1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

81 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THANH HUYEN

PHÒNG NGUA TOI TRỘM CAP TÀI SAN TRENDIA BAN TINH NGHE AN

CHUYEN NGÀNH: TỘI PHAM HỌC VA DIEU TRA TOI PHAM

MA SO: 60 38 70

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HA NOI 2011

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chương 1: TINH HiNH TOI PHAM TOI TRỘM CAP TÀI SAN TRENDIA BAN TINH NGHỆ AN 5-5 2S 2 2122121121121 cty ee 06

1.1 Thực trang của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Were Am erat PT AO — 2Ù DỤ sureeausssanono phanh nave WAG SHCA NASIR a A OC 06

1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Pierre Ar ered erat 2A: = IND) 2 n6 sn isc nin 13

1.3 Co cấu của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ

Chương 2: NGUYÊN NHÂN CUA TINH HÌNH TOI PHAM TOI TRỘMCAP TAI SAN TREN DIA BAN TINH NGHỆ AN . -< 332.1 Nguyên nhân xuất phat từ các yếu tố chủ quan (đặc điểm tâm, sinh lý của

M908:11)0000001757 3Õ 33

2.2.Nguyên nhân thuộc về mặt trái của nền kinh tế - xã hội 372.3 Nguyên nhân xuất phat từ những yếu tô tiêu cực trong môi trường vănhóa, giáo dục và những hạn chế trong công tác tuyên truyền giáo dục Al2.4 Nguyên nhân liên quan đến su yếu kém trong quản ly nhà nước về trật

tự, an toàn Xã hộội - - - ¿+ + + + + 1211111111311133353333 3 3 31 1 1 1 11 1 1113132332322 x2 44

2.5 Nguyên nhân liên quan đến các hạn chế trong hoạt động điều tra, truy tố,X6t XU Va thi han an 000088 “ “-31 472.6 Nguyên nhân xuất phat từ những bat cập trong quy định của pháp luật 49

2.7 Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm tội TCTS - 51

Trang 3

TOI TRỘM CAP TÀI SAN TREN DIA BAN TINH NGHỆ AN 543.1 Du báo tinh hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

09/518 PEC TT Ls oe a ca sons nc A LL LS eR ees OR

3.2.Các giải pháp phòng ngừa tội phạm tội trộm cắp tài sản trên dia bàn tinh

Nghe Af) ooo eee À5 56

3.2.1 Tăng cường hiệu qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục dao đức,lỗi sống trong nhân dan - ¿+ 2 k+Sk+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEE2111211111 11 xee0 56

3.2.2 Khac phục mặt trai của su phát triển kinh tế - xã hội 603.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn

3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động cua cơ quan bảo vệ pháp luật 653.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội trộm cắp tài

3.2.6 Tăng cường hoạt động phòng ngừa tội phạm từ phía nạn nhâncủa tội trộm cắp tài sản ¿- 6 cSk ST 1E111111111111111111111 11111111111 1x 16 68

KẾT LUẬN - - 5< SE SE E1 1E 121121211211111 1111115111111 1111 21111 xe 71DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

: Ủy ban nhân dân

: Xâm phạm sở hữu

: Xét xử sơ thâm

Trang 5

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp biển Đông Nghệ An có diện tích

đất tự nhiên 16.487 km? (chiém 5,01% dién tich dat tu nhién ca nước), dan SỐ

gần 3 triệu người với khoảng 20 thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống,trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 86,65% tổng số dân toàn tỉnh) và cácdân tộc thiêu số khác như: Kho Mu, Mông, Mường, Thái, Thé, mật độ dân số

trung bình là 189 ngudi/km’ [31] Tinh Nghệ An bao gồm 01 thành phố trực

thuộc tỉnh, 02 thị xã, 17 huyện trong đó có 10 huyện miền núi rẻo cao Năm ởĐông Bac dãy Truong Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tap va bi chiacắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tựnhiên của toàn tỉnh Nghệ An có 92 km bờ biên; 419,5km đường biên giới tiếp

giáp với 03 tỉnh là Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay và Hủa Phăn của nước Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào [25] Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy,đường sắt và đường hàng không của Nghệ An rất thuận lợi cho phát triển kinhtế - xã hội của địa phương, nhưng đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để cácloại tội phạm nói chung cũng như tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động Lợi dụngđịa hình thuận lợi, thời gian qua, các tội phạm trộm cắp tài sản không chỉ thựchiện tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà còn cấu kết với các đối tượng ởnhững tỉnh khác tạo thành những đường dây trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, toàn tỉnh Nghệ An đã xétxử sơ thâm 2146 vụ án với 3594 số bị cáo Trung bình | năm, Tòa án nhân dâncác cấp ở tỉnh đã xét xử sơ thẩm khoảng 429 vụ án, chiếm 21,51% so với tổngsố các loại tội phạm trên toàn tỉnh Tội phạm trộm cắp tài sản không chỉ chiếm tỉlệ cao trong tổng số tội phạm nói chung xảy ra trên địa bàn tỉnh mà diễn biếncủa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản cũng ngày càng phức tạp bởi hành vi củangười phạm tội ngày càng tinh vi, đa dạng, giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày

càng lớn Tội phạm trộm cap tai sản đã gây ảnh hưởng lớn đên cuộc sông của

Trang 6

Trước tình hình đó, các co quan chức năng của tỉnh đã tiễn hành nhiềubiện pháp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, nhưng kết quả thực hiệnvẫn chưa đạt được như mong muốn Tình hình tội phạm nói chung, tội phạmtrộm cắp tài sản nói riêng trên địa ban tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến phức tap,chưa kiêm soát được Điều này không chỉ gây ra nhiều thiệt hại cho tai sản củacá nhân, tổ chức mà còn gây ra tâm lí lo lắng, bất an trong cộng đồng dân cư,làm đảo lộn cuộc sống của nhân dân, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh,trật tự chung của địa phương Nguyên nhân của tình trạng đó một phần là dochưa có các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản phù hợp, đồng bộvà có hiệu quả Do đó nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tình hình tộiphạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An để xác định chính xác cácnguyên nhân, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội của tỉnh là yêu cầu cấp bách đặt ra trong giai đoạn hiện nay.Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trênđịa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học Những kết quả

nghiên cứu của luận văn sẽ là những đóng góp cho các cơ quan chức năng củatỉnh Nghệ An tham khảo trong xây dựng và hoạt động phòng ngừa tội phạm

trộm cắp tài sản.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vềtội trộm cắp tài sản được công bố như:

- Luận án tiễn sy: “Trach nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở

hữu ” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí bảo vệ năm 2001, tại Viện Nghiên cứu Nhà

nước và pháp luật ; “7ội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chong tội này ở

Việt Nam” của tac giả Hoang Văn Hùng bảo vệ năm 2007, tại Dai học Luật Ha

Nội; “Diéu tra tội phạm trộm cắp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ởViệt Nam” của tác giả Lê Văn Kiến bảo vệ năm 2008, tại Học viện cảnh sát

nhân dân; “Hoạ/ động của lực lượng cảnh sát nhân dan trong phòng ngừa tội

Trang 7

biện pháp vận động quan ching của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong giaiđoạn điều tra ban dau các vụ trộm cắp tài sản” của tác giả Lê Quốc Trân bảo vệ

năm 2010, tại Học viện Cảnh sát nhân dân.

- Luận văn thạc sỹ: “Đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cap tài

sản trong quân doi” của tac giả Nguyễn Gia Hoàn, bảo vệ năm 2000 tai Đại hoc

Luật Hà Nội; “Đấu ranh phòng, chong toi trom cap tai san trén dia ban tinh

Hải Dương” của tac giả Nguyễn Công Thập, bảo vệ năm 2001 tại Dai hoc Luật

Hà Nội; “Dau tranh phòng, chống tội trộm cap tài sản trên địa bàn thành pho

Hà Nội” của tác giả Thân Như Thành bảo vệ năm 2005 tại Đại học Luật Hà

Nội; “Đầu tranh phòng, chong tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố ĐàNẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền bảo vệ năm 2007 tại Đại học LuậtHà Nội; “Đấu ranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vinh

Phúc ” của tác giả Đình Thị Lan Phương, bảo vệ năm 2007 tại Đại học Luật Hà

- Các bài viết: “Qui định của bộ luật hình sự năm 1999 vé tội trộm cắptài sản ”của tac giả Mai Bộ (Tạp chí TAND số 9/2005); “Để chặn đứng tìnhtrạng trộm cấp tài sản tại các địa điểm lễ hội đông người” của tác giả PhạmNgọc Cường, Pham Văn Long (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2006); “TdiTrộm cap tài sản trong Bộ luật Hong Đức ” của tác giả Hoàng Văn Hùng (Tap

chí Luật học số 5/2006); “Đối tượng áp dụng của tội trộm cắp tài sản theo Luật

hình sự Việt Nam” của tac giả Hoàng Văn Hùng (Tap chí Luật hoc SỐ 5/2006);“Một số dấu hiệu đặc trưng của tội “lrộm cắp tài san” can được nhận biết khiđịnh tội danh” của tác giả Trần Mạnh Hà (Tạp chí Nhà nước và pháp luật SỐ3/2007); “Một số vấn dé cần hoàn thiện doi với tội trộm cắp tài san” của tac giảNguyễn Văn Trượng (Tạp chí TAND số 4/2008).

