Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế phải luôn được hoàn thiện và phát triển trên cơ sở có sự kế thừa và phát huy bản chất truyền th
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIEN
FS Lé Mai Anh - Dai hoe Ludt Fa Wi
FS Wyuyén Minh Doan - Dai học Luadt 26à (2(ộôi
TFS Wyguyén Chị 20ồi - Dai học Luat Fa Wi
FS Lé Quong Long - Dai học Luadt Fa Wei
ThS ((guuên Oan Wam - Dai học Ludt Fa Wéi
DGS FS Ghai Oinh Ghang - Dai học Luat Ha (Xôi
GhS (Đăng Minh Gudn - Khoa Ludt Dai học quốc gia Fa Wéi ThS Wyguyén Minh Quán - Khoa Luat Dai học quốc gia Fa Wi
HÀ NỘI - 2005
Trang 2CÁ: NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỜI KY DO! MỚI VÀ HỘI NHẬP QUOC TẾ
kkkMUC LUC
Phần thrnhat | BAO CAO TONG QUAN 3
Phản ththai | BAO CÁO CHUYEN ĐỀ 33
Chuyêr đề I Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc pháp luật 34
Chuyên đề II Khái niệm và đặc điểm của nguyên tắc pháp luật xã hội | 51
chủ nghia
Chuyên đề II | Các nguyên tac của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt| 65
Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyênđẻ IV | Những ảnh hưởng của quá trình mở cửa, hội nhập va, 89
toàn cầu hoá đối với các nguyên tắc pháp luật Việt Nam
Chuyên đề V Các nguyên tắc kinh tế của pháp luật xã hội chủ nghĩa | 103
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyéndé VỊ | Các nguyên tắc chính trị của pháp luật xã hội chủ nghĩa | 120
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyéndé VII | Các nguyên tac xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa | 136
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyên đề VIII | Các nguyên tắc đạo đức của pháp luật xã hội chủ nghia| 154
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyên đề IX Các nguyên tắc tư tưởng của pháp luật xã hội chủ nghĩa | 170
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chuyên đề X Các nguyên tắc pháp lý của pháp luật xã hội chủ nghĩa| 183
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
ChuyênđềXI | Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc pháp luật ở Việt | 199
Nam hiện nay
Chuyên đề XI | Những phương hướng cơ bản hoàn thiện các nguyên tắc | 225
pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 239
Trang 3PHẦN THỨNHẤT
BÁO CÁO TỔNG QUAN
Trang 4TONG QUAN DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐÔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUÔC TẾ
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua trên tất ca các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam đã
và đang dién ra quá trình đổi mới sâu sắc từ tư duy đến hành động, trong đó cópháp luật xã hội chủ nghĩa Muốn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chophù hợp với điều kiện và tình hình mới thì trước hết phải xác định đúng, chính
xác nội dung các nguyên tắc pháp luật Bởi các nguyên tắc pháp luật là cơ sở cho
quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật Việc xác định đúng, chínhXác các nguyên tắc pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả của
hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như nội dung, phương
hướng phát triển của pháp luật
Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế phải luôn được hoàn thiện và phát triển trên cơ sở có sự kế
thừa và phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cần tiếp thu
có chọn lọc những tinh hoa trí tuệ nhân loại và kinh nghiệm quý bau của các
nước khác, các dân tộc khác trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật để đáp ứng
những nhu cầu đòi hỏi của đất nước trong mỗi thời kỳ phát triển.
Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự chuyển đổi từ kinh tếtập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;củng cố và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân Sự đổi mới đó đòi hỏi phải tiến hành sửa đổi, bổ sung nhiều quy
định pháp luật cho phù hợp với tình hình mới Do vậy, việc nghiên cứu những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội
Trang 5nhập quốc tế là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện những tư tưởng, quan điểm phù hợp để chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật
cũng như quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật trong tình hình và điều kiện
mới Khi đã có một hệ thống các nguyên tắc pháp luật phù hợp, các quy phạm
pháp luật sẽ được ban hành, thực hiện và áp dụng trên cơ sở của những nguyên tác
đó và điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả điều chỉnh pháp luật sẽ cao hơn, công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sẽ đạt được nhiều thành tích hon vì mục tiêu dangiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở
những góc độ khác nhau Một số công trình như: Gido trình lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Dai học Luật Ha Nội, Nxb Tư Pháp 2005; Giáo trình ly
luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội,Nxb Dai học quốc gia Hà Nội 2003; “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiền”, Nxb Công an nhân dân 2003 cua
TS Lê Minh Tâm.v.v đã nghiên cứu, đề cập tới vấn đề này Các công trình nói
tréa đã tiếp cận và nghiên cứu về các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
đầy đủ và sâu sắc về các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Namthời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hộ: chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân.
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý luận và thực tiễn xây dựng chủ
ngiia xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dung nền kinh tế
Trang 6thị trudig định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của
nhân daa, do nhân dân, vì nhân dân
Các phương pháp nghiên cứu được chú ý hơn là phương pháp phân tích,
tổng hod và so sánh
4 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu đề tài
Muc dich nghiên cứu:
£é tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một cách khách quan, khoa
học va :ương đối đầy đủ về những nguyên tac cơ bản của pháp luật xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện và phát triển hơn lý luận về
nguyên tac của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng, lý luận về nhà nước và pháp
luật xã hội chủ nghĩa nói chung, giúp cho việc giảng dạy về bản chất, vai trò và
những nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới vàhội nhập quốc tế được chính xác, khoa học và phù hợp hơn Kết quả nghiên cứucũng đồng thời góp phần để hoạt động thực tiễn xây dựng, thực hiện và bảo vệ
pháp luật ở nước ta đúng đắn và có hiệu quả cao hơn trong điều kiện hiện nay
Pham vi nghiên cứu:
Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng và khá phức tạp, nhưng trong khuôn
khổ cua một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường nên các tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
+ Phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về các nguyên tắc của
pháp luật xã hội chủ nghĩa và những đặc điểm của chúng trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế của Việt Nam
+ Xem xét thực tiễn thực hiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
+ Phương hướng hoàn thiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Trang 7+ Tìm hiểu khái quát nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hoichủ nghĩa Việt Nam thời kỳ doi mới và hội nhập quốc tế.
5 Các chuyên đề được thực hiện trong đề tai
1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc của pháp luật
2 Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa.
3 Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện
đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước
4 Những ảnh hưởng của quá trình mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá đối với
các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 Các nguyên tắc kinh tế của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳđổi mới và hội nhập quốc tế
6 Các nguyên tắc chính trị của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
7 Các nguyên tắc xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế
8 Các nguyên tac đạo đức của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
9 Các nguyên tắc tư tưởng của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Các nguyên tắc pháp lý của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
11 Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam hiện nay.
