1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật - Thái Vĩnh Thắng biên soạn

256 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật
Tác giả Thái Vĩnh Thắng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Từ điển
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 55,32 MB

Nội dung

Ngoài ra lý luận nhà nước và pháp luật, còn đề cập đến các vấn đề như hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật, các hình thức thực hiện phápluật, vi phạm pháp luật và tr

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Lý luận nhà nước và pháp luật là một chuyên ngành khoa

học luật đào tạo ở tất cả các bậc trung cấp, đại học, thạc sĩ và

tiến sĩ luật học, có mã số khoa hoc là 62.38.01.01 Đây là một

bộ môn khoa học luật vừa mang tính chất khoa học cơ sở vừa

mang tính chất chuyên sâu tùy theo cấp độ chương trình hoc

tập và nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật

là những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật nhưnguồn gốc, bản chất, hình thức, chức năng, bộ máy, kiểu nhànước và nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, nguồn hình

thức kiểu pháp luật Ngoài ra lý luận nhà nước và pháp luật,

còn đề cập đến các vấn đề như hệ thống pháp luật, quan hệ

pháp luật, quy phạm pháp luật, các hình thức thực hiện phápluật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, ý thức pháp

luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa

Thudt ngữ lý luận nhà nước và pháp luật là một bộ phậnquan trọng của thuật ngữ luật học cung cấp những khái niệm

cơ bản mang tinh chất nên tảng của khoa học luật Dé đápứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giáo

viên, học viên và các đối tượng khác đồng thời góp phần, xây

dựng hoàn thiện hệ thống thuật ngữ chuẩn trong ngành luật

Trang 4

học ở nước ta, tác giả PGS.TS Thái Vĩnh Thắng đã biên soạn cuốn sách “Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật”.

Cuốn ““Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật” màbạn cam trên tay là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và

giảng dạy môn học lý luận chung nhà nước và pháp luật củatác giả tại trường Đại học Luật Hà Nội Cuốn sách này sẽ là

phương tiện tôt giúp cho các bạn sinh viên luật và những aimuốn nghiên cứu khoa học luật tiếp cận tốt hơn những kiến

thức cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

Song, do xuất bản lần đầu nên chắc rằng cuốn sách sẽ

không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định Nhà

xuất bản Công an nhân dân và tác giả mong muốn nhận được

ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và bạn đọc để lần

tái bản sau sẽ hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Trang 6

19 Chính thể cộng hoà Xô viết

30 Đặc điểm của nhà nước

31 Đặc điểm của pháp luật

32 Địa vị pháp lý

33 Điều chỉnh pháp luật

34 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật

35 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật

36 Giả định của quy phạm pháp luật

Trang 7

Hệ thống pháp luật luc địa chau Au (Civil law, Continental

law, Romano - Germanic law)

Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic law)

Hệ thống quy phạm xã hội

Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm

Hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của vi phạm pháp luật

Kiểu nhà nước

Kiểu nhà nước chủ nô

Kiểu nhà nước phong kiến

Kiểu nhà nước tư sản

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Kiểu pháp luật

Kiểu pháp luật chủ nô

Kiểu pháp luật phong kiến

Trang 8

69 Kiểu pháp luật tư sản

70 Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa

71 Lý luận nhà nước và pháp luật

72 Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật

61 Luật môi trường

82 Luật thương mại

83 Luật tục

84 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

85 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

86 Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật

93 Nguồn của pháp luật

94 Nguồn gốc của nhà nước

Trang 9

95 Nguồn gốc của pháp luật

96 Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc

97 Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng trong bầu cử

Nghị viện

98 Nguyên tắc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân

99 Nguyên tắc Dang cộng sản lãnh đạo nhà nước và xã hội

100 Nguyên tắc pháp chế tư sản

101 Nguyên tắc pháp luật

102 Nguyên tắc phân chia quyền lực

103 Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

104 Nguyên tắc tập trung dan chủ

105 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

106 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

tư sản

107 Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ các quyền công dân và

quyền con người

113 Nhà nước liên bang

114 Nhà nước liên minh

115 Nhà nước pháp quyền

116 Nhà nước quân chủ

117 Nhà nước quân chủ chuyên chế

Trang 10

118 Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ

119 Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền

137 Quân chủ trung ưong tập quyền

138 Quân chủ phân quyền cát cứ

139 Quy định của quy phạm pháp luật

140 Quy phạm pháp luật

141 Quyền lực chính trị

142 Quyền lực nhà nước

143 Quyền lực xã hội

Trang 13

AN LE

Ban án hoặc quyết định cua toà án được thừa nhận là khuôn

mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này.

Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Staredecisis” (to stand by things decided) có nghĩa là tuân theocái đã giải quyết Trong tiếng Anh án lệ có tên gọi là

Precedent!, Case law hoặc còn được gọi là Judge-made law.

