Lý luận cơ bản về quản lý von đầu tư xây dựng cơ ban từ NSNN
Khái niệm, đặc điểm 2 + SE SE EEEEEEEEEEEEEErEerrrrrkrred 4
1.1.1.1.Khái niệm Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cô định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
Vốn đầu tư bao gồm: các nguồn lực về tài chính, nguồn tài nguyên, giá trị tài sản vô hình của chủ thể kinh tế và được đưa vào trong hoạt động đầu tư Chủ thể kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một quốc gia Nói cách khác vốn dau tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nham mang lại hiệu quả trong tương lai.
Nội dung của vốn đầu tư bao gồm:
Thứ nhất: tiền (hay là chi phi), dùng chi mua sắm các tài sản cỗ định gồm: máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ.
Thur hai: tiền (chi phi) mua sắm các tài sản lưu động và dự trữ tiền mặt dé thanh toán hay trả lương (hay còn gọi là vốn lưu động).
Thứ ba: các chi phí cho quá trình chuẩn bị đầu tư như chi phí dùng dé khảo sát, lập dự án, làm các thủ tục cấp phép.
Tất cả các thành phần của vốn đầu tư được hình thành trong quá trình để sử dụng von đầu tư, khi đó tùy vào tinh chất đặc điểm và tầm quan trọng của mỗi dự án đầu tư ma quyết định tỷ trọng của chúng trong tông số vốn dau tư. Đối với CHDCND Lào cơ cau vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay có thé hình thành từ các nguồn sau:
- Vốn tín dụng trong nước và nước ngoài: Vốn tín dụng trong nước bao gồm nguồn vốn hình thành từ việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, tiết kiệm không kỳ hạn nói chung vốn tín dụng trong nước và nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau Vốn tín dụng đầu tư xây dựng nước ngoài là nguốn vốn do tổ chức cá nhân ở nước ngoài cho Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước vay như nhân hàng thế giới (WB), ADB, đầu tư cho phát triển kinh tế hoặc đầu tư cho các chương trình khác như phục vụ về mục tiêu y té, giáo dục, vệ sinh môi trường , phòng chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo Vốn tin dụng nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức cho vay như cho vay dài hạn, ngắn hạn, trung hạn.
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn viện trợ: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn viện trợ thường được tách riêng cho từng công trình từng dự án đầu tư Tuy vậy trong thực tế, một dự án có thể bao gom phan kinh phi từ ngân sách nhà nước và phần von viện trợ cũng được Nhà nước quản lý theo luật định giống như vốn ngân sách nhà nước Vốn viện trợ thường chiếm tỷ trọng thấp, loại vốn nay chỉ dành cho những hoạt động đầu tư không có khả năng thu hồi vốn như rừng phòng hộ, trường đại học, trạm xá hoặc giao thông miền núi.
- Vốn đầu tư tích lũy của doanh nghiệp: Đầu tư do vốn tích lũy của doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì do chủ dự án đầu tư định đoạt, Nhà nước chỉ quản lý bằng giải pháp thuế Tại CHDCND Lào thì loại vốn này thì hầu như chưa có hoặc có rất ít.
- Vốn đầu tư từ các nguồn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư: Vốn loại này được hình thành từ nhiều hoạt động khai thác khác nhau, như tiết kiệm dài hạn, ngắn hạn, trung han, trái phiếu Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp
- Các nguồn vốn huy động ngoài nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Các nguồn vốn này bao gồm có nguồn vốn hỗ trợ phát trién ODA và nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ NGO Các loại vốn này về mặt khối lượng không lớn, song với mục đích chủ yếu là đầu tư cho các dự án phúc lợi xã hội, các dự án tạo việc làm, các dự án tăng cường sức khỏe cộng đồng, loại nguồn vốn này có ý nghĩa tác dụng thúc đây sự phát triển bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong các nguồn vốn đề phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước là quan trọng nhất Nguồn vốn được Nhà nước quản lý theoPHOUTTHASINE KEOXAYA 3 Luận văn Thạc sỹ pháp luật và cũng là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất hiện nay ở nước CHDCND Lào Điều nay xuất phát từ việc Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
Từ những phân tích trên, có thé khái quát: “Von đầu tu XDCB tir NSNN là khoản vốn Ngân sách được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế — xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN”.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, khác với vốn kinh doanh của doanh nghiệp (là loại von được sử dụng với mục đích sinh lợi, và có quá trình hoạt động vì lợi nhuận) vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu ha tang kỹ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược Đây là đặc điểm quan trọng, góp phần giải quyết việc sử dụng von đầu tư dé lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, và vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay đã được phân cấp quản lý theo 3 loại dự án: dự án nhóm A, B, C và được phân cấp đầu tư theo luật định.
Thứ hai, chủ thể sở hữu của nguồn vốn này là Nhà nước, do đó vốn đầu tư được Nhà nước quản lý và điều hành sử dụng theo các quy định của Luật NSNN, cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chỉ phí các công trình, các dự án
Thứ ba, vốn đầu tư lấy nguồn từ NSNN do đó nó luôn gắn bó chặt chẽ với NSNN, được các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực xây dung co bản cho nền kinh tế, cu thé vốn đầu tư được cấp phát dưới hình thức các chương trình dự án trong tất cả các khâu cho đến khi hoàn thành và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng
1.1.1.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư từ NSNN
Theo cấp ngân sách, v6n đầu tư xây dựng cơ ban từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (NSDP) và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (NSTW).