12 Phương hướng cơ bản hoàn thiện các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 8B TÓM TẮT PHẦN NỘI DUNG
| MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
CUA PHAP LUAT XA HOI CHU NGHIA1.1 Khái niệm nguyên tac pháp luật xã hội chủ nghĩa
- Thuật ngữ "nguyên tắc” xuất phát từ tiếng la tinh là "principium” được
hiểu theo nghĩa chung nhất là cơ sở, cốt lõi, nền tang, nói cách khác, đó là điều
cơ ?đn định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”
Nguyên tac pháp luật là những tư tưởng cơ bản do nhà nước xây dung hoặc
thừa nhận, chi đạo toàn bộ quá trình xây dung và thực hiện pháp luật của nhà
nước, các tổ chức và công dân
Nguyên tắc pháp luật là nền tảng của hệ thống pháp luật, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật được thiết lập dựa trên
hệ thống các nguyên tác pháp luật, do đó, hệ thống nguyên tắc pháp luật như
xương sống làm giá đỡ cho toàn bộ hệ thống pháp luật Chúng như chất kết dính
tạo ra sự liên kết và thống nhất giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật Nói
cách khác, nguyên tắc của pháp luật tạo ra những cơ sở có tính chất xuất phátđiểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội
dung của pháp luật và tính đúng đắn của quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệpháp luật Các nguyên tắc pháp luật được thể hiện chủ yếu thông qua các quyđịnh của pháp luật và là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật, chúng
có tính ổn định, bền vững hơn các quy phạm pháp luật Bởi chúng gắn liền với
bản chất của pháp luật, phản ánh những mối quan hệ giai cấp, những điều kiệnkinh tế, chính tri, xã h6i co bản của xã hội, những quy luật quan trọng nhất củahình thái kinh tế- xã hội tương ứng
Các nguyên tắc pháp luật vừa mang tính chủ quan (do nhà nước xác định)
vừa mang tính khách quan (do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quyết định)
Trang 9Mỗi chế độ kinh tế- xã hội sẽ xác lập cho mình những nguyên tắc pháp luật nhất
định Do vậy, ngoài những nguyên tac chung, mỗi kiểu pháp luật lại có những
nguyên tắc riêng của mình, phản ánh bản chất và những đặc điểm về kinh tế,
chính trị, xã hội, tư tưởng của xã hội hiện tại
- Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những tư tưởngchủ đạo hình thành nên các cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tư tưởng vàpháp lý có liên quan chặt chẽ với nhau chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực
hiện và bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa vì lợi ích của nhân dân lao động
Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển trên
nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin, do vậy chúng là những tư tưởng mang tính khoa
học nhất, luôn phản ánh những quy luật khách quan của công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và những điều kiện khác của đất
nước cần được điều chỉnh bàng pháp luật ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định
- Sự hình thành và phát triển của các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ
nghĩa có sự kế thừa, phát trién những nguyên tắc của pháp luật nói chung, những
thành tựu, những nguyên tắc pháp luật tiến bộ mà loài người đã đạt được trong
lĩnh vực điều chỉnh pháp luật ở các thời đại trước, đặc biệt là những nguyên tắc
pháp lý tiến bộ của pháp luật tư bản chủ nghĩa
- Các nguyên tắc của pháp luật cần được vận dụng, áp dụng linh hoạt trong
mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi nước
xã hội chủ nghĩa khác nhau Trong quá trình thực hiện chúng thì không nên quá
máy móc, cứng nhắc, tùy theo yêu cầu của vấn đề cụ thể đặt ra mà chú trọng đếnnguyên tắc này hay nguyên tắc khác một cách hợp lý Trong quá trình phát triển
và hoàn thiện tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn của mỗi nước mà nội dung các
nguyên tắc pháp luật sẽ có những thay đổi nhất định và cũng có thể xuất hiện
thêm những nguyên tác pháp luật mới
- Việc xác định và thực hiện các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa có
Trang 10ý nghĩa vô cùng quan trọng Nếu xác định chính xác, phù hợp sẽ làm cho hệthống pháp luật có hiệu quả cao, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được
nhiều thành tích, quyền, lợi ích của nhân dân được mở rộng và nâng cao Ngược
lại, nếu xác định nội dung của chúng không chính xác hoặc việc thực hiện không
tốt sẽ có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật và xét
đến cùng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, chính trị- văn hoá, xã
hội của đất nước và đời sống của nhân dân.
- Những nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa thường được thể hiện
thông qua nội dung đường lối chính sách của Đảng Cộng sản, trong nội dung,tinh thần các chính sách pháp luật, các văn bản pháp luật, các quy định pháp luật
mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành, trong đó tập trung nhất là Hiến pháp vàcác văn bản luật quan trọng của Nhà nước
1 2 Đặc điểm của nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa
Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội: "Do nhân dân lao động làm chu; có
mot nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tu liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà ban
sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ lan nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dan tất
cả các nước trên thế giới"), Do vậy, các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủnghĩa có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân;
+ Thể hiện tính nhân đạo co cả, vì hạnh phúc của con người, đặc biệt là
người lao động;
+? Đảng Cộng sản Việt nam, Cương lĩnh xây dung đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb Sự
thật H 1991 tr.8-9.
Trang 11+ Thực hiện việc giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, sự bất công và
những lệ thuộc khác;
+ Dân chủ rộng rãi đối với nhân dân;
+ Luôn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân;
+ Bao dam sự lãnh đạo của Dang Cộng sản
1.3 Phân loại nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có rất nhiều các nguyên tác khác nhau nên
cũng có rất nhiều cách để phân chia chúng thành các nhóm khác nhau tuỳ theocách tiếp cận của chủ thể phân chia và đương nhiên sự phân chia đó cũng chỉ
mang tính chất tương đối mà thôi, vì: ?hứ nhất, giữa các nguyên tac của pháp luật
xã hội chủ nghĩa luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, nội dung của chúng luôn
dan xen nhau nhiều khi khó có thể tách bạch một cách rach roi; tit hai, các
nguyên tác của pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn có sự vận động, phát triển không
ngừng phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội và mức độ vận dụng ở mỗi
nước, moi giai đoạn cũng khác nhau Do vậy, có thể phân loại nguyên tắc pháp
luật xã hội chủ nghia theo một số cách sau:
a) Theo tinh chất và mục đích của các nguyên tắc có thé chia các nguyên
tắc pháp luật thành: Các nguyên tắc chung mang tính chất chính trị - xã hội của
pháp luật và những nguyên tắc pháp lý đặc thù
b) Nếu phan chia theo phạm vi chỉ đạo của các nguyên tắc đối với hệthống pháp luật sẽ có: Các nguyên tắc chung; các nguyên tắc liên ngành; cácnguyên tắc của ngành luật
c) Nếu phân chia theo lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật điều
chỉnh sẽ có được: Nhóm nguyên tắc kinh tế; nhóm nguyên tắc chính trị; nhómnguyên tắc đạo đức; nhóm nguyên tắc xã hội; nhóm nguyên tắc ue tưởng; nhóm
nguyên tắc pháp lý
Trang 122 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Các nguyên tác của pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tê đ¿ có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới nhằm chỉ dao quá trình
xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật va nâng cao hiệu quả thực hiện và áp
dụng pháp luật ở Việt Nam phát triển theo những phương hướng cơ bản là: Thừanhật sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều
thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau; xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế mở, chủ động hội nhập; mở rộng
các thiết chế dân chủ, những hình thức dân chủ; khẳng định xây dựng Nhà nước
Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp; dân chủ hoá hoạt động của bộ máy nhà nước; nâng cao quyền tự chủ của
địa phương, của cấp dưới theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn; ghinhận ngày càng nhiều các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; mở rộng phạm vi
điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội; công bằng, nhân đạo, vì con
người; bảo vệ quyền công dân bằng con đường tư pháp; nâng cao an toàn pháp lý
cho các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh pháp điển hoá
pháp luật, hoàn thiện các ngành luật; mở rộng tính công khai, minh bạch củapháp luật, mở cửa và hội nhập, hài hoà hoá pháp luật, từng bước thu hẹp và tiếntới xoá bỏ sự khác biệt về một số chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam
với pháp luật của các nước khác và với pháp luật quốc tế
2.1 Các nguyên tác kinh tế
Các nguyên tắc kinh tế của pháp luật xã hội chủ nghĩa liên quan đến việc
xác lập, củng cố và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhằm mục đích làm
cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh
thần của nhân dân Các nguyên tắc kinh tế bao gồm:
Trang 13- Xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất
xã hộ: chủ nghĩa, từng bước thúc đầy quá trình xã hội hoá tư liệu sản xuất, không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân lao động:
- Xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm cho cơ chế quản lý kinh tếhoạt động có hiệu quả, giải phóng sức lao động và mọi nguồn lực, tăng năng suấtlao động;
- Từng bước ghi nhận va bảo vệ nguyên tac làm theo năng lực, hưởng theolao động;
- Bảo đảm lợi ích của người lao động; từng bước đưa lại sự ngang bằng vềmặt của cải vật chất giữa các thành viên trong xã hội Duy trì sự quan tâm về vật
chất vào kết qua lao động và cống hiến của các đơn vi, các cá nhân người lao động;
- Củng cố các quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ hợp đồng giữa các cánhân, don vi sản xuất, bảo vệ sở hữu cá nhân của công dân, loại trừ dan những
thu nhập không do lao động mà có;
— - Xác định về mat pháp lý tính kế hoạch trong phát triển nền kinh tế quốc
dân trên cơ sở những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất Đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất Bảo đảm chế độ
kiểm tra, thanh tra giám sát, chống lại hiện tượng tham nhũng, lãng phí và các
hiện tượng tiêu cực khác trong lĩnh vực kinh tế
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho một quá trình chuyển đổi kinh tế toàn diện và sâusắc và đã đạt được những thành công nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là:
Chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình
thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo; đã và đang
từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Trang 14Chuyển dần từ một nền kinh tế khép kín, nhập khẩu là chủ yếu sang nền
kinh tế mở, chủ động hội nhập và hướng mạnh sang xuất khẩu; phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ cần thiết của ngoại lực để phát triển kinh tế;
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước đã góp phần thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người Nhà nước đã quan tâm và
có điều kiện dé từng bước giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm lo sự
nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ, y tế và văn hoá
Mac dù công cuộc đổi mới của Việt Nam được đánh giá là "một trong
những thi dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lich sử đương đại"),
song nền kinh tế Việt Nam cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém như: Tốc độtăng trưởng kinh tế còn chưa xứng với tiềm năng; chất lượng và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp; tốc độ giảm nghèo chậm; chất lượng giáo dục,
đào tạo thấp; nhiều bức xúc chậm giải quyết; cải cách hành chính tiến hành
chậm; tình trạng quan liêu, tham nhũng chưa bị đẩy lùi Vì vậy, trong thời gian
tới Việt Nam cần phải nhanh chân hơn các quốc gia khác trong tiến trình phát
triển, đặc biệt là phát triển kinh tế; phát huy vai trò của nhân dân; phát huy khả
năng tự do, sáng tạo của nhân dân
_— 22 Các nguyên tắc chính trị
Các nguyên tắc chính trị của pháp luật xã hội chủ nghĩa liên quan đến việcxác lập, củng cố chính quyền nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản
lý nhà nước và quản lý xã hội, tự quyết định lấy vận mệnh va xu hướng phát triển
của đất nước mình Các nguyên tắc chính trị bao gồm:
- Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân;
- Từng bước mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội;
0) Phát biểu của ông Jordan Ryan đại điện UNDP tại Hội nghị tổng kết 20 nam đổi mới ở Việt nam, Báo Tiền
Trang 15- Ghi nhận và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Báo vệ hệ thống chính tri, bảo đảm 6n định an ninh chính trị trật tu antoàn xa hội;
- Ghi nhận và củng cố ngày càng nhiều các quyền, tu do chính trị cho nhân
dân, củng cố quyền bình dang của công dân và các dân tộc;
- Quy định các nguyên tắc quan trọng đối với việc tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, su kiểm tra của nhân dân đối với công việc của bộ máy
nhân dân mà nền tang là liên minh giữa giai cấp công nhân với gial cấp nông dan
và đội ngũ trí thức Nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dan là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyệnvọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Việc
tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam bên cạnh việc củng cố cácnguyên tắc truyền thống như bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước;
nguyên tắc tập trung- dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc còn đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà
nước thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó nguyên tắc bảođảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có ýnghĩa vô cùng quan trọng Nó đảm bảo sự toàn quyền của nhân dân và sự gắn bó,
kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với việc tổ chức và hoạt động của nhà nước.
Bảo đảm và tránh được su xa rời nhân dân của bộ máy nhà nước Nhà nước luôncoi trọng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết
Trang 16các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia góp ýkiến xây dựng đất nước.
Trong tiến trình thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị, xây dưng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển
theo những định hướng cơ bản là: Dân chủ hoá hoạt động nhà nước, mở rộng các
thiết chế, hình thức dân chủ Tiếp tục nghiên cứu, thể chế hoá và xây dựng cơ chế
vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc vềnhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp; dan chủ hoá hoạt động tư pháp theo tinh thần tranh tung công khai, dân chủ; công khai hoá các hoạt động nhà nước; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sátcủa nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, cửa quyền, thamnhững trong bộ máy nhà nước; nâng cao quyền tự chủ của địa phương, của cấp dưới theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn.
2.3 Các nguyên tắc xã hội
Các nguyên tắc xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa có mục đích nhằm
đề cao con người lao động, đảm bảo cho mỗi người có điều kiện phát triển toàndiện về mọi mặt, thực hiện sự công bằng xã hội Các nguyên tắc xã hội bao gồm:
- Bảo vệ quyền, tự do, lợi ích chính đáng của người lao động, bảo đảm an
toàn cho mỗi người, tôn trọng quyền con người, tôn trọng những giá trị nhân
phẩm, đạo đức của mỗi người;
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá
nhân để mỗi cá nhân có thể phát huy tới mức tối đa tài năng, trí tuệ và sức lực
của mình;
- Tác động để không ngừng nâng cao đời sống (vật chất, tinh thần) củangười lao động;
Trang 17- Quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội, tôn trọng nhân
phẩm và danh dự của môi người;
- Bảo đảm công bằng xã hội;
- Thúc đẩy làm mất dần đi sự khác nhau cơ bản giữa thành thị với nông thôn,
giữa người lao động trí óc với người lao động chân tay, xoá bỏ đần sự khác biệt vềgiai cấp, củng cố tính cộng đồng giữa những người lao động
Thời kỳ đổi mới và hội nhập đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, tập thể
người lao động khả năng để phát huy tới mức tối đa tài năng, trí tuệ của mình
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Sự phát triển kinh tế và xã hội của
đất nước đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đượcnâng cao Danh dự, nhân phẩm của mỗi người được tôn trọng và bảo vê, công
bảng xã hội từng bước được thực hiện, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, lĩnh vực học tập và các hoạt động xã hội khác Mac dt đã có nhiều cốgang song điều kiện để thực hiện các nguyên tac xã hội của pháp luật ở nước tavẫn còn có những hạn chế nhất định cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa, nhất là
vấn đề công bằng xã hội giữa các vùng, giữa thành thị với nông thôn
2.4 Các nguyên tac đạo đức
Các nguyên tắc đạo đức của pháp luật xã hội chủ nghĩa xác định ý thức,
trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa trước nhànước, xã hội và nhân loại nói chung, trước gia đình và bản thân nói riêng Cácnguyên tắc đạo đức bao gồm:
- Nhân đạo xã hội chủ nghĩa;
- Đại đoàn kết, hoà giải, hoà hợp dân tộc;
- Giáo dục lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc;
- Đề cao luân thường, dao lí và các thuần phong mi tục của dân tộc, bảo vệnền tang gia đình, các giá trị xã hội;
17
4§
Trang 18- Đề cao ý thức trách nhiệm, vai trò, bon phận của cá nhân trước cộng
đồng, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, cục bộ, địa phương chủ nghĩa:
- Giáo dục tinh than lao động tích cực, tự giác, tận tụy, sáng tao;
- Tiết kiệm, chống lãng phí;
- Giáo dục tính thần tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật và các
qui tac sinh hoạt công cộng khác;
- Tinh thần kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật
và các qui tắc sinh hoạt công cộng khác
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế các nguyên tắc đạo đức của
pháp luật Việt Nam đã có điều kiện thể hiện rõ nét hơn, được thực hiện tốt hơn.
