1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bậc cử nhân ở Trường Đại học Luật Hà Nội

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 47,74 MB

Nội dung

Nội dung giảng day pháp luật về thương mai dich vụ tai trường Đại học Luật Hà Nội Trong Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội,nội dung giảng dạy pháp luật về thương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

CO SỬ KHOA HOC CUA VIỆC XÂY DUNG

NỘI DUNG GIANG DAY PHAP LUAT VỀ THUONG MẠI DICH VỤ

BAC CU NHÂN Ứ TRƯỪNG ĐẠI HOC LUẬT HA NỘI

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

3 | TS Bùi Ngoc Cường - Đại học Luật Ha Nội | Tac gia Chuyén dé 2

een oe ae =e eee oe ey eee = oe L = n5 `1

| Le

- 4 TSNguyên Viết Tý Đại học Luật Hà Nội

ess 5= 7 ẽ CC epee ES + = sa etna ere ` : '

Tác gia Chuyên đề 5

Tác giả Chuyên để3 _

| Đại học Luật Hà Nội

| 5 | TS Nguyén Thi Dung

6 TSNguyễn Thị Van Anh , Đại học Luật Hà Noi | Tác giả Chuyên đề 4

âu | TS Nguyễn Văn Tuyến | Đại học Luật Hà Nội | Tác giả Chuyên dé 6

| 8 |T§Nguyễn Văn Phương |ĐạihọcLuậtHàNội —— | Tác gid Chuyênđể9

|9 |TSNguyên Hữu Chí |ĐạihọcLuHANG — |Tácgiả Chuyendé7

10 Ts Nguyễn Thanh Tam | Dai lọc Luật Hà Nội | Tac gia Chuyén dé 10

oil j/PERS Nguyễn Thị Nes | | Đạt lốc biết Hà Nội = | Tac gia Chuyén dé 8

12 ThS Vũ Dang Hải Yến “Dai học Luật Hà Nội | Đồng tác gia Chuyên

| dé 12

13 TS Phan Thảo Nguyên : VNPT | | Đồng tác giả các

chuyên dé 1, 11

Trang 3

| Pháp luật về thương mại dịch \ vụ ở Việt Nam trong bối cảnh.

| hội nhập kinh tế quốc tế

Thực trạng giảng dạy pháp luật về thương mại dịch - vụ ở,

Trường Đại học Luật Hà Nội |

| Noi dung chương trình giảng dạy pháp luật về dịch vụ trung |

| gian thương mai tai Truong Dai hoc Luật Ha Nội |

| Nội dung chương trình giảng day pháp luật về dich vu xúc

Trang

88

100

tiến thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội a ,

"Nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính trong |

khuôn khổ chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật.

Ề [LE Ha Noi

'Nội dung giảng dạy pháp luật về giới thiệu việc 1am tại,

_ Trường Đại học Luật Hà Nội |

Nội dung giải dạy Pháp luật về các loại hình dịch vụ trong |

lĩnh vực đất đai tại Trường Đại học Luật Hà Nội |

'Nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ môi trường tại |

trường Đại học Luật Hà Nội |

-Một số vấn dé về xây dựng nội dung chương trình giảng dạy,

| UP luật về dịch vụ pháp luật ịMột số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình giảng day |pháp luật về dich vu viễn thông

Một số vấn đề về xây dựng nội dung chương trình giảng dạypháp luật về nhượng quyền thương mại

.DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO

108

120 ea

144 151

160

184

209

Trang 4

Phần I:

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực thương mại đặc biệt có xu hướng ngày

càng phát triển Ở các nước tiên tiến, ngành công nghiệp dịch vụ được gọi là

“công nghiệp thứ ba” Thu nhập của ngành dịch vụ ở các nước này chiếm

khoảng 60 - 70% tổng sản phẩm quốc dân Là thành viên của ASEAN,

APEC và WTO, Việt Nam đã và đang tham gia vào tiến trình tự do hoá

thương mại dịch vụ Việt Nam đã đưa ra các cam kết nhất định trong nhiềungành dịch vụ Pháp luật về thương mại dịch vụ của Việt Nam đã từng bước

được xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế Khung pháp luật về thương mại dịch của Việt Nam hiện nay, về cơbản đã tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh trong

lính vực thương mại dịch vụ.

Với nội dung và tầm quan trọng của pháp luật về thương mại dịch vụ,

việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ trong các trườngđào tạo luật cần phải được quan tâm đúng mức cả về nội dung và thời lượng.Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo luật hiệnnay ở Việt Nam cho thấy, pháp luật về thương mại dịch vụ mặc dù được giới

thiệu ở các mức độ khác nhau, nhưng nội dung chương trình giảng dạy pháp

luật về thương mại dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầunghiên cứu ngày càng cao về lĩnh vực pháp luật quan trọng này Thực tế nàycũng đã làm hạn chế đáng kể khả năng của cả giáo viên và sinh viên trongviệc tiếp cận nghiên cứu, học tập pháp luật về thương mại dịch vụ

Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện

nội dung của pháp luật về thương mại dịch vụ cũng như thực trạng nghiên cứu

và giảng day chế định pháp luật này để chỉ rõ co sở lý luận và thực tiễn củaviệc xây dựng, hoàn thiện nội dung và chương trình giảng dạy pháp luật về

thương mại dịch vụ là hết sức cần thiết

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về thương mại dịch vụ là một lĩnh vực pháp luật hết sức quantrọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, nhưng còn nhiều nội dung mới

mẻ đối với Việt Nam và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình của các trường đại học, các công trìnhnghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề pháp luật thương mại dịch vụ, như:các giáo trình Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế của Đại học Luật HàNội; Giáo trình Ngành thương mại dịch dịch vụ của Đại học Kinh tế quốc dân;

"Gia nhập WTO - vấn đề, thách thức và tác động đến khung pháp lý củaViệt Nam”, dự án VIE 97/016, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

(CIEM), 2000; "Kế hoạch hành động cho một hành lang pháp lý ổn định hơncho dịch vụ tài chính và kinh doanh thúc đẩy tiến trình Việt Nam gia nhập

WTO, Dự án VIE 97/016, CIEM, 2000; "Co sở khoa học xây dựng định

hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của ViệtNam, giai đoạn 2001- 2005 và tâm nhìn đến năm 2010", Dé án quốc gia về

nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt nam, Vụ Chínhsách thương mại, Bộ Thuong mại; Các công trình nghiên cứu này đã tiếp

cận pháp luật về thương mại dịch vụ ở những phạm vi và mức độ khác nhau.Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu pháp luật về thương mại dịch vụ để tìm

ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy phápluật về thương mại dịch vụ dành cho bậc cử nhân luật tại các trường đào tạoluật thì cho đến nay vẫn chưa có

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục dich nghiên cứu đề tài:

Chỉ rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung chương trình giảngdạy pháp luật về thương mại dịch vụ dành cho bậc cư nhân luật tại Trường Đại

học Luật Hà Nội.

Phạm vi nghiên citu:

(i) Phân tích co sở khoa học của việc xây dung nội dung chương trình

giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ;

Trang 6

(11) Đánh giá thực trạng nội dung chương trình và phương pháp giảng dạypháp luật về thương mại dịch vụ tại các trường đào tạo luật;

(iii) Xây dựng nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy một sốnội dung mới của pháp luật về thương mại dịch vụ;

(iv) Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy vàhọc tập pháp luật về thương mại dịch vụ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu dé tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các quan điểm, tư tưởng luật học

về thương mại dịch vụ; các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam vềthương mại dịch vụ; pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về thươngmại dịch vụ; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về thương mại dịch vụ

ở Việt Nam; thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật vềthương mại dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam

Thương mại dịch vụ và vấn đề giảng dạy pháp luật về thương mạiđịch vụ là một lĩnh vực nghiên cứu có nội dung rộng và phức tạp Nhómtác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những nội dung mới của pháp luật vềthương mại dịch vụ, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng nội dungchương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bậc cử nhân luậttại trường Đại học Luật Hà Nội

5 Phương pháp luậtn và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác Lénin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý luận về giảng dạy phápluật trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường Nhóm nghiên cứu đề tài đặc biệtchú ý đến việc sử dụng phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, các

-phương pháp điều tra thực tế, phân tích, so sánh, tổng hợp.

Trang 7

Phân II:

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỀ TÀI

A KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MAI DỊCH VU

Dịch vụ ra đời là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người,nham phục vụ các nhu cầu của con người Khác với các tai sản thông thương,dịch vụ là các “sản phẩm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá trị

và giá trị sử dụng Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dân

sự, kinh tế thương mại với nhiều chủ thể tham gia, mà nhà nước thông quapháp luật cần điều chỉnh trong trật tự xã hội chung

Thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư tạo lập, phân phối, cungứng, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận Về phương diện pháp lý,căn cứ cơ bản nhất để phân biệt giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch

vụ chính là đốt tượng của các giao dịch thương mại này Nếu như đối tượng

của giao dịch thương mại dịch vụ là các sản phẩm vô hình (dịch vụ), thì tronggiao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dịch là hàng hoá - các sảnphẩm hữu hình Quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thường được táchbiệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn

ra đồng thời Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng

có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ)

Trên thực tế khái niệm thương mại dịch vụ nhiều khi được hiểu đồng nhất

với khái niệm dịch vụ thương mại cho dù chúng là hai khái niệm khác nhau

Khái niệm thương mai dịch vụ có chu điên rộng hơn so với khái niệm về dịch

vụ thương mại Dịch vụ thương mại là các loại hình dịch vụ gắn liền và phục

vụ cho thương mại hàng hoá như dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải và giao

nhận, dich vụ quảng cáo, giám định hàng hoá Khái niệm thương mai dịch

vụ có chu dién rộng hơn so với khái niệm về dich vụ thương mai

Các quy định nêu trong Luật thương mại (2005) của Việt Nam chủ yếuliên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh các dịch vụ thương mai Các luật

chuyên ngành đề cập đến những lĩnh vực dịch vụ riêng biệt Thực tế các văn

bản pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa pháp lý thống nhất về thương

4

Trang 8

mại dịch vụ, ngoại trừ giải thích về cung ứng dịch vụ thương mại trong Luật

thương mại (2005).

