1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”: Chính sách hội nhập quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước vấn đề toàn cầu hoá

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Hội Nhập Quốc Tế Và Khu Vực Của Đảng Và Nhà Nước Việt Nam Trước Vấn Đề Toàn Cầu Hóa
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại bài viết
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 25,12 MB

Nội dung

Như vậy, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếukhách quan dưới tác động của những biến đổi trong nền sản xuất của conngười và nó cũng trải qua những thời kỳ khác nha

Trang 1

MỤC LỤC

980087000 ốẮ l PHAN I : MỘT SO VAN DE VE TOAN CAU HOA - 2

I Sự ra đời của xu thế Toàn cầu hóa uu ccc ccecssessessesscesenseeeeeseeeseeeeeeens 3

H Đặc trưng của Toàn cầu hóa 5c St + srrerrerrereeesee 7

II Nhóm vấn đề về các thể chế toàn cầu ¿2-5-5 +++s+s+2 12

1 Bước chuyển từ GATT sang WTO - 555 Se 5e cxcxexereveererree 13

2 Các tổ chức tài chính toàn cầu và khu vực: IMF, WB, ADB 15

3 Liên hiệp quốc trong xu hướng toàn cầu - + -+ =<<+2 l6PHAN II : CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CUA

I Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam -‹ <+2 19

I Những tác động tích CỰC - 5S ng 19

2 Quá trình toàn cầu hóa không chi có tác động tích cực 22

II Chính sách hội nhập quốc tế va khu vực của Việt Nam 25

1 Chỉhh siích boi nhập của Việt NHITDsesssaeessansnennneeonenrerorenavetonndogi BÁC

2 Toàn cầu hóa với vấn đề giữ gin bản sắc văn hóa Việt Nam 29

3 Vấn đề xây dựng pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế củaViệt NAM vccscccsccsecscececcecsssecsvesessessesesssssscssssessnesessscsessesessecsecseesesseeseess 31

KẾT LUẬN Lc c2 000111112 11 EnS TK TT nh 35

TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-6 2S SE£E£SEekeEEvEEEeEErxerxrrrrrrrrre 37

g9

Trang 2

Loi nói dau

Thế ky XX khép lai, thế kỷ XXI mở ra, lịch sử thế giới hiện đại tiếp

tục thời kỳ phát triển mới Nội dung của nó vẫn là sự tiếp diễn những nội

dung chủ yếu của thời kỳ đã qua, nghĩa là tiếp diễn cuộc đấu tranh rộng lớn,phức tạp và gian truân nhằm bốn mục tiêu lớn: hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội Chính vì thế, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày

càng trở nên phong phú và phức tạp với đặc trưng nổi bật là xu thế toàn cầuhóa diễn ra một cách mạnh mẽ

Cơn lốc Toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng đến hầu hết các quốc giatrên thế giới Trước kia, thế giới là mênh mông, quốc gia này gần như biệt

lập với quốc gia khác Khái niệm “nền kinh tế độc lập - tự chủ” thật dễ hiểu

bởi có đôi lúc, gần như đồng nghĩa với “khép kín” Hiện nay, nền kinh tế đãđược Toàn cầu hóa Một sự sụp đổ trong chính sách kinh tế của nước này cóthể ảnh hưởng đến hàng loạt nước khác vì trong điều kiện Toàn cầu hóa,nền kinh tế của mỗi nước đã trở thành một mắt xích trong hệ thống kinh tếtoàn cầu

Trong hoàn cảnh đó, mỗi quốc gia đều xác định cho mình một đườnglối chính sách phát triển riêng phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xãhội đặc thù của đất nước mình Là một nước đang phát triển ở khu vựcĐông Nam Á - một trong những khu vực kinh tế sôi động nhất trên thế giới-Việt Nam cũng có một chính sách hội nhập độc lập nhằm khẳng địnhđường lối phát triển của mình Đường lối hội nhập của Việt Nam thể hiện

thái độ thận trọng nhưng rất kiên quyết và nhất quán của Đảng và Nhà nước

ta trước vấn đề Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế có tính chất hai mặt; nó vừa là khả

năng và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế; đồng thời, vừa là mộtthách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước còn chậm phát

triển về kinh tế như nước ta.

Trong phạm vi bài viết dé cập đến hai vấn đề:

1 Một số vấn đề về Toàn cầu hóa

2 Chính sách hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam trước vấn

đề Toàn cầu hóa

Trang 3

PHẦN I: MỘT SO VẤN ĐỀ VỀ TOÀN CẦU HOÁ

Một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đạichính là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học và công nghệ - đặc biệt là công nghệ thông tin đã góp phần thúc

đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá mọi mặt đời sống thế giới, trong đó, nổi

bật là quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Thương mại thế giới đã tăng lênnhanh chóng cùng với quá trình lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính thế

giới diễn ra hết sức mạnh mẽ và sôi động Tuy nhiên, quá trình này khôngchỉ dừng lại trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất,dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi

trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau.

Toàn cầu hoá đã tao ra sự phụ thuộc vào nhau giữa nên kinh tế củacác quốc gia Cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực nhưWTO, EU, APEC, NAFTA và quá trình thực thi các thể chế đó, giữa cácquốc gia vừa có sự hợp tác chặt chẽ, vừa có sự cạnh tranh gay gắt, khôngchỉ giữa nước giàu và nước ngoài mà còn ngay cả giữa các nước giàu vớinhau nhằm dành vị trí có lợi nhất trong quá trình phân công lao động vakhẳng định vị thế trên trường quốc tế

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập củacác nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực Có thể nói hiện nay, không có

một quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế nếu không muốn tự

cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu Điều đó giải thích sự ra đời của hàng loạt

các tổ chức quốc tế và sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng thành viên của tổ

chức thương mại thế giới (WTO) Hiện nay, WTO đã gần 140 thành viênquốc gia và hiện đang có 30 nền kinh tế khác đã nộp đơn gia nhập trong đó

- nghèo giữa các nước cũng như trong nội bộ từng nước Chính vì thế, việcnghiên cứu về vấn đề Toàn cầu hóa có ý nghĩ lý luận và thực tiễn hết sức

quan trọng.

