1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nguyễn Hữu Chí chủ biên, Đỗ Ngân Bình

353 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Luật Người Khuyết Tật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hữu Chí, Đỗ Ngân Bình, Đồ Thị Dung, Đào Thị Hằng, Trần Thị Thúy Lâm, Hoàng Thị Minh, Nguyễn Hiền Phương, Nguyễn Xuân Thu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 353
Dung lượng 49,16 MB

Nội dung

Tư tưởng cốt lõicủa nhận thức mới này là các vấn đề về người khuyết tật đượcxem xét đưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tat cả mọi người đều có quyền được sống cuộc sống đây

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUẬT NGƯỞI KHUYẾT TAT

VIỆT NAM

Trang 3

1054-2011/CXB/10-51/CAND

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình LUẬT NGƯỜI KHUYET TAT

VIỆT NAM

SÁCH ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI ILO

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

HÀ NỘI - 2011

Trang 5

on Kn nO + C2 NY

Chu biénPGS.TS NGUYEN HUU CHI

Tap thé tac gia

TS DO NGAN BINH

PGS.TS NGUYEN HỮU CHI

ThS ĐỒ THỊ DUNG

PGS.TS ĐÀO THI HANG

TS TRAN THỊ THUY LAM

TS HOANG THI MINH

TS NGUYEN HIEN PHƯƠNG

TS NGUYEN XUAN THU

Chuong VII Chuong I Chuong III Chuong V Chuong IV Chương II Chương VỊ Chương VIII

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Với tư cách là đối tượng, thực thể tồn tại trong đờisông xã hội, người khuyết tật có đầy đủ các quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân Tuy nhiên, do những khiếmkhuyết không mong muốn về cơ thê mà người khuyết tậtgặp phải nhiều trở ngại, khó khăn trong việc hoà nhậpcộng đồng, cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ côngdân của mình Cùng với sự thay đối của cộng đồng quốc

tế, Nhà nước Việt Nam đã có sự đôi mới trong nhận thức

và hành động về vấn đề này

Được sự hỗ trợ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),

Trường Dai học Luật Ha Nội đã đưa môn học luật người

khuyết tật Việt Nam vào chương trình giảng dạy cử nhân luật

Dé cung cap học liệu phục vu cho việc nghiên cứu,học tập, giảng dạy môn học này, Trường Đại học Luật Hà

Nội tổ chức biên soạn giáo trình luật người khuyết tật Việt

Nam Song, là một lĩnh vực khoa học mới và đây là giáotrình lần đầu tiên được xuất bản trong phạm vi các cơ sởđào tạo luật trên cả nước nên khó tránh khỏi sự khiếm

khuyết, hạn chế Trường Đại học Luật Hà Nội rất mong

nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trìnhđược hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản tiếp theo

Trang 7

Nhân dip này, tập thé tác giả xin trân trọng gửi lờicám ơn đến Ban giám hiệu; các thành viên thực hiện Dự

án đưa môn học “Luật người khuyết tật Việt Nam” vào

chương trình đào tạo đại học; những phòng, ban liên quan của Trường Đại học Luật Hà Nội và các anh, chị: Phạm

Thị Cam Lý - Tổ chức lao động quốc tế (ILO); TrầnTrung Hiếu - Phó chủ tịch Hội người mù Hà Nội (HBA);Nguyễn Trung - Trưởng ban kiểm tra, Hội người khuyếttật Hà Nội (DPO); Trịnh Công Thanh - Chủ tịch Hộithanh niên khuyết tật Hà Nội (HYDA) đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 8

1.1 Khái niệm người khuyết tật

1.1.1 Định nghĩa người khuyết tật

Trong thé ki trước, người ta đã chứng kiến cuộc cách manglớn về van đề người khuyết tật, qua đó thay đôi cách dé cập,nhìn nhận, tương tác và hỗ trợ đối với họ Từ mô hình "chămsóc y tế" của những năm 50, trong suốt thời gian dài vẫn đề

người khuyết tật được xem là van dé phúc lợi xã hội, theo đó

quan niệm phô biến là người khuyết tật cần được hỗ trợ, chămsóc và họ không thể và không đủ khả năng chăm lo cho cuộc

sống của mình Nói cách khác, người khuyết tật bi coi là các

đối tượng của phúc lợi xã hội mà không phải là chủ thể cóquyền như công dân bình thường Những văn bản pháp luật

quốc tế liên quan đến quyền con người được các nước phê

chuẩn từ những năm 1940 đến năm 1960 (vi du: Tuyên ngôntoàn thế giới của Liên hợp quốc về quyền con người năm 1948,

7

Trang 9

Công ước của Liên hợp quốc về quyền kinh tế, văn hoá, xã hộinăm 1966 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự vàchính trị năm 1966 ) đều không đề cập trực tiếp đến ngườikhuyết tật.” Đến năm 1970, xuất phat từ Hoa Kỳ - bằng nhiều

hình thức khác nhau, người khuyết tật và các hiệp hội của họ

đã minh chứng rằng họ hoàn toàn có khả năng, có quyền đượcsông và lao động như những người bình thường Sự nỗ lực bền

bỉ của họ cùng với sự thay đổi về nhận thức trong xã hội đã

dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ về chính sách và pháp luật

của Hoa Kỳ về người khuyết tật Đến những năm 1980, những

quan niệm nhân quyền tiến bộ của Hoa Kỳ về người khuyết tậtđược phổ biến ở nhiều nước như Thụy Điển, Nhật Bản,Brazil và gần đây là Hàn Quốc, Thái Lan Tư tưởng cốt lõicủa nhận thức mới này là các vấn đề về người khuyết tật đượcxem xét đưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tat

cả mọi người đều có quyền được sống cuộc sống đây đủ và cóphẩm giá đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới vềquyền con người năm 1948.” Tuy nhiên, quá trình chuyênnhận thức về người khuyết tật như vấn đề phúc lợi xã hội sangnhận thức coi vấn đề khuyết tật là vấn đề bình thường trong xã

(1).Xem: Tài liệu hướng dẫn: Nướng tới cơ hội việc làm bình dang cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, Tô chức lao động quốc tế (ILO), năm

2006, tr 7.

(2) Điều 1 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người tuyên bố: “Tat cả

mọi người sinh ra đêu bình đẳng về nhân phẩm và quyên Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình

bằng hữu ”

Trang 10

hội và coi trọng khả năng, năng lực của người khuyết tật đãdiễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài và không phải đãhết sự khác biệt.

Lịch sử phát triển của vấn đề này cho thấy đã có các quanđiểm khác nhau về khái niệm người khuyết tật Hiện có haiquan điểm chính: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm

khuyết tật xã hoi.