Về phương diện lý luận, có thể hiểu pháp luật thương mại dịch vụ là tổng

hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (thông lệ,tập quán, án lệ, điều ước quốc tế ) để xác định địa vị pháp lý của thươngnhân và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tu, sanxuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Pháp luật thương mại dịch vụ là một bộphận cấu thành của pháp luật thương mại Pháp luật thương mại dịch vụ có đối

tượng điều chỉnh riêng, phạm vi áp dụng cũng như phương pháp điều chỉnhtheo đặc trưng của các quan hệ thương mại dịch vụ

Theo cách phân chia “luật công” và “luật tư” thì pháp luật thương mại dịch

vụ có vị trí là một chế định trong hệ thống “1uật tư”, điều chỉnh các mối quan hệphát sinh giữa các thương nhân, các chủ thể khác có liên quan đến giao dịchthương mại dịch vụ với phương pháp bình đẳng, tự nguyện cam kết và tự dothỏa thuận

Nội dung của pháp luật về thương mại dịch vụ bao gồm các nhóm quy

phạm cơ bản là:

- Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên chủ thể

trong giao dịch thương mại dịch vụ, xác định địa vị pháp lý của các thươngnhân khi tham gia vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Đây là bộ phậnquy phạm pháp luật chủ yếu, giữ vai trò quan trọng nhất trong pháp luậtTMDV;

- Nhóm các quy phạm xác định nhiệm vu, quyền hạn của các cơ quan côngquyền trong quan hệ TMDV bảo vệ quyền lợi khách hàng và người tiêu dùngdịch vụ;

- Nhóm các quy phạm pháp luật về thủ tục (hình thức), quy định về trình

tự thủ tục của việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật TMDV;

- Nhóm các quy phạm xác lập địa vi pháp lý của thương nhân nước ngoài

và người nước ngoài trong quan hệ TMDV

Trang 9

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, pháp luật về TMDV ở Việt Nam đãđược xây dựng và phát triển xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh

tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam đã và đang tiến những bước dài

trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế giới nói riêng.

Trong những năm qua, khuôn khổ pháp lý cho khu vực dịch vụ đã từngbước được xây dựng và hoàn thiện Nhiều văn bản pháp lý quan trọng, đặc biệt

là những văn bản điều chỉnh các ngành dịch vụ và đáp ứng yêu cầu hội nhậpkinh tế liên tiếp được sửa đổi và ban hành mới Điều chỉnh hoạt động TMDVhiện nay là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau,

do nhiều cơ quan khác nhau ban hành Các quy phạm pháp luật về thương mạidịch vụ được thể hiện trong những văn bản pháp luật chủ yếu sau:

- Bộ luật dân sự (2005): Bộ luật dân sự được coi là đạo luật chung điềuchỉnh các giao dịch dân sự, thương mại, trong đó có nhiều điều khoản quyđịnh về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, và hợp đồng dịch vụ cũng là mộtnội dung được đề cập đến trong BLDS (từ Điều 518 đến Điều 589)

- Luật thương mại (2005): Luật Thương mại là văn bản pháp pháp luậtchung quy định về các hoạt động thương mại, trong đó có những vấn đề chung

về giao dịch thương mại dịch vụ; ngoài ra Luật này chủ yếu quy định về cácloại dịch vụ thương mại cụ thể

- Luật doanh nghiệp (2005): Luật doanh nghiệp xác định tư cách chủ thểcủa các thương nhân (có tư cách doanh nghiệp), trong đó có các thương nhâncung cấp dich vụ trong thương mai

- Các luật chuyên ngành: các luật chuyên ngành quy định cụ thể vềthương mại dịch vụ trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như: Luật tổ chức tíndụng, Luật chứng khoán, Luật xây dựng, Luật kinh doanh bo hiểm, Luật dulịch, Luật Luật sư, Các văn bản luật chuyên ngành quy định theo hướng chitiết hoá các quan hệ giao dịch TMDV trong từng ngành lĩnh vực dịch vụ cuthể, như quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dich cụ thể thuộc cách

Trang 10

ngành dịch vụ bổ sung các tiêu chí để thương nhân được cung cấp dịch vụ và

tham gia thị trường.

- Các nghị định của Chính phủ và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành

của các Bộ, ngành

- Các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia

Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức cua WTO, vi trínày đã góp phần tác động tích cực và thúc đẩy tiến trình xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật thương mạithương mại dịch vụ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực sửa đổi, bổ sung hệ thốngpháp luật của mình Với những các cam kết quốc tế về thương mại nói chung

và thương mại dịch vụ nói riêng trong điều kiện hiện nay, Việt Nam sẽ phảitiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về

thương mại, kèm theo đó là việc đưa vào thực hiện một cách công khai, minhbạch, đảm bảo hiệu quả trong thực tiễn phát triển hoạt động thương mại

B THUC TRẠNG GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

I Nội dung giảng day pháp luật về thương mai dich vụ tai trường

Đại học Luật Hà Nội

Trong Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội,nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ được đưa vào nhiều mônhọc khác nhau và giao cho nhiều tổ bộ môn đảm nhiệm giảng dạy Nội dungpháp luật thương mại dịch vụ được đưa vào giảng dạy trong các môn học bắtbuộc của Khoa Pháp luật kinh tế như: Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luậtchứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm trongthương mại, một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mai Nội dung chi tiếtpháp luật về thương mại dịch vụ được đưa vào giảng day trong các môn họcnày có thể chia ra thành: Những chế định pháp luật về thương mại dịch vụtheo Luật Thương mại (2005) và những chế định về thương mại dịch vụ theocác văn bản luật chuyên ngành

Trang 11

1 Nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ trong khuônkhổ môn học Luật thương mai

Về phương diện đào tạo, việc đưa pháp luật thương mại vào chương trình

giảng dạy bat buộc đối với hệ cử nhân luật đã được các cơ sở đào tạo luật

trong cả nước thực hiện Luật thương mại là môn học chuyên ngành quan

trọng và trung tâm trong các môn học thuộc Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học

Luật Hà Nội Việc giảng dạy môn Luật thương mại là bat buộc Thời lượnggiảng dạy, thời gian giảng dạy, nội dung của môn học cũng như nội dung cụ

thể của các chương (bài) được quy định cụ thể trong quy chế của nhà trường.Việc giảng dạy chế định pháp luật về thương mai dich vụ theo Luật Thuong

mại (2005) do Bộ môn Luật thương mại đảm nhiệm và các chế định này là bộphận cấu thành nội dung của môn học luật thương mại

Kể từ năm 2003 đến nửa đầu năm 2006, nội dung giảng dạy môn luật

thương mại cho hệ đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội (theo niên chế), vớithời lượng 120 tiết Nội dung của luật thương mại không chỉ bao gồm pháp

luật về thương dịch vụ mà còn đê cập những vấn đề khác Tuy nhiên, pháp luật

về thương mại dịch vụ chiếm một tỷ lệ đáng kể (4/14 vấn đề) trong nội dung

giảng dạy môn luật thương mại ở trường Đại học Luật Hà Nội Cụ thể, môn

học Luật thương mại bao gồm những vấn đề cơ bản là: Khái quát luật thươngmại Việt Nam; Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể;Pháp luật về công ty; Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; Pháp luật về hợptác xã; Mua bán hàng hóa; Pháp luật về dịch vụ trung gian thương mại; Pháp luật vềxúc tiến thương mại của thương nhân; Pháp luật về đấu giá hàng hoá và đấu thầuhàng hoá, dịch vụ; Pháp luật về vận chuyển, giao nhận và giám định hàng hoá;Khái quát về phá sản và pháp luật phá sản; Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợptác xã; Giải quyết tranh chấp thương mại: Thủ tục giải quyết Tranh chấp thương

mại bảng trọng tài thương mại

Sau khi Luật Thương mại năm 2005 được thông qua, nội dung giảng

day pháp luật về dịch vụ trong thương mại có nhiều điểm mới so với giaiđoan trước đây:

Trang 12

Thứ nhất, đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnhhoạt động thương mại (theo nghĩa rộng), bằng việc phân tích khái niệm dịch

vụ thương mại và thương mại dịch vụ, phân tích các dấu hiệu pháp lý cơ bản,

có tính chất đặc trưng của dịch vụ trong thương mại (là cơ sở để nhận diện loại

hoạt động thương mại dịch vụ trong thực tiễn) Các vấn đề lý luận cơ bản vềpháp luật điều chỉnh thương mai dịch vụ: sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt

động thương mại dịch vụ bằng bằng pháp luật, nội dung cơ bản, hệ thống văn

bản pháp luật đã được giới thiệu khái quát

Thứ hai, nội dung giảng dạy về từng loại dịch vụ thương mai: trung gianthương mại, xúc tiến thương mại, logistics, giám định, được giới thiệu bám

sát các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ thương mai trong đó LTM

2005 được lấy là chủ đạo Các vấn đề chính được giảng đối với mỗi loại dịch

vụ thương mại là: khái niệm, đặc điểm; quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch

vụ và bên cung cấp dịch vụ; chấm dứt việc thực hiện dịch vụ Trong quá trìnhgiới thiệu các vấn đề cơ bản nêu trên, đã có sự so sánh các quy định của LTM

2005 với các quy định trong LTM 1997 để thấy điểm tiến bộ của pháp luật

hiện hành

Thứ ba, nội dung giảng pháp luật về dịch vụ thương mại không chỉ đơnthuần được thực hiện ở giờ giảng lý thuyết như trước mà đã được đưa vàotrong giờ thảo luận giúp sinh viên có thể trao đổi ý kiến của mình với giáoviên và với các sinh viên khác, tạo cho sinh viên tính chủ động trong việc họcchế định pháp luật này

Thứ tu, phương pháp giảng dạy pháp luật về dịch vụ thương mại đã đượcđổi mới một bước Ngoài phương pháp thuyết trình được áp dụng chủ yếu ở

giờ giảng lý thuyết, tại giờ thảo luận phương pháp nghiên cứu tình huống gia

định hướng tới làm rõ các nội dung lý thuyết về pháp luật điều chính dịch vụthương mại đã bắt đầu được sử dụng

Kể từ năm học 2007 - 2008, nội dung giảng dạy môn luật thương mạicho hệ đại học ở Trường Đại học Luật Hà Nội (theo tín chỉ) được xây dựngtheo 2 module Trong module 2 nội dung giảng dạy có một số vấn dé liên quan

Trang 13

trực tiếp đến pháp luật về thương mại dịch vụ Cụ thể, nội dung của module 2,

với 45 giờ tín chỉ, bao gồm những vấn đề: Pháp luật về mua bán hàng hoá;Những vấn đề chung về cung ứng dịch vụ thương mại; Pháp luật về đại diệncho thương nhân và môi giới thương mại; Pháp luật về uỷ thác mua bán hàng

hoá và đại lý thương mại; Pháp luật về khuyến mại và quảng cáo thương mai;Pháp luật về dịch vụ logistics; Pháp luật về đấu thấu hàng hoá; Pháp luật vềđấu thấu hàng hoá, dịch vụ; Pháp luật về mọt số hoạt động thương mại khác;Chế tài thương mại; Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại;Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại Qua đó chothấy, môn học Luật thương mại chủ yếu đề cập đến các nội dung về dịch vụthương mại.