Các quy định của pháp luật ngày càng trở nên phù hợp hơn với đạo đức cách
mạng, có tình người hơn Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước Nhà nước
và xã hội đã có điều kiện hơn trong việc chăm lo tới sự phát triển toàn diện của
con người về vat chất cũng như về tinh thần Pháp luật cũng xác định rõ hơn ýthức trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân, đối với xã hội và gia đình
Tuy nhiên, sự xuống cấp của đạo đức những năm qua trong nhiều lĩnh vực
như sản xuất, kinh doanh, y tế, giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để Trong thời gian tới các nguyên tắc đạo đức cần được nâng cao hơn để khắc phục
những gì mà đạo đức hiện tại đang tỏ ra bất lực
2.5 Các nguyên tắc tư tưởng,
Các nguyên tắc tư tưởng của pháp luật xã hội chủ nghĩa liên quan đến đờisống văn hoá, tư tưởng của nhân dân Chúng có mục đích nhằm bảo vệ những giá
trị văn hoá, tinh thần trong xã hội, tạo điều kiện để mỗi người dân có thể tiếp cận,
tiếp thu và hưởng thụ những giá trị van hoá, tinh thần của dân tộc và nhân loại theo
quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học Các nguyên tắc tu trưởng bao gồm:
- Tôn trọng những di san văn hóa - tư tưởng của dân tộc và thời đại;
- Thể hiện rõ trong pháp luật và chỉ đạo thực hiện trên thực tế những quan
Trang 19điểm về chủ nghĩa xã hội khoa học;
- Tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng;
- Xây dựng thế giới quan khoa học cộng sản chủ nghĩa trong pháp luật và
trong các hoạt động pháp luật, chống mọi quan điểm cực đoan, giáo điều, xa rời
thực tiền và những quan điểm chống chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế đời sống văn hoá, tư tưởng của nhân dân
ngày càng được mở rộng và phong phú Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sac dân
tộc được giữ gìn và phát triển Những tỉnh hoa văn hoá nhân loại được giao lưu, tiếpthu phù hợp với những đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam Nhiều quy
định của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho đời sống văn hoá tư tưởng của
nhân dân phát triển, các hoạt động van hoá xã hội từng bước đi vào nề nếp
Trong giai đoạn hiện nay các nguyên tac tư tưởng của pháp luật xã hội chủnghĩa Việt Nam càng cần được quan tâm để đáp ứng ngày một tốt hơn đời sống
van hoá, tinh thần của nhân dân, đồng thời để chống lại những luận điệu tuyêntruyền nhằm bôi nhọ, nói xấu về chủ nghĩa xã hội nói chung, về tự do tư tưởng,
về tôn giáo, tín ngưỡng và nhân quyền ở Việt Nam nói riêng
2.6 Các nguyên tắc pháp lý
Các nguyên tắc pháp lý của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện bản chất
của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chúng bảo đảm cho quá trình điều chỉnh phápluật được tiến hành thuận lợi, chính xác, có hiệu quả cao nhằm đạt được những lýtưởng của chủ nghĩa xã hội trên các linh vực khác nhau của đời sống xã hội Các
nguyên tắc pháp lý bao gồm:
- Thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và những đòi
hỏi khách quan của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa;
- Bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp luật và tínhkhả thi của các quy định pháp luật;
- Bảo đảm sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật về mặt pháp lý cũng
Trang 20như về mặt thực tế Phân định hợp lý các quyền và nghĩa vụ, bảo đảm sự thống
nhất giữa các quyền và nghĩa vụ Công bang trong khen thưởng và trừng phạt,
không làm oan người ngay, không bỏ sót người vị phạm;
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Nguyên tắc công khai, minh bạch hoá, hài hoà hoá pháp luật
Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế do những đổi mới toàn diện của đất nước mà công tác xây dựng pháp luật đã có nhiều đổi mới đã làm cho pháp luật
nước ta thể hiện đầy đủ hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân và những đòi hỏi
khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Hệ
thống pháp luật của đất nước trở nên đồng bộ, toàn diện và phù hợp hơn với cácđiều kiên kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội của đất nước Kỹ thuật xây dựng
pháp luật từng bước được hoàn thiện, tính kha thi của các quy định pháp luật
ngày cao Không chỉ phù hợp với các điều kiện trong nước pháp luật nước ta còn
từng bước hài hoà với pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế theo tỉnh thần
mở cửa, hội nhập vì lợi ích, sự phát triển của đất nước ta nói riêng vì sự đoàn kết
cùng phát triển của nhân dân thế giới nói chung Hiện tượng áp dụng pháp luật
oan sai đã giảm đi rõ rệt, những trường hợp oan sai trong truy tố, xét sử do lỗi
của các cơ quan nhà nước đã được minh oan và bồi thường thoả đáng Pháp luật
và các chính sách pháp luật đã từng bước được công khai, minh bạch, pháp chế
xã hội chủ nghĩa ngày được tăng cường theo tinh thần pháp luật của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
3 THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Thực tiễn xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật ở
nước ta thời gian qua nhìn chung là đảm bảo theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra Các nguyên tắc pháp
luật đã được quán triệt trong hầu hết các hoạt động từ xây dựng, ban hành văn
Trang 21bản qui phạm pháp luật đến thực hiện pháp luật và bao vệ pháp luật Thực tiền
thực hiện các nguyên tac pháp luật là sự kiếm nghiệm tính đúng dan nhất của các
qui phạm pháp luật và đó cũng là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật,
hoàn thiện các nguyên tác pháp luật Thực tiễn thực hiện các nguyên tác pháp
luật thời gian qua nổi lên những ưu điểm và hạn chế cơ bản sau:
3.1 Đối với hoạt động xây dựng pháp luật
Ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật trong tổ chức và
quản lý xã hội Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn đến công tác xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Số lượng các văn bản pháp luật được ban hành
ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, khắc phục dần
những khiếm khuyết của các thời kỳ trước, phạm vi điều chỉnh của pháp luật được
mở rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Nhiều Luật, Bộ luật, Pháp lệnh
quan trọng được ban hành như Bộ luật Dân sự, luật Đất đai, bộ luật Lao động, luậtNgân sách nhà nước Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật được củng cố thêm, cơ
cấu các ngành luật được xác định đầy đủ hơn, trong mỗi ngành luật thì các chếđịnh pháp luật cũng hoàn chỉnh đầy đủ hơn Các văn bản pháp luật được ban hành
đã thể hiện sự phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội, chất lượng văn bản quy
phạm pháp luật được nâng lên đáng kể, đã đáp ứng được các yêu cầu tương đối toàn diện của công cuộc đổi mới Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm đã
được xây dựng trên cơ sở yêu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, được sửađổi bổ sung một cách linh hoạt và kip thời Quy trình xây dựng các văn bản pháp
luật, đặc biệt là Luật và Pháp lệnh đã có sự thống nhất từ giai đoạn lập kế hoạch,
soạn thảo, xin ý kiến, thẩm tra, thông qua, công bố Xác lập được sự phân công
và phối hợp tương đối rõ ràng, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng tham gia vào
quá trình xây dựng pháp luật Ở cả trung ương và các địa phương số cán bộ có
trình độ nhất là trình độ pháp lý tham gia vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp
luật ngày càng nhiều và có chất lượng Thủ tục, trình tự thẩm tra, thông qua các dự
Trang 22án luật, pháp lệnh cũng được cai tiến, bao dam cho việc ban hành các văn ban pháp
luật có chất lượng và có tính khả thi cao
Với những doi mới trong công tác xây dựng pháp luật đã làm cho hệ thống
pháp luật Việt Nam thêm hoàn thiện góp phần thúc day nhanh nhịp độ phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu kinh tế- xã hội
mà Đảng, Nhà nước đã đề ra Người lao động được giải phóng khỏi sự ràng buộccủa nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng độngsánp tạo của nhân dan, lòng tin của nhân dân với chế độ và kỷ cương phép nước
được nâng lên Dân chủ được phát huy một bước quan trọng trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị và xã hội Giữ vững 6n định chính trị, tư tưởng, củng cố quốc phòng, annirh, độc lập, chủ quyền và môi trường của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi chocông cuộc đổi mới đất nước đi đúng hướng và đạt được nhiều thành tích
Bên canh những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng pháp luật thìvẫn còn những thiếu sót tồn tại Do nhận thức chưa thực sự đầy đủ các nguyên tắc
pháp luật trong thời kỳ đổi mới, hội nhập nên một số quy định pháp luật vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh pháp luật của tình hình mới Qui trình, thể thức
ban hành văn bản qui phạm pháp luật của ta còn nhiều lạc hậu, chất lượng ban
hành các văn bản qui phạm pháp luật còn chưa cao, còn có sực chồng chéo vềmặt thẩm quyền, đặc biệt là những văn bản do địa phương ban hành Nhiều văn
bản pháp luật thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định; nhiều văn bản còn thiếu tính minh bạch, nhiều qui phạm chưa có cách hiểu thống nhất dẫn đến việc nhiều
kẻ xấu lợi dụng sơ hở để vi phạm pháp luật
3.2 Đối với hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật
Thời gian qua trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật hầu hết cácnguyên tắc pháp luật đều được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc theo tinh thần
tất cả vì con người, tất cả để phát triển đất nước Công tác tổ chức thực hiện pháp
luật đã có nhiều chuyển biến tích cực Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ ban hành
Trang 23trọng nhiều hơn tới việc đưa pháp luật vào cuộc sống Luật pháp đã và đang trở
thành sự đảm bảo về mat pháp lý, trở thành công cụ của mọi cá nhân, tổ chứctrong xã hội; nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân được nâng cao Pháp luật
đã đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bang xã