Trang 4

I SỰ RA ĐỜI CUA XU THE TOAN CAU HÓA

Xu thế này đã xuất hiện từ lâu Có thể nói, “con đường tơ lụa” từ Á sang Âu là biểu hiện sơ khai của xu thế này Tới thế ky XVI, với những đại

phát kiến về địa lý và đặc biệt là từ thế ky XVIII, khi loài người chuyển từthời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp thì nền kinh tế dần dầnmang tính chất toàn cầu Trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và

Ph.Ang-ghen đã chỉ rõ: “Đại công nghiệp đã tao ra thị trường thế giới

Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tựcung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ

biến g1ữa các dân tộc”

Lịch sử đã chứng minh nhân tố làm nảy sinh xu hướng đó chính là sự

phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất Mác và Ăng ghen đã viết: “Nhờ

cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông

phát triển vô cùng thuận lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc

dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm hàng hóacủa giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trườngthành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhấtcũng phải hàng phục Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu không, sẽ bị tiêu diệt Nó buộc tất cả

các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nhưng là phải trở thành tư

sản Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình ảnh của nó”©'),

Như vậy, việc cải tiến một cách cơ bản và nhanh chóng các công cụsản xuất đưa năng suất lao động lên một trình độ mới phá bung những

khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất tự cung tự cấp và hình thành thị trường thế giới Chủ nghĩa tư bản đã góp phần thúc đẩy quá trình ấy.

Năng suất lao động tăng làm cho vốn tích luỹ ngày càng lớn, tạo ranhiều: “tư bản nhàn rỗi” cần được đầu tư ra bên ngoài, đồng thời kích thíchđầu tư khai thác tài nguyên - nhiên vật liệu và xâm chiếm thuộc địa

Việc cải tiến các phương tiện giao thông liên lạc làm cho xu thế Toàncầu hóa càng tăng tốc Nhu cầu mở mang sản xuất, thị trường và nguồnnguyên liệu cũng như năng suất lao động tăng, lao động dư thừa ngày càng

nhiều đưa tới những làn sóng di cư khổng lồ.

®: Mác - Ang ghen: Tác phẩm “Tuyên ngôn Dang Cộng sản” NXB Su Thật - 1979 Trang 49.

Trang 5

Như vậy, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếukhách quan dưới tác động của những biến đổi trong nền sản xuất của conngười và nó cũng trải qua những thời kỳ khác nhau.

Thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tức là thời kỳ chủ nghĩa

tư bản tự do dan dần biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng là thời đạihoàng kim của xu thế quốc tế hoá Trong thời kỳ này, xuất khẩu tăngnhanh, thị trường lao động mở rộng và sự lưu chuyển nguồn vốn đã mangtính toàn cầu

Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, quá trình quốc tếhoá có chiều hướng chững lại Đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử, tốc độtăng trưởng xuất khẩu chậm hơn tốc độ phát triển sản xuất Với sự ra đờicủa Liên Xô đã xuất hiện hai nền kinh tế, hai thị trường phát triển theo cácquy luật khác nhau Cuộc đại suy thoái năm 1929 - 1933 có ảnh hưởng sâudam đến nền kinh tế thế giới Tình hình đó đã tác động tiêu cực tới gtatrình toàn cầu hóa

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, qúa trình toàn cầu hóa lại phát triển

với trình độ cao hơn và trong phạm vi rộng hơn Một mặt, thế giới tiếp tục

chia ra làm lại nền kinh tế và hai thị trường, mỗi bên hình thành các thể chế

riêng, mặc dù có sự giao lưu song ở mức độ thấp Tuy nhiên, sự xuất hiệncủa Hiệp định chung về thương mại và thuế quan đã thúc đẩy chu trình sảnxuất có tính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng đầu lửa đàu những năm 1970 là bằng chứng hùnghồn về tính tùy thuộc lẫn nhau của thế giới Việc các nước xuất khẩu dầulửa tăng giá dầu đột biến làm cho nền kinh tế của các nước công nghiệp

phát triển chao đảo Mặt khác, cuộc khủng hoảng đó đã thúc đẩy các nướccông nghiệp phát triển tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa họccông nghệ cơ cấu lại nền kinh tế, tiết kiệm nguyên - nhiên - vật liệu Quátrình đó, tới lượt nó lại thúc đẩy thêm cách mạng khoa học công nghệ pháttriển, thay đổi một cách cơ bản tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất,góp phần đẩy mạnh xu thế toàn cầu hóa

Từ đó và đặc biệt đến ngày nay, xu thế toàn cầu hóa càng tăng mạnh,đạt trình độ cao chưa từng có Nền kinh tế các nước không còn mang tínhchất quốc gia thuần túy mà ở mức độ khác nhau đều mang tính quốc tế

Trang 6

Ngày nay, toàn cầu hóa đang trở thành một đặc trưng phổ biến của sựphát triển thế giới Nó bao trùm ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại.