Với những nội dung và phương pháp mới nêu trên, việc giảng dạy phápluật về dịch vụ thương mại trong môn học Luật thương mại kể từ khi áp dụngchương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, và đặc biệt sau khi LTM

2005 và Bộ luật dân sự 2005 được ban hành đã phần nào đạt được mục tiêu :Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹnăng thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thông thường

thuộc chuyên ngành được đào tạo theo yêu cầu của Luật giáo dục năm 2003

2 Các môn học về pháp luật thương mại dịch vụ chuyên ngành

Ở Việt Nam hiện nay, các hành vi thương mại dịch vụ được điểu chỉnh

bởi nhiều luật chuyên ngành khác nhau Tuy nhiên, do những khó khăn nhấtđịnh trong xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy mà việc giảng dạypháp luật về các hành vi thương mại dịch vụ ở Trường Đại học Luật Hà Nội,mới chỉ tập trung vào một số loại dịch vụ

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Việc giảng dạy pháp luật về các dịch vụ

tài chính, ngân hàng ở trường đại học Luật Hà Nội do Bộ môn Luật Tài chính

- Ngân hàng đảm nhiệm Các vấn đề này được chia thành các môn học nhỏ với

thời lượng giảng dạy từ 20 đến 30 tiết Các môn học liên quan đến dịch vụ tài

chính bao gồm:

10

Trang 14

+ Dịch vụ bảo hiểm: được giảng dạy như là một môn học bat buộc đối

với sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quốc tế, với thời lượng 20 tiết, bao gồm

các nội dung: Những vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh

doanh bảo hiểm; Các chủ thể kinh doanh bảo hiểm; Các giao dịch phát sinhtrong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Quản lý nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh bảo hiểm Trong môn học này, ngoài việc giải quyết một số vấn đề

lý luận về kinh doanh bảo hiểm với tư cách là hành vi thương mại dịch vụ,

môn học còn giới thiệu cho sinh viên các quy định pháp luật về kinh doanh

bảo hiểm được ghi nhận trong Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10

và các văn bản hướng dẫn thi hành

+ Dịch vụ ngân hàng: được giảng dạy với tư cách là những môn học bắtbuộc cho tất cả các đối tượng sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo củaTrường đại học Luật Hà Nội, với thời lượng 45 tiết, bao gồm những vấn đề cơ

bản là: Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Địa vị pháp lý của

tổ chức tín dụng; Pháp luật về huy động vốn của tổ chức tín dụng; Pháp luật vềcấp tín dụng của tổ chức tín dụng; Pháp luật về dịch vụ thanh toán của tổ chứctín dụng; Pháp luật về dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng

+ Dịch vụ chứng khoán: được giảng dạy như là một môn học bắt buộcđối với sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quốc tế, với thời lượng 30 tiết, baogồm các nội dung: Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia thị trường chứngkhoán; Pháp luật về phát hành chứng khoán; Pháp luật về kinh doanh chứng

khoán; Pháp luật về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trên thị trường

chứng khoán.

- Một số hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực thương mai: theo Chương trình

đào tạo đại học, được ban hành kèm Quyết định số 709/DT ngày 4 thang 6

năm 2003 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, "Một số hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại" là một môn học bát buộc đối với chuyên ngànhpháp luật kinh tế, với thời lượng 30 tiết Nội dung giảng dạy của môn học nàygồm nhiều loại hợp đồng khác nhau trong lĩnh vực thương mại, hay nói cách

khác gồm hình thức của các hành vi thương mại khác nhau: có những loại hợp

11

Trang 15

đồng là hình thức của thương mại hàng hoá, có những loại hợp đồng là hìnhthức của thương mại trong lĩnh vực đầu tư và cũng có những hợp đồng là hìnhthức của thương mại dịch vụ Thực tế, trong môn học "Mot số hợp đồng trong

lĩnh vực thương mai" có 3 nội dung giảng dạy gan liền với pháp luật về thươngmai địch vụ, đó là: (i) Hợp đồng nhượng quyền thương mại; (ii) Hợp đồng vậnchuyển hang hoá; (iii) hợp đồng trong xây dung Nhu vậy, thực chất việcgiảng dạy các hợp đồng này cũng chính là giảng dạy các quy định của phápluật về dịch vụ nhượng quyền thương mai, dịch vụ vận chuyển hàng hàng hoá

và dich vụ xây dựng - những hoạt động thương mại thuộc thương mại dịch vụ.

- Ngoài ra, ở nhiều môn học khác trong chương trình giảng dạy của trườngĐại học Luật Hà Nội, còn đề cập đến những nội dung khác của pháp luật về

thương mại dich vụ: dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, dich vụ trong lĩnh vực lao

động, dịch vụ trong lĩnh vực môi trường Tuy nhiên, nội dung giảng dạynhững vấn đề này chưa được xây dựng một cách có hệ thống

- Dịch vụ việc làm: Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật

Hà Nội, việc làm được đưa vào giảng dạy với tư cách là một chế định của môn

học Luật lao động Trong nội dung này, các sinh viên được giới thiệu hệ thốngcác quan điểm, chính sách, đường lối, chủ trương và các quy định của phápluật lao động về việc làm và những vấn đề liên quan đến việc làm, đảm bảo vàgiải quyết việc làm cho người lao động Cu thể các nội dung chính bao gồm:+ Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa Nhà nước và người lao động

+ Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động và người lao

động

+ Quan hệ giữa người lao động và các Trung tâm giới thiệu việc làm

Tuy nhiên, theo như nội dung giáo trình Luật lao động mới được biên soạn

và chuẩn bị được đưa vào sử dụng thì ngoài những nội dung nói trên, còn baogồm một số vấn đề khác như:

+ Khái niệm việc làm

+ Các yếu tố cấu thành việc làm

Trang 16

+ Vai trò, ý nghĩa của việc làm

Trong chương trình đào tạo của môn Luật lao động chỉ có một nội dung

liên quan trực tiếp đến pháp luật giới thiệu việc lam, đó là: Quan hệ giữa người lao động và các Trung tâm giới thiệu việc làm Song do thời lượng

chương trình đào tạo có hạn nên nội dung này được trình bày sơ sài, chủ yếuhọc viên tự đọc giáo trình và các văn bản pháp luật liên quan Tuy nhiên

trong chương trình tự chọn của sinh viên khoa Pháp luật kinh tế có chuyên

đề: Tư vấn hợp đồng trong pháp luật lao động, với các nội dung chính là: Tưvấn hợp đồng học nghề và hợp đồng giới thiệu việc làm, Tư vấn hợp đồng lao

động, Tư vấn hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài Nội dung của chuyên đề này chủ yếu lưu ý giảng dạy cho sinh viên về

kỹ năng tư vấn đối với từng loại hợp đồng nói trên

3 Nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ theo các điều

ước quốc tế

Ở Trường Đại học Luật Hà Nội, việc giảng dạy pháp luật về thương mại

dịch vụ theo các văn bản pháp luật trong nước do các bộ môn thuộc khoa Pháp

luật kinh tế đảm nhiệm, còn việc giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụtheo các điều ước quốc tế do các bộ môn thuộc khoa Pháp luật quốc tế và kinhdoanh quốc tế đảm nhiệm Nhiều định chế pháp lý về thương mại dịch vụ theocác điều ước quốc tế được đưa vào chương trình giảng dạy bắt buộc hoặc tựchọn của nhà trường, như: Luật hàng hải quóc tế, luật vận chuyển hàng khôngquốc tế, luật tài chính, ngân hàng quốc tế Đặc biệt, trong môn học Luật

thương mại quốc tế đã có những chương bài riêng về Pháp luật thương mạidịch vụ quốc tế Các bài giảng về các định chế này tập trung giới thiệu, phântích các điều ước quốc tế điều chỉnh các hoạt động thương mại dịch vụ tương

ứng.

II Những ưu điểm và hạn chế của nội dung chương trình giảng dạypháp luật về thương mại dịch vụ tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Với nội dung các bài học như đã nói trên, các môn học về pháp luật

thương mại dịch vụ đã đề cập những vấn đề lý luận và những quy định cơ bản

13

Trang 17

của pháp luật thực định về thương mại dịch vụ Nhìn một cách tổng quát, sinhviên chuyên ngành pháp luật kinh tế đã được học tập và nghiên cứu những nội

dung cơ bản về thương mại dịch vụ

Có thể nói, việc đưa thương mại dịch vụ vào giảng dạy trong chươngtrình đào tạo cử nhân luật với những nội dung như trên đã thể hiện nỗ lực đáng

kể của các bộ môn có liên quan, đặc biệt là Bộ môn Luật thương mại, bước

đầu đã mang lại những kết quả tích cực Nội dung và chương trình giảng dạy

các môn học (các chuyên đề) về pháp luật thương mại dịch vụ đã giải quyếtnhiều vấn đề lí luận cơ bản về thương mại dịch vụ và pháp luật về thương mạidịch vụ, xác định được hệ thống khái niệm khoa học về những sự vật, hiện

tượng hiện hữu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đưa ra, phân tích, giảngdạy, cập nhật tương đối day đủ nội dung của một số văn bản pháp luật kinh tếhiện hành Từ đó, tạo điều kiện cho người học không chỉ nắm bắt được nhữngvấn để lí luận, những quy định pháp luật về thương mại dịch vụ mà còn nắmbat được thực tế xây dựng và thực hiện pháp luật của nước nhà

Tuy nhiên, gắn với nhu cầu học tập và nghiên cứu pháp luật về thươngmại dịch vụ hiện nay, chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ

vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần được từng bước khắc phục Đó là:

- Nội dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ nhìn chung cònchậm được đổi mới, cập nhật; chưa thực sự bám sát thực tiễn hoạt động thươngmại trong lĩnh vực dịch vụ đang diễn ra rất đa dạng và phức tạp ở Việt Nam vàthế giới Nội dung giáo trình Luật thương mại, học liệu chính chi phối nộidung bài giảng nhìn chung chưa vượt ra khỏi khuôn khổ mô tả, kèm những

giải thích ở chừng mực nhất định nội dung của pháp luật thực định".

