như sau: “BHXH là sựbảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp

phải những biến cố làm giảm hoặc mat khả năng lao động hoặc mat việc làm, bằng

cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử

dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động

và gia đình họ, góp phan bao đảm an toàn xã hội” [24,tr.1 1]

BHXH có hai hình thức là BHXHBB và BHXHTN BHXHIN là một loại

hình tồn tại song song, bỗ trợ cho BHXHBB và mang những đặc điểm của BHXH nóichung Tuy nhiên, BHXHTN còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam cả về phương diện lýluận và thực tiễn cho nên để có cách nhìn tương đối toàn diện về BHXHTN, trước hếtcần xem xét khái niệm BHXHTN dưới các góc độ như BHXH nói chung đó là: góc độkinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý

a) Dưới góc độ kinh tế: BHXHTN là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự bảođảm thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mắt khảnăng lao động, mắt việc làm hoặc những rủi ro khác [39,tr.5]

Người lao động không thuộc diện BHXHBB phần lớn có thu nhập không ồnđịnh, khả năng kinh tế rất thấp cho nên khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro trongcuộc sống như tai nạn lao động, bệnh tật hoặc đến lúc về già thì nguôn thu nhập đó

bị mất hoặc giảm Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự cạnhtranh trong nền kinh tế thị trường còn làm xuất hiện một số rủi ro mới như mat việclàm, thất nghiệp Chính vì vậy, dé ôn định cuộc sống người lao động phải tìm các biện

pháp đảm bảo thu nhập cho chính mình trong những trường hợp rủi ro nói trên Người

lao động hoặc là phải có một lượng vật chất (tiền tệ) đủ lớn nào đó ngay một lúc hoặcphải tích lũy dần từ trước để khi xây ra “rủi ro” sẽ sẵn sàng có khả năng trang trải và

bù đắp cho những tổn thất đó Tuy nhiên cách dự trữ cá nhân có nhiều hạn chế bởi vìnếu đòi hỏi phải có dự trữ lớn ngay một lúc thì nhiều người không có khả năng, cònnếu tích lũy dan thì khi rủi ro xây ra sớm hoặc xây ra nhiều lần thì không đủ đẻ trang

Trang 10

chi phi cho một cá nhân hoặc một số cá nhân bị rủi ro Với cách làm nay từng cánhân chi can đóng góp một khoản tiền trong thu nhập cho cơ quan bảo hiểm do Nhà

nước tô chức ra mà khoản đóng góp nay không ảnh hưởng lớn đến đời sông hoặc sảnxuất kinh doanh của cá nhân Nếu rủi ro xây ra bằng hình thức lấy của số dong bucho số ít người bị thiệt hại, co quan bao hiém sẽ giúp giảm tối thiêu thiệt hại kinh tếcủa từng cá nhân tiết kiệm nguồn chi của ngân sách Nhà nước Mặt khác khi có nhiều

cá nhân tham gia bảo hiểm thì lượng dự trữ vật chất của quỹ bảo hiểm sẽ rất lớn, trong

đó lượng tiền nhàn rỗi của quỹ sẽ được dùng vào việc kinh doanh trên các lĩnh vựckhác nhau Như vậy, BHXHTN mặc dù đã phản ánh đầy đủ bản chất kinh tế và đảmbảo cuộc sống cho người lao động khi họ gặp phải những sự kiện rủi ro nhưngBHXHTN được nhìn nhận khác hắn so với loại hình bảo hiểm khác Thực tế cũngxuất hiện những cơ chế chia sẻ rủi ro mang tính thị trường như ký kết các hợp đồngbảo hiểm nhưng đây là hình thức kinh doanh theo nguyên tắc người kinh doanh phải

có lợi nên không phải cá nhân nào cũng có khả năng tham gia Đối với những người

có thé tham gia cơ chế này thi quan hệ của các bên hình thành trên cơ sở tự nguyện do

luật dân sự, luật thương mại điều chỉnh Tuy nhiên, việc khắc phục rủi ro cho những

người tham gia loại bảo hiểm này chủ yếu mang tính cá thé, tác dung xã hội của hìnhthức này rất thấp, còn BHXHTN lại có tác dụng xã hội rat lớn

b) Dưới góc độ chính trị - xã hội: BHXHTN là một phạm trù xã hội, thuộc hệ

thống các chính sách xã hội, là biện pháp nhằm góp phần đảm bảo an ninh xã

hội.[39,tr.6]

Trong quá trình lao động, con người luôn chịu sự tác động của các quy luật

khách quan, của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Những tác độngnhiều khi có thể biết trước nhưng cũng nhiều khi diễn ra một cách ngẫu nhiên mà conngười không thể đự đoán Khi đó, chúng trở thành những lực lượng không kiểm soátnoi, có sức gây tác hại to lớn đối với sinh mạng hoặc điều kiện sống của con người vàcủa cải do con người tạo ra Khi rơi vào những trường hợp rủi ro trên các nhu cầuthiết yếu của con người không những không giảm đi mà còn tăng thêm những nhu cầu

mới cần thỏa mãn: khắc phục khó khăn về kinh tế, chữa bệnh, an dưỡng tuổi già Do

đó nảy sinh những vấn dé mang tính xã hội là làm sao vẫn đảm bảo được thu nhập déthỏa mãn yêu cầu của cuộc sống khi có rủi ro xây ra Các nhà nghiên cứu chính sách

xã hội gọi đó là nhu cầu BHXH BHXHTN đã có tác dụng xã hội to lớn đó là: mộtmặt, nhờ có sự san sẻ rủi ro giữa các cá nhân và don vị tham gia BHXHTN nên nhiềuthiệt hại về người và của đã được trợ giúp trang trải, bù đắp, làm cho đời sống xã hộikhông bị xáo trộn, sản xuất không bị đình trệ Mặt khác, khi người lao động về hưuhoặc bị mat thì nguồn thu nhập của họ bị giảm sút hay mat han, ho sẽ được bu dap

Trang 11

nước và do Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm Đồng thời tính xã hội của BHXHTNcòn thé hiện ở chỗ không có sự phân biệt đối với người lao động thuộc các thành phankinh tế khác nhau thuộc các loại hình lao động khác nhau (lao động phụ hay lao động

tự do) Tuy nhiên BHXHTN chỉ là một bộ phận trong nội dung của hệ thông bảo đảm

xã hội bởi vì theo định nghĩa của Tô chức lao động quốc tế (ILO): “Bao đảm xã hội

là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biệnpháp công cộng dé đối phó với khó khăn về kinh tế xã hội đo bị ngừng hoặc bị giảmnhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mat khả năng lao động, tuổi già và chết, việccung cấp chăm sóc y tế và việc trợ cấp cho các gia đình đông con”(3,tr 12]

Để hiệu rõ hơn về BHXHTN cần phải phân biệt BHXHTN với những bộ phận

có liên quan thuộc bảo đảm xã hội như cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội và bảo hiểmthương mại.

Với cứu trợ xã hội: xét về mặt tài chính người được trợ cấp hoàn toàn khôngphải đóng góp còn BHXHTN thì phần lớn là do sự đóng góp của người tham gia bảohiểm Xét về mặt tính chất trợ cấp thì trợ cấp cứu trợ xã hội 1a tức thời, không én định

vì phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, vào khả năng của cộng đồng hoặc lòng từ tâmcủa những cá nhân trong xã hội còn trợ cấp BHXHTN là chắc chắn ổn định vì mọi trợcấp đều do quỹ BHXHTN chỉ trả bởi quỹ BHXHTN được thành lập bằng tiền tệ, có

kế hoạch cân đối thu chi lâu dài Nếu như trợ cấp cứu trợ xã hội chỉ nhằm trợ giúp khiđối tượng lâm vào cảnh khó khăn, túng quan thực sự thì trợ cap BHXHTN lại nhằm

bù dap những thiếu hụt khi đối tượng gặp phải các trường hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn

mat khả năng lao động

Với ưu đãi xã hội: đối tượng ưu đãi xã hội là những người có công với chế độ,đối với nhân dân như liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, anh hùng, những người tham gia

cách mạng bị tù đày, thân nhân của liệt sỹ, những người có quá trình tham gia kháng

chiến còn đối tượng của BHXHTN là những người lao động Nếu như trợ cấp của ưuđãi xã hội ngoài mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống còn nhằm suy tôn công trạngcủa đối tượng, cỗ vũ phát huy truyền thống hy sinh cống hiến cho cộng đồng khi đất

nước bị lâm nguy hoặc tính mạng, của cải của Nhà nước, của nhân dân bị đe dọa thì

trợ cấp BHXHTN chỉ nhằm bao đảm dé người lao động én định cuộc sống khi gặpkhó khăn, hiểm nghèo

Với bảo hiểm thương mại: tính chất chủ yếu của bảo hiểm thương mại là kinhdoanh, lợi nhuận là sống còn, ngược lại BHXHTN mang tính chất chủ yếu là xã hội

Qua việc phân tích những sự khác biệt căn bản giữa BHXHTN với ưu đãi xãhội, cứu trợ xã hội, bảo hiểm thương mại cho thay đây là những bộ phận góp phần vào

bao dam an ninh xã hội đồng thời xác định BHXHTN là bộ phan quan trọng nhất, là

Trang 12

đảm cho xã hội an toàn và phát trién.

c) Dưới góc độ pháp lý: Chế độ BHXHTN là tông hợp những quy định của Nha

nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tỉnh thần cho người lao

động tham gia BHXHTN và các thành viên trong gia đình họ trong trường hợp bị mat

hoặc giảm khả năng lao động, mat việc làm.[39,tr.5]

BHXHTN được thực hiện khá rộng rãi trên thé gidi, dau tiên là ở Anh và Đứcvới những quỹ khác nhau do các hội tương tế, hội nghề nghiệp quản lý, do tác dụng tolớn của nó nên Nhà nước đứng ra tổ chức và hỗ trợ, sau này quy định thành bảo hiểmbắt buộc Từ đó BHXHBB đã trở thành chủ yếu, bên cạnh đó BHXHTN vẫn tiếp tụctồn tại và phát triển, góp phần bổ sung cho BHXHBB Năm 1893 Thụy Sỹ lập quỹ

BHTN theo hình thức tham gia tự nguyện Đến đầu thế kỷ XX, có nhiều nước công

nghiệp ở Châu Âu đã ban hành luật bảo hiểm thất nghiệp theo hình thức tham gia tự

nguyện và được Nhà nước trợ cấp Năm 1930, BHXH đã được thực hiện ở Mỹ la tinh,

Bắc Mỹ và Canada Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH được thiết lập ở các nướcmới được giải phóng ở Châu Á, Châu Phi, vùng Caribê Cho tới nay, đã xây dựng vàthực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và quyền BHXH đã trở thành quyền cơ bảncủa con người Trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1984quy định rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền đượchưởng BHXH Quyền đó được đặt trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, văn hóa, xã

hội, cần cho nhân cách, sự tự do phát trién của con người”[39,tr.7] Nhưng BHXH bắtbuộc hay tự nguyện ở mỗi nước có những nét riêng do điều kiện kinh tế, xã hội và quátrình phát triển của từng nước quy định Ở nước ta, với Bộ luật lao động được Quốc

hội thông qua năm 1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 và sửa đổi bd sung năm 2002thì lần đầu tiên pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận và khuyến khích BHXHTN

Trên cơ sở những van dé đã nêu, có thé đưa ra khái niệm BHXHTN như sau: “BHXHTN là một hình thức BHXH do Nhà nước tổ chức và quản lý hoặc do cộng

đồng người lao động tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các thành viên nhằm bảođảm thu nhập để thỏa mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình

họ khi gặp phải những rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập, góp phan đảm bảo an toàn

xã hội” Hoặc có thể nói: “BHXHTN là loại hình BHXH mà người lao động tự

nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập

của minh để hưởng BHXH' 34]

Qua khái niệm này, có thé thấy việc nhận dạng BHXHTN ở Việt Nam phải dựavào những dấu hiệu cơ bản sau đây:

BHXHTN có đối tượng áp dụng rộng rãi theo cơ chế tự nguyện tham gia đó là

mọi người lao động trong xã hội không thuộc diện tham gia BHXHBB, không phân

Trang 13

BHXHBB nếu họ có nguyện vọng và đảm bảo theo các quy định của Nhà nước về

BHXHTN.