Ở nước Anh và các nước theo hệ thống pháp luật

Anglo-saxon án lệ được coi là một nguồn pháp luật quan trọng

không kém văn bản quy phạm pháp luật Các luật gia Anh

' Theo từ điển Blacks law dictionary án lệ (precedent) được định nghĩa như sau:

a The making of law by a court in recognizing and applying new rules

while administering justice (Sự làm luật bởi toà án bang sự thừa nhận và

áp dụng các quy tác mới khi xét xử).

b A decided case that furnishes a basis for determining later cases

involving similar facts or issues (Một vu án đã được xét xử làm cơ sở

Trang 14

cho rằng án lệ là luật do các luật gia chuyên nghiệp làm ra,

còn các luật do Nghị viện làm ra là luật của các nhà chính

trị, các luật gia bán chuyên nghiệp Các luật do các luật gia

chuyên nghiệp làm ra chắc chắn phải tốt hơn luật do các luật

gia bán chuyên nghiệp làm ra Theo các luật gia Anh, các bộ

luật dù có đồ sộ đến bao nhiêu cũng rất nghèo nàn so với án

lệ Bộ luật lớn của Pháp là Bộ luật dân sự Napoleon cũng chỉ

có 2283 Điều, trong khi đó tính đến năm 1998 nước Anh đã

có khoảng 350.000 án lệ

Án lệ chia làm hai loại là án lệ mang tính bắt buộc áp

dụng (binding precedent, authoritative precedent) như án lệ

của toà án cấp trên bat buộc toà án cấp dưới cùng phân hệ phải tuân thủ và án lệ không mang tính bắt buộc áp dụng

(persuasive precedent) như án lệ của toà án cùng cấp có thể áp

dụng hoặc chỉ để tham khảo.'

Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm khi tổng kết công tác

xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra các vụ án điển hình

để hướng dẫn toà án cấp dưới xét xử, tuy nhiên khi lập luận cho quyết định của mình các thẩm phán phải căn cứ vào các

quy định của pháp luật, chứ không dựa vào các bản án đã xét

xử Việt Nam không có truyền thống áp dụng án lệ và hiện

nay chỉ áp dụng án lệ trong một số quan hệ thương mại quốc

tế khi pháp luật được các bên lựa chọn để giải quyết tranh

chấp là pháp luật nước ngoài

Trang 15

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Một trong những hình thức thực hiện pháp luật, là hoạt

động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ

chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy

phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ

chức cụ thể (xt thực hiện pháp luật).

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong 4 trường hợp

sau đây:

1 Khi xây ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ

pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyếtđược, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã

hội) có thẩm quyền giải quyết

2 Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặcnhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

3 Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi

phạm pháp luật;

4 Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của

các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay

không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác

nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết

tay, chữ ký của người có thẩm quyền

Trang 16

AP DỤNG PHÁP LUẬT TƯỜNG TỰ

Giải quyết vụ việc pháp lí cụ thể trên cơ sở quy phạm

pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung giống (tương

tự) vụ việc đang cần giải quyết hoặc trên cơ sở những nguyên

tắc pháp luật chung

Áp dụng pháp luật tương tự là biện pháp mang tính chất

tạm thời nhằm khắc phục những lỗ hồng của pháp luật Theo quan điểm của các nhà luật học Nga, áp dụng pháp luật tương

tự được chia làm hai loại: áp dụng tương tự quy phạm pháp

luật và áp dụng tương tự pháp luật Áp dụng tương tự quy

phạm pháp luật là sự giải quyết một vụ việc pháp lý cụ thể dựa

trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hộitương tự, còn áp dụng tương tự pháp luật là sự giải quyết một

vụ việc pháp lý cụ thể dựa trên những nguyên tắc chung của

pháp luật, đây là trường hợp không có quy phạm pháp luật

điều chỉnh quan hệ xã hội tương ứng, đồng thời không có quy

phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội tương tự

Trang 17

BAN CHAT CUA NHÀ NƯỚC

Thực chất bên trong của nhà nước, thể hiện ở hai tinh chất

cơ ban của nó là tính giai cấp và tính xã hội

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là

công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, là

công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị

tri Bên cạnh đó, nhà nước còn là tổ chức công quyền thực

hiện các chức năng quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời

sống xã hội Tính chất xã hội của nhà nước được thể hiện

thông qua các chức năng xã hội của nhà nước, các chức năng

này phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc, của

quốc gia và hon thế nữa là lợi ích quốc tế

Trong các nhà nước chủ nô và phong kiến nhà nước cóchức năng chủ yếu là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi chogiai cấp thống trị trong xã hội vì vậy tính chất giai cấp là đặc

| THỰ VIÊN

| TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI |

Trang 18

tính đặc trưng nhất của nhà nước Ngược lại trong tuyệt đại đa

số các nhà nước đương đại khi chế độ dân chủ thực sự được

thiết lập, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân nên

tính chất xã hội là tính chất đặc trưng nhất của nhà nước.Trong một nhà nước của dân, do dân và vì dân nhà nước

không thể là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích của một bộ phận

dân cư mà là công cụ phục vụ bảo vệ lợi ích chung của toàn xãhội, do đó tính chất xã hội là tính chất đặc trưng nhất và quyết

định bản chất của nhà nước

BAN CHAT CUA PHÁP LUẬT

Thực chất bên trong của pháp luật, thể hiện ở hartiah chat

cơ bản của nó là tính giai cấp va tính xã hội

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật luôn

luôn phản ánh ý chí của giai cấp thống trị; là công cụ có hiệu

lực nhất để nhà nước thực hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền, trấn áp các lực lượng xã hội đối địch nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng

trong xã hội có giai cấp đối kháng Bên cạnh đó, pháp luật còn

thể hiện tính chất xã hội, khi pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội vì lợi ích chung của các giai cấp, các tầng lớp dân cư

trong xã hội và cao hơn nữa là lợi ích của toàn thể dân tộc, của quốc gia và quốc tế.