- Nhiều nội dung giảng dạy pháp luật về thuog mại dịch vụ vẫn còntrùng lặp, thiếu thống nhất, dẫn đến số giờ giảng tăng mà vẫn không truyềnđạt hết những vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng trong cuộc sống

- Nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụchưa được xây dựng hoàn chỉnh, còn nhiều nội dung phải được bổ sung nhằm

h Xem Đại học Luật Hà Nội, Giáo trừnh Luật Thuong mai (2 tấp) Nxb CAND, Hà Nội năm 2006

14

Trang 18

tiếp cận có hệ thống và toàn diện pháp luật về thương mại dịch vụ Trong nội

dung giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ còn thiếu nhiều vấn đề quantrọng như: Pháp luật về du lịch, pháp luật vé dich vụ kiểm toán, pháp luật vềdich vụ pháp lý, pháp luật về dich vụ đào tạo v.v

- Với nội dung chồng chéo giữa các môn học như đã trình bày ở trên khó

có thể đáp ứng được yêu cầu giảm tải trong học tập của sinh viên Trong khi đó,xuất hiện yêu cầu mới đó là bổ sung những nội dung mới vào chương trìnhgiảng dạy

- Ngoài ra, trong nội dung giảng dạy các môn học về thương mại dịch vụ,việc tiếp cận, làm rõ nội dung các cam kết quốc tế về thương mại của ViệtNam, đặc biệt là trong WTO, còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.Pháp luật về thương mại dịch vụ là một trong bốn bộ phận cấu thànhquan trọng của pháp luật thương mại, quy định cụ thể về nhiều loại hành vithương mại dịch vụ khác nhau Hiện nay, một số vấn đề thuộc nội hàm củapháp luật về thương mại vụ được giảng dạy ở một số môn học luật trong

Trường Đại học Luật Hà Nội Chương trình giảng dạy đó có những ưu điểm lớn, bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi

bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo đại học nói riêng và yêu cầu của xã

hội nói chung

III Thực trạng phương pháp giảng dạy pháp luật về thươngmại dịch vụ

Cho đến nay, để chuyển tải kiến thức các môn học nói chung cũng nhưcác môn học về pháp luật về thương mại dịch vụ nói riêng, ở trường Đại họcLuật Hà Nội, chủ yếu vẫn đang áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống

- phương pháp giảng thuyết trình Theo đó, trên lớp giáo viên chủ động thuyếttrình, cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về các nội dung cần giảngdạy, còn sinh viên thụ động tiếp nhận các kiến thức đó

Để nâng cao tính chủ động của sinh viên, ở đa số các môn học có đềusắp xếp một thời lượng nhất định để thảo luận (khoảng 1/4 số tiết của cảmôn) Tuy nhiên, ở các giờ thảo luận, vai trò chủ động cũng thuộc về giáo

15

Trang 19

viên, họ vẫn tiếp tục cũng cố các kiến thức lý luận cho sinh viên và hướng

dẫn sinh viên việc vận dụng các kiến thức lý luận để giải quyết một số tìnhhuống mang tinh giả định, sinh viên vẫn chưa chủ động dat ra các vấn dé đểcùng nhau giải quyết mà chủ yếu chỉ có các câu hỏi của giáo viên để kiểm

tra đánh giá hoặc cũng cố kiến thức cho sinh viên Với thời lượng thảo luậnkhông nhiều và với cách thức thảo luận như vậy, có thể nhận thấy, về mặthình thức, ở một chừng mực nhất định đã có sự "tương tác” nhất định, nhưng

về thực chất, việc thảo luận vẫn chưa thoát khỏi phương pháp thuyết trìnhtruyền thống

Phương pháp thuyết trình này cũng có những ưu điểm của nó, đó là kiến

thức mà giáo viên cung cấp và sinh viên thu nhận được tương đối cơ bản vàlogic Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là làm mất đi tính chủđộng, sáng tạo trong học tập của sinh viên, họ có thể buộc phải lĩnh hội nhữngkiến thức mà họ cho là không cần, trong lúc đó có những kiến thức mà họ cho

là cần thiết lại không có điều kiện để nhận thức

Trong thời, gian gần đây khi áp dụng thí điểm cơ chế đào tạo mới (đào

tạo theo tín chỉ), phương pháp "sư phạm tương tac" bước đầu được áp dụng để

giảng dạy một số môn học nhất định Tuy nhiên, giảng dạy các môn học pháp

luật về thương mại dịch vụ vẫn theo phương pháp truyền thống Nhìn chung,phương pháp giảng dạy đó là phù hợp với cơ chế đào tạo theo niên chế Tuynhiên, chuyển sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ, vấn đề đổi mới phương phápgiảng dạy phải được đạt ra

B NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT MẠI DỊCH VỤ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Để nâng hoàn thiện nội dung chương trình và nâng cao chất lượng giảngdạy pháp luật về thương mại dịch vụ, nhóm tác giả kiến nghị những giải pháp

cơ bản sau:

Trang 20

I Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy pháp luật về

thương mại dịch vụ

Về nguyên tác, chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụphải được xây dựng phù hợp với thời lượng chương trình đã được ấn định bởi

Bộ giáo dục & Đào tạo và Trường Đại học Luật Hà Nội Trong khuôn khổ của

đề tài này, sẽ là thiếu tính thực tế khi đặt vấn đề thay đổi thời lượng chương

trình đã được ấn định Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, với thời lượng như hiệnnay, việc truyền đạt những nội dung của pháp pháp luật về thương mại dịch vụ

sẽ gap khó khăn không nhỏ vì thời lượng ngắn Trong điều kiện đó, cần lựachọn những nội dung cơ bản hoặc có tính thời sự của pháp pháp luật vềthương mại dịch vụ để tập trung giới thiệu cho sinh viên Với việc áp dụng

học chế tín chỉ như hiện nay, theo chúng tôi cần từng bước hoàn thiện và

thống nhất nội dung chương trình giảng dạy pháp luật về thương mại dịch

vụ trên cơ sở phù hợp với hệ thống tín chỉ và các tài liệu giảng dạy có liênquan (mà nòng cốt là các giáo trình về pháp luật về thương mại dịch vụ)

Chương trình giảng dạy (biểu hiện cụ thể ở giáo án của các giảng viên) cầnphải có sự thống nhất trong tổ bộ môn về những nội dung cơ bản (có tínhchất là những nội dung tối thiểu phải giới thiệu cho sinh viên)

1 Tiếp tục hoàn thiện nội dung giảng day các quy định về thương mạidịch vụ trong khuôn khổ môn học Luật thương mại: với chương trình giảngdạy môn học Luật thương mại theo học chế tín chỉ như hiện nay, nội dung

giảng dạy về thương mại dịch vu được đưa vào modul 2

2 Hoàn thiện nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính

Thứ nhất, cần thiết kế lại nội dung chương trình giảng dạy pháp luật vềdịch vụ tài chính, dựa trên cách tiếp cận về khái niệm dịch vụ tài chính theochuẩn mực của GATS/WTO

Thứ hai, cần bổ sung thêm vào nội dung chương trình giảng dạy hiện tại

phần kiến thức pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về dịch vụ tài chính,đặc biệt là pháp luật về dịch vụ tài chính của các quốc gia hoặc khối quốc gia

có quan hệ thương mại thường xuyên, ổn định với Việt Nam như Trung Quốc,

| 17

THU VIEN

TRƯƠNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI PHONG ĐỌC _ _ AD 2.

Trang 21

Nhật Ban, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu va các quốc gia thuộc khối

ASEAN.

Thứ ba, cần bổ sung thêm vào chương trình đào tạo tổng thể đối với bậc

học cử nhân luật những kiến thức nền tảng cơ bản về kinh tế học (chứ khôngphải là kinh tế chính trị học như đang được giảng dạy hiện nay), bao gồm cáchọc phần chủ yếu như kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, kinh tế họccông cộng và kinh tế học phúc lợi, kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực

chứng

Thứ tw, cần đưa thêm nội dung rèn luyện kỹ năng áp dụng và thực hành

pháp luật vào chương trình giảng dạy pháp luật về dịch vụ tài chính như mộtthành tố bat buộc

3 Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vu môi trường, baogồm: Dịch vụ xử lý nước thải; Thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn; Dịch vụquan trắc, phân tích môi trường; Dịch vụ thẩm định báo cáo DTM; Dịch vụ

giám định về môi trường; Dịch vụ bảo vệ cảnh quan và thiên nhiên

4 Xây dựng và tiếp tục hoàn thiện nội dung giảng dạy "Pháp luật về

giới thiệu việc làm”, bao gồm: VỊ trí, vai trò của hoạt động giới thiệu việclàm; Khái niệm giới thiệu việc làm và tổ chức giới thiệu việc làm; Nội dungpháp luật về giới thiệu việc làm (Đối với trung tâm giới thiệu việc làm vàdoanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm); Giải quyết tranh chấp về giớithiệu việc làm.