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN II 1 Nguyên tắc quản lý vốn dau tư xây dung cơ bản từ NSNN
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thé quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn dau tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư) trong điều kiện biễn động của môi trường dé nhằm dat được các mục tiêu nhất định.
Việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách, các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng dé lap, tham dinh va phé duyét tong mức đầu tư, dự toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán đông thời hướng dân và kiêm tra việc thực hiện các vân đê trên.
Thứ hai, Lập và quản lý chi phí phải rõ rang đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản Chi đúng tông mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực hiện một cách có cơ sở và dé tính toán chính xác tông mức dau tư, dự toán công trình theo giá nội tệ.
Thứ ba, Chủ thé đứng ra quan lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương dau tư, lập, thâm định, phê duyệt, đến khi nghiệm thu ban giao công trình để đưa vào sử dụng) là Nhà nước Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết địnhPHOUTTHASINE KEOXAYA II Luận văn Thạc sỹ đâu tư là bô trí đủ vôn đê đảm bảo tiên độ của dự án (không quá 4 năm đôi với dự án nhóm B, không quá 2 năm đối với dự án nhóm C).
Thứ tu, Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức dau tư, tong dự toán quyết toán khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.
Thứ năm, Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước dé thực hiện quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yêu tô khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.
Thứ sáu, Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với các công trình ở địa phương, UBND cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tac quản ly vốn dé chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương đề ban hành và hướng dẫn.
1.1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Sự vận hành của vốn NSNN trong quá trình đầu tư được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Nhà nước Cơ quan cap phát von
Chủ dau tư Cơ quan thụ hưởng vốn đầu tư (chủ dự án đầu tư) Đơn vị thực hiện đầu tư Đơn vị thi công (Thực hiện các dự án đầu tư )
| Đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác dự án
Qua sơ đồ này cho thấy đầu tư từ NSNN phải vận động qua các giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Nhà nước quyết định và cấp phát vén NSNN cho các dự án đầu tư và thực hiện quản lý theo 2 khâu:
Thứ nhất, khâu thâm định, xét duyệt và quyết định đầu tư:
Vốn đầu tư từ NSNN chỉ cấp cho các dự án, công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước quyết định cho các dự án thuộc nhóm:
* Các dự án thuộc kết cau hạ tầng kinh tế - xã hội như: dự án giao thông, thủy lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, trại thú y, nghiên cứu giống mới, các công trình văn hóa, xã hội, thể dục- thé thao, dự án về khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, dự án an ninh quốc phòng
* Dự án của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
* Dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.
Những dự án đó phải thể hiện kế hoạch hàng năm để được duyệt và Nhà nước cấp vốn. Điều kiện dé dự án được cấp vốn NSNN:
* Có đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng.
* Được ghi kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định.
* Quyết định thành lập ban quản lý dự án, bố nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng, chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp phát vốn tại Tổng cục Dau tư phát triển.
* Tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư van, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy định.
* Có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốn và thanh toán.
Tứ hai, cơ ché cấp phát vốn:
Nhà nước quy định chi tiết việc cấp phát vốn khi tiến hành thực hiện:
* Quy định đối tượng như điều kiện được cấp phát tạm ứng, mức tạm ứng, thu hồi tạm ứng.
* Quy định cấp phát theo khối lượng công việc.
PHOUTTHASINE KEOXAYA 13 Luận văn Thạc sỹ
* Quy định chế độ báo cáo, quyết toán, kiểm tra
Thứ ba, quy trình cấp phát được thực hiện:
* Theo kế hoạch Nhà nước cấp phát cho chủ đầu tư
* Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo của đơn vị thi công được chủ đầu tư xác nhận dé chuyền số vốn cho đơn vị thi công Đây là sự phối hợp giữa cơ quan quan lý và chủ dau tư trong việc cấp phát vốn dé nhằm đảm bảo cho tiến độ thi công liên tục, không thiếu vốn.
Giai đoạn thứ hai: Quá trình dau thầu dé chọn don vị thi công (Theo Nghị định số 03/TTg của Thủ tướng nước CHDCND Lào, ngày 9/1/2004 về việc dau thầu, thuê mua từ vốn NSNN)
Trong đâu thâu điêu quan trọng là có sự kiêm tra, giám sát chặt chẽ chông các tiêu cực, gian lận trong đâu thâu, hậu quả sẽ dân đên tham nhũng tiêu cực vê chính, gây thât thoát tài sản, nguôn vôn Nhà nước.
Giai đoạn thứ ba: Công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư. Đây là công việc rất quan trọng đến bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả và hiệu lực vốn đầu tư, trong giai đoạn này cần thực hiện việc giám sát, kiểm tra quá trình thi công và đánh giá chất lượng công tình, hiệu quả vốn đầu tư.
Giai đoạn thứ tr: TỔ chức quản lý vốn đầu tư từ NSNN (Theo Thông tư số
58/TC của Bộ tài chính nước CHDCND Lào, ngày 22/5/2003).
Bộ máy thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN bao gồm:
* Cơ quan quản lý Nhà nước có các Bộ, UBND các cấp.
* Cơ quan quản lý đầu tư có Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước.
Trách nhiệm của các cơ quan này như sau:
Mot là: Chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:
* Thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiễn độ và đảm bảo chất lượng theo quy định.
* Cung cấp hồ sơ, tài liệu nhằm phục vụ cho việc quan ly và cấp phát vốn.
* Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành quy định của pháp luật.
* Báo cáo quyết toán theo quy định.
Nội dung cơ bản về pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Thực trạng pháp luật về huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản
Cần nhận thức rõ ràng rằng pháp luật về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ ban từ NSNN trong những năm qua của Lào mang những nét nổi bật: thực hiện chính sách xóa bỏ dần bao cấp trong vốn đầu tư băng nguồn vốn NSNN, khai thác và phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiến hành đa dạng hóa các nguồn von đầu tư phát triển, chyén đổi cơ cau đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây nguồn tích lũy trong nước còn rất nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư rất lớn của đất nước, chính vì thế đã không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết.
Trong giai đoạn tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng vốn lớn và hiệu quả ngày càng trở nên búc xúc và là một trong những mục tiêu hàng đầu Hàng loạt các chính sách pháp luật cho việc khai thác và huy dộng nguồn von đầu tư xây dựng cơ bản được đưa ra, và nét nôi bật đó là đa dạng hóa mọi nguồn vốn cho dau tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bao gồm cả xây dựng cơ bản bằng việc tận dụng mọi nguồn vốn mọi nội lực có thé: vốn từ NSNN, vốn trong nhân dân, vốn của các doanh nghiệp va cả những nguồn vốn từ nước ngoài Cùng với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chế độ sở hữu, dé huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, chính sách thu NSNN của Lào đã chuyên từ chỗ dựa chủ yếu vào thu quốc doanh và viện trợ sang thu thuế.
Trước năm 1995, năm chính thức cải cách thuế, các sắc thuế của Lào còn sơ khai, chưa đầy đủ, còn ban hành dưới hình thức các Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng với các sắc thuế sau: thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế xuất, nhập khâu, thuế thu nhập và thuế tài nguyên, thuế đất, thuế lợi tức.
Năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị quyết số 12/HĐBT, ngày 26/2/1991 về ban hành sắc thuế tiêu thụ đặc biệt Loại thuế này chỉ đánh vào một sỐ hàng hóaPHOUTTHASINE KEOXAYA 33 Luận văn Thạc sỹ có tính chất xa xỉ như: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt, nước hoa, đồ trang điểm, xăng dầu các loại.
Năm 1992 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 02/TTg, ngày 23/1/1992 về thu phí và lệ phí, thay cho quy định về phí và lệ phí năm 1984 Trong Nghị định này quy định các loại phí đường bộ, đường thủy, bầu trời, thị thực
Ngày 14/10/1995 Quốc hội nước CHDCND Lào đã thông qua và ban hành Luật thuế đầu tiên, trong Luật thuế này có các sắc thuế sau:
Thuế xuất khâu (14/7/1994); Thuế nhập khau(18/7/1994); Thuế doanh thu (14/10/1995); Thuế tiêu thụ đặc biệt (14/10/1995); Thuế lợi tức (14/10/1995); Thuế tối thiểu (14/10/1995); Thuế thu nhập cá nhân (14/10/1995); Thuế đất đai (12/4/1997); Thuế tài nguyên (12/10/2002)
Ngoài ra còn một số sắc thuế ban hành dưới hình thức pháp lệnh như thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế chuyên quyền sở hữu đất, lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh và các loại phí như: học phí, viện phí.
Trong hệ thống thuế này nhà nước đã bỏ thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân hăng hái làm ăn. Đến nay, theo quy định của luật ngân sách Nhà nước số 02/QH, ngày 26/12/2006, thu trong nước ở Lào bao gồm các khoản sau: thu từ thuế xuất-nhập khẩu, thu từ các loại thuế nội địa, thu công sản, thu từ quỹ của Nhà nước, thu sự nghiệp, thu lãi cho vay, thu hội tiền cho vay, thu tiền phạt, tiền bán hàng hóa tịch thu,thu từ hoạt động quyên góp, đóng góp tự nguyện của tô chức và cá nhân, thu phí, lệ phí và các khoản thu khác Các khoản thu ngoài nước gồm thu từ viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc bằng hiện vật của các chính phủ, các tô chức, các cá nhân nước ngoài cho chính phủ và nhân dân Lào.
Có thé nói, nhờ thay đổi chính sách thu và tái co cấu bộ máy thu ngân sách đặc biệt là thu thuế phù hop với đường lối phát triển kinh tế mới nên từ khi đổi mới đến nay hàng năm số thu NSNN đều tăng và tăng nhanh hơn các khoản chỉ thường xuyên, nên đã đáp ứng được các khoản chi thường xuyên và có phần dư thừa dành cho đầu tư Theo số liệu của Bộ Tài chính Lào, số thu năm 2005 tăng gấp 16 lần so với số thu năm 1995, Bắt đầu từ năm 1990, các khoản thu về thuế đã trở thành khoản thu chủ yếu của NSNN và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay đạt khoảng 73% đến 87% tổng thu và chiếm từ 10-14% GDP Sự thay đổi cơ cấu thu này được coi là một yếu tố hết sức quan trong góp phan giải quyết tinh trạng thâm hụt NSNN đồng thời tạo điều kiện thúc day nền kinh tế phát triển liên tục, bền vững và 6n định kinh tế vĩ mô Thu trong nước tăng cũng tạo cơ sở vững chắc cho chi NSNN hàng năm.[ 19]
Bên cạnh đó, để việc huy động nguồn von được tiễn hành đồng bộ và nhất quán, Nhà nước Lào đã cụ thé bang các Nghị định , Nghị quyết, thông tư, hệ thống luật pháp với một số điểm chính như: tiến hành 6n định môi trường kinh tế vi mô, thực hiện một cách nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, bảo hộ mọi hình thức sở hữu hợp pháp và quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, ban hành các đạo luật đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết từng bước quan hệ giữa Tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, dân cư nhăm cải thiện công tác động viên vào NSNN và hoạt động đầu tư của dân cư, doanh nghiệp; từng bước hình thành thị trường vốn, đó là hệ thống các ngân hàng đầu tư và thương mại, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ dau tư ; thể chế hóa các chính sách dé khuyến khích và hỗ trợ các nỗ lực đầu tư.