Các tác giả về cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình và thực trạngcủa tội trộm cắp tài sản trên phạm vi cả nước, trên một số địa bàn nhất định từđó rút ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản có hiệu quả vàphù hợp Tỉnh Nghệ An với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

Trang 8

tính chất cũng như nguyên nhân làm phát sinh tội phạm Vì vậy, những biệnpháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải đượcxây dựng một cách khoa học, phù hợp với những đặc điểm đặc trưng của tìnhhình tội phạm và nguyên nhân của tội phạm thì mới đạt hiệu quả mong muốn.Từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách tổng thể, có hệ thống về tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh NghệAn Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trênđịa bàn tỉnh Nghệ An” là hoạt động cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lí luậnvà thực tiễn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của tỉnh.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học Nội dung của đề tài tậptrung làm rõ tình hình, nguyên nhân của tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa

bàn tỉnh Nghệ An trong 5 năm (2006 — 2010) và xây dựng giải pháp phòng ngừa

có hiệu quả đối với tội phạm tội trộm cắp tài sản.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu đề tài: Luận văn sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiêncứu mau, dự báo khoa học, phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu hỏi

(phương pháp Ankét).

5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ thựctrạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sảntrên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2010, xác định rõ nguyên nhâncủa tội phạm, đề tài hướng đến việc đề xuất các giải pháp phòng ngừa hiệu quả

tội phạm này trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đê tài:

Trang 9

+ Làm sang tỏ nguyên nhân của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản

trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

+ Dự báo tình hình tội phạm tội trộm cắp tai sản trên địa ban tỉnh Nghệ

An trong thời gian tới;

+ Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thicao nham tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm tội trộm cắp tài

sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện về thực trạng, diễnbiến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàntỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2010 Luận văn cũng làm rõ những nguyênnhân của tội phạm tội trộm cắp tài sản và trên cơ sở đó xây dựng các giải phápphòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

7 Cơ cầu của luận văn

Ngoài phan mở dau, kết luận, phần danh mục tai liệu tham khảo, phandanh mục chữ viết tắt và phần phụ lục, cơ cau của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh NghệAn từ năm 2006 đến năm 2010

Chương 2: Nguyên nhân của tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàntỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2010

Chương 3: Dự báo và các giải pháp phòng ngừa tội phạm tội trộm cắp tài

sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trang 10

TINH HÌNH TOI PHAM TOI TRỘM CAP TÀI SAN TRENDIA BAN TINH NGHE AN

“Tinh hình tội phạm là trang thải, xu thé vận động của các tội phạm

(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong don vị không

gian và don vị thời gian nhất định” [14, tr.48] Như vậy, nói đến tình hình tộiphạm là đề cập đến trạng thái, xu thế vận động của tội phạm, gắn với khônggian và thời gian xác định Đề nhận thức rõ tình hình tội phạm trộm cắp tài sảntrên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận văn sẽ lần lượt đi sâu phân tích các thông số vềthực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm trộm cắp tài sảntrên địa bàn tỉnh Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010

Thực trạng của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnhNghệ An giai đoạn 2006 — 2010 là tổng sỐ tội phạm trộm cắp tài sản đã thựchiện thể hiện thông qua số lượng người phạm tội hoặc số vụ việc phạm tội trộmcắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010 Thực trạng của

tình hình tội phạm được nhận thức thông qua việc phân tích tội phạm rõ và tội

phạm an.

1.1.1 Tội phạm ro:

Số liệu tội phạm rõ được phân tích dựa trên nguồn tài liệu của Tòa ánnhân dân tỉnh Nghệ An thống kê về số vụ án, số người phạm tội trộm cắp tài sảnđã được xét xử sơ thâm trong giai đoạn 2006 — 2010.

Bảng 1.1: Thống kê số vụ án, số bị cáo XXST trên địa ban tỉnh Nghệ Anvà số vụ án, số bị cáo XXST về tội trộm cắp tài sản của cả nước giai đoạn 2006

— 2010

Trang 11

An nước

Sôvụ | Sdbicdo | Sôvụ | Sdbicdo| Sốvụ | Số bịcáo

2006 1925 3090 555 878 15706 239012007 2077 3606 486 749 14119 216642008 2080 3442 414 756 15991 253402009 2059 3683 363 668 16913 265792010 1836 3261 328 543 11725 18411

Tổng số 9977 17082 2146 3594 74454 115895

quan | 1995,4 3416,4 429,2 718,8 14890,8 23179nam

Nguôn: TAND tỉnh Nghệ An — TAND Toi cao

Bảng trên cho thay: Trong vòng 5 năm (2006 — 2010), TAND tỉnh Nghệ

An đã XXST 9977 vụ án với 17082 bị cáo phạm tội nói chung, trong đó chiếmtỉ lệ rất cao là tội phạm trộm cắp tài sản với 2146 vụ an và 3594 bị cáo Bìnhquân một năm Tòa án xét xử khoảng 429 vụ với 718 bị cáo Số vụ án trộm cắptài sản chiếm tỉ lệ 21,51% tổng số vụ án hình sự nói chung và số bị cáo phạm tộitrộm cắp tài sản chiếm 21,04% tổng số bị cáo bị phạm tội nói chung trên địa bàntỉnh Nghệ An Như vậy, tội trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm chiếmtỷ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An So sánh với tình hìnhtội trộm cắp tài sản trong cả nước thì tội phạm trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ Anchiếm 2,88% số vụ án và 3,10% số bị cáo Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnhNghệ An chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tội phạm nói chung được thể hiện rõ quabảng số liệu và biéu đồ sau:

Bảng 1.2: Thống kê số vụ án, số bị cáo phạm tội nói chung, nhóm tộixâm phạm sở hữu và tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn

Sô vụ án S6 bị cáo

2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010TP

nói | 1925 | 2077 | 2080 | 2059 | 1836 | 3090 | 3606 | 3442 | 3683 | 3261chung

tội 754 | 699 | 621 | 674 | 525 | 1223 | 1155 | 1100 | 1181 | 886XPSH

Tội 555 | 286 | 414 | 363 | 328 | 878 | 749 | 756 | 668 | 543

Trang 12

Những số liệu trong bảng được thê hiện cụ thé qua hai biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ án trộm cắp tài sản bị XXST với các vụ phạm

tội xâm phạm sở hữu khác và phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An giaiđoạn 2006 — 2010

IMTP nóichung2000 4

B® Các tộiXPSHEH Tội trộm

cap tàisản

Biểu đồ 1.2: So sánh số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản bị XXST với

các bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu khác và phạm tội nói chung trên địabàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010

4000 435004

04

Trang 13

So với tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản cũng chiếm một tỉ lệ đáng kê.Để thấy rõ hơn thực trạng của tình hình tội trộm cắp tài sản chúng ta có thể

nghiên cứu về hệ sô tội phạm (chỉ sô tội phạm) của tội trộm cap như sau:

Bảng 1.3: Chỉ số tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2006 — 2010

Năm Tổng sô người Dân số (1.000 Ti số TP (đơn vị:

phạm tội TCTS nguoi) 100.000)2006 878 2900,1 30,27

2007 749 2905,2 25,78

2008 756 2912,1 25,96

2009 668 2919,2 22,882010 543 2925,1 18,56

Nguon: TAND tinh Nghé An

Két quả trên cho thay, trong 100.000 người dân thì ta có những chỉ sô tội

phạm trộm cắp tài sản như sau: năm 2006 tỉ số tội phạm cao nhất là 30,27 vàgiảm dần qua các năm, đến năm 2010 là thấp nhất với 18,56 Với cách tính nhưvậy, năm 2010 có 18411 người phạm tội trộm cắp tài sản trên tổng dân số cảnước 86,93 triệu người được kết qua: chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản của cảnước là 21,18 So sánh với một số địa phương khác có kết quả như sau, năm2010: tỉnh Hà Tĩnh có chỉ số tội phạm là 19,63 (với 241 bị cáo phạm tội trộmcắp tài sản trên tong dân số 1.227,6 nghìn người); tỉnh Nam Định có chỉ số tộiphạm là 10,94 (với 202 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên tổng dân số1.845,8 nghìn người) Nhu vậy, so sánh các chi s6 tội phạm của tỉnh Nghệ Anvới cả nước và một số tỉnh lân cận cho thấy mức độ pho biến của tội phạm trộmcắp tài sản của tỉnh Nghệ An Thông qua những chỉ số tội phạm này có thể thấyqua các năm chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giảm

Tình hình tội phạm trộm cặp tài sản còn được thê hiện rõ nét qua sự sosánh với các tội phạm khác trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu.