5 Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về thương mai dich

vụ pháp luật, bao gồm các nội dung cơ bản: Vai trò của dịch vụ pháp luật đối

với thương mại trong nước và quốc tế; Khái niệm dịch vụ pháp luật; Dịch vụ

tư vấn pháp luật; Dịch vụ tranh tụng; Dịch vụ đại diện ngoài toà án; Dịch vụcông chứng; Dịch vụ trọng tài và hoà giải; Pháp luật điều chỉnh việc cung cấpdịch vụ pháp luật của luật sư trong nướ; Pháp luật điều chỉnh việc cung cấp

dịch vụ pháp luật của luật sư nước ngoài

18

Trang 22

6 Xây dựng mới nội dung giảng day pháp luật về dich vụ trong lĩnh vựcđất dai, bao gồm: Điều kiện, tiêu chuẩn của cá nhân, tổ chức hành nghề trong

các lĩnh vực dịch vụ về đất đai; Các loại hình dịch vụ thương mại trong lĩnh

vực đất đai (Tư vấn quy hoạch; Tư vấn giá đất; Dịch vụ cung cấp thông tin vàtrung gian môi gidi ); Thực tiễn hoạt động của các loại hình dịch vụ trong

lĩnh vực đất đai trên thực tế

7 Xây dựng mới nội dung giảng dạy pháp luật về dịch vụ viễn thông,bao gồm: Chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông; Gia nhập thị trường dịch vụviễn thông; Hình thức pháp lý của quan hệ dịch vụ viễn thông (hợp đồngdịch vụ viễn thông); Những đặc thù về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở

dạy hoc được sử dụng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó cơ bản phải kể

đến là:

- Mục đích đào tạo;

- Đối tượng đào tạo;

- Nội dung chương trình đào tao;

- Mức độ phù hợp của từng phương pháp giảng dạy đối với mục đích và

đối tượng đào tạo;

- Năng lực của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy;

- Các điều kiện khác cho việc áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập,như: cơ sở vật chất (phương tiện giảng dạy, hội trường); nội dung chươngtrình; giáo trình, tài liệu tham khảo; cách thức đánh giá chất lượng đào tạo(cách thức thi, kiểm tra)

19

Trang 23

Mỗi phương pháp giảng day, khi được sử dụng trong những điều kiện cụ

thể, đều thể hiện những ưu điểm và hạn chế nhất định Với tính chất nội dung

của pháp luật về thương mại dịch vụ và thực tiễn giảng dạy pháp luật về

thương mại dịch vụ tại trường Đại học Luật Hà Nội như đã trình bày, theo

chúng tôi, ngoài phương pháp thuyết trình truyền thống hiện đang sử dụng,

cần tăng cường áp dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống Để việc

giảng dạy pháp luật về thương mại dịch vụ bằng phương pháp tình huống, cầnlầm tốt những việc sau:

- Xây dựng tình huống nghiên cứu có chất lượng tốt Từ kinh nghiệm cá

nhân, tôi cho rằng nên xây dựng những tình huống nhỏ Mỗi tình huống hướng

tới làm rõ một nội dung lý thuyết nhất định

- Đối với những nội dung giảng dạy có thể sử dụng phương pháp tìnhhuống, bài học cần được chuẩn bị (cả về nội dung và quy trình tiến hành) phù

hợp với phương pháp tình huống;

- Không ngừng nâng cao trình độ của giảng viên

III Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thông giáo trình, tài liệu vềpháp luật thương mại dịch vụ

- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện giáo trình pháp luật về thương mại dịch

vụ Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập pháp luật về thương mại dịch

vụ cần phải tiến hành nhiều giải pháp, trong đó quan trọng phải kể đến là biên

soạn giáo trình môn học Việc biên soạn giáo trình nên tiếp cận theo hướngphù hợp với học chế tín chỉ, một môn học có thể có nhiều giáo trình Bên cạnhgiáo trình, cần xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo phong phú Các bộ môngiảng day có liên quan cần đầu tư thời gian để xây dựng một danh mục tài liệutham khảo đầy đủ và đảm bảo chất lượng cho các nội dung của môn học và

tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với các tài liệu tham khảo đó

IV Thực hiện tốt công tác chuẩn bi cho giờ học các môn học pháp luật

về thương mại dịch vụ

Để thực hiện được giải pháp nay, vấn dé cốt lõi là các nội dung giảngdạy, tình huống nghiên cứu và quy trình giảng dạy của từng bài học cầnphải có sự dau tư thỏa đáng và cần có su thống nhất trong tổ bộ môn vềnhững nội dung cơ bản Đối với những giờ học sử dụng tình huống, tìnhhuống nghiên cứu cần được in va phát cho sinh viên nghiên cứu trước Dé

20

Trang 24

tạo định hướng cho việc chuẩn bị bài học của sinh viên cần phải có các yêucầu cụ thể cần được giải quyết từ tình huống Các yêu cầu này có thể đặt

dưới hình thức câu hỏi

Việc chuẩn bị nội dung bài học có ý nghĩa quyết định tới thành côngcủa giờ học Dé giờ học đạt hiệu quả, về phía sinh viên trước khi lên lớp cần

có những kiến thức cơ bản nhất định về pháp pháp luật về thương mại dịch vụ;

đối với những giờ học bằng phương pháp tình huống, sinh viên phải nắm vữngcác tình tiết của tình huống và đã phải có những phương án ban đầu để giải

quyết Nếu sinh viên đã nghiên cứu kỹ tình huống thì khi giáo viên đưa raphương án giải quyết, sinh viên mới có thể nắm bắt bài học được ngay

Về phía giao viên, cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong việc

chuẩn bị bài giảng Chuẩn bị tốt bài giảng giúp giáo viên tự tin hơn khi lênlớp và có thể xử lý nhanh, chính xác các tình huống phát sinh trong giờ học

Ngoài việc làm chủ kiến thức lý luận, các giáo viên cần phải tăng cường

trau đồi những kinh nghiệm thực tiễn Giáo viên có thể tiếp cận thông tinthực tiễn bằng cách thường xuyên đọc báo, nghe đài, truy cập Internet, đọc

hồ sơ các vụ án liên quan đến lĩnh vực pháp pháp luật về thương mại dịch

vụ Kinh nghiệm cho thấy việc giáo viên dùng kiến thức lý luận để luận giảimột hiện tượng thực tế hoặc dùng một hiện tượng thực tế để chứng minh

cho lý thuyết bao giờ cũng gây được húng thú học tập cho sinh viên

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật vềthương mại dịch vụ theo học chế tín chỉ, cần thực hiện đồng bộ các giảipháp sau:

Thứ nhất, xác định các mục tiêu nhận thức và nội dung cần trình bàytại giờ giảng lý thuyết và giờ thảo luận Việc xác định các mục tiêu nhận

thức mà sinh viên cần nắm được qua mỗi bài học rất quan trọng, nó liên quanđến những gì giáo viên và sinh viên cần chuẩn bị khi lên lớp đồng thời nócũng dẫn đến cần chọn nội dung nào nên giảng lý thuyết, nội dung nào cần

thảo luận Trong học chế tín chỉ thời gian tiếp xúc với sinh viên trên lớp

21

Trang 25

không nhiều, nên trong giờ lý thuyết giảng viên chỉ giới thiệu các vấn đề cơbản, cốt lõi.

Thư hai, xây dựng hệ thống các tình huống nghiên cứu về những nội

dung cụ thể của pháp pháp luật về thương mại dịch vụ Với tính chất là một

linh vực pháp luật đặc biệt quan trọng của hệ thống pháp luật trong điềukiện kinh tế thị trường, pháp luật về thương mại dịch vụ cần được truyềnđạt cho sinh viên theo hướng kết hợp chặt chế giữa lý thuyết, luật thựcđịnh và những tình huống thực tiễn đã và đang diễn ra rất sinh động trongđời sống kinh tế của Việt Nam Các tình huống về pháp luật về thương mại

dịch vu cần được biên soạn theo các chủ dé cụ thể

Thứ bai, để sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu tốt, tổ bộ môn và mỗi

giảng viên cần xây dựng hệ thống học liệu phong phú, bao gồm giáo trình tài

liệu bat buộc, sách tham khảo, hệ thống văn bản pháp luật quan trọng điều

chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ, xây dựng hệ thống các tình huống giả

định nhằm vận dụng các quy định pháp luật về thương mại dịch vụ giải quyếtcác vấn đề có thể xảy ra trong thực tế Ngoài ra cần sưu tầm các vụ việc đã vàđang xảy ra trong thực tế cũng như các vụ án đã được toà án giải quyết để sinhviên tìm hiểu, đưa ra quan điểm của mình để giải quyết vụ việc

Thứ tur, cần tạo điều kiện để sinh viên dé dàng tiếp cận với nguồn học liệuphục vụ cho việc nghiên cứu pháp luật về thương mại dịch vụ bằng cách nângcao chất lượng phục vụ của thư viện Thư viện cần bổ sung thêm nhiều tài liệu

theo sự cung cấp của bộ môn Md rộng thời gian phục vụ sinh viên và giáo viên ,

không giới hạn chỉ trong giờ hành chính như trước Nhà trường cần cho phép lậpđịa chỉ trang Web của từng khoa để các tổ bộ môn đưa lên Internet những vấn décần thiết (học liệu) cho việc học và dạy của bộ môn mình để sinh viên có thể tra

cứu dé dàng

Thứ năm, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau đối với mỗihình thức dạy học Trong giờ giảng lý thuyết đối với các vấn đề cần phải trìnhbày nêu trên, theo tôi có thể kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp

giảng tình huống Phương pháp thuyết trình nên áp dụng khi giới thiệu những

22

Trang 26

vấn đề cơ bản về pháp luật thương mại dịch vụ trên giờ lý thuyết Khi thuyếttrình giảng viên cần khác phục tình trạng độc giảng, khiến sinh viên tiếp thukiến thức một cách thụ động Bởi vay khi thuyết trình, giảng viên cần phát huy

vai trò của các thiết bị dạy học và nên đưa ra các câu hỏi để kích thích sinhviên suy nghĩ đồng thời qua đó kiểm tra việc tự nghiên cứu của sinh viên trước

khi lên lớp nghe giảng

Phương pháp giảng dạy bang tình huống nên áp dụng ở giờ thảo luận vàđối với những nội dung cần vận dụng được các quy định của pháp luật để giảiquyết các tình huống pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động thương mại dịch

vụ Ngoài ra, để giờ xemina (thảo luận) đạt được mục đích phát triển kỹ nănggiao tiếp, phân tích, tranh luận có hiệu quả, giảng viên cần xây dựng chủ đềcủa xemina trong tuần Thiết kế các câu hỏi có liên quan và giao cho cácnhóm chuẩn bị có kèm theo danh mục sách tham khảo, yêu cầu của giảng viên

về việc chuẩn bị đó Tại giờ thảo luận giảng viên đóng vai trò hướng dẫn địnhhướng và sau giờ thảo luận phải đưa ra những kết luận đánh giá, tổng kết

Trang 27

Phan III:

CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU

Chuyén dé 1 MOT SO VAN DE CO BAN VE THUONG MAI DICH VU VA PHAP LUAT VE THUONG MAI DICH VU

1 KHAI QUAT VE THUONG MAI DICH VU

1.1 Khái niệm chung về dịch vụ

Dịch vụ ra đời là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người, nhằm phục vụ các nhu cau của con người Khác với các tài sản thông thương, dịch vụ là các “sản phẩm vô hình” nhưng cũng mang các thuộc tính về giá trị và giá tri sử dụng Dịch vụ là đối tượng hướng tới của nhiều nhóm quan hệ dân sự, kinh tế thương mại với nhiều chủ thể tham gia, mà nhà nước thông qua pháp luật cần điều chỉnh trong trật tự xã hội chung.