hội Chúng ta đã đồng thời quan tâm đến cả hai vấn dé xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, nhà nước đã tạo lập hành lang pháp lý
đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh bình dang, cạnh tranh lành mạnh; những
doanh nghiệp làm ăn phi pháp đã có cơ chế xử phạt nghiêm minh Cải cách hành
chính đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể là chúng ta đã từng
bước tinh giản bộ máy nhà nước, bỏ khâu trung gian, giảm cơ chế xin cho, cải
cách thủ tục hành chính; việc tuyển dụng cán bộ, công chức, xử lý khen thưởng
và kỉ luật, vấn dé đào tạo và đào tao lại đã có nhiều thay đổi tiến bộ, nền hànhchính đang từng bước chuyển dần từ một nền hành chính áp đặt, hành dân sang
một nền hành chính phục vụ nhân dân Pháp luật đã tạo được sự ổn định xã hội và
tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội như đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được cài thiện, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của
nhân dân từng bước được nâng cao Sự nghiệp đào tạo chăm sóc sức khoẻ và
nhiều hoạt động xã hội khác có sự phát triển, tiến bộ nhất định Tuy vậy, một số văn bản, quy định pháp luật chưa được thực hiện nghiêm minh, triệt để, số khác không có điều kiện để thực hiện do thiếu kinh phí hoặc chưa có văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Một số tổ chức, cá nhân vẫn còn vi phạm pháp luật gây
ảnh hưởng không tốt tới đời sống nhân dân và lợi ích nhà nước
3.3 Đối với hoạt động bảo vệ pháp luật
Sự đổi mới của hoạt động bảo vệ pháp luật ở nước ta thời gian qua được thể
hiện trước hết ở việc cải cách các cơ quan tư pháp như giảm bớt chức năng của
Viên kiểm sát, thành lập thêm các toà án chuyên trách, tăng thẩm quyền cho toà
án cấp quận huyện, thực hiện bổ nhiệm thẩm phán, tiêu chuẩn hoá các chức danh
tư pháp Trong hoạt động tố tụng từng bước dân chủ được mở rộng Hiện tượng
Trang 24oan sai khi tiến hành các hoạt động tố tung đã giảm, những trường hợp oan sai đã
được minh oan và được bồi thường theo quy định của pháp luật Tất cả nhữngđổi thay đó đã làm cho việc tuân theo các nguyên tắc pháp luật trong hoạt động
tư pháp được tốt hơn Tuy vậy, công tác tư pháp còn nhiều hạn chế từ tổ chức cơ
quan tư pháp, đến tình trang oan, sai, án ton đọng, sự độc lập của các cơ quan tưpháp, thi hành án Hoạt động tư pháp vẫn cần phải được tiếp tục đổi mới theohướng xây đựng nhà nước pháp quyền
4 PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN
CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
4.1 Hoàn thiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa ViệtNam hiện nay là vấn đề vừa mang tính quy luật vừa mang tính cấp thiết
Vấn đề hoàn thiện các nguyên tac của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là vấn dé mang tính quy luật, bởi xã hội Việt Nam không ngừng vận động
và phát triển đi lên đòi hỏi pháp luật phải thay đổi để phản ánh, ghi nhận kip thời
những thay đổi đó
Vấn đề hoàn thiện các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa ViệtNam hiện nay còn là vấn đề mang tính cấp thiết, bởi đất nước ta đang trong quátrình đổi mới, hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Xây dựng và
hoàn thiện các nguyên tắc của pháp luật nói riêng, hệ thống pháp luật nói chungnhằm tạo lập những điều kiện và các giải pháp thiết thực để pháp luật phát huy
mạnh mẽ vai trò trong việc:
- Tạo ra một sự đổi mới trong lĩnh vực kinh tế; sửa đổi các chính sách kinh
tế, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế
hợp lý, giải phóng va phát triển mạnh mé sức sản xuất, bảo đảm tăng trưởng kinh
tế và phát triển xã hội; phát triển mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
Trang 25nghĩa: xây dung, củng cố cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường, chuyển thực sựnền kinh tế sang hoạt động theo nguyên tác thị trường, lấy thị trường làm cơ sởchủ yếu để phân bổ các nguồn lực, có sự điều tiết của nhà nước; phát triển đồng
bo và quản lý có hiệu quả các thị trường cơ bản; phát triển cac thành phần kinh
tế Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế;
- Giữ vững sự ổn định chính trị, củng cố khối đoàn kết toàn dân, thực hiệnmục tiêu chung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bang, dân chủ văn minh, tăng cường quốc phòng và an ninh,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dung và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước, xây
dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả với đội
ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế, quản lý xã hội;
- Phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dung nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tình thần của xã hội; nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
- Đổi mới hệ thống chính trị, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy
vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trước nhân dân;
- Mở rộng dân chủ xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ghi nhậnđầy đủ và bảo đảm tính hiện thực các quyền, tư do dân chủ của công dân trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá- xã hội chống tiêu cực, làm lành
mạnh các quan hệ xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trên các lĩnh vực
Trang 26ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, phấn đấu vì mục tiêu dan giàu.nước mạnh, xã hội công bang van minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hoi;
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, gift vững môi trường hoà bình vì sự phát triểncủa đất nước; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Việc đổi mới đất nước trong đó có đổi mới, hoàn thiện các nguyên tắc của
pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải nhằm mục đích:Chuyển dần những ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam về mặt lý luận sangnhững ưu việt về thực tiễn của chủ nghĩa xã hội Nói khác đi chúng ta đã có một chủ
nghĩa xã hội về mat lý luận ưu việt hơn han chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta cần
làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận đó trở thành hiện thực
Các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mở cửa,đối mới, hội nhập phải được tạo lập trên cơ sở: Thứ nhất, kế thừa những nguyên
tac pháp luật truyền thống theo quan điểm kinh điển Mác-xít về chủ nghĩa xã hội,
về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; tur hai, tổng kết thực tiễn những
nguyên tắc pháp luật được hình thành trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện thực ở Việt Nam cho đến trước thời kỳ đổi mới; thit ba, những nguyên tắcpháp luật mới nảy sinh trong tiến trình kể từ khi đổi mới, mở cửa, hội nhập đến
nay Đó là ba mảng vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện hệ các nguyên tắc củapháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay cần được nhận thức, nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá một cách khách quan, khoa học trên tinh thần tôn trọng suthật, nói rõ sự thật để các nguyên tắc pháp luật thật sự phát huy được tác dụng
của nó đối với tiến trình đổi mới và phát triển đất nước Việt Nam theo tỉnh thần
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc, văn minh
4.2 Phương hướng cơ bản hoàn thiện các nguyên tắc pháp luật xã hộichủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
+ Tiếp tục đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa vã hội của nước ta từ đó xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc pháp luật
Trang 27nói riêng hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung phù hợp hơn với các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước để khắc phục những hạn chế kém phát triển, tạo ra sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Cần hình thành và hoàn thiện những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã
hội nói chung, về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng Những quan điểm về
chủ nghĩa xã hội của thời kỳ đổi mới, hội nhập đã có những khác biệt căn bản sovới những quan niệm truyền thống trước đây Những quan điểm đó được thể hiện
ở những điểm cơ bản là: chủ nghĩa xã hội hiện nay cần phải được xây dựng trên
cơ sở nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản
Trên cơ sở những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đó hình thành những cơ sở mới để
chỉ đạo quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta
+ Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền vã hội chủ nghĩa ViệtNam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dan.
Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng với đặc trưng lớn nhất làluôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đảm bảo định hướng
phát triển xã hội chủ nghĩa của đất nước; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực; các quan hệ xã hội căn bản phải đượcđiều chỉnh bằng pháp luật, mọi người đều phải tuân theo pháp luật không cóngoại lệ; pháp luật phải có vai trò chủ đạo trong điều chỉnh các quan hệ xã hội,trong đó tính tối cao thuộc về hiến pháp và luật; tôn trọng và bảo đảm thực hiệntrên thực tế các quyền, tự do cơ bản của công dân; quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; bảo đảm chế độ trách nhiệm qualại giữa nhà nước và công dân; bảo đảm sự độc lập của toà án
Trang 28Việc xây dựng và kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục
đổi mới theo hướng: xây dựng cơ chế vận hành cụ thé dé bao đảm nguyên tac tat
cả quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tac quyền lực nhà nước là
thong nhất, có sự phân công, phối hợp giữa cac cơ quan nhà nước trong việc thựchiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tích cực phòng ngừa và kiên quyếtđấu tranh chống tham những, lãng phí
+ Tạo điều kiện để giải phóng con người trên tất cả các linh vực quan
trong của đời sống xã hội, ở các cấp độ cá nhân, (nhóm) cộng đồng, giai cấp,
dan tòc và nhân loại.