Trang 14

Bang 1.4: Thống kê cơ cấu các tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 —2010

Nhóm lội | mitramcáp | Tộicướptài | ,LộLồ2đãO | cacti xpsH

5 xâm phạm a5 F chiêm đoạt tài §

Năm oe tai san san 4 khacsở hữu sản

Sô vụ | % | Số vụ % Số vụ % Sô vụ % Số vụ %

2006 | 754 | 100} 555 | 73,61 83 11,01 | 25 3,32 91 12,072007 | 699 | 100 | 486 | 69,53); 58 8,30 32 4,58 123 17,602008 | 621 | 100] 414 | 66,67) 55 8,86 44 7,10 108 17,402009 | 674 | 100 | 363 | 53,86) 58 8,61 82 12,17 171 25,372010 | 525 | 100} 328 | 62,48 | 49 9,33 50 9,52 98 18,67

O Tội trộm cap tài sanM Tội cướp tai sản

El Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản @ Các tội khác trong nhóm tội XPSH

Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: Trong cơ cấu các tội phạm xâmphạm sở hữu ở tỉnh Nghệ An thì tội trộm cắp tài sản luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất,chiếm 65,57% rồi đến tội phạm cướp tai sản chiếm 9,26%, tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản chiếm 7,12% và các tội phạm khác Trong giai đoạn 5 năm (2006 —2010), trung bình 1 năm, trên địa ban tỉnh đã xảy ra 429,2 vụ trộm cắp tài sản,

Trang 15

chiếm 65,57% tổng số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu Điều này phần nào chothấy tính chất phức tạp của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

1.1.2 Tội phạm ấn:

Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm không thể không nghiêncứu về tội phạm an bởi vì tội phạm rõ mới chỉ phản anh một phần về thực trạngcủa tình hình tội phạm Bên cạnh tội phạm rõ, vẫn còn một số lượng tội phạmthực tế đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lí hình sự gọi là tội phạm ần.“Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực ténhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyên hoặc chưa bị phát

hiện (một cách chính thức) va do vậy chưa bị dua ra xét xu, chưa có trong

thong kê hình sự chính thức ` [5, tr.203] Xác định tội phạm an là một công việchết sức khó khăn đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp kết hợpvới nhau Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp suy luậntừ kết quả hoạt động xử lý tội phạm của các cơ quan chức năng của tỉnh vàphương pháp điều tra xã hội học dé đánh giá về tội phạm ân của tội trộm cắp tàisản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trước hết chúng ta có thể xem xét, đánh giá tộiphạm ẩn trên cơ sở so sánh số liệu thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật

trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo thống kê của Công an tỉnh Nghệ An thì trong vòng 5 năm từ năm2006 đến năm 2010 đã xảy ra 3476 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn toàn tỉnh.Trong số đó mới chỉ điều tra làm rõ được 2155 vụ [3] Như vậy số vụ đã điềutra, làm rõ được chỉ đạt 62% so với số vụ xảy ra trên thực tế Có đến gan 40%số vu án là không khám phá ra nên chưa xử ly được vì những li do khác nhau.Như vậy, có gần 40% số vụ này là “chưa bị phát hiện bởi cơ quan có thâmquyền và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình sự chínhthức” [6, tr.27] Trong số gần 40% số vụ trộm cắp tài sản này có một phan khôngnhỏ là tội phạm an.

“Ti lệ tội phạm ân phụ thuộc rat nhiêu vào tỉ lệ tô giác tội phạm của bênbị hại” Họ được xem là mặt xích quan trọng trong việc điêu tra, truy tô, xét xử

Trang 16

người phạm tội [17, tr.53] Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đếntội phạm ân xuất phát từ phía người bị hại “Người bị hại của tội trộm cắp tàisản là người bị mất tài sản hoặc có thiệt hại khác do hành vi phạm tội gây ra”

[10, tr.111].

Đề đánh giá thêm về tội phạm ân của tội trộm cắp tài san, tác giả đã tiếnhành một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An thôngqua phương pháp phiếu điều tra Tác giả đã điều tra tổng số 330 người được lựachọn ngẫu nhiên tại thành phố Vinh, một SỐ huyện thị và tại khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Nghệ An Kết quả thu về từ 330 người được điều tra như sau:có 50 người trả lời chưa bao giờ bị trộm cắp tài sản, 280 người từng bị trộm cắptài sản Trong đó có đến 152 người (chiếm 54,3%) trả lời là không thông báocho cơ quan chức năng với nhiều lí do như: do giá trị tài sản không đáng kê(chiếm 8,55%); do ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng, ngại bị phiền hà (chiếm18,42%); do không tin tưởng vào hoạt động giải quyết của cơ quan chức năng(chiếm 65,13%); và các lý do khác (chiếm 7,9%) Những lí do khác có thê là đongười bị hại muốn tự giải quyết, tự giàn xếp, người bị hại muốn che giấu tộiphạm vi có thé xuất phát từ quan hệ gia đình, họ hang, thân quen Trong số128 người từng bị trộm cắp tài sản có thông báo với cơ quan chức năng thì chỉcó 16 trường hợp được các cơ quan chức năng làm rõ về người phạm tội (chiếm12,49%); có đến 84 trường hợp không tìm được người phạm tội (chiếm65,63%); có 28 trường hợp thông báo thì co quan chức năng chỉ tiếp nhận thongtin mà không có phản hồi lại (chiếm 21,88%).

Từ kết quả trên cho thấy có 152 người đã từng là nạn nhân của tội phạmtrộm cắp tài sản không thông báo cho cơ quan chức năng và 112 người có thông

báo với cơ quan chức năng nhưng không tìm ra thủ phạm Nói cách khác, trong

tổng số 330 người được điều tra thì có đến 264 người từng là nạn nhân tội phạmtrộm cap tài sản nhưng người phạm tội không bị xử lí Trong số 264 người nàycó 26 người bị mất tài sản dưới 500.000 đồng (không đủ yếu tố cấu thành tộiphạm); do đó có thé xem 238 người là nạn nhân của tội phạm tội trộm cắp tàisản (chiếm 85%) Đây có thé coi là số lượng tội phạm ân Như vậy tỷ lệ tội

Trang 17

phạm 4n của tội phạm trộm cắp tài sản theo kết quả điều tra này là khoảng 85%.Với tỷ lệ này, nếu suy rộng ra dan sé của toàn tỉnh Nghệ An gần 3 triệu người sẽlà một con số vô cùng lớn về sé lượng tội phạm trộm cắp tài sản Điều này đòihỏi các cơ quan chức năng của tỉnh cần tiến hành những cuộc khảo sát, điều traquy mô dé có thé đánh giá tương đối chính xác tình hình tội phạm 4n của tộiphạm trộm cắp nhằm đánh giá chính xác thực trạng của tình hình tội phạm trộmcắp trên địa ban tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch phòng ngừa cóhiệu quả đối với tội phạm này.