Như vậy, có sự khác nhau gì giữa các khái niệm “chủ nghĩa toàn

cầu”; “toàn cầu hóa” và “quốc tế hóa” Cả ba khái niệm này đều là sảnphẩm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ tinhọc và giao thông vận tải “Chủ nghĩa toàn cầu” là chính sách có tính toàncầu, đặc biệt là của các nước lớn khi đề ra chiến lược đối ngoại trong cuộccạnh tranh giữa họ với nhau, cũng như trong cuộc đấu tranh của họ nhằmchống lại các nước nhỏ và áp đặt ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới

Con ““Toàn cầu hóa” là một xu thế mới nảy sinh trong thời đại bùng nổ cuộc

cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng tin học trong 30 năm

trở lại đây Xu thế này thúc đẩy sự vật phát triển ra khỏi biên giới của mộtkhu vực riêng lẻ để trở thành một hiện tượng bao trùm trên toàn thế giới

“Toàn cầu hóa” dùng để chỉ tập hợp những hiện tượng vốn chưa có tính chấttoàn cầu nhưng đang vận động vươn lên thành hiện tượng toàn cầu nhờ sửdụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

Vì nó là xu thế phát triển tất yếu của sự vật trong thời đại mới, nên

trong việc chuẩn bị tiến vào thế kỷ XXI, hầu như tất cả các nước, ở mức độkhác nhau, đều tính đến nhân tố toàn cầu hóa khi đề ra chiến lược phát triểncủa mình, nhất là về mặt kinh tế và chính sách đối ngoại, nhằm tận dụng

những cơ hội mới, cũng như đối phó với những thách thức mới để có thể

đưa dân tộc mình tiến lên một cách nhanh nhất và vững chắc nhất

Giữa “quốc tế hóa” và “toàn cầu hóa” có sự khác nhau Sự khác nhaukhông phải chỉ ở phạm vi địa lý hay thành phần các thành viên tham giaquá trình này “Quốc tế hóa” là một qúa trình trong đó mối quan hệ được

thể chế giữa các dân tộc dựa trên những tiêu chuẩn và hệ thống chung đãđược cộng đồng quốc tế chấp nhận và trở thành quy phạm có tính bắt buộc.Những mối quan hệ này được thực hiện thông qua việc ký kết các điều ước

và chấp thuận sự ràng buộc của các tập quán quốc tế Trên một số mặt hoạtđộng của xã hội loài người, “quốc tế hóa” là bước đầu đi đến “toàn cầu hóa”

Nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa là sự bùng nổ của cách mạng tin học Trong cách mạng công nghiệp, sức lao động của con người

được tăng lên rất nhiều trước hết là nhờ những kết cấu cơ khí, sức cơ bắp

Trang 7

được nhân lên nhiều lần nhờ lực của tự nhiên, qua máy hơi nước và điệnlực, còn trong cách mạng khoa học công nghệ và hiện đại thêm yếu tố có

tác động làm biến đổi về chất mọi loại máy móc, đó là trí tuệ con người Trí

tuệ con người được giao cho máy móc một phần ngày càng quan trọng làmcho tốc độ tư duy tăng vọt và năng lực tư duy phức tạp mở rộng, dẫn đếncác loại máy móc hết sức “thông minh” mà lại rẻ tiền Chính vì thế, thời kỳ

Lê)

này còn gọi là thời kỳ của nền kinh tế “tri thức” Như vậy, sự phát triển củalực lượng sản xuất, sự xã hội hóa phát triển đã đạt đến trình độ cao khiếncho việc khai thác tối ưu các nguồn lực chỉ có thể thực hiện được trên quy

mô toàn cầu Bên cạnh đó, việc cấu trúc lại nền sản xuất ở các nước đã và

đang lần lượt chuyển ngày càng mạnh sang cơ sở vật chất kỹ thuật mới dựa

trên những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ lấy công nghệthông tin làm chủ chốt

Một nhân tố mang tính chủ quan cũng góp phần thúc đẩy quá trìnhtoàn cầu hóa chính là định hướng của mỗi quốc gia Các nước đang phát

triển muốn rút ngắn con đường phát triển, nhanh chóng đi lên công nghiệp

hóa hiện đại hóa không thể đóng cửa tự mình thỏa mãn các nhu cầu, vì vậyphải xây dựng và phát triển những quan hệ nhiều mặt với các nước phát

triển để thích ứng một cách có lợi cho mình.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cải tạo kết cấu hạ tầng củanền kinh tế thế giới Nhờ đó, lưu thông kinh tế quốc tế trở thành một mạchmáu kinh tế tuần hoàn liên tục bao trùm cả hành tinh Từ đó, nền kinh tế thị

trường đủ kiểu đã hình thành trên hầu khắp các nước.

-Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch dựa trên việc ứng dungnhững thành tựu khoa học công nghệ mới, các công ty đa quốc gia được colnhư “bà đỡ” cho sự ra đời của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.Các công ty đa quốc gia chính là chủ thể của quá trình toàn cầu hóa Cáccông ty này triển khai các hoạt động có quy mô toàn cầu Bên cạnh đó làvai trò của tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu như EU, ASEAN, IMF,

Trang 8

nguyên thông tin, kỷ nguyên trí tuệ Nó tạo ra cơ hội cho tất cả các nước,nhất là các nước đang phát triển, trong việc đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa một cách có hiệu quả bằng việc ứng dụng những thành quả củacuộc cách mạng tin học và phát triển thông tin kinh tế Mặt khác, nó đặt racho tất cả các nước những thách thức hết sức nghiêm trọng.