Phụ thuộc vào tính chất dân chủ hoặc phản dân chủ của

Trang 19

nhà nước mà pháp luật thể hiện tính chất xã hội một cách khácnhau Theo quá trình phát triển của nhà nước tính chất xã hộicủa pháp luật ngày càng phát triển Các nhà nước càng dân

chủ và tiến bộ thì tính chất xã hội của pháp luật càng phát

triển Trong một nhà nước của dân, do dân và vì dân tính chất

xã hội của pháp luật là đặc tính nổi trội, quyết định bản chất

của pháp luật

BỘ LUẬT

Văn bản quy phạm pháp luật có mức độ hệ thống hoá cao

nhất, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội trong một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau

Các bộ luật đã được xây dựng trong thời kỳ cổ đại ở các

nhà nước chiếm hữu nô lệ như Bộ luật Hammurapi của nhànước chủ nô Babilon thế ky XVIII TCN, Bộ luật Dracon củanhà nước Hylạp cổ đại năm 621 TCN, Bộ luật Manu của Ấn

Độ khoảng thế kỷ thứ II TCN đến thế kỷ thứ I SCN, Bộ luật

12 Bang của nhà nước Lama cổ đại thế kỷ V TCN Thời kỳ

trung đại, nhà nước phong kiến đã có những bộ luật nổi tiếng

như Bộ luật Lombardie thế ky XII được xây dựng nên bởi các

toà án thành phố Milan và các thành phố phía Bắc Italia, Bộ

luật tục Normandie năm 1275 của Pháp, Bộ luật Saxon thế kỷ

XIII của Đức, Bộ Hội điển luật lệ Fleta năm 1290 của Anh,

Bộ Hội điển luật lệ năm 1649 của Nga, Các bộ luật của nhà

Trang 20

nước phong kiến Trung Quốc gồm Bộ luật nhà Tần thế kỷ HI

TCN, Bộ Cửu chương luật của nhà Hán (Khoảng từ năm 206

TCN đến năm 220 SCN), Bộ luật nhà Đường thế kỷ VII, Bộ Tống hình luật thế ky X, XI, Bộ luật Dai Minh (nửa cuối thế

ky XIV đến nửa đầu thế ky XVII), Bộ Dai Thanh luật(khoảng nửa cuối thế ky XVID) và Bộ Đại Thanh luật lệ (năm

1740) của triều đình Mãn Thanh Nhà nước phong kiến Việt

Nam cũng đã xây dựng được khá nhiều bộ luật như Bộ hình thư thời Lý, Bộ quốc triều hình luật thời kỳ nhà Trần, Bộ luật

Hồng Đức (Quốc Triều Hình luật), Bộ quốc triều thư khế thể

thức, Bộ quốc triều khám tụng điều lệ, Bộ quốc triều chiếu

lệnh thiện chính thời kỳ nhà Lê, Bộ Hoàng việt luật lệ (Bộ

luật Gia Long thời kỳ nhà Nguyễn Các bộ luật thời kỳ nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến (thời kỳ cổ đại và trung

đại) được biên soạn dưới sự chỉ đạo của hoàng đế và do

hoàng đế ban hành thông thường là những bộ tổng luật điều

chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả

hình sự lẫn dân sự, hành chính, đất đai, lao động, thương mại,

hôn nhân và gia đình Các bộ luật thời kỳ cận đại và hiện đại

do cơ quan lập pháp là Nghị viện làm ra và chỉ điều chỉnh

một loại quan hệ xã hội nhất định như hình sự, dân sự,

thương mại, lao động, đất đai, bầu cử, thuế, hải quan như

Bộ luật dân su Napoleon 1804, Bộ luật thương mại năm

1807, Bộ luật hình sự 1810 của Pháp Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đều có các bộ luật sau đây: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố

tụng dân sự, Bộ luật thương mại, Bộ luật đất đai, Bộ luật lao

Trang 21

động, Bộ luật bầu cử, Bộ luật thuế, Bộ luật hải quan, Bộ luật

giao thông đường bộ

Bộ luật thông thường được cấu thành bởi các chương,điều, khoản và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Bộ luật là kết quả của hoạt động pháp điển hoá pháp luật Tính

đến năm 2007, nước ta đã có các bộ luật sau: Bộ luật hình sự,

Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, Bộ luật lao động, Bộ luật tốtụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự

BỘ MÁY NHÀ NƯỨC

Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa

phương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo

thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng

của nhà nước

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm 4 hệ thống:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và

Hội đồng nhân dân các cấp Đây là các cơ quan đại diện của

nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử

phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ

quan quản lý nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ

quan ngang bộ, UBND các cấp và các cơ quan quản lý chuyên

môn: sở, phòng, ban và tương đương

Trang 22

- Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao,

các Tòa án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.

- Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự.

Khác với bộ máy nhà nước ta, bộ máy nhà nước tư sản

thông thường chia làm 3 hệ thống: lập pháp, hành pháp và tư

pháp Chính quyền địa phương bao gồm các Hội đồng địa

phương và các cơ quan hành chính do các Tỉnh trưởng, Thịtrưởng, Huyện trưởng, Xã trưởng đứng đầu Các Hội đồng địa

phương do nhân dân địa phương bầu ra, có thẩm quyền quyền

quyết định các vấn đề của địa phương và mang tính chất tự

quản Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nằm

trong hệ thống cơ quan hành pháp và chịu sự quản lý thống

nhất của chính quyền trung ương

Trang 23

CHE ĐỊNH PHÁP LUẬT

Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất trong mỗi ngành luật.

Nếu ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều

chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất thì chế định

pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất

gần hơn trong cùng loại quan hệ xã hội mà ngành luật điều

chính Ví dụ, ngành luật dân sự có các chế định như chế địnhquyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế địnhquyền tác giả Ngành luật hình sự có các chế định như các

tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tinh mạng,

sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội xâm

phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sởhữu, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, các tội

phạm về môi trường, các tội phạm ma tuý Ngành luật hiến

Trang 24

pháp có các chế định như chế độ chính trị, chế độ kinh tế,

chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, chính

sách quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ

bản của công dân, các chế định liên quan đến tổ chức bộ máy

nhà nước

CHE ĐỘ CHINH TRI

1 Tổng thé các phương pháp va thủ đoạn ma giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực

chính trị.

2 Chế định của luật hiến pháp, bao gồm các quy định về

nguyên tắc co bản của tổ chức quyển lực nhà nước và hệ

thống chính trị Ví dụ: Chế độ chính trị của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ở Chương I Hiến

pháp 1992 bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây: Nhà nướcCHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, tất cả quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tang là liên minh giai

cấp công nhân với giai cấp nông đân và tầng lớp trí thức

(Điều 2); vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối

với Nhà nước và xã hội (Điều 4); nguyên tắc bình dang, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc (Điều 5); nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước (Điều 6) Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành

Trang 25

viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (Điều 9);

Chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập,

chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng cólợi (Điều 14)

CHE TÀI CUA (UY PHAM PHÁP LUẬT

Bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó xác định những

biện pháp tác động của nhà nước đối với chủ thể pháp luật khi

chủ thể vi phạm pháp luật (thực hiện hành vi mà pháp luật

cấm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa

vụ như đã nêu trong phần quy định)

Chế tài trả lời câu hỏi trách nhiệm pháp lí gì phải gánhchịu khi không làm đúng quy định của pháp luật

Ví dụ: Khoản 2 Điều 140 Bộ luật dân sự của nước Cộng

hoà XHCN Việt Nam quy định: “Bên đã biết người thực hiệngiao dịch với mình là người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự mà vẫn giao dịch thì phải bồi thường thiệt hại cho ngườichưa thành niên, người mất năng hành vi dân sự, người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người đại diệncủa họ.” Chế tài trong quy phạm pháp luật này là: “phải bồi

Trang 26

thường thiệt hại cho người chưa thành niên, người mất nănghành vi dân sự, người bị hạn chế nang lực hành vi dân sự theoyêu cầu của người đại diện của họ”

HÍNH THE CONG HOA

Hình thức nha nước, trong đó nguyên thủ quốc gia va cơquan lập pháp được lập ra do bầu cử `

Quyền lực tối cao của nhà nước cộng hoà không thuộc về một người mà thuộc về một hoặc nhiều cơ quan khác nhau Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước

quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước.Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế

truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị

và pháp luật.'

Chính thể cộng hoà bao gồm cộng hoà quý tộc và cộng

' Theo Từ điển Blacks law dictionary, West Group, 1999, thuật ngữ :

“Republic”(cộng hoà) được định nghĩa như sau: “A system of government in

which the people hold the sovereigne power and elect representatives who

exercise that power” có nghĩa là đó là “Một hệ thống cai tri mà nhân dân nắm chủ quyền tối cao và bầu ra những người đại diện để thực hiện chủ quyền đó” Còn theo từ điển tiếng Pháp của Paul Robert ( Dictionnaire alphabetique et

analogique đe la langue francaise,Edition: Dictionnaires le Robert- Paris 1994,p.