Dich vụ là một công việc do một chủ thé thực hiện để thoả mãn như cầu

của một chủ thể khác' Dịch vụ có tính chất vô hình, nên việc xác lập quyền sở

hữu đối với dịch vụ không thé được thực hiện giống như quyền sở hữu đối với

các tài sản hữu hình Nội dung của quyền sở hữu dịch vu không thể được phân

tách rõ ràng giữa các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Trong quan hệ mua bán, trao đổi (cung cấp) dịch vụ, thực chất chỉ có việc chuyền giao quyền sử dụng dich vụ.

Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời Đặc trưng này quyết định thời điểm phát sinh, hoàn thành các giao dịchdịch vụ Hay nói cách khác quan hệ cung ứng dịch vụ là quan hệ liên tục từ khiphát sinh yêu cầu đến khi kết thúc quan hệ Nó cũng quyết định tính chất của cácgiao dịch đặc thù mà chỉ riêng lĩnh vực dịch vụ mới có va qua đó doi hỏi phápluật phải có cách nhìn nhận riêng, quy định riêng đối với các quan hệ xã hội (giao dịch ) lấy dịch vụ làm đối tượng Tính không tách rời được hiểu là việc sản

' Điều $18,519 Bộ luật dân sự 2005

Trang 28

xuất, cung ứng, lưu thông, tiêu dùng dịch vụ là một quá trình liên hoàn, không có

độ trễ về mặt thời gian giữa các công đoạn trên Nói cách khác đây là một chu trình liên tục khép kín giữa sản xuất và tiêu dùng.

Dịch vụ khác hàng hoá là khi được sản xuất ra, hàng hoá có thê được lưu

kho bãi và không nhất thiết phải tham gia ngay vào quá trình lưu thông, tiêu dùng Trong quá lưu kho bãi và lưu thông, tiêu dùng, hàng hoá có thê bị hư hao,

nhưng không mất đi Còn đối với dịch vụ thì đã sản xuất ra là phải tiêu dùng

ngay Vì vậy, không thể tách rời được quá trình sản xuất với quá trình lưu thông

và tiêu dùng dịch vụ Sau quá trình tiêu dùng dich vụ, các giá tri va giá tri sửdụng của dịch vụ được chuyền tải vào các giá trị vật chất khác, còn bản thân dịch

vụ không tôn tại.

Về phương diện kinh tế, kỹ thuật, việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ là hết sức

phức tạp Thước do dé đánh giá chất lượng dich vụ phụ thuộc đáng kể vào mức

độ hài lòng của bên sử dụng dịch vụ và quá trình thực hiện công việc của bêncung ứng dịch vụ Điều nảy đòi hỏi một sự điều chỉnh thích hợp của pháp luật đối với các giao dịch dịch vụ, các biện pháp chế tài liên quan cũng như các biện

pháp để thực hiện đúng các cam kết của các bên trong các quan hệ dịch vụ Pháp luật cần có những cách thức điều chỉnh phù hợp cả về phía đặt yêu cầu về van dé

chuẩn hoá dịch vụ (có thể là theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định), mà quan trọng nhất là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cung cấp dịch vụ như thế nào, mức độ kiểm soát của pháp luật công thông qua các cơ quan

công quyền ra sao để đảm bao quá trình cung ứng dich vụ thỏa mãn yêu cầu của

các chủ thé tham gia.

1.2 Khái niệm thương mại dịch vụ

Với sự phát triển của kinh tế thị trường, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối

với hoạt động thương mại, sự chuyên môn hóa ngày càng thể hiện rõ thông qua việc phân chia hoạt động thương mại thành nhiều nhóm, nhiều lĩnh vực khác nhau Dựa vào đối tượng và lĩnh vực phát sinh của hành vi thương mại, các hành

vi thương mại được chia thành các nhóm cơ bản là: thương mai hàng hóa,

26

Trang 29

thương mại dịch vụ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư và thương mại trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ.

Thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư sản xuất, phân phối, cung

Ứng, trao đổi dịch vụ nhằm mục dich thu lợi nhuận Về phương diện pháp lý, căn

cứ cơ bản nhất để phân biệt giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là đối tượng của các giao dịch thương mại này Thương mại hàng hóa là những hành vi phat sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hang hoá, bao gồm:

mua bán hàng hoá và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như cho thuê hàng hóa, dịch vụ phân phối hàng hóa (đại lý mua bán háng

hóa, ủy thác mua bán hàng hóa ) Nếu như đối tượng của giao dịch thương mại dịch vụ là các sản phẩm vô hình (dịch vụ), thì trong giao dịch thương mại hàng hóa, đối tượng của giao dịch là hàng hoá - các sản phâm hữu hình Quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thường được tách biệt với nhau, trong khi quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời Tuy vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán

(mua bán dịch vụ) Theo Luật Thương mại (2005), cung ứng dịch vụ là hoạtđộng thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ

thực hiện dịch vụ cho một bên khác và có quyền nhận thanh toán; bên sử dụng

dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và

có quyền sử dụng dich vụ theo thỏa thuận ?.

Trên thực tế khái niệm thương mại dịch vụ nhiều khi được hiểu đồng nhất

với khái niệm dịch vụ thương mại cho dù chúng là hai khái niệm khác nhau

Dịch vụ thương mại là các loại hình dịch vụ gắn liền và phục vụ cho thương mại

hàng hoá như dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải và giao nhận, dịch vụ quảng cáo,

giám định hàng hoá Khái niệm “thương mại dịch vụ” rộng hơn so với khái

niệm về “dịch vụ thương mại” Dịch vụ thương mại chỉ là một số loại dịch vụ

nằm trong 155 phân ngành của WTO đưa ra trong Hiệp định GATS’.

* Xem Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại

* Phụ lục số | Hiệp định GATS

Trang 30

Qua nghiên cứu cho thấy đa phần các quy định nêu trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam có nội dung liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh các dịch vụ thương mại Các luật chuyên ngành đề cập đến những lĩnh vực dịch vụ riêng biệt Thực tế các văn bản pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa

pháp lý thống nhất về thương mại dịch vụ, ngoại trừ giải thích về cung ứng dịch

vụ thương mại trong Luật thương mại (2005) Trong các hiệp định về thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên có dé cập đến thương mại dịch vụ Hiệp

định Thuong mại Việt Nam — Hoa kỳ (BTA) đã có quy định một chương riêng

về thương mại dich vụ trên cở sở tuân thủ các quy định của WTO/GATS Theo

Tổ chức Thuong mại thé giới (WTO), thương mai dịch vụ (quốc tế) được nhận diện thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ Các phương thức cung cấp dịch vụ là cách thức mà nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ sử dụng dé cung ứng, trao đối, mua bán, tiêu dùng dịch vụ Theo Hiệp định GATS, hương mại dịch vụ quốc tế được hiểu là: (i) sự cung cấp dich vụ từ lãnh thé của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác; (ii) trên lãnh thé của một thành viên cho người tiêu dùng dich vụ của bat kỳ thành viên nào khác; (iii) bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thé của bat kỳ thành viên nào khác; (iv) bởi một người Cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thé của bất kỳ thành viên nào khác” Hiệp định GATS đưa ra 4 phương thức cung cấp dịch vụ trong giao dịch thương mại dịch vụ quốc tế, cụ thể là:

Phương thức 1: cung cấp dịch vụ qua biên giới Theo phương thức cung cấp này người cung cấp dịch vu và người tiêu dùng đều không di chuyển khỏi quốc gia của mình mà chỉ có dịch vụ di chuyển từ quốc gia của người cung cấp sang quốc gia của người tiêu dùng Chang hạn, việc cung cấp dich vụ được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax, Internet hoặc bằng các hình thức khác như gửi tài liệu, đĩa, băng bằng thư tín hoặc chuyển phát

“ Khoan 9 Điêu 3 Luật thương mại (2005)

° Điều 1, Hiệp định GATS

Trang 31

nhanh qua đường bưu điện Các khoá học hàm thụ và chuân đoán từ xa là những

ví dụ khác của dịch vụ cung cấp qua biên giới.

Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Theo hình thức tiêu dùng này, người tiêu dùng (hoặc tai sản của họ) phải di chuyển sang quốc gia nơi người cung cấp dịch vụ cư trú để tiêu dùng dịch vụ Du lịch ở nước ngoài hay sửa chữa, bảo dưỡng máy móc ở nước ngoài (như tài biển chang hạn) là những ví dụ điển hình về tiêu dùng ngoài lãnh thổ.

Phương thức 3: Hiện diện thương mại Theo phương thức này, nhà cungcấp dịch vụ của một quốc gia thành lập chi nhánh hoặc công ty con ở nước ngoài

để thực hiện thương mại dịch vụ Dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ ngânhàng do các chi nhánh hoặc công ty con của công ty hoặc ngân hàng nướcngoài cung cấp là những ví dụ điển hình của phương thức hiện diện thương mai Phương thức 4 : Hiện diện thể nhân Theo phương thức này, một cá nhân di chuyền tới lãnh thổ của người tiêu dùng để cung cấp dịch vụ Cá nhân này có thể

là chính là người cung cấp dịch vụ hoặc thay mặt cho người chủ của mình Chăng hạn, dịch vụ kiểm toán tài chính do một kiểm toán viên của một công ty nước ngoài thực hiện Hiện diện của thể nhân chỉ bao gồm những người lao động trên cơ sở không lâu dài tại quốc gia của người sử dụng dịch vụ Ví dụ: thuê cácbác sỹ hoặc giáo viên người nước ngoài, thuê lao động nước ngoài hay ngườigiúp việc trong gia đình để làm việc ngắn han.