Thách thức thứ nhất là Toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng đến việcthực hiện chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền kinh tế của mỗi quốc gia Cácchính phủ không còn quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chínhsách, trước hết là các chính sách kinh tế vì rằng các nước đều phụ thuộc vào

ngoại thương và đầu tư nước ngoài Đối với các nước đang phát triển thì

thách thức này càng lớn vì sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài của nền kinh

tế khá lớn Do đó, quá trình toàn cầu hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến chính phủtrong việc vạch ra các chính sách an ninh - quốc phòng, kể cả chính sách

đối nội

Thách thức lớn thứ hai là quá trình toàn cầu hóa đang và sẽ làm xóimòn quyền lực nhà nước, dân tộc Vì nền kinh tế thế giới được toàn cầuhóa, nhu cầu các nước cần xích lại gần nhau, do đó biên giới giữa các quốc

gia, dân tộc Quá trình nhất thể hóa cao độ của Liên minh Châu Âu là một băng chứng hùng hồn.

Thách thức lớn thứ ba mà quá trình toàn cầu hóa đặt ra cho tất cả cácdân tộc là nguy cơ tụt hậu Sự cạnh tranh giữa các nước sẽ diễn ra vô cùngkhắc nghiệt Muốn khỏi tụt hậu, chứ chưa nói đến việc thắng trong cuộccạnh tranh này, các nước trước hết phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình

độ cao, có tầm nhìn chiến lược

Il ĐẶC TRUNG CUA TOAN CAU HÓA

1 Kinh tế toàn cầu hóa biểu hiện nổi bật ở sự lưu chuyển xuyênquốc gia của các dòng vốn, hay nói cách khác, toàn cầu hóa về tài chính là đặc trưng nổi bật, chi phối các tiến trình tự do hóa về thương mại, dịch vụ

và đầu tư quốc tế Tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia đã khiến cho cáchoạt động thương mại đầu tư phổ biến là các hoạt động đầu tư, buôn bán

chứng khoán, nghĩa là, trên thực tế ngày nay đã có 95% nền kinh tế tàichính đã nằm trong một thế giới ảo Do tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc giavận động theo quy luật riêng của nó nên chính sách tiền tệ - tài chính của

Trang 9

các chính phủ vừa hành động theo hướng giảm bớt sự can thiệp trực tiếp vào

sự hoạt động của các dòng vốn, và phải phản ánh kịp thời các sự kiện xuấthiện trên thị trường tài chính và vốn xuyên quốc gia, nghĩa là có sự điềuchỉnh kịp thời và có đối sách tương ứng với mọi biến đổi của nền tài chínhquốc tế Như vậy, quản lý vĩ mô đã trở thành yếu tố có vai trò quyết định

Sự phát triển của kỹ thuật, viễn thông, công nghệ thông tin đã cung cấpnhững phương tiện kỹ thuật hoàn thiện và áp dụng phổ biến trong mọi lĩnhvực quản lý cũng như đã trở thành phương tiện lưu chuyển tiền vốn toàn cầu

Do các dòng vốn được di chuyển hầu hết phụ thuộc vào những thành tựu củakhoa học công nghệ thông tin nên người ta cũng có thể nói nếu không cócông nghệ thông tin thì cũng không thể có toàn cầu hóa về tài chính

2 Từ tính phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốcgia, các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ

và theo đó, các nền kinh tế quốc gia đầu tư thành một bộ phận hợp thànhcủa thị trường thế giới thống nhất - một sân chơi chung bình đẳng cho mọinền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất phát điểm như

thế nào Nội dung của toàn cầu hóa chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế trong đócác quốc gia vừa là chủ thể có nghĩa vụ hợp tác giải quyết các vấn đề chung

vừa là chủ thể hưởng quyền từ quá trình đó Vì vậy, cần phải hợp tác cho sự

tồn tại của sự thịnh vượng chung Tuy nhiên, điều kiện tiên đề cơ bản nhất

để thực hiện điều này là bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và cùng tôn trọng lẫn nhau Một nước không thể tiến hành hợp tác trung thực vớimột nước khác khi không được tôn trọng và đối xử bình đẳng Do đó, sựbình đẳng phải được duy trì và phát triển trên mọi mặt Cần để cho các nước

tự lựa chọn con đường phát triển của mình; thúc đẩy giao lưu giữa các nước;

cùng nhau đối phó với những rủi ro và thách thức; mở rộng hợp tác quốc tế

trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, đặc biệt cần tăng cường sự giúp đỡ, viện trợ các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, do các quốc gia không thuần nhất về mặt trình độ phát

triển và hội nhập quốc tế, về thiết chế kinh tế xã hội nên toàn cầu hóa hiện nay

là quá trình đầy mâu thuẫn và do các nước tư bản phát triển dẫn đầu và áp đảo,

đặc biệt là Mi đang là siêu cường duy nhất, sau đó là EU và Nhật Ban

Trong điều kiện toàn cầu hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nềnkinh tế còn biểu hiện ở chỗ: một sản phẩm hoàn chỉnh có thể là kết quả

Trang 10

hoạt động của hàng trăm thậm chí hàng ngàn xí nghiệp ở khắp nơi trên thế

gIỚI mà không phụ thuộc vào vi trí của nguồn nguyên liệu Phân công lao

động quốc tế đã đạt tới trình độ không chỉ chuyên môn hóa sản phẩm hoànchỉnh mà là chuyên môn hóa chi tiết sản phẩm cho từng quốc gia Hoạtđộng sản xuất của nước này, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động sảnxuất của nước khác, không phụ thuộc đó là nước phát triển hay nước kém

phát triển Trong hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại và sản xuất,

không còn tình trạng chỉ có nước nhỏ, nước kém phát triển phụ thuộc mộtchiều, tuyệt đối vào nước lớn, nước phát triển mà sự phụ thuộc đã mang tínhhai chiều, song phương Tuy nhiên, xu hướng thứ hai chưa đủ mạnh để làmthay đổi căn bản tương quan vốn có giữa các nước

‘Tinh phụ thuộc, liên kết này cũng làm cho tốc độ tăng trưởng datmức độ mạnh mẽ

3 Trong phát triển kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ

quyền không còn là đơn vị duy nhất có thể chế định chính sách kinh tế mà

đã xuât hiện bốn đơn vị có thể tham gia chế định chính sách kinh tế có hiệuquả Đó là: quốc gia dân tộc có chủ quyền; các khối kinh tế khu vực (ví dụ

như ASEAN hay EU); các tổ chức quốc tế (ví dụ như IME, WB, ADB ) và

các công ty xuyên quốc gia Các lực lượng này ảnh hưởng lẫn nhau, ràng

buộc lẫn nhau và có thể bất hòa, xung đột với nhau Đặc biệt giữa các quốcgia, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, họ sẽ tìm mọi cách để đạtđược lợi ích kinh tế tối đa, do đó, không thể tránh khỏi bất hòa, xung đội,

mâu thuẫn, tuy nhiên, họ sẽ tránh xa giải pháp chiến tranh.

Khi chính phủ hoạch định chính sách cần phải dựa trên luật pháp

quốc tế chính là những thể chế kinh tế quốc tế, phải dựa trên thực tiễn hoạtđộng của các công ty đa quốc gia và chiến lược phát triển của chúng vìtrong điều kiện toàn cầu hóa, sự phụ thuộc vào ngoại thương xuất nhậpkhẩu và đầu tư nước ngoài là rất lớn

Các khối kinh tế khu vực khi đưa ra đường lối phát triển của khu vực

cũng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của các quốc gia thành viên và

đường lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Như vậy, xét về mặt hoạch định chính sách kinh tế, toàn cầu hóa là

một quá trình hội nhập toàn cầu về thương mại, đầu tư và dịch vụ, hợp tác

Trang 11

khoa học công nghệ Đó là sự đan xen và kết hợp giữa chính sách kinh tế

của mội quốc gia với định hướng của khu vực và thế giới

Con đường và định hướng tương lai của toàn cầu hóa sẽ phụ thuộcvào những quyết định mà chính phủ các nước đưa ra trong việc định hình

những quy tắc tương lai do các tổ chức quốc tế Mỗi nước đều phải đối mặt

với một sự lựa chọn mang tính chiến lược trong việc nỗ lực làm cho toàncầu hóa trở thành lợi ích của nhân dân Các nước đều cố gắng sử dụng mộtloạt những công cụ mang tính bảo vệ làm giảm những tác động của toàncầu hóa đối với những tổ chức trong nước hiện có, kể cả khu vực tư nhân,các công ty quốc doanh, đoàn thể và các tổ chức xã hội khác

Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa, tất cả các định hướng, cácquyết sách của mỗi chính phủ phải được đặt trong sự tổng hợp hài hòa vớicác định chế của các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực

4 Cốt lõi của toàn cầu hóa là quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thếgiới Song bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn tác động lên hầu hết các lĩnh vựccủa đời sống quốc tế

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế hòa

bình hợp tác để phát triển và vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia,

quá trình toàn cầu hóa ngày nay đã đạt đến một đỉnh cao mới và trở thànhmột xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế Tình hình này có tác động sâusắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế, trong đó, an ninh của mỗi quốc gia và

an ninh quốc tế đứng trước những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và

thách thức

Quá trình toàn cầu hóa làm ra đời và củng cố mạng lưới dày đặc các

thiết chế quốc tế, nhất là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực Vai tròngày càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp phần hạn

chế và giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố hòa bình,

an ninh quốc tế Thông qua các thiết chế và các tổ chức quốc tế này, cácnước, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi íchquốc gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan

hệ với các nước lớn Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cũng đặt các nướctrước rất nhiều thách thức, de doa chính an ninh quốc gia của họ, nếu ban

thân họ không kiểm soát và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh

Trang 12

An ninh quốc gia bao gồm: an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh

môi trường, an ninh con người

Mối hiểm họa lớn nhất đe dọa an ninh kinh tế của mỗi quốc gia chính

là nguy cơ tụt hậu Nước nào có nền kinh tế phát triển bên vững, làm chủ

được khoa học công nghệ, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hội nhập tốt

hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực, về cơ bản sẽ đạt được mức độ anninh kinh tế cao Ngược lại, nguy cơ tụt hậu vẫn đe dọa các nước Đối vớicác nước đang phát triển, việc nhấn mạnh lấy phát triển kinh tế và bảo đảm

an ninh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ chính quan niệm mangtính hướng nội về an ninh quốc gia Nếu không chủ động hội nhập thì sẽchịu ảnh hưởng tiêu cực to lớn của quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóakhông thương tiếc số phận các nước nghèo, nếu bản thân các nước đang

phát triển không thể chủ động kiểm soát các mối quan hệ quốc tế thì an

ninh kinh tế bị đe dọa nghiêm trọng

Một nội dung khác của an ninh quốc gia chính là vấn đề văn hóatruyền thống và bản sắc dân tộc Quá trình toàn cầu hóa làm tăng giao lưuquốc tế và tính đồng nhất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các nềnkinh tế lớn có ảnh hưởng nhiều hơn các nền kinh tế khác Nhiều giá trị vốn

di xuất phát từ một nước (thông thường là nước lớn, nước có nền kinh tếmạnh) được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xãhội khác nhau Nhiều giá trị riêng của các dân tộc bị xói mòn và mất dầnảnh hưởng Sự đe dọa về văn hóa này đã và đang khơi dậy mạnh mẽ ý thứcbảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc của nhiều nướctrên thế giới Tuy nhiên, việc bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa và bảnsắc dân tộc lại gặp nhiều khó khăn Bởi lẽ, quá dé cao văn hóa dan tộc cónguy cơ dẫn đến bài ngoại, đóng cửa và sẽ bị tụt hậu so với các nước trênthế giới Do đó, vấn đề đặt ra đối với mỗi nước khi hội nhập vào xu thếchung là xác định những nét đẹp, những đặc trưng của văn hóa dân tộc và

giữ gìn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những cái hay trong văn hóa của cácdân tộc khác để làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần và các giá trị

dân tộc trong nước.

Bên cạnh đó, sự phát triển của toàn cầu hóa cũng khiến người ta phảiquan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường Bởi lẽ quá trình này có nguy cơlàm trầm trọng thêm vấn đề môi trường ở nhiều nước, nhất là các nước đang

Trang 13

phát triển Sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa ở các nước này đã và

đang làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá,không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm từ đó trực tiếp hoặc gián tiếpdẫn đến tình trạng lũ lụt lớn trên diện rộng ở nhiều nơi, thiếu nước sinhhoạt, sa mạc hóa đất đai Những năm gần đây, vấn đề an ninh môi trườngđược đặt ra một cách ráo riết Ngày càng có nhiều nước đặt vấn đề bảo vệmôi trường lên vị trí quan trọng trong chính sách và gắn an ninh môi trườngvới an ninh quốc gia, thậm chí, coi đó là một bộ phận của an ninh quốc gia.Nhu vậy, đối phó với những đe doa môi trường rõ rang là một kế hoạch có ýnghĩa to lớn đối với an ninh quốc gia

Như những phân tích trên có thể thấy toàn cảnh bức tranh toàn cầuhóa Với mũi nhọn là toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất của các nước

đã thực sự xâp nhập, phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, không chỉ ở lĩnh vựckinh tế, toàn cầu hóa còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống quốc tế.Toàn cầu hóa đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đối với nội dung quan hệ quốc tếhiện đại Các quan hệ quốc tế có sự thay đổi, từ xung đột đã bắt đầu nhườngchỗ cho hợp tác quốc tế Từ đó những cơ sở pháp lý cho các quan hệ cũngphải có sự thay đổi cho phù hợp Các thể chế quốc tế đã đưa ra những quyphạm có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể của toàn cầu hóa nhằm duy trì

cho các quan hệ phát sinh, phát triển trong một khuôn khổ pháp lý nhấtđịnh nhằm duy trì trật tự hòa bình thế giới

Il NHÓM VẤN ĐỀ VỀ CÁC THE CHẾ TOÀN CẦU

Xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện từ rất lâu và đó là một xu thế tất yếucủa xã hội loài người Ngay từ thế ky thứ II sau công nguyên, nhà sử họcPhơ-Lô đã viết: “Nếu không có quan hệ thương mại thì không có liên minh

giữa các tộc người” Vào thé kỷ XVII, theo Hugo Grotius đã khẳng định:

“Không ai có quyền cản trở quan hệ thương mại giữa dan tộc này với dântộc khác” Ngày nay, cùng với sự ra đời của hàng loạt tổ chức quốc tế, liênminh kinh tế, tính tất yếu của xu thế liên kết này càng biểu hiện rõ ràng hơn

Cơ sở pháp lý cho các quan hệ hợp tác này chíh là các điều ước quốc

tế đa phương hoặc song phương Điều ước quốc tế đa phương có ý nghĩa trụcột là Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) - 1947 và hệthống các hiệp định Marakét 1994

Trang 14

Sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện vật chất - kỹ thuật đưới tác

động của toàn cầu hóa càng làm cho các quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan

hệ kinh tế quốc tế trở nên phức tạp Cốt lõi của toàn cầu hóa chính là toàn

cầu hóa nền kinh tế thế giới Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế, cácquốc gia, các tổ chức quốc tế phải chịu sự ràng buộc của các quy phạm phápluật quốc tế Chính vì thế, vai trò của các thể chế toàn cầu là rất quan trọng

Trong số các thiết chế toàn cầu, phải đề cập đến Liên hợp quốc,

GATT, WTO, IMF, WB Các thiết chế này có ảnh hưởng rất lớn đến quá

trình toàn cầu hóa

1 Bước chuyển từ GATT sang WTO

Trước khi chuyển thành WTO, GATT là thể chế kinh tế toàn cầu có

ảnh hưởng mạnh bậc nhất đến các quá trình kinh tế thế giới cũng như mỗiquốc gia Việc thay GATT bằng WTO là một trong những biểu hiện rõ nhất

về mặt thể chế của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Về thực chất, đây là sựthay đổi “luật chơi” trong hệ thống kinh tế thế giới gây tác động trực tiếpmạnh nhất đến cơ chế và mô thức vận động của hệ thống đó

GATT (ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II) vừa là sản phẩm, vừa làcông cụ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế Tuy nhiên, khi quá trình

này diễn ra ngày càng tăng về quy mô và tốc độ thì các quy định do GATT

ấn định ngày càng trở nên không thích hợp Chính vì thế WTO đã ra đời.Việc thành lap WTO là kết quả của quá trình thương lượng quốc tế kéo dai

và phức tạp Trong hiệp định thành lập WTO đã chỉ rõ: Trong hoạt động

của mình, tổ chức này sẽ tuân thủ các quyết định, thủ tục và thực tiễn hoạt

động của GATT, bao gồm cả cơ chế thông qua quyết định cũng như cơ cấu

tổ chức của WTO

Nhiệm vụ trung tâm của WTO là tự do hóa thương mại thế giới bằngbiện pháp giảm bớt mức thuế quan nhập khẩu và xóa bỏ các loại hàng ràophi thuế quan khác nhau WTO đã định hướng hoạt động của mình nhằmmục đích mở rộng lưu thông quốc tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc

sử dụng tối đa có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất, đảmbảo sự phát triển ổn định về kinh tế cho tất cả các quốc gia và đồng thời bảo

vệ sử dụng vững bền môi trường sống

Trang 15

Các nguyên tac hoạt động của WTO luôn được các quốc gia thành viêntuân thủ một cách nghiêm ngặt nhằm đạt được những mục đích đã đề ra

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế liên chính phủ

CÓ vai trò và vi trí cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng cường sự hợp tácquốc tế trong lĩnh vực quan hệ thương mại thế giới Để thực hiện có hiệuqủa cao những nhiệm vụ của mình, WTO đã có một cơ cấu tổ chức hoànthiện và hệ thống các nguyên tắc hoạt động chính trong thương mại thếgiới Hệ thống này bao gồm:

- Thương mại không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở áp dụng chế độđãi ngộ quốc gia và chế độ tối huệ quốc

- Thúc day sự phát triển dòng thương mại tự do thong qua biện phápcắt giảm từng bước hàng rào thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế quan

- Thương mại quốc tế phải được vận hành trên co sở ổn định, rõ rang

và minh bạch là cơ sở xác định nền thương mại thế giới ổn định và pháttriển vững chắc

- Tăng cường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại quốc tế, không

hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu trừ một số ngoại lệ đã được quy định

- Quyền được từ bỏ và bảo vệ của các bên thành viên trong trườnghợp khẩn cấp trong quan hệ thương mại quốc tế

- Tôn trọng các cam kết của tổ chức kinh tế - thương mại khu vực.

- Tạo điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm pháttriển trong quan hệ thương mại quốc tế.

- Giải quyết các tranh chấp thông qua cơ chế thỏa thuận về quy tắc vàthủ tục giải quyết tranh chấp

WTO đã áp dụng hệ thống các nguyên tắc hoạt động trong quá trìnhvận hành của mình nhằm mục đích tăng trưởng sự phát triển nền kinh tếtoàn cầu thông qua sự hợp tác đặc thù của tổ chức này, cho phép các ngoại

lệ cần thiết đảm bảo sự cân bằng trong mọi nỗ lực cố gắng phát triển củacác quốc gia thành viên

Cho đến nay WTO đã có gần 140 quốc gia và vùng lãnh thổ là thànhviên chính thức cùng 35 quốc gia, vùng lãnh thổ được hưởng quy chế quan

Trang 16

sát viên Việt Nam đang tiến hành đàm phán để gia nhập WTO - đây lànhiệm vụ quan trọng nhất của chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay củachúng ta Đây là tổ chức với số lượng thành viên kiểm soát 90% thương mạitoàn cầu Việc gia nhập tổ chức này chính là sự tham gia trên cơ sở pháp lý

day đủ các hoạt động thương mại trên quy mô lớn trên thị trường thế giới.Hiệp định thành lập WTO yêu cầu quốc gia xin gia nhập phải chấp nhận

các nghĩa vụ mà các thành viên sáng lập đã cam kết cùng nhau gánh vác.

Mỗi thành viên của WTO phải đảm bảo pháp luật nước mình phù hợp với cácnghĩa vụ mà họ đã cam kết - theo các hiệp định của hệ thống pháp lý WTO

Một nhiệm vụ phức tạp đang đặt ra cho Việt Nam: chúng ta cần xácđịnh các quyền lợi và lợi ích kinh tế của quốc gia, phải giới hạn nhữngnhượng bộ và các điều kiện nhằm bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia và phảibảo vệ được những yêu cầu nêu trên trong quá trình thương lượng đàm phán

để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

2 Các tổ chức tài chính toàn cầu và khu vực: IMF, WB, ADBGiống như GATT (WTO), các thể chế này cũng là sản phẩm của xu

hướng liên kết kinh tế quốc tê sau Thế chiến IJ Chúng đóng vai trò vừa là

“van an toàn” của hệ thống tài chính toàn cầu, vừa là tác nhân thúc đẩy phát

triển kinh tế ở các nước Trên thực tế, đây là những công cụ, bộ máy có thế

lực và đã có tác động thực tiễn mạnh mẽ đến các quá trình kinh tế quốc tế

và quốc gia Vai trò to lớn của chúng trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

là rất rõ ràng

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF được thành lập vào tháng 12 năm 1945, đếnnay đã có 182 thành viên Mục đích của IME là thúc đẩy sự hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mạiquốc tế, thiết lập hệ thống thanh toán và chuyển đổi các giao dịch tiền tệ đa

phương

Ngân hàng thế giới WB được thành lập năm 1945 trên cơ sở thoảthuận Breton Wood năm 1944 tại hội nghị tiền tệ và tài chính quốc tế Ngânhàng được thành lập với mục đích chính là giúp đỡ các quốc gia thành viên

tái thiết va phát triển bằng việc đầu tư vốn cho sản xuất nhằm thúc đẩy nền

sản xuất

Trang 17

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, yêu cầu thay đổi co cấu, mục tiêu vanguyên tắc hoạt động của các tổ chức này đang ngày càng trở nên bức thiết

Đích hướng tới của những đòi hỏi đó là khắc phục tình trạng bất bình đẳng,

phân biệt đối xử trong việc tiếp cận thị trường tài chính quốc tế của cácnước nghèo, loại bỏ sự thống trị và áp đặt của một số nước lớn, đứng đầu là

Mỹ trong cơ chế điều hành, áp dụng các nguyên tắc hoạt động thích hợp vớihoàn cảnh mới

Tuy nhiên, cho đến nay, những bước tiến đạt được là chưa nhiều Sựtranh chấp giữa các nước, trước hết là giữa hai nhóm nước giàu - nghèo,

giữa một số nước giàu (Mỹ - Nhật - EU) để thay đổi phương thức và nguyêntắc hoạt động của WB và IMF đang diễn ra quyết liệt và hướng tới nhữngmục tiêu không hoàn toàn thuận chiều, thậm chí, đối nghịch nhau

Trong xu thế toàn cầu hóa, những hợp tác đang dần dần thay thế chonhững đối nghịch, tuy nhiên, không có nghĩa là những mâu thuẫn đã chấm

dứt hẳn Quốc gia nào cũng tìm mọi cách để đạt được những lợi ích tối đa

cho nên sự tồn tại của những tranh chấp là tất yếu Xuất phát từ tính phụthuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, các quốc gia sẽ tìm ra những phươngthức giải quyết phù hợp, tuy nhiên, dù muốn hay không, những tranh chấpvẫn ảnh hưởng tới quá trình toàn cầu hóa, tới nền kinh tế của mỗi nước

Trong bối cảnh hệ thống tài chính quốc tế đang chuyển sang độngthái mới, và ngày càng tỏ rõ ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển củacác nước, sự bất ổn thể chế như vậy có thể gây ra nhiều hậu quả chưa thể dự

đoán được Vì vậy, yêu cầu cần phải có một sự nhất quán trong phươngchâm hành động, sự thống nhất về mặt thể chế của các tổ chức tài chính làyêu cầu cấp bách

3 Liên hiệp quốc trong xu hướng toàn cau

Không chỉ kinh tế mà các khía cạnh chính trị, quân sự, xã hội của đờisống cũng đang nam trong xu hướng toàn cầu hóa Hiện nay, các biến cố

mang tính địa phương, khu vực (chang hạn vấn dé Irac, Nam Tư cũ,

Campuchia) đều chứa đựng nguy cơ trở thành những vấn đề toàn cầu Sựcan thiệp của Liên Hiệp Quốc vào các sự kiện đó, thậm chi, với tư cách làtác nhân quyết định xu hướng của sự kiện là bằng chứng rõ ràng Các vấn đềtoàn cầu khác (môi trường, dân số, nạn mãi dâm, căn bệnh HIV hay buôn lậu

ma túy ) đều được phối hợp giải quyết thông qua Liên Hiệp Quốc

Trang 18

Có thể nêu một đặc trưng chung là thông qua Liên Hiệp Quốc, càngngày, mỗi nước dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay lạc hậu đều có quyền vànghĩa vụ tham dự vào các biến cố quốc tế Đây là một động thái mới của

đời sống thế giới

Tuy mức độ, hiệu lực của sự tham dự này không ngang nhau giữa các

nước, song xu hướng chung là tính bình đẳng tham dự tăng lên, tiếng nói

của các nước nhỏ, nước nghèo ngày càng có trọng lượng; các nước lớn

không thể độc chiếm vũ đài thế giới và mặc sức làm mưa làm gió Với Liên

Hiệp Quốc, không còn nước nào bị cô lập hoàn toàn, cũng không có nước

nào đám bỏ qua dư luận quốc tế để cưỡng bức nước khác như trước đây.

Theo nghĩa đó, Liên Hiệp Quốc đang ngày càng trở thành một yếu tố nội tạiquan trọng của tất cả các tính toán chiến lược và quá trình hoạch định chínhsách của bất cứ quốc gia nào

Trang 19

PHAN II:

CHÍNH SÁCH HỘI NHAP QUOC TE VA KHU VỰC

CUA VIET NAM

Toàn cầu hóa trên thực tế là xu hướng được khởi xướng từ các nước

phát triển Nhưng cho đến ngày nay, nó đã và đang kéo tất cả các nước, kể

cả những nước chậm phát triển nhất vào quỹ đạo của mình như một tất yếu

lịch sử

Đối với nước ta, với bước chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường mở

cửa, xu thế toàn cầu hóa đang có tác động mạnh, có ảnh hưởng to lớn vàtoàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội

Duong nhiên, nước ta không thể đứng ngoài một quá trình chung tất yếuđang diễn ra trên toàn thế giới Trong những điều kiện cụ thể, đối với nước

ta, hội nhập quốc tế không chỉ là quá trình diễn ra dưới sức ép của xu hướngtất yếu mà còn là một qúa trình mang tính chủ động Sự chủ động nàykhông chỉ xuất phát từ việc thừa nhận lợi ích to lớn do quá trình này manglại mà còn từ ý thức về những thách thức gay gắt đặt ra từ đó

Tuy nhiên, phải nói rằng không thể nhận thức đầy đủ những lợi íchcũng như những thách thức đó ngay lập tức Vì thế, càng không dễ dàng gìkhi đưa ra những chính sách xử lý có hiệu quả các tác động của toàn cầuhóa Tính phức tạp của vấn đề, như đã nói, không chỉ ở số lượng lớn hay sự

đa dạng của các tác động mà chủ yếu ở chỗ mọi quá trình, mọi sự tác độngđều mang tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) và tất cả lại tác động trong sựchi phối, ràng buộc lẫn nhau

Về nguyên tắc, cả lợi ích thu được lẫn các khó khăn, thách thức phátsinh từ qua trình toàn cầu hóa là do sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát

triển và tiềm lực vật chất của nước ta với các yêu cầu của quá trình toàn cầuhóa (thực chất là quá trình dựa trên những trình độ phát triển rất cao và tiềmlực vật chất đủ lớn) và với trình độ phát triển chung của thế giới (đượcquyết định bởi nhóm các nước phát triển và các cường quốc) Bản chất vấn

đề ở đây là tồn tại mối quan hệ hữu cơ giữa lợi thế và thách thức của cácnước đi sau khi giải quyết các vấn đề phát triển của mình trong bối cảnh

quốc tế hiện đại

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w