- Quan điểm khuyết tật cá nhân (cá thể) hay quan điểm

khuyết tật đưới góc độ y tế (y học): Cho rằng khuyết tật là do

hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng rất ít hoặckhông dé ý đến các yêu tố về môi trường xã hội và môi trườngvật thể xung quanh người khuyết tật Quan niệm này cho răngngười khuyết tật có thê hưởng lợi từ phương pháp khoa học

như thuôc điêu tri và các công nghệ cải thiện chức năng Mô

(1) Cũng có quan điểm tôn giáo về khuyết tật {nghiên cứu ở Hoa Kỳ) Theo

quan điểm này, khuyết tật là vấn đề đôi khi xuất phát từ sự trừng phạt nhưng

đôi khi lại được coi như sự ban phước Quan điểm tôn giáo này gần giong với

tư tưởng Phật giáo về khuyết tật của phương Đông, ví dụ: lí giải khuyết tật là

sai lầm của tô tiên, do đó người khuyết tật bị giấu giếm vì họ xấu hồ với các gia đình khác Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại được nhìn nhận là siêu

pham và được các thành viên trong gia đình dum bọc, coi trọng quá mức (Xem: Bộ giáo dục và đào tạo, Quản lí giáo dục hoà nhập, Nxb Phụ nữ, H.,

2010, tr 43) Hoặc quan điểm theo mô hình từ thiện Quan niệm này nhìn nhận người khuyết tật như những nạn nhân của việc suy giảm chức năng, không có khả năng thực hiện bat cứ điều gì Họ là những nạn nhân, thụ động, bắt lực.

Khuyết tật là vấn đề sức khoẻ của cá nhân, họ khác người thường, vì vậy họ

cần những dịch vụ đặc biệt và những tô chức đặc biệt giúp đỡ (Xem: M6 hình khuyết tật và chính sách, Tài liệu dành cho tập huấn viên người khuyết tật do

sự tài trợ của Tổ chức hợp tác kĩ thuật Đức (GTZ) và Cơ quan hỗ trợ phát triển

Đức, 2010, tr 14).

Trang 11

hình y tế chú trọng vào việc tri liệu cá nhân chứ không xemtrọng việc tri liệu xã hội Nhu vay, mô hình y tế nhìn nhậnngười khuyết tật là van đề và đưa ra giải pháp dé làm người đó

“bình thường” Mô hình y tế đưa đến việc cung cấp giáo dụcđặc biệt, giao thông đặc biệt, nghề trị liệu, vật lí trị liệu Nócũng có thé dẫn đến việc chọn lọc khả năng sinh tồn, ngăn trẻ

sơ sinh khuyết tật bằng cách ngăn chặn cả người mẹ khuyết tật

và người mẹ bình thường sinh ra nó.) Lí giải rõ thêm choquan điểm này, theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, có ba

mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật

(disability) và tàn tật (handicap) Khiếm khuyết chỉ đến sự matmát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đếntâm lí hoặc (và) sinh lí Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức

năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết Còn tàn tật đề

cập tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếmkhuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạngkhuyết tật của họ (WHO, 1999)

Như vậy, mô hình cá nhân (cá thể) hay y tế nhìn nhậnngười khuyết tật như những người có vẫn đề về thể chất và cầnphải chữa trị Điều này đã day những người khuyết tật vào thé

bị động của người bệnh Mục tiêu của hướng tiếp cận y tế làlàm cho những người khuyết tật cảm thấy trở lại trạng thái bìnhthường nhưng vô hình trung lại khiến cho những người khuyết

(1).Xem: Bộ giáo dục và đào tạo, Quản lí giáo đục hoà nhập, Nxb Phụ nữ, H.,

2010, tr 44 - 45.

Trang 12

tật cảm thấy họ không bình thường Theo đó, vấn đề khuyết tậtđược cho là hạn chế ở từng cá nhân Khi bị khuyết tật, nhữngngười nay cần phải thay đổi chứ không phải xã hội hay môitrường xung quanh phải thay đồi."

- Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: Vào cuốinhững năm 1990, mô hình xã hội trở nên khá nôi trội trongnhững nghiên cứu về khuyết tật trên thế giới, đó là khái niệmđược sử dụng pho biến nhất Mô hình xã hội là mô hình có co

sở lí thuyết và có quy tắc riêng, được coi là nền tảng của nhữngbiến chuyển của van đề người khuyết tật

Trong mô hình xã hội, khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả

bị xã hội loại trừ và phân biệt Bởi vì xã hội được tô chứckhông tốt nên những người khuyết tật phải đối mặt với một sốphân biệt đối xử như: I)Thái độ: thé hiện sự sợ hãi, sự thiếuhiểu biết và ít kì vọng (ảnh hưởng bởi văn hoá và tín ngưỡng);2) Môi trường: Dẫn đến việc không tiếp cận về vật chất, ảnhhưởng đến tất cả các mặt của đời sống (trường học, cửa hàng,toà nhà công cộng, giao thông ); 3) Thé chế: Là những phân

biệt mang tính pháp lí (ví dụ như không được lập gia đình hay

có con, không được nhận vào trường học ) Mô hình xã hội

đưa ra cơ sở dé hiểu được những van đề phức tạp về khuyết tật

Nó thê hiện khuyết tật là lát cắt ngang các vấn đề xã hội và

(1).Xem: Việt Nam — Người khuyết tật trong chiến lược giảm nghèo, được xuất bản với sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác kĩ thuật Đức (GTZ) và Cơ quan hỗ trợ phát triển Đức, 2007, tr 40.

(2).Xem: Việt Nam — Người khuyết tật trong chiến lược giảm nghèo, Sdd, tr 41.

II

Trang 13

chính sách cơ bản làm thay đổi tình trạng và hoàn cảnh màngười khuyết tật bị hạn chế hay ngăn cản tham gia đầy đủ nhưcông dân bình đăng Mô hình xã hội về khuyết tật cho răngnhiều người bị khiếm khuyết ở các cách khác nhau nhưng chỉ

xã hội biến họ thành khuyết tật; con người bị khiếm khuyếtnhưng xã hội bị khuyết tật Nói cách khác, mô hình xã hộikhuyết tật coi xã hội là van dé, giải pháp là phải thay đổi xãhội Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ khôngphải người khuyết tat Hiểu khiếm khuyết hay khuyết tật làriêng biệt và khác nhau trong mô hình xã hội, trong đó khuyếttật là hạn chế và rào cản Tuy nhiên, mô hình xã hội khôngphủ nhận tam quan trong cũng như sự khác nhau của khiếmkhuyết Đặc biệt trước đây sự khác biệt về khuyết tật chỉ đượcnhìn nhận theo cách tiêu cực, điều này dẫn đến việc ngườikhuyết tật bị phân biệt và loại trừ khỏi đời sống xã hội Môhình xã hội giúp thừa nhận sự khác biệt theo cách tích cựchoặc trung lập và khiến người khuyết tật được hưởng quyềncông dân và quyền con người Vì mô hình xã hội phân biệtnhững rào cản khuyết tật và khiếm khuyết nên nó tạo điềukiện cho người khuyết tật chỉ tập trung vào khả năng vànhững điều cần làm là loại bỏ các yếu tố rào cản trợ giúpcho các khiếm khuyết và được đối xử như những ngườikhác Mô hình xã hội giúp người khuyết tật hiểu điều gì cần

(1).Xem: Bộ giáo dục và đào tạo, Quản lí giáo đục hoà nhập, Nxb Phụ nữ, H.,

2010, tr 45 — 46.