BHXHTN không có một mức đóng cụ thé mà có các mức đóng va phương thứcđóng khác nhau để người lao động có thể lựa chọn phù hợp với nguyện vọng, điều

kiện thực tế của mình bởi xuất phát từ đặc điểm của đối tượng tham gia BHXHTN làthu nhập không thường xuyên, không ổn định, đa dang về đối tượng

Quỹ BHXHTN hình thành từ sự đóng góp của người lao động, sự hỗ trợ của

Nhà nước, từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác Doxuất phát từ đặc điểm của đối tượng tham gia BHXHTN nên quỹ BHXHTN không có

sự đóng góp của người sử dụng lao động.

BHXHTN không thực hiện tất cả các chế độ BHXH mà chỉ thực hiện nhữngchế độ nhất định phù hợp với người lao động và tình hình kinh tế xã hội của đất nước

đó là hưu trí và tử tuất Bởi vì do đặc tính của BHXHTN là đòi hỏi sự tự nguyện trong

đóng góp, nhất là ý thức tự giác khi đăng ký mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

cũng như về yếu tố quan lý cho nên còn có sự khác biệt về khung quyền lợi và điềukiện hưởng.

Tóm lại, những dấu hiệu cơ bản của BHXHTN không chỉ giúp nhận dạng

BHXHTN mà còn là căn cứ để phân biệt với BHXHBB và các loại hình bảo hiểm

khác Cho đù còn nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về BHXHTN nhưng việctim hiéu đầy đủ và chính xác về bản chất của nó sẽ giúp cho các nhà lập pháp thốngnhất về phương pháp luận khi xây dựng và hoàn thiện BHXHTN ở Việt Nam

1.1.2 Sự cần thiết của Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải lao động Trong quá trình

lao động, con người luôn tác động vào tự nhiên và tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra

những sản phẩm, giá trỊ cần thiết cho sự tổn tại và phát triển của mình Sản phẩm tạo

ra càng nhiều thì đời sống con người càng day đủ, văn minh Tuy nhiên, trong quá

trình tác động, khai thác tự nhiên, con người luôn chịu sự tác động của các quy luật

khách quan, các điều kiện xã hội, những tác động này nhiều khi con người khôngkiểm soát nổi làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sống và làm việc của người laođộng Mặt khác, cuộc sông con người tuân theo quy luật sinh ra, trưởng thành, tudi già

và chết Trong quá trình đó, con người không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi mà

nhiều khi gặp khó khăn, bất lợi làm cho bị giảm hoặc mắt thu nhập hoặc các điều kiệnsinh sống khác như bị ốm dau, tai nạn, mat việc làm, tuổi già Khi rơi vào cáctrường hợp bị giảm hoặc mat khả năng nói trên các nhu cầu cần thiết của cuộc sốngkhông vì thế mà mất đi, trái lại có nhu cầu còn tăng lên, thậm chí có thể xuất hiện

Trang 14

thường áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp khắc phục hậu quả khác

nhau Biện pháp hữu hiệu nhất chính là lập quỹ dự trữ và tiến hành bảo hiểm tập trungtrên phạm vi toàn xã hội Mục đích của bảo hiểm là góp phan ồn định kinh tế cho mọingười, mọi tô chức, đơn vị có tham gia bảo hiểm, dam bảo an toàn đồng thời tạonguồn vốn quan trọng dé tham gia đầu tư phát triển kinh tế

BHXHTN được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Đức, Anh, Nhật,Singapore, Philippin BHXHTN ở mỗi nước có những nét riêng do điều kiện kinh

tế, xã hội và quá trình phát triển của mỗi nước, tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm

chung là: BHXHTN được thực hiện trên cơ sở hệ thông BHXHBB và chủ yếu ápdụng cho các chế độ bảo hiểm dài hạn Đối tượng tham gia là người lao động tựnguyện đóng góp một phần thu nhập của mình vào quỹ BHXH theo chế độ tự nguyện

Độ tuổi quy định nhận trợ cấp hưu trí bé sung tự nguyện cũng trùng với độ tuổi nhậntrợ cấp hưu trí theo quy định trong BHXHBB như ở Đức: nam nhận trợ cấp bảo hiểmhưu trí tự nguyện khi tròn 65 tuôi và nữ khi tròn 60 tuổi Việc tham gia BHXHTN là

do người lao động hoàn toàn tự nguyện đóng góp một phan thu nhập của mình, mức

đóng góp được chia cho các bên là người lao động và người sử dụng lao động song tỷ

lệ đóng góp của các bên khác nhau tùy ở mỗi quốc gia, thậm chí không có tỷ lệ đóng

cố định chung mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận khi tham gia BHXHTN của người laođộng và người sử dụng lao động BHXHTN hoạt động theo cơ chế tự nguyện nêntrong điều kiện hưởng của loại hình bảo hiểm này không quy định thời gian tối thiểutham gia như khi tham gia BHXHBB BHXHTN là sự tiếp nối của BHXHBB, trên cơ

sở của BHXHBB nên thực hiện sự nghiệp BHXHTN là cơ quan BHXH quốc

gia.[39,tr.8]

Tiếp thu kinh nghiệm BHXHTN của các nước trên thế giới, cùng với sự pháttriển nền kinh tế nước nhà, Nhà nước Việt Nam đã quy định loại hình BHXHTN ởkhoản 2 điều 140 và khoản 2 điều 141 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bé sung

năm 2002 Với việc xác định trên, BHXHTN là một nội dung quan trọng của chính

sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Tại đại hội lần thứ IX của Dang năm 2001, vấn đề BHXHTN đã được nhắnmạnh: “Khan trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội, sớm xây dựng vàthực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp Thực hiện các

chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống của mọi thành viên cộng đồng, bao gồm

BHXH đối với người lao động ở các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội với nhữngngười gặp rủi ro ”[14,tr.105-106].Tiếp thu đường lối của Đảng, một số địa phương

đã xây dựng cho mình mô hình BHXHTN và dem lại nhiều thành công, điền hình làtỉnh Nghệ An Sau 8 năm triển khai bảo hiểm xã hội nông dân, đến nay đã có 314 xã,

Trang 15

phường, thị trần trong phạm vi I] huyện, thành phố, thị xã thực hiện BHXHND với

nguôn thu quỹ hơn 107 tỷ đồng: chi trả trợ cấp hưu cho 96 người, chi trả trợ cấp một

lần cho 3.252 người BHXHND Nghệ An đã có những bước đi vững chắc, khăng địnhđược vai trò vị trí của mình và như luồng sinh khí mới thôi vào đời sống của nông dân

Nghệ An BHXHND Nghệ An đã chứng minh đây đủ cả về lý luận cũng như thực tiễn

là một chính sách xã hội phù hợp lòng dân, phù hợp với chủ trương, chính sách của

Dang và Nhà nước là “tiễn tới BHXH toàn dan”.[42]

Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã phát triển, mức thu nhập bình quân đầungười tăng từ 423USD năm 2001 lên 722USD năm 2006 (tăng gần 70,7%) [40] vàThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra hai chỉ số quan trọng để nói lên thực chất của

sự phát triển, trong đó có chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người là từ 835USD của

năm 2007 tăng lên 960USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạtkhoảng 1.100 USD vào năm 2009 [31], hơn nữa cả nước có 44.385 triệu người trong

độ tuổi lao động, trong đó có 11.106 triệu người thuộc khu vực làm công ăn lương,như vậy số lao động ở khu vực phi chính thức thuộc diện vận động tham giaBHXHTN còn trên 33 triệu người, gấp 3 lần số lượng người thuộc diện tham giaBHXHBB Đây thực sự là một “thị trường” to lớn va đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiềutriển vọng trong tổ chức thực hiện Theo nghiên cứu về khả năng tham gia BHXHTN

của người dân, một Viện thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội, có sự trợ giúp của

một tô chức khảo sát nước ngoài, 41% số người trong độ tuổi lao động thuộc khu vựcphi chính thức cho biết họ sẽ tham gia BHXHTN [44] Như vậy cùng với sự phát triểnkinh tế xã hội, nhu cầu tham gia BHXH ngày càng nhiều, đời sống người dân ngàymột nâng cao nên việc thực hiện BHXHTN theo khoản 2 điều 140 và khoản 2 điều

141 trong Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bd sung năm 2002 vẫn chưa đáp ứngđược nguyện vọng tham gia BHXHTN của người dân Trước bối cảnh đó, đòi hỏi cácnhà lập pháp cùng các cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện đưa ra văn bảnhướng dẫn cụ thể và triển khai sớm BHXH toàn dân theo đúng đường lỗi mà Đảng và

Nhà nước đề ra

1.2 Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.1 Nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXHTN là một hình thức BHXH nên cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyêntắc chung của BHXH bao gồm các nguyên tắc sau:

a) Mức hưởng bảo hiém xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng

BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH

BHXH là một trong những hình thức phân phối tông sản phẩm quốc dân nên

việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởngthụ Nghĩa là phải đảm bảo hợp ly giữa đóng góp và hưởng thụ, tức là phải căn cứ vào