1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010

“Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảmhoặc 6n định tuong đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc nhóm lộiphạm) xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định”[5, tr.208] Dé đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản chúngta lay số liệu của năm 2005 làm gốc so sánh Diễn biến của tình hình tội phạmtrộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thể hiện qua bảng thống kê như

Sô vụ Sô bị cáo Sô vụ Sô bị cáo Sô vụ Sô bị cáo

(%) (%) (%) (%) (%) (%)

2006 100 100 100 100 100 1002007 107,9 116,7 87,6 85,3 89,9 90,62008 108 111,4 74,6 86,1 101,8 1062009 106,9 119,2 65,4 76 107,7 112

2010 95,4 105,5 59,1 61,8 74,6 77

Nguôn: TAND tỉnh Nghệ An, TAND Tôi cao

Trang 18

Biêu đô 1.4: Diên biên của sô vụ phạm tội nói chung, sô vụ phạm tội

trộm cap tai sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An và sô vụ phạm tội trộm cap tài sancủa cả nước đã bị XXST giai đoạn 2006 — 2010

—@ TP hình

= sự nóiHuy — chung tinh

` -ã- Tội TCTS

60 ở tỉnhNghệ An40

Trang 19

“$— TP hình120 su noi

chung tinh

100 % Nghệ An

80 = =#- Tội TCTSở tỉnh60 Nghệ An

theo sau.

So sánh tỉ lệ giảm của số vụ án và số bị cáo bị XXST về tội trộm cắp tàisản có thé thấy: tỉ lệ giảm của số vụ án năm 2010 so với năm 2006 là giảm 1,7lần, tỉ lệ giảm của số bị cáo năm 2010 so với năm 2006 là giảm 1,6 lần Nhưvậy, số vụ án về tội trộm cắp tài sản giảm nhiều hơn so với số bị cáo Điều đóchứng tỏ mặc dù số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướnggiảm nhưng số vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện theo hình thức đồng phạmlại có sự gia tăng Điều này phần nào chứng tỏ tính chất phức tạp của tình hình

tội trộm cap tai sản trên địa ban tỉnh.

Trang 20

So sánh diễn biến tình hình tội phạm trộm cắp tài sản với diễn biến tìnhhình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An chúng ta thấy: sự biến độngsố vụ án và số bị cáo về tội trộm cắp tài sản có sự khác nhau so với sự biễn độngcủa số vụ án và số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An Cụ thé,

tinh hình tội phạm nói chung trên dia ban tỉnh có xu hướng tang qua các năm,

trong khi đó tội phạm trộm cắp tài sản có xu hướng giảm dan Qua sự so sánhnhững số liệu biến động này cho thấy trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến năm2010, tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng giảm

về sô lượng vụ án.

Từ năm 2009 đến năm 2010 tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong cảnước cũng như tỉnh Nghệ An đều giảm mạnh Sở di như vậy một phan là vì từ01/01/2010 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có hiệu lực thihành, trong đó tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS được sửa đổigiá trị tài sản được xác định cho hành vi phạm tội từ mức 500.000 đồng lên2.000.000 đồng Như vậy, luật sửa đổi đã phi hình sự hóa rất nhiều hành viphạm tội trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng Điều này làm ảnhhưởng một phần đến việc giảm đáng ké số lượng tội phạm trộm cắp tài sản Daychỉ là sự giảm cơ học chứ không phải do hành vi phạm tội trên thực tế giảm.

Theo phân tích ở trên thì số bị cáo giảm không đáng kể Điều này chứngtỏ các vụ án ở đây có sự gia tăng về các vụ phạm tội có tính chất đồng phạm Dođó chứng tỏ tội phạm trộm cắp tài sản có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn Bêncạnh đó số lượng tội phạm an của tội trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ An chiếm sốlượng rất lớn Do đó, có thê thấy thực chất của tình hình tội phạm trộm cắp tàisản trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa thực sự giảm Số lượng vụ phạm tội đã xétxử (tội phạm rõ) giảm một phan có thé là do các cơ quan bảo vệ pháp luật của

Nghệ An chưa hoạt động thật sự hiệu quả Trong giai đoạn này, theo đánh giácủa cơ quan công an thì hình thức phạm tội của người phạm tội đã có sự thay

đôi lớn, xuất hiện nhiều vụ án lớn với sự tham gia của nhiều đối tượng; một SỐvụ có tổ chức khá chặt chẽ, hoạt động lưu động, táo bạo Ngoài ra, người phạmtội trộm cắp tài sản ở đây còn hoạt động liên địa bàn, tạo thành các đường dây

Trang 21

tô chức tội phạm có địa bàn hoạt động ở nhiều địa phương, gây khó khăn choviệc điều tra, xử lý hình sự của cơ quan có thâm quyên Nổi lên của hoạt độnglưu động như chuyên án 604C phòng PC14 khám pha 6 nhóm bắt 03 đối tượngở Hà Nam, Nam Định vào cấu kết với đối tượng Nghệ An gây ra 35 vụ trộm tài

sản, trong đó có 27 vụ cạy cửa vào nhà trộm xe máy ở các tỉnh từ Thanh Hóa

đến Thừa Thiên Huế [4, tr.12].

Như vậy, qua việc phân tích số liệu về vụ án và số bị cáo bị XXST về tộitrộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm từ năm 2006 đến năm2010, chúng ta có thé thay tội phạm trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ An tuy có xuhướng giảm về số lượng tội phạm rõ nhưng lại có xu hướng tăng về sự phức tạp.1.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm tội trộm cắp tai sản trên địa bàn tỉnh

Nghệ An

Cơ cau của tình hình tội phạm phan ánh mối quan hệ giữa các bộ phậntrong một tổng thé tội phạm theo một tiêu chí nào đó Dựa trên các thông số vềcơ câu phản ánh các mối quan hệ này chúng ta có thé đánh giá được tính chatcủa tình hình tội phạm Nghiên cứu cơ cau của tình hình tội phạm trộm cắp tàisản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu cơ cấu theo cácđặc điểm sau đây.

1.3.1 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo địa bàn phạm tội

Bảng 1.6: Thống kê tình hình tội phạm trộm tội cắp tài sản trên địa bàn

tỉnh Nghệ An theo địa bàn phạm tội

phương Châu | Lưu | Lương Lò | Nguyên khác

Số vụ 660 257 194 182 280 205 368 2146

bàn tỉnh Nghệ An theo địa ban phạm tội

Nguôn: TAND tỉnh Nghệ AnBiểu 461.6: Cơ cấu của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa

Trang 22

© Vinh Diễn Châu O Quynh Lưu

IM Đô Lương M Của Lò H Hưng Nguyên@ Các huyện khác

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: trên địa bàn tỉnh Nghệ An tronggiai đoạn 5 năm gan đây tội trộm cắp tài sản xảy ra chủ yếu van ở thành phốVinh và một số huyện thị có nền kinh tế phát triển hơn như Cửa Lò, Diễn Châu,Quỳnh Lưu, Đô Lương, Hưng Nguyén, Thành phố Vinh chiếm tỉ lệ số vụphạm tội trộm cắp tài sản cao nhất, chiếm 30,76% Tháng 7 năm 2008, thànhphố Vinh trở thành Đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nghệ An với diện tích 104,98

km”, dân số hơn 30 vạn người với 16 phường và 09 xã [2] Thành phố Vinh là

đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực Bắc Trung Bộ, có hệ thống giao thôngđường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không thuận lợi cho việc giaolưu phát triển kinh tế cả tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêngnhưng cũng là yếu tố tạo nên sự phức tạp về trật tự an toàn xã hội Sở dĩ ởnhững khu vực này thường xảy ra nhiều tội phạm trộm cắp tài sản bởi vì: ởnhững thành phố và thị trấn là nơi tập trung nhiều tài sản có giá trị lớn Bêncạnh đó, ý thức cảnh giác của người dân cũng chưa cao, vẫn còn nhiều sơ hởtrong việc bảo vệ tài sản Hơn nữa, ở đây lại tập trung nhiều tệ nạn xã hội, nhiềungười không có việc làm nên dé sa vào tình trạng “nhàn cư vi bat thiện” Từnhững lý do đó nên tội phạm trộm cắp tài sản thường xảy ra ở những khu vực cónên kinh tế, xã hội phát triển hơn.

Trên đây là những địa bàn hành chính của tội phạm trộm cắp tài sản Bên

cạnh đó, việc nghiên cứu những địa điêm phạm tội cu thê mà tội trộm cap tài

Trang 23

sản thường xảy ra sẽ cho phép chúng ta rút ra những kết luận có giá trị phục vụcho việc phòng ngừa tội phạm có hiệu quả Theo kết quả điều tra 280 ngườitừng bị trộm cắp tài sản thì có 163 trường hợp từng bi mất tài sản tại nơi ở củamình (chiếm 58,21%); 39 trường hợp bi mat ở bến xe, bến tàu (chiếm 13,93%);21 trường hợp bị mất ở trên phương tiện giao thông (chiếm 7,5%); 18 trườnghợp bị mất ở chợ (chiếm 6,43%); 12 trường hợp bị mất ở nơi làm việc (chiếm4,29%); còn lại là bị mat ở những nơi công cộng khác như quán cà phê, quan

interner, công viên, vườn hoa, (chiếm 9,64%) Người phạm tội thường thực

hiện hành vi lén lút trộm cắp tài sản vào những thời điểm thuận lợi và chủ yếu làtại nhà dân Sở dĩ những vụ án trộm cắp tài sản xảy ra ở nhà dân luôn chiếm đasố bởi người phạm tội thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân trongviệc bảo quản tải sản của mình dé thực hiện hành vi phạm tội Còn ở những nơicông cộng hay các cơ quan, tô chức thường có người bảo vệ, trông coi cần thận

nên việc thực hiện hành vi phạm tội sẽ khó hon Tại những nơi công cộng,

người phạm tội thường lợi dụng nhiều người qua lại lộn xộn, thường hay sơ hởdé trà trộn vào thực hiện hành vi của mình.

1.3.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo thời gian phạm tội

Theo khảo sát của tác giả qua phiếu điều tra (280 phiếu) thì thời gian bịtrộm cap tài sản nhiều nhất trong ngày là khoảng thời gian từ 21h30 đến 04h30ngày hôm sau có 78 trường hợp (chiếm 33,32%), tiếp đến là khoảng thời gian từ17h30 đến 21h30 có 68 trường hợp (chiếm 24,29%), số vụ xảy ra khoảng thờigian từ 07h30 đến 11h30 có 49 trường hợp (chiếm 17,5%), rồi đến số vụ xảy rakhoảng thời gian từ 11h30 đến 13h30 có 37 trường hợp (chiếm 13,21%), số vuxảy ra khoảng thời gian từ 13h30 đến 17h30 có 31 trường hợp (chiếm 11,07%),cuối cùng là số vụ xảy ra khoảng thời gian từ 4h30 đến 07h30 có 17 trường hợp(chiếm 0,61%).

Đặc điểm của tội trộm cắp tài sản là bí mật, lén lút chiếm đoạt tài sản Vìvậy người phạm tội trộm cắp tài sản thường chọn thời điểm mà khi đó, hành viphạm tội dễ che dấu nhất Đó là khoảng thời gian mà mọi người sau một ngày

làm việc mệt mỏi, căng thăng đã chìm vào giâc ngủ Thời điêm đó, sô lượng

Trang 24

người đi lại trên các tuyến đường dân cư cũng giảm đáng kể, hoạt động của lựclượng đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng giảm Đó là những yếu tố rất thuậnlợi cho những người phạm tội trộm cắp tài sản hoạt động (thời gian từ 21h30đến 4h30 ngày hôm sau) Người phạm tội thực hiện tội phạm ở những khoảngthời gian đêm tối còn nhằm tránh sự phát hiện, nhận dạng cho quá trình điều tra.

Người phạm tội cũng chọn thời gian mà mọi người bận rộn chăm lo cho gia

đình: lo bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm lo cho con cái mà không đề ý đến việcbao quản tài sản để “lén lút” thực hiện hành vi phạm tội (khoảng thời gian từ

tài sản trong quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản dé trộm cắp; sử dụng công cụ đột

nhập vào nơi chứa tài sản dé trộm cắp tài sản; lợi dụng quen biết với chủ tài sảndé trộm cắp tài sản; trà trộn vào những nơi tập trung đông người dé thực hiệnhành vi phạm tội; Đối với tội trộm cắp tài sản thì hành vi “lén lút chiếm đoạt”tài sản của người khác được xem là dấu hiệu đặc trưng của loại tội này Ngườiphạm tội luôn lợi dụng “thời cơ” dé thực hiện hành vi trộm cắp tài sản “Thờicơ” đó có thé là những sơ hở do chủ tài sản vô tình tạo ra Qua nghiên cứu 140vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua cho thấy,

các thủ đoạn người phạm tội thường sử dụng là: đột nhập vào nhà, nơi kinh

doanh, dich vụ (50 vụ, chiếm 35,71%); phá khóa trộm cắp xe máy (27 vụ, chiếm

19,28%); lợi dụng sơ hở của chủ tài sản dé móc túi (13 vụ, chiếm 9,28%).

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Thành Đức là người thường xuyên ra ngoài đi dạo

xem ai sơ hở thì thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Khoảng 24 giờ ngày17/01/2009, khi đi qua nhà chị Phan Thị Minh Tâm, Đức nhìn thay cua nhakhông khóa mà chi khóa cửa công nên đã nay sinh ý định trộm cắp tai sản Khiđột nhập vào nha, Đức thấy có một xe máy hiệu FUTURE NEO biên kiểm soát

Trang 25

37N4-4055 và chìa khóa xe dé trên tủ lạnh Đức đã tìm cách lay được chiếc xe

máy Trong vu án này, hành vi không khóa cửa nha của chi Minh cũng như so

hở do để chìa khóa xe trên tủ lạnh chính là những “cơ hội” thuận lợi làm phátsinh và thúc đây việc thực hiện hành vi phạm tội của Đức (Bản án HSST số13/2009 của TAND huyện Diễn Châu)

Nghiên cứu 140 vụ án với 172 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địabàn tỉnh Nghệ An cho thấy có 76 người có sử dụng công cụ, phương tiện phạmtội thường là kìm cắt sắt, búa, chìa khóa vạn năng, vam mở trộm khóa xe máy,đục lưỡi sắt, thang, (chiếm 44,19%) Đây là những công cụ dién hình trợ giúprất đắc lực cho các hành vi trộm cắp tài sản.

1.3.4 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại tài sản bị chiếm đoạtKết quả điều tra từ 280 phiếu điều tra cho thấy: có 155 trường hợp bị matxe máy, xe đạp (chiếm 55,36%), tiếp đến là điện thoại di động chiếm 18,57%,tiền chiếm 13,57%, sau đó là đồ dùng cá nhân, đồ dùng, thiết bị gia đình và

những tai sản khác như trâu bò, máy vi tính, vàng bạc,

Theo báo cáo của Công an tỉnh Nghệ An trong vòng 5 năm từ năm 2006

đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bị mất cắp 1869 xe máy, 129 xeđạp, 195 con trâu bò, 1672 chỉ vàng, 153 bộ máy vi tính, 856 chiếc điện thoại diđộng và rất nhiều tiền bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ [3] Từ kết quả trêncho thấy, loại tài sản bị trộm cắp trên địa bản tỉnh Nghệ An chủ yếu là xe máy.Đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Nghệ An nói riêng thìxe máy vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu Hiện nay mỗi gia đình thường có 2đến 3 chiếc xe ở trong nhà dé phuc vu cho viéc di lai Số lượng xe máy nhiều,

cộng với ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài sản chưa cao là những lí do

chính làm cho trộm cắp xe máy là khá phổ biến Nhiều người thường xuyên lơlà, mất cảnh giác, để xe ở những nơi không có người trông giữ, không khóa xecần thận Mặt khác việc tiêu thụ xe máy cũng khá dễ dàng Đây chính lànhững yếu t6 vô cùng thuận lợi làm cho các hành vi trộm cắp xe máy ngày càng

gia tăng nhanh chóng.

Trang 26

1.3.5 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo các hình thức xử lí được ápdụng doi với người phạm tội trộm cắp tài sản

Bang 1.7: Thống kê số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản theo các hìnhthức xử lý đối với người phạm tội giai đoạn 2006 — 2010

Năm | người | dưỡng , " không | năm , nam k

ham | hoặc cao Hen iam cho tro dén 7 den P l “ 8 - , xuông § 15tội giáo giữ | hưởng năm | sm

dục tại ánxã treo

2006 | 878 | 2 55 267 467 85 |2007 | 749 1 3 45 252 430 18

2008 | 756 2 4 44 250 415 40 |2009 | 668 3 3 47 234 320 57 42010 | 543 32 156 319 36

Tong | 3594 | 9 9 223 1159 | 1951 | 236 6

man 100 0,03 2,50 | 2,50 | 6,20 | 32,25 | 54,28 | 6,57 | 0,17

Nguôn: TAND tỉnh Nghệ AnNhìn vào bảng thống kê thì ta thấy: trong vòng 5 năm từ năm 2006 đếnnăm 2010 số bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống chiếm tỉ lệ cao nhất, có1951 bị cáo chiếm 54,28%; sau đó đến số bị cáo bị xử phạt tù cho hưởng án treochiếm 32,25%; rồi đến hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù chiếm 6,27%; chiếmtỉ lệ thấp nhất là hình phạt tù từ 7 đến 15 năm, trong vòng 5 năm từ năm 2006đến năm 2010 chỉ có 06 bị cáo, chiếm 0,17% tổng số bị cáo phạm tội trộm cắp

tài sản.