Vi dụ như việc nham thu hút đầu tư trong và ngoài nước thi Nhà nước Lao đã ban hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài ngày 22/10/2004 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 2004 và hiện nay được thay thế băng Luật khuyến khích đầu tư chung năm 2009 Văn bản Luật này đang điều chỉnh rất hiệu quả hoạt động khuyến khích đầu tư của Lào, tạo hành lang pháp lý và đem lại kết quả cao cho hoạt động đầu tư, đặc biệt là tăng nguồn vốn cho đất nước Theo như Điều 4 Luật khuyến khích đầu tư năm 2009, thì chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước Lào rất tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trong và ngoài nước: “Nhà nước khuyến khích dau tư của mọi thành phan kinh tế trong và ngoài nước thông qua việc lập chính sách nhằm tạo môi trường, điều thuận lợi, đáp ứng thông tin can thiết, xây dựng chính sách hải quan, thuế, quyên sử dụng dat, dịch vụ đầu tu một cửa, chính sách về lao động và chính sách khác bao gom việc công nhận, bao hộ quyên sở hữu, quyên và lợi ích hợp pháp cua nha đâu tu.
PHOUTTHASINE KEOXAYA 35 Luan van Thac sy
Nhà nước khuyến khích dau tư vào mọi ngành nghệ, lĩnh vực và khu vực trừ hoạt động liên quan tới an ninh và 6n định quốc gia, tác động mạnh mẽ tới môi trường hiện nay và lâu dài, tới sức khỏe người dân hoặc văn hóa tốt đẹp của đất
Việc huy động vốn cho phát triển hệ thong giao thông đường bộ ở Lào cũng được quan tâm đúng mức Có thể nói, bất kể một quốc gia nào muốn phát triển được giao thông một cách khoa học, hiệu quả nghiên cứu xây dựng quy hoạch giao thông cho những năm tiếp theo Dé làm được việc đó, phải nghiên cứu một cách hệ thống hiện trạng và đề ra giải pháp trong tương lai Nước Lào là một nước kém phát triển, do vậy muốn phát triển cần có đủ giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước và phải có vốn đầu tư xây dựng Vì vậy Lào đã tạo vốn và huy động các nguồn vốn:
Xây dựng và củng cô cơ sở hạ tang kỹ thuật thì tranh thủ dùng các nguồn vốn ODA, BOT, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hang phát triển Châu A (ADB) các nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn ngân sách Nhà nước Điển hình như trong khuôn khổ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào trị giá 29,5 tỉ đồng, vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Văn hóa - Thông tin Lào đã ký biên bản thỏa thuận triển khai dự án xây dựng đài phát thanh và truyền hình cấp quốc gia tại tỉnh Champasak (Nam Lào) Đây là một trong số 4 dự án hợp tác xây dựng đài phát thanh, truyền hình nằm trong Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật giữa chính phủ hai nước [20]
Pháp luật về phân bo vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản
Xuất phat từ nhu cầu phân bé và sử dụng nguồn vốn dau tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói riêng và dé ra các chính sách phân bổ va sử dụng một cách hợp lý, tuy nhiên nó phải được xuất phát từ những yêu cầu cụ thể và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn nhất định Hiện nay, để tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững, trong năm tài khóa 2012-2013, các cấp Đảng, chính quyên và nhân dân Lào tiếp tục nhiệm vụ phát triển nông thôn, tập trung xóa nghèo, thực hiện quyết liệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm xây dựng tỉnh thành "đơn vị chiến lược", huyện thành "don vi vững mạnh toàn diện", bản thành "đơn vị phát triển": 6n định kinh tế vi mô, phát triển cơ sở hạ tang kỹ thuật, bao đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 8,3%; tiếp tục thực hiện chiến lược quốc gia về cải cách giáo dục, thực hiện chiến lược quốc gia vé cai cach y té; chú trọng nâng cao chat lượng các chương trình phat thanh, truyền hình; phát triển bền vững du lịch; chú trọng nâng cao vai trò công tác hành chính; tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước, thu hút sự hợp tác, viện trợ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế; hướng đến gia nhập cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Thực trạng việc thực hiện chính sách phân bồ và sử dụng nguồn von:
2.1.2.1 Phân bố theo ngành kinh tế
Mang ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và xuất khâu chung của cả nên kinh tế Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý vốn ngân sách thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Lĩnh vực công nghiệp: Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách một cách cụ thể: sử dụng khả năng phát triển của tất cả các thành kinh tế, tăng cường xuất khâu hàng tiêu dùng, ưu tiên tiến hành liên doanh hợp tác với nước ngoài; đây mạnh phát triển công nghiệp tư liêu sản xuất, khai khoáng và chế biến,tập trung trước hết vào sản xuất phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khâu; chú trọng trong công tác quy hoạch xây dựng phát triển năng lượng: tăng cường khả năng liên kết liên doanh với nước ngoài từ công nghiệp khai thác cho đến công nghiệp chế biến dầu khí; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới công nghệ, kỹ thuật với sản phẩm trong các ngành cơ khí, công nghệ điện tử tin học.