Trang 14

thực hiện để tiếp cận với quyền công dân và quyền conngười Điều có ý nghĩa ở đây là chính người khuyết tật cũngphải nhận thức được đầy đủ các nghĩa vụ của mình với tư

cách là công dân trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính

trị, xã hội mà mình tham gia.

Nhiều nghiên cứu đã có gắng chỉ ra những điểm khác biệt

và tương đồng, mối quan hệ giữa quan điểm y tế và quan điểm

xã hội từ đó xác định vị trí và vai trò của từng mô hình nói

trên Trước hết, sự khác biệt chủ yếu dựa vào khởi nguồn củavấn đề gây nên khuyết tật đã được xác định: Trong mô hình y

tế là ở cá nhân, trong mô hình xã hội là ở xã hội Khuyết tật

được nhìn nhận như là khó khăn và khiếm khuyết của cá nhân

trong mô hình y tế là san phâm của tổ chức xã hội trong môhình xã hội Sự khác biệt thứ hai của hai mô hình là bản chấtcủa khuyết tật: Mô hình y tế tập trung vào khiếm khuyết và cánhân, do vậy bản chất của khuyết tật là sự suy giảm về mặt thểchất, cảm giác và trí tuệ Người khuyết tật mat khả năng bởinhững điều họ không thể làm được Mô hình xã hội tập trungvào những rào cản mà người khuyết tật phải đối mặt, do đó,bản chất của khuyết tật là các rào cản (như là thái độ, nạn đóinghèo, rào cản về thé chất và môi trường, rao cản về chínhtrị ) ngăn cản người khuyết tật tham gia vào các hoạt độngkinh tế, văn hoá, xã hội Sự khác biệt thứ ba giữa quan điểm y

tế và xã hội là việc sử dụng các thuật ngữ Thuật ngữ được sửdụng trong mô hình y tế là tiên lượng bệnh, chân đoán, kê đơn,tai nạn, thiếu hụt (vi du: khiếm thính, khiếm thị, khiếm

13

Trang 15

khuyết, rỗi loạn, phục hồi chức năng, phòng ngừa và chữatrị ) Trong khi đó, thuật ngữ được sử dụng trong mô hình xã

hội là áp bức, phân biệt, tương đồng, khác biệt, kinh nghiệm,

rào cản, quyền công dân, cau thành xã hội Việc sử dụng cáckhái niệm được hiểu như cách phản ánh hiểu biết của mỗi môhình Cuối cùng, nghiên cứu về mô hình y tế đang cố gang tim

ra cách thức chữa tri cho người khuyết tật để họ khắc phục tốthơn về tình trạng sức khoẻ và giúp họ điều chỉnh bản thân đểchung sống cùng những bất lợi một cách tự lập Ngược lại,nghiên cứu về mô hình xã hội tập trung xác định lí do môi

trường khó tiếp cận và cách thay đổi để những người khiếm

khuyết thích nghi Thực ra, mô hình y tế về khuyết tật thật sựbao hàm khiếm khuyết và đặc điểm của người bị khiếm khuyếtchứ không nói về khuyết tật Trong khi đó, mô hình xã hội nói

về khuyết tật Nói cách khác, mô hình xã hội đề cập việc tìm ra

cách mà xã hội người bị khiếm khuyết không thé điều chỉnh sựkhác biệt của mình Lúc đó ưu tiên cơ bản để nghiên cứu làkiểm nghiệm những đặc điểm của xã hội bị hạn chế khả nănghơn là người bị khiếm khuyết Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng,các quan điểm khác nhau về người khuyết tật vẫn có những ưuthế nhất định trong tương lai nghiên cứu về khuyết tật Trongbối cảnh toàn cầu và đa văn hoá, tất cả các mô hình đều xuấthiện mặc dù có thể được chấp nhận khác nhau phụ thuộc vàonhững bối cảnh nhất định.”

(1).Xem: Bộ giáo dục và đào tạo, Quản lí giáo đục hoà nhập, Nxb Phụ nữ, H.,

2010, tr 46 — 47.

Trang 16

Như vậy, mỗi quan niệm nói trên có những điểm mạnh và

hạn chế nhất định: Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có

tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y té phuc hồichức năng và bảo đảm xã hội Quan điểm khuyết tật theo môhình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyênnhân gốc rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sốngchung Van dé về những bat lợi và van dé phân biệt đối xử Môhình xã hội ghi nhận răng câu trả lời cho câu hỏi liệu ai đó có

bị xếp vào danh sách người khuyết tật hay không có liên quanchặt chẽ đến các yếu tô như văn hoá, thời gian và môi trường."

Khái niệm người khuyết tật, cơ sở pháp lí để công nhận ai

là người khuyết tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống phápluật liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặcchính sách cụ thể theo đuổi Do vậy, không có khái niệmchung về người khuyết tật áp dung chung cho các nước

Tương ứng với các quan điểm đã nói đến ở trên, có nhữngđịnh nghĩa khác nhau về người khuyết tật theo quy định phápluật của các nước.!?

Như đã trình bày, định nghĩa theo quan điểm y tế thường

(1).Xem: Hướng tới cơ hội việc làm bình dang cho người khuyết tật thông qua

hệ thong pháp luật, tldd, tr 16.

(2) Việc xác định và chỉ ra định nghĩa người khuyết tật trong một văn bản cụ

thể là theo quan điểm y tế hay quan điểm xã hội theo như lí thuyết đã trình bày không phải là dé dàng Vì nhiều khi là sự đan xen giữa hai quan điểm trong cùng một quy định pháp luật về vấn đề này Do đó, sự phân biệt theo từng quan điểm được ghi nhận trong các văn bản pháp luật được sử dụng ở đây chỉ

có tính chất tương đối.

15

Trang 17

tập trung vào sự khiếm khuyết về thé trạng, tinh thần, thínhgiác, thị giác và sức khoẻ tâm thần Có một số định nghĩatheo quan niệm này như sau?)

- Trung Quốc: Điều 2 Luật của nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa về bảo vệ người khuyết tật ban hành năm 1990 quyđịnh: “Người khuyết tật là một trong những người bị bấtthường, mat mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng,tâm li hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và nhữngngười đã mat toàn bộ hoặc một phan khả năng tham gia vào

các hoạt động một cách bình thường.

"Người khuyết tật" là những người có thính giác, thị giác,lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thân,

rồi loạn tâm than, khuyết tật nhiều và/hoặc khuyết tật khác `.

- An Độ: Luật về người khuyết tật ban hành năm 1995 (về

cơ hội bình dang, bảo vệ quyền va đảm bảo cho người khuyết

tật tham gia mọi hoạt động xã hội) định nghĩa khuyết tật bao

gồm những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong; thị lựckém; suy giảm khả năng vận động; chậm phát triển trí óc và mắcbệnh về tâm thần Trong khi đó định nghĩa về người khuyết tậtlại được nêu “mot người bị bất kì một khuyết tật nào không dưới40% theo xác nhận của cơ quan y té có thẩm quyên ”

- Đạo luật số 7277 với tên gọi là Đạo luật tạo nên sự phục

hồi chức năng, tự phát triển và tự tin cho người khuyết tật va

(1).Xem: Hướng tới cơ hội việc làm bình dang cho người khuyết tật thông qua

hệ thông pháp luật, tldd, tr 17.