Theo quy định tại Điều 138 tội trộm cắp tài sản có 5 khung hình phạt,khung hình phạt cao nhất là đến tù chung thân Địa bàn tỉnh Nghệ An trong

Trang 27

vòng 3 nam từ nam 2006 dén nam 2010 không có bị cao nao bi xử phạt tù từ 15năm đến 20 năm và tù chung thân Hình phạt chủ yếu được áp dụng cho nhữngngười phạm tội TCTS trên địa bàn tỉnh là hình phạt tù từ 3 năm trở xuống (kê cảsố bị xử phạt tù đưới 3 năm cho hưởng án treo).

1.3.6 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm mối quan hệ giữa

người phạm tội và người bị hại

Dé có thé thuận lợi cho việc thực hiện hành vi thì người phạm tội khôngchỉ chọn thời điểm phù hợp mà còn chọn những gia đình thân thuộc, trong số280 trường hop được hỏi về mỗi quan hệ với người phạm tội thi có: 37 trườnghợp là người có quan hệ quen biết (chiếm 13,21%); 32 trường hợp là ngườicùng thôn, xóm, khu phố (chiếm 11,43%); 3 trường hợp là người thân trong giađình (chiếm 1,07%); và 208 trường hợp là người không quen biết (chiếm74,29%) Những người phạm tội có thé lợi dụng mối quan hệ quen biết củamình để đi vào những nơi chủ tài sản cất giấu dễ dàng mà không ai nghi ngờ

nên thuận lợi cho việc thực hiện hành vi trộm cắp tai san.

1.3.7 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo các đặc điểm nhân thân

người phạm tội

Nhân thân người phạm tội được hiểu “2v tổng thé tat cả các dấu hiệu,đặc điểm có y nghĩa về mặt xã hội, trong sự kế! hợp với các điều kiện và hoàncảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [33, tr.131].Nghiên cứu nhân thân người phạm tội không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìmhiểu nguyên nhân của tội phạm mà còn có ý nghĩa trong việc đề ra các biện

pháp phòng ngừa tội phạm Trong phạm vi của luận văn, tác gia nghiên cứu các

đặc điểm nhân thân sau của người phạm tội: độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ họcvan, gidi tinh,

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm theo độ tuổi người phạm tội:

Bang 1.8: Thống kê độ tuôi người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn

tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010

Nam | Tống số người | Dưới 18 tuổi | Từ đủ 18 tuổi | Trên 30 tuôi |

Trang 28

phạm tội TCTS đến 30 tuôi

2006 878 98 471 3092007 749 15 112 6222008 756 47 299 4102009 668 48 201 4192010 543 36 226 281

| Từ đủ 1 8tudi dén 30tuôi

EI Trên 30 tuôi

Qua bang số liệu và biểu đồ có thé thấy số người phạm tội trộm cắp tàisản ở tỉnh Nghệ An có độ tuôi trên 30 tuôi chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 56,79%.Tiếp đó là số người phạm tội có độ tuổi từ đủ 18 tudi đến 30 tuổi chiếm 36,42%.Chiếm tỷ lệ thấp nhất là số người phạm tội có độ tuôi dưới 18 tuổi chiếm6,79% Như vậy, sé người phạm tội trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ An là người đãthành niên chiếm tỉ lệ đa số, nhưng người chưa thành niên cũng chiếm tỉ lệ khácao Đặc biệt ở địa bàn tỉnh Nghệ An số bị cáo có độ tuôi trên 30 tuổi chiếm tỉ lệchủ yếu, trên 50% Đây là độ tuổi mà theo lẽ bình thường là đã có sự nhận thức

chín chăn, phải lao động chân chính đê kiêm sông nuôi bản thân và gia đình.

Trang 29

Điều nay được lí giải xuất phát từ những nguyên nhân liên quan đến nghề

nghiệp và nhân thân người phạm tội như sau.

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm theo nghề nghiệp:

Qua nghiên cứu 140 bản án với 172 bị cáo bị XXST về tội trộm cắp tàisản ở thành phó Vinh và một số huyện thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo đặc

điêm nghê nghiệp, chúng tôi có được một sô kêt quả như sau:

Bảng 1.9: Cơ cau của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản ở tỉnh NghệAn theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội

n vane ham Làm nôn Lao động tự Nghề Không nghề

š a | S do nghiép khac nghiép

Số bị cáo 172 5 58 12 97

Tỉ lệ % 100 2,01 33,72 6,97 56,40

Nguôn: 140 bản án XXST tỉnh Nghệ AnBiéu đồ 1.8: Cơ cấu tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ

An theo nghê nghiệp của người phạm tội

Trang 30

không ổn định dẫn đến thu nhập bap bênh Theo số liệu thống kê ở trên thì cóđến 56,79% số bị cáo phạm tội có độ tuổi trên 30 tuôi Đây chính là nhữngngười đang ở độ tuổi lao động chính của gia đình nhưng lại không có nghềnghiệp hoặc là người lao động tự do, việc làm không ôn định và thu nhập bấpbênh Để có tiền chỉ trả cho cuộc sông, những người này đã không chịu tìm cáchlao động chân chính mà lựa chọn con đường trộm cắp tài sản của người kháclàm nguồn thu nhập cho mình Một số người phạm tội thì lợi dụng nghé nghiệpcũng như sơ hở của người khác để trộm cắp tài sản Ví dụ Bùi Thị Kim Anh lànhân viên tại quán cat tóc, gội đầu của chị Ngô Hoài Ly Khoảng 16h ngày09/01/2009, chị Hồ Thị Phượng vào gội đầu và nhờ Kim Anh treo chiếc áo

khoác lên móc treo Trong lúc treo áo cho chị Phượng, Kim Anh phát hiện chị

Phuong dé điện thoại di động NOKIA 8800 trong chiếc áo khoác treo gần đó.Kim Anh lợi dụng sơ hở lúc chi Phượng không dé ý đã lấy chiếc điện thoại đó.Trong trường hợp này đối tượng Kim Anh đã lợi dụng công việc của mình đểtrộm cắp tài sản của người khác (Bản án HSST số 45/2009 của TAND thànhpho Vinh)

+ Co cầu của tình hình tội phạm theo trình độ học van:

Bang 1.10: Co cau của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản ở tinhNghệ An theo trình độ học van của người phạm tội

Tổng sé «h

phạm tội

Sô bị cáo 172 6 53 81 32Tỉ lệ % 100 3,49 30,81 47,09 18,61

Nguồn: 140 bản án XXST tỉnh Nghệ An

Biêu đô 1.9: So sánh trình độ học vân người phạm tội trộm cap tài sản

Trang 31

47.09% 3.49%

Không biét cht OWTiésuhoc OTHCS OTHPT

Từ biéu đồ cho thay SỐ người phạm tội có trình độ học van trung hoc cosở chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 47,09%; rồi đến số người phạm tội có trình độtiêu học với 30,81%, và đạt trình độ trung học phổ thông là 18,61%; chiếm tỉ lệthấp nhất là số người phạm tội mù chữ chiếm 3,49% Qua việc phân tích trên thểhiện trình độ học van người phạm tội trộm cắp tài sản là không cao Đây cũng làmột trong những lý do ảnh hưởng đến nhận thức của người phạm tội Trong khiđó, trình độ học van của tỉnh Nghệ An được đánh giá khá cao so với cả nước.“Hiện nay, 20/20 huyện, thành phó, thị xã; 479/479 xã, phường, thị trấn đã đạtchuan chống mù chữ với 99,4% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 25 và 99,3% dânsố trong độ tuổi từ 26 đến 35 biết chữ 20/20 huyện, thành phó, thị xã; 474/479xã, phường, thị tran đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tudi với 99.8% trẻ6 tuổi vào lớp 1 và 90,9% trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 20/20huyện, thành thị, 472/479 xã, phường, thị tran đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dụcTHCS với 99,3% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 và 89,8%dân số trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS” [29] Trong bối cảnh tỉnhNghệ An đang cô gang giải quyết van dé thất học, tăng trình độ dân trí thì một

bộ phận người dân vẫn không tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ Học

van thap đã làm cho một số người ít có cơ hội tìm được việc làm và nếu có tìm

được việc làm thì cũng là những việc lao động nặng nhọc mà thu nhập lại không

Trang 32

cao, không ôn định, không đủ trang trải cho cuộc sông Trong những điêu kiện

như vậy, việc những người này đi vào con đường trộm cap là điêu rat dê hiệu.

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm theo giới tính:

Bảng 1.11: Cơ cấu của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản theo giới

tính của người phạm tội

Tổng sô Nữ giới Nam giới

v nguol k xẻ k xẻ

Năm phạm tội Sô người Tỷ lệ (%) Sô người Tỷ lệ (%)TCTS phạm tội phạm tội

(1) (2) (3) (4 = 3/2) (5) (6 = 5/2)2006 878 27 3,08 851 96,922007 749 4 0,53 745 99,472008 756 26 3,44 730 96,562009 668 27 4,04 641 95,962010 543 62 11,42 481 88,58

Tong sô 3594 146 4,06 3448 95,94Nguôn: TAND tỉnh Nghệ AnBiểu đồ 1.10: So sánh giới tính người phạm tội trộm cắp tài sản

BN giới Nam giới

Trong số người phạm tội trộm cap tài sản ở tinh Nghệ An thì bi cáo là

nam giới chiếm đa số với trên 95% tổng số bị cáo, nữ giới chỉ chiếm tỉ lệ rất

thấp là 4,06% Mặc dù tội phạm là nữ giới chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng lại có xuhướng gia tăng Năm 2006 chỉ có 27 bị cáo nữ nhưng đến năm 2010 có đến 62bị cáo nữ, tăng hơn gấp 2 lần Qua nghiên cứu 140 bản án XXST về tội trộm cắp

tài sản thì chỉ có 3 vụ là có nữ giới tham gia với vai trò đông phạm Nữ giới

Trang 33

tham gia là người thực hành hoặc người giúp sức, không có trường hợp nào nữ

giới là người tô chức.

Sở đĩ nam giới chiếm tỉ lệ số người phạm tội trộm cắp tài sản cao bởi vì:đặc điểm tâm sinh lý của nam giới là hiếu thang, dé bi ảnh hưởng của môitrường và điều kiện sống, dé phát sinh tâm lý tiêu cực, dé bị tiêm nhiễm thói hutật xấu, có lỗi sống dua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ Những năm ganđây, tỉnh Nghệ An phát triển mạnh về kinh tế và các loại hình dịch vụ nên thuhút rất nhiều người tham gia vào các loại hình dịch vụ và với những đặc điểmđó nên nam giới thường dễ dàng bị cuốn vào những tệ nạn xã hội Một đặc điểmrất quan trọng của nam giới nữa là thường liều lĩnh, táo bạo, có khả năng leotrèo hơn nữ giới nên dễ dàng đột nhập vào nhà dân, các cơ quan, tô chức dé thựchiện hành vi phạm tội Để có tiền ăn chơi, hưởng thụ và lười lao động nên họ đãlựa chọn việc trộm cắp tài sản dé thỏa mãn nhu cầu thấp hèn của mình.

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm phạm lội lan dau, táipham, tai pham nguy hiém:

Bang 1.12: Co cau tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản theo đặc điểmphạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Tông sô Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy

Năm người hiém

phạm tội Só none Phan tram Só người Phân trăm

TCTS (%) (%)

q) (2) (3) (4 = 3/2) (5) (6 = 5/2)

2006 878 803 91,46 75 8,542007 749 716 95,59 33 4,412008 756 641 84,79 115 15,212009 668 654 97,9 14 2,12010 543 463 85,27 80 14,73

Tong số 3594 3277 91,18 317 8,82Nguôn: TAND tỉnh Nghệ AnBiéu đồ 1.11: Cơ cấu tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản theo đặc

điêm phạm tội lân đâu, tái phạm, tái phạm nguy hiêm.

Trang 34

là một công việc, là nguôn thu nhập của họ.

Theo những phân tích ở trên thì chế tài áp dụng đối với người phạm tộitrộm cắp tài sản từ 3 năm tù trở xuống và số được hưởng án treo là chủ yếu Sốliệu này phản ánh nguyên nhân của tình trạng tái phạm, tái phạm nguy hiểm củangười phạm tội trộm cắp tài sản một phần là do hình phạt còn nhẹ, nên chưa đủsức răn đe người phạm tội Một nguyên nhân dẫn đến số bị cáo có tiền án, tiềnsự chiếm số lượng lớn là do công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân chưa tốt nênngười phạm tội vẫn chưa nhận thức được việc cần phải lao động chân chính vàtôn trọng pháp luật Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội cũngchưa được thực hiện tốt Nhiều người phạm tội, sau khi chấp hành xong hìnhphạt tù, trở về địa phương do bị xa lánh, coi thường nên không kiếm được việc

làm Thêm vào đó, gia đình, bạn bè và cộng đông dân cư cũng xa lánh nên họ

Trang 35

lại tiếp tục làm bạn với những người xấu và lai rủ nhau di vào con đường phạm

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nghiện ma túy

Theo thống kê của TAND tỉnh Nghệ An thì trong tổng số 3594 bị cáophạm tội trộm cắp tài sản trong vòng 5 năm ở tỉnh Nghệ An thì có đến 77 bị cáolà đối tượng nghiện ma túy (chiếm 2,14% tổng số người phạm tội) Dé thoa mãnnhu cầu ma túy hàng ngày, những đối tượng này đã kiếm tiền mua ma túy sửdụng bằng hình thức đi lẫy trộm tài sản của người khác.

1.4 Tính chất của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Nghệ An

Trên cơ sở nghiên cứu cơ cau của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản giaiđoạn 2006 — 2010 có thể rút ra được một số tính chất của tình hình tội phạm tộitrộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

Tội phạm tội trộm cắp tài sản thường xảy ra ở những huyện thị có nềnkinh tế phát triển hơn như thành phố Vinh, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, ĐôLuong, Day là những vùng tập trung nhiều bến xe, bến tàu, khu vui chơi giảitrí, nhiều loại hình dịch vụ nên kéo theo nhiều tệ nạn xã hội Ở những vùng này,do kinh tế phát triển nên người dân cũng sở hữu nhiều tài sản hơn, ý thức cảnh

giác của người dân cũng chưa cao Hơn nữa lợi dụng tình trạng đông đúc dễ trà

trộn và tau thoát nên người phạm tội đã tập trung về đây dé trộm cắp tai sản.Người phạm tội thường chọn địa điểm phạm tội là nơi ở của các gia đình,chiếm trên 50% hoặc những nơi công cộng là địa bàn hoạt động chủ yếu Thờigian bị trộm cắp tài sản nhiều nhất là khoảng thời gian từ 17h30 đến 4h30 Ởnhững thời điểm này tội phạm thường lợi dung sự sơ hở, không dé ý của ngườidân dé thực hiện hành vi của mình Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tộichủ yếu ở tại nhà dân, nơi ở, bến xe, bến tàu, trên các phương tiện giao thông,

khu vực chợ, các địa diém công cộng

Người phạm tội có nhiều thủ đoạn dé thực hiện hành vi trộm cắp tài sản

như: loi dụng sự sơ hở, mat cảnh giác của người dân, lợi dụng sự quen biết,

Trang 36

dùng công cu, phương tiện dé đột nhập vào nơi có tài sản, Công cụ, phươngtiện mà người phạm tội thường sử dụng là kìm, sắt, búa, khóa vạn năng,

chiêm phân nhiều.

Những đặc điểm thé hiện tính chất của tình hình tội phạm trộm cắp tàisản trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho chúng ta thay được có rất nhiều yếu tố tácđộng đến tình hình tội phạm Từ đó, các ngành các cấp cần phải chú trọngnghiên cứu phân tích sâu sắc những tác động này để có các căn cứ xác đáng xâydựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm tội trộm cắp tài sản hữu hiệu trên địa

bàn tỉnh Nghệ An.

KET LUẬN CHƯƠNG 1:

Thông qua việc thống kê các số liệu, nghiên cứu các bản án và điều tra xãhội bằng Phiếu điều tra có thể thấy tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2006 — 2010 mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn

chiếm tỉ lệ lớn, có tính chất phức tạp Tội phạm trộm cắp tài sản luôn là một vẫnnạn của tỉnh Nghệ An với những đặc điểm riêng biệt của nó Từ những đặcđiểm riêng của tội trộm cắp tài sản đó nên nguyên nhân dẫn đến tình hình trộm

cắp tài sản của tỉnh Nghệ An cũng có những nét riêng.

Trang 37

động làm phát sinh tội phạm.