Trang 16

mạnh sản xuất Ví dụ: ở chế độ thai sản thì ít nhất 5 tháng trợ cấp bằng 100% tien

lương Tuy nhiên, khi xem xét nguyên tắc nay cần dat chúng trong mối quan hệ phủ

hợp với nguyên tắc khác của BHXH, đặc biệt, phải căn cứ vào bản chất của BHXH là

"lấy số đông bù số ít” thé hiện sự tương trợ cộng đồng (37, tr.118-119]

b) Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được

sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập

BHXH là chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội chứađựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý Dé đảm bảo thực hiện

hài hòa các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà BHXH đặt ra thì một trong

những van dé cần được quan tâm là việc quản lý, sử đụng quỹ BHXH Theo quy địnhcủa pháp luật, quỹ BHXH bao gồm các quỹ thành phần: BHXHBB, BHXHTN, bảo

hiểm thất nghiệp Hiện nay quỹ BHXH chủ yếu có nguồn thu từ quỹ BHXHBB, việc

sử dụng quản lý quỹ này trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý và hạch toán theoquy định của pháp luật Tuy nhiên, do ý nghĩa xã hội của BHXH, những nguyên tắccủa BHXH đã được tô chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị các nước thành viên

mà việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh

bạch và trên cơ sở của cơ chế ba bên Chính vì Vậy, ở nước ta mặc dù tổ chức BHXH

là tổ chức sự nghiệp do Chính phủ thành lập nhưng việc chỉ đạo và giám sát hoạt động

của tô chức này (trong đó có quỹ BHXH) do Hội đồng quản lý BHXH thực hiện

Trong cơ cầu của quỹ BHXH, mỗi một quỹ thành phần có yêu cầu sử dụng khác nhau,

thậm chí với các đối tượng và trong các trường hợp khác nhau, do đó việc sử dụngphải đúng mục đích Có như thế, hiệu quả và giá trị của các chế độ BHXH mới có ý

nghĩa [37, tr.122-123].

c) Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời

và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH

Người tham gia BHXH khi đóng phí BHXH là nhằm dự trữ trước một khoảntài chính, nhằm đề phòng những trường hợp rủi ro xây ra hoặc có liên quan đến hoạtđộng lao động (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) hoặc những loại được coi là “rủi

ro xã hội” (ốm đau, thai sản, tuôi già, chết) Khi gặp những rủi ro này chỉ phí trongcuộc sống của người lao động và gia đình họ không những tăng lên ví dụ chi phi chăm

sóc khi bị ốm, nuôi dưỡng sản phụ mà thu nhập còn bị giảm vì không đi làm được.Trong những trường hợp này các khoản tiền BHXH giữ vai trò cần thiết và quan trọng

góp phan bù dap vào sự thiếu hụt thu nhập của người lao động và gia đình họ nhằm énđịnh cuộc sống, khắc phục những khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ họ vượt qua những rủi ro

tạm thời cũng như lâu dài Chính vì vậy, việc thực hiện BHXH phải đảm bảo đơn

Trang 17

giản dé dang thuận tiện, kịp thời (đặc biệt về thủ tục hành chính) và day đủ quyền lợi

của người tham gia BHXH [37, tr.123-124].

1.2.2 Nguyên tắc đặc thù của bao hiểm xã hội tự nguyện

Theo điều 5 của Luật BHXH và điều 4 của Nghị định số 190:2007ND-CP các

nguyên tắc đặc thù của BHXHTN bao gồm:

a) BHXHÍTN thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia Người tham

gia BHXHTN dược lựa chon mức đóng và phương thức đóng phủ hợp với thu nhập

của mình.

Đây là nguyên tắc đặc thù nhất của BHXHTN bởi lẽ bản chất của nó là một chế

độ bảo hiểm hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, thể hiện ở chỗ những người khôngthuộc diện tham gia BHXHBB được quyền lựa chọn và quyết định khi tham gia loạihình này Đó là sự lựa chọn cần thiết của người lao động, người lao động sẽ tự nguyệnđóng góp một phan thu nhập và khi có đủ điều kiện họ sẽ được Quỹ BHXH chi trả.BHXHTN sẽ có các mức đóng khác nhau và người lao động có thể lựa chọn mứcđóng cho phù hợp với mức thu nhập, điều kiện thực tế của mình Chính điều đó tạođiều kiện mọi người lao động trong xã hội tham gia, bất kể có sự chênh lệch về mức

thu nhập giữa họ.

Tại điều 100 Luật BHXH và điều 26 của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP quy

định: “Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóngBHXH; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức

đóng là 22%.

Mức thu nhập tháng người tham gia = Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng)

BHXHTN lựa chon

Trong đó: Lmin: mức lương tối thiểu chung; m: số nguyên, >0

Người lao động được lựa chọn một trong các phương thức là hằng tháng hằngquý, sáu tháng một lần.”

b) Mức đóng BHXHTN được tính trên co sở mức thu nhập tháng đóng

BHXHTN nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiêu chung và cao nhất bằng 20

tháng lương tối thiểu chung

Thu nhập được BHXH là phần thu nhập của người lao động tham gia bảo hiểm

mà nếu nó biến động giảm hoặc mất do bị giảm hoặc mat kha năng lao động, mắt việclàm thì tổ chức BHXH phải chi trả trợ cấp dé thay thé hoặc bù đắp một phan cho họ

Mức thu nhập được bảo hiểm là mức tiền lương hoặc một mức thu nhập bằngtiền nào đó do Nhà nước quy định Trên cở sở mức sống, mức thu nhập bình quân

Trang 18

thực té của đại đa số người lao động và mức thu nhập quốc dân binh quân đâu người

Nha nước quy định lựa chọn mức thu nhập được bao hiểm dé dam bao cho mứcthu nhập nảy luôn thăng bang tương đối nham đảm bảo đời sống cho người lao động

tham gia bảo hiém va gia định họ.

Trong thực tế, có hai cách để lựa chọn mức thu nhập được bảo hiểm tuy theo

dối tượng tham gia BHXH Cách thứ nhất là lay tiên lương làm cơ sở dé quy định

mức thu nhập được bảo hiểm Cách thứ hai là quy định một mức thu nhập nhất định

dối với người được bao hiểm Mỗi cách đều có tác dụng khác nhau, nhưng thôngthường người ta lấy tiền lương làm căn cứ để xác định mức thu nhập được bảo hiểm

(37, tr.120].

Van đề xác định mức đóng BHXHTN tất phức tap bởi lẽ đối tượng tham gia làngười nông dân, người lao động tự do có đặc điểm thu nhập không thường xuyên và

định kỳ như những người làm công hưởng lương Thu nhập người nông dân phụ thuộc

vào mùa mang, vào sản phẩm trồng trọt hay chăn nuôi được tinh bằng nhiều tháng lao

động thu nhập của người làm ngư nghiệp cũng phải tính bằng vài tháng trên biển cònthu nhập người làm lâm nghiệp thì lại cần nhiều thời gian hơn nữa Mặc khác thunhập của họ cũng rất khó dé xác định những con số cụ thể, nếu "trúng mùa, trúng gia”thi họ có thu nhập cao, ngược lại “mất mùa, rớt giá” thì nhiều khi thu nhập của họ cònkhông đủ trang trải các chỉ phí sản xuất đã bỏ ra Do đó, nếu có tính thu nhập của họtheo năm hay thu nhập bình quân theo tháng cũng và van đề khó khăn Chính vi tính

én định và khả năng tăng mức thu nhập làm căn cứ đóng bao hiểm theo thời gian

không cao và không chắc chắn làm cho khả năng đự báo cân đối quỹ bảo hiểm, điều

chỉnh chế độ BHXHTN cho phù hợp với từng giai đoạn khó khăn hơn nhiều so vớiBHXHBB Vì thế nguyên tắc này đã đưa ra mức đóng BHXHTN được tính trên cơ sở

mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập làm cơ sở để tínhđóng BHXH được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời ky,nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối

thiểu chung Việc không chế mức sàn là cần thiết nhằm đám bảo mức đóng và hưởng

bảo hiém không quá thấp, từ đó BHXHTN có thé phát huy tác dụng của nó Cũng nên

khống chế mức trần để tránh sự chênh lệch quá lớn về đời sống của những người cùng

hưởng bao hiểm và tránh gây xáo trộn lớn cho quỹ khi phải chi tra bảo hiểm theo mứcthu nhập quá cao của người tham gia bao hiểm

c) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXHBB vừa có thời gian đóng

BHXHTN được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên co sở tổng thời gian đã

đóng BHXHBB và BHXHTN.

Trang 19

Đối tượng tham gia BHXHTN là những người lao động không thuộc doi tượng tham gia BHXHBB, đó là những người lao động mang tinh chat độc lập, không có

chú sử dụng lao động Tuy nhiên tính chất của loại hình lao động sẽ bien doi khôngngừng, rat dễ dàng cho những lao động tự do tham gia vào một doanh nghiệp, một tôchức sử dụng lao động nào đó Và như vậy họ sẽ là những đối tượng tham gia

BHXHBB nhưng đồng thời ngược lại cũng rất dé thấy người lao động hôm qua là lao

động trong các đơn vị thuộc diện tham gia BHXHBB thì hòm nay bỗng trở thành lao

động tự do Tất nhiên, khi ở “loại hình” lao động nao, người lao động đều có quyềntham gia BIIXH theo đúng loại hình đó Do vậy việc kết nối thời gian tham gia củahai loại hình nói trên để hưởng BHXH chính là một yêu cầu khách quan của thực tiễn.Xét về mặt lý luận, BHXHTN có thé được xem như là một hình thức "rút gọn” củaBHXHBB bởi vì chế độ BHXHTN chỉ gồm hưu trí và tử tuất còn chế độ BHXHBB,

ngoài hưu trí và tử tuất còn có ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghé nghiệp

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và tính liên thông trong

quan hệ BHXH thì người lao động vừa có thời gian đóng BHXHBB vừa có thời gian

đóng BHXHTN được hưởng chế độ BHXH (hưu trí, tử tuất) theo quy định của pháp

luật trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.

1.3 Sơ lược lịch sử pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

1.3.1 Trước khi luật BHXH được ban hành ngày 29/6/2006

a) Giai đoạn 1945 -1994

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ đã quan tâm

đến các chính sách an sinh xã hội mà trong đó chú trọng đến van đề BHXH Tại điều

14 Hiến pháp 1946 ghi nhận: “Những người công dân già cả và tàn tật thì được giupđỡ"[19] Trên tinh than đó, ngày 13/3/1946, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 29/SLtrong đó quy định sự giao dịch về việc làm giữa các chủ tư nhân Việt Nam hay ngoạiquốc và các công nhân Việt Nam làm việc tại các xưởng kỹ nghệ, ham mỏ, thươngdiém và các nhà làm nghề tự do, quy định chế độ thai sản, 6m đau cho công nhân.Tiếp đó vào năm 1950, Chính phủ ban hành thêm hai sắc lệnh số 76/SL (20/5/1950)

và số 77/SL (22/5/1950) quy định chế độ đối với công chức nhà nước và công nhânbao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất Theo điều 92 sắc lệnh số 77/SL quy định: “Côngchức của ngạch thuộc hạng thường trú được về hưu khi đủ 59 tuổi hay đủ 25 năm

công tác” Điều 42 sắc lệnh số 77/SL quy định: “Công nhân làm việc được 30 nămhoặc đủ 55 tuổi được về hưu” Ngày 11/12/1957, Chính phủ ban hành Nghị định số594/TTg dé thực hiện chế độ mất sức lao động đối với công nhân viên chức khángchiến Như vậy, pháp luật BHXH trong giai đoạn này chủ yếu được chứa đựng nhữnghình thức Sắc lệnh, Nghị định do Chính phủ hoặc các Bộ ban hành Nhìn chung chế

Trang 20

độ BHXH trong thời ky nay quy định còn đơn giản, đối tượng áp dung còn hạn hẹp.

các mức trợ cấp còn thấp mang tính hỗ trợ cho cán bộ, công nhân viên kháng chiếnkhi ốm đau, bệnh tật, già yếu Chế độ BHXH chỉ gắn với thời gian tham gia kháng

chiến vì thời kỳ này chưa có chế độ tiền lương

Năm 1959, Hiến pháp ra đời đã ghi nhận tại điều 32: “Người lao động có quyênđược giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mat sức lao động Nhà nước mở rộngdan các tổ chức BHXH dé đảm bảo cho người lao động được hưởng quyên đó”{20]Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH tạm thờikèm theo Nghị định số 218/CP (27/12/1961) để áp dụng với công nhân, viên chức, lựclượng vũ trang Theo đó, sáu chế độ trợ cấp BHXH được áp dụng: ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, bệnh nghề ngiép, mắt sức lao động, hưu tri, tử tuat

Tháng 12 năm 1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, tại điều 59 cùng vớiviệc khăng định quyền được hưởng BHXH của công chức, viên chức là việc quy định

Nhà nước mở rộng dan sự nghiệp BHXH theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc

dân dé người lao động nói chung được hưởng quyền lợi đó kể cả xã viên hợp tác xã.Tuy nhiên, sau khi Nhà nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương lần thứ 2 năm

1985, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 236/NĐ-HĐBT, trong đó chỉquy định đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng

vũ trang Như vậy, các văn bản này chỉ quy định về loại hình BHXHBB, BHXHTN

chưa xuất hiện trên thực tế cũng như chưa quy định trong các văn bản pháp luật Điều

này là phù hợp với tình hình thực tế của nước ta trong giai đoạn chiến tranh, nền kinh

tế còn chưa ôn định, chưa đủ điều kiện thực tế để thực hiện BHXHTN

Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986), với chủ trương đường lối đổimới quản lý Nhà nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nên kinh tếhàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH cũng được xem xét thay đổi cho phù

hợp với tình hình đổi mới chung của đất nước Lúc này, việc thực hiện BHXH với cán

bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang chưa đáp ứng được nhu cầu tham giaBHXH của một lực lượng lớn người lao động Do đó, đến năm 1988, thực hiện Nghịquyết số 16/NQ ngày 15/7/1988 của Trung ương Đảng, Chỉ thị số 243 ngày 18/8/1988

và Nghị định số 146/HĐBT ngày 24/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) về chính sách đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Bộ lao độngthương binh và xã hội đã xây dựng và trình Hội đồng Bộ trưởng Điều lệ dự thảo vềBHXH đối với người lao động làm việc trong các thành phan kinh tế ngoài quốcdoanh Trên cơ sở đó, ngày 29/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ra văn bản số2251/PPTL đồng ý làm thí điểm tại 5 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải phòng, Hồ Chí

Trang 21

Minh, Thai Binh, Hoang Liên Son Bộ lao động thương bình và xã hội được giaonhiệm vụ triển khai thực hiện phương án này Trong giai đoạn làm thí điểm (1988 -

1994), mặc dù gặp nhiều khó khăn do thay đổi cơ chế quản lý nhưng đến hết tháng10/1990, 5 tỉnh triển khai thí điểm đã có 85 đơn vị với tổng số 27.760 lao động thamgia chế độ BHXHTN Từ tháng 10/1990, Bộ lao động thương binh va xã hội chi đạo

các địa phương tiếp tục mở rộng thí điểm và tông kết kinh nghiệm dé chuan bị banhành chính sách BHXH mới cho lao động làm việc ở mọi thành phan kinh tế Đến hết

ngày 1/4/1994 ở một số tinh, thành phố như Hồ Chi Minh đã có 1.504 đơn vị kinh tếtập thé va cá thé tham gia BHXHTN với số lượng lao động cấp số BHXH hưởng trợ

cấp là 40.853 Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuy không phải là tỉnh làm thí điểm nhưng đã

triển khai thực hiện chế độ BHXHTN ngoài quốc doanh với 129 đơn vị tham gia với

số lượng lao động tham gia là 19.229 người.[39, tr.35]

Do nhu cầu tham gia BHXHTN ngày càng tăng và cùng với sự chuyển đổi cáchquản lý mới của nền kinh tế nước nhà Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43-CPngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó có đưa ra đối tượng ápdụng và các chế độ được hưởng của BHXHTN cụ thé như sau: Tại khoản 2 Nghị địnhquy định hình thức tự nguyện áp dụng từ 1 đến 5 chế độ (ốm đau thai sản, tai nạn laođộng — bệnh nghé nghiệp, hưu trí, tử tuất) và áp dụng đối với những người lao động

Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài những đối tượng thuộcdiện BHXHBB (Công nhân viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng

vũ trang các tổ chức Đảng, đoàn thé: Người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiềncông ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên: Người lao động làmviệc trong các đoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong các tổ chức

khác của nước ngoài tại Việt Nam; Người lao động làm việc trong các khu chế xuất,khu kinh tế đặc biệt)

Giai đoạn 1945 -1994 đã cho thấy mặc dù BHXHTN chưa được quy định trongmột văn bản pháp lý có giá trị cao và chưa được chính thức thừa nhận trên thực tếsong những quy định trong các văn bản trên đã bước đầu xây dựng cơ sở pháp lý vềBHXHTN tạo điều kiện để BHXHTN hình thành và phát triển

b) Giai đoạn từ 1995 đến trước ngày ban hành Luật BHXH (29/6/2006)

Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật lao động, có hiệulực vào ngày 1/1/1995, trong đó dành hăn chương XII quy định các nguyên tắc chungnhất về BHXH Các nguyên tắc này đã được luật hóa các quy định trước đó vềBHXH Đáng chú ý là, bên cạnh loại hình BHXHBB, Bộ luật đã có quy định đầu tiên

về loại hình BHXHTN đó là khoản 2 điều 140 và khoản 2 điều 141

Trang 22

Vào năm 2002, trước sự biến động về tình hình kinh tế xã hội của trong nước

và thể giới, Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đối bổ sung, trong đó quy định rõràng hơn về loại hình BHXHTN Cũng tại khoản 2 điều 140 và khoản 2 điều 141 mộtlần nữa khăng định vai trò cần thiết của BHXHTN với mục đích đảm bảo công bằng

xã hội, đảm bảo mọi người lao động đều được xã hội bảo vệ khi gặp phải rủi ro

Việc quy định BHXHTN trong Bộ luật lao động là một bước tiến, tạo cơ SỞtiền đề cho việc thực hiện mục tiêu áp dụng BHXH đến mọi người lao động Hơn nữa,quy định BHXHTN sẽ là nhân tố quan trọng củng cô khối đoàn kết toàn dân, phát huytính tương trợ cộng đồng, sự đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội Tuynhiên, những quy định trong Bộ luật lao động về loại hình BHXHTN mới chỉ mangtính nguyên tắc chung mà chưa có văn ban cụ thé hướng dẫn thi hành nên BHXHTNchưa được thực hiện trên phạm vi cả nước, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết củađông đảo lực lượng lao động trong xã hội Vì thế, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay cầnđược thực hiện nhanh chóng là ban hành các văn bản pháp luật đề hướng dan cụ thé

loại hình BHXHTN.

1.3.2 Từ ngày ban hành Luật bảo hiểm xã hội (29/6/2006) đến nay

Trước những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với các cam kết củaChính phủ Việt Nam trong việc gia nhập vào WTO về chính sách an sinh xã hội vàvới sự chín muỗi về nhận thức, về điều kiện kinh tế xã hội đất nước, về nhu cầu củađời sống xã hội, ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI, nước ta đã thôngqua Luật bảo hiểm xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 nhưng đối với loại hìnhBHXHTN có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định rõ

về đối tượng tham gia, các chế độ BHXHTN, quỹ BHXHTN, mức đóng phí, mức

hưởng BHXHTN, hồ sơ và thủ tục khi tham gia BHXHTN tai các điều (khoản 5 điều

2, khoản 2 điều 4, điều 5, từ điều 69 đến điều 76, từ điều 98 đến điều 101) Ngoài ra,

đến ngày 28/12/2007 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của LuậtBHXH về BHXHTN được ban hành (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo).

Như vậy, BHXHTN ở Việt Nam đã được quy định cu thé tại văn ban pháp ly

có giá trị cao Tuy nhiên, đây là thời gian để các nhà quan lý BHXHTN chuẩn bị mọiđiều kiện cần thiết cả về vật chất và tinh thần nhằm triển khai loại hình bảo hiểm mới

này thành công trên phạm vi cả nước./.

IG ĐẠA¡ HỌC LUA

r —

| THU VIEN

[PHONG cọc 20911

Trang 23

KET LUAN CHUONG I

Là một chương lý luận với mục đích dẫn nhập dé giải quyết các van dé chonhững chương tiếp theo, chương | nghiên cứu một số van dé lý luận về BHXHTN.Qua đây, có thé rút ra kết luận sau:

I- Việc xem xét khái nệm BHXHTN phải dựa trên những góc độ khác nhau

gồm góc độ kinh tế, chính trị - xã hội, pháp lý dé từ đó chúng ta thấy được ban chất vàdau hiệu cơ bản của BHXHTN, giúp cho các nhà lập pháp và các nhà quản lýBHXHTN thống nhất về mặt phương pháp luận khi xây dựng và hoàn thiện

BHXHTN.

2- Ngoài những nguyên tắc chung, BHXHTN cũng có những nguyên tac riêngbởi xuất phát từ đối tượng tham gia vào loại hình này là những người lao động tựnguyện đóng góp một phan thu nhập của mình vào quỹ BHXHTN theo chế độ tựnguyện Do đó, việc nghiên cứu những nguyên tắc đặc thù của BHXHTN sẽ giúp choviệc đưa ra mức phí, các chế độ hưởng phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội hiện

tại.

3- Qua việc tìm hiểu sơ lược lịch sử pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam, chúng

ta thấy BHXHTN mặc dù đã được quy định trong Bộ luật lao động nhưng chỉ mang

tính nguyên tắc chung và chưa được triển khai trên thực tế, đến ngày 29/6/2006 loại

hình BHXHTN được quy định trong Luật BHXH (có hiệu lực từ ngày 1/1/2008) và

hướng dẫn tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 (có hiệu lực sau 15ngày, kể từ ngày đăng Công báo) Tuy nhiên BHXHTN đã triển khai thực hiện ở một

số địa phương như Nghệ An và đạt được những thành tựu đáng kẻ kích thích ngườilao động tham gia sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Từnhững mô hình thí điểm đó, sẽ cung cấp cho chúng ta bài học kinh nghiệm trong việc

tô chức, quản lý triển khai BHXHTN sắp tới ở Việt Nam Hơn nữa, nhiệm vụ cấpthiết của chúng ta lúc này là cần nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật déhướng dẫn chi tiết loại hình bảo hiểm mới này./

Trang 24

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE

BẢO HIẾM XÃ HỘI TỰ NGUYEN Ở VIỆT NAM2.1 Quy định của Tô chức lao động quốc tế về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tổ chức lao động quốc tế gọi tắt theo tiếng anh là ILO (Intemational Labour

Organization) thành lập vào năm 1919, theo quyết định của Hội nghị hòa bình Pans

Sự ra đời của tô chức lao động quốc tế gan liền với kết thúc chiến tranh thé giới lầnthứ nhất, với sự dau tranh của giai cấp công nhân yêu cau bảo đảm các quyền lợi thiếtthân như việc làm, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội Khi Liên hợp quốc

ra đời vào năm 1945, tô chức ILO trở thành một trong những cơ quan chuyên mônquan trong, bao gồm hau hết các quốc gia trên thé giới tham gia

Mục tiêu của ILO là phan đấu cải thiện điều kiện sống và làm việc thông quacác Công ước lao động quốc tế và khuyến nghị dé ra tiêu chuân tối thiểu trong cáclĩnh vực: tiền công, giờ làm việc, điều kiện tuyên dụng, an ninh xã hội ILO cũng tiến

hành nghiên cứu các hoạt động hợp tác kỹ thuật, kể cả dạy nghề và phát triển quản lý

dé thúc đây dân chủ và nhân quyền, xóa bỏ thất nghiệp và đói nghèo, bảo vệ người lao

động.[3]

Trên cơ sở tập hợp kinh nghiệm thực hiện pháp luật BHXH của các nước, hộinghị của ILO năm 1944 đã kết luận rằng cần phải mở rộng và đa đạng hóa quan niệm

về BHXH bằng việc thông qua khuyến nghị 67 về bảo đảm các phương tiện sinh sống

cho người lao động Khuyến nghị này đưa ra một số nguyên tắc, chủ yếu là khuyến

khích BHXHBB để đảm bảo các phương tiện sinh sống tối thiểu cho những người laođộng trong những trường hợp rủi ro và khuyến khích triển khai cả vấn đề cứu trợ xã

hội nhằm chăm sóc tốt hơn trẻ em mồ côi, người già cô đơn và người tan tật không có

khả năng lao động.[3]

Đứng trước yêu cầu phát triển và hoàn thiện pháp luật về BHXH của nhiềunước và trước sự thúc day của tiến bộ xã hội, ngày 28/6/1952 tổ chức ILO đã thôngqua công ước số 102 về BHXH, trong đó định ra một cơ cấu thống nhất và có phốihợp về BHXH giữa các nước thành viên của ILO Tuy nhiên, Công ước cũng dànhmột số các lựa chọn có tính chất ngoại lệ cho việc vận dụng đối với những nước chưaphát triên về kinh tế và y tế trong một thời gian thích hợp

Công ước số 102 quy định có 9 dạng trợ cấp bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp

ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp, gia đình, thai san,

tàn tật, tử tuất Đối với các thành viên của Công ước ít nhất phải thực hiện được 3 chế

độ trong 9 chế độ đã quy định trên và phải bao gồm ít nhất một trong các dạng trợ cấp

thất nghiệp, tudi già, tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp

tử tuất Công ước khang định phải đối xử bình dang giữa các thành viên trong xã hội,

Trang 25

kế cả người lao động nước ngoài sinh song và lam việc tại quốc gia so tại, coi đây là

nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ Quỹ BHXH được huy động từ sự đóng góp hoặc từ

các nguồn khác nhau như thuế và phải tránh cho người lao động gặp phải những khó

khăn quá lớn về kinh tế Nhà nước có trách nhiệm quản lý chung về BHXH, bảo dam

cân đối tài chính của các dạng trợ cấp Công ước định ra một khung về thời gian trợcap Chăm sóc y tế và trợ cấp ốm đau có thé giới hạn trong 26 tuần; trợ cấp thấtnghiệp giới hạn trong 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là làmcông ăn lương, 26 tuần trong thời kỳ 12 tháng nếu người đó là người thường trú màcác thành viên sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạnquy định; trợ cấp thai sản giới hạn ở mức 12 tuần trừ khi có các quy định khác củapháp luật quốc gia thì có thé được hưởng dài hơn, trợ cấp tuôi gia thì được hưởng đếnchết Để tránh sự lạm dụng khi nhận trợ cấp, Công ước còn định ra thâm niên thamgia BHXH trong các dang trợ cấp ốm dau, thất nghiệp, chăm sóc y tế, thai sản, tuổigià Chang hạn, đối với trợ cấp tuôi già đã có thâm niên có thé là 30 năm làm việc hayđóng góp hoặc 20 năm thường trú, nếu người lao động chỉ có 15 năm làm việc hoặcđóng góp thì hưởng mức thấp hơn nếu có 5 năm đóng góp hay làm việc Còn lại vớitat cả các chế độ trợ khác đều được định ra một thâm niên nhất định tùy thuộc vào quyđịnh của mỗi quốc gia

Đối với việc trả tiền các dang trợ cấp BHXH, theo Công ước có thé bị đình chỉkhi rơi vào các trường hợp sau: Trong thời gian ra nước ngoài hoặc nếu một người cóquyền hưởng một lúc hai dạng trợ cấp (trừ trợ cấp gia đình) thì bị đình chỉ một dạngtrợ cấp thấp hơn hoặc người được trợ cấp dùng cách gian lận dé được trợ cấp hoặc khitrường hợp xảy ra là do lỗi cố ý của người được hưởng trợ cấp Ngoài ra, Công ướccòn quy định quyền kháng cáo, khiếu nại của người được trợ cấp trong trường hợp bị

từ chối trợ cấp hoặc về chất lượng hay số lượng của trợ cấp.[25]

Với việc quy định các dạng trợ cấp BHXH, cũng như các mức trợ cấp, cách

thức đóng BHXH, cách thức chi trả trợ cấp, Công ước 102 được coi là “Điều lệ mẫu”

về bảo hiểm xã hội dé các thành viên của ILO có thé áp dụng

Do sự mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước và nhu cầu bảo đảm cho một sốđối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nên tiếp sau Công ước số 102, ILO bổ sung thêmmột số Công ước và khuyến nghị về BHXH như Công ước số 118 (năm 1962) về đối

xử bình đăng về bảo đảm xã hội đối với kiều dân và người trong nước; Khuyến nghị

số 121 (năm 1964) về trợ cấp trong những trường hợp bị tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp; Công ước số 128 (năm 1967) về trợ cấp lúc tàn tật, tuổi già; Công ước

số 130 và khuyến nghị số 134 (năm 1969) về chăm sóc y tế va trợ cấp lúc ốm đau;Công ước số 157 (năm 1982) và khuyến nghị số 167 (năm 1983) về bảo lưu các quyền

về BHXH.[3,tr.50]

Trang 26

Nhu vay, BHXH tu ché chi la những quy định riêng lẻ của một nước cụ the.

dần dân cùng với sự phát triển của xã hội, những quy định này đã được bé sung va

hoàn thiện, được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới Từ chỗ là vấn đề của cộng đồng

trong phạm vi nhỏ hẹp, từng quốc gia, BHXH đã trở thành vấn đề của pháp luật quốc

tế, trở thành nội dung của quyền con người

Đối với hình thức BHXHTN không phải quốc gia nào cũng tiên hành Tuynhiên, ở hau hết các quốc gia có hình thức BHXHTN đều thực hiện trên cơ sở nền

tảng của BHXHBB Việc xác định chế độ BHXHTN được các quốc gia tính toán rất

cụ thé Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà BHXHTN sẽ thực hiện cácchế độ khác nhau Đây là hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt ở các nước có nềnkinh tế phát triển như Nhật, Cộng hòa liên bang Đức, Singapore Diém mau chốt

trong thực hiện hình thức BHXH này là những người tham gia BHXHBB có mức thu

nhập bình quân (được tính toán) theo quy định có thé tham gia BHXH bé sung tựnguyện dé có mức trợ cấp cao hơn khi về hưu

Tính đến tháng 5 năm 1998, số thành viên ILO là 173 nước và Việt Nam đã gianhập tổ chức ILO ngày 26/1/1980, đến năm 1983 vì nhiều lý do Việt Nam đã ngừng

các hoạt động trong tô chức ILO Tháng 5 năm 1992, do tình hình có nhiều biếnchuyên Việt Nam đã thông báo tiếp tục hoạt động trở lại vào tháng 6 năm 1992 Trên

thực tế kể từ năm 1990, ILO đã hoạt động trở lại ở Việt Nam vào thời điểm triển khai

dự án ban hành Bộ luật lao động với sự phối hợp của Bộ lao động thương binh và xãhội Bộ luật lao động đầu tiên đã được soạn thảo với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO vàđược Quốc hội phê duyệt năm 1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 Ké từ khi trở lại là

thành viên của ILO từ năm 1992 đến nay, Việt Nam dã phê chuẩn 15 Công ước trêntổng số 196 Công ước của tô chức này Tuy nhiên, do điều kiện thực tế của nước ta

mà chúng ta chưa đủ điều kiện phê chuẩn Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu

Trong 9 chế độ trợ cấp quy định trong Công ước số 102, Việt Nam mới thực hiện 6chế độ trợ cấp BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiỆp, y tế, hưutrí, tử tuất), còn thiếu 3 chế độ đó là tàn tật, gia đình và trợ cấp thất nghiép[37,tr.40].Các chế độ BHXH nói trên có thể được tổ chức thực hiện thông qua hai hình thức: bắtbuộc va tự nguyện Loại hình BHXHTN tương đối phức tạp, khó tổ chức thực hiện do

đó phải dựa trên cơ sở của BHXHBB, tận dụng kinh nghiệm của BHXHBB để tiến

hành.

Thực tiễn BHXHTN cho thấy, ở hau hết các quốc gia trên thế giới hiện nay chithực hiện các chế độ dài hạn là hưu trí, tử tuất Các chế độ BHXH ngăn hạn khó ápdụng bởi xuất phát từ đặc điểm khá phức tạp về đối tượng tham gia của loại hình baohiểm này nên bước đầu Việt Nam cũng chỉ thực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất.Luật BHXH Việt Nam đã quy định về hình thức bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ

Trang 27

thang | năm 2009, do đó đến năm 2009 Việt Nam đã tham gia tiếp một chế độ nữacủa Công ước số 102 là trợ cấp thất nghiệp.

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật

BHXH, các quy định của pháp luật quốc tế cũng như kinh nghiệm thực hiện pháp luật

BHXH ở các nước là rất có ý nghĩa Trong só các quy định và thông lệ quốc tế vềBHXH, có nhiều nội dung hội tụ bản sắc văn hóa, trình độ văn minh của nhân loại khátương đồng với những suy nghĩ và mong muốn của chúng ta Vấn đề này giúp chúng

ta nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật BHXH Việt Nam, đặc biệt là hình thứcBHXHTN sắp triển khai

2.2 Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội tựnguyện ở Việt Nam

2.2.1 Các chủ thể tham gia BHXHTN

Trong BHXHTN bao giờ cũng có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về trách

nhiệm phải BHXH và quyền lợi được hưởng các trợ cấp BHXH cho người lao động.Mối quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên đó là:

Bên thực hiện BHXHTN, bên tham gia BHXHTN, bên được BHXHTN

a) Bên thực hiện BHXHTN

Ở một số nước, bên thực hiện BHXH có thé là tổ chức BHXH do Nhà nước

thành lập hay là do các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tư nhập lập ra theo quy địnhcủa pháp luật Hoạt động của tổ chức thực hiện BHXH được Nhà nước kiểm tra, giámsát chặt chẽ.

Ví dụ: Ở Nhật Bản: Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan trung ương, 47

cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phòng chi nhánh BHXH, có trách nhiệm

quản lý và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế (trừ bảo hiểm y tế của hiệp hội và bảo hiểm

y tế quốc gia) và các chế độ bảo hiểm hưu trí Các quỹ bảo hiểm y tế của các hiệp hội

do các hiệp hội, bảo hiểm y tế quốc gia do chính quyền địa phương thực hiện theo luật

định.[27]

Còn ở Việt Nam, điểm lại những chính sách bảo hiểm mang tính xã hội nhữngnăm qua cho thấy, chúng ta đã áp dụng thí điểm mô hình BHXHTN tại các hợp tác xãtiêu, thủ công nghiệp và BHXHTN cho nông dân:

Đối với Hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp: Ngày 15/11/1982 Liên hiệp Hợp tác

xã tiêu, thủ công nghiệp Trung ương ra Quyết định số 292/BCN-LĐ ban hành kèm

theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với các xã viên các hợp tác xã và các

tô hợp sản xuất tiểu, thủ công nghiệp quy định bên tô chức quản lý thực hiện chế độ

BHXH cho ngành tiểu, thủ công nghiệp chính là Liên minh hợp tác xã tỉnh, thành

phố, hợp tác xã, liên hiệp xã trung ương.[39,tr.36]

Trang 28

Đối với Hợp tác xã nông nghiệp: Bên thực hiện BHXHTN chính là Hội nông

dân Việt Nam và các chi hội nông dân (mỗi chi hội có từ 30 đến 50 chủ hộ gia đình)

[39.tr.38] Tại tinh Nghệ An (theo Quyết định số 32/2001/QD-UB ký ngày 10/4/2001)

vẻ việc ban hành Điều lệ BHXHND có quy định co quan quản ly BHXHND Nghệ An

là một đơn vị sự nghiệp có thu, có con dau và tài khoản néng, được tô chức thành hệ

thong BHXHND 3 cấp: tỉnh, huyện, xã (Điều 3) [50] Mac dù có thé nói BHXHND

Nghệ An được tiến hành có bài bản hơn kể từ khâu ban hành chính sách đến tổ chức

thực hiện nhưng đến nay người thực hiện BHXHTN vẫn không do cơ quan chuyêntrách về BHXH tiến hành Việc tổ chức thực hiện chưa có một quy chế, chưa có sựphân định rõ ràng về trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể

thực hiện.

Tại điều 150 Bộ luật lao động năm 1994 và sửa đổi bé sung năm 2002, điều 11-13-14-15-16 chương II quy chế tô chức và hoạt động của BHXH Việt Nam banhành kèm theo Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 và chương VII Luật BHXHnăm 2006 đều quy định rõ: Bên thực hiện BHXHTN là cơ quan BHXH do Nhà nướcthành lập Cơ quan BHXH là một tô chức sự nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng

6-khắp trên phạm vi cả nước, là cơ quan có chức năng vai trò quan trọng trong hệ thống

cơ quan Nhà nước Cơ quan BHXH là một tô chức sự nghiệp phục vụ lợi ích công, có

tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng Cơ quan BHXH có chứcnăng quản lý, tô chức thực hiện BHXHTN Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm tô chứcthu BHXHTN và phân bỗ phí BHXH vào các quỹ tài chính tập trung để chi trả chocác chế độ BHXHTN, đồng thời là cơ quan có chức năng quan trọng trong việc quản

lý quỹ BHXHTN; Cơ quan BHXH tổ chức việc chi tra đầy đủ, thuận tiện và đúng thờihạn các khoản trợ cấp BHXHTN cho người tham gia khi có đủ điều kiện hưởng Bêncạnh đó, còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức các dự án và biệnpháp dé bảo tồn và tăng trưởng quỹ, tiễn hành kiểm tra thanh tra việc thực hiện các

chế độ chính sách BHXHTN, đảm bao cho nó thực sự là chính sách ưu việt của Nha

nước.

Như vậy, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của thế giới cùng với kinh

nghiệm lâu đời của BHXHBB thì Bên thực hiện BHXHTN phải là cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhànước về việc thực hiện BHXH đối với mọi người lao động theo quy định của phápluật đồng thời nó phải chịu trách nhiệm về vật chất và tài chính đối với người đượcbảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

b) Bên tham gia BHXHTN

Ở một số nước trên thé giới, bên tham gia BHXH có thê là người sử dụng laođộng, người lao động và trong chừng mực nhất định nào đó có thể là Nhà nước (một

Trang 29

số đôi tượng đặc biệt là lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, chức

vụ dân cử).

Vị dụ: Ở Nhật Bản, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đãđược hình thành Trong tổng số 69,89 triệu người được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 là

lao động cá thé, nông dân, người không có việc làm, sinh viên tham gia chế độ hưu

trí quốc gia gồm 22,37 triệu người Nhóm 2 là lao động trong khu vực tư nhân và Nhànước tham gia chế độ hưu trí cho người lao động gồm 36,28 triệu người Nhóm 3 làngười ăn theo như vợ (chồng) sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm

2, tham gia chế độ hưu trí quốc gia gồm 11,24 triệu người.[27]

Ở Đức: quy định những người tham gia BHXHTN bên cạnh bảo hiểm theopháp luật đó là những người thực hiện một hoạt động độc lập có thể đề nghị được

tham gia chế độ bảo hiểm tuổi già theo pháp luật với điều kiện đã làm việc không ít

hơn 5 năm Trong trường hợp này, họ hưởng cùng chế độ như người làm công ănluong.[48]

Ở Ba Lan: quy định những người không đáp ứng được các điều kiện đối với

BHXHBB đó là người làm việc ở trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thé thiđược BHXHTN [48].

Còn ở Việt Nam, chúng ta tiếp tục xem thực tế mô hình thi điểm BHXHTN taiHợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp:

Đối với hợp tác xã tiêu, thủ công nghiệp: Từ năm 1975 ngành tiểu thủ côngnghiệp đã được thực hiện thí điểm ở thị xã Thanh Hóa và một số tỉnh khác, sau đó rútkinh nghiệm để triển khai ở diện rộng hơn, tính đến 30/6/1988 cả nước đã có 3982hợp tác xã so với 360.483 xã viên tham gia BHXH Ngoài ra, còn có gần 21.000 laođộng làm việc trong các té hợp tác ngành nay đã tham gia BHXH.[39,tr.36]

Đối với hợp tác xã nông nghiệp: Ở một số địa phương đã xây dựng cho mìnhbản điều lệ riêng, điển hình như ở Nghệ An: tại điều 3 của bản Điều lệ BHXHND năm

2001 quy định “Đối tượng tham gia BHXHND là những người trong độ tuổi lao động

ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ và lao động trong các hợp tác xã , doanh nghiệp tư nhân dưới 10 lao động va

các đối tượng khác (không thuộc đối tượng BHXHBB) thường trú tại Nghệ An tự

nguyện tham gia đóng BHXHND” [50] Thực tế qua thí điểm BHXHTN tại 5 tinh,

thành phố như Hà Tây, Hà Bắc, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh cho thấy: Hội nông dân

các tỉnh này đã xây dựng quỹ hưu nông dân ở 28 huyện với 482 xã, trong đó có121.248 người tham gia [23.tr.30] Riêng ở Nghệ An, sau 8 năm triển khai, đến nay đã

có 314 xã, phường, thị trần trong phạm vi 11 huyện, thành phó, thị xã thực hiệnBHXHND và trong số gần 90.000 người đã mua số BHXHND thì các huyện Quỳnh

Lưu, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành, có số người tham gia từ một vạn người trở

Trang 30

lên, đối với xã Quỳnh Văn có 976 người, Diễn Hồng có 635 người, Diễn Phong có

607 người, Tây Hiếu có 517 người và 275 đơn vị có từ 201 đến 500 người, 38 đơn vị

có 101 đến 200 người, 29 đơn vị có 100 người tham gia BHXHND [4]

Tai khoản 2 điều 141 Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bd sung năm 2002

quy định: "Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới

ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao

động trả theo quy định của Chính phủ, dé người lao động tham gia BHXH theo loại

hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm Khi hết hạn hợp đồng lao động mà ngườilao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới, thi áp đụng chế độ BHXH batbuộc theo khoản 1 Điều này ” Còn trong khoản 5 điều 2 luật BHXH năm 2006 quy

định: “ Người tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam trong độ tuôi lao động,

không thuộc diện quy định tại khoản | điều này”(ở khoản 1 quy định đối tượng thamgia BHXHBB) va tại điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điềucủa Luật BHXH về BHXHTN quy định người tham gia BHXH gồm: Người lao độnglàm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; Cán bộ không chuyêntrách cấp xã; Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xãviên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

Người lao động tự tạo việc làm; Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài

mà trước đó chưa tham gia BHXHBB hoặc đã nhận BHXH một lần; Người tham gia

khác.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong gần 42 triệu lao động Việt Nam chỉ

có 11 triệu lao động thuộc BHXHBB, còn lại 31 triệu người lao động chưa tham gia

BHXH [7] Do đó, để có căn cứ xây dựng các chế độ BHXHTN phù hợp với nhu cầu

va khả năng đóng góp của người tham gia BHXHTN thì chúng ta cần phải nghiên cứuđặc điểm của từng loại đối tượng, tính chất và mức độ thu nhập của từng loại hình laođộng cụ thể là:

Đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp có quan hệ lao động không

thuộc đối tượng tham gia BHXHBB và lao động làm việc theo hợp đồng lao động cóthời hạn đưới 3 tháng thì thu nhập tương đối ôn định

Đối với lao động tiểu thủ công nghiệp (không có quan hệ lao động) thì do họ

sống ở thành phó, thị xã, nông thôn và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên

có thu nhập cũng tương đối ôn định Thậm chí, nhiều đơn vị có thu nhập tương đươngvới thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước Theo điều tra của Viện

khoa học lao động và các vấn đề xã hội năm 1996 thì tổng số lao động tiêu thủ công

nghiệp trong toàn quốc có khoảng 2,1 triệu người và có đơn vị thu nhập bình quân củangười lao động tới 500.000 đồng/tháng [51]

Đối với lao động làm nghề buôn bán dịch vụ thì chủ yếu họ sống ở thành phố,

thị xã và ước tính có khoảng trên 2 triệu người Đây là đối tượng lao động tự do nên

Trang 31

thu nhập cũng không ôn định và thu nhập bình quân là 480.000 đồng/người/tháng

[51].

Chiém ty trọng cao nhất trong tổng số lao động nước ta là lao động nông

nghiệp có khoảng 27 triệu người trong độ tuôi lao động đang làm việc ở những lĩnhvực nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp Đây là đối tượng có thu nhập thấp và mức

độ tăng chậm Theo điều tra của một số cơ quan thì thu nhập bình quân gần 300.000đồng/người/tháng với 60% là thu nhập từ các việc làm phụ, còn thu nhập chính là

nông nghiệp với mức bình quân 30kg thóc/tháng tương đương 100.000 đồng [51]

Đối với lao động khác thì lực lượng này chỉ chiếm khoảng | triệu người Dođặc điểm, tính chất công việc của đối tượng này là tương đối phức tạp, không có tính

hệ thống, thu nhập không ôn định, đa dang nghé nghiệp, thường xuyên di chuyền nênviệc tô chức cho họ tham gia BHXHTN là rất khó khăn [51]

Qua những quy định trên, chúng ta thấy bên tham gia BHXHTN sẽ là những

người không thuộc diện BHXHBB Đó là người đóng phí vào quỹ BHXHTN do Nhà

nước quản lý dé bảo hiểm cho minh hay cho người khác theo quy định của pháp luật

Vai trò tham gia của người lao động chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và chủ yếu trong

cơ cầu thành phần tham gia BHXHTN Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng tham giaBHXHTN là làm việc ở những khu vực hầu như không có quan hệ lao động nên việctham gia BHXHTN của người sử dụng lao động hầu như không có Bên cạnh đó,trong chừng mực nhất định, có thể có sự tham gia của Nhà nước nhằm mục đích bảo

vệ lực lượng lao động trong xã hội, góp phần ôn định cuộc sống cho người lao động,thúc day sự phát triển kinh tế

c) Bên được BHXHTN

Bên được BHXHTN là người lao động hoặc thành viên của gia đình họ khi

thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của BHXHTN theo quy định của pháp luật Khi đápứng day đủ các điều kiện BHXHTN, người được BHXHTN sẽ được quỹ BHXHTNchỉ trả số tiền bảo hiểm

Chúng ta sẽ xem qua ở một trong nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa liênbang Đức: Với bảo hiểm hưu trí, nhìn chung tat cả những người trên 16 tuổi thườngtrú ở Đức va không thuộc diện BHXHBB có thé được hưởng BHXHTN.[48]

Còn ở Việt Nam, chúng ta đã tiến hành thí điểm mô hình BHXHTN tại các hợptác xã tiêu thủ công nghiệp, nông nghiệp cho thấy: Chính các thành viên tham gia lànhững xã viên hợp tác xã và các tổ hợp tác sản xuất, tiêu thủ công nghiệp, người nông

dân cùng với thành viên của gia đình họ được hưởng BHXHTN.

Tại khoản 5 điều 2 Luật BHXH và điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP đãquy định đối tượng tham gia BHXHTN, vậy chính đối tượng tham gia đó cùng với các

thành viên trong gia đình họ sẽ được hưởng BHXHTN.

Trang 32

Tom lại, các bên tham gia quan hệ BHXH có mối quan hệ mật thiết với nhau.Việc thực hiện quyên và nghĩa vụ của các bên được đặt trong mối liên hệ thong nhất.

2.2.2 Doi tượng của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Cũng giống như BHXHBB, đổi tượng của BHXHTN chính là thu nhập từ lao

động của người tham gia bảo hiểm Mức thu nhập được bảo hiểm là mức tiền lương

hoặc một mức thu nhập bằng tiền nào đó do Nhà nước quy định Trên cơ sở mứcsống, mức thu nhập bình quân thực tế của đại đa số người lao động và mức thu nhập

quốc dân bình quân đầu người mà Nhà nước đặt ra các mức thu nhập được bảo hiểmkhác nhau.

Ở một trong nhiều nước trên thế giới như Singapore thì người lao động phảiđóng tiền vào một quỹ có tên là Quỹ bảo hiểm xã hội trung ương Hàng tháng, tất cảngười sử dụng lao động đều phải nộp vào tài khoản của từng người lao động theo tỷ lệquy định Người lao động có thể được phép đóng khoản tiền đó theo chu kỳ khácnhưng không quá 6 tháng nếu được co quan quản lý quỹ BHXH Trung ương chophép Theo điều 13B khoản 1,2 đạo luật về quỹ BHXH Trung ương quy định: “Một

công dân Singapore hay một người cư trú tại Singapore không thuộc diện phải đóng

quỹ có thé tự nguyện đóng quỹ theo cách thức mà Bộ trưởng quy định Sở có tráchnhiệm chuyên toàn bộ số tiền được đóng theo quy định trên đây vào tài khoản thôngthường, tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản y tế theo hướng dẫn của Bộ trưởng Số tiền

tự nguyện đóng quỹ này không được vượt quá 28.800 $ trong mỗi năm” Tại điều 7khoản 4 đạo luật về quỹ BHXH Trung ương còn quy định việc đóng góp thêm củangười lao động như sau: “Người lao động có thê tự nguyện đóng quỹ một khoản tiềnthêm Trong trường hợp người lao động muốn đóng nhiều hơn so với tỷ lệ quy địnhthì phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động Khi đó, người sử dụng

lao động sẽ tự động khấu trừ vào lương tháng của người lao động khoản thêm đó vàdùng số tiền khấu trừ vào lương tháng thêm này đóng vào quỹ cho người lao động.Người sử dụng lao động cũng có quyền tự nguyện đóng thêm cho người lao động Cáckhoản tiền tự nguyện đóng thêm này cũng không được vượt quá 28.800$ trong mỗinăm” Những người lao động Singapore có mức tiền lương trong một tháng như nhaunhưng ở độ tuôi khác nhau thì tỷ lệ đóng BHXH khác nhau Ví dụ: với mức tiền lươngtrong một tháng là 750$ thì người lao động dưới 50 tuổi phải đóng 0.6% chênh lệchgiữa lương và 500$, còn người lao động từ 50-55 tuổi phải đóng 0.57% chênh lệch

giữa lương và 500$ Nhìn chung, việc đóng góp BHXH ở Singapore được quy định

thoáng, rộng rãi nhưng van rất day đủ, cụ thé, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp

luật.[ 16]

Còn đối với Việt Nam, nhìn lại mô hình thí diém BHXHTN trong những năm

qua cho thấy:

Trang 33

Ở hợp tác xã tiêu, thủ công nghiệp: xã viên hợp tác xã đóng góp một lần ban

đầu băng 1 tháng tiền công, hợp tác xã trích hàng tháng 8% tổng quỹ tiền công dé chitrả chế độ BHXH mà các hợp tác xã thực hiện [39,tr.36]

Ở hợp tác xã nông nghiệp: Qua khảo sát ở một số vùng có thu nhập khá như xãVân Tảo (Thường Tín, Hà Tây) và nhiều xã ở Phú Xuyên (Hà Tây) thì chủ yếu nôngdân tự nguyện tham gia xây dựng bằng cách những người trẻ thì đóng nhiều lần, cácngười già thì đóng ít lần hơn hoặc đóng nhiều lần nhưng tổng số thóc đóng góp củangười trẻ và người già là bằng nhau [39.tr.37] Còn ở Nghệ An, tại khoản 1 điều 8 củabản Điều lệ BHXHND năm 2001 quy định: “Mức đóng BHXHND tối thiểu là 10.000đồng/tháng, không hạn chế mức đóng tối đa Mức đóng tối thiểu được thay đổi khi có

sự biến động về gia cả tăng trên 10%” [50]; Cũng theo nguồn báo Nghệ An ngày

28/7/2006 đưa ra:mức đóng BHXHND ở Nghệ An có xu hướng ngày càng tăng như

năm 2003 bình quân 28.000đồng/người/tháng thì đến quý Ì năm 2006 là 47.000

đồng/người/tháng, đặc biệt ở xã Nghi Xuân có mức đóng bình quân là 65.000

đồng/người/tháng [4].

Như vậy, mô hình thí điểm BHXHTN cũng lẫy mức thu nhập được bảo hiểm là:mức thu nhập bằng tiền hay thóc quy đổi ra tiền để đóng phí bảo hiểm Tuy nhiên,

¡mức thu nhập như trên chi dựa vào thu nhập của từng cá nhân người lao động và quỹ

¡tiền lương của đơn vị kinh tế mà không dựa vào mức thu nhập cơ bản được cân đối

(chung trên góc độ sản xuất, phân phối thu nhập và mức độ của toàn bộ nền kinh tế

( quốc dân.

Tại khoản 2 điều 5 và khoản 1 điều 100 của Luật BHXH đã quy định đối tượng

‘cua BHXHTN như sau: “ Mức đóng BHXHTN được tính trên cơ sở mức thu nhập do

¡người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tốitthiểu chung” và “ Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa

‹chọn đóng BHXH; từ năm 2010 trở di, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khicđạt mức đóng là 2% Mức thu nhập làm cơ sở dé tinh đóng BHXH được thay đổi tùy

ttheo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tốitthiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung”

Từ những quy định ở trên chúng ta thấy, đối tượng bảo hiểm của BHXHTN ở

‘Singapore có điểm vượt trội hơn so với Việt Nam bởi lẽ ở Singapore mức đóng phi

kkhông chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào tuổi tác và người lao động

‘Singapore còn được phép đóng thêm phi bảo hiểm, trong khi đó ở Việt Nam, mức

cđóng phí chi phụ thuộc vào thu nhập chưa quy định mức đóng góp thêm của người

Ilao động Do đó, việc xác định đối tượng BHXHTN là van đề phức tạp cần phải được

¡nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trang 34

2.2.3 Các chế độ bao hiểm xã hội tự nguyện

Ở các quốc gia trên thé giới, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗinước mà việc xác định chế độ BHXHTN sẽ được mỗi quốc gia tính toán cụ thể, chỉtiết Thực tế hiện nay, ở hầu hết các quốc gia chỉ thực hiện chế độ BHXHTN là chế độ

dài hạn như hưu trí, tử tuất còn các chế độ BHXH ngắn hạn hau như khó áp dụng bởi

xuất phát từ đặc điểm khá phức tạp vẻ đối tượng tham gia của loại hình BHXHTN

Ví dụ: O Nhật Bản, các chế độ BHXH bao gồm hai phan là BHXH (hưu trí, ytế) và bảo hiểm lao động (việc làm, bồi thường, tai nạn cho người lao động) Trongchế độ hưu trí Nhà nước của Nhật Bản được chia ra làm 2 loại chính : Một là, chế độbảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng cho công dân Nhật Bản tuôi từ 20 đến dưới 60 tuổi

và thực hiện tự nguyện cho ngưởi dan Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi,

ở nước ngoài từ 20 đến đưới 65 tuổi Hai là, chế độ hưu trí cho người lao động thựchiện đối với người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộcChính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư Nói đếnphúc lợi ở Nhật Bản chúng ta thây: số người hưởng phúc lợi là 30,76 triệu người với

số tiền là 42,322 nghìn tỷ yên Người tham gia theo quy định sẽ được nhận lương hưu

cơ bản khi 65 tuổi với thời gian tham gia bảo hiểm từ 25 năm trở lên, người tham gia

bảo hiểm có thé nhận lương hưu sớm từ 60 đến 64 tudi nhưng mức lương hưu sẽ bị

giảm di bằng 0,5% nhân với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại néu nhận lươnghưu muộn từ 66 đến 70 tuổi mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số thángnhận muộn Các chế độ trợ cấp khi tham gia bảo hiểm hưu trí gồm: lương hưu, trợ cấpthương tật, trợ cấp tuất Với các đối tượng thuộc nhóm | và 3 được nhận trợ cấp lươnghưu cơ bản, trợ cấp thương tật cơ bản và trợ cấp tuất cơ bản Trợ cấp thương tật, trợcấp tuất được tính trên cơ sở lương cơ bản và chia làm nhiều mức Người lao độngtham gia chế độ bảo hiểm cho người lao động sẽ được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản

và lương hưu tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm Từ tháng 4/2002 lương hưu cơbản cho người có thời gian tham gia bảo hiểm 40 năm là 66.208 yên/tháng [27] Quađây, chúng ta thấy, ở Nhật Bản việc quy định chế độ bảo hiểm hưu trí (cả bắt buộc và

tự nguyện) rất chỉ tiết và áp dụng cho mọi đối tượng tham gia với mức đóng cao thì

phúc lợi được hưởng sẽ cao.

Còn ở Việt Nam, trong khi chế độ BHXHBB được quy định từ rất lâu, gồm cácchế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất thì

ngược lại chế độ BHXHTN mới được quy định tại Luật BHXH năm 2006 gồm hai

chế độ là hưu trí và tử tuất cụ thể như sau:

Thứ nhất là chế độ hưu trí: Tùy thuộc vào tuôi đời và thời gian đóng bảo hiểm

xã hội mà người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hằng tháng hay chế độbảo hiểm hưu trí một lần

Trang 35

Ở chế độ bảo hiểm hưu trí hang tháng: Trước hết, điều kiện và mức hưởnglương hưu là : Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi va đủ 20 năm đóng BHXH trở lên Saukhi đã thỏa mãn được hai điều kiện ở trên thì họ sẽ được hưởng mức lương hưu là45% mức binh quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH

và cứ thêm mỗi năm đóng BHXH nữa thi được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối

với nữ, mức tối đa bang 75% Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tinh

bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian và thunhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóngBHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từngthời kỳ theo quy định của Chính phủ Tiếp theo là các quyền lợi khác của người lao

động hưởng lương hưu hằng tháng gồm : người lao động đã đóng BHXH trên 30 nămđối với nam, trên 20 năm đối với nữ, khi nghi hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng

trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kẻ từ năm

thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 đối với nữ và cứ mỗi năm đóng BHXH thì

được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH Quy định này

đã đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc

phân phối theo lao động Ngoài ra, người lao động hưởng lương hưu hang tháng cònđược bảo hiểm y tế do quỹ BHXHTN chỉ trả và khi người lao động chết thì gia đình

của họ còn được hưởng chế độ tử tuất

Ở chế độ bảo hiểm hưu trí một lần: Đối với những người lao động khi nghỉ việckhông đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiém hoặc cả hai để hưởng chế độ

hưu trí hằng tháng thì tùy từng trường hợp mà họ được hưởng BHXH một lần, đượcchờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng hoặc được bảo

lưu thời gian đóng BHXH để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng BHXH Điều này

không chi phụ thuộc vào tudi đời, thời gian đóng BHXH của người lao động mà concăn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ Pháp luật quy định: người lao động có

tuổi đời là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, trừ trườnghợp quy định về việc đóng tiếp BHXH hoặc người không tiếp tục đóng BHXH và cóyêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc người ra nướcngoài dé định cư thì sẽ được hưởng BHXH một lần Mức hưởng BHXH một lần đượctính theo số năm đã đóng BHXH và cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân

thu nhập tháng đóng BHXH Ngoài ra, pháp luật còn quy định: người lao động đã đủ

tuổi nghỉ hưu là nam đủ 60 tudi, nữ đủ 55 tuôi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếukhông quá 5 năm so với quy định là phải đủ 20 năm đóng BHXH thì được đóng tiếp

cho đủ 20 năm dé hưởng lương hưu hang tháng Còn những người lao động nghỉ việc

nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu như trên hoặc chưa nhận BHXH mộtlần thì được cấp số BHXH và bảo lưu thời gian đóng BHXH dé đến khi có điều kiệnthì tiếp tục đóng BHXH Như vậy, có thể thấy chế độ hưu trí một lần hiện nay được

Trang 36

pháp luật quy định hết sức linh hoạt Tùy từng trường hợp, tùy từng điều kiện và tuy

thuộc vào nguyện vọng của chính ban thân người lao động mà từ đó cơ quan BHXH

giải quyết quyên lợi cho người lao động trên cơ sở các quy định của pháp luật Điềunay không những dam bảo quyên lợi người tham gia BHXHTN mà còn duy trì nguồnquỹ bảo hiểm hưu trí ở mức hợp lý

Thứ hai là chế độ tử tuất gom : Chế độ chi phí cho người lao động chết và chế

thời kỳ mà không cần phải sửa đổi lại các quy định của pháp luật

Tiếp theo là chế độ tiền tuất, đây là chế độ trợ cấp cho thân nhân của ngườitham gia bảo hiểm khi họ chết Theo pháp luật hiện hành, người lao động đang đóng

BHXH, người đang bảo lưu thời gian BHXH, người đang hưởng lương hưu mà chết

thi thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất một lần Đối với những người đang đóngBHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chết thì mức trợ cấp sẽ được tính theo

số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhậptháng đóng BHXH Còn đối với người hưởng lương hưu mà chết thì mức trợ cấp đượctính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưuthì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu chết vào những tháng sau đó thì cứhưởng thêm 1 tháng lương hưu mức trợ cấp sẽ giảm đi 0,5 tháng lương hưu

Bên cạnh việc quy định tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đổi vớingười lao động có thời gian tham gia liên tục ở BHXHTN thì pháp luật còn quy định trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXHBB sau đó đóng BHXHTN Theo Luật BHXH, người lao động đóng BHXHBB sau đó đóng BHXHTN thì thời gian

đóng BHXHBB được cộng với thời gian đóng BHXHTN để làm cơ sở tính hưởng chế

Trang 37

điều lệ BHXHND Nghệ An năm 2001 quy định chế độ hưởng BHXHND bao gồmchế độ hưu (điều 13), chế độ trợ cấp một lần (điều 14), chế độ tử tuất (điều 15).

Vi dụ: ở chế độ hưu tại khoản | điều 13 quy định như sau: “Người tham giaBHXHND được nhận trợ cấp hàng tháng cho đến khi chết khi có 2 điều kiện sau: nam

đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tudi và có tối thiểu 240 tháng đóng BHXHND" [42] Đến ngày

30/6/2006 toàn tỉnh Nghệ An có 308/327 xã đã triển khai cấp sô BHXH cho gan 9000

nông dân với số tiền trên 97 tỷ đồng Đến nay BHXHND Nghệ An đã trả lương hưu

cho 55 người, chi trả chế độ trợ cấp một lần cho 2272 người Tổng số tiền chi trả trợcap BHXHND là 2233 triệu đồng [4]

Qua việc áp dụng kinh nghiệm một số nước trên thé giới như Nhật Bản và cùngvới mô hình thí điểm BHXHTN thành công, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽnghiên cứu nhiều chế độ BHXHTN hơn nữa dé phù hop với điều kiện kinh tế nước

nhà.

2.2.4 Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo nghĩa rộng: Quỹ BHXH là tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn

những nhu cầu phát sinh về BHXH trên cơ sở sự đóng góp của người tham gia BHXH

cụ thể là các khoản dự trữ vẻ tài chính và các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho

quỹ BHXH.

Theo nghĩa hẹp: Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của người

tham gia BHXH, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chỉ trả cho người đượcBHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao

động hoặc mắt việc làm

Như vậy, cũng giống như BHXHBB thì quỹ BHXHTN là một quỹ tiền tệ tậptrung được sử dụng dé bù đắp hoặc thay thé thu nhập cho người lao động khi họ gặpphải những biến cố, rủi ro nhằm đảm bảo đời sống cho bản thân và gia đình người laođộng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước QuỹBHXHTN được đề cập đến bốn vấn đề: Nguồn hình thành quỹ, nguồn chi quỹ, cơ chếlập quỹ, cơ chế quản lý quỹ

a) Nguôn hình thành quỹ:

Ở Nhật Bản, nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ sự đóng góp của người tham

gia, người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước Ngân sách Nhànước đang tài trợ 1/3 chỉ phí lương hưu cơ bản và dự kiến sẽ tăng lên 1⁄2 vào năm 2009

[27]

Còn Việt Nam, theo điều 98 Luật BHXH nguồn hình thành quỹ bao gồm:người lao động tham gia BHXHTN, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ, hỗ trợcủa Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w