Trang 18

hoà nhập người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác,

được thông qua bởi Thượng nghị viện và Hạ nghị viện củaQuốc hội Phillipines vào ngày 12 tháng 7 năm 1991 quy định:

“Người khuyết tật — là người có sự khác biệt về khả năng vàhạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm than

để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường ”

Cùng với khái niệm về người khuyết tật, Đạo luật số 7277của Philipines còn giải thích một số thuật ngữ khác có liênquan đến người khuyết tat, cụ thé như sau:

+ Sự khiếm khuyết là sự mất, giảm hay rối loạn về chứcnăng, hay cấu trúc cơ thé, tâm lí và hành vi

+ Khuyết tật có nghĩa là 1) sự khiếm khuyết về vận độnghay trí não mà có ảnh hưởng đáng kể một hoặc nhiều chứcnăng vận động, tâm thần của một cá nhân hay các hoạt độngcủa cá nhân hoặc 2) được coi là có khiếm khuyết

Định nghĩa người khuyết tật theo quan điểm xã hội là sựkết hợp giữa sự khiếm khuyết và các yếu tố môi trường và tiếpcận dưới góc độ quyền của người khuyết tật Sau đây là một sốđịnh nghĩa người khuyết tật theo quan điểm này:

- Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 của ILO về phục hồichức năng lao động và việc làm của người khuyết tật năm

1983, quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân màkhả năng có mot việc lam phù hop, trụ lau dai với công việc đó

và thăng tiến với nó bị giảm sút dang kế do hậu quả của mộtkhiếm khuyết về thể chất và tâm thân được thừa nhận”

17

Trang 19

- Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liênhợp quốc năm 2006, quy định: “Người khuyết tật bao gomnhững người bị suy giảm về thé chất, than kinh, trí tuệ hay

giác quan trong một thời gian dai, có ảnh hưởng qua lại với

hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đây đủ vàhiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳngvới những người khác”.")

- Ở Đức, sách số chín của Bộ luật xã hội định nghĩa:

“Người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lựchoặc tâm lí tiễn triển không bình thường so với người có cùng

độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường

này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào

cuộc sống xã hội”

- Luật bình đăng về việc làm của Nam Phi định nghĩangười khuyết tật là “người bị suy giảm khả năng về thé lựchoặc trí lực trong một thời gian đài hoặc tiếp diễn nhiễu lần,khiến người đó bị hạn chế đáng kề về khả năng tham gia hoặcphát triển nghề nghiệp”

- Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990

(Americans with Disabilities Act of 1990 - ADA) định nghĩa

“người khuyết tật là người có sự suy yếu về thé chất hay tinh

(1).Xem: Công ước về quyên của người khuyết tật 2006, Văn phòng điều phối

các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD), Nxb Lao động-xã hội, 2008.

(2) Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật, tldd, tr 17.

(3) Sđd, tr 18.

Trang 20

thân gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quantrọng trong cuộc sống” Cũng theo ADA những ví dụ cụ thê về

khuyết tật bao gồm: Khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tỉnh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung

thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh

lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng).

- Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luậtngười khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sửdụng khái niệm “người khuyết tat” thay cho khái niệm “ngườitàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế

giới về van đề khuyết tật Theo quy định tại khoản 1 Điều 2

của Luật này thì “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyếtmột hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năngđược biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,học tập gặp khó khan”

Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả nhữngngười bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh

tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh Như vậy, Luật người

khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa

(1) Định nghĩa này kế thừa quy định tại Điều 1 Pháp lệnh về người tàn tật của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1998 (hiện đã

được thay thế bằng Luật người khuyết tật năm 2010): “Người tan tat theo quy dinh cua phap lénh nay khong phan biét nguon goc gây ra tàn tật la

người bị khiếm khuyết một hay nhiêu bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dang tàn tat khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,

in”

khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn ”.

19

Trang 21

vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái

niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật

Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhaucho thấy để đưa ra khái niệm thuyết phục và thống nhất vềngười khuyết tật là không dé dàng Việc nghiên cứu dé đưa rađịnh nghĩa quốc tế về người khuyết tật là thách thức do những

mô hình của khuyết tật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá,điều kiện kinh tế-xã hội và các tiêu chí xác định khuyết tat

(1) Lay ví dụ về việc xác định tỉ lệ người khuyết tật dé minh chứng cho van dé

này: Về tỉ lệ người khuyết tật, các con số đưa ra rất khác nhau và đa dạng,

nguyên nhân là vì có khá nhiều tổ chức đánh giá, của chính phủ cũng như phi

chính phú quan trọng hơn các tiêu chí khác nhau đã ảnh hưởng, quyết định đến kết quả Thống kê trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương

đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007) Ở Việt Nam các báo cáo thay đổi từ 5% đến 15% Dựa trên Bang phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật

và sức khoẻ (International Classification of Functioning, Disability and

Health-ICF) của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tông cục thông kê Việt Nam đã tiến

hành khảo sát, họ sử dụng một sô câu hỏi vê khuyết tật theo phương pháp đánh giá chức năng Mỗi thành viên 5 tuôi trở lên của hộ gia đình được phỏng van 6

câu hỏi để đánh giá thực hiện các chức năng cơ bản của con người là: nghe,

nhìn, vận động, nhận thức, khả năng ghi nhớitập trung, tự chăm sóc bản thân,

và chức năng giao tiếp Người trả lời tự đánh giá việc thực hiện các chức năng

đó dựa trên 4 mức phân loại sau: 1) Không khó khăn; 2) Khó khăn; 3) Rất khó khăn; 4) Không thể thực hiện được Trong tài liệu này, nếu một người có phương án trả lời là (2), (3) hoặc (4) khi thực hiện bất kì chức năng nào trong

sáu chức năng nói trên sẽ được coi là khuyết tật Theo cách phân loại trên tỉ lệ

người khuyết tật chung cả nước là 15,3% Vùng có tỉ lệ khuyết tật cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc Tỉ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%) Tuy nhiên, nếu dựa trên tiêu

chí xác định người khuyết tật được quy định trong Pháp lệnh người khuyết tật

năm 1998, nay là Luật người khuyết tật năm 2010 thì tỉ lệ người khuyết tật được cơ quan có thâm quyền xác định cũng dao động từ khoảng 5% - 10% Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - http://vi-wikipedia.org, ngày 08/06/2011.

Trang 22

Tuy nhiên, cũng cần khang định răng định nghĩa về ngườikhuyết tật, dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phảiphan ánh thực tế là người khuyết tật có thé gặp các rào can doyếu tô xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào moihoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Họ phải được đảm bảorằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt độngcủa đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyềncủa con người Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra định nghĩakhái niệm người khuyết tật như sau:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiễu

bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến nhữnghạn chế đáng ké và lâu dài trong việc tham gia của người

khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình dang voi

những chủ thé khác

1.1.2 Đặc điểm người khuyết tật

Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mangnhững đặc điểm chung về mặt kinh tế-xã hội, đặc điểm tâm sinh

lí như mọi người khác trong xã hội Tuy nhiên, với những đặcđiểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm người khuyết tậtnói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người khôngkhuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dang này lại có nét đặc

thù tương đối so với nhóm người khuyết tật dạng khác Về

phương diện pháp lí, làm rõ các đặc điểm của người khuyết tật làmột trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quyđịnh, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và chính sách vớingười khuyết tật Theo đó, các quy định pháp luật, chính sách của

21

Trang 23

Nhà nước phải đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ của cái chunggiữa người khuyết tật với các công dân bình thường khác trong

xã hội; giữa người khuyết tật nói chung với nhau Đồng thời,phải đảm bảo cái riêng giữa người khuyết tật với cộng đồng còn

lại của xã hội, cái đặc thù của những người khuyết tật với các dạng tật khác nhau của chính người khuyết tật Nói cách khác,

về phương diện triết học điều chỉnh mối quan hệ giữa ngườikhuyết tật với “phần còn lại” của xã hội và giữa người khuyết tật

với nhau thì “cái chung” phải bao hàm “cái riêng” nhưng “cái riêng” thì bao giờ cũng phong phú hơn “cái chung”.

1.1.2.1 Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh

té-xã hội

Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phảichịu thiệt thòi về mặt kinh tế-xã hội và nhân khâu học: Nhữnggia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lựclao động (vì vậy có năng lực sản xuất thấp) hoặc có quá nhiềungười sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế) Học van của cácthành viên trong những gia đình người khuyết tật thường khôngcao”) (chất lượng lao động thấp) Nhiều chủ hộ gia đình lạichính là người khuyết tật có sức khoẻ yếu Tài sản của gia đình

(1) Theo Bộ lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp: 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đăng Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn và chỉ hơn 4% người

có việc làm ổn định Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo

(Bộ lao động, thương binh va xã hội, 2005).

Trang 24

người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp, vì vậyđiều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng xấu đếncuộc sông, sức khoẻ, phúc lợi của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, người khuyết tật từ 15 tuôi trở lên rất khó có việc làm,

hầu hết người khuyết tật hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng

đi làm nhưng lại bị thất nghiệp Khuyét tật là nguyên nhân chínhdẫn đến tình trạng thất nghiệp của họ."

Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết

tật phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc song:

Khuyét tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn chongười khuyết tật trong việc thực hiện các công việc sinh hoạthàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế,kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội Đề khắcphục những khó khăn này, người khuyết tật chủ yéu dựa vàogia đình, nguồn giúp đỡ chính đối với họ Những khó khăncàng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng

(1) Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO - International Labour Organization) có khoảng 386 triệu người trên thế giới trong độ tuôi lao động bị khuyết tật Tỉ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở một số quốc gia lên đến hơn 80% Thông thường người sử dụng lao động cho rằng người khuyết tật không thé làm việc Năm 2004, cuộc điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 35% người khuyết tật trong độ tuôi lao động đang có việc làm (mặc dù con số này cũng đã khá tốt so với các nước khác), trong khi đó 78% người không khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm Hai phan ba trong số người khuyết tật thất nghiệp nói rằng họ muốn làm việc nhưng không thê tìm được việc Nghiên cứu của Đại học Rutgers năm 2003 cho biết 1/3 số người sử dụng lao động

được khảo sát cho rang, người khuyết tật có thể không có hiệu quả thực hiện

công việc theo yêu cầu nhiệm vụ Lí do phổ biến nhất cho việc không thuê

người khuyết tật là sự sợ hãi phải đầu tư các thiết bị tốn kém (Bách khoa toàn

thư mở Wikipedia - http://vi.wikipedia.org, ngày 08/06/2011).

23

Trang 25

đối với người khuyết tật.

Quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực,dẫn đến sự kì thị và phân biệt đối xử: Điều này diễn ra dướinhiều hình thức, ở nhiều bối cảnh khác nhau (gia đình, cộng

đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc và các tô chức ở

địa phương) Trong cộng đồng, nhiều dân cu coi ngườikhuyết tật là “đáng thương”, không có cuộc sống “bìnhthường”, là “gánh nặng” của xã hội ” Về nhận thức phápluật, nhiều người không hè biết đến quy định của pháp luật

về người khuyết tật Từ đó dẫn đến sự kì thị, phân biệt đốixử? và nó diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực: Gia đình, nơi

(1) Năm 2007 được sự tải trợ của Quỹ Ford, Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vai con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyét tật: Coi thường người khuyết tật (16%); Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%); Coi là vô dung

(20,7%); Thường xuyên lăng mạ (14,2%); Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%); Bỏ

rơi (7,1%); Không cho ăn (4,3%); Khoá/xích trong nhà (10,2%); Bắt đi ăn xin

(1,5%) (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org, ngày 08/06/2011).

(2) Nghiên cứu của Erving Goffman (1963) đã miêu tả ba loại kì thị

(Discrimination): (1) “Sự ghê sợ về cơ thể” tức là những kì thị liên quan đến những biến dang thé chất; (2) “Nhược điểm về tinh cách của một cá nhân” chăng hạn như một người bị coi là thiếu ý chí nếu có những đam mê không bình thường hoặc không trung thực; (3) “Kì thị bộ lạc” tức là kì thị về sắc tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo hoặc là việc tham gia một tô chức xã hội bị khinh miệt.

Công trình sau đó của Parker va Aggleton (2003) đã coi ki thị là một quá trình

xã hội, sản sinh và tái sản sinh ra những mỗi quan hệ về quyền lực và sự kiểm

soát Họ cũng nghiên cứu kì thị được sử dụng như thé nào dé biến sự khác biệt thành sự bất bình đăng, giúp một số nhóm người hạ thấp giá trị của những

nhóm khác dựa trên những thuộc tính “khác biệt” (Ogden và Nyblade, 2005) Theo đó tình trạng khuyết tật có thể dẫn đến kì thị loại thứ nhất (sự ghê sợ về

Trang 26

làm việc, giáo dục, hôn nhân gia đình, tham gia hoạt động xã

hội, thậm chí sự kì thị từ chính người khuyết tật (hầu hếtngười khuyết tật cho rằng mình kém cỏi hơn, mặc cảm, thấykhó hoà nhập cộng đồng)

Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực

tế cho thấy có sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyếttật và những giúp đỡ mà họ nhận được Sự hỗ trợ của nhà nước

và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là phát triển conngười Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội, lương thực nhưng lại ít được trợ giúp trongviệc làm, dạy nghề và tham gia hoạt động xã hoi

1.1.2.2 Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạngtật và mức độ khuyết tật