Tóm lại, thương mại dịch vụ là những hoạt động đầu tư, sản xuất (tạo ra)

dịch vụ; các hoạt động đưa dịch vụ vào lưu thông, mang dịch vụ đến người tiêu dùng nhăm mục đích thu lợi nhuận của phía thương nhân là nhà cung cấp dịch vụ TMDV cũng bao gồm các hoạt động tiêu dùng dich vụ của bên khách hàng, các hành vi nêu yêu cầu và cách thức thụ hưởng dịch vụ Đồng thời, nó cũng bao hàm các hoạt động của nhà nước nhằm dam bảo duy trì mối quan hệ giữa nhà cung cấp

và người tiêu dùng, trong mối tương quan chung với nhà nước và các thiết chế xã hội trong một trật tự pháp luật nhất định phủ hợp với thông lệ quốc tế.

Trang 32

1.3 Điều kiện phát triển của thương mại dịch vụ

Thực tiễn kinh tế thị trường trên thế giới cho thấy, thương mại dịch vụ phát trién mạnh từ thập ky 80 của thế ky 20, nhất là sau khi có hiệp định GATS va Té chức WTO ra đời Những điều kiện cơ bản để TMDV ra đời và phát triển, cơ bản bao gồm:

Thứ nhát, về điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội là yếu

tố cơ bản quyết định sự phát triển đa dang và phong phú của dịch vụ Rõ ràng là

ở các nước công nghiệp phát triển như các nước G7, thì dịch vụ và TMDV phát triển da dạng hơn rất nhiều so với tại các nước đang phát triển Bởi dich vụ là các sản phẩm ảo, thỏa mãn các nhu cầu của con người và xã hội, nên trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì nhu cầu dịch vụ càng đa dạng và phong phú, và như vậy TMDV càng phát triển.

Thứ hai, điều kiện về trình độ tri thức, dân trí và mức sống (thu nhập) của con người: Mức sống của con người cao hay thấp sẽ tác động rất lớn đến nhu cầu

sử dụng dịch vụ của con người Trên thực tế, người có mức thu nhập cao sẽ chỉ tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu dịch vụ của mình, nham tao ra ra sự tiện nghỉ

nhất cho cuộc sống của mình hơn những người có thu nhập thấp hơn Nước có

mức sống và thu nhập của người dân cao thì nhu cầu dịch vụ lớn và thương mai

dich vụ phát triển hơn các nước kém phát triển Trình độ tri thức va dân trí của người dân cũng quyết định mức độ đa dạng, phong phú của dịch vụ, đặc biệt là

với các dịch vụ có ham lượng tri thức cao.

Thứ ba, điều kiện về trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin: Dịch vụ và TMDV càng phong phú và phát triển mạnh khi xã hội đạt được trình độ phát triển khoa học công nghệ cao, tạo ra mô hình kinh

tế mới, đó là nền kinh tế tri thức Khi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, máy tính được áp dụng sẽ thúc đây các giao dịch thương mại dịch vụ diễn

ra với nhiều hình thức phi thông thường như giao dịch điện tử, mạng internet Vì vậy, pháp luật TMDV cũng phải được xây dựng trên nền tảng khoa học kỹ thuật moi, như luật về giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử

30

Trang 33

Thứ ne, điều kiện về môi trường pháp lý (điều kiện về hệ thống pháp luật): Ngoài các điều kiện nêu trên, dé TMDV phát triển lành mạnh, bảo đảm được quyên, lợi ích của các bên chủ thé, lợi ích của nhà nước, xã hội và phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hoặc phải tương đối hoàn thiện Tức là hệ thống pháp luật đó phải đảm bảo tính toan diện (day đủ), tính đồng bộ (không trùng lắp, chồng chéo), tính phù hop (không cao quá hoặc thấp quá) so với trình độ phát triển của kinh tế xã hội, vàtính kỹ thuật pháp lý cao.

2 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VẺ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

2.1 Khái niệm pháp luật về thương mại dịch vụ

Pháp luật thương mại dịch vụ là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (thông lệ, tập quán, án lệ, điều ước quốc tế ) để xác định địa vị pháp lý của thương nhân và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Pháp luật thương mại dịch vụ là một bộ phận cấu thành của pháp luật thương mại Theocách phân chia “luật công” và “luật tư” thì pháp luật thương mại dịch vụ có vị trí

là một chế định trong hệ thông “luật tư”, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các thương nhân, các chủ thể khác có liên quan đến giao dịch thương mại

dịch vụ với phương pháp bình đăng, tự nguyện cam kết và tự do thỏa thuận.

Với cách định nghĩa nêu trên, pháp luật thương mại dịch vụ có đối tượng điều chỉnh riêng, phạm vi áp dụng cũng như phương pháp điều chỉnh theo đặctrưng của các quan hệ thương mại dịch vụ Các quan hệ TMDV là các quan hệgiữa các chủ thể (nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ) phát sinh trong quá trình sản xuất, cung ứng, trao đổi và tiêu dùng dich vụ Các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại dịch vụ được phân thành các nhóm quan hệ chính sau: (i) Nhóm quan hệ giữa nhà cung capdịch vụ và người tiêu dùng dich vụ; (11) Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong qua

trình sản xuất ra (tạo ra) dịch vụ và cung cấp đến khách hang; (iti) Nhóm quan hệ giữa các bên chủ thé với các co quan công quyên; (iv) Nhóm các quan hệ TMDV

có yêu tô nước ngoài

Trang 34

Nội dung của pháp luật về thương mại dịch vụ bao gồm các nhóm quy phạm

cơ bản là: (i) Nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên chủ thể trong giao dịch thương mại dịch vụ, xác định địa vị pháp lý của các thương nhân khi tham gia vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Đây là bộ phận quy phạm pháp luật chủ yếu, giữ vai trò quan trọng nhất trong pháp luật TMDV; (ii) Nhóm các quy phạm xác định nhiệm vụ, quyền han của các cơ quan công quyên trong quan hệ TMDV bảo vệ quyền lợi khách hàng và người tiêu dùng dịch vụ; (iii) Nhóm các quy phạm pháp luật vẻ thủ tục (hình thức), quy định về trình tự, thủ tục của việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật TMDV; (iv)Nhóm các quy phạm xác lập địa vị pháp lý của thương nhân nước ngoài và

người nước ngoài trong quan hệ TMDV

2.2 Những nguyên tắc pháp lý quốc tế co bản điều chỉnh hoạt động

thương mại dịch vụ

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia đã dẫn đến việc thành lập tô chức Thuong mai thế giới - WTO với chức năng đặt ra các chuẩn mực, nguyên tắc pháp lý quốc tế mới cho hoạt động

thương mại toàn cầu đồng thời giám sát thực thi các nguyên tắc pháp lý đó Một

trong những lĩnh vực quan trọng được WTO điều chỉnh đó chính là thương mạidịch vụ và Hiệp định GATS là một trong những hiệp định cơ bản, hoạch địnhhành lang pháp lý cho hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế, đồng thời nó cũng được coi là chuẩn mực pháp lý quốc tế về thương mại dịch vụ để được cách thành viên hay đang trong quá trình hội nhập quốc tế phải xem xét đề điều chỉnh pháp luật về thương mại dịch vụ tương ứng.

Sự ra đời của GATS gắn liền với qúa trình đàm phán thành lập WTO Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, do sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại

và sự điều chỉnh mang tính toàn cầu về kết cầu công nghiệp, lợi thế so sánh của các nước công nghiệp phát triển Đặc biệt là Mỹ chuyển từ các nganh công nghiệp sang ngành dịch vụ và có xu hướng xuất siêu lớn trong thương mại dịch

vụ Chính vì vậy, ngay tại vòng dam phán Tokyo (1973 — 1979) trong khuôn khổ

Hiệp định chung về thuế quan và thương mai (GATT 1947), Mỹ đã dé nghị đưa

a2

Trang 35

vấn đề thương mại dịch vụ vao nội dung đàm phán Sau nhiều lần thảo luận, các

nước phát triển quyết định đưa van đề về thương mại dịch vụ vào nội dung đàm

phán tại vòng đàm phán Urugoay (1986 — 1995) Xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình, các nước đang phát triển lúc đầu không đồng ý đàm phán về thương mại dịch vụ Tuy nhiên, do sức ép từ phía các nước đang phát triển nên họ đã chấp nhận đàm phán với điều kiện phải tách đàm phán thương mại dịch vụ ra khỏi đàm phán thương mại hàng hóa Dam phán về dich vụ nhằm thiết lập một khung khổ đa phương về quy tắc và luật lệ cho thương mại dịch vụ với mục tiêu mở rộng thương mại dịch vụ trong điều kiện minh bạch và tự do hóa từng bước Với

5 nội dung cơ bản là: xem xét việc định nghĩa và các thống kê về dịch vụ; khảo sát các khái niệm rộng làm cơ sở cho các quy tắc, luật lệ trong thương mại dịch vụ; cân nhắc phạm vi các lĩnh vực điều chỉnh; điều tra các quy định, luật lệ đã có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ và xem xét các biện pháp thúc đây hay hạn chế thương mại dịch vụ để xây dựng các quy định về sự minh bạch và tự do hóa Kết thúc vòng đàm phán Urugoay, cùng với sự ra đời của WTO thay thế cho GATT 1947, Hiệp định chung về tư Thương mại dịch vụ (GATS) đã được thông

qua GATS là hiệp định khung mang tính quốc tê đầu tiên điều chỉnh thương mại

dịch vụ Đây là một hiệp định bắt buộc phải tham gia đối với các nước thành viên WTO Với hơn 150 quốc gia thành viên, và hàng chục nước khác đang đàm

phán ra nhập, GATS thực sự là khung khổ pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động

thương mại dich vụ toàn cầu, là chuẩn mực yêu cầu các nước phải tuân thủ và đáp ứng Những nguyên tắc buộc các nước phải tuân theo bao gồm các nguyên tắc buộc các nước phải tuân theo, bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tối huệ quốc (MEN): Đây là nguyên tắc đầu tiên vả quan trọng nhất trong số các nghĩa vụ và nguyên tắc chung Nguyên tắc này nghiêm cấm các nước thành viên áp dụng bất kỳ một hình thức phân biệt đối xử nào giữa dịch vụ

và người cung cấp dịch vụ từ các quốc gia khác nhau Nói cách khác, néu một quốc gia thành viên cho phép hoặc không cho phép cạnh tranh nước ngoài trong một lĩnh vực dịch vụ thì quốc gia này phải áp dụng các điều kiện như nhau đốivới các dịch vụ và người cung cap dịch vụ từ tat cả các quôc gia thành viên

G2G2

Trang 36

WTO khác Nguyên tắc này được áp dụng ngay lập tức, vô điều kiện và mọi

thành viên WTO phải chấp nhận, nhưng có ngoại lệ.

- Nguyên tắc minh bạch: Theo nguyên tắc này, các thành viên phải công bố mọi biện pháp (quy định, văn bản pháp lý ) hoặc những Hiệp định quốc tế liên

quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định chung Mỗi thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc Hiệp định

quốc tế nêu trên Ngoài ra, các thành viên phải khẩn trương và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc ban hành hoặc bất

kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy chế hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thé theo Hiệp định chung.

Ngoài các nguyên tắc MFN và nguyên tắc minh bạch chính sách, GATS còn đưa ra những nguyên tắc khác như Tăng cường sự tham gia của các nước

đang phát triển (nêu lên những lợi ích của các nước đang phát triển trong việc

tham gia vào thương mại quốc tế và những quy tắc tạo điều kiện thuận lợi cho

các nước này tham gia vào thương mại quốc tế); Hội nhập kinh tế quốc tế (đưa ra những nguyên tắc quy định sự tham gia của các nước thành viên vào các hiệp định tự do hoá thương mại khác); Quy tắc trong nước (quy định các nguyên tắc điều tiết trong nước đối với thương mại dịch vụ trên cơ sở hợp lý, khách quan và bình đẳng); Công nhận lẫn nhau (đưa ra các nguyên tắc khuyến khích các thành viên công nhận lẫn nhau các thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện của người cung cấp dịch vụ nước ngoài); Độc quyền va người cung cấp dịch vụ độc quyền (điều tiết hoạt động của những nhà cung cấp dịch vụ độc quyền); Thông lệ kinh doanh (đưa ra các nguyên tắc xử lý khi xảy ra những bất đồng liên quan đến thông lệ kinh doanh); Các biện pháp tự vệ khẩn cấp (được đưa ra trên cơ sở đàm phán đa biên); Thanh toán và chuyển khoản (điều tiết quan hệ thanh toán và chuyển

khoản liên quan đến thương mại dịch vụ); Hạn chế dé bảo vệ cán cân thanh toán (đưa ra các nguyên tắc bảo vệ khi cán cân thanh toán gặp khó khăn nghiêm trọng

hoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng); mua sắm chính phủ (đưa ra các

nguyên tắc điêu tiệt về mua sam dịch vụ của chính phủ); ngoại lệ chung (đưa ra

34

Trang 37

các quy tắc cho phép các thành viên thực hiện một số ngoại lệ) và trợ cấp (đưa ra các quy tắc quy định về trợ cấp thông qua đàm phán).

- Nguyên tắc tiếp cận thị trường: Nguyên tắc tiếp cận thị trường là nguyên tắc có điều kiện, được đàm phán trong quá trình gia nhập WTO và được ghi nhận trong Danh mục các cam kết cụ thể Nguyên tắc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ quy định, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém

phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thoả thuận và quy định tại Danh mục các cam kết cụ thể Theo nguyên tắc

này, các thành viên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau:+ Hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc theo yêu cầu đáp ứng như cầu kinh tế;

+ Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình

thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

+ Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng sỐ lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu

~Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thé hoặc

liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thé cung cấp dịch vụ;

+ Hạn chế vé tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài bằng việc quy định giới hạn phan trăm tối đa cé phan của bên nước ngoài hoặc trị giá đầu tư nước ngoài tính

đơn hoặc tính gộp

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: Cũng giống như nguyên tắc tiếp cận thị

trường, nguyên tac đôi xử quôc gia là nguyên tắc có điêu kiện, được dam phán

a9

Trang 38

trong quá trình gia nhập WTO và được ghi nhận trong Danh mục các cam kết cụ thê Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, trong những lĩnh vực được ghi trong Danh mục cam kết, và tuỳ thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong danh mục đó, liên quan đến tất cá các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dich vụ và người cung cấp dịch vụ của bất

ky thành viên nao khác sự đãi ngộ không kém phân thuận lợi hơn sự đãi ngộ được thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của chính mình.

- Các nguyên tắc khác: Ngoài các nghĩa vụ, nguyên tắc chung và các cam

kết cụ thể kẻ trên, GATS còn đưa ra những nguyên tắc khác như Tự do hoa từng bước (đưa ra những nguyên tắc đàm phán về những cam kết cụ thể; danh

mục các cam kết cụ thé; và sửa đổi các danh mục cam kết); Điều khoản thể chế (đưa ra các nguyên tắc về tham vấn; giải quyết tranh chấp và thi hành quyết định; hội đồng thương mại dịch vụ; hợp tác kỹ thuật; và mối quan hệ với các tổ chức quốc tế khác); Điều khoản cuối cùng (đưa ra các nguyên tắc từ chối quyền

lợi; các định nghĩa và các phụ lục về miễn trừ, về di chuyển thể nhân cung cấp

dịch vụ, về dịch vụ vận tải hang không, về dịch vụ tài chính, về đàm phán về dịch vụ vận tải biển, về thông tin viễn thông, và về dam phán về thông tin viễn

thông cơ sở

2.3 Hệ thống pháp luật hiện hành về thương mại dịch vụ ở Việt Nam Cùng với quá trình cải cách kinh tế, pháp luật về TMDV ở Việt Nam đã được xây dựng và phát triển xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam đã và đang tiền những bước dai trong qua trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực và thế

giới nói riêng Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, vị

trí này đã góp phan tác động tích cực và thúc day tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật thương mại Trong những năm qua, khuôn khổ pháp lý cho khu vực dịch vụ đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện Nhiều văn bản pháp ly quan trọng, đặc biệt

là những văn bản điều chỉnh các ngành dịch vụ và đáp ứng yêu cau hội nhập kinh tế liên tiếp được sửa đổi và ban hành mới Điều chỉnh hoạt động TMDV

36

Trang 39

hiện nay là một hệ thống bao gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan khác nhau ban hành Các quy phạm pháp luật về thương mại dịch

vụ được thê hiện trong những văn bản pháp luật chủ yếu sau:

- Bộ luật dân sự (2005): Bộ luật dân sự được coi là đạo luật gốc cho các giao dịch dân sự, thương mại, trong đó có nhiều điều khoản quy định về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, và hợp đồng dịch vụ cũng là một nội dung được

đề cập đến trong BLDS

- Luật thương mại (2005): Luật Thương mại là văn bản pháp pháp luật

chung quy định về các hoạt động thương mại, trong đó có những van dé chung

về giao dịch thương mại dịch vụ.

- Luật doanh nghiệp (2005): Luật doanh nghiệp xác định tư cách chủ thể của các thương nhân trong đó có các thương nhân cung cấp dịch vụ trong thương mại.

- Các luật chuyên ngành: các luật chuyên ngành quy định cụ thể về thương mại dịch vụ trong một số lĩnh vực, chang hạn như: Luật tổ chức tin dụng, Luật chứng khoán, Luật xây dựng, Luật kinh doanh bo hiểm, Luật du lịch, Luật Luật sư, Các văn bản luật chuyên ngành quy định theo hướng chỉ tiết hoá các quan

hệ giao dịch TMDV trong từng ngành, lĩnh vực dich vụ cụ thể, như quyền và

nghĩa vụ của các bên trong giao dịch cụ thể thuộc cách ngành dịch vụ, bô sung

các tiêu chí để thương nhân được cung cấp dịch vụ và tham gia thị trường.

- Các nghị định của Chính phủ và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hànhcủa các Bộ, ngành

- Các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia

Như vậy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ được thẻ hiện trong nhiều văn bản luật khác nhau, dưới các hình thức khác nhau

và do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Tuy nhiên tựu chung lại

có hai nhóm cơ bản: (i) Các văn bản luật quy định chung, đặt nền tảng pháp ly

chung cho các hoạt động TMDV, quyền và nghĩa vụ pháp ly cơ bản của các chủ thé tham gia quan hệ TMDV bao gồm: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật

37

Trang 40

doanh nghiệp; (ii) Các văn bản luật chuyên ngành để cụ thé hoá, chi tiết hoá các hoạt động TMDV phù hợp với từng ngành nghề, dịch vụ cụ thé.

Dé điều chỉnh quan hệ TMDV luôn xuất hiện van dé phải giải quyết là quan

hệ giữa luật chung và luật riêng, luật chuyên ngành, giữa luật trong nước và cáccam kết quốc tế Theo nguyên tắc chung, luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, nếu luật chuyên ngành không có quy định thì sẽ áp dụng các quy định pháp luật chung Tất nhiên, pháp luật đòi hỏi không có sự đối kháng giữa luật chung và luật riêng, và các cam kết quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng trước.

Hệ thông pháp luật về thương mại dịch vụ đã góp phan tạo môi trường pháp lý thông thoáng, đưa dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta Bộ luật dân sự (2005), Luật doanh nghiệp (2005), LTM (2005) và nhiều đạo luật chuyên ngành về thương mại dịch

vụ đã tạo hành lang pháp lý thúc day sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ Các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng đã từng bước tạolập hành lang pháp lý cho các khu vực dịch vụ chủ chôt phát triển như bưu điện,

hàng không, hàng hải, tài chính ngân hàng Các quy định của pháp luật TMDV

hiện hành ở Việt Nam về cơ bản đã phản ánh các nội dung, yêu cầu của chính

sách phát triển khu vực dịch vụ nói chung theo hướng kinh tế thị trường, đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Qua đó góp phần thúc đây kinh doanh dịch

vụ Pháp luật TMDV đã phản ánh được bản chất các quan hệ TMDV cũng như

cơ chế vận hành của môi trường kinh doanh dịch vụ, hoạt động của các thương

nhân trên thị trường, cũng như đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước và bảo vệ

người tiêu dùng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toán cầu ngày nay, hầu hết các nước đang

cố găng thích ứng hệ thống pháp luật của mình với tính hợp lý của thị trường thé

giới trong xu thế hội nhập Việc xây dựng được khung pháp luật về thương mại dịch vụ phù hợp không những góp phần tạo lập hành lang pháp lý để thúc đây

hoạt động thương mại dich vụ phát triển mà còn góp phan day nhanh quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam, giúp chúng ta tránh được các thua thiệt trong giao lưu thương mại dịch vụ toàn cầu Là thành viên của WTO, Việt Nam

38

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w