2.1 Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố chủ quan (đặc điểm tâm, sinh lý

của con người)

Các yếu tố chủ quan (các đặc điểm tâm sinh lí của con người) có vai tròquan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội “Sự hình thành nhân cách của conngười chính là giai đoạn tiền đề cho giai đoạn phát sinh tội phạm” [18, tr.45].

Trang 38

Những đặc điểm nhân cách được đề cập ở đây là những đặc điểm tâm sinh lý sai

lệch so với những gia tri, những chuân mực đạo đức và xã hội.

Theo thông kê của TAND tỉnh Nghệ An thì đa số những người phạm tộilà nam giới, chiếm 95,96% tổng số người phạm tội Trong số họ thì chủ yếu làngười đã thành niên (số bị cáo trên 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm gần 60%tong số người phạm tội trộm cắp tài sản) Đây là lứa tuổi đã thành niên, bat đầulập nghiệp nhưng tâm sinh lý chưa 6n định nên dễ bị tác động bởi môi trườngsống xung quanh Họ chủ yếu là những người không có việc làm hoặc có việclàm không ôn định nên dé rơi vào tinh trạng “nhàn cư vi bat thiện”, dé dang bi

anh hưởng bởi những tệ nạn xã hội Với tam ly lười lao động, thích hưởng thu,

thích ăn chơi đua đòi, muốn kiếm tiền băng cách nhanh nhất mà không phải lao

động vất vả nên họ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bat

hop phap.

Nghiên cứu những người phạm tội trộm cắp tai sản trên địa ban tinhNghệ An cho thấy tâm lý hám lợi, tham lam, lười lao động, thích hưởng thụ,thích ăn chơi đua đòi, muốn kiếm tiền bằng cách nhanh nhất mà không phải laođộng vat va là những tâm lí khá phổ biến Xuất phát từ những đặc điểm tâm línay mà họ đã lựa chọn việc phạm tội trộm cắp tài sản là cách nhanh nhất dé cótiền tiêu xài.

Một số người phạm tội còn lay việc trộm cắp tài sản của người khác làmnguồn thu nhập của họ, dé nuôi sống họ Ăn chơi, đua đòi nên rất nhiều ngườiđã mac phải nghiện hút Đối với những người phạm tội này thì việc trộm cắp tàisản của người khác được xem là nguồn thu nhập của họ, để nuôi song ho.Nghiên cứu 140 ban án với 172 bị cáo cho thấy có đến 78 bị cáo (chiếm45,35%) phạm tội trộm cắp tài sản vì muốn có tiền tiêu xài mà không phải laođộng, xem việc trộm cắp tài sản của người khác là nguồn thu nhập của họ.Người phạm tội trộm cắp tài sản ở đây ngoài mục đích hám lợi, lười lao độngthì có rất nhiều trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản là dé đáp ứng nhucầu hàng ngày, để có tiền thỏa mãn những cơn nghiện Trong tổng số 3594 bịcáo phạm tội trộm cắp tài sản trong vòng 5 năm ở tỉnh Nghệ An thì có đến 77 bị

Trang 39

cáo là đối tượng nghiện ma túy (chiếm 2,14% tổng số người phạm tội) Nhữngngười nghiện ma túy, khi thèm thuốc mà không có tiền mua thuốc dé thỏa mãncơn nghiện thì thường thực hiện tội phạm với mức độ rất liều lĩnh Ví dụ trườnghợp bị cáo Trần Quang Ngọc, sinh năm 1973, không có nghề nghiệp, là đốitượng nghiện ma túy Dé có tiền thỏa mãn những cơn nghiện, bị cáo Ngọc đãthực hiện rất nhiều vụ trộm cắp tài sản: Tháng 9/2000 bị cáo Ngọc bị Công anthành phố Vinh xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản; ngày12/01/2001 bị TAND thành phố Vinh xử phạt 06 tháng tù về tội TCTS; ngày29/01/2002 bị TAND thành phố Vinh xử phạt 18 tháng tù về tội trộm cắp tàisản Sau khi mãn hạn tù trở về, đối tượng Ngọc lại tái nghiện Ngày 05/4/2008,để có tiền mua ma túy sử dụng, Trần Quang Ngọc đã liều lĩnh đột nhập vào nhàthờ của giáo dân huyện Nghi Lộc dé lẫy 05 lu hương bằng đồng, 06 chuôngđồng, 05 mõ bằng đồng và 150 triệu đồng (Bản án HSST số 67/2008 của TAND

huyện Nghi Lộc)

Sở di các bi cáo phạm tội trộm cắp tài sản ở đây chủ yếu là không nghềnghiệp một phần lý do là bởi vì trình độ học vấn của họ thấp nên dé tìm mộtviệc làm có thu nhập 6n định đối với họ là rất khó khăn Kinh tế phát triển đòihỏi người lao động vừa phải có kiến thức, vừa phải có trình độ, tay nghề cao.Chính vì vậy những người có trình độ học vấn thấp rất khó có thê tìm được mộtcông việc én định Nếu họ có tìm được việc thi công việc cũng rất nặng nhọcmà thu nhập lại không cao Không có việc làm, thu nhập không ồn định, thờigian rảnh rỗi nhiều trong khi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày không đáp ứng được,dễ làm cho họ phát sinh những tâm lí chán nản, thất vọng, từ đó dễ mac phai

những tệ nan xã hội va di vào con đường phạm tội Nhu ở trên đã phan tích,

nghiên cứu 172 bị cáo phạm tội trộm cắp cho thấy 100% số bị cáo tốt nghiệp

THPT trở xuống Trong đó số người phạm tội có trình độ tiểu học và không biết

chữ chiếm đến 34,3% Điều đó cho thay, trình độ học vấn của các bi cáo phạmtội trộm cắp tài sản ở tỉnh Nghệ An là rất thấp.

Trong những năm vừa qua tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh đạt tỉ lệ

phổ cập giáo dục khá cao Cụ thé, hiện nay 20/20 huyện, thành thị, 472/479 xã,

Trang 40

phường, thị tran dat tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS với 99,3% trẻ hoànthành chương trình tiểu học vào học lớp 6 và 89,8% dân số trong độ tuổi từ 15đến 18 tốt nghiệp THCS [29] Bên cạnh những kết quả đó thì tình trạng trẻ embỏ học ở các vùng nông thôn, miền núi vẫn tồn tại, và thường rơi vào những emcó hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện cho ăn học Tỉnh Nghệ Ancó 10 huyện miền núi, địa hình khó khăn, phức tạp, điều kiện giáo dục ở cáctrường học còn yếu và thiếu nhiều Nhà trường chưa có chính sách để độngviên, hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiệnđược di học Không chỉ điều kiện gia đình các em khó khăn mà việc đi học củacác em cũng gặp rất nhiều trở ngại Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc học tập

của học sinh trong tỉnh.

Trình độ học vấn thấp cũng đã ảnh hưởng đáng ké đến khả năng nhậnthức, hiểu biết pháp luật của các bị cáo Nhiều người không hiểu hết tầm quantrọng của sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền sở hữu Từ đó dẫn đến sự coithường pháp luật, xem nhẹ các chuẩn mực về đạo đức, lối sống và hình thànhnhững quan niệm, quan điểm sai lệch xem các giá trị vật chất là trên hết và tìmmọi cách dé kiếm tiền Trong số đó có những người từng sa ngã vào con đường

phạm tội, từng được đưa di cai tao, giáo dục nhưng không chịu tu dưỡng bản

thân nên khi trở về với cộng đồng họ vẫn chứng nào tật nấy, không chịu laođộng kiếm sống chân chính mà lại tiếp tục đi vào con đường phạm tội Nhữngcon người này du ở trong hoàn cảnh nào cũng luôn thé hiện là con người ích ki,

lười lao động, nhưng lại thích hưởng thụ, coi thường công sức lao động của

người khác, muốn chiếm đoạt tài sản của người khác, coi thường pháp luật vàdần dần đi vào con đường phạm tội.

Trình độ học vấn thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận thức,hiểu biết cuộc sống của người dân nên họ dễ bị tác động bởi các mặt tiêu cựctrong xã hội Như vậy, người dân thiếu tin tưởng vào pháp luật lại dễ bị tác độngbởi các mặt tiêu cực trong xã hội, nên dễ dẫn đến con đường phạm tội Trình độdân trí ở các vùng khác nhau nên dẫn đến việc nhận thức về các quy định củapháp luật cũng rất khác nhau giữa các vùng thành phố, thị xã, thị trấn và vùng

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w