Với những khó khăn thách thức và những đòi hỏi trong thời đại mới về vốn đầu tư, về phân bố nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn này là: vốn đầu tư (gồm đầu tư xây dựng cơ bản) từ NSNN chi ưu tiên tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi von lớn, kỹ thuật và công nghệ cao các thành phần kinh tế khác không thé thực hiện được, hoặc những ngành mà không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp hay rất thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế và đặc biệt là hiệu quả xã hội đối với toàn bộ nền kinh tế là rất lớn Ví dụ: các dự án về thủy điện, cảng biển, quốc phòng, giao thông
Có được những kết quả trên là do Lào đã thu hút được nhiều nguồn vốn cùng tham gia vào quá trình đầu tư, qua đó giảm gánh nặng cho NSNN có thể chuyền đổi cho các công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác mà các thành phần kinh tế khác không có đủ điều kiện để thực hiện nhằm phát triển kinh tế - xã hội được toàn diện. Đối với ha tang kỹ thuật: Giao thông, Bưu điện: Hoạt động đầu tư cho giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc là loại hình đầu tư thuộc kết cau hạ tang kinh tế - xã hội, và là một lĩnh vực rất quan trọng vì nó đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, kỹ thuật cao nhưng lại không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tuy vậy kết quả đầu tư lại có một ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh cấp quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc day quả trình thu hút nguồn vốn dau tư khác từ trong và ngoài nước và hơn thế nữa nó còn liên quan đến an ninh quốc gia (bưu điện).
Chính tầm quan trọng và đặc thù của nó mà Nhà nước chủ trương tập trung vốn NSNN dé đầu tư xây dựng cơ bản cho lĩnh vực giao thông và bưu điện, còn sự tham gia của các thành phần kinh tế khác chỉ mang tính hỗ trợ.
PHOUTTHASINE KEOXAYA 39 Luận văn Thạc sỹ
Kết quả thu được sau khi thực hiện một cách triệt dé chủ trương này là: hàng loạt các công trình giao thông lớn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo cơ sở động lực phát triển kinh tế thông thương của các vùng; Nổi bật là lĩnh vực thông tin liên lạc trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng ké tốc độ phát triển cao chưa từng có, tạo nên một cơ sở hạ tang ki thuat tién tién đáp ứng được nhu cầu thời đại Đã hoàn thành việc xây dựng, tu sửa và lát nhựa đường 13 từ bắc đến nam và các đường nối liền tiêu khu vực, hoàn thành xây dựng các đường giao thông với tổng chiều dài 37.322km, tăng 5,86% so với năm 2005 và có thể nối tất cả các tỉnh, huyện trên cả nước.
Bên cạnh đó, Lào cũng đang tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông đường bộ đến năm 2020 cu thé sau:
+ Trọng tâm thứ nhất: Củng cố phát triển mạng lưới đường bộ nâng cấp các quốc lộ trục dọc Bắc — Nam cu thé là: Đoạn xây dựng Cấp đường Thời gian QL 13 đoạn Pac Mong - Bò | Xây dựng tiêu chuẩn cap 2020
Tên (biên giới Lào — Trung I
Quốc) QL 1 đoạn BumNữa - Lan Cấp III— MN 2015 Tuy (biên giới Trung Quốc)
QL 1 đoạn Bum Nửa - Pac | Mặt rải nhựa cấp III — MN 2015
+ Trọng tâm thứ hai: Nâng cấp và xây dựng tuyến các trục ngang, trục nan quạt như: Đoạn xây dựng Cấp đường Thời gian QL9 Cấp I có 4 làn xe chạy 2020 QL 18B, QL 12, QL 8, QL 7 Duong cap II 2020 QL 6B đoạn HangLong-XôpBâu- Đường cấp III 2015
+ Đường phục vục cụm khu kinh tế nông thôn: Đoạn xây dựng Cấp đường Thời gian Xây dựng đường 4A XayNhạBuLy -| Đường cấp II 2015 H6ngXa (tỉnh XayNha Bu Ly)
Kén Thao - Na Kha (tỉnh Xay Nha Bu| Đường cấp III 2015 Ly
Hin Hop (ngã ba Quốc lộ 13 N) - Ban| Duong cấp II 2015
Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thúy hải sản: Tại Đại hội IX Đảng nhân dân cách mạng Lào từ năm 2009 Đảng, Nhà nước đã có chính sách
“phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hóa hiện đại, nâng cao lực lượng sản xuất” Dé làm được điều đó phải chuyên dịch mạnh cơ câu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn và thực hiện chương trình nông thôn mới, xây dựng các làng, xã, bản và thôn, co cuộc song no du, văn minh phù hợp với đặc điểm của từng vùng địa phương, tăng cường các hoạt động khuyến nông Chính vì vậy, việc bố trí vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực pham, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là dựa vào khối lượng và cơ cấu của nông nghiệp làm nguyên liệu cho các xí nghiệp đó và huy động toàn bộ lực lượng của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
2.1.2.2 Phân bo theo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo vùng lãnh thé
Chính sách phát triển vùng lãnh thổ với nội dung chính đó là: kết hợp phát triển vùng kinh tế trọng điểm thành đầu tầu nhằm lôi kéo, thúc đây sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế gắn với phát triển toàn diện các vùng lãnh thé, giảm bớt chênh lệch và nhịp độ phát triển giữa các vùng Với những mục tiêu như trên thì phương hướng của quá trình phân bỗ nguồn von được thực hiện kết hợp, tập trung đầu tưPHOUTTHASINE KEOXAYA 41 Luận văn Thạc sỹ cho các vùng kinh tế trọng điểm và từng bước nâng cao đầu tư cho các vùng kinh tế còn khó khăn, những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bảo dân tộc, các vùng biên giới, miền núi
Như tỉnh Xê Kông có dân số ít, có tiềm năng đa dạng về đất đai, tài nguyên, khoáng sản phong phú, có vùng núi cao, cao nguyên, đồng bằng, có đường sông, đường bộ xuyên qua các Tinh Nam Lào (đường 16A) Song kết cau hạ tang thấp kém, thiếu vốn và kỹ thuật chưa cao và chưa có sức thu hút trong và ngoài nước.