Trên thế giới, ở mỗi quốc gia có thể có các quy định khácnhau về một số dang tật song nhìn chung hau hết và phổ biến

là các dạng khuyết tật giống như đã được quy định tại Luật

người khuyết tật Việt Nam, bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm

thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác

biến dạng cơ thé), tuy nhiên, một sỐ dạng khuyết tật cũng có thé dẫn đến ki thị

25

Trang 27

Mỗi dạng khuyết tật này có những đặc điểm riêng, chung

về tâm, sinh lí, về khả năng qua đó tác động đến các nhu cầucủa bản thân và có ảnh hưởng qua lai, tác động đáng ké tới môitrường xung quanh làm xuất hiện những hệ quả pháp lí trongquá trình hoà nhập cộng đồng

Về đặc điểm chung: Ở những người khuyết tật vận động,

khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn đều có bộ não phát triển

bình thường Nếu được quan tâm tạo môi trường thuận lợi, rènluyện từ sớm và thường xuyên thì họ vẫn có thê tiếp thu được

chương trình học tập, làm việc, tham gia vào các hoạt động

kinh tế xã hội của cộng đồng, trở thành người có ích cho bảnthân, gia đình và xã hội Tuy nhiên, do hạn chế về thể chấthoặc giác quan nên họ dễ có tâm lí tự ti, mặc cảm về khuyết tậtcủa mình, thường gặp khó khăn trong giao tiếp và trên một sốlĩnh vực thì hiệu xuất công việc không cao hoặc không thétham gia Do hoàn cảnh khuyết tật hoặc các yếu tô khác vềkinh tế, môi trường nên nhiều người không có điều kiện dé

rèn luyện, khắc phục những hạn chế ngay từ sớm, khiến họ trở

nên lúng túng, vụng về trong một số kĩ năng Điều này làm họ

dễ cảm thấy thiếu tự chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với ngườixung quanh — Tình trạng sẽ tôi tệ hơn nếu như khiếm khuyếtcủa họ thay vì nhận được sự cảm thông lại vấp phải thái độgiéu cot hoặc thiếu kiên nhẫn của mọi người Tuy nhiên, đại bộphận trong số họ đều có ý chí và khát vọng vươn lên khắc phụcnhững khiếm khuyết về thé chất hay giác quan của bản thân dé

Trang 28

tự khang định mình, tham gia học tập, làm việc và sinh hoạtnhư mọi thành viên khác trong xã hội.

- Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vậnđộng bị tổn thương, biểu hiện dé nhận thấy là khó khăn trong

ngồi, nằm, đi chuyên, cầm, nam Do đó, người khuyết tật vận

động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi,

học tập và lao động Người khuyết tật vận động cần được sự hỗ trợ về phương tiện di lại (xe lăn, gậy chống ) và đặc biệt là

không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp dé di chuyền

- Khuyết tật nghe, nói: Người khuyết tật nghe, nói làngười có khó khăn đáng kể về nói và nghe, dẫn đến hạn chế

về đọc, viết, từ đó dẫn đến những hạn chế trong sinh hoạt,

làm việc, học tập, hoà nhập cộng đồng Dé giảm bớt khó khan

họ cần được dùng phương tiện trợ giúp (máy trợ thính), ngônngữ kí hiệu trong giao tiếp tong hợp Người khuyết tật nghe,nói thường rất khó khăn trong việc thể hiện ngôn ngữ và tiếpnhận thông tin từ cộng đồng, bởi ngôn ngữ của họ là ngônngữ kí hiệu Tuy nhiên, ngôn ngữ kí hiệu cũng có nhiều hạnchế vì không thé phản anh được day đủ tính chất, mức độ cáchoạt động của cuộc sống như tiếng nói hay chữ viết Mặtkhác, việc sử dụng chữ viết thông thường đối với họ cũng là

điều không dễ vì quá trình hướng dẫn dùng chữ viết thông

thường cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của những hạn chế

bởi ngôn ngữ kí hiệu.

27

Trang 29

- Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là nhữngngười có tật về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìnkhông rõ ràng Họ có hai giác quan thường rất phát triển: thínhgiác và xúc giác Đối với người khiếm thị công cụ hỗ trợ dichuyền là chiếc gậy trăng (hoặc các loại gậy thông thường) chữnôi Braille, các dụng cụ hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và

dễ nhận biết những người nhìn kém thì môi trường cần thiếtvới họ là đảm bảo đủ ánh sáng, dùng những màu tương phản,hợp lí trong sinh hoạt và các hoạt động khác, cung cấp thiết bịphóng đại hình ảnh.

- Khuyết tật trí tuệ: Xét về mức độ, đây là đối tượng khuyếttật không có những đặc điểm cơ bản, chung như ba dạngkhuyết tật ở trên Khuyết tật về trí tuệ được xác định khi: 1)Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số thông minh đạtgần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cánhân; 2) BỊ thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong sốnhững hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại

gia đình, kĩ năng xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong

cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường, làm việc, giải

trí, sức khoẻ và an toàn; 3) Tật xuất hiện trước 18 tuôi Ngườikhuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến cuộcsông bình thường của họ và người thân cả về trí tuệ (phần lớn

chỉ dùng ở mức độ tư duy trực quan cụ thể, mức độ, nhịp độ tư

duy của các thành phần không giống nhau); về trí nhớ (gặp khó

(1) Theo bảng phân loại DSM IV.

Trang 30

khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, khó khăn trong việcnhớ những gì mang tính trừu tượng hay có quan hệ logic, dễquên những gì gần gũi với cuộc sống và không gắn với nhucầu bản thân); về chú ý (phần đông người khuyết tật có khókhăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào công việcnào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói Do duy trì chú ý kémnên việc tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin của ngườikhuyết tật thường gặp khó khăn); về kĩ năng giao tiếp xã hội

(đa phần người khuyết tật trí tuệ yếu kém về các kĩ năng xã

hội, rất ít thậm chí không có nhu cầu giao tiếp); cuối cùng là

về hành vi (người khuyết tật trí tuệ thường có những hành vilàm cho họ khó hoà nhập: hành vi tự lạm dụng, quá hiểu

tự kỉ, người bị rỗi loạn ngôn ngữ, người đa tật

1.2 Khái niệm luật người khuyết tật

1.2.1 Định nghĩa

Người khuyết tật mặc dù chỉ là nhóm thiểu số trong xã

29

Trang 31

hội” nhưng họ là bộ phận dân cư cau thành nên cộng đồng xãhội Trong suốt thời gian dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng

bắt lợi, thiệt thòi của người khuyết tật là hậu quả không tránh

khỏi của sự sút kém về tinh thần, thé chất của người khuyết tật

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, theo đó các chính sách

và quy định của pháp luật thường nghiêng nhiều về khía cạnhbảo trợ xã hội với đối tượng rủi ro, bất hạnh cần được nâng đỡ

và trợ giúp Các quy phạm pháp luật về người khuyết tật nằm

rải rác ở nhiều loại văn bản pháp quy thuộc các lĩnh vực khácnhau (dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, giáo dục, đàotạo ) Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về luật ngườikhuyết tật cũng chưa được đầu tư, quan tâm thoả đáng và nếu

có thì cũng chưa phải là thái độ chủ động, tích cực từ phía

người dạy và người học Đến nay, cùng với sự thay đổi củacộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành động về vẫn đềnày, hệ thông pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy địnhtương thích có hiệu lực cao dé đảm bảo thực hiện các quyền vànghĩa vụ của người khuyết tật dudi góc độ quyền con người.Điều này thể hiện chân lí đơn giản nhưng quan trọng răngngười nào cũng là con người và họ phải được tôn trọng, bìnhđăng như nhau Tương ứng với các quyền của từng cá nhân,

(1) Trên thế giới hiện có hơn 600 triệu người có khiếm khuyét về thé chat, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới các hình thức khác nhau Con số này tương

đương với khoảng 10% dân số thé giới Quốc gia nào cũng có người khuyết tật

và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nước đang phát triển (Hirdng tới cơ hội việc làm bình dang cho người khuyết tật thông qua hệ thong pháp luật, ILO, 2006, tr.

1) Ở Việt Nam, số liệu về tỉ lệ người khuyết tật dao động từ 5% - 10%.

Trang 32

nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng và thực thi các

quyền con người Thêm nữa do tính chất đặc biệt của hệ thốngchủ thể (người khuyết tật), do đó việc tiếp cận nội dung pháp líliên quan đến người khuyết tật cần được giải quyết hài hoàtrong mối tương quan về quyền và nghĩa vu của họ (mà trong

đó, với người khuyết tật: “quyền — nhiều như mong muốn;nghĩa vụ - ít như có thể”) Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây làliều lượng giữa quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ cụ thécủa người khuyết tật như thé nào là hợp lí (vi du: giữa van débình đăng tuyên dụng và điều kiện tuyển dụng) Bởi vì, thườngpháp luật người khuyết tật nhắn mạnh đến hệ thống quyền của

họ trong quan hệ mà ít chú ý hơn đến trách nhiệm Như vay, sựnhận thức các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đưới góc

độ quyền con người là cơ sở khách quan và thực tiễn cho sựthay đổi, phát triển của luật người khuyết tật với những nộihàm mới về chất và lượng

Luật người khuyết tật là nội dung mới được đưa vào nghiêncứu và giảng dạy pháp luật”) cho nên khoa học pháp lí nước tachưa có khái niệm thống nhất về vấn đề này Tuy nhiên, vềphương diện lí luận và từ quan điểm tiếp cận so sánh có thểxem xét khái niệm luật người khuyết tật dudi góc độ đặc thùcủa đối tượng (người khuyết tật)

(1) Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có một cơ sở dao tạo luật nào

ở Việt Nam giảng dạy môn học pháp luật người khuyết tật trong chương trình đào tạo cử nhân.

31

Trang 33

Người khuyết tật — trước hết là một con người, nhưng sovới những người bình thường họ có những điểm không bìnhthường Do đó, luật người khuyết tật vừa đảm bảo cái chungđồng thời chứa đựng cái riêng Theo nghĩa chung, luật ngườikhuyết tật bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnhcác quan hệ xã hội nhằm xác định, tô chức thực hiện và đảmbảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật nhằm bảo

đảm cuộc sống bình thường của họ trong môi trường cộngđồng Với cách tiếp cận quyền của người khuyết tật dựa trêncác quyền con người thì các quan hệ xã hội liên quan đến

người khuyết tật trải rộng trên nhiều lĩnh vực: y học, tâm lí,

kiến trúc, xây dựng, dân sự, lao động, tài chính, bảo hiểm, hìnhsự Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về tính chất,nội dung và khách thể Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy,luật người khuyết tật là hệ thống các quy tắc xử sự, do Nhànước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hộinhằm đảm bảo thực hiện các quyền của người khuyết tật Nhưvậy, luật người khuyết tật theo nghĩa chung là lĩnh vực phápluật bao gồm các quy phạm được quy định trong các văn bảnpháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Hiến pháp, hànhchính, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, an sinh xã hội, taichính, hình sự ) điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đếnquyền của người khuyết tật với tư cách là các quyền con người.Theo nghĩa riêng, luật người khuyết tật bao gồm các quy phạmnhằm điều chỉnh các quan hệ trực tiếp làm phát sinh cũng nhưcách thức thực thi và đảm bảo các quyền và trách nhiệm cụ thể

Trang 34

của người khuyết tật Cụ thể đó là các quan hệ xã hội nhằm xác định mức độ khuyết tật; quan hệ chăm sóc sức khoẻ; quan hệ trong lĩnh vực giáo dục, việc làm, học nghề; quan hệ bảo trợ xã

hội; quan hệ về việc xác định trách nhiệm của các chủ thê vớingười khuyết tật

Như vậy, luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm

pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận diéu chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo các

quyên và trách nhiệm của người khuyết tật

Thuật ngữ “luật người khuyết tật” còn có thể được hiểu

trên hai phương diện là khoa học luật người khuyết tật và môn

học luật người khuyết tật

Dưới góc độ khoa học thì luật người khuyết tật là một trongnhững nội dung của hệ thống khoa học pháp li Mặc dù có mốiliên hệ mật thiết với nhiều khoa học pháp lí khác như lao động,dân sự, hôn nhân gia đình, tài chính, hình sự Song như bất kì

khoa học nao, khoa học luật người khuyết tật cũng có quá trình

hình thành và phát triển, có hệ thống khái niệm, phạm trù và cóđối tượng nghiên cứu riêng Đối tượng nghiên cứu của khoahọc luật người khuyết tật bao gồm:

- Những vấn đề lí luận của khoa học luật người khuyếttật như: Những quan điểm, học thuyết về người khuyết tật(trong nước và quốc tế); các cơ sở, căn cứ pháp lí, kinh tế,

xã hội xác định người khuyết tật; quyền của người khuyết tậttrong sự liên hệ với quyên con người; môi tương quan giữa

33

Trang 35

người khuyết tật, luật người khuyết tật với các lĩnh vực pháp

- Các quan hệ pháp luật người khuyết tật:

+ Bản chất, đặc điểm, cơ cau nội tại của quan hệ;

+ Quyền, nghĩa vụ chủ thể;

+ Cơ chế đảm bảo

Dưới góc độ môn học, thì luật người khuyết tật là bộ phậncủa khoa học luật người khuyết tật, sử dụng những tri thức cuakhoa học luật người khuyết tật xây dựng nên hệ thống môn học

và giáo trình luật người khuyết tật Khoa học luật người khuyếttật cung cấp nhiều tri thức phong phú còn môn học luật ngườikhuyết tật cung cấp kiến thức một cách có hệ thống ở nhữngmức độ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu dao tạo

VỚI các nội dung sau:

- Các van dé chung bao gồm:

+ Quan hệ xã hội do luật người khuyết tật điều chỉnh;

+ Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật;

+ Nguồn của luật người khuyết tat;

+ Quan hệ pháp luật người khuyết tật.

Trang 36

- Các vấn đề riêng bao gồm:

+ Chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật;

+ Giáo dục đào tạo, việc làm và học nghề VỚI người khuyết tật;

+ Hoạt động xã hội với người khuyết tật;

+ Chế độ bảo trợ với người khuyết tật;

+ Trách nhiệm với người khuyết tật;

+ Biện pháp đảm bảo quyền của người khuyết tật

1.2.2 Quan hệ xã hội do luật người khuyết tật điều chỉnh

Xét đưới góc độ lí luận pháp luật và mối quan hệ giữa cái

chung và cái riêng của quyên người khuyết tật trong mối liên

hệ với quyền con người, quan hệ xã hội do luật người khuyếttật điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trìnhđảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tat được

điều chỉnh bởi luật người khuyết tật Dựa vào nội dung và mục

đích của quan hệ, có thể xác định quan hệ xã hội do luật ngườikhuyết tật điều chỉnh bao gồm:

- Quan hệ xác nhận khuyết tật: Quan hệ này nhằm xác định

về mặt pháp lí một người có phải là người khuyết tật haykhông? Sự điều chỉnh của luật người khuyết tật đối với quan hệnày bao gồm: Xác định căn cứ, phương pháp xác nhận khuyết

tật; cơ quan có thấm quyên, thủ tục xác định khuyết tật, xác

định lại mức độ khuyết tật

- Quan hệ chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật: Khuyết

tật thường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người khuyết

35

Trang 37

tật, do đó nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc sức khoẻ lànhu cầu thường xuyên của người khuyết tật Tuy nhiên, donhững khiếm khuyết về thé chat, tinh thần hay trí tuệ, ngườikhuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc sứckhoẻ Trở ngại lớn nhất trong quan hệ này là từ tâm lí mặc

cảm của người khuyết tật và sự kì thị của cộng đồng Vì vậy,

chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật là quan hệ về tráchnhiệm của nhiều chủ thể liên quan được pháp luật điềuchỉnh Do đó, quan hệ chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật làmối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội và ngườikhuyết tật trong việc thực hiện các hoạt động phòng bệnh,khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúpngười khuyết tật vượt qua những khó khăn của bệnh tật,vươn lên hoà nhập cộng đồng

- Quan hệ giáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm với ngườikhuyết tật: Cũng như bắt cứ con người nào, để người khuyết tật

có thê tồn tại với những giá trị nhân phẩm được tôn trọng thì

họ cần được học tập, rèn luyện và có công việc ôn định, chấtlượng Đây cũng là quyền hiến định của họ như mọi công dântrong xã hội Tuy nhiên, với những đặc thù riêng có của người

khuyết tật thì các vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo, dạy

nghề và việc làm cho họ cũng cần phải có những quy địnhriêng phù hợp với người khuyết tật nói chung và từng dạng tậtnói riêng Cần lưu ý, nội dung điều chỉnh pháp luật về vấn đềnày không phải chỉ là sự ưu tiên, ưu đãi mà điều quan trọng là

Trang 38

tạo ra và thúc đây các cơ hội bình đăng cho người khuyết tật vềgiáo dục đào tạo, dạy nghề và việc làm Trong quan hệ giáodục đào tạo, dạy nghề và việc làm tuỳ từng phạm vi và nộidung cụ thé (giáo duc dao tạo hay học nghề hoặc việc làm) màtrên cơ sở đó quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan

được xác định.

- Quan hệ trong lĩnh vực hoạt động xã hội đối với ngườikhuyết tật: Các hoạt động trong lĩnh vực xã hội với người

khuyết tật ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: Văn hoá,

thé dục, thể thao, giải trí, du lịch và các dich vụ công (nhà

chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông

tin và truyền thông) Như vậy, tham gia các hoạt động tronglĩnh vực xã hội vừa là nhu cầu tinh thần vừa là nhu cầu cuộcsông bình thường của người khuyết tật như mọi cư dân kháctrong xã hội Với tư cách là quyền của người khuyết tật tronglĩnh vực này, pháp luật cần đảm bảo các điều kiện và khả năngtiếp cận của họ khi tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xãhội Theo đó, với từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể phápluật xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việcđảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật khi họtham gia quan hệ trong lĩnh vực hoạt động xã hội.

- Quan hệ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật: Dưới góc

độ an sinh xã hội, người khuyết tật là đối tượng “yếu thế” cần

được bảo vệ Bảo trợ xã hội là một bộ phận của an sinh xã hội, được xem xét dưới những cách tiép cận khác nhau nhưng đêu

37

Trang 39

nhằm bảo vệ, hỗ trợ và giúp đỡ những đối tượng “yếu thé, dé

bị tốn thương” Với những khó khăn trong tìm kiếm cơ hội vàkhả năng đảm bảo cuộc sống nên đối với người khuyết tật thìnhu cầu bảo trợ xã hội trở nên cấp thiết, đặc biệt với những

người khuyết tật nặng và/hoặc đặc biệt nặng Chế độ bảo trợ xã hội với người khuyết tật bao gồm các quy định về: Chế độ trợ

cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng; chế độ nuôi

dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở chăm

sóc người khuyết tật

- Quan hệ liên quan đến trách nhiệm đối với người khuyết

tật: Bên cạnh khía cạnh trách nhiệm xã hội mà người ta thường

nói khi đề cập đến người khuyết tật thì không thể thiếu yêu cầutrách nhiệm mang nội dung pháp lí Bởi vì, quyền của ngườikhuyết tật chỉ được hiện thực hoá khi trách nhiệm của các chủthể liên quan: Nhà nước, cơ quan, tô chức, gia đình, cá nhân VỚI người khuyết tật được đảm bảo thực hiện Hơn nữa, chínhngười khuyết tật va các tô chức của họ phải ý thức được tráchnhiệm của mình với vấn đề khuyết tật trong mối quan hệ vớicác quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng.Các quan hệ chủ yếu liên quan đến trách nhiệm đối với ngườikhuyết tật bao gồm:

+ Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước đối vớingười khuyết tật;

+ Trách nhiệm của gia đình đối với người khuyết tật;

Trang 40

+ Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với ngườikhuyết tật.

- Quan hệ về các biện pháp đảm bảo quyền của người

khuyết tật: Các cam kết, mong muốn, quy định nhằm tạo ra sự

bình đăng và cơ hội tiếp cận cho người khuyết tật trên mọi lĩnhvực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội chỉ có ý nghĩa khi

được bảo đảm bằng các biện pháp khác nhau Điều đó dẫn đến

nhu cầu làm phát sinh quan hệ về các biện pháp đảm bảoquyền của người khuyết tật Do các van dé liên quan đến ngườikhuyết tật có phạm vi rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau, vì vậy các biện pháp đảm bảo quyền của người khuyếttật cũng rất đa dạng Cụ thé bao gồm:

Với tư cách là thành viên của ILO va đã tham gia kí Công

ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, pháp luậtViệt Nam cần phải và đã bước đầu nội luật hoá các nguyên tắc

đã được ghi nhận trong Công ước Song khác với một số

39

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN