Chương 1: CAC VAN DE LY LUẬN VE AN NINH CON NGƯỜIKhái niệm an ninh con người Mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh con người Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HA NOI
CHU MANH HUNG
VAN DE AN NINH CON NGUOI TRONG PHAP LUAT QUOC TE HIEN DAI
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số : 62 38 01 08
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC
Người hướng dan khoa học: PGS TS Nguyễn Bá Diễn
PGS TS Đoàn Năng
HÀ NỘI - 2012
Trang 2lôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu néu trong luận án là trung thực Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công
bồ trong bat kỳ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Chu Mạnh Hùng
Trang 3Chương 1: CAC VAN DE LY LUẬN VE AN NINH CON NGƯỜI
Khái niệm an ninh con người
Mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh con người
Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia
Vai trò của an ninh con người
Các nguy cơ đe dọa an ninh con người
Chương 2: PHAP LUẬT QUOC TE VE AN NINH CON NGƯỜI
Sự hình thành và phát triển của chế định an ninh con người
trong luật quốc tế
Quy định của pháp luật quốc tế về an ninh con người
Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh con người
Các giải pháp tăng cường an ninh con người
Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUAT VÀ GIẢI PHAP TANG CƯỜNG
BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về an ninh con người
Pháp luật Việt Nam về an ninh con người
Các giải pháp góp phần tăng cường an ninh bảo đảm an ninh con
người ở Việt Nam
66 88 108 114
114 133 157
180 183
184
Trang 4ASEAN (The Association of Southeast
Asian Nations)
AU (Africa Union)
ECOSOC (Economic and Social Council)
EU (European Union)
HRC (Human Rights Council)
ICCPR (International Covenant on Civil
and Political Rights)
ICESCR
Economic, Social and Cultural Rights)
(International Covenant on
ICJ (International Court of Justice)
ILO (International Labour Organization)
NGOs (Non - Governmental Organization)
UDHR (Universal Declaration of Human
Rights)
UNDP (United Nations Development Programme)
UNESCO (The United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization)
UNICEF (United Nations Children’s Fund)
UPR (Universal Periodic Review)
WHO (World Health Organization)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
Liên minh châu Phi
Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốcLiên minh châu Âu
Hội đồng Nhân quyền
Công ước quôc tê về các quyên dân
sự, chính tri
Công ước Quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hoáToà án công lý quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế
Tổ chức phi chính phủ
Tuyên ngôn toàn thê giới vê quyên Con người
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hoá Liên hợp quốcQuỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
Cơ chế Đánh giá định kỳ toàn thé
Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, conngười luôn là trung tâm và là mục tiêu phấn đấu của cộng đồng quốc tế Có thê nói,những thành tựu pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều hướng tới bảo
vệ, phục vụ con người trên nền tảng an ninh con người phải được bảo đảm nhằmmục đích xây dựng cuộc sống tự do, bình đăng và hạnh phúc cho mỗi con ngườitrong tiến trình phát triển
Đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một thời kỳmới, có tính bước ngoặt cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng đấtnước Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bốsung và phát triển năm 201 1); Chiến lược ôn định và phát triển kinh tế - xã hội đếnnăm 2020; Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là những dấumốc lớn mang tính bước ngoặt trong nhận thức lý luận của Đảng ta về con người,quyền con người cũng như an ninh con người Mặt khác, Hiến pháp 1992 sửa đổinăm 2001 cũng khang định chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân và vì dân với mục tiêu vì con người Như vậy, quan điểmnhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam coi con người làmục tiêu cũng như động lực của quá trình phát triển xã hội Với nhận thức như vậynên an ninh con người phải là vẫn đề cốt lõi trong nhận thức và hành động thực tiễn.Bởi vậy, Đảng va Nhà nước Việt Nam xác định con người ở vi trí trung tâm của cácchính sách kinh tế - xã hội, là nhân tô quan trọng dé phát triển bền vững, thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quan điểm lấy con người làm trung tâm trong chủ trương, đường lối cũngnhư pháp luật được coi là nền tảng tư tưởng để Việt Nam tiếp tục con đường xâydựng chủ nghĩa xã hội đồng thời hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế Quátrình toàn cầu hóa và sự tham gia hội nhập của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội đểphát triển nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước không ít những nguy cơ,
Trang 6giải pháp mang tính chủ động, tích cực Những vấn đề như việc làm của người dân,
sự lan tràn của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng của tội phạm, hậu quả
của thiên tai đang từng ngày, từng giờ trực tiếp tác động tới cuộc sống và sự anlành của người dân Những van dé đó có thé là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa,
có thể là những mâu thuẫn bên trong mỗi quốc gia hoặc do thảm họa tự nhiên gây
ra Đó là những nguy cơ không chỉ đe dọa tới sự tồn vong, tiến trình phát triển củaquốc gia mà hiện hữu hơn còn đe dọa đến cuộc sống thường ngày của người dân.Nhận thức rõ về nó và chủ động ứng phó là trách nhiệm mỗi quốc gia phải làm ViệtNam phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nướcpháp quyền của dân, do dân và vì dân và như vậy mục đích cuối cùng cũng là chăm
lo cho cuộc sông tôt lành của người dân.
Hơn nữa, hiện nay Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á (ASEAN) và đang nỗ lực cùng tất cả các thành viên khác để hìnhthành Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột trong đó có Cộng đồng Văn hóa - Xãhội ASEAN mà mục tiêu chính của cộng đồng này là lấy con người làm trung tâm,
có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa cácquốc gia và dan tộc ASEAN
Những van dé trong nước và quốc tế, những yếu tố chủ quan và kháchquan liên quan đến mỗi quốc gia và mỗi người dân đặt ra yêu cầu phải nghiên cứumột cách toàn diện, sâu rộng vấn đề an ninh con người Tuy nhiên, qua khảo sát cáccông trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ luật pháp quốc tếvan dé này chưa được chú ý đúng mức, còn nhiều ý kiến khác nhau Xuất phát từnhững đòi hỏi cả ở phương diện lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: "Van dé anninh con người trong pháp luật quốc tế hiện dai" làm luận án tiễn sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã có dịp tham khảo nhiều công trình,bài viết khoa học về an ninh con người do các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thếgiới nghiên cứu.
Trang 7phương diện khác nhau, có thê nêu ra một sô công trình như:
Năm 2004, Học viện Quan hệ Quốc tế có đề tài nghiên cứu khoa học "Cácvan dé an ninh phi truyền thong ở Đông Nam A: Tác động đối với ASEAN và ViệtNam" do PGS.TS Nguyễn Phương Bình làm chủ nhiệm đề tài Đề tài đề cập đếnnhững cách tiếp cận khác nhau về an ninh phi truyền thống; những thách thức của
an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á cũng như quan điểm và sự hợp táccủa ASEAN và Việt Nam về an ninh phi truyền thống Nội dung nổi bật được théhiện trong đề tài là vấn đề an ninh con người với ý nghĩa là một biểu hiện của anninh phi truyền thong Tuy nhiên, van đề an ninh con người mà đề tài xem xét cũngmới chỉ dừng lại ở việc thê hiện các quan điêm khác nhau về an ninh con người.
Năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành cuốn sách: "Chénhlệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN" do PGS.TS Nguyễn Xuân Thang chủbiên Nội dung cuốn sách đề cập đến cách tiếp cận về an ninh trong xu thế toàn cầuhóa, từ an ninh truyền thông sang an ninh phi truyền thống mà trọng tâm là an ninhcon người dựa trên nên tảng của an ninh kinh tê.
Năm 2007, Học viện Quan hệ Quốc tế cũng thông qua đề tài nghiên cứukhoa học cấp Bộ: "Các thách thức an ninh phi truyền thong ở Đông Nam A và tácđộng đến Việt Nam" với chuyên đề nghiên cứu là "An ninh con người" do TS Ta MinhTuan thực hiện Chuyên đề đã giới thiệu được tổng quan về an ninh con người nhưkhái niệm, đặc điểm, các yếu tố cầu thành của an ninh con người cũng như hệ thong
cơ quan bảo vệ an ninh con người Tuy nhiên, chuyên đề này xem xét van dé anninh con người dưới góc độ quan hệ quôc tê.
Tháng 07 năm 2008, Bộ môn Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Khoa học xãhội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức hội thảo "An ninh conngười ở Đông Nam A" Hội thao đã tập trung rất nhiều bài viết của các nhà khoahọc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều có mối quan tâm chung là an ninhcon người xét ở cả bình diện rộng cũng như hẹp, thế giới cũng như Việt Nam nhưngkhía cạnh luật pháp quốc tế chưa được quan tâm nhiều trong nội dung Hội thảo vàcác bài việt.
Trang 8con người - Tiếp cận da ngành và liên ngành khoa hoc xã hội" do TS Võ KhánhVinh làm chủ biên Cuốn sách cũng bao gồm tập hợp các chuyên đề của các nhàkhoa học xã hội trong đó có TS Tường Duy Kiên với chuyên đề: "Quyển con người
và an ninh con người" Tác giả chủ yêu xem xét van đề quyền con người trong mốiquan hệ với an ninh con người cũng như những điểm giao thoa và những nội dungkhác biệt của hai khái niệm trong cùng một đối tượng tham chiếu là con người
Với tạp chí chuyên ngành luật học, tác giả Chu Mạnh Hùng và tác giả TrịnhXuân An có bài viết: "An ninh con người trong tiến trình hình thành cộng dongASEAN" đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2007 Bài viết này, các tác giả chủyếu phân tích các đặc điểm của an ninh con người và xem xét an ninh con người làmột mục tiêu của tiến trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN trongtương lai.
Trên phạm vi quốc tế, van dé an ninh con người cũng được nhiều tác giả vàcác quốc gia, tô chức quốc tế quan tâm điển hình như: Báo cáo phát triển con ngườinăm 1994 của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Tác giả Davidn Bladwinvới bài viết "Khái niệm an ninh" đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế năm 1997(Vol 23); Tác giả Capie và Evans với cuốn sách An ninh Châu A - Thái bình dươngđược xuất bản tại Singapore năm 2002; Ủy ban An ninh con người với nghiên cứu
"An ninh con người ngày nay" xuất ban tại New York năm 2003; Bộ Ngoại giaoNhật Bản có Sách xanh về ngoại giao, xuất bản năm 1999: Bộ Ngoại giao vàThương mại Canada với Chính sách đối ngoại của Canada về an ninh con người; 6Trung Quốc có tác giả Vuong Dat Châu với cuốn sách "An ninh quốc tế trong thờiđại toàn cẩu hóa" và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004.Nghiên cứu của các tác giả quốc tế chủ yếu quan tâm đến an ninh con người trênphương diện đối ngoại hoặc với ý nghĩa là một công cụ của quan hệ quốc tế và gắn
an ninh con người với các yêu tô chính tri.
Luật pháp quốc tế tạo cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho quan hệ quốc tế giữacác chu thé trong đó có vân đê an ninh con người Tuy nhiên, nhìn nhận an ninh con
Trang 9những khía cạnh đơn lẻ Vi vậy, luận án nghiên cứu một cách toàn diện van dé an ninh con người dưới góc độ luật pháp quôc tê hiện đại.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ bản chất của an ninh con người thôngqua việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề an ninh con người thông qualuật pháp quốc tế; cơ sở việc nghiên cứu các quan điểm về an ninh con người, rút racác đặc điểm cũng như mối quan hệ với các khái niệm có liên quan dé làm sáng tỏbản chât của an ninh con người.
Đê đạt được mục đích đó, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ một sô vân đê lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp luận của vân
r A
dé an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế
- Nghiên cứu những qui định của pháp luật quôc tê và pháp luật Việt Nam liên quan đên an ninh con người dé làm rõ và có nhận thức đúng dan vê vân dé an ninh con người trong tiên trình toàn câu hóa.
- Phân tích thực trạng và những thách thức đôi với an ninh con người trên thê giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Xác định rõ quan điêm, nhận thức và đê xuât các giải pháp tăng cường bảo dam an ninh con người đặc biệt là ở Việt Nam.
Doi twong nghién cứu:
Luận án nghiên cứu về an ninh con người dưới góc độ luật pháp quôc tê hiện đại.
Pham vi nghién cỨU:
- Luan án nghiên cứu vân đê an ninh con người với các cách tiép cận khác nhau, đặc biệt là pháp luật quôc tê liên quan đên an ninh con người và những thách thức đôi với an ninh con người.
- Luận án cũng dé cập đên an ninh con người ở khu vực Đông Nam A đặc biệt là vân đê an ninh con người ở Việt Nam nói chung, pháp luật và cơ chê bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam nói riêng.
Trang 10Luận án được nghiên cứu dựa trên co sở lý luận của chủ nghĩa Mac Lénin và tư tưởng Hô Chi Minh về vân dé con người và an ninh con người.
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, qui nạp, đối chiếu để làmsáng tỏ vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế đặc biệt là những quanđiểm, giải pháp để bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam Các phương pháp được
sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong một tông thể vàđược đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nhằm đánh giá một cách toàn diện,khách quan về lý luận cũng như thực tiễn bảo đảm an ninh con người trên thế giớicũng như Việt Nam.
5 Điêm mới của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu đâu tiên, toàn diện vê vân dé an ninh conngười đưới góc độ luật pháp quốc tế ở Việt Nam
- Làm rõ được cơ sở khoa học, các vân đê lý luận vê an ninh con người Đưa ra và làm rõ được nội hàm của khái niệm an ninh con người trong pháp luật quôc tê.
- Luận án khái quát được nội dung, ban chat của vân đê an ninh con người đặc biệt là dưới góc độ pháp lý nhăm tạo ra khuôn khô cho sự hợp tác quôc tê giữacác chủ thê đặc biệt là chủ thể luật quốc tế
- Phân tích đánh giá một cách chính xác, toàn diện và đầy đủ về thực trạngcũng như những nguy cơ và thách thức đối với an ninh con người trên cả phươngdiện pháp luật và thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thểhiện rõ quan điểm, đường lối của Việt Nam về van dé an ninh con người, góp phanhoàn thiện pháp luật liên quan đến an ninh con người ở Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam vé an ninh con người Luận án
Trang 11trường đại học, các học viện có chuyên ngành về luật học, chính trị học và quan hệquốc tế Luận án cũng là một nguồn tư liệu để cán bộ làm công tác thực tiễn hiểuđầy đủ và sâu sắc nhằm vận dụng đúng đắn các quan điểm cũng như qui định củapháp luật liên quan đến an ninh con người đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang hộinhập cùng cộng đồng quốc tế và đang nỗ lực cùng các nước trong khu vực ĐôngNam Á xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận án gồm 3 chương:
Chương 1: Các van đề lý luận về an ninh con người
Chương 2: Pháp luật quốc tế về an ninh con người
Chương 3: Chính sách, pháp luật và các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam.
Trang 12CAC VAN DE LÝ LUẬN VE AN NINH CON NGƯỜI
1.1 KHÁI NIỆM AN NINH CON NGƯỜI
1.1.1 Định nghĩa an ninh con người
Khi gặp phải nguy hiểm hoặc cảm thấy có sự đe dọa thì mới nghĩ đến anninh, cho nên khi nói tới an ninh thì đặc trưng cơ bản nhất được nhắc tới là mốiquan hệ giữa uy hiếp và nguy hiểm Trong tiếng Trung, "an ninh" được hiểu là trạngthái với các nội dung: chưa có nguy hiểm, không bị đe dọa, không xảy ra sự cố.Trong tiếng Anh "Security" (an ninh) không chi bao hàm trang thái của an ninh nhưtránh được nguy hiểm, khỏi bị lo sợ mà còn bao gồm việc bảo vệ an ninh, biện pháp
an ninh và cơ cau của an ninh [19, tr 99] Với nghĩa tiếng Việt, an ninh là trật tự xãhội, tình hình chính trị yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm [107, tr 33] Sosánh những định nghĩa trên chúng ta thấy nội dung cơ bản là giống nhau: an ninh làkhông tồn tại sự đe dọa và nguy hiểm
An ninh không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn đề cập đến mộttrạng thái tâm lý - cảm giác an toàn và đối lập với nó là cảm giác bất an Bất an lànăng lực cảm biến của con người về những rủi ro có thé đến với mình hoặc liênquan đến mình và vì vậy nó phan nào giống như bản năng sinh tồn hay một loạiphản ứng của con người trước những tín hiệu về sự xuất hiện của rủi ro Bất an làmột trạng thái tâm lý bình thường và phổ biến của con người không những vậy nócòn phản ánh sự lành mạnh của con người xét ở phương diện sinh học, thé hién sunhạy cảm của con người trước những rủi ro Tuy nhiên, khi bat an trở thành trangthái tâm lý phố biến thi đó là van dé đáng lo ngại bởi nó nói lên tính de dọa đối với
cộng đồng xã hội Nếu bat an trở thành hiện tượng xã hội phổ biến, con người sẽ
phải đối mặt với những rủi ro, đó là sự khủng hoảng tâm lý có tính chất toàn điện vàsâu sắc Con người cảm nhận về sự bắt an rất khác nhau vì cảm giác không chỉ đơnthuần là một kích thích mà nó còn là hệ quả của quá trình nhận thức [2, tr 2]
Trang 13bằng luật pháp quốc tế Xét ở phương diện lý luận quan hệ quốc tế [81, tr 31] cónhững quan niệm cơ bản khác nhau về vấn đề an ninh: Chủ nghĩa hiện thực(Realism) nhìn nhận an ninh từ khía cạnh sức mạnh quân sự và các mối đe dọa từbên ngoài (khách quan) thì Chủ nghĩa tự do (Liberalism) lại tiếp cận an ninh theonghĩa rộng bao gồm cả sức mạnh quân sự và phi quân sự, các mối đe dọa từ bên
trong lẫn bên ngoài (chủ quan, khách quan) Như vậy, dù ở khía cạnh nào thì nhữngquan niệm trên cũng chỉ coi quôc gia là đôi tượng của an ninh.
Những thay đổi cơ bản của quan hệ quốc tế thời ky hậu chiến tranh lạnhdưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học và công nghệ mới đặc biệt là công nghệthông tin cũng như quá trình toàn cầu hóa làm cho khái niệm an ninh được mở rộng từ
an ninh truyền thông đến an ninh phi truyền thong An ninh truyền thống coi quốc gia
là đối tượng của an ninh: ở cấp độ thấp là việc quốc gia mất quyền kiểm soát đối vớimột phần lãnh thổ hoặc dân cư; ở cấp độ cao hơn là quốc gia bị xâm chiếm làm mat
đi yếu tố chủ quyền và ở cả hai cấp độ tất cả các hành động xâm chiếm đều được
thực hiện bằng chiến tranh [93, tr 25] Nhu vậy, với an ninh truyền thống thì giá trị
của an ninh được biểu hiện bằng sự toàn vẹn của lãnh thổ và nền độc lập của quốcgia Những nguy cơ, những mối đe dọa lại xuất phát từ những quốc gia khác bởivậy vũ lực là phương thức hàng đầu được sử dụng dé bảo vệ sự an toàn của chínhquốc gia đó và cân băng quyền lực là phương cách quan trọng và nó tương đươngvới năng lực quân sự của quốc gia Như vậy, an ninh truyền thống lấy quốc gia làmđối tượng và chủ yếu đề cập đến những quan hệ chính trị, quân sự giữa các quốc gianhưng an ninh phi truyền thống không chỉ quan tâm đến sức mạnh quân sự, đếnquốc gia mà còn là cá nhân con người Theo đó, an ninh của một dân tộc không chỉcòn bị đe dọa bởi các yếu tố chính trị, quân sự truyền thống mà còn chịu sức ép cuacác yêu tô kinh tế, xã hội, tôn giáo Hơn thé nữa, an ninh quốc gia không chỉ còngói gọn trong khái niệm toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm chủ quyền hay độc lập chính trị
mà còn bao hàm cả vấn đề ôn định hệ thống kinh tế và giữ gìn các giá trị căn bảncủa dân tộc [81, tr 32] Do đó, với an ninh truyền thống, quốc gia là đối tượng cũngnhư chủ thê của an ninh thì với an ninh phi truyên thông, con người và an ninh con
Trang 14người là đối tượng trong đó an toàn của con người và tự do cá nhân được coi là giátrị của an ninh Vì vậy, các mối đe dọa đối với an ninh con nguoi có thể xuất phát từquốc gia khác, có thé trực tiếp từ các quốc gia, các chủ thé phi nhà nước và các nguy cơ
có tính chất toàn cầu Dé bảo đảm an ninh con người vũ lực chỉ là giải pháp thứ yếu màquan trọng hơn là phát triển con người, quan lý con người Có thé nói, an ninh conngười là điểm nối giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống [93, tr 46]bởi con người là trung tâm trên các câp độ quôc gia, khu vực và quôc tê.
Những tư tưởng về an ninh con người cũng đã xuất hiện từ lâu, ngay khitrên cương vị người đứng đầu Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Tổng thống FranklinRoosevelt khi nói về bốn quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền "không phải sống trong sợ hãi" [96, tr 5] Những năm 1960 khi các nhà kinh tế họcbắt đầu bàn về an ninh và các mô hình phát triển kinh tế trong đó có an ninh conngười Đến thập kỷ 70 các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã phác thảo và tranhluận về một mô hình trật tự thế giới mới ôn định hơn và bắt đầu quan tâm đến sự antoàn của cá nhân con người Giai đoạn thập kỷ 70, nhóm "câu lạc bộ Rome" đã đưa
ra hàng loạt các báo cáo về "những vấn đề của thế giới" dựa trên ý tưởng cho rằngđang tôn tại rất nhiều vấn đề phức tạp đe dọa tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia,
đó là: nghèo đói, vấn đề môi trường, đô thị hóa không kiểm soát được, lạm phát,khủng hoảng kinh tế và tiền tệ
Mỗi người trên thế giới này phải đối mặt và chịu nhiều sức ép, nhiều vẫn đề
ở nhiều mức độ tác động khác nhau và đòi hỏi phải mắt nhiều thời gian đấu tranh,thậm chí vì miếng ăn cho hôm sau người ta phải lo lắng về sức mạnh của bản thânmình và cả sức mạnh của quốc gia mình nữa rồi cũng có thé phải lo lang về sứcmạnh của bản thân mình và cả sức mạnh của quốc gia mình nữa rồi cũng có thểphải lo lắng về một cuộc thé chiến có thé xảy ra hay một cuộc chiến tranh trong naymai với phe đối lập trong vùng lân cận [124, tr 7]
Những vấn đề đặt ra và những mối quan tâm được đặt trong bối cảnh rộnglớn đang vận động theo xu thế toàn cầu tác động đến mỗi cá nhân con người đặcbiệt là tiên trình công nghiệp hóa, tăng trưởng dân sô, sự xuông câp của môi
Trang 15trường Những tác động qua lại ở cấp độ vĩ mô cho chúng ta thấy rõ ràng răng sựtăng trưởng kinh tế toàn cầu có những giới hạn nhất định theo qui luật và vì vậy màrất có thé xã hội loài người phải đối mặt với một trận "Đại hồng thủy" trong tươnglai Tuy nhiên, người ta vẫn tin rằng "một trạng thái cân bằng toàn cầu" chắc sẽđược tạo ra để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho mỗi người và mỗi cánhân đều có thể có những cơ hội bình đăng để phát huy khả năng của mình Nhưvậy, những ý tưởng ban đầu về an ninh con người và cơ hội của mỗi người trongcuộc sống và sẽ có những cách thức chuyển đổi nhất định tạo ra sự phát triển toàncầu, qua đó đảm bảo được an ninh toan cầu và tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi cá nhântrong cuộc sông Năm 1980, Ủy ban độc lập về Các vấn đề phát triển quốc tế do ôngWilly Brandt làm Chủ tịch xuất bản "Báo cáo Bắc - Nam" (North - South Report).Trong Báo cáo này ông việt:
Báo cáo của chúng tôi dựa trên những lợi ich chung và cơ bảnnhất Đó là những gi để nhân loại cần dé tồn tại và không đặt ra nhữngcâu hỏi về chiến tranh và hòa bình mà là về van đề cả thế giới sẽ làm gì
dé vượt qua đói nghèo và những khoảng cách trong điều kiện sống giữangười giàu và người nghèo [125, tr 13].
Tranh luận về tính cần thiết của việc thống nhất Bắc - Nam dé phát triển,Báo cáo này cho rằng tâm điểm của vấn đề chính là ý chí, nguyện vọng vượt quanhững căng thăng, mang lại những kết quả hữu ích và có ý nghĩa cho nhân loại trêntoàn thế giới
Ủy ban thứ hai về giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh do Olof Palme làmChủ tịch và cũng là tác giả của Báo cáo nổi tiếng về "an ninh chung" (commonsecurity) cũng quan tâm những ý tưởng khác nhau về hòa bình và an ninh Báo cáonày mặc dù đề cập đến những vấn đề quân sự và an ninh quốc gia nhưng cũng thừanhận răng vấn đề an ninh của thế giới thứ 3 đang bị đe dọa bởi "nghèo đói và sự bắtbình đăng về kinh tế" [126, tr 15]
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phải đối điện với nhiều nguy cơmat an ninh mới, đòi hỏi và yêu câu phải có được những ý tưởng và sáng kiên đê
Trang 16giải quyết những vấn đề an ninh ngày càng tăng Năm 1991, Sáng kiến Stockhom
về một nền quan tri và an ninh toàn cầu đã đưa ra lời kêu gọi vì "một trách nhiệmchung trong những năm 1990" Kêu gọi này trùng với quan điểm của Albert Einsteinnăm 1945 khi ông cho rang "CJưing ta ở một mức độ nào đấy, có thể nói con người
la văn minh khi và chỉ khi việc tao ra và duy tri một diéu kiện sống tươm tắt cho conngười được mọi người và tất cả mọi quốc gia trên thé giới thừa nhận như một nghĩa
vụ chung" Lời kêu gọi này đề cập đến những thách thức an ninh hơn là sự thù địch
và những vấn đề quân sự, chiến tranh Năm 1995, Báo cáo của Ủy ban về quản tritoàn cầu "Láng giéng của chúng ta" đã nhắc lại Sáng kiến Stockhom về an ninh:
"Khái niệm an ninh toàn cầu phải được mở rộng từ trọng tâm là an ninh quốc gia débao hàm cả an ninh cho con người và an ninh của cả trái đất" [123, tr 338]
Đó là những ý tưởng ban đầu về an ninh con người Khái niệm an ninh conngười xuất hiện vào đầu những năm 90 với đóng góp của Mahbub ul Haq vaChương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Mahbub ul Hag là một nhà kinh tếhọc, cố vấn lâu năm cho UNDP và là nhân vật chính trong việc đưa ra chỉ SỐ SOsánh về phát triển con người của Liên hợp quốc (The Human Development Index -HDI) Nỗ lực phát triển con người đặt trọng tâm của tư tưởng về phát triển vànhững chính sách liên quan là sự bảo vệ cho cá nhân con người chứ không chỉ đơnthuần là phát triển kinh tế vĩ mô "Báo cáo phát triển con người năm 1994" củaUNDP xác định an ninh con người là sự an toàn của con người trước những đe doatrién miên va sự bảo vệ con người trước những biến động bat thường tốn hại đến
cuộc sống Nội hàm của khái niệm này rộng hay hẹp tùy thuộc vào việc xác định
những gi cau thành nên quyền và sự an toàn của con người
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nham lý giải câu hỏi thé nào là an ninh conngười, nhưng các cách thức tiếp cận đều thừa nhận con người có quyền được bảo vệ
an toàn và an ninh đối với bản thân họ Nói cách khác, con người phải được bảo vệkhỏi các mối đe dọa từ bên ngoài đối với bản thân mình và tạo lập cảm giác an toàntrong cuộc sống gia đình, nơi làm việc cũng như trong xã hội Vì vậy, xuất hiện các
xu hướng khác nhau khi định nghĩa an ninh con người.
Trang 17Thứ nhất, an ninh con người được hiểu theo "nghĩa hẹp" Những người ủng
hộ trường phái này cho răng an ninh con người tập trung chủ yếu vào các mối đedọa bang bạo lực đối với các cá nhân, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Kofi Annan
cho rang: "An ninh là việc bao vệ các cộng đồng và các cá nhân khỏi bạo lực từ bên
trong" [96, tr 2] Vì thế, quan niệm này thường tập trung phân tích và nghiên cứuchiến tranh, xung đột, bao lực và các tác động cua chúng tới con người Logic cuacách nhìn này là phát triển kinh tế, trật tự và hòa bình khó có thé bám rễ ở các nướcdang phát triển nếu không có một môi trường mà ở đó việc giải trừ các tay súng bathợp pháp được thực hiện Nghĩa là một môi trường có thé nuôi dưỡng một trật tựchính trị hoặc chi ít là khôi phục lại một trật tự như vậy dé làm điều kiện tiên quyếtcho phát triển Như vậy, Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
an ninh con người Canada là một trong số các quốc gia theo đuôi cách tiếp cận này.Năm 1997, trong một bài viết của mình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada ôngLloyd Axworthy đã chỉ ra rằng an ninh con người bao gồm an ninh chống lại tìnhtrạng thiếu thốn về kinh tế, một chất lượng cuộc sống chấp nhận được và đảm bảocác quyền cơ bản của con người Ông còn tiến xa hơn khi nhận xét an ninh conngười đã trở thành một biện pháp mới của an ninh toàn cầu Bộ Ngoại giao Canadađịnh nghĩa "an ninh con người là không bị các mối đe dọa rõ ràng đối với các quyềncủa con người, an toàn và sinh mạng của ho" Hiểu một cách rộng hơn, an ninh conngười bổ sung cho cách hiểu truyền thống về an ninh của các quốc gia Theo nghĩanày, an ninh con người gồm nhiều cách tiếp cận nhằm ngăn chặn và giải quyết các
xung đột bạo lực, bảo vệ thường dân ở những nơi xung đột diễn ra và tăng cường
năng lực của Nhà nước dé bảo đảm an ninh cho người dân Dat con người vào trungtâm chính sách an ninh sẽ tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế, thúc đây sự pháttriển ấm no của con người An ninh của từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tếsuy cho cùng sẽ đòi hỏi phải ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột trong biêngiới quốc gia Tuy vậy, không phải lúc nào Nhà nước cũng đảm bảo được an ninhcho con người Quan niệm của Canada cũng được nhiều quốc gia chia sẻ như Na
Uy, Thụy Sĩ, Nam Phi Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cách tiếp cận này lànhằm nâng cao ảnh hưởng chính trị với tư cách là "cường quốc hạng trung" Sở di
Trang 18như vậy là vì bản chất an ninh con người mà chính phủ các nước này quan niệm thểhiện những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của họ trong những năm 1990, đó
là: nhân quyền, luật nhân đạo quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự bìnhđăng An ninh con người được sử dụng như một khái niệm dé thực hiện chương
trình nghị sự về nhân đạo của họ như: Tòa án hình sự quốc tế, cấm min sát thương,buôn bán vũ khí, bắt lính trẻ em Chương trình nhân đạo và an ninh con người docác quôc gia này triên khai có hiệu quả trên thực tê.
Thứ hai, an ninh con người được hiểu theo "nghĩa rộng" Các nhà nghiêncứu đều cho rằng "Báo cáo phát triển con người " năm 1994 của UNDP đã đề cậptoàn diện về khái niệm an ninh con người Ngày nay, thế giới đang bước sang kỷnguyên an ninh con người mà ở đó toàn bộ quan niệm về an ninh sẽ thay đổi mộtcách căn bản An ninh đồng nghĩa với an ninh của cá nhân con người chứ không chỉ
an ninh cho các quốc gia, an ninh của người dân chứ không chỉ là an ninh lãnh thô.Tương tự như vậy, chủ quyền giờ đây không chỉ được xem xét dưới góc độ bảo vệbiên giới mà còn được đặt trên nền tảng bảo vệ người dân và trong một số trườnghợp có thể bao gồm cả việc bảo vệ họ trước chính phủ và các cơ quan nhà nước tạichính đất nước của họ Đây được coi là nền tảng cho một trong những nội dungquan trọng nhat của an ninh con người, đó là an ninh lây con người làm trung tâm.
Như vậy, theo quan điểm chính thức được ghi nhận trong "Báo cáo pháttriển con người" năm 1994, an ninh con người có hai khía cạnh: (1) An toàn trướccác mối đe dọa trién miên như đói khát, bệnh tật, áp bức; (2) Con người cần đượcbảo vệ trước những biến động bắt thường và có hại đối với cuộc sống hàng ngày dù
ở trong gia đình, nơi công sở hay ở cộng đồng Ủy ban an ninh con người của Liênhợp quốc định nghĩa an ninh con người là phải bảo vệ các giá trị cơ bản quan trọngnhất trong cuộc sống của tất cả mọi người theo hướng tăng cường khả năng tự dolựa chọn và hưởng thụ của con người, nghĩa là bảo vệ con người khỏi những mối đedọa và tình huống nguy hiểm và hiện hữu ở khắp mọi nơi Nói cách khác, cần phảitạo dựng cùng lúc các hệ thống chính trị, pháp luật, môi trường, kinh té, quan su vavăn hóa dé giúp con người đặt nền móng cho sự tồn tại, cho cuộc sống của ban thân
và nhân phâm của chính mình.
Trang 19Nhiều nước trên thế giới ủng hộ cách tiếp cận này của Liên hợp quốc, nhất
là châu Á mà đại diện là Nhật Bản Nhật Bản cho rằng an ninh con người bao quátmột cách tong hợp tất cả các môi de dọa đối với sự tồn tại, cuộc sống hàng ngày vànhân phẩm con người [93, tr 78] Khi nào mục tiêu chính là đảm bảo sự tồn vong
và nhân phẩm của mỗi cá nhân thì cần phải có tư duy rộng hơn về an ninh conngười chứ không có nghĩa là bảo vệ tính mạng trong tình huống xung đột Vì vậy,nghèo đói, dịch bệnh, dân chủ, nhân quyên đều trở thành mối đe dọa đối với anninh con người.
Như vậy, giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ trước an ninh con người đãtrở thành đối tượng tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực và trườngphái khác nhau tập trung ở hai góc độ phân tích: Th nhát, an ninh con người nhằmtạo ra một không gian an toàn ở cấp độ toàn cầu theo đó các nguyên tắc cơ bản củaluật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc đã coi con người ở trung tâm mọi mốiquan hệ Vì vậy, câu đầu tiên của Hiến chương Liên hợp quốc đã viết rằng: "Chúngtôi, nhân dan các nước (We the peoples )" nhằm khang định việc bảo đảm an ninhcon người thông qua khuôn khổ luật pháp Thr hai, an ninh con người bao hàmcách tiếp cận đa ngành bởi khi nói về an ninh con người là nói đến tổng thé các mỗi
đe dọa nhăm vào con người.
Cho dù còn nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau nhưng tôi cho rằngtrên phương diện quốc tế thì cách tiếp cận của Liên hợp quốc về an ninh con người
là đầy đủ và cần thiết Bởi lẽ từ cách tiếp cận đó mỗi quốc gia tùy thuộc đặc thùđiều kiện riêng của mình dé xử lý van đề an ninh con người sao cho hiệu quả nhất.Tất nhiên, kết quả có thé khác nhau nhưng đều thé hiện nỗ lực chung của các quốcgia, đó là hợp tác và phát triển vì con người
Từ các quan điểm trên đây, có thé khang định: An ninh con người là nhữngbảo đảm bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia để con người không bị đedoa trước các mỗi nguy hiểm và tạo lập một cuộc sống an toàn, phát triển
Tiến trình toàn cầu hóa làm cho các quốc gia tăng cường sự giao lưu, hợptác nhưng quá trình đó cũng tạo tiên đê cho việc nhân rộng các môi đe dọa và một
Trang 20xu hướng an ninh có vẻ như đang đảo ngược: trước đây các nước lớn luôn là mối đedọa đối với các nước khác thì ngày nay các nước đang phát triển cũng trở thành mối
đe dọa đối với cộng đồng quốc tế nói chung liên quan đến các van dé như di dân, tộiphạm, buôn lậu hoặc dịch bệnh Ở mỗi quốc gia, các mối đe dọa cũng trở nên đadạng và ở nhiều tang nac khác nhau Nó có thé đến từ một nhóm chính tri, sắc tộc,tôn giáo, từ một vùng lãnh thé hoặc từ các tầng lớp xã hội khác nhau Chính vì vậy,mỗi đe dọa đối với an ninh con người không chỉ đến từ bên ngoài mà còn đến từbên trong, không chỉ bởi các tác nhân nhà nước mà còn có tác nhân phi nhà nước,
nó có thê có biêu hiện bạo lực nhưng cũng có thê là các môi đe dọa phi bạo lực.
1.1.2 Đặc điềm của an ninh con người
An ninh con người phản ánh bước phát triển mới trong môi trường an ninhtruyền thống [80, tr 34] Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, còn cónhiều cách hiểu khác nhau về an ninh con người nhưng nhìn chung an ninh conngười có những đặc điêm cơ bản sau:
Thứ nhất, quan niệm về an ninh con người xác định rõ ràng chủ thé thamgia đó chính là con người Điều này có nghĩa rằng chính cá nhân con người cần có
an ninh, vì vậy con người là trung tâm của khái niệm Theo cách hiểu truyền thốngkhi nói tới an ninh, người ta hiểu một cách vĩ mô đó phải là an ninh của một cộngđồng lớn (quốc gia) mà ở đó gắn liền với vận mệnh của mỗi dân tộc trước nhữngthời khắc của lich sử nhưng con người với tư cách là chủ thé của an ninh sẽ đưa đếncách nhìn trực diện hơn, trực tiếp và cụ thê hơn đối với chủ thê là cá nhân con ngườixung quanh những gì đang diễn ra thường ngày Mặc dù cách tiếp cận là như vậynhưng không thé phủ nhận vai trò của Nhà nước cũng như các quan niệm truyềnthống về an ninh quốc gia mà còn coi an ninh con người là một nội dung bổ sung
cho những quan niệm trước đó Như vậy, những nỗ lực đảm bảo an ninh con người
không thể thay thế dàn xếp an ninh quốc gia, bảo vệ lãnh thé, biên giới, bảo vệ cuộcsống và tài sản của người dân van là trách nhiệm của nhà nước mà không chủ thénào có khả năng, điều kiện để gánh vác nghĩa vụ này Do vậy, an ninh quốc giachính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh nói chung đặc biệt là sự sinh tồn
Trang 21và nhân phẩm của con người Nhà nước có vai trò tạo dựng nền tảng vững chắc về
an ninh và môi trường sống hợp lý dé tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự chămsóc ban thân và phát huy tối da năng lực của mình đồng thời hạn chế và loại bỏnhững nguy cơ có thê đe dọa tới an ninh con người An ninh quốc gia và Nhà nướckhông tach rời, biệt lập mà trái lại phải bổ sung cho nhau dé thực hiện những yêucầu cụ thé của an ninh con người Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ này thì sự bềnvững của quốc gia, an ninh con người và sự phát triển của mỗi cá nhân sẽ được bảođảm Đây sẽ là nội dung cốt lõi nhất trong nội hàm khái niệm an ninh con người.Như vậy, an ninh con người coi trật tự của quốc gia và sự an toàn của con ngườilàm trung tâm Nó quan tâm tới việc làm thế nào con người sống trong một xã hội
họ có được tự do thực hiện sự lựa chọn của mình hay không, mức độ họ có thê tiếpcận thị trường và các cơ hội xã hội và liệu họ song trong hòa bình hay xung đột Noimột cách đơn giản đó là mọi mối quan tâm đều tập trung vào con người và phục vụcon người Cũng can chú ý có những luỗng ý kiến thậm chí muốn nâng an ninh conngười lên mức "chủ quyền con người" và hạ thấp vai trò của chủ quyền quốc gia, dovậy gặp phải những phản ứng mạnh từ nhiều quốc gia, nhất là các nước Châu Á.Đây là một thực tế đang diễn ra trong quan hệ quốc tế khi các vẫn đề nhân đạo hoặcnội bộ của các nước bị quốc tế hóa tạo cớ cho sự can thiệp của nước ngoài Canthiệp nhân đạo ở Kosovo, áp dụng cắm vận và trừng phạt vì lý do bảo vệ nhânquyền ở Myanmar hay chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
ở Apganixtan và Irac là những ví dụ điển hình [96, tr 16]
Hai là, khái niệm an ninh được xem xét trên bình diện rộng nên an ninh conngười hàm chứa một loạt những nguy cơ tiềm tàng Theo Liên hợp quốc nhữngnguy cơ trên gồm: thất nghiệp, ma túy, tội phạm ô nhiễm môi trường, vi phạm nhânquyền và những lo ngại truyền thống là chiến tranh và bạo lực có tổ chức Cách tiếpcận lay an ninh con người làm trung tâm có thé cho phép xây dựng những ưu tiêntrong chính sách mang tính đồng bộ và tong thé Xét ở góc độ cau trúc an ninh toàncầu, sự 6n định và trật tự của hệ thống quan hệ quốc tế lay quốc gia làm trung tâmngày càng bi đe dọa và chịu tác động tiêu cực từ tình trạng nghèo khổ và suy thoáimôi trường, khan hiếm nguồn lực và hạn chế trong quản lý, điều hành quốc gia Xét
Trang 22ở góc độ cá nhân, bên cạnh các nguy cơ nghèo đói, bệnh tật thì an sinh và cuộc sốngcủa mỗi người dân ngày càng bị de doa bởi tinh trạng xung đột va bất ôn định bêntrong mỗi quốc gia do chênh lệch về trình độ và nguồn lực phát triển Do vậy, anninh con người chỉ có thể được đảm bảo trên nền tảng của phát triển kinh tế mộtcách bền vững, đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự ổn định của mỗi quốcgia cũng như trật tự pháp lý quốc tế mà ở đó quốc gia là chủ thé cơ bản [58, tr 12].
Thứ ba, an ninh con người ghi nhận sự tùy thuộc lẫn nhau Nếu như có mộtmỗi đe dọa đối với an ninh con người ở một nơi nào đó trên thé giới thì cũng sẽ cótác động liên quan đến con người ở khắp mọi nơi Những nguy cơ lớn đối với anninh hiện nay như: bệnh tật, ô nhiễm môi trường không còn là những vấn đềriêng biệt của quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu bởi khi an ninh của mộtcộng đồng dân cư bị đe doa ở một nơi nào đó trên thé giới thì nhiều quốc gia đều cóthể bị ảnh hưởng Nói cách khác, hàng ngày trên thế giới có rất nhiều sự kiện xảy
ra, mỗi sự kiện thường có ảnh hưởng trực tiếp tới một nhóm người nhất định.Nhưng các nhân tố tạo thành mối đe dọa đối với an ninh con người không chỉ làtừng sự kiện cụ thé, chúng xảy ra đồng thời hoặc liên tục tiếp nối nhau va hậu quả
của một sự kiện này có thê trở thành nguyên nhân cho một sự kiện khác Hơn nữa,
các mối đe dọa đối với an ninh con người không có sự khác biệt về bản chất có khácchăng chỉ là mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa Người dân sống ở nước giàuthì khả năng bị đe dọa bởi bệnh tật sẽ ít hơn người dân ở các nước nghèo do họ cóđiều kiện sinh hoạt, môi trường sống và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn Nhưngđiều này không có nghĩa là họ không mắc các loại bệnh giống như những ngườisống ở nước kém phát triển như bệnh HIV/AIDS
Trong thời đại ngày nay, không chỉ các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau mà conngười cũng gia tăng sự phụ thuộc do họ tương tác với nhau thường xuyên hơn Điềunày có được là nhờ tiễn bộ của khoa học công nghệ về tăng trưởng kinh tế tạo điềukiện cho con người di chuyển xa hơn và nhanh hon trong một khoảng thời gianngắn hơn rất nhiều Khi dich SARS bắt đầu xuất hiện ở Hong Kong thì ngay sau đómột loạt quốc gia cũng bị ảnh hưởng Vì thế, không thé nói việc chống dịch SARS
là công việc riêng của Hong Kong hay một quốc gia nào và dịch SARS là mối quan
Trang 23tâm của người dân ở mọi quốc gia Sự phối hợp của các quốc gia còn được thê hiệntrong cách đối phó của các quốc gia Đông Nam Á trước những thảm họa của tựnhiên như trận sóng thần năm 2006 Một câu hỏi đặt ra là ngay khi tất cả các nướctrong khu vực và trên thé giới cùng phối hợp với nhau thì làm thé nào dé chống laimột cơn sóng thần không lồ như vậy? Sóng thần có thé dự báo trước và ngay saukhi thảm họa xảy ra vẫn đề cứu trợ cần được triển khai ngay lập tức Tương tự nhưvậy, con bão đồ vào Myanmar tháng 5/2008 làm chết và mat tích hơn 100.000 ngànngười và gây thiệt hại cho quốc gia này hơn 10 tỷ USD nhưng vấn đề cứu trợ saucơn bão mới là điều cần nói tới khi đề cập khái niệm an ninh con người Chính phủMyanmar đồng ý nhận sự cứu trợ của Liên hợp quốc thông qua vai trò điều phối củaASEAN chứ không thả nồi van đề cũng là một phương cách giải quyết Một mối dedọa đối với an ninh con người ở một nơi trên thé giới có liên quan đến con người ởkhắp mọi nơi và nó không còn là những vấn đề riêng biệt của mỗi quốc gia Vì vậy,cần phải có sự hợp tác dé đối phó với các nguy cơ nói trên Tính phức tạp của môitrường sống của con người và các nhân tố tác động đến an ninh con người có mốiquan hệ qua lại và b6 sung cho nhau An ninh con người đòi hỏi những nhu cầuthiết yêu của con người phải được đáp ứng nhưng đồng thời an ninh con người cũngkhăng định vai trò của nền hòa bình thế giới mà ở đó có sự phát triển kinh tế bềnvững, các quyền và tự do co bản của con người được tôn trong, công bang xã hội
được bảo đảm Nghịch lý ở chỗ khi con người ngày càng có khả năng làm chủ vận
mệnh của mình thì lại phải đối mặt với ngày càng nhiều các mối đe dọa từ thiênnhiên và từ những hậu quả do quá trình phát triển tạo ra và các nguy cơ đó thì mộtquốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được do vậy cần phải có sự hợp tác quốc tế.Thực tế đó cho thấy, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau được ghinhận trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và Tuyên bố của Liên hợp quốc
về các nguyên tac cơ bản của luật quôc tê năm 1970 càng trở nên có ý nghĩa
Thứ tw, khái niệm an ninh con người vê cơ bản mang tính chủ động, tích cực Điêu này có nghĩa răng nêu các quôc gia chú trọng tới vân đê an ninh con người, coi đó như một chiên lược cụ thê, dài hạn, có tac động tích cực trong việcđảm bảo an ninh chung thì khi có khủng hoảng xảy ra, chi phí để phòng ngừa và
Trang 24khắc phục sẽ it hơn và có hiệu qua hơn Ví dụ, chi phí để kiểm soát, khống chế sự
lây lan của đại dịch HIV/AIDS thông qua việc đầu tư vào chăm sóc sức khỏe banđầu và tăng cường giáo dục y tế cộng đồng cũng như các nguy cơ lây nhiễm sẽchỉ chiếm một phân rất nhỏ trong tông chỉ phí để giải quyết căn bệnh một khi nó đãtrở thành dai dịch Với ý nghĩa như vậy, khái niệm an ninh con người cũng có thécoi là nhân tố phát triển con người Van dé an ninh con người sẽ khó được đảm baokhi con người không thê phát triển do không có một mức sống tối thiểu, công ănviệc làm, có thu nhập và khi xã hội không ôn định Hơn nữa, theo nha tâm lý họcAbrham Maslon, nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ tăng dan từ thấp đến cao theo năm thứ
bậc chính như: nhu cầu sinh tồn tối thiểu (ăn uống, sinh hoạt, quần áo ); nhu cầu
an ninh (an toàn về mặt sức khỏe, nhà cửa, việc làm ); nhu cầu xã hội (kết giao bạn
bè, giao tiếp, đồng nghiệp ); nhu cầu được công nhận (được tin tưởng, trân trọng,được đánh giá đúng về những thành tích đóng góp cho cộng đồng ); nhu cầu lýtưởng (thé hiện mục tiêu sống, khát vọng theo đuổi của bản thân) [81, tr 50] Từ đótheo qui luật chung, con người sẽ có xu hướng bước lên bậc thang cao hơn khi đãthỏa mãn những nhu cầu ở bậc thang phía dưới Điều đó cũng có nghĩa là an ninhcủa mỗi người cũng sẽ song hành cùng với nhu cầu mà con người đánh giá là cầnthiết Vì vậy, đảm bảo được sự phát triển con người bền vững thì sẽ đảm bảo được
an ninh con người.
Từ những phân tích nêu trên, có thé khang định sự hình thành và phát triểncủa khái niệm an ninh con người gắn liền với sự vận động của quan hệ quốc tế cũngnhư luật pháp quốc tế; đồng thời giúp chúng ta phân biệt an ninh con người với một
sô khái niệm có liên quan như quyên con người, an ninh quôc gia.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành an ninh con người
Báo cáo phát trién con người của UNDP năm 1994 đã miêu tả chỉ tiết anninh con người: "Nó có nghĩa là an toàn từ các mối đe dọa đói nghèo, bệnh tật, tộiphạm, sự đàn áp Nó cũng có nghĩa bảo vệ khỏi sự đô vỡ có hại và bat ngờ trongmẫu hình của đời sống hàng ngày tại gia đình, công việc, trong cộng đồng hay trongmôi trường của chúng ta" [127, tr 23] Cụ thé hon, an ninh con người nghĩa là trẻ
Trang 25em không bị chết, các bệnh tật sẽ không lan truyền, các công việc sẽ không bị mat,
các căng thang cộng đồng sẽ không chuyền thành xung đột bạo lực và những ngườikhông theo đạo, không bị cưỡng bức phải im lặng Báo cáo cũng khang định anninh con người được cấu thành từ bảy yếu tố, đó là: An ninh kinh tế (bảo đảm việclàm và thu nhập); an ninh lương thực (không bị thiếu ăn); an ninh sức khỏe (không
bi dịch bệnh); an ninh môi trường (không bị ô nhiễm về không khí, nguồn nước )
an ninh cá nhân (không bị đe dọa, bắt bớ giam cầm); an ninh cộng đồng (duy trì bảnsắc văn hóa, đặc trưng dân tộc) và an ninh chính trị (bảo đảm quyền tự do cơ bảncủa con người về dân sự, chính tri) Thực chất, an ninh con người được xác lập trênnên tảng của bay yếu tố và dé đảm bảo cho an ninh con người thì các yếu tố đó phảiđược đảm bảo và duy trì ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới Điều nàyphản ánh mối quan hệ biện chứng theo đó việc bảo đảm lĩnh vực này là tiền đề cho
an ninh của lĩnh vực hoặc chủ thể khác Mặc dù các quốc gia chưa hoàn toàn thốngnhất quan điểm về an ninh con người nhưng những nội dung của an ninh con người
hầu như không bị tranh cãi nhiều, ngoại trừ cách thức làm sao để thực hiện việc
đảm bảo an ninh con người dựa trên các yêu tô đó.
* Vê kinh tế
Ngày nay, trong xu thé toàn cầu hóa, việc ồn định nền kinh tế là yếu tố cốtlõi để đảm bảo an ninh quốc gia với nội dung chủ yếu là bảo đảm các điều kiện đểnên kinh tế quốc gia phát triển một cách bền vững, đáp ứng ngày càng cao nhu cầuviệc làm và điều kiện sống của người dân; có khả năng thích ứng được với nhữngbiến động của tình hình quốc tế cũng như trong nước Xét ở góc độ rộng, an ninhkinh tế thể hiện khả năng đối phó của nền kinh tế trước các biến cố, cú sốc từ bênngoài Cuộc khủng hoảng năng lượng trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX và gần đâygiá dau mỏ quốc tế liên tục tăng cao đã ảnh hưởng rat lớn đến các nền kinh tế phụthuộc vào nhập khâu dầu mỏ Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 tạiĐông A và hậu quả của nó cho thấy tính chất dé bi ton thương của các nên kinh tếĐông A hướng vào xuất khẩu trước những biến đổi thất thường của kinh tế quốc tế
Từ bat ôn kinh tê, một sô nước Đông A đã rơi vào tình trạng xáo trộn về chính trị xã
Trang 26hội và nghiêm trọng hơn là làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư bên ngoài Vìvậy, nhiều nước Đông A phải chấp nhận sức ép và điều kiện từ bên ngoài dé đôi lay
sự giúp đỡ về tài chính, tín dụng Qua đó tạo cơ hội cho các thế lực bên ngoải canthiệp sâu hơn vào nội bộ các nước, khiến tình hình càng thêm phức tạp Khôngnhững vậy, an ninh kinh tế còn thé hiện ở việc bảo đảm mức thu nhập cơ bản củacon người Vì vậy, van dé việc làm đóng vai trò quan trọng vì không có việc làmđồng nghĩa với việc không có thu nhập hoặc phải sống nhờ vào trợ cấp xã hội Sựbùng nô dân số càng đặt ra thách thức đối với nguồn cung việc làm Mặt khác, do sựphát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, nhiều ngành sản xuất mới ra đờiđòi hỏi trình độ tay nghề nhân công cao hơn rất nhiều trong khi đó chỉ có một bộphận lực lượng lao động có thể đáp ứng các yêu cầu công việc mới Các ngành sảnxuất sử dụng nhiều lao động ngày càng thu hẹp khiến cho sức ép cạnh tranh việclàm ngày càng lớn, đe dọa trực tiếp tới thu nhập và các chỉ phí đảm bảo duy trì cuộcsống của mỗi cá nhân, quan trọng hơn là nền tảng cho an ninh con người sẽ khôngđược bảo đảm.
* Vé lương thực
Con người chỉ có thể duy trì sự sống khi được cung cấp nguồn lương thực thực phẩm Đảm bảo nguồn cung cấp lương thực - thực phẩm hay nói cách khác đóchính là đảm bảo về an ninh lương thực An ninh lương thực là một trạng thai màkhông lúc nao con người bị đói - nghĩa là họ có đủ các chất dinh dưỡng cho mộtcuộc sống hiệu quả, hoạt bát và khỏe mạnh [32, tr 7] Nói như vậy có nghĩa là conngười phải có điều kiện cả về kinh tế và thể chất để tiếp cận với nguồn lương thực
-cơ bản, nhưng không chi có vậy mà họ phải "có quyền" có lương thực, hoặc bang
cách họ tự trồng trọt, mua hay sử dụng hệ thống phân phối lương thực chung Như
vậy, san có nguồn lương thực là một điều kiện dé đảm bảo an ninh Tuy nhiên, điềunày chưa đủ vì con người vẫn có thê bị chết đói khi lương thực đồi dào ví dụ nhưhơn 2 triệu người chết đói ở Bang Bengan của An độ năm 1943 trong khi bang nàykhông hề bị khủng hoảng lương thực Vấn đề chủ yếu ở chỗ việc phân phối lươngthực kém hiệu quả và con người thiêu khả năng mua hàng Trong một thê giới tiên
Trang 27bộ như ngày nay vẫn còn hơn 800 triệu người bị đói Số nước và khu vực luôn phảiđối mặt với tình hình thiếu lương thực không giảm, rõ nhất là châu Phi, Bắc TriềuTiên Qua đó có thê thấy ngoài nhân tố ảnh hưởng của thiên tai đối với khả năngsản xuất lương thực, các chính sách và trình độ quản lý kinh tế của các chính phủcũng đóng góp một phan không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thựccũng như thu nhập cho người dân.
* Vé sức khỏe
Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân chính gây tử vong là các bệnhtruyền nhiễm và ký sinh trùng Mỗi năm có hàng triệu người chết do các căn bệnhnày Ở các nước phát triển, các nhân tô gây chết người thường liên quan đến hệ tuầnhoàn máu và ung thư Ở cả hai nhóm nước này, mỗi đe dọa tới sức khỏe con người
sẽ thường nhiều hơn trong cộng đồng dân cư nghèo khổ nhất, những người sinhsống ở nông thôn và nhất là trẻ em và phụ nữ Sức khỏe có thé là một trong nhữngnhân tố quan trọng và trực tiếp nhất của an ninh con người Không phải ngẫu nhiên
mà chúng ta đều coi "sức khỏe là vốn quí của con người" Sự xuất hiện của bệnhAIDS và một số loại bệnh mới như bệnh cúm gia cầm nếu trở thành đại dịch sẽ lànguy cơ đe dọa tính mạng của hàng chục triệu người trên thế giới Tuy nhiên trênthực tế hiện nay, việc đảm bảo an ninh sức khỏe cũng có sự khác biệt rõ nét giữacác nước công nghiệp phát triển với các nước dang phát triển bởi lẽ nó gắn vớiđiều kiện kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực và tình trạng môi trườngthiên nhiên.
* Vé môi trường
Con người sống chủ yếu dựa vào môi trường, các mỗi đe doa từ môi trườngđối với con người có thé chia làm hai loại: do con người tạo ra và do thiên nhiên tạo
ra Những mối de doa do con người tao ra bao gồm thiếu nước sạch trong sinh hoạt
hàng ngày, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, sa mạc hóa, nạn chặt phá rừng, ô
nhiễm không khí Báo cáo phát triển con người năm 2007 của UNDP cho thấy ngàynay có trên | tỷ người ở các nước đang phát triển không được tiếp cận nguồn nướcmột cách đầy đủ và khoảng 2,6 tỷ người thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản [32, tr 8]
Trang 28Múi đe dọa do thiên nhiên tạo ra bao gồm: bão lụt, hạn hán, động đất, sóng than va
sự tan phá của thiên nhiên dé lại những hậu quả to lớn như thảm hoa sóng than xảy
ra ở châu A hồi thang 12/2004 làm chết và mất tích khoảng hơn 200.000 người.Khoa học đã chứng minh con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết và do
đó hiện tượng biến đổi khí hậu khiến cho thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt bắtnguồn từ những hoạt động của con người Sự nóng lên của trái đất là do lượng khíthải gây hiệu ứng nhà kính, lũ lụt và hạn hán bắt nguồn từ việc khai thác quá mứctài nguyên rừng Van dé an ninh môi trường nghiêm trọng tới mức UNDP đã dànhtoàn bộ Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 để bàn về chủ đề này Báo cáokhăng định rằng: có một điều tương đối rõ ràng là con người đang gặp phải nhiềucác trận bão lớn, lụt lội và hạn hán, chúng đang hủy hoại cơ hội cua con người valàm gia tăng bất bình đăng Thế giới đang tiến sát tới thời điểm không thể tránhđược thảm họa sinh thái [96, tr 9].
xã hội và sự an toàn của mỗi cá nhân trong xã hội đó Hơn nữa, những bất ồn về xãhội, nghèo đói, thất nghiệp, bạo lực gia đình đều có thể ảnh hưởng đến tính mạng,
sự an toàn của cá nhân Các nước đang phát triển cũng là nơi các van đề phúc lợi, ansinh xã hội thường khó được bảo đảm, dẫn đến tình trạng những người nghèo ít cókhả năng tự bảo vệ mình, do đó lại càng khó khăn hơn và rất cần được sự bảo vệ, hỗtrợ của Nhà nước, cộng đồng
Nhìn chung, ở tất cả các quốc gia, an toàn cá nhân thé hiện ở khía cạnhquan trọng nhất là không phải chịu các hành vi bạo lực đối với bản thân Cuộc sốngcon người ngày càng bị đe dọa bởi nạn bạo lực khó lường trước và xuất phát từ
Trang 29nhiều hình thức đe dọa khác nhau: đe đọa từ Nhà nước: tra tấn, lao động khổ sai; đedoa từ các quốc gia khác: chiến tranh, xung đột vũ trang; đe dọa từ các nhóm ngườikhác: xung đột sắc tộc, tôn giáo; đe dọa từ các cá nhân hoặc băng nhóm chống lạicác cá nhân và băng nhóm khác; đe dọa đối với phụ nữ và trẻ em: bạo lực gia đình,lạm dụng trẻ em; đe dọa đối với bản thân: tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.
Tùy điều kiện mỗi quốc gia mà các hình thức đe dọa tới an toàn cá nhân sẽkhác nhau Ở Mỹ, bạo lực đường phố nhiều và nguy hiểm; ở Trung Quốc, tộiphạm ma túy nhiều và các mối đe doa đối với an toàn cá nhân mang tính xã hộicao; ở Việt Nam số người chết và bị thương do tai nạn giao thông luôn là vấn đềnhức nhối của xã hội Tuy nhiên, chiến tranh và xung đột bạo lực vẫn là hìnhthức đe dọa nguy hiểm và có tác động sâu rộng tới an toàn và tính mạng mỗi cánhân con người.
* Vê cộng đồng
Yếu tố cộng đồng và an ninh của cộng đồng theo quan niệm của UNDPđược xác định mang tính định tính, vì vậy cách giải thích ở mỗi quốc gia và mỗi họcgiả nghiên cứu cũng khác nhau Tác gia Chu Công Phùng [93, tr 21] quan niệmyêu tố cộng đồng trong việc bảo đảm an ninh con người liên quan tới van dé dân số
và hậu qua của bùng nổ dân số Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh [93, tr 235] cho rằng
an ninh con người chỉ được bảo đảm khi có sự an toàn của cộng đồng dân cư vàngăn chặn xung đột giữa các cộng đồng Những quan niệm trên không sai nhưngchưa hoàn toàn chính xác bởi lẽ yếu tố cộng đồng mà Liên hợp quốc muốn hướngtới đó chính là việc duy trì đặc trưng và bản sắc văn hóa riêng của từng cộng đồngdân tộc như tác giả Trần Khánh [93, tr 171] hoặc tác giả Tường Duy Kiên đã khắngđịnh [104, tr 183] Sở di như vậy là vì trong quá trình toàn cầu hóa các quốc giaphụ thuộc vào nhau ngày càng nhiều hơn dẫn tới sự "va chạm" của các nền văn hóa.Chính trong sự va chạm đó, cái riêng cái bản sắc lại trở thành đòi hỏi và niềm tựhào của mỗi cộng đồng, dân tộc Chính vì vậy, trong quan điểm về hội nhập quốc tếcủa Việt Nam, chúng ta vẫn luôn đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa với ý nghĩa làkết tinh truyền thống may ngàn năm của lịch sử dân tộc Dân tộc Việt Nam là khối
Trang 30đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc anh em và bản sắc văn hóa riêng của từng dântộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam được khăng định trong Điều 5 Hiến pháp
1992 sửa đôi: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các dân tộc thiểu số cóquyền dùng tiếng nói, chữ viết và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình" Quiđịnh này của Hiến pháp cũng là tinh thần mà Công ước về các quyền dân sự, chínhtrị năm 1966 hướng tới Rõ ràng rằng xét ở cả nghĩa rộng đó là với mỗi dân tộc -quốc gia và cả nghĩa hẹp là trong khuôn khổ từng quốc gia việc giữ gìn bản sắc vănhóa riêng và tôn trọng đặc trưng dân tộc là yêu tố tỉnh thần tạo nên sự đồng thuậnchung về mặt xã hội Điều nay có ý nghĩa tích cực và đặc biệt quan trọng tạo dungmột xã hội ôn định về chính trị bởi vì nếu như chúng ta quan niệm an ninh đượcnhìn nhận từ cả bên trong và bên ngoài và cả chủ quan và khách quan thì niềm tựhào, sự đồng thuận trong lòng mỗi quốc gia - dân tộc nói chung và tư tưởng mỗi
người dân nói riêng sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần cho chính cộng đồng, dân tộc và
quốc gia Và như vậy, trật tự cộng đồng dé xác lập nên an ninh con người dưới góc
độ luật quốc tế thực chất là quyền tự quyết của mỗi dân tộc
* Vé chính trị
Nếu như trong chiến tranh lạnh, an ninh chính trị thuộc phạm trù an ninhtruyền thong, là hệ quả từ su đối đầu về ý thức hệ và cuộc chạy đua vũ trang trênphạm vi toàn cầu, làm cho an ninh chính trị của thế giới và từng quốc gia luôn bị đedoa bởi nguy cơ chiến tranh và bất ôn định thì ngày nay khái niệm về an ninh chínhtrị đã được mở rộng sang các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như khủng bố quốc
tế, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa ly khai và sự yêu kém của chính phủ trong điều hànhđât nước.
Sau sự kiện ngày 11/09/2001, chủ nghĩa khủng bố ngày càng phát triển vàtrở nên nguy hiểm có khả năng lây lan và tác động rất lớn tới trật tự chính trị xã hội,
an ninh quốc gia và hệ thống quốc tế Mức độ tàn bạo và qui mô của các hoạt độngkhủng bố ngày càng tăng Khủng bố đã trở thành một mạng lưới liên kết quốc tế đedọa ôn định chính trị ở nhiều quốc gia Cùng với nó, chủ nghĩa ly khai phát triển rộlên ở nhiêu nước gây phản ứng rat trái ngược trong dư luận quôc tê đã gây ra căng
Trang 31thăng chính trị, thậm chí xung đột kéo theo sự can dự của nhiều nước lớn Điều đó
cho thấy, chủ nghĩa ly khai khi được hậu thuẫn bởi các thế lực bên ngoài là mối đedọa lớn đối với an ninh chính trị không chỉ của một quốc gia mà còn rộng hơn thếnữa Không những vậy, nguyên nhân trực tiếp đe dọa an ninh chính trị là sự yếukém trong việc điều hành đất nước của chính phủ Không ít quốc gia nhận đượcnhiều viện trợ hoặc hỗ trợ tài chính nhưng sử dụng không hợp lý nguồn viện trợ đógây lãng phí, thất thoát Có nhiều quốc gia phải đương đầu với nạn tham nhũngtràn lan làm phương hại đến nền kinh tế Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Giámđốc Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Michael Moore khi trả lời báo chí đã nói:
"Tham nhũng là kẻ giết người " Chính phủ điều hành nhưng dân chúng mat lòngtin có nghĩa là an ninh chính trị đã không được bảo đảm.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau nhưng thực tế
là tất cả các mỗi quan hệ quốc tế ngày nay đều xoay quanh lợi ích và sự phát triểncủa mỗi quốc gia trong đó có an ninh con người ở quốc gia đó Hơn nữa, mỗi quốcgia với đường lối, thé chế chính trị khác nhau nhưng đều hướng tới tạo dựng sự no
am trong an toàn của người dân Vì vậy, an ninh con người với những đặc điểm vàcác yếu tô cau thành sẽ là tiền đề dé mỗi quốc gia có thể hoạch định chính sách, xâydựng khuôn khổ pháp luật phù hợp đáp ứng những nhu cầu chính đáng của ngườidân cũng như những chuẩn mực quốc tế Các yếu tố cau thành an ninh con ngườitheo quan điểm của Liên hợp quốc, thực chất là những bảo đảm cho an ninh conngười mà thiếu nó an ninh con người sẽ khó được trở thành hiện thực Mặt khác,các yếu tố đó vừa xác định an ninh cho từng cá nhân con người cụ thể nhưng đồngthời nó cũng nhằm khăng định an ninh cho cả cộng đồng và dân tộc, quốc gia Điềunày hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam khi bàn về vấn đề dân chủ,nhân quyền và an ninh, theo đó mỗi cá nhân con người luôn sống trong một cộngđồng nhất định và lợi ích của cá nhân luôn phải đặt trong lợi ích của cộng đồng vàlợi ích cộng đồng đã hàm chứa lợi ích của cá nhân Đồng thời, nó cũng phản bác lạiquan điểm của các nước phương Tây khi nhìn nhận vấn đề an ninh con người vàquyền con người, họ đã tuyệt đối hóa cá nhân mà xem nhẹ yếu tố cộng đồng, dé caoquyên của cá nhân mà xem nhẹ quyên của tập thê của dân tộc.
Trang 32An ninh con người được xác lập và bảo đảm dựa trên 7 yếu tố cấu thànhnhư đã phân tích, theo tác giả Ngô Tất Tổ [93, tr 283] các yếu tố đó tạo thành haiphạm trù vật chất và tinh thần dé tạo lập cuộc sống của cá nhân con người và cộngđồng người Thiếu đi yếu tố vật chất, con người sẽ nghèo đói cả về nghĩa đen cũngnhư nghĩa bóng và thiếu đi yếu tố tinh thần con người vẫn cảm giác không an toàn
dù rằng của cải không thiếu thốn Vì vậy, có nhiều ý kiến và quan niệm cho rằng anninh con người dựa trên bảy yếu tô cấu thành theo quan niệm của Liên hợp quốc làquá rộng nhưng theo tôi thì trên qui mô toàn cầu cần phải bao quát được tất cảnhững nguy cơ đe dọa tới an ninh con người Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia tùy thuộcđặc điểm và điều kiện riêng sẽ xác định ưu tiên cho chính sách an ninh con người ởquốc gia mình bởi lẽ không một quốc gia nào có thé cùng lúc giải quyết được tất cảnhững van đề đặt ra Cũng như vậy, một van dé toàn cầu ngày nay cũng không thémột quốc gia có thé đơn phương giải quyết được, nên luôn phải có chính sách ưutiên trên tinh thần hợp tác trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế
1.2 MOI QUAN HỆ GIỮA QUYEN CON NGƯỜI VÀ AN NINH CON NGƯỜI
Quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp củacon người được thé chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế [94 tr 135] Theo
đó, quyền con người được xác định trên hai bình diện giá trị: đạo đức và pháp lý
Với tư cách là giá trị đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn
có của con người mà nội hàm của nó dựa trên quan niệm về nhân phẩm Nhân phẩmcon người là giá trị để phân định giữa con người với phần còn lại của thế giới Đó là
sự bảo đảm những điều kiện tối thiêu về vật chất và tinh than dé mỗi người đượcsống như một con người Hơn nữa, mỗi người sinh ra cho dù họ có thể khác nhau vềnăng lực, giới tính, chủng tộc, màu da hoặc địa vị xã hội nhưng đều là con người,đều thuộc về loài người do đó họ đều bình đắng với nhau Tuy nhiên, khác với sinhvật, nhu cầu tự nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của mỗi cá nhâncũng như sự phát triển của xã hội đó là mỗi người đều có thé làm tất cả những gimiễn là không phương hại đến người khác nhăm theo đuôi những lợi ích của minh.Không những vậy, nhân phẩm còn thé hiện tinh thần nhân đạo, khoan dung trong
Trang 33ứng xử giữa con người với con người Đặc biệt là sự quan tâm tới những ngườithuộc nhóm xã hội thiệt thoi, dé bị tổn thương
Nếu như khái niệm quyền con người là chỉ các quyền tự do cá nhân mà mỗicon người đều có vì lý do đơn giản họ là một con người chứ không phải là công dâncủa một nhà nước; và các quyền con người cho phép cá nhân tổn tại và phát triểntrong nhân phẩm Nhân phẩm là nguồn gốc của quyền con người vì theo cách diễnđạt phô biến trong các văn kiện quốc tế về quyền con người thì quyền con người bắtnguồn từ nhân phẩm và giá trị vốn có của con người Như vậy, xét về bản chat tựnhiên, quyền con người không phải là thứ ban phát của Nhà nước Khái niệm quyềncon người phản ánh mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và cá nhân, công dântrong đó luật quốc tế về quyền con người đã ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm củaNhà nước là phải tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyên và tự do của cá nhân.
Các chuẩn mực quốc tế về quyền con người được hình thành và phát triển
kể từ sau thảm họa của chiến tranh thế giới lần II chính là do sự coi thường và chàđạp thô bạo, xúc phạm nhân phẩm và lương tri nhân loại, cần thiết phải thiết lậpmột tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc), lấy tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do
cơ bản của con người làm tôn chỉ, mục đích cho các hoạt động của mình Cùng vớiviệc duy trì hòa bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế, hợp tác giải quyết các van
đề quốc tế có liên quan đến kinh tế, xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội, cũng đềunhằm khuyến khích, thúc đây tôn trọng nhân quyền và các tự do cơ bản của con người.Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR)năm 1948 được xem là những văn kiện quốc tế xác lập các khuôn khổ pháp ly trong
đó các quyền con người đã được xác định Chính những quyền này là nội dung cơban câu thành nội hàm của khái niệm "an ninh con người" như hiện nay.
Với tư cách là giá trị pháp lý, quyền con người là một chế định pháp luậtdựa trên hai đặc trưng của con người, đó là những đặc trưng tự nhiên vốn có củacon người, của loài người và những đặc trưng xã hội của con người [13, tr 27] Đặctrưng xã hội giữ vị trí quan trọng, bởi vì như C.Mác đã nói "con người là tông hoacác môi quan hệ xã hội" Những đặc trưng này là những giá trị đã được hình thành
Trang 34và phát triển trong lịch sử nhân loại nhưng chỉ từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thìnhững giá trị này mới chính thức được ghi nhận dưới hình thức pháp luật Nội hàmcủa quyền con người là những giá trị tự nhiên, vốn có của con người và đã đượcluật hóa dé tạo cơ sở pháp lý và những bao đảm cho quyền con người An ninh conngười như đã khẳng định đó là những giá trị được thừa nhận và bảo đảm để conngười được sông, phát triên một cách an toàn.
Về mặt pháp lý, quyền con người chủ yếu thê hiện mối quan hệ giữa côngdân với Nhà nước Vì vậy, nó phản ánh mức độ hoàn thiện của Nhà nước đồng thời
là thước đo trình độ văn minh của xã hội ở mỗi quốc gia An ninh con người khôngchỉ thé hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước mà còn bi chi phối bởi cácyếu tố khách quan như sự 4m lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, sự biến đôi củamôi trường, khí hậu, sự gia tăng của các hoạt động khủng bồ quốc tê
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai là lý do dẫn đến sự ra đời củaUDHR năm 1948 với việc coi cá nhân con người là trung tâm Lời mở đầu củaUDHR đề cập tới "tự do khỏi sự sợ hãi và tự do làm điều mong muốn" và an ninhcon người cũng được tiếp cận như vậy An ninh con người hướng tới bảo vệ quyềncon người như ngăn ngừa các xung đột bằng cách đề cập tới những nguyên nhânsâu xa của tình trạng mat an ninh và dễ bi ton thương An ninh con người thiết lậpgiá trị toàn cầu dựa trên quyền con người Vì vậy, an ninh con người đặt ra tráchnhiệm cho mọi người tìm kiếm các giải pháp cho việc đảm bảo quyền con ngườitrên cơ sở pháp luật An ninh con người được tăng cường trong xã hội bắt đầu từcác nhu cầu cơ bản của con người, của phụ nữ cũng như nam giới, từ an ninh cánhân, nghèo đói, phân biệt đối xử, công bang xã hội va dan chu Tự do không bị bóclột hay tham nhũng bắt đầu khi mọi người không còn chấp nhận việc vi phạm cácquyên của họ.
Các vi phạm về quyên con người cho thay sự đe dọa tới an ninh con người
và do đó chúng được sử dụng như những chỉ sô trong các cơ chê cảnh báo sớm đê ngăn ngừa xung đột Đông thời, quyên con người còn là cơ sở chủ đạo trong quản lý nhà nước và xã hội dân chủ Chúng tạo ra một nên tảng đê giải quyêt các vân đê xã
Trang 35hội và toàn câu thông qua việc tham gia tích cực của người dân, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Điều 3 của UDHR, Điều 9 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự,chính trị (ICCPR) năm 1966 cũng bảo vệ quyền tự do và an ninh của con người, đặcbiệt là quyền tự do khỏi sự sợ hãi Ngoài ra, Điều 22 của UDHR và Điều 9 củaCông ước về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966 thừa nhậnquyền được hưởng an sinh xã hội, cùng các quyền kinh tế va xã hội, tương tự nhưquyền được làm điều mong muốn Cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói và đấu tranhcho các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng có liên quan tới an ninh, giống nhưcuộc đấu tranh vì tự do chính trị và các tự do cơ bản Quyền này không thé táchkhỏi quyền kia, chúng phụ thuộc lẫn nhau, liên quan lẫn nhau và không thể chia cắt
Do đó, an ninh con người, quyền con người và phát triển con người là trùng khớp,củng cô và phụ thuộc lẫn nhau đúng như cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc, KofiAnnan đã nhận định: "chúng ta sẽ không có sự phát triển nêu không có an ninh,chúng ta sẽ không có an ninh nếu không có sự phát triển, và chúng ta sẽ không có
cả hai nếu không tôn trọng quyền con người" [109, tr 13]
Như vậy, nội hàm của quyền con người thực chất là những giá trị tự nhiênvốn có của con người được pháp luật thừa nhận và để có được điều đó nhân loạiphải trải qua những bước thăng trầm của lịch sử An ninh con người chú trọng tớinhững bảo đảm dé những gia tri của con người được hiện thực hóa Mac dù kháiniệm quyền con người và an ninh con người có sự khác biệt về lịch sử [104, tr 190]nhưng nội hàm của chúng vừa có những điểm tương đồng nhưng đồng thời lại cónhững điểm khác biệt Sự tương đồng là ở chỗ đều hướng tới con người và nhữnggiá trị của con người phải được bảo đảm; sự khác biệt thé hiện quyền con người baogồm các nhóm quyền được khang định trong UDHR năm 1948, ICCPR và ICESCRnăm 1966 va đã được lượng hóa [93, tr 9], an ninh con người gồm 7 yếu tố cauthành được đề cập trong Báo cáo Phát triển con người năm 1994 của UNDP Đồng
thời, sự khác biệt còn thê hiện ở chỗ quyền con người khăng định sự thừa nhận của
pháp luật đôi với những giá tri tự nhiên cua con người và an ninh con người hướng
Trang 36tới việc bảo đảm cho những giá trị đó một cách hiện thực Rõ ràng sự khác biệt nàykhông những không làm cho quyền con người và an ninh con người biệt lập vớinhau mà càng làm cho hai khái niệm có quan hệ khang khít với nhau đó là đềuhướng tới hiện thực hóa giá trị con người trong thực tiễn Đây là điểm mau chốt déxây dựng chính sách, pháp luật của mỗi quốc gia bởi vì mục tiêu của an ninh conngười là hướng tới cho sự bảo đảm của quyền con người Quyền con người đượcthể hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì an ninh conngười cũng bao quát các lĩnh vực đó nhưng an ninh con người đặc biệt chú trọng tớicác lĩnh vực kinh tế, xã hội bởi đây là nền tảng cho an ninh con người cũng nhưquyền con người bởi đó là những yếu tố hiện thực hóa những gì pháp luật đã thừanhận Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin thì cơ sở hạ tang quyết định kiếntrúc thượng tang, kinh tế quyết định chính trị và đó là cơ sở cho an ninh con người
và quyền con người Nếu như các quyền các quyền dân sự, chính trị các quốc giađều có thể bảo đảm ngay thì các quyền kinh tế, xã hội việc bảo đảm nó đến đâu cònphụ thuộc vào đặc thù điều kiện ở mỗi quốc gia Do đó, bảo đảm quyền con người
là mục tiêu mà nhân loại luôn phải hướng tới nhưng cái nền cho mục tiêu đó lại dựatrên an ninh con người đặc biệt khi kinh tẾ có sự phát triển, các vẫn đề xã hội đượcgiải quyết Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh conngười sẽ là cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, có được chính sách phù hợp và quantrọng là tạo ra sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội trong sự bền vững
1.3 MOI QUAN HỆ GIỮA AN NINH CON NGƯỜI VA AN NINH QUOC GIA
An ninh quốc gia là "sự yên ổn, bên vững về chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội và biên giới, lãnh thé của một quốc gia" [107, tr 42] Định nghĩa trên đã baoquát được các lĩnh vực cấu thành của an ninh quốc gia cả ở bên trong và bên ngoài,
cả chủ quan và khách quan, trên cả phương diện đối nội và đối ngoại Điều đó chothay quốc gia chỉ có thé ton tại và phát triển khi mà an ninh quốc gia được bao dam.Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh với sự chỉ phốicủa yếu tố ý thức hệ và được bao trùm bởi nguy cơ chiến tranh nên các chủ thé tậptrung xem xét các yêu tô bên ngoài, khách quan và trên phương diện đôi ngoại đê
Trang 37ngăn chặn nguy cơ bị tấn công và bị xâm lược Đó chính là quan niệm về an ninhtruyền thống An ninh truyền thống lấy Nhà nước làm đơn vị (an ninh quốc gia) vàchủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh quân sự giữa cácquốc gia Các lợi ích đều phải đặt đưới lợi ích quốc gia An ninh truyền thống là để
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyên, thể chế và gia tri của đất nước trong đó cốt lõi
là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài bang tan công quân sự Do đóquốc gia là chủ thể duy nhất đảm bảo sự sống còn của mình thông qua việc tăngcường quyền lực quốc gia băng sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ trong đócon người với tư cách là nguồn nhân lực làm nên sức mạnh của quốc gia trong đấutranh và bảo vệ đât nước.
An ninh phi truyền thống xem xét các van đề vượt ra ngoài các quan hệchính trị và quân sự thông thường giữa các quốc gia Đối với an ninh phi truyềnthống mối quan tâm không chỉ là quốc gia chung chung mà nó hướng tới cái cụ thể
là cá nhân và cộng đồng trong quốc gia đó Theo quan niệm này, nền an ninh củamột dân tộc không chi bị đe doa bởi các yếu tô chính trị hay quân sự truyền thống
mà còn chịu sức ép của các yếu tố kinh tế, xã hội, sắc tộc, tôn giáo hay thiên tai,dịch bệnh Hơn nữa, nền an ninh quốc gia không chỉ gói gọn trong khái niệm toànvẹn lãnh thổ, bảo đảm chủ quyền hay độc lập chính trị mà đã bao hàm cả van đềđảm bảo ôn định hệ thông kinh tê và giữ gìn các giá trị căn bản của dân tộc.
An ninh con người phản ánh bước phát triển mới trong môi trường an ninhtruyền thống [80, tr 34] An ninh truyền thống quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ,lợi ích quốc gia hay những giá trị cốt lõi của Nhà nước Ngày nay, an ninh đồngnghĩa với việc bảo vệ cho người dân tránh được những mối đe dọa của bệnh tật, thấtnghiệp, xung đột xã hội cũng như những nguy cơ do biến động của môi trường Vìvậy, an ninh cần phải thay đổi theo hai hướng cơ bản: từ đảm bảo an ninh lãnh thésang chú trọng hơn đến an ninh con người; từ an ninh bằng vũ trang sang an ninhthông qua phát triển bền vững Trên phương diện đối nội, con người là mục tiêu vàđộng lực của quá trình phát triển [32, tr 87] Trong chính sách đối ngoại con ngườiphải là đối tượng tham chiếu thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề chủ quyền lãnh
tho Như vậy, dù trong chính sách đối nội hay đối ngoại và với ban thân mỗi quốc
Trang 38gia hoặc cộng đông quôc tê thì vân đê con người hay an ninh con người luôn đóng vai trò quan trọng như sự tôn tại hòa bình của mỗi quôc gia trong cộng đông quôc tê.
An ninh quốc gia là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển củaquốc gia từ trong lịch sử, hiện tại và tương lai Tuy nhiên, sự xuất hiện của kháiniệm an ninh con người cũng đưa tới nhiều quan điểm khác nhau Z.Z.Biktimirovacho rằng, "an ninh con người được xác định rộng hơn an ninh quốc gia An ninhquốc gia là một trong những hình thức đảm bảo an ninh xã hội (cộng đồng) - mộttrong những phương diện chủ yếu của an ninh con người" Ngược lại, khi nghiêncứu van đề an ninh trong bối cảnh phát triển bền vững, A.I.Romanovich lại chorằng: để đảm bảo cho an ninh cá nhân, xã hội và Nhà nước trong mô hình phát triểnbền vững, quan trọng là đảm bảo an ninh cho cả hệ thống rộng lớn hơn, tức là chotoàn bộ cộng đồng thế giới, toàn bộ hệ thống "tự nhiên - xã hội" [73, tr 12] Việcđảm bảo an ninh trong mô hình phát triển bền vững phải tuân thủ nguyên tắc hệthống Theo nguyên tắc này, việc đảm bảo an ninh cho một hệ thống lớn phải được
ưu tiên hơn việc đảm bảo an ninh của các hệ thống nhỏ trực thuộc Theo đó, cầnphải xếp mức độ quan trong và cần được ưu tiên việc đảm bảo an ninh cho cả hệ
thống theo thứ tự toàn cầu, khu vực, quốc gia, cộng đồng, cá nhân Như vậy, theo
quan điểm đảm bảo an ninh trong mô hình phát triển bền vững thì phải coi trọng anninh quôc gia hơn an ninh con người.
Các học giả ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Canada, Anh, ThụyĐiền khi nói đến an ninh con người luôn nhân mạnh an ninh của con người cá thé
và quan tâm đến quyền lợi của cá nhân Học giả người Mỹ, Robert Johanssen chorằng: trong khi nhắn mạnh an ninh quốc gia nhưng lại không thé bảo đảm điều kiệnsinh tồn của nhân dân trong nước thì khái niệm an ninh quốc gia không có ý nghĩa
gì [98, tr 27] Ngược lại, phần lớn các học giả ở các nước đang phát triển lại chorằng khi đề cập đến an ninh con người cần đưa nó vào phạm trù an ninh quốc gia vàchỉ khi an ninh quốc gia được bảo đảm thì an ninh con người mới được bảo đảm,chỉ khi quôc gia ôn định, phát triên nhanh và bên vững thì mới có điêu kiện đảm
Trang 39bảo cho mọi cá nhân trong xã hội có được đời sống vật chất, văn hóa tốt [23 tr 8].
Tôi cho rang, sự xuất hiện và tồn tai của khái niệm an ninh con người không phủ
nhận đi vai trò của an ninh quốc gia mà ngược lại đó là sự bổ sung cho an ninh quốcgia, bởi vì an ninh con người là điểm nối giữa an ninh truyền thống và an ninh phitruyền thống thể hiện thông qua mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninhquôc gia:
Thứ nhất, an ninh con người khang định trực tiếp chủ thé thụ hưởng là cộngđồng dân cư ở mỗi quốc gia Nói như vậy cũng không có nghĩa là tuyệt đối hóa conngười cụ thé (cá nhân) hoặc con người trừu tượng (cộng đồng) mà con người được
dé cập ở đây bao gồm cả cá nhân, cộng đồng, dân tộc cũng như toàn bộ dân cư hiệndiện trên lãnh thé một quốc gia Con người là đối tượng tham chiếu, chủ thé của anninh con người nhưng không thê phủ nhận vai trò của nhà nước cũng như các quanniệm truyền thống về an ninh quốc gia Bảo đảm an ninh con người không thê thaythế việc bảo vệ biên giới, lãnh thô quốc gia; bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhândân vẫn thuộc về trách nhiệm của quốc gia Vì vậy, có thể nhìn nhận rằng, an ninhquốc gia chính là điều kiện tiên quyết bảo đảm an ninh nói chung cũng như sự sống
và nhân pham của mỗi người An ninh con người không thé đặt ra ngoài khuôn khổcủa chủ quyền quốc gia với tư cách là một thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liền với
sự tồn tại, phát triển của quốc gia cũng như tư cách chủ thể luật quốc tế của quốcgia Chủ quyền quốc gia được xác lập là cơ sở dé bảo vệ va phát triển nhân quyền
đích thực của nhân dân mỗi nước [104, tr 181].Voi Việt Nam, mối quan hệ này
được thê hiện rất rõ trong quan điểm phát triển mà Đảng Cộng sản Việt Nam đãkhang định con người vừa là mục tiêu vừa là chủ thé của quá trình phát triển Nhưvậy, an ninh con người vừa được nhìn nhận ở phương diện đối nội nhưng đồng thờicũng là một yếu tô trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia và đó cũng chính làthuộc tính của chủ quyền quốc gia Điều này càng làm rõ hơn mối quan hệ giữa anninh con người và an ninh quốc gia khi cho rằng an ninh quốc gia là điều kiện tiênquyết dé đảm bảo cho an ninh con người và ngược lại an ninh con người là sự bổsung va cách nhìn mới vé an ninh quôc gia.
Trang 40Thứ hai, an ninh con người là một giá trị phố biến và vì vậy tinh lan toacũng như những nguy cơ đe dọa được xem xét trên bình diện rộng Theo Liên hợpquốc, các nguy cơ bao gồm: thất nghiệp, ma túy, tội phạm, ô nhiễm môi trường, viphạm nhân quyền và những lo ngại truyền thống như chiến tranh Những nguy cơ
đó, không chỉ đe dọa tới cuộc sống an lành của con người mà nó còn đe dọa tới sự
ồn định, phát triển của mỗi quốc gia Do đó, khái niệm an ninh con người khônglàm mất đi tính chính xác của cách tiếp cận an ninh truyền thống mà còn bảo damđược tính bao quát của cách tiếp cận mới đối với những vấn đề an ninh mang tínhphi quân sự An ninh con người cho phép xây dựng những ưu tiên trong chính sáchmang tính đồng bộ và tổng thé Xét ở góc độ cấu trúc an ninh toàn cầu, sự 6n định
và trật tự của hệ thống quan hệ quốc tế lay quốc gia làm trung tâm ngày càng bị đedọa và chịu tác động tiêu cực từ tình trạng nghèo khổ và suy thoái môi trường, khanhiếm nguồn lực và hạn chế trong quản lý, điều hành quốc gia Xét ở góc độ cá nhân,bên cạnh các nguy cơ nghèo đói, bệnh tật thì sự an sinh và cuộc sống của mỗi ngườidân ngày càng bi đe dọa bởi tinh trạng xung đột và bất 6n định bên trong mỗi quốcgia do chênh lệch về trình độ và nguồn lực phát triển Do đó an ninh con người đòihỏi mỗi quốc gia phải nỗ lực dé tăng cường an ninh trước hết là cho chính quốc giatrên cơ sở phát triển kinh tế, tăng cường đồng thuận xã hội và 6n định chính trị và
có những giải pháp hữu hiệu trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế để giảmthiêu tác động của những nguy cơ cũng như mặt trái của quá trình toàn câu hóa.
Thứ ba, an ninh con người phản ánh quan hệ hop tác giữa các quốc giatrong cộng đồng quốc tế Một môi de dọa đối với an ninh con người ở một nơi trênthế giới có liên quan đến con người ở nhiều nơi Nguy cơ đối với an ninh hiện naynhư đói khát, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, xung đột sắc tộc và phân hóa xã hộikhông còn là những vấn đề riêng biệt của mỗi quốc gia Vì vậy, cần phải có sự hợptác để đối phó với các nguy cơ nói trên Tính phức tạp của môi trường sống của conngười va các nhân tô tác động đến an ninh con người có mỗi quan hệ qua lại và bốsung cho nhau An ninh con người đòi hỏi những nhu cau thiết yếu của con ngườiphải được đáp ứng nhưng đồng thời an ninh con người cũng khang định vai trò củanên hòa bình thê giới mà ở đó có sự phát triên kinh tê bên vững, các quyên và tự do