Quán triệt việc đầu tư cho các vùng khó khăn và những quan điểm đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đại hội tinh Đảng bộ lần thứ VII đã đề ra mục tiêu đầu tư cho sản xuất lương thực, thực phẩm đạt được 109.411 tấn (trong năm 2015), phan dau tổng GDP tăng 7,5 — 8%/nam Tỉnh Xê Kông đã tận dụng lợi thế đất đai hiện có, đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất lương thực, thực phâm cho đầy đủ toàn xã hội và đồng thời tạo cơ sở làm nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng hóa Cụ thé Tỉnh phan đấu sản lượng lương thực đến năm 2015 đạt tới 54.266 tan bình quân đầu người 358kg thóc/người/năm, năng suất bình quân đạt 3,9T/ha Đối với ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nên phải phát triển với tốc độ cao Nhất là các ngành có thực lực ở Tỉnh như là ngành công nghiệp điện lực, ngành công nghiệp chế biến sản phâm nông — lâm nghiệp và phát triển nguồn điện lực ở các vùng nông thôn đề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân Ngoài ra Tỉnh Xê Kông cần phải đầu tư đến việc chế biến sản phẩm nông nghiệp như nhà máy bột giấy, làm sợi bông, tơ lụa, gốm sứ (Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lan thứ VII giai đoạn nam 2011 — 2015 của tinh Xê Kông).
Hay như việc thúc đây đầu tư ở các vùng khó khăn trong nước trong hoạt động đầu tư của Việt Nam ở Lào Thì theo kết quả trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, trong thời gian qua, hoạt động thương mại đầu tưViệt Nam - Lào đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2012 đạt hơn 900 triệu USD, tăng 22% so với năm 2011 và dự kiến sẽ đạt mốc 2 tỷ USD vào năm 2015 Theo thông kê của
Đánh giá thực trạng tác động của pháp luật đối với hoạt động quản lý
Kết quả đã đạt được . ¿- - -cscsTt E1 E11 112111111 1111111 re 48 2.2.2 Ton tại và nguyên nhân 2: - - SE +E+x£E£ESEE2E2EEEEEEEEEEEerrrrrkes 51 2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quan lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đối với CHDCND Lào - 5-5-5: 52 2.3.1 Định hướng đầu tư XDCB trong những năm tới
Suốt những chặng đường đổi mới, với chiến lược phát triển kinh tế linh hoạt đất nước đã có những bước đột phá nhất định, gặt hái được khá nhiều thành công trong công cuộc đổi mới. Đánh giá những kết quả đã đạt được của hoạt động đầu tư của nền kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng đã có những thành quả nhất định : hàng loạt các công trình trọng điểm đã được đưa vào sử dụng, tạo một động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế, góp phần tăng năng lực sản xuất cho ngành kinh tế trong vùng như: Tập trung xây dựng thủy điện, sản xuất điện tăng từ 33MW vào năm 1975 lên 690MW vào năm 2005 và 18.048 MW năm 2008 Thực hiện việc xây dựng, tu sửa và lát nhựa đường 13 từ bắc đến nam và các đường nối liền tiêu khu vực, xây dựng các đường giao thông với tổng chiều dài 37.322km, và đã hoàn thành các dự án này tăng 5,86% so với năm 2005 và có thé nối tat cả các tinh, huyện trên cả nước Năm 2008-2009, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư tổng cộng 2.943 dự án với tổng số vốn 3.329,89 tỷ kíp vào phát triển cơ sở hạ tang Ty lệ đói nghèo của nhân dân Lào giảm xuống dưới 30% tông số hộ trên cả nước, 86% số trẻ em dưới 6 tuổi được đến trường, 74% số dân được sử dụng nước sạch, tuôi thọ trung bình của nhân dân Lào đạt 64 tuôi; xây dựng được 409 bản văn hóa; đài phát thanh phủ sóng 80%, truyền hình 60% diện tích toàn quốc Trong năm tài chính 2010-2011: nền kinh tế đạt kết quả khả quan, GDP tăng khoảng 8,1%; xuất khâu đạt 1,856 ty USD, nhập khẩu 2,323 tỷ USD; ty lệ lạm phát trung bình 7,4%, tỷ gia hối đoái ôn định ở mức 8.005 kíp ăn một USD; thu hút von đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,275 tỷ USD; số hộ gia đình nghèo giảm còn 18,96% so 20,4% của năm tài chính 2009-2010 (Nguồn: Theo “Tổng kết thong kê tình hình phat triển Kinh tế - Xã hội nước công hoà dan chủ nhân Lào giai đoạn 2001-2005 và du bdo phát triển giao đoạn 2006 — 2010”).
Với cơ chế sáng tạo và hợp lý, khuyến khích được sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, từng bước thu hẹp phạm vi bao cấp của nền kinh tế để có thể tập trung tốt hơn cho những lĩnh vực trọng điểm không thê không chịu sự quản lý của nhà nước, điều này góp phần làm hiệu quả đồng vốn của Nhà nước tăng lên rõ rệt Nhà nước luôn có những sự hỗ trợ nhất định đối với các thành phần phi Nhà nước, tạo mọi điều kiện để thành phần này ngày càng phát huy tính năng động, sáng tạo kết hợp với hiệu quả tài chính Hoạt động đầu tư đã được lên kế hoạch và có những quy hoạch một cách cụ thể, công khai sao cho phù hợp với vùng kinh tế, chuyên vai trò của mình từ thé bị động sang thế chủ đông hơn Hiệu quả tài chính của mỗi dự án, tính khả thi luôn là tiêu chí hàng đầu và được Nhà nước xem xét tính toán một cách nghiêm túc và chính xác.
Các chính sách được đưa ra phù hợp đã tạo được sự ủng hộ đồng tình của nhân dân, giúp cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn đóng góp của người dân vào các dự án dé quay lại phục vụ trực tiếp cho đời sống kinh tế - xã hội ngày càng hiệu quả.
Huy động vốn cho đâu tu:
PHOUTTHASINE KEOXAYA 49 Luận văn Thạc sỹ Đã thu hút được mọi nguồn lực cùng tham gia, tạo nên tính đa dạng với nhiều hình thức và số lượng lớn dé có thé đáp ứng được với các nhu cầu của thời đại mới Từ đó biến nguồn vốn của NSNN thành một chất dẫn, bôi trơn đề thu hút, đưa các nguồn vốn khác (FDI, ODA, vốn trong dân cư ) chảy vào nền kinh tế một cách dé dàng hơn Tuy nhiên không vi thé mà vai trò của nguồn vốn từ NSNN bi xem nhẹ đi, mà nó là nền tảng phải luôn luôn được đảm bảo duy trì trong mọi hoàn cảnh, chính vì thế mà Nhà nước luôn dành nguồn vốn đầu tư ( trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản ) từ NSNN trong suốt thời gian qua.
Mặt hạn chế còn mắc phải của chính sách này là chưa phát triển được một thị trường vốn đồng bộ với đầy đủ các chức năng của nó Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, kéo theo đó là những nhu cầu ngày càng cao cho sự phát triển mà quy mô nên kinh tế Lào còn nhỏ bé nên không thé đáp ứng được yêu cầu cho việc duy trì và phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững Trong khi đó đối tượng ưu đãi đầu tư, vùng lãnh thé ưu đãi đầu tư lại quá nhiều làm thúc đây việc bao cấp trở lại trong đầu tư của NSNN Trong cơ cau tổng vốn dau tư, ngoài ra việc huy động từ thị trị trường trong nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và vốn vay ODA, vốn đầu tư FDI Nhìn chung chi cho đầu tư XDCB từ NSNN được bù đắp bằng hình thức đi vay, cũng có thé nhìn nhận điều này là một thời cơ, nhưng đó cũng mang lại một thách thức rất lớn trong việc trả nợ, và như thé nếu chúng ta không biết cách sử dụng nguồn vốn này một cách hop lý, hiệu qua dé đạt được sự phát triển tương xứng thi đó sẽ trở thành một gánh nặng to lớn cho thế hệ sau.
Phân bồ vốn: Đã đạt được sự phân chia một cách tương đối và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nguồn vốn khác trong nền kinh tế Do đặc thù của mình vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN luôn ưu tiên tập trung củ yêu vào các chương trình đầu tư công cộng, các dự án cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cụ thé: đó là hoạt động đầu tư cho hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa xã hộ, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý chính quyền các cấp Các chính sách cho việc phân bổ và sử dụng vốn một mặt tạo được những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác tạo tạo điều kiện thuc đây cho quá trình thu hút đầu tư từ bên ngoài vảo.
Quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN thu hút một lượng von đầu tư từ các nguồn phục vụ cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua đó hình thành nên các ngành sản xuất quan trọng (sản xuất lương thực thực phẩm, thủy điện, công nghiệp chế biễn lương thực, thực phẩm ) CÓ val trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân Việc thực hiện tốt các quy định về phân bồ và sử dụng vốn đầu tư hiện nay còn góp phan hình thành nên các vùng kinh tế, tạo nên vị thế của Lào trên trường quốc tế trong suốt thời gian qua.
2.2.2 Tén tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cho đến nay vẫn còn ton tại một số hạn chế mà đặc biệt cần lưu ý đó là việc xác định cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tính dàn trải trong đầu tư vẫn còn lớn, không những thế công tác quản lý vẫn còn lỏng lẻo chưa tốt ngay từ khâu xác định chủ trương, lập, thâm định, quyết định, xác định tổng mức dự toán, dự toán công trình cho đến tận những khâu triển khai và thực hiện dự án.