1946) thì thuật ngữ “Republique” (cộng hoà) được định nghĩa là : “ Forme de gouvernement ou le pouvoir et la puissance ne sont pas detenus par un seul, et dans le quel la charge de chef |'Etat nest pas hereditaire” có nghĩa là: “ Hình

thức cai trị mà ở đó chính quyền và quyền lực không nằm trong tay một người va

Trang 27

hoà dân chủ Xt Chính thể cộng hoà quý tộc, Chính thể cộng

hoà dân chủ

CHÍNH THE CONG HOA QUÝ TỘC

Hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia và cơquan lập pháp đều do những người trong tầng lớp quý tộc ứng

cử và bầu cử thành lập ra

Trong nhà nước cộng hoà quý tộc, quyền ứng cử và bầu

cử chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc Chính thể cộng hoà

quý tộc tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nhà nước chủ nô, nhànước phong kiến và các nhà nước thuộc địa nửa phong kiến

Ví dụ, nhà nước cộng hoà quý tộc Lamã, nhà nước cộng

hoà quý tộc Sparte (thời kỳ nhà nước chiếm hữu nô lệ); nhà

nước cộng hoà quý tộc phong kiến đã tồn tại ở một số thànhphố các nước phương tây như Venecia (Italia) vào thế ky VIIIFlorencia (Italia) vào thế ky XIV- XV, Ham-buốc, Bre-men,Nu-rin-berg (Đức) vào thế ky XVI- XVIII

CHINH THE CONG HOA DÂN CHỦ

Hình thức chính thé trong đó chủ quyền tối cao của nhà

nước thuộc về nhân dân và nhân dân bầu ra những người đại

diện để thực hiện chủ quyền đó

Trong tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử đều có chínhthể cộng hòa dân chủ: Cộng hòa dân chủ chủ nô (Aten); cộng

Trang 28

hòa dân chủ phong kiến (Naple - Italia, Nôgôrốt - Nga); cộng

hòa dân chủ tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, 6

kiểu nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước phổ biến Chính thể cộng hòa dân chủ tư sản thể hiện dưới ba hình thức là cộng hòa tổng

thống, cộng hòa nghị viện và cộng hòa lưỡng tính Chính thể

cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện dưới ba hình thức là Công xã Paris, cộng hòa Xô viết, cộng hòa dân chủ nhân dân.

Trong chính thể cộng hoà dân chủ nguyên thủ quốc gia và cơ

quan lập pháp được thành lập bằng phương pháp bầu cử Cơ

quan lập pháp do nhân dân bầu còn nguyên thủ quốc gia có thể

do nhân dân bầu (hình thức cộng hoà tổng thống, cộng hoà lưỡng tính) hoặc do Nghị viện (Quốc hội) bầu (hình thức cộng hoà nghị viện, cộng hoà Xô Viết, cộng hoà dân chủ nhân dân) Các nước có chính thể cộng hòa dân chủ đều xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân Mọi công dân đến tuổi pháp luật quy định đều được tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan dân cử ở trung ương và địa

phương Chính thể cộng hòa dân chủ là hình thức chính thể

phổ biến của nhà nước hiện đại.

z “a? a ` a ? a a

CHINH THE CONG HOA DAN CHU NHAN DAN

Hình thức chính thé của nha nước xã hội chủ nghĩa ra đời sau

đại chiến thế giới lần thứ II Hình thức này đã tồn tại ở các nước Ba

Trang 29

Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Hungari, Rumani, Cộng hoa dân chủ Đức

(Đông Đức), Nam Tư, Mông Cổ (sau đại chiến thế giới lần thứ hai

đến năm 1991), Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Trung

Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào.

Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân có các đặc

điểm sau:

- Sử dụng kết hợp các phương pháp đấu tranh vũ trang bạolực và hòa bình mềm dẻo trong việc giành và giữ chính quyền;

- Thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân tộc dân

chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa;

- Mặt trận đoàn kết dân tộc được thành lập và đóng góp

vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các lực lượng dân cư

trong xã hội đấu tranh giành và giữ chính quyền cũng như thực

hiện các nhiêm vu của nhà nước;

- Có nhiều đảng phái chính trị được thành lập và hoạtđộng nhưng vai trò cầm quyền thuộc về Đảng cộng sản;

- Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn chính thể cộng

hòa Xô viết Quyền tư hữu tài sản của mọi công dân được nhà

nước bảo hộ Tư sản yêu nước và địa chủ kháng chiến đượcđảm bảo các quyền chính trị và dân sự;

- Xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân là

liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản

Trang 30

CHINH THE CONG HOA ĐẠI NGHỊ

x Cong hoa nghi vién

CHINH THE CONG HOA LƯỮNG TÍNH

Hình thức chính thé pha trộn giữa cộng hoa Tổng thống

và cộng hòa Nghị viện.

Ở chính thể cộng hòa lưỡng tính, Tổng thống do nhân dân

bầu ra; Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ nhưng Tổng thống có thể chủ toa các phiên hop của Hội đồng bộ trưởng (Pháp) hoặc có thể chủ toa các phiên họp của Chính phủ (Nga); Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ

tướng nhưng phải được Nghị viện phê chuẩn Chính phủ vừa

chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện Nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán Tổng thống có thể giải tán

Hạ nghị viện Điển hình của cộng hòa lưỡng tính là nước Cộng

hòa Pháp theo Hiến pháp 1958 và Cộng hoà liên bang Ngatheo Hiến pháp 1993 Ngoài ra, một số quốc gia khác cũngtheo mô hình này như Hàn quốc, Phần Lan, Ba Lan, Belarus,

Ukraine, Moldova, Rumani, Armenia, Azerbaijan, Gru-di-a

Trang 31

(Georgia), Kazakhstan, Tajikstan, Kirgystan, Pakistan, Ai Cập

(Egypt), Sri Lanka, An-gié- ri (Algeria), Cameroon, Niger,

Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Tanzania, Togo, Guine,

Guine Bissau, Gabon, Uganda, Cộng hoa Trung Phi (Central

African Republic), Somalia, Liban, Madagascar, Céte- Divoire, Mauritania, Yemen

CHINH THE CONG HOA NGHI VIEN

Hình thức chính thể pho biến của nhà nước hiện dai, trong

đó Tổng thống do cơ quan lập pháp bầu ra, Chính phủ do Tổng

thống và Thủ tướng thành lập với sự tín nhiệm của cơ quan lậppháp Thủ tướng Chính phủ là thủ lĩnh của đảng chiếm ưu thế

trong Nghị viện Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổngthống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện Nghị viện cóquyền bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ, buộc Tổng thống

phải giải tán Chính phủ, ngược lại Tổng thống có quyền giải

tán Hạ nghị viện

Cộng hòa nghị viện là hình thức chính thể phổ biến của

nhà nước tư sản, có tên tiếng Anh là Parliamentary

Republic Các nhà nước sau đây có chính thể cộng hoà nghị

viện: Italia, Liên bang Đức (Germany), Bồ Đào Nha (Portugal), Ai-len (Ireland), Ai-xo-len (Iceland), Bulgaria, Hungary, Albania, Slovakia, Slovenia, Czech, Thuy Si

(Switzeland), Latvia, Estonia, An Độ (India), Thổ Nhĩ Ky

(Turkey), Bang-la-det (Bangladesh), Xinh-ga-po (Singapor).

Trang 32

CHÍNH THỂ CONG HOA TONG THONG

Hình thức chính thé phổ biến của nhà nước hiện dai mà 6

đó nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu ra là người đứng đầu

chính quyền hành pháp.

Trong chính thể cộng hòa Tổng thống, quyền lực Tổng thống rất lớn, Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng

đầu Chính phủ

Ở các nước theo chính thể này, bầu cử Tổng thống

không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập pháp Tổng thống

có quyền thành lập Chính phủ, các thành viên của Chính

phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu

trách nhiệm trước Nghị viện Tổng thống có quyền phủ

quyết các dự luật do cơ quan lập pháp thông qua Khi dựluật bị phủ quyết, cơ quan lập pháp phải thảo luận lại và dự

luật chỉ có thể được thông qua khi có đủ từ 2/3 số nghị sĩ trở

lên bỏ phiếu thuận

Cộng hòa tổng thống là hình thức chính thể tổ chức theo

nguyên tắc phân chia quyền lực rạch ròi Cơ quan lập pháp

không có quyền giải tán Chính phủ và ngược lại Tổng thống

không có quyền giải tán cơ quan lập pháp Thẩm phán được bổnhiệm suốt đời nên mang tính độc lập cao Tổng thống có thể

bị xét xử theo thủ tục đàn hạch (impeachment) nếu vi pham

pháp luật.

Trang 33

Các nước theo chính thể cộng hoà Tổng thống trên thế

giới hiện nay là : Hoa Kỳ và phần lớn các nước châu Latin như Mexico, Guatemala, El Salvado, Argentina, Chile, Bolivia, Brazil, Colombia, Venezuela, Ecuador, Costa Rica,

Mỹ-Panama, Nicaragoa, Uruguay Ngoài ra một số nước châu A

và châu Phi cũng có hình thức chính thé này như Afghanistan,Uzbekistan, Turkmenistan, Syria, Phillipines (Châu A),

Nigeria, Congo, Zambia, Cộng hoa Nam Phi (Republic of

South Africa), Liberia, Malawi.

CHINH THE CONG HOA XÔ VIET

Hình thức chính thể của Nhà nước XHCN xô viết Nga sau

Cách mạng tháng Mười năm 1917 và các nước thuộc Liên

bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết

Nhà nước Cộng hòa xô viết có các đặc điểm sau:

- Xác lập nền chuyên chính vô sản, đảm bảo các quyền tự

do, dân chủ của giai cấp công nhân và nông dân, trấn áp giaicấp tư sản và địa chủ

- Ngay từ đầu đã xác lập vai trò lãnh đạo của đảng duynhất - Đảng cộng sản Bônsevic; không thừa nhận sự tồn tạicủa đẳng phái chính trị khác ngoài Đảng cộng sản

- Xây dung cơ sở của chính quyền xô viết là bên minh

công nông dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản

Trang 34

- Ưu tiên quyền chính trị cho giai cấp công nhân, tạo điều kiện cho giai cấp công nhân có nhiều đại biểu trong cơ quan

quyền lực nhà nước Ví dụ: Theo Hiến pháp nước Nga năm

1918, ở thành phố, tỉ lệ đại biểu vào cơ quan quyền lực tối cao

là 1/25000 dân còn ở các tỉnh là 1/125000 dân

- Sử dụng các biện pháp đấu tranh giai cấp công khai,

không khoan nhượng, không hòa hoãn trong đấu tranh giành

và giữ chính quyền.

- Giai cấp tư sản, địa chủ bị quốc hữu hoá tài sản, bị tước

đoạt các quyền chính trị và hạn chế các quyền dân sự.

Hình thức chính thé Cộng hoà xô viết tồn tại đến năm 1991- thời điểm Liên xô tan rã.

CHÍNH THE QUAN CHU

Hình thức nha nước, trong đó người đứng đầu nhà nước

được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền (vua, quốc vương,

hoàng dé)

Chính thể quân chủ chia làm hai loại là chính thể quân chủ chuyên chế và chính thể quân chủ lập hiến Trong chính thể quân chủ chuyên chế quyền lực của nhà vua thường là vô hạn, còn trong chính thể quân chủ lập hiến quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể phổ

Trang 35

biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến Các nhà

nước quân chủ ngày nay chủ yếu chỉ tồn tại dưới hình thức

quân chủ lập hiến Xt.Chính thể quân chủ chuyên chế, chính

thể quân chủ lập hiến

CHINH THE QUAN CHỦ CHUYÊN CHẾ

Hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước

được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền và có quyền lực vô hạn

Ở nhà nước quân chủ chuyên chế, vua nắm trong tay cả

quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Nhà vua

là người duy nhất đặt ra pháp luật, là người có quyền bổ

nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm bất kì quan lại cao cấp nàotrong bộ máy nhà nước đồng thời là người có quyền tối hậu

trong việc Xét xử

Tuy nhiên, ở một số nhà nước quân chủ chuyên chế mặc

dù không có thiết chế nào hạn chế quyền lực của nhà vua

nhưng do nhiều lý do khác nhau trên thực tế quyền lực của nhà

vua đã bị hạn chế Chẳng hạn, ở Việt Nam quyền lực của nhà

vua bị hạn chế vì những lý do sau đây:

- Học thuyết cai trị có ảnh hưởng lớn nhất đối với cáchoàng đế Việt Nam là học thuyết tôn quân quyền của Nho

giáo theo đó nhà vua được coi là thiên tử, là người “thế

thiên hành đạo, trị quốc an bang” Lam vua, muốn cai tri

nước phải được mệnh trời Mệnh trời lại chiều theo lòng

Trang 36

dân, vì thế phép tri nước phải lấy dân là gốc Các vị hoàng

đế Việt Nam khi đã quán triệt tư tưởng nho giáo thườngkhông làm điều gì có hại cho dân vì sợ mất mệnh trời mà

mất luôn ngai vàng.

- Các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt là triều

Nguyễn thường tổ chức các hội nghị ”Công đồng” hoặc

“Đình nghị” để bàn việc nước Tham gia vào các hội nghị này thường là quan lại cao cấp, có phẩm hàm từ tam phẩm

trở lên Các vấn dé được bàn ở hội nghị Công đồng là

những vấn đề quan trọng nhất Tại hội nghị này các quan

lại được phép nói thẳng ý kiến của mình mà không sợ ý

kiến đó có trái với ý kiến của Hoang đế hoặc ý kiến của số

đông Các vấn đề được bàn bạc ở hội nghị Công đồng sau

khi đã thống nhất ý kiến thì theo đó mà thi hành, nhà vuacoi đó là quyết định cuối cùng.

- Cách tuyển chọn quan lại phổ biến nhất của các triều

đại phong kiến Việt Nam là thi cử Các thí sinh đã trải quacác kỳ thi hương, thi hội, thi đình và đỗ đạt cao như tiến sĩ,đặc biệt là các tiến sĩ đỗ đầu như trạng nguyên, bảng nhản,

thám hoa đều được bổ nhiệm giữ các chức vụ xứng đáng

với tài năng, đức hạnh của họ không phụ thuộc vào địa vi

xã hội mà họ xuất thân Do việc thiết lập cách thức tuyển chọn này mà các vị hoàng đế Việt Nam tự hạn chế quyền lực của mình để không bổ nhiệm cũng như miễn nhiệm

quan lại một cách tuỳ tiện

- Quyền lực của nhà vua còn bị hạn chế bởi chế độ làng

xã tư trị Các làng xã Việt Nam có truyền thống tự trị từ lâu

Trang 37

đời Xã nào cũng có cơ quan đại diện của làng xã là Hội đồng

kỳ mục, các quan hệ xã hội trong làng xã không những được

điều chỉnh bằng pháp luật của nhà nước mà còn được điềuchỉnh bằng hương ước Người đứng đầu cơ quan chấp hành xã

là lý trưởng (xã trưởng) không hưởng lương từ ngân sách nhànước mà hưởng chế độ trợ cấp do làng xã quy định

Ngôi vua được kế truyền theo ba nguyên tắc:

- Trọng nam- ưu tiên truyền ngôi cho con trai, không có

con trai mới truyền ngôi cho con gái

- Trọng trưởng- ưu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng,trừ trường hợp con trai trưởng có những khiếm khuyết về trí

tuệ, tài năng hoặc đức độ.

- Lãnh thổ bất khả phân- ngai vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia.

Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể phổ

biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến Hiện nay,

chính thể quân chủ chuyên chế chỉ tồn tại ở một số quốc gia Hồi

giáo như Arập-xê-út, vương quốc Quata, vương quốc Ôman.

CHINH THE QUAN CHU LẬP HIẾN

Một trong những hình thức nha nước phổ biến của nhà

nước tư sản có tên gọi tiếng Anh là Constitutional monarchy

Đặc điểm của các nước có chính thể quân chủ lập hiến là

nguyên thủ quốc gia được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền

Trang 38

nhưng quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi các quy định củaHiến pháp và các luật do Nghị viện làm ra Quân chủ lập hiếnthường có hai hình thức là quân chủ nhị nguyên và quân chủnghị viện (Parliamentary Monarchy) mà theo thường lệ nhiều

người gọi là quân chủ đại nghị Trong chính thể quân chủ nhị

nguyên quyền lực của vua chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực lập

pháp, còn trong lĩnh vực hành pháp thì rất lớn Hình thức chính

thể này chỉ tồn tại ở một số nước trong thời kỳ đầu của nhà nước tư sản Trong chính thể quân chủ nghị viện quyền lực của

vua bị hạn chế trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư

pháp' Vì hình thức quân chủ nghị viện ngày nay là hình thức phổ biến của quân chủ lập hiến nên trong khoa học pháp lý hai khái niệm này gần như là đồng nghĩa khi nói về nhà nước hiện đại Trong một nhà nước quân chủ nghị viện quyền lực của nhà

vua theo quy định của Hiến pháp cũng khá rộng, tuy nhiên trên

thực tế chỉ mang tính hình thức” Vua thường chỉ thực hiện chức

'F W Maitland viết: “There is one term against which I wish to warn you, and

that is the term “ the crown” You will certaintly read that the crown does this and the crown does that As a matter of fact, we know that the crown does not thing but lie in the Tower of London to be gazed at by sightseers”( Có một thuật

ngữ mà tôi cần cảnh báo cho các bạn đó là thuật ngữ quốc vương Các bạn chắc chắn sẽ đọc thấy quốc vương làm cái này, quốc vương làm cái nọ nhưng trên thực tế chúng tôi thấy quốc vương chẳng làm gì cả, chỉ nằm ở Tháp London để

khách du lịch đến chiêm ngưỡng) —- Xem: Maitland F W - The Constitutional

History of England, 1908, Cambridge CUP, p 418.

? Nhà vua nước Anh có hai quyền khá quan trọng nhưng chi thực hiện một cách hình thức hoặc hiếm khi thực hiện: đó là quyền bổ nhiệm Thủ tướng và

quyền giải tán nghị viện Đối với quyền bổ nhiệm Thủ tướng,theo lệ thường

nhà vua không thể bổ nhiệm ai khác ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm ưu thế

trong nghị viện Còn quyền giải tán nghị viện thì hiếm khi thực hiện Lần

cuối cùng nhà Vua nước Anh giải tán nghị viện theo chính sáng kiến của

Trang 39

năng lễ tân và ngoại giao, vì vậy người ta thường nói "vua trị vì

mà không cai trị” Trong một nhà nước quân chủ nghị việnquyền lực thực sự nằm trong tay Thủ tướng, thủ lĩnh của Đảng

chiếm đa số ghế (hoặc chiếm ưu thé) trong nghị viện

Chính thể quân chủ lập hiến đang tồn tại ở một số nhà

nước đương đại như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch Na- Uy,

Canada, Australia, Áo, Nhật Ban, Tây Ban Nha, Bi, Ha Lan,

Thái Lan, Malaisia, Bruney, Campuchia

CO CHẾ DIEU CHINH PHAP LUẬT

Hệ thống các phương tiện va quy trình pháp lý thông qua

đó pháp luật thực hiện sự tác động của mình lên các quan hệ

' Về quyền lực của vua trong một nước quân chủ lập hiến nhà luật học Bagehot

viết: “ Under a constitutional monarchy such as ours, the sovereign has three

tights — the right to be consulted, the right to encourage and the right to warn”(Trong một nhà nước quân chu lập hiến như chúng ta quốc vương có ba

quyền: quyền được tư van, quyền khuyến khích động viên, quyền cảnh báo) (Xem:

Trang 40

- Sự thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan

hệ pháp luật

Ngoài bốn yếu tố cơ bản trên đây, cơ chế điều chỉnh phápluật có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào tình trạng phápchế, ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật chung của xã hội là

môi trường thuận lợi hay không thuận lợi cho sự thực hiện các

quy định của pháp luật

CHU THE CUA QUAN HỆ PHAP LUẬT

Cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật va nang lực

hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có

quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật

Thông thường, cá nhân đủ 18 tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các căn bệnh khác không thể điều khiển được hành vi của chính mình, có thể trở thành chủ thé của hầu hết

các quan hệ pháp luật Dưới 18 tuổi, cá nhân có thể trở thành

chủ thể của một số quan hệ pháp luật hạn chế.

CHU THỂ PHÁP LUẬT

Cá nhân hay tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THUC NHÀ NƯỚC - Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật - Thái Vĩnh Thắng biên soạn
HÌNH THUC NHÀ NƯỚC (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w