Một trong những giá tri cao cả và cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội 6
nước :a là giải phóng con người Trong sự nghiệp giải phóng thì quan trọng nhất
là giải phóng sức sản xuất (giải phóng người lao động), làm cho lực lượng sản
xuất phát triển ở trình độ cao tạo điều kiện cho những quan hệ sản xuất xã hộichủ nghia hình thành và phát triển trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất một cách tự nhiên đúng với quy luật vận động và phát triển của chúng nhằm
đáp ứag ngày một nhiều hơn, tốt hơn những nhu cầu vật chất của con người Việc
giải phóng người người lao động ở nước ta không thể thực hiện bằng những biện
pháp duy ý chí, gượng ép mà phải là một quá trình khoa học, với những bước đi
thích hợp, phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Việc giải phóng người lao động thì không chỉ đáp ứng cho họ đầy đủ về
mặt vật chất mà còn phải giải phóng họ cả về mặt tỉnh thần, tạo điều kiện để mỗi
người phát triển nhân tính, nhân cách của mình Pháp luật Việt Nam phải tạo điềukiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có
van hoá, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinhthần cuốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới
Trang 29Việc giải phóng người lao động cần được tiến hành trên cả ba lĩnh vực
quan trong là kinh tế, chính trị và tinh thần Chỉ khi nào đáp ứng được đầy đủnhững nhu cầu vật chất và tính thần của con người (mỗi người và tất cả mọi
người) thì mới có điều kiện vật chất thực sự để giải phóng con người, trả lại cho
con người bản chất đích thực của nó Khi đó con người mới thật sự làm chủ- làm
chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình và nhân dân lao động
Việt Nam- người sáng tạo và đồng thời phải là người thực sự được quyền hưởngthụ những giá trị vật chất và tinh than của nhân loại
Không chỉ có mục đích giải phóng người lao động mà còn luôn tạo ra môi
trường thuận lợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc đẩy mọi năng lực sáng tạo
của mỗi người, mỗi cộng đồng
+ Củng cố và thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dan và tinh thanquốc tế vo san
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Khối đại đoàn kết
toàn dân luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững
chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Đây lànguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm
thang lợi bền vững của sự nghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc Pháp luật Việt
Nam cần có những quy định để phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, ý
chí tư lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc lập, thống nhất đất
nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Có những chính sách cụ thể đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi,
các dân tộc, đồng bào các tôn giáo khác nhau, đồng bào định cư ở nước ngoài Kết
hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội Tôn trọng những
ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định
Trang 30kiến phân biệt đối xử vẻ quá khứ, giai cấp, thành phần, nghề nghiệp, vi trí xã hội,xây dung tinh than coi mở, tin cay lần nhau, hướng tới tương lai.
+ Mở rộng dân chủ và dan chủ hoá các hoạt động nhà nước và vã hoi
Giải phóng con người phải luôn đi liên với dân chủ, dân chủ phải vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới thúc day sự phát triển mọi mặt của đất
nước Điều nay đòi hỏi pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật phải phi nhận va
mở rộng các thiết chế dân chủ, những hình thức dân chủ phong phú do nhân dân
sáng tạo Từng bước tiến hành công khai hoá các hoạt động nhà nước, các chính
sách, pháp luật với phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Đẩy
mạnh việc phân công, phân cấp, nâng cao quyền tự chủ của địa phương, của cấpdưới: thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giảm bớt các thủ tục gây phiền hà, sáchnhiều đối với nhân dân, các doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính
+ Tạo lập hệ thống pháp luật và các hoạt động pháp luật ở Việt Nam ngày
càng nhan dao, VÌ con HgưỜI.
Su nhân đạo, vì con người của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài
việc thể hiện ở sự giải phóng con người thì còn biểu hiện ở sự ghi nhận, tôn trọng
và đảm bảo thực hiện các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá
và xã hội;
Xoá bỏ dan hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự; giảm bớt các hành vi
bị coi là tội phạm; bỏ bớt một số hình phạt; xoá bỏ việc hình sự hoá các quan hệkinh tế, dân sự;
Tiến hành bảo vệ quyền công dân, giải quyết các tranh chấp bằng con
đường tư pháp;
Giảm bớt các thủ tục phiền hà, đặc biệt là thủ tục hành chính trong giải
quyết các công việc của công dân và các tổ chức kinh tế Tạo môi trường thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân tự do sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
Trang 31Hoàn thiện pháp luật cho phù hợp hơn với đạo đức, văn hoá và truyềnthống dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhân bản trong các quy định pháp luật.
+ Thúc đây tiến trình hội nhập, mình bạch hoá và hài hoà hoá pháp luật
Tiến trình toàn cầu hoá đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần được nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung theo hướng:
Tiếp nhận những kinh nghiệm, mô hình pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong nền kinh tế thị trường ở các nước khác, nhất là những nước đã có
nhiều kinh nghiệm xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường để vận dụng vào
hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam
Tiến hành minh bach hoá việc hoạch định, ban hành và thực thi các chínhsách, các quy định pháp luật của đất nước Từng bước nâng cao an toàn pháp lý
cho các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước trong các hoạt động sản xuất,kinh doanh và các hoạt động khác;
Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp
với pháp luật quốc tế (hài hoà hoá pháp luật), làm cho pháp luật Việt Nam xíchlai gan hơn với pháp luật của các nước khác;
Củng cố và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật của đất nước cho phù hợp
với những điều kiện mới, bảo đảm vận hành thông suốt nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dung nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và thực hiện tốt các cam kết quốc tế
Pháp luật Việt Nam phải tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc củng
cố, mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác, các tổ chứcquốc tế, đồng thời phải là cơ sở pháp lý để Việt Nam đấu tranh với những hiện
tượng tiêu cực trong quan hệ quốc tế, bảo vệ lợi ích của dân tộc, đất nước mình
| + Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và định hướng phát triển xãhói chủ nghĩa của đất nước
Trang 32Đảng Công sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân ViệtNam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
va của ca dan tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lựclượng lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội Bao dam sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản cũng chính là đảm bảo định hướng phát triển xã hội chủ
nghĩa của đất nước ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta
đã và đang từng bước đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn tiếp tục phát triển
theo con đường xã hội chủ nghĩa
Trong thời gian tới pháp luật xã hội chủ nghĩa phải tạo điều kiện để Đảng
Cộng sản Việt Nam nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu trong
điều kiện mới, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có đạo đức, có phương
thức lãnh đạo khoa học.
Tóm lại, các nguyên tác cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp
luật ở Việt Nam Các nguyên tắc đó không ngừng được hoàn thiện và phát triển cùng sự phát triển mọi mặt của đất nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật của đất nước.
Chúng ta tự hào về con người Việt Nam và chúng ta phải chap cánh cho con người Việt Nam phát triển hơn nữa, bằng cách không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước theo tinh thần pháp luật thực sự thể
hiện ý chí nhà nước của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, bỏ bớt đi những quyđịnh luật lệ phiền hà, bỏ đi sự quan liêu, những nhiễu, tham nhũng Giảm bớt
những chi phí không cần thiết về thời gian, tiền bạc cho nhà nước và nhân dân,
sac cho nhân dân Việt Nam trở nên giàu có, đất nước Việt Nam thêm hùng
mạnh, xã hội Việt Nam ngày càng công bằng, dân chủ và văn minh Dưới sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng cùng sự hoạt động có hiệu quả của Nhà nước và sự thôngminh sáng tao của con người Việt Nam nhất định chúng ta sẽ thành công
Trang 33PHẦN THỨ HAI
CÁC CHUYEN DE
Trang 34CHUYEN ĐỀ |
MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN
VE NGUYEN TAC PHAP LUAT
Ch$ Dang Minh Fudu
1 Khái niệm, đặc điểm, các mối lién hệ và ý nghĩa của nguyên tac
pháp luật
1.1 Khái niệm nguyên tắc pháp luát
Các nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoại
động xây dung và thực hiện pháp luật cua nhà nước và công dan, tư tưởng xuyênsuót nội dung của hệ thống pháp luật
Nguyên tác pháp luật là những tư tưởng cơ bản do nhà nước xây dưng hoặc
thừa nhận, do đó phản ánh ý chí của nhà nước, thuộc khái niệm thượng tầng kiến
trúc Tính cơ ban của những tư tưởng tạo nên các nguyên tắc pháp luật, song sự
phân biệt của nguyên tắc pháp luật so với các nguyên tắc khác là ở chỗ những tư
tưởng cơ bản thuộc nguyên tac pháp luật dat nền tang cho toàn bộ hoạt động xây
dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Nguyên tắc pháp luật là nền tảng của hệ thống pháp luật, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật Một hệ thống pháp luật từ đơn giản đến
phức tạp, đều được thiết lập dựa trên những nguyên tắc pháp luật nhất định Hệ
thống pháp luật được thiết lập dựa trên hệ thống các nguyên tắc pháp luật, do đó,
nguyên tắc pháp luật như hệ thống xương cốt làm giá đỡ cho toàn bộ hệ thống
pháp luật Trong hệ thống pháp luật luôn tồn tại những nguyên tắc pháp luật.Montesquieu đã từng viết trong Lời tựa cuốn Bàn về tinh thần pháp luật: “Trướctiên, tdi xem xét người đời, và tôi tin rằng trong vô số luật lệ và phong tục rấtkhác nhau, con người không chỉ tuân theo nó một cách ngẫu hứng
Trang 35Toi đã dé ra những nguyên tac, tôi thay các trường hợp cá biết déu theo
nguyên tac Lịch sử các dan tóc chỉ là những sự nổi tiếp và môi luật lệ cá biet déu
liên quan đến mot luật lệ khác, hoặc là luật lệ thuộc vào mot quy luật chung hơn".
1.2 Đặc điểm của nguyên tắc pháp luật.
- Nguyên tắc pháp luật thể hiện tính chủ quan, đồng thời lại là sự phản
ánh những quy luật khách quan.
Nguyên tắc pháp luật thể hiện tính chủ quan, bởi vì nguyên tắc pháp luật là
những tư tưởng do con người đặt ra, làm cơ sở cho việc ban hành, xây dựng hoặcthực hiện pháp luật Trong mỗi thời kỳ, mỗi nhà nước, mỗi giai cấp lại thiết lập
hoặc thừa nhận những nguyên tắc pháp luật khác nhau phụ thuộc vào ý chí của
nhà nước, giai cấp đó Chang hạn, nguyên tắc pháp chế, bình đẳng hay bảo đảm
các quyền con người không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng chi được áp dụng motcách rất hình thức, đơn lẻ ở các nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến
Bản thân pháp luật đã phản ánh tính chủ quan, thì nguyên tắc pháp luật càng
thể hiện tính chủ quan hơn, bởi vì nguyên tắc pháp luật có một vai trò rất quan
trọng trong việc định hướng toàn bộ hệ thống pháp luật Do đó, các nhà nước
thường rất quan tâm đặt ra hoặc thừa nhận những nguyên tac pháp luật nhất định,
và ở những mức độ khác nhau, những nguyên tắc pháp luật đó phản ánh lợi ích, ý chí của nhà nước đó Chẳng hạn, trong nhà nước chủ nô nói chung, giai cấp chủ nô
có quyền quản lý nô lệ như một loại tài sản là một nguyên tắc cơ bản để xây dựng
các quy phạm pháp luật có liên quan đến đời sống của người nô lệ Các nhà nước
tư sản cũng đề ra hoặc thừa nhận những nguyên tắc pháp luật phản ánh ý chí chủ quan của nhà nước hoặc giai cấp thống trị ở nhà nước đó Xét trên phương diện về tính giai cấp, thì nguyên tắc pháp luật thể hiện tính giai cấp sâu sắc.
Mặc khác, nguyên tắc pháp luật cũng phản ánh những quy luật chung của đời sống xã hội Pháp luật là những quy tắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội, do
Montesquieu, Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội 2004, tr 31
Trang 36đó pháo luật bao giờ cũng phản ánh các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Nhìn ở
phương diện tổng quát hơn, những nguyên tác pháp luật cũng phản ánh đối tượng
điều chỉnh là các quan hệ xã hội Sự thay đối vé bản chất trong xã hội dẫn đến sự thay di của pháp luật cũng như các nguyên tắc pháp luật Mối quan hệ này là quan tệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó các nguyên tac
pháp luật thuộc khái niệm kiến trúc thượng tầng Do vậy, các điều kiện về kinh
tế, xã tội quyết định sự hình thành và phát triển của các nguyên tắc pháp luật
Mỗi một chế độ kinh tế - xã hội trong một hình thái kinh tế xã hội sẽ xác lậpnhững bản chất của hệ thống pháp luật cũng như những nguyên tắc pháp luậttrong hệ thống đó Ngay cả trong một hình thái kinh tế — xã hội, nguyên tác pháp
luật cũng thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của mối quan hệ đó
Su phản ánh của nguyên tác pháp luật đối với các quy luật xã hội khách
quan có đặc trưng so với sự phản ánh của các quy phạm pháp luật thông thường.
Các quy phạm pháp luật thông thường phản ánh rất cụ thể các quan hệ xã hội
đang tồn tại Trong khi đó, các nguyên tắc pháp luật lại thường phản ánh nhữngquan hệ xã hội rất nền tảng, phản ánh những quy luật xã hội tương đối cơ bản.Nếu những quan hệ xã hội nền tảng, những quy luật xã hội cơ bản làm nền tảng
cho tổng thể các quan hệ xã hội, thì các nguyên tắc pháp luật lại làm cơ sở cho
toàn bộ hệ thống pháp luật Do pháp luật phản ánh những quan hệ xã hội cụ thể,
nên nó thường rất hay thay đổi Xã hội là hết sức đa dạng, thay đổi không ngừng,nên các quy phạm pháp luật thường cũng rất hay thay đổi Trong trường hợp này,hoàn toàn không sai khi nói rằng pháp luật là cái đuôi của cuộc sống, hàm ý rằng
pháp luật thường đi sau cuộc sống Có tác giả đã từng ví rằng, xã hội cần chỗ nàothì pháp luật điều chính chỗ đó, và nhà làm luật như là người vá sim, thủng chỗnào thì vá chỗ đấy, chứ ai đi vá những chỗ vẫn còn nguyên vẹn! Điều này tạo nêntính bất cập của hệ thống pháp luật, bởi vì tính không ổn định của pháp luật làm
hạn chế vai trò điều chỉnh của nó trong xã hội Có nhiều cách thức để khiến hệthống pháp luật trở nên ổn định hơn Một trong những cách đó là xây dựng hệ
Trang 37thống những nguyên tắc pháp luật Điều quan trọng nhất làm sao các nguyên tắc
pháp luật này phản ánh được những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, những quan
luật xã hội nền tảng nhất Khi mà xã hội không ngừng thay đổi, thì các quan hệ
xã hội nền tảng đó vẫn ở đó, vẫn không thay đối hoặc ít thay đổi Khi đó, các quy pham pháp luật có thể thay đổi, nhưng những nguyên tắc pháp luật vẫn tồn tại,
thay đối một cách từ từ, làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật luôn biến
động không ngừng Do đó, các nguyên tác pháp luật luôn có tính ổn định, và nó
làm cơ sở cho sự ổn định của hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật ổn định, bởi
vì nó được thiết lập bởi hệ thống xương sống vững chắc làm nền tảng Hơn nữa,
khi đã có một hệ thống các nguyên tắc pháp luật, các quy phạm pháp luật sẽ được
ban hành, thực hiện và áp dụng trên cơ sở của những nguyên tắc đó, và điều đó
cũng làm nên tính ổn định của hệ thống pháp luật
Nguyên tắc pháp luật cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác của kiến trúcthượng tầng như nhà nước, chính thể, chính trị, văn hóa Nhà nước luôn có vai
trò đặc biệt trong việc xác lập hay thừa nhận các nguyên tắc pháp luật Trong giaiđoạn hiện nay, cùng là nhà nước dân chủ, song mỗi nhà nước lại vạch ra những
nguyên tắc pháp luật khác nhau Vai trò của nhà nước với những ưu thế của
quyền lực nhà nước thể hiện tính chủ quan trong việc xác lập các nguyên tắcpháp luật Trong các yếu tố thuộc khái niệm hình thức nhà nước, chính thể cũng
có vai trò ưu thể trong việc xác định các nguyên tắc pháp luật Trong cuốn Bàn về
tinh thần pháp luật, Montesquieu đặc biệt lưu tâm về mối liên hệ của pháp luật
với bản chất chính trị, trong đó chính thể là yếu tố cốt lõi Ông nói pháp luật
được rút trực tiếp từ trong bản chất của chính trị, mà chủ yếu ở bản chất của ba
chính thể khác nhau: Chính thể dân chủ, quân chủ và chuyên chế Các luật haycác nguyên tắc pháp luật cũng được rút ra từ những chính thể do’
* Montesquieu, Sdd, tr 46-54
Trang 38Ngoài ra, các nguyên tắc pháp luật còn có mối quan hệ với rất nhiều yếu tốkhác nhau Trong cuốn Bàn về Tinh than pháp luật, Montesquieu đã phác hoa
“tinh thân pháp luật”, hay có thể được hiểu là các nguyên tac pháp luật dua trên
rất nhiều mối liên hệ từ chính trị, chính thể, lực lượng phòng thủ, lực lượng tấn
công, hiến pháp, công dân, thu nhập công cộng, khí hậu tự nhiên, đất đai, phong
tục, tập quán, thương mại, sử dụng tiền tệ, dân số, tôn giáo, chính sách đối ngoại,trật tự các sự vật ”
Từ những phân tích ở trên cho thấy, nếu nhà nước xây dựng hoặc thừa
nhận các nguyên tắc pháp luật không phản ánh được các mối liên hệ trên hoặc
không phản ánh được các quy luật khách quan của đời sống xã hội, thì các
nguyên tắc pháp luật đó sẽ là một lực cản rất lớn trong đời sống xã hội, đặc biệtkhi mà các nguyên tắc pháp luật không đơn thuần là một quy tắc pháp luật, mà
có là tiền đề cho toàn bộ hệ thống pháp luật Một nguyên tắc pháp luật tiêu cực sẽlàm cho cả hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng Ngược lại, các nguyên tác pháp luậtphản ánh đúng các quy luật khách quan thì nó sẽ định hướng hệ thống pháp luật
đi theo quy luật đó, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Các nguyên tắc pháp luật có thể được quy định trong pháp luật Nhưng
cũng có thể các nguyên tắc không được quy định trực tiếp trong pháp luật mà tôn tại
trong học thuyết pháp lý, trong thực tiên đời sống chung của mọi người, được thựchiện nhu những phương châm chỉ đạo chung trong quá trình áp dung pháp luáể
Trong nhiều nhà nước, các nguyên tắc pháp luật được ghi nhận rõ trong
các văn bản pháp luật Chẳng hạn, Hiến pháp Việt Nam quy định các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi người bìnhđẳng trước pháp luật, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Ngày nay, hầu hết các nhànước đều ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong các văn bản pháp luật, đặc biệt
“Montesquieu, Sdd
* Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về Nha nước và Pháp luật, Nxb Dai hoc Quốc gia Hà nội.
Trang 39là hiến pháp Hiến pháp luật cơ bản của nhà nước, có giá trị pháp lý tối cao, do
đó việc ghi nhận các nguyên tác pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc làm
cơ sở cho toàn bộ các hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, là cơ
sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật Hầu hết Hiến pháp các nước hiện nay đều thừa
nhận các nguyên tac pháp luật cơ ban như nguyên tac bảo đảm các quyền con
người, xây dựng nhà nước pháp quyền, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc mọingười bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo tínhtôi cao của hiến pháp Trong mỗi ngành luật, pháp luật lại có những nguyên tac
cụ thể, do đó, các văn bản pháp luật trong từng ngành luật cũng ghi nhận cácnguyên tắc trong từng ngành luật Thậm chí, trong từng văn bản pháp luật cũng
xác định các nguyên tắc cụ thể cho từng chế định, từng nhóm các quan hệ xã hội
cần phải được điều chỉnh Việc ghi nhận các nguyên tắc pháp luật tại các văn
bản pháp luật có ý nghĩa tạo ra sự thống nhất trong việc xây dựng, thực hiện và
áp dung pháp luật.
Cũng có những nguyên tắc không được phi nhận trong hệ thống pháp luật
mà chỉ được thừa nhận trọng các học thuyết pháp lý Nhiều nhà nước tư sản hiện
nay không ghi nhận nguyên tắc phân quyền song trên thực tế đây là một học
thuyết lý được thừa nhận phổ biến như một nguyên tắc cơ bản của luật hiến pháp.
Phần nhiều các nguyên tắc được thừa nhận chung trong thực tiễn xây dựng,
thực hiện và áp dụng pháp luật Những nguyên tắc pháp luật tiêu cực thường
không được quy định trong hệ thống pháp luật Trong các nhà nước bóc lội,
nguyên tắc bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị thường không được nhắc đến trong
các văn bản pháp luật, song đây lại là một nguyên tắc cơ bản trong các nhà nước
bóc lột Ở nhà nước ta, mặc dù nguyên tắc quyền lực nhà nước được phân công,
phối hợp giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp chỉ được chính thức
ghi nhận bởi Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2001, nhưng nguyên tắc này đã
được thể hiện từ Hiến pháp năm 1992 Những nguyên tắc này được hình thành từ
thực tiễn pháp luật Có thể đến một thời điểm nào đó, nhà làm luật sẽ luật hóa các
Trang 40nguyên tắc này trong hệ thống pháp luật như là nguyên tắc phân công, phối hợp
quyén lực trong Hiến pháp 1992 sửa đổi Mặc dù, các nguyên tác pháp luật thể
hiện tính chủ quan của nhà làm luật, nhưng hầu hết các nguyên tác pháp luậtđược hình thành từ thực tiễn chính trị, xã hội, pháp luật Các nguyên tắc này phản
ánh được những quy luật của xã hội, do đó có khả năng phù hợp với các quan hệ
xã hội, nên cũng có đời sống dài hơn, thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển
- Các nguyên tắc pháp luật không bất biến mà thay đối không ngừng
Cũng giống như pháp luật, nguyên tắc pháp luật phản ánh sự tồn tại, pháttriển của các quan hệ xã hội, do đó nguyên tắc pháp luật phải thay đổi để phù hợpvới các quan hệ xã hội luôn thay đổi đó Cùng với sự phát triển của các quan hệ
xã hội, nhiều nguyên tắc pháp luật mới ra đời Ngày nay, các nguyên tắc pháp
luật hiện đại đã khẳng định ở nhiều hệ thống pháp luật như nguyên tác công
bằng, bình đẳng, pháp chế, bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, bảo đảm cácquyền con người Nhiều nguyên tắc được biết đến trong các nhà nước trước đây
như bảo vệ giai cấp địa chủ, phong kiến quý tộc không còn được thừa nhận trongcác nhà nước hiện đại nữa
Như trên đã phân tích, so với pháp luật thì nguyên tắc pháp luật có tính bền
vững hơn, bởi vì nguyên tắc pháp luật phản ánh những mối quan hệ chung hơn, cơ
bản hơn Việc thay đổi những nguyên tắc pháp luật thường diễn ra trong một thời
gian dài với sự biến chuyển của nhiều học thuyết và thực tiễn pháp luật Việc thayđổi chính trị, hay chính thể thường dẫn đến việc vạch ra những nguyên tac phápluật mới phù hợp với chế độ chính trị hay chính thể đó Sự thay đổi đó làm nhằm
đổi mới các nguyên tắc pháp luật đã lỗi thời, và các nhà khoa học pháp lý thường
rất quan tâm đến việc nghiên cứu để đổi mới các nguyên tắc pháp luật phù hợp vớiđời sống thực tiễn pháp luật đặt ra Việc đổi mới các nguyên tắc pháp luật thường
có ý nghĩa hơn là việc đổi mới bản thân một quy phạm hay một văn bản pháp luật,
vì đổi mới một nguyên tắc có thể dẫn đến sự đổi mới của cả một hệ thống các quy
pham hay văn bản pháp luật, từ việc xây dựng cho đến việc thực hiện và áp dung