Tính bat hợp lý trong cơ cau đầu tư còn thé hiện mối quan hệ giữa các vùng các ngành, giữa các vùng và trong nội bộ mỗi ngành chưa được thực sự phù hop, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả việc sử dụng đông vốn Sự không hợp lý còn thé hiện trong các quy định phân bổ nguồn lực (gồm có vốn đầu tư) cho ngành vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập, việc phân bổ vẫn còn nặng về bao cấp mà chưa có sự đột phá, mạnh dạn trong phân bồ Điều này lại tiếp tục kéo theo đó là sự không đồng bộ cụ thé: đầu tư dé phát triển nông — lâm nghiệp phát triển nông thôn mới không đồng bộ với vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và cho đời sống của người dân, hiệu quả của sản xuất nông — lâm nghiệp sẽ không cao Dau tư còn chưa thực sự hiệu quả ở chỗ các vùng đầu tư chưa thấy được sự chuyển biến rõ rệt, những tỉnh như Xê Kông, Sainhabury vẫn đag còn trong tình trạng nghèo, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn.
PHOUTTHASINE KEOXAYA 51 Luan van Thac sy
Nguyên nhân chủ yếu là do việc bố trí vốn đầu tư chưa tập trung, vốn đầu tư được bố trí cho cả những dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tông dự toán, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, của đơn vị thi công và tư vấn đáp ứng ở mức thấp Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đấu thầu tiếp tục phải được chan chỉnh
Việc thu chi NSNN Chính phủ đã kiên quyết chỉ dao và đôn đốc thực hiên nhiêm vụ thu NSNN; chính quyền các địa phương đã quyết liệt thực hiên các giải pháp dé phan dau hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao; nhưng tinh trạng lãng phí, chi tiêu hiệu quả thấp vẫn chậm được khắc phục Chính phủ có nhiều biện pháp mạnh trong quan lý, điều hành NSNN, nhưng tình trạng phân bổ von đầu tư chậm vẫn diễn ra trong nhiều năm; Vẫn còn tình trạng bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, chưa có quyết định đầu tư
2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đối với CHDCND Lào
2.3.1 Dinh hướng đầu tư XDCB trong những năm tới 2.3.1.1 Tình hình thế giới
Nền kinh tế thé giới trong giai đoạn tới biến đổi rất phức tạp, điều này làm cho các yếu tó thuận lợi và khó khăn đan xen lẫn nhau ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược phát triển của đất nước ta Đánh giá chung về bối cảnh thé giới các nhân tố tác động sẽ rất nhiều và rat lớn, ở đây chỉ xem xét những van đề chính và có tác động đén nước ta một cách mạnh mẽ và trực tiếp hơn :
Bối cảnh phát tiễn trong khu vực đặc biệt là khu cực Châu A — Thái Binh Dương, đã và đang có những bước tiễn không ngừng, ngay trong khu vực ASEAN điều này đòi hỏi chúng ta phải vô cùng cần trọng trong lĩnh vực dau tư dé tạo điều kiện một cách tốt nhất đảm bảo cho nền kinh tế phát trièn nhanh va ôn định, tránh được nguy cơ tụt hậu.
Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra không ngừng, cả thế giới xoáy vào cuộc chạy đua công nghệ, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng sản xuât trực tiép của mỗi quôc gia, gây ra sự biên đôi một cách sâu sac và nhanh chóng của tat cả các lĩnh vực trong đời séng xã hội Trong thời đại ngày nay, việc năm bắt được công nghệ, tri thức tiên tiễn đồng nghĩa với việc quyết định sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ trở thành một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của mỗi quốc gia Sự phát triển của khoa học công nghệ đi cung với nó là chuyến dịch cơ cấu kinh tế nhanh, chu trình luân chuyển vốn thay đổi công nghệ và san phẩm ngày càng được rút ngắn đỏi hỏi mỗi quốc gia nói chung, mỗi doanh nghiệp nói riêng phải rất nhanh nhậy để thích ứng Chúng ta là một nước đang phát triển nên đang phải chịu một thách thức gay gắt, vừa làm sao dé thoát khỏi tinh trạng lạc hậu lại phải cùng lúc xúc tién quá trình công nghiệ hóa thích nghi với nền kinh tế tri thức Nhận thức được điều này đề chúng ta xác định được chiến lược trọng yếu của đất nước đó là: phát triển khoa học công nghệ cùng với việc phát huy trí tuệ tinh thần con người là nhân tố quyết định giúp chúng ta từng bước thu hẹp khoảng cách và dan đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thé giới Điều này cũng đặt ra cho yêu cầu vai trò của Nhà nước là rất lớn thông qua các trợ giúp về vốn đầu tư, chính sách, cơ chế quan lý thích hop dé khuyến khích cho mọi thành phần kinh tế và định hướng nền kinh tế vận động theo xu thế thời đại.
2.3.1.2 Đánh giá diễn biến trong nước của CHDCND Lào
Nước CHDCND Lào năm ở khu vực Đông-Nam Á, có diện tích 236.800 km2, nam sâu trong lục dia, không có đường thông ra biên và chủ yếu là đồi núi; có Thủ đô Viêng Chăn là thành phố duy nhất va 16 tỉnh; dân số hơn 6,3 triệu người, với hơn 49 dân tộc được chia thành bốn nhóm ngôn ngữ, trong đó tiếng Lào là ngôn ngữ chính; đạo Phật chiếm 85% dân số; 85% dân số sống bằng nông nghiệp.
Nước Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.220 USD/người.
Ngày 2-12-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM)