1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Thể chế pháp lý ASEAN và vai trò của Việt Nam

233 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể chế pháp lý ASEAN và vai trò của Việt Nam
Tác giả Ts. Trần Anh Tuấn, Ts. Vũ Thị Anh Thư, Ths. Đặng Lê Trịnh, Ths. Bùi Thị Ngọc Lan, Cn. Nguyễn Đức Anh, Ths. Vi Ngọc Dương, Ths. Nguyễn Thùy Dương, Ts. Nguyễn Quỳnh Anh, Ths. Đoàn Quỳnh Thường, Ths. Hoàng Thị Quỳnh Trang, Ths. Nguyễn Hữu Phú, Cn. Mai Ngân Hà, Ts. Hà Thị Minh Đức, Ths. Khuất Duy Lê Minh, Ts. Nguyễn Quỳnh Anh, Ths. Đặng Lê Trịnh, Ts. Trần Anh Tuấn, Ths. Nguyễn Thị Thu Phương, Ths. Phạm Thùy Linh, Ths. Dương Thị Bích Đào, Ths. Nguyễn Anh Thơ, Ths. Đỗ Thu Hương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 61,49 MB

Nội dung

Theo đó, thé chế pháp lý ASEANgồm: 1 các thiết chế mang tính cơ câu tổ chức được pháp luật quy định hay nói cáchkhác là những bộ phận hợp thành của tổ chức được ấn định theo các văn bản

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THE CHE PHÁP LÝ ASEAN VA VAI TRÒ CUA VIỆT NAM

Hà Nội, Ngày 29 tháng 6 năm 2021

Trang 2

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THE CHE PHÁP LY ASEAN VA VAI TRÒ CUA VIỆT NAM

(Tat cả các bài đăng déu được phản biện độc lập)

Ha Nội, Ngày 29 thang 6 nam 2021

MỤC LỤC

Trang 3

Tổng quan về thê chế pháp lý ASEAN và xu hướng phát triển

TS Tran Anh Tuấn

Vu PLOT, Bộ Tư pháp

Quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành thé chế pháp lý ASEAN và dé

xuất giải pháp đôi mới

TS Vii Thị Anh Thư Khoa Luật, DHOGHN ThS Đặng Lê Trịnh

Vụ PLOT, Bộ Tư pháp

Mô hình thiết chế pháp lý của ASEAN dưới góc nhìn đối sánh với

EU và bài học kinh nghiệm cho ASEAN

ThS Bùi Thị Ngọc Lan Trưởng Đại học Luật Hà Nội

CN Nguyễn Đức Anh

Học viện ngoại giao

Luật mềm (soft law) và vai trò đối với xây dựng và hoàn thiện hệ

thong thé chế pháp ly của ASEAN

ThS Vi Ngoc Dương

ThS Nguyễn Thuy Dương

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Thê chế pháp ly của ASEAN trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

1S Nguyễn Quỳnh Anh

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Các quy định pháp lý của ASEAN về hội nhập trong lĩnh vực dịch

vụ và đầu tư

ThS Doan Quynh Thuong ThS Hoang Thi Quynh Trang Truong Dai hoc Luat Ha Noi

Khuôn khổ pháp ly ASEAN về hội nhập trong lĩnh vực chính trị va

quốc phòng, an ninh và vai trò của Việt Nam

ThS Nguyễn Hữu Phú

CN Mai Ngân Hà

Bộ Ngoại giao Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực văn hoá-xã hội

Trang 4

Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xây dựng và

tham gia các hoạt động của thê chế pháp lý ASEAN

1S Nguyễn Quỳnh Anh

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

ThS Dang Lê Trịnh

Vụ PLOT - Bộ Tư pháp

Thực trạng quy định pháp lý của ASEAN về hội nhập kinh tế, vai

trò của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện và đề xuất giải pháp

1S Trần Anh TuấnThS Nguyễn Thị Thu Phương

Vu PLOT — Bộ Tư pháp

Cơ chế về quyền con người của ASEAN và phương hướng hoàn thiện

ThS Pham Thuy Linh

Vu PLOT — Bộ Tư pháp

Tương trợ tư pháp về dân sự của Việt Nam với các quốc gia khác

trong ASEAN, thực trạng và giải pháp

Trang 5

TONG QUAN VE THE CHE PHAP LY ASEAN

VA XU HUONG PHAT TRIEN

TS Trần Anh Tuần!Tóm tắt: ASEAN hội nhập trên cơ sở một Cộng đồng ASEAN, dựa trên ba trụ cột

là Cộng dong chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đông văn hóa - xã hội.Bài viết này góp phần làm rõ về các thành tô cấu thành thé chế pháp lý ASEAN và quátrình phát triển, vai trò của chúng doi với hội nhập ASEAN

Trên cơ sở thực trạng của thé chế pháp lý ASEAN, Bài viết cũng dua ra một sốgiải pháp dé tiếp tục hoàn thiện nó cũng như vai trò của các quốc gia thành viênASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng về vấn đề này

Từ khóa: ASEAN, thiết chế pháp lý, quy định pháp lý và thể chế pháp lý ASEAN

I Khái niệm về thể chế và thể chế pháp lý

1 Khái niệm thể chế

Thể chế (Institution), theo nghĩa phố biến nhất của tiếng Anh tương đương với từ

“Organization”, có nghĩa là một tô chức với quy mô lớn và quan trọng được thành lập déthực hiện một mục đích nhất định? hoặc cũng được hiểu là một hệ thống quy tắc thuộc vềphong tục, tập quán 3 Như vậy, “thê chế” có hai nghĩa vừa có nghĩa là những thiết chếmang tính tô chức chặt chẽ có quy mô lớn, vừa có nghĩa là những quy phạm điều chỉnhcác quan hệ xã hội.

Trong tiếng Việt, thé chế thường được hiểu theo nghĩa phổ biến là tập hợp các quytắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (quyphạm pháp luật) Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác cho rang, thê chế được hiéu theo haicách Cách thứ nhất, thê chế là quy định pháp luật của nhà nước hoặc theo cách thứ hai thì

nó có nghĩa là một cơ quan, tô chức công với các cơ cấu và chức năng được định san’.Đặc biệt, trong chính trị học thé chế được “khoác áo” chính trị với tên gọi “thể chế chínhtrị” và được coi là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị; mặt khác, nó cũng là những “dạngthức” nói lên cau trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cau thành của một chủ thể chính trihay hệ thống chính trị

! Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp

? Cambridge Dictionary, truy cập ngày 11/4/2021 trên: https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/

Trang 6

Như vậy, ở cả quốc tế và Việt Nam, đến thời điểm này vẫn chưa có một quan niệmthống nhất về thể chế mà nó được hiểu theo cách nghĩa rộng, hẹp khác nhau tùy vào lĩnhvực của đời sông xã hội hoặc mục đích sử dụng thuật ngữ này trong những bối cảnh cụthể.

2 Khái niệm thể chế pháp lý

Hiện nay, không có sự phân biệt nào rạch roi giữa thé chế và thé chế pháp lý trongpháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cũng như các công trình nghiên cứu liên quan.Trên thực tế, cụm từ “thê chế” và “thể chế pháp lý” thường được dùng với nghĩa như

nhau.

2.1 Quan niệm về thể chế pháp lý ở Việt Nam

Ở nước ta, thật ngữ “thé chế” được sử dụng với nghĩa là thê chế pháp lý trong nhiều

văn bản của Đảng và Nhà nước cũng như các công trình nghiên cứu của các học giả pháp

lý và được hiểu là tông thé những quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm

pháp luật.

Đối với các văn ban của Đảng, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của BộChính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010,định hướng đến 2020, tại Mục 3 Phan II khi đề cập hoàn thiện thé chế nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì được diễn tả là xây dựng, hoàn thiện lĩnh vực

pháp luật về kinh tế, thương mại hoặc Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hộinghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thê chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đề cập thể chế với tư cách là hệ thống cácvăn bản quy phạm pháp luật Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng khi

dé cập đến xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thé chế phát triển cũng với ý nghĩa là hoàn thiện

hệ thông văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho phát triển (Báo cáo chínhtrị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030)

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, thê chế pháp lý được sử dụngnhưng không được định nghĩa về nó Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đề cập tới “hoàn thiệnthể chế kinh tế” với ý nghĩa là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnhlĩnh vực kinh tế Trong các văn bản pháp luật khác của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ cũng nhắc tới thé chế với nghĩa là văn bản pháp luật, ví dụ: Nghị quyết số27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chínhphủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhăm tiếptục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động,

Trang 7

sức cạnh tranh của nên kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 củaQuốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 — 2020 hay Nghị quyết số58/NQ-CP ngày 27/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 50-NQ/TW ngày 28/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thé ché,chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư đến năm 2030.

Đa số các học giả luật học và những người làm thực tiễn pháp luật ở trong nướcđánh đồng “thể chế pháp lý” với “thể chế” và quan niệm về nó theo nghĩa như đã nêutrên Mặc dù vậy, thời gian gần đây một số học giả luật học, chính trị học và kinh tế họclại có xu hướng quan niệm “thé chế pháp lý” với nghĩa rộng hơn Theo đó, họ cho răng,

“thể chế pháp lý” là một hệ thống thống nhất gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,

bộ máy nhà nước và phương thức điều hành đất nước Tuy nhiên, phương thức điều hànhđất nước cũng được văn bản quy phạm pháp luật quy định Do đó, về bản chất, hệ thốngthé chế pháp ly gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống thiết chế pháp ly’

2.2 Quan niệm về thể chế ở nước ngoài

Ở nước ngoài, quan niệm về thê chế và thể chế pháp lý cũng không giống nhau đốivới những học giả khác nhau Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, thểchế pháp lý cũng được hiểu theo nghĩa hẹp với nghĩa là các quy định pháp lý như nêutrên, chang hạn: Theo Dick W P Ruiter — Giáo sư danh dự về Luật Hiến pháp và hành

chính của Đại học Twente thuộc Trường Kinh doanh, Hành chính công và Công nghệ cua

Hà Lan quan niệm: Các thê chế pháp lý có thể được mô tả khái quát là các hệ thông pháp

lý riêng biệt trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các hình thức ứng xử xã hội cụ thé®.Tuy vậy, một số học giả kinh tế nước ngoài (Douglass C North, Sokoloff ) lại coithé chế pháp ly là một bộ phận của thé chế Thé chế gồm thé chế chính thức (hệ thống quyphạm pháp luật) và thể chế phi chính thức (hệ thông quy phạm xã hội)” Theo quan điểmnay, thé chế pháp ly là hệ thống thể chế chính thức hay nói cách khác nó chính là hệ thôngquy phạm pháp luật Cùng quan điển này, còn có các học giả như John Buchanan,

Dominic Heesang Chai và Simon DeakinŸ.

Bên cạnh đó, tại Báo cáo Phát triển thế giới năm 2002 của Ngân hàng thế giới (WB)

lại cho răng thê chê gôm cả thiệt chê nhà nước, xã hội (các đảng phái, bộ máy nhà nước,

5 Phạm Thị Tuy, 7é chế, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, truy cập

ngày 01/6/2020 tại: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/675-the-che.html.

® Dick W P Ruiter (1930), Legal Institutions, vol.18, Law and Philosophy Library, tr.71.

7 Tim Murphy, 4 Review of Neil MacCormick, Institutions of Law: An Essay in Legal Theory, Oxford

University Press, Oxford, 2007, tr.140-142.

8 Centre for Business Research (University of Cambridge), EMPIRICAL ANALYSIS OF LEGAL INSTITUTIONS AND INSTITUTIONAL CHANGE: MULTIPLE-METHODS APPROACHES AND THEIR APPLICATION TO CORPORATE GOVERNANCE RESEARCH, Working Paper No.445, tr.1, truy cập ngày 14/4/2021 trên https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.643.2689&rep=rep 1 &type=pdf.

Trang 8

tô chức xã hội) và quy tac pháp lý); đồng thời, WB quan niệm thê chế pháp lý ở ý nghĩacác thiết chế tô chức gồm các tổ chức ban hành pháp luật (cơ quan lập pháp, cơ quanchính phủ), các tổ chức thực thi luật (công tố viên, cơ quan quản lý, cảnh sát, nhà tù) vàcác tố chức áp dụng luật cho các trường hợp riêng lẻ (tòa án)!0 Dai học quốc gia Australia(The Australian National University) cũng giải thích về thể chế pháp luật (legalinstitution) theo nghĩa tổ chức, theo đó gồm bộ máy nhà nước, các tổ chức phi chính phủ

và tô chức của cộng déng!!

Như phân tích ở trên, cho đến nay, ở Việt Nam và nước ngoài, thé chế pháp lykhông có khái niệm chính thống Theo đó, thê chế pháp lý cũng có thê được hiểu theo hẹp

và nghĩa rộng Thé chế pháp lý có thể được nhìn nhận ở góc độ quy phạm điều chỉnh quan

hệ xã hội (quy phạm pháp luật, quy phạm xã hội) hay thiết chế t6 chức (thiết chế nhànước, xã hội) hoặc tổng hợp ở cả hai khía cạnh này Tuy nhiên, hiện nay có hai xu hướngchung nỗi bật, đó là: Theo nghĩa hẹp, thê chế pháp lý có nghĩa trùng với hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật; còn ở nghĩa rộng, thé chế pháp ly bao gồm cả thiết chế t6 chức nhanước và quy tắc pháp lý do thiết chế này đặt ra và bảo đảm thực hiện

2.3 Thể chế pháp lý theo quy định tai các diéu ước quốc tế của ASEAN

Trong khuôn khổ các điều ước quốc tế của ASEAN, quan niệm về thé chế hay théchế pháp lý được hiểu khá thống nhất Văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của khối làHiến chương ASEAN đề cập đến thể chế với nghĩa là các tổ chức, theo đó tại Lời nói đầuxác định “thông qua Hiến chương này, thiết lập khuôn khổ thể chế

và pháp lý cho ASEAN” Cùng với đó, Điều 7, Điều 41, Điều 45 của Văn bản này cũngxác định thê chế với nghĩa là thiết chế tổ chức Ngoài Hiễn chương ASEAN, các điều ướcquốc tế khác trong ASEAN khi nhắc tới thể chế là đồng nghĩa nó với thiết chế, ví dụ:

Chương 10 Hiệp định thương mại hàng hóa trong ASEAN năm 2009 (ATIGA)!? hay

9 Châu Quốc An, Lý thuyết thể chế theo trường phái kinh tế học Tân thé chế và đôi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ, tập 1 số Q5, 2017, tr.6.

!9 World Bank, How do effective and equitable legal institutions emerge?, World Development Report 2017, tr.

102, truy cập ngày 13/4/2021 trên: https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/25880/

9781464809507 Spot03.pdf?sequence=36&1sAllowed=y.

!'The ANU Law School, Law and Legal Institutions, truy cập ngày 13/4/2021 trên: https://programsandcourses.

anu.edu.au/course/LAWS8586.

!2 Điều 90 Thỏa thuận về thé chế quy định:

1 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN sẽ thành lập Hội đồng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bao gồm (1) một đại diện cấp Bộ trưởng được mỗi Quốc gia Thành viên đề cử và Tổng thư ký ASEAN Đề thi hành các

chức năng của mình, Hội đồng AFTA cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) Trong chức năng của mình, SEOM có thê thành lập các cơ quan, nếu cần thiết, nhằm hỗ trợ việc hoàn thành các chức năng như Uý ban điều phối việc thực thi ATIGA (CCA) SEOM, với sự hỗ trợ của CCA, sẽ đảm

bảo thực thi hiệu quả Hiệp định này, sẽ phối hợp và nhận được sự hỗ trợ từ Uỷ ban và các cơ quan kỹ thuật trong

khuôn khổ Hiệp định này.

2 Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ thành lập Cơ quan AFTA quốc gia và đó sẽ là cơ quan đầu mối của quốc gia đó nhằm phối hợp thực hiện Hiệp định này.

3 Ban Thư ký ASEAN sẽ :

(a) Hỗ trợ Hội đồng AEM và AFTA trong việc giám sát, hợp tác và rà soát việc thực hiện Hiệp định này cũng như cung cấp những hỗ trợ với tất cả các vấn đề liên quan; và

Trang 9

Điều 31 của Hiệp định Thương mại dịch vụ trong ASEAN (ATISA) cũng dé cập thê chếvới nghĩa tương tự Theo ghi nhận ở Hiến chương và các điều ước quốc tế khác củaASEAN thì thé chế (institution) là các thiết chế t6 chức liên quan theo các điều ước quốc

tế đó, không cùng nghĩa với thể chế pháp lý như cách hiểu phô biển đã nêu ở trên Dé bảođảm cho sự vận hành của ASEAN, bên cạnh “khuôn khổ thé chế” còn có “khuôn khổpháp lý” như tuyên bố tại Lời nói đầu của Hiến chương

Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho thấy, ở mỗi lĩnh vực khoa học cónhững quan niệm về thé chế và thé chế pháp lý khác nhau Tuy nhiên, đối với giới luậthọc, thể chế pháp lý được quan niệm gắn liền với thế giới quan của mỗi học giả về hệthống pháp luật Do đó, những quan điểm, quan niệm về thê chế pháp lý theo nghĩa rộng,hẹp như phụ thuộc vào việc các học giả đó quan niệm như thế nào về hệ thống pháp luật.Mặc dù vậy, dé có thé nhìn nhận tổng thé vai trò, các khía cạnh tác động của thê chế pháp

lý đến sự phát triển của một tổ chức quốc tế mang tầm vóc khu vực như ASEAN thì cầnxen xét thé chế pháp lý ASEAN ở phạm vi rộng nhất Theo đó, thé chế pháp lý ASEANgồm: (1) các thiết chế mang tính cơ câu tổ chức được pháp luật quy định (hay nói cáchkhác là những bộ phận hợp thành của tổ chức được ấn định theo các văn bản pháp lý củaASEAN - sau đâu gọi là thiết chế pháp lý) và (2) các quy định pháp lý, trong đó gồm cácvăn bản có chứa đựng quy phạm pháp lý quốc tế (điều ước quốc tế) cũng như các văn kiệnkhông mang tinh ràng buộc nghĩa vụ thực hiện (tuyên bố, hướng dẫn, quy chế ) của tô

chức này.

Chính vì vậy, trong khuôn khổ Báo cáo này, thé chế pháp ly ASEAN được nghiêncứu, xem xét và phân tích ở nghĩa rộng, bao gồm hệ thống thiết chế pháp lý và hệ thốngquy định pháp lý của tổ chức này

II Thực trạng thể chế pháp lý ASEAN và xu hướng phát triển

1 Thực trạng về các thiết chế pháp lý ASEAN

1.1 Hội nghị Cấp cao (ASEAN Summit)

Hội nghị Cấp cao ASEAN Theo khoản 2 Điều 7 Hiến chương ASEAN, Hội nghịCấp cao ASEAN là hội nghị của những người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của cácquốc gia thành viên, có thâm quyên cao nhất trong hoạch định, quyết định chính sách củaASEAN Đây là thiết chế không thường trực họp hai lần một năm (hoặc có thé có thêm

các cuộc họp đặc biệt hoặc bat thường) va được triệu tập, chủ tri bởi quốc gia gitr vai tro

Chủ tịch ASEAN Địa điểm hop do các quốc gia thành viên thông nhất

1.2 Hội đông điều phối (Coordinating Council)

Theo khoản 2 Điều 8 của Hiến chương ASEAN, Hội đồng Điều phối gồm các Bộtrưởng Ngoại giao của các nước thành viên của ASEAN và họp ít nhất hai lần một năm,

(b) Giám sát và thường xuyên báo cáo lên hội đồng AFTA về tiến trình thực hiện Hiệp định này.

Trang 10

có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc họp Cấp cao ASEAN và điều phối, phối hợp việc thực

hiện các quyết định của Cấp cao ASEAN và các hoạt động của các cơ quan khác củaASEAN; xem xét báo cáo hàng năm của Tổng Thư ky và các cơ quan liên quan khác;thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó Tổng Thư ký ASEAN theo khuyến nghịcủa Tổng Thư ký và thực hiện các nhiệm vụ khác được nêu trong Hiến chương ASEAN,hoặc các chức năng khác do Cấp cao ASEAN trao cho

Việc chủ trì các cuộc họp Hội đồng điều phối ASEAN không được quy định trongHiến chương ASEAN nhưng trên thực tế do ngoại trưởng quốc gia giữ vai trò Chủ tịchASEAN chủ trì Hội đồng Điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ

trợ.

1.3 Các Hội dong Cộng đông (Community Council)

Theo Điều 9 Hiến chương ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng bao gồm Hội đồngCộng đồng chính trị — an ninh, Hội đồng Cộng đồng kinh tế, Hội đồng Cộng đồng vănhóa — xã hội ASEAN Mỗi quốc gia thành viên sẽ cử đại diện quốc gia tham dự các cuộchọp của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, trực thuộc mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN

sẽ có các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng Mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN sẽhọp ít nhất hai lần một năm và sẽ do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia thành viên đanggiữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì Khoản 4 Điều 9 Hiến chương ASEAN quy địnhcác Hội đồng nay đảm bảo việc thực hiện quyết định có liên quan của Cấp cao ASEAN;điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách và những vấn đề có liên quan đến cácHội đồng Cộng đồng khác; đệ trình báo cáo và khuyến nghị về những vấn đề thuộc phạm

vi trách nhiệm lên Cấp cao ASEAN

1.4 Các Cơ quan chuyên ngành cáp bộ trưởng (Sectoral Ministerial)

Theo Điều 10 Hiến chương ASEAN, các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởngASEAN là những thiết chế trực thuộc các Hội đồng Cộng đồng hoạt động theo chức năng,

quyền hạn đã được xác định; thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEANtrong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách

của mình dé hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN va đệ trình các báo cáo vàkhuyến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan

Mỗi Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN, trong phạm vi chức trách củamình, có thể giao cho các quan chức cao cấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ như nêu trong Phụ lục Icua Hiến chương ASEAN Phụ lục này có thểđược Tổng thư ký ASEAN cập nhật theo khuyến nghị của Ủy ban các Đại diện Thườngtrực mà không phải viện dẫn Điều khoản sửa đổi trong Hiến chương này Số lượng và têngọi của các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng không cố định mà tùy theo yêu cầunhiệm vụ cần thực hiện theo Phụ lục 1 của Hiến chương ASEAN (có thé được thay đổi ở

Trang 11

từng thời kỳ) Các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng là các thiết chế không thườngtrực và hoạt động theo hình thức phiên họp khi được triệu tập Hiến chương ASEANkhông quy định cụ thé về hình thức triệu tập các phiên họp của các cơ quan này nhưngtheo thông lệ trong ASEAN thì triệu tập, chủ trì các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởngthường do các cơ quan cấp bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng của nước giữ vai trò

Tổng Thư ký ASEAN thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình theo cácquy định trong Hiến chương ASEAN và các văn kiện pháp lý và các tập quán đã có củaASEAN Tổng Thư ký ASEAN được bốn Phó Tổng Thư ký với hàm và quy chế cấp Thứtrưởng giúp việc Các Phó Tổng Thư ký sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký trong

việc thực thi chức trách của mình.

1.5.2 Ban Thư ký ASEAN

Ban Thư ký ASEAN bao gồm Tổng Thư ký ASEAN và các nhân viên khác, Ngoạitrừ Tổng thư ký và các Phó Tổng thư ký được bồ nhiệm và lựa chọn như đã nêu ở trên, thìnhân viên của BanThư ký ASEAN bao gồm các cán bộ tuyển dụng công khai (OpenlyRecruited Staffs) đến từ các nước thành viên ASEAN và các nhân viên địa phương

(Locally Recruited Staffs).

Tổng Thư ky ASEAN và nhân viên của Ban Thu ky ASEAN thamgia vào hoạt động chính thức hoặc đại diện cho ASEAN tại các quốc gia thành viên séđược hưởng các ưu đãi và miễn trừ cần thiết nhằm thực thi một cách độc lập các chứcnăng của họ Các ưu đãi và miễn trừ của Tổng thư Ký ASEAN và các nhân viên của BanThư ký ASEAN được quy định tại Hiệp định về ưu đãi và miễn trừ của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á năm 2009 và các văn bản pháp lý liên quan của ASEAN

1.6 Uy ban Dai diện thường trực bên cạnh ASEAN

Các quốc gia thành viên bổ nhiệm một Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bêncạnh ASEAN đặt tại Jakarta, Indonesia Các Đại diện thường trực tạo thành Ủy ban cácĐại diện Thường trực bên cạnh ASEAN, có nhiệm vụ hỗ trợ công việc của các Hội đồngCộng đồng ASEAN và các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN; phối hợp vớiBan Thư ký ASEAN Quốc gia và các Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng khác của

Trang 12

ASEAN; liên hệ với Tổng Thư ký ASEAN và Ban Thu ký ASEAN về tất cả các van déliên quan đến công việc của mình; hỗ trợ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài;thực thi các nhiệm vụ khác do Hội đồng Điều phối ASEAN quyết định.

1.7 Ban Thư ký ASEAN Quốc gia

Mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ lập một Ban Thư ký ASEAN Quốc gia vớinhiệm vụ là đầu mối quốc gia; lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan đếnASEAN ở cấp độ quốc gia; điều phối việc triển khai các quyết định của ASEAN ở cấpđộquốc gia; điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho các cuộc hop ASEAN;thúc đẩy xây dựng bản sắc và nâng cao nhận thức về ASEAN ởcấp độ quốc gia và đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN

Hiến chương và các văn bản khác của ASEAN không quy định chỉ tiết về việc thànhlập cũng như thành phần Ban Thư ký ASEAN Quốc gia mà do các nước thành viên quyếtđịnh phù hợp với nhiệm vụ cần thực hiện của thiết chế này

1.8 Cơ quan nhân quyên và Quỹ ASEAN

ASEAN thành lập Cơ quan nhân quyền ASEAN Cơ quan nhân quyền ASEAN nàyhoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định

Quỹ ASEAN hỗ trợ Tổng Thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan liên quan củaASEAN dé phục vụ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua nâng cao nhận thức vềbản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người dân; sự hợp tác chặt chẽtrong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu và các nhóm đối tượng kháctrong ASEAN Quỹ ASEAN chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký ASEAN Tổng Thư kýASEAN có trách nhiện trình báo cáo về Quỹ lên Cấp cao ASEAN thông qua Hội đồngđiều phối ASEAN

1.9 Uy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tô chức quốc té

Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 có thê được thành lập tại các nước ngoài ASEAN,bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viênASEAN tại quốc gia đó (Hiện có 10 Uy ban) Các uy ban tương tự có thé được lập ra bên

'3 Các uỷ ban này sẽ thúc đây lợi ích và bản sắc ASEAN tạicạnh các tô chức quốc tế

nước chủ nhà và các tô chức quốc tế Thủ tục hoạt động của các uỷ ban này do Hội nghịngoại trưởng ASEAN quy định cụ thể

2 Thực trạng các quy định pháp lý trong khuôn khổ ASEAN

2.1 Các quy định pháp lý về hội nhập chính trị - an ninh

Hiến chương ASEAN tiếp tục thừa nhận những nguyên tắc xây dựng Cộng đồng

chính trị - an ninh đã có trong các văn kiện pháp lý của ASEAN Bên cạnh đó, đưa ra các

l Truy cập ngày 29/11/2020 trên: https://vi-wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_c%

C3%Alc _qu%EI%BB%9lc gia%C4%90%C3%B4ng Nam %C3%81.

Trang 13

nguyên tắc áp dụng chung cho hợp tác ASEAN ở các lĩnh vực, trong đó có những nguyên

tắc cốt lõi áp dụng cho hợp tác về chính trị - an ninh, gồm: tôn trọng độc lập, chủ quyên,

bình dang, toàn ven lãnh thé, quyền tự quyết, khôn can thiệp vào công việc nội bộ và bảnsắc dân tộc của cả các quốc gia thành viên; thúc đây hòa bình, an ninh và thịnh vượng ởkhu vực; không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khácdưới bất kỳ hình thức nào trái với pháp luật quốc tế; giải quyết các tranh chấp bằng biệnpháp hòa bình; tăng cường tham vấn về các van đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi íchchung của ASEAN; tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ vàchính phủ hợp hiến; tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đây và bảo vệ nhân quyền vàcông bằng xã hội; đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cảluật nhân đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia; không tham gia vào bất kỳmột chính sách hay hoạt động nào đe doa đến chủ quyên, toàn vẹn lãnh thé hay sự 6n địnhchính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN

Trong khuôn khổ ASEAN còn một số điều ước quốc tế quan trọng mang tinhchuyên ngành như: Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự của ASEAN 2004, Côngước ASEAN về chống khủng bố năm 2007, Hiệp định về Quyền ưu đãi và miễn trừcủa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2009, Nghị định thư của Hiến chươngASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010, Thỏa thuận giữa Chính phủCộng hòa Indonesia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về việc đặt vàtrao các đặc quyền và miễn trừ cho Ban Thư ký ASEAN năm 2012, Công ước ASEAN

về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015, Hiệp định khungASEAN về miễn thị thực năm 2006 và một số điều ước quốc tế khác Cùng với Hiếnchương ASEAN, các điều ước quốc tế này là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực

hiện hội nhập ASEAN.

Bên cạnh đó, các văn kiện pháp lý thực hiện Cộng này còn có Hiệp ước thân

thiện và hợp tác ở Đông Nam Á năm 1976 (TAC), Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạtnhân Đông Nam A năm 2007 (Hiệp ước SEANWEZ), Tuyên bố Kuala Lumpur vềthiết lập Khu vực hoà bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á (Tuyên bố ZOPFAN),

Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN 2025 đề ra việcxây dựng APSC tới năm 2025 Theo đó, ASEAN tiếp tục ưu tiên day mạnh đối thoại

và hợp tác vì hoà bình, ôn định ở khu vực, thúc day xây dựng lòng tin, xử lý hữu hiệunhững thách thức nảy sinh cũng như góp phần giảm căng thăng tại một số điểm nóng

khu vực

Với khung pháp lý nêu trên, ASEAN có thể triển khai được nhiều hoạt động hợptác về chống khủng bố, buôn bán ma tuý, buôn người, bảo đảm an ninh, an toàn hạtnhân, an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, an toàn và an ninh biển Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế là hầu như các văn bản này không tạo ra

Trang 14

sự khác biệt so với các tổ chức quốc tế khác và củng cố hợp tác thực chất trongASEAN ở lĩnh vực chính trị - an ninh Cá biệt, một số văn kiện pháp lý có nội dunggan giống hoặc là tổng hợp, sao chép từ các nội dung của các điều ước quốc tế liênquan của Liên hợp quốc, ví dụ: Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm 2012, Công ướcASEAN về chống khủng bố năm 2007, Công ước ASEAN về chống buôn bán người,đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015, Hiệp ước về khu vực Đông Nam A không có

vũ khí hạt nhân năm 1995 Do đó, một số hoạt động hợp tác trong lĩnh vực chính trị

-an ninh còn chưa hiệu quả, nhất là trong trường hợp có sự c-an thiệp, ảnh hưởng của

các nước lớn ngoài ASEAN.

Mặc dù, hơn một thập niên trở lại đây, ASEAN có gắng đưa ra những văn bảnpháp lý để tăng cường sự hợp tác thực chất hơn ở lĩnh vực chính trị - an ninh nhưng có

vẻ hiệu quả không như mong muốn, ví dụ: năm 2010, các quốc gia ASEAN ký kếtNghị định thư của Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp Tuynhiên, Nghị định thư này không tạo ra được bat ky bước đột phá nao về việc thiết lậpmột cơ chế giải quyết tranh chấp chung mà chỉ là sự tổng hợp các quy định giải quyếttranh chấp đã ton tại rải rác trong các hiệp định, thỏa thuận của ASEAN trước đó.2.2 Các quy định pháp lý về hội nhập kinh tế

Trong hợp tác ASEAN, hội nhập kinh tế được xác định là trọng tâm Cho đếnnay, hệ thống quy định pháp lý của ASEAN về hội nhập kinh tế là khá đồ sộ, nhiềuvăn bản nhất so với các lĩnh vực hợp tác khác Tính đến tháng 09/2020, ASEAN cógan 70 văn bản pháp lý về hội nhập kinh tế (trong đó có 62 văn bản hội nhập kinh tếnội khối) Tuy nhiên, ở lĩnh vực này, những văn kiện pháp lý có các nội dung mang lạigiá trị thực chất về hội nhập vẫn còn khá khiêm tốn, cụ thé:

2.2.1 Đối với thương mại hàng hoá

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được các quốc gia ASEAN

ký kết vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 Cùng với ATIGA,ASEAN đều có các văn kiện pháp lý khác liên quan dé điều chỉnh ở hình thức tuyên

bó, hiệp định, bản ghi nhớ, nghị định thư, v.v dé điều các nội dung cụ thé trong hợptác liên quan đến thương mại hàng hóa ở các ngành nghề khác nhau

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ các Khu thương mại tự do (FTA) giữa ASEANvới các đối tác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, An Độ, Australia, NewZealand và Hồng Kông (Trung Quốc) cũng tồn tại các hiệp định/chương quy định vềthương mại hàng hóa và có cam kết khá sâu Liên quan đến hội nhập giữa ASEAN vớicác đối tác ngoài khối, năm 2020, ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,Australia, New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vớicách tiếp cận của FTA thế hệ mới

Trang 15

2.2.2 Về Thương mại dịch vụ

Ở lĩnh vực dịch vụ, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN vềdịch vụ (AFAS) Bên cạnh đó, các quốc gia ASEAN cũng đã lần lượt ký các Nghị địnhthư thực hiện Gói cam kết dịch vụ trong khuôn khô Hiệp định AFAS Cho đến nay,các nước ASEAN đã và đang thực hiện 10 Gói cam kết dịch vụ trong khuôn khổAFAS và một số Gói cam kết các về dich vụ tài chính, vận tải hàng không Nhìn chungkhi các cơ sở pháp lý cho thực hiện cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch

vụ của các nước ASEAN là khá sâu rộng.

Mặt khác, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) đã được ký vào tháng

4/2019, hiện đang trong quá trình các quốc gia ASEAN thực hiện thủ tục pháp lý nội

bộ để có hiệu lực) Hiệp định có nhiều nội dung mới so với AFAS theo hướng tăng

cường mở cửa, hội nhập và tự do hóa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Đặc biệt,

trong việc mở cửa thị trường dịch vụ, ASEAN thay nguyên tắc cùa cũ “chọn cho”băng nguyên tắc mới “chọn bỏ” Đây là cách tiếp cận mới về mở cửa thị trường dịch

vụ trong một SỐ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ví dụ: Hiệp định Đối tác toàndiện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Cùng với đó, trong các FTA giữa

ASEAN với các đối tác ngoải khối cũng cam kết liên quan về dịch vụ, đặc biệt trong

khuôn khổ RCEP, Chương Thương mại dịch vụ (Chương 8) được xây dựng đồng thờitheo hai phương thức tiếp cận chọn cho và chọn bỏ, tùy thuộc việc các nước lựa chọncách đưa ra biểu cam kết Các nước lựa chọn phương thức chọn cho phải lựa chọn một

số phân ngành áp dụng nguyên tắc MEN tự động và nguyên tắc đơn phương tự do hóachỉ tiến không lùi (ratchet), đồng thời sẽ phải chuyển đổi sang phương thức tiếp cậnchọn bỏ sau 6 năm ké từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực, với mức độ mở cửa thịtrường không thấp hơn mức độ cam kết trong biểu cam kết chọn cho

2.2.3 Về lĩnh vực đầu tư

Hiệp định hợp tác đầu tư toàn điện ASEAN (ACIA) được các nước ASEAN kýkết ngày 26/02/2009 (sửa đổi ở các năm 2014, 2017 và 2019) ACIA gồm nhữngnguyên tắc, tiêu chuẩn cho đầu tư trong nội bộ khối với các nghĩa vụ bảo hộ đầu tưnước ngoài Trong những năm gần đây, nhất là từ sau khi Cộng đồng ASEAN đượcthành lập (2015), ASEAN đã tích cực hoàn thiện thé chế pháp lý nội khối, trong đó cóACIA Theo đó, ACIA đang được nâng cấp dan qua 04 lần sửa đổi (ở các năm 2014,

2017, 2018 và 2019) để tiếp cận những tiêu chuẩn hiện đại hơn về bảo hộ đầu tư.Trong 03 lần sửa đầu, các nội dung mới đưa vào ACIA chủ yếu liên quan đến các vẫn

đề kỹ thuật như: quy trình sửa đôi Hiệp định và Danh mục bảo lưu, định nghĩa về nhàđầu tư là thể nhân, hướng dẫn loại bỏ và sửa đổi bảo lưu trong đầu tư Tuy nhiên, lầnsửa thứ tư ACIA vừa qua đã thay thế hoàn toàn Điều 7 ACIA về cắm đặt ra các yêu

Trang 16

cầu thực hiện đầu tư trên cơ sở cách tiếp cận ở các FTA thế hệ mới để tạo điều kiệnthuận lợi cho đầu tư nội khối.

Bên cạnh ACIA, ASEAN còn có các chương/hiệp định đầu tư trong khuôn khôcác FTA với các quốc gia ngoài khối (FTA ASEAN Cộng) Như trên đã nêu, năm

2020, ASEAN ký với 5 quốc gia ngoài khối RCEP (một FTA thế hệ mới) có cam kếtđầu tư cao hơn so với các hiệp định FTA ASEAN Cộng mà ASEAN đã ký trước đóvới các đối tác ngoài khối

2.2.4 Về lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ASEAN có Hiệp định khung ASEAN về sở hữu trí tuệnhằm thúc day hop tac chặt chẽ hon trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ va các lĩnh vực liên

quan Theo Hiệp định này, các nước thành viên khi thực hiện có trách nhiệm đảm bảo

phù hợp với các mục tiêu, nguyên tắc và tiêu chuẩn được đặt ra tại Hiệp địnhTRIPs/WTO và các công ước có liên quan Ngoài ra, các cam kết về sở hữu trí tuệtrong các FTA giữa ASEAN với tác đối tác ngoài khối không thực sự có cam kết sâu,ngoại trừ Chương Sở hữu trí tuệ của RCEP đã đưa ra cách tiếp cận khá cân bằng vàtoàn điện về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, ASEAN còn có một số văn kiện pháp lý khác hỗ trợ chung cho các lĩnhvực hội nhập kinh tế, như: Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấptrong ASEAN năm 2010 (Các quốc gia ASEAN đã hoàn tất việc ký Nghị định thư vềtăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN mới vào năm 2019, hiện cácquốc gia thành viên ASEAN đang thực hiện thủ tục pháp lý nội bộ dé hiệp định nay cóhiệu lực), Hiệp định ASEAN về di chuyên thé nhân năm 2012

Nhìn tổng thé cho thấy, các văn kiện pháp lý ở lĩnh vực này khá nhiều và có nộidung thực chất, trong đó số văn bản là điều ước quốc tế chiếm tỷ lệ khá cao Tuynhiên, hầu như các văn kiện pháp lý trong lĩnh vực này ít có nội dung mới, tính đặc thù

so với các điều ước quốc tế hiện đang có ở các tô chức hoặc khuôn khổ hợp tác, hộinhập kinh tế quốc tế khác mà thường đi sâu một bước, trong khi nhiều lĩnh vực hợp táchoặc hỗ trợ trực tiếp hội nhập kinh tế còn thiếu quy định pháp lý của khối để điềuchỉnh, ví dụ: Trong lĩnh vực tương trợ tư pháp dân sự, mặc dù đang có nhu cầu cao từcác quốc gia thành viên trong điều kiện hội nhập sâu của ASEAN nhưng cho đến nay,ASEAN vẫn chưa có một điều ước quốc tế chung ở lĩnh vực này

2.3 Các quy định pháp lý về hội nhập văn hóa - xã hội

Trong lĩnh vực hội nhập văn hóa - xã hội, ASEAN có ít văn kiện pháp lý nhất sovới các lĩnh vực hội nhập khác trong khuôn khổ hội nhập Cộng đồng ASEAN Liênquan đến các nội dung cơ bản để hình thành Cộng đồng văn hóa — xã hội được xácđịnh trong Tuyên bố Bali II Đến khi Hiến chương ASEAN ra đời, các nội dung xây

Trang 17

dựng Cộng đồng văn hóa — xã hội tiếp tục được khái quát hóa và bổ sung, trong đónhắn mạnh việc xây dựng Cộng đồng này trên cơ sở:

- Thúc day phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vữngcủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống

cao của người dân khu vực;

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáodục và dao tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, dé tang cuong quyén nang chongười dan ASEAN và thúc day Cộng đồng ASEAN;

- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dan ASEAN thông qua việc tạo điềukiện để họ tiếp cận bình đăng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và côngbăng xã hội;

- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;

- Thúc day hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khíchmọi thành phần xã hội tham gia, hưởng lợi từ tiễn trình liên kết và xây dựng cộng đồng

ASEAN;

- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa

dạng văn hoá và các di sản của khu vực;

- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốttrong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở,

minh bạch và thu nạp.

Cùng với các văn kiện pháp lý trên, dé thực hiện Cộng đồng văn hóa — xã hội,ASEAN còn có các văn bản khác như: Hiệp định thúc day hop tác trong các hoạt độngvăn hóa và truyền thông đại chúng năm 1969, Hiệp định thành lập Quỹ Văn hóaASEAN năm 1978, Hiến chương Mạng lưới các trường đại học ASEAN năm 1995,Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới năm 2002, Hiệp định thànhlập Trung tâm Da dạng sinh học ASEAN năm 2005, Hiệp định ASEAN về Quản lýthiên tai và úng phó khân cấp năm 2005, Hiệp định thành lập Trung tâm điều phốiASEAN về hé trợ nhân đạo về quản lý thiên tai năm 2011, Hiệp định thành lập Trungtâm ASEAN về Người già và sáng tạo tích cực (ACAI) năm 2020

Thực hiện các văn bản pháp lý là điều ước quốc tế nêu trên, va dé thực hiện mụctiêu xây dựng Cộng đồng văn hóa — xã hội, vào tháng 11/2015, Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 27 tiếp tục thông qua Kế hoạch tổng thé Cộng đồng văn hóa - xã hộiASEAN đến năm 2025 Kế hoạch tong thé Cộng đồng văn hóa — xã hội ASEAN đếnnăm 2025 khang định trọng tâm của Cộng đồng văn hóa — xã hội ASEAN là cam kếtnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các hoạt động hợp tác hướng

Trang 18

vào người dân, thân thiện với môi trường va hướng tới phát trién bền vững Nội dungcủa Kế hoạch tổng thé Cộng đồng van hoá — xã hội ASEAN đến năm 2025 kế thừa vaphát triển các nội dung của Kế hoạch tổng thé Cộng đồng văn hóa — xã hội ASEAN

giai đoạn 2009-2015.

3 Nhận xét về xu hướng phát triển của thể chế pháp lý ASEAN

3.1 Đối với thiết chế pháp lý ASEAN

Thiết chế pháp lý ASEAN đã có một bước tiến khá dài sau khi Hiến chươngASEAN có hiệu lực với cơ cấu hoàn thiện, hiệu lực hơn trước đây Các thiết chế pháp

lý ASEAN đã được thiết kế thành một hệ thống thống nhất và có chức năng, nhiệm vụ

rõ hơn, trong đó có các cơ quan ban hành chính sách, cơ quan chỉ đạo, phối hợp trongtriên khai chính sách và cơ quan thực thi cụ thé các chính sách của ASEAN Thời giangiữa các kỳ họp của các hội nghị, hội đồng trong cơ cấu tổ chức của ASEAN được rútngắn và có những cải tiễn nhất định theo hướng thực chat hơn

Liên quan đến các cơ quan có nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo, điềuphối thực hiện chính sách, cơ quan có quyền hạn cao nhất là Hội nghị Cấp caoASEAN Bên cạnh đó, giúp Hội nghị Cấp cao ASEAN có Hội đồng điều phối nhằmkết nối, phối hợp trong thực hiện các chính sách, quyết định của Hội nghị Cấp caoASEAN trong toàn Cộng đồng ASEAN Tương ứng với ba trụ cột hợp tác của ASEAN

cụ thể của ASEAN là có ba Hội đồng cộng đồng của Cộng đồng chính trị - an ninh,Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa — xã hội có trách nhiệm chỉ đạo triển khaicác chính sách, quyết định Cấp cao ASEAN trong hoạt động của ở các Cộng đồng này.Mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN có các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng vớimột hệ thống khá đồ sộ gồm các Hội nghị cấp Bộ trưởng chuyên ngành, uỷ ban và cơquan liên quan Như vậy, ASEAN đã có một bộ máy khá đầy đủ, có tính phối hợp chặtchẽ trong ban hành chính sách và điều phối, chỉ đạo thực hiện các chính sách hợp táccủa ASEAN đầy đủ trên các mặt hoạt động của Cộng đồng ASEAN

Đối với các cơ quan thực thi thực tế các chính sách, quyết định của các cơ quannêu trên có Tổng Thư ký ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và một số cơ quan như: Cơquan nhân quyền, Quỹ ASEAN dé giúp Tổng Thư ky ASEAN thực hiện các hoạt động

cụ thê trong hợp tác nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài khối.Một đặc trưng riêng biệt của ASEAN là cùng với các cơ quan quyết định chínhsách, thực thi chính sách thì còn có cơ quan bồ trợ và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nàytrong thực hiện nhiệm vụ, cũng như kết nối với các đối tác ngoài khối cũng như vớicác quốc gia thành viên, đó là Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN cũngnhư các Ủy ban Quốc gia ASEAN và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia do các nước

thành viên thành lập.

Trang 19

Với các thiết chế nêu trên, ASEAN có một hệ thong cac co quan kha day đủ, cóchức năng, nhiệm vụ quy định tại các văn bản pháp lý của ASEAN dé ban hành chính

sách, thực thi chính sách của ASEAN.

Bên cạnh đó, các thiết chế pháp ly ASEAN cũng còn tôn tại một số nhược điểmđiểm, đó là:

- Thiết chế pháp lý ASEAN mặc dù khá đồ sộ, nhưng các co quan có thẩm quyềnban hành, quyết định và điều phối, phối hợp thực hiện chính sách đang quá nhiều,trong khi đó cơ quan thực thi thực tế chính sách có vẻ như chỉ có Tổng Thư kýASEAN, Ban Thư ký ASEAN va một số cơ quan giúp việc cho Tổng Thư ký ASEAN;

- Hoạt động của cơ quan ban hành chính sách là Cấp cao ASEAN chủ yếu thôngqua các ky họp, không có bộ phận thường trực dé xử lý các van dé phát sinh thuộcchức năng của các cơ quan này trong thời gian giữa các kỳ họp Bộ máy thiết chếASEAN đồ sô và nhiều tầng nhiều nắc, trong khi đó các cơ quan có quyền quyết địnhnhững chính sách, vấn đề lớn của ASEAN lại hoạt động theo kỳ họp nên các quyếtsách của ASEAN nhiều trường hợp chậm với các thủ tục rườn rà Cùng với đó, các cơquan có chức năng điều phối, phối hợp đang quá nhiều và cũng chủ yếu hoạt độngtheo kỳ họp va có các nhiệm vụ quy định một cách chung chung, thiếu chi tiết và thẩmquyền không thực sự cụ thể nên nhiều chính sách, văn bản pháp lý của ASEAN đượcban hành nhưng hiệu quả triển khai trong thực tế không cao Mối quan hệ giữa các cơquan không rõ ràng, chặt chẽ, điều này thé hiện trong sự phối hợp giữa các cơ quancòn lỏng lẻo, thiếu cơ chế kiểm tra, kiên soát lẫn nhau;

- Đối với các cơ quan thực thi chính sách trong ASEAN, như: Tổng Thư kýASEAN, Ban Thư ký ASEAN thẩm quyên cũng rat giới han, phản ánh thực trạng hợptác trong ASEAN mang tinh chất chung chung và thâm quyền chủ yếu vẫn thuộc vềcác quốc gia thành viên mà thiếu thâm quyền chung của một tô chức quốc tế khu vực.Mức độ chuyên môn của của các cơ quan này chưa cao, thiếu các cơ quan chuyêntrách hoạt động mang tính chuyên nghiệp, khiến cho việc thực những chính sách, quy

định pháp lý của ASEAN chưa hiệu quả như mục tiêu đặt ra;

- ASEAN đang có Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN, đây thiết chếthực sự không rõ chức năng riêng, các hoạt động của nó mang tính chồng lấn so vớicác thiết chế khác, đặc biệt là của các Hội đồng Cộng đồng và các cơ quan chuyênngành cấp Bộ trưởng Trong khi đó, ASEAN đang thiếu thiết chế là các cơ quan đạidiện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội, điều này làm cho chính sách và thựcthi chính sách của ASEAN còn hạn chế trong việc thể hiện các lợi ích chung củanhững tầng lớp dân cư thuộc các nước thành viên của ASEAN trong điều kiện đa dạng

vê thê chê chính trị, văn hóa và mức độ phát triên như hiện nay;

Trang 20

- Các thiết chế pháp lý ASEAN đang chủ yếu sử dụng nguyên tắc đồng thuận đểthông qua các chính sách, quyết định của mình Trong điều kiện hệ thống thiết chế cònnhiều tầng nắc và trong nội bộ chưa thực sự gắn kết thì nguyên tắc đồng thuận cũng làmột yếu tố làm ảnh hưởng đến như nhanh chóng trong ban hành, chất lượng của quyếtđịnh và thực thi các chính sách, quyết định của ASEAN.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu sắc hiện nay, các tô chứcquốc tế khu vực, trong đó có ASEAN cần có những cải cách sâu rộng trong cơ cấu tô

chức của mình Sự khủng hoảng của WTO hiện nay và hội nhập trong Liên minh châu

Âu (EU) với việc xuất hiện Brexit hay gần đây cho thấy sự cần thiết của cải cách củacác tổ chức quốc tế về hội nhập, trong đó có ASEAN

Khi nhìn nhận về ASEAN, đa số các học giả quốc tế điều nhìn nhận thời gianvừa qua ASEAN có những bước phát triển ấn tượng Tuy nhiên, trong điều kiện hiệnnay, ASEAN đang đỗi mặt với nhưng thách thức liên quan đến tăng trưởng kinh tế,năng suất lao động chậm lại, già hóa dân số, lỗ hồng về cơ sở hạ tầng va thé chế cho

sự phát triển tiếp theo dang dan hiện hữu Nhưng thách thức nay dang de doa sự pháttriển biền vững của ASEAN" Liên quan đến những hạn chế vé thé chế thì ngoài van

dé yếu kém trong thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước của các quốc gia, còn có

sự có hạn chế về năng lực của các thiết chế hội nhập của ASEAN dé thích ứng với môitrường mới, đặc biệt trong điều kiện Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cáchmạng 4.0) đang diễn ra làm thay đổi các phương thức hội nhập truyền thống Tuynhiên, thực tế cho thay, dường như ASEAN chưa sãn sàng cho việc thay đổi này déthích ứng Do đó, trong tương lai gần, ASEAN sẽ không có sự cải cách lớn đối với cácthiết chế của mình

3.2 Đối với các quy định pháp lý của ASEAN

Đối với các quy định pháp lý của ASEAN hiện tồn tại dưới hai hình thức là điềuước quốc tế và văn bản không phải điều ước quốc tế Các điều ước quốc tế có nhiềunhất ở lĩnh vực hội nhập kinh tế; các lĩnh vực còn lại văn kiện không phải là điều ướcchiếm số lượng tương đối lớn Do tính chất không ràng buộc về nghĩa vụ thực hiện củacác văn bản không phải là điều ước quốc tế nên ngoài lĩnh vực hội nhập kinh tế thì ởcác lĩnh vực khác (chính tri - an ninh, văn hóa —xa hội), việc hội nhập kém thực chất

hơn.

Thực tế cho thấy, ngay cả ở lĩnh vực hội nhập thực chất nhất là kinh tế thì cácđiều ước quốc tế cũng còn có quy định thiếu mạnh mẽ, thé hiện quyết tâm hội nhậpsâu của ASEAN Chang hạn, Hiệp định ATISA với cách tiếp cận mới trong dịch vụ,

'4 PwC Growth Markets Centre, The Future of ASEAN — Time to Act, 2018, tr.20-30 truy cập ngày 14.4/2021

trên: https://www.pwe.com/vn/en/publications/2018/pwce-gmce-the-future-of-asean-time-to-act.pdf.

Trang 21

nhưng cam kết cụ thé của các quốc gia ASEAN cũng không vượt nhiều so với cam kếtcủa họ tại WTO hay RCEP được cho là một FTA thế hệ mới nhưng trong mối quan hệvới các hiệp định khác mà các thành viên của RECP cùng là được quy định không rõràng, gay khó khăn cho việc thực hiện những quy định tiễn bộ của RCEP Theo khoản

2 Điều 20.2 của RCEP lại quy định nếu một Bên cho rằng một điều khoản của Hiệpđịnh này không nhất quán với một điều khoản của một thỏa thuận khác mà Bên đó và

ít nhất một Bên khác tham gia, theo yêu cau, các Bên liên quan là thành viên của thỏathuận kia phải tham vấn ý kiến dé đạt được một giải pháp thỏa đáng chung Như vậy,trong trường hợp có sự không thông nhất ở một hoặc một số tiêu chuẩn bảo hộ theoquy định của RCEP và các hiệp định, FTA khác mà hai hoặc nhiều thành viên củaRCEP cũng là thành viên thì sẽ rất phức tạp để đạt được thỏa thuận về việc lựa chọn

an ninh và văn hóa — xã hội do nhu cau giải quyết những van dé đặt ra ngoài kinh tếcủa khu vực.

Thứ hai, trong những năm gần đây, các điều ước quốc tế ở lĩnh vực kinh tế củaASEAN đang tiếp cận gần các tiêu chuẩn của các FTA thế hệ mới Việc sửa đổiACIA, ký ATISA và một số FTA với các quốc gia ngoài khối ASEAN dang cụ thé hóa

xu hướng đó.

Cuối cùng, nhìn tông thể cách tiếp cận xây dựng, hoàn thiện quy đỉnh pháp lý củaASEN đã dan có định hướng hon theo mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEANthực sự hướng đến người dân, đặt người dân vào trung tâm của quá trình phát trién

HI Một số kiến nghị hoàn thiện thé chế pháp ly ASEAN

1 Về định hướng chiến lược trong xây dựng thể chế pháp lý ASEAN

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tô chức, liên kếtquốc tế về hội nhập khu vực và giữa chúng với các khuôn khổ hội nhập toàn cầu vàsong phương thì ASEAN phải có chiến lược cụ thê cho hội nhập toàn khối Hiện nay,phương châm của ASEAN là hội nhập toàn diện trên cơ sở một Cộng đồng, thực diện

“thống nhất trong đa dạng” và hội nhập kinh tế vẫn là chủ yếu Tuy nhiên, với sự khác

Trang 22

biệt về thé chế chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và địa lý của các thành viên thì sẽ làmột rào cản tương đối lớn cho việc xây dựng Cộng đồng thực sự thống nhất Thực tếtrong thời gian vừa qua cho thấy, mặc dù ASEAN tuyên bố việc hình thành Cộng đồngASEAN ở năm 2015 nhưng cho đến nay còn nhiều vấn đề hàm chứa sự bất đồng, vídụ: Van đề về Biển Đông Do đó, ASEAN cần phải có định hướng khắc phục nhữngảnh hưởng của những rào cản này, tiến tới đưa vào thé chế pháp lý ASEAN những nội

dung thực chất cho hội nhập của khối.

2 Các giải pháp cụ thể hoàn thiện thể chế pháp lý ASEAN

2.1 Các giải pháp xây dựng, hoàn thiện thiết chế pháp lý

Một tổ chức quốc tế muốn hoạt động có hiệu quả cần có cơ cấu phù hợp và năngđộng Đối với ASEAN, cần làm cho bộ máy thiết chế gọn nhẹ, linh hoạt hơn với quytắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mang tính thực tế để xử lý nhữngvan đề thuộc về hợp tác, hội nhập của khối

Với những đặc thù của các quốc gia ASEAN là đa dạng về chính trị, kinh tế vàvăn hóa Do đó, mô hình tổ chức thiết chế chặt chẽ mang dang dap gần giống với nhànước liên bang như Liên minh châu Âu (EU) sẽ không phù hợp mà cần có mô hình tổchức các thiết chế thích hợp với đặc trưng nêu trên

Xuất phát từ thực tế lịch sử ra đời của ASEAN, ngay từ đầu đây là tổ chức quốc

tế khu vực mà các quốc gia thành viên chưa sẵn sàng ủy quyên chủ quyền của mìnhcho tổ chức mà ban đầu nó mang tính chất của một liên kết khu vực với các mục đíchchính trị Sự lỏng lẻo này đã chi phối cách thức tô chức các thiết chế ASEAN cho đếntận ngày nay Trong các văn kiện pháp lý của mình, ASEAN tuyên bố hội nhập toàndiện trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa — xã hội Tuy nhiên, trênthực tế việc hội nhập chỉ thực chất ở lĩnh vực kinh tế

Do đó, việc cải cách lại hệ thống thiết chế cần được nhìn nhận từ truyền thống

lịch sử, những ton tại hiện có và bối cảnh quan hệ quốc tẾ, cũng như sự cạnh tranhtrong khu vực, ở châu Á và trên phạm vi toàn cầu Trong những năm gần đây, thế giới

đang chứng kiến việc nhiều nước, nhóm nước chỉ phối kinh tế, chính trị trên phạm vi

quốc tế với nhiều hình thức khác nhau, không dừng lại ở phương thức cổ điển màtrước đây chủ nghĩa dé quốc hay sử dụng, đó là gây chiến tranh mà bao gồm cả gâysức ép hay tìm cách chi phối về kinh tế, chính trị đến các quốc gia khác ASEAN do vịtrí địa chính trị đặc biệt nên nhiều nước lớn tìm cách chi phối, ảnh hưởng dé phục vụlợi ích riêng của họ Với tính chất là tô chức quốc tế còn chưa thực sự gắn kết như hiệnnay thi rat dé bi các quốc gia, nhóm quốc gia bên ngoài gây ảnh hưởng hoặc chi phối.Thực tế vừa qua đã minh chứng rõ nét về việc này Trong điều kiện như vậy, ASEANcần phải trở thành một tổ chức quốc tế khu vực có tính liên kết chặt chẽ Muốn làm

Trang 23

được việc này, trước hết ASEAN phải có đổi mới về tổ chức các thiết chế theo hướnggọn nhẹ và thực quyên hơn, cụ thé:

Thứ nhất, về Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan không thường trực của ASEAN,gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của các quốc gia ASEAN, cóquyền quyết định tối cao về các chính sách của ASEAN Mặc dù có vị trí quan trọngnhưng cho đến nay, ngoài những quy định chung về thâm quyên và hình thức ra quyếtđịnh tại Hiến chương ASEAN thì tổ chức này không có một văn bản riêng điều chỉnh

về thâm quyền, các hình thức thông qua các quyết định của Cấp cao ASEAN Do đó,

về cơ bản Cấp cao ASEAN vẫn thông qua các chính sách, các quyết định bằng phươngthức đồng thuận Điều này dẫn đến sự chậm chễ trong việc thông qua chính sách,quyết định, nhất là trong tình huống khẩn cấp hoặc ở trường hợp một, một vài thànhviên bị chỉ phối bởi các nước lớn ngoài ASEAN Đề khắc phục hạn chế này, ASEANcần sửa đối dé áp dụng phương thức da số tuyệt đối (trên 2/3 số quốc gia tán thành)khi thông qua chính sách, quyết định của Cấp cao ASEAN đối với trường hợp ASEAN

có những căn cứ rõ ràng rằng một hoặc một số quốc gia thành viên không giữa đượctính độc lập khi thông qua chính sách, quyết định đó

Thứ hai, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN chỉ nên gồm ba Hội đồng là Hội đồngCộng đồng chính trị - an ninh, Hội đồng Cộng đồng kinh tế và Hội đồng Cộng đồng

văn hóa — xã hội các cơ quan chuyên ngành cập Bộ trưởng nên được lược bỏ thay vào

đó là tăng cường cho bộ phận giúp việc liên quan đặt tại Ban Thư ký ASEAN Cùngvới đó, phương thức thông qua quyết định cần được quy định rõ ràng đối với từngCộng đồng dé cụ thé Điều 21 của Hiến chương ASEAN

Thứ ba, về Tổng thư ký ASEAN và Ban Thư ký ASEAN: Tổng Thư ký ASEANcần được bổ sung quyền hạn và trách nhiệm dé bảo đảm thực quyền trong thực thinhiệm vụ với tư cách là quan chức hành chính cao nhất của ASEN, đồng thời giảmtính nghi lễ đối với chức danh này Cùng với tăng thâm quyền thì chức danh Tổng Thư

ký ASEAN cần có tiêu chuẩn rõ ràng về phẩm chất đạo đức, năng lực liên quan đếnchức danh Các quốc gia thành viên ASEAN và Cấp cao ASEAN phải dựa trên cơ sởtiêu chuẩn đó dé dé cử và bổ nhiệm

Đối với Ban Thư ký ASEAN cần được thiết kế lại với cơ cấu chặt chẽ, chức năngnhiệm vụ rõ ràng gắn với giúp Cấp cao ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng triển khaitrên thực tế các chính sách, quyết định của mình Nhân viên Ban Thư ký phải gồnnhững người có chuyene nghiệp, có chuyên môn cao ở lĩnh vực phụ trách.

Thứ tu, giảm bớt những cơ quan hiện không rõ nhiệm vụ hoặc có nhiệm vu

chồng lắn với các cơ quan khác như Ủy Ban đại điện thường trực Bên cạnh ASEAN.2.2 Các giải pháp trong xây dựng quy định pháp ly của ASEAN

Trang 24

Hiện nay, việc xây dựng các quy định pháp lý của ASEAN, nhất là các điều ướcquốc tế còn khá cứng nhắc theo các phương pháp truyền thống.

Đối với điều ước quốc tế, về nguyên tắc, việc xây dựng cũng trải qua các giaiđoạn như quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, theo đógồm: Đàm phán, soạn thảo; thông qua văn bản điều ước quốc tế; xác thực văn bản điềuước quốc tế và thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc đối với điều ước quốc tế của quốcgia thành viên Bên cạnh đó, đối với Quy tắc nguyên tắc về trình tự ký kết thỏa thuậnquốc tế của ASEAN năm 2011 (Rules of Procedure for Conclusion of International

Agreements by ASEAN).

Trong khuôn khô ASEAN, việc xây dựng điều ước quốc tế được cụ thể hóa vàthường trải qua với các công đoạn: Đề xuất ý tưởng về điều ước quốc tế; lấy ý kiến cáchành viên về ý tưởng điều ước quốc tế; ý tưởng về xây dựng điều ước quốc tế đượcCấp cao ASEAN thông qua; tổ chức đàm phán, xây dựng điều ước quốc tế; báo cáo dựthảo điều ước quốc lên các Hội nghị chuyên ngành cấp Bộ trưởng, Hội nghị Cộngđồng và trình Cấp cao ASEAN để cho ý kiến; điều ước quốc tế được ký với danhnghĩa Chính phủ hoặc Nhà nước của các quốc gia thành viên (cá biệt có điều ước quốc

tế được ủy quyền cho Tổng thư ký ASEAN thay mặt Hiệp hội hoặc các quốc gia thànhviên ký với đối tác bên ngoài); một số điều ước quốc tế thì sau khi ký phải trải quytrình pháp lý nội bộ của các quốc gia thành viên (phê chuẩn, phê duyệt) nếu trong điềuước quốc tế quy định việc này hay pháp luật quốc gia của thành viên có quy định nhưvậy; xác định hiệu lực, tính giàng buộc đối với điều ước quốc tế thông qua, như thôngbáo chính thức về việc đã phê chuẩn, phê duyệt

Đối với các văn kiện pháp lý không phải là điều ước quốc tế như tuyên bố, hướngdẫn thì thủ tục đơn giản hơn không phải tuân thủ các bước trên, thậm chí chỉ cầnthống nhất ý tưởng về văn bản pháp lý, lấy ý kiến về dự thảo văn bản pháp lý và thông

qua tại các Hội nghị liên quan của ASEAN.

Liên quan đến việc đàm phán các điều ước quốc tế, ASEAN cần cải cách theo

phương hướng sau đây:

Thứ nhất, về việc đề xuất ý tưởng điều ước quốc tế, không nhất thiết chỉ xuấtphát từ quốc gia thành viên mà nên có cơ chế mở rộng cho sự tham gia cá nhân, tôchức phi nhà nước của các quốc gia trong ASEAN cũng như các tổ chức của ASEAN.Điều này sẽ khuyến khích được các đề xuất xây dựng các điều ước quốc tế có tínhmới, vượt trước các điều ước quốc tế đã có tại các khuôn khổ hợp tác toàn cầu hoặckhu vực khác, nhất là trong lĩnh vực hội nhập kinh tế

Thứ hai, về đàm phán cần tổ chức một cách chuyên nghiệp với các chuyên gia

gidi, am hiéu về lĩnh vực được dam phán đại diện cho cơ quan nhà nước, tô chức nghê

Trang 25

nghiệp của các quốc gia ASEAN và ASEAN Việc đàm phàn nên đi vào thực chất,tránh việc kéo dai, ít đạt kết quả, vi dụ: Dam phán sửa đổi Hiệp định Đầu tư toàn diệntrong ASEAN (AICA) hay đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ trong ASEAN(CCS) Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, khi dịch bén Covid-19 diễn bién phứctạp trên toàn cầu, các quốc gia ASEAN đã sử dụng phương thức trực tuyến đề đàmphán điều ước quốc tế Phương thức này đã tỏ ra khá ưu việt trong một số trường hợpnhư linh hoạt về thời gian, địa điểm và ít tốn kém Do đó, trong thời gian tới, ngay cảkhi dịch bệnh Covid-19 đã kết thức thì ASEAN cũng cần nghiên cứu hoàn thiện việc

áp dụng dé có thé áp dụng hiệu quả phương thức đàm phán trực tuyến đối với các điềuước quốc tế không quá phức tạp hoặc đối với những phiên mang tính thủ tục, phiên

không có nội dung phức tạp.

Thứ ba, về nguyên tắc thông qua ý tưởng xây dựng điều ước quốc tế hoặc bảođảm điều ước quốc tế có hiệu lực cần hướng dẫn cụ thé đối với trường hợp không ápdụng nguyên tắc đồng thuận mà áp dụng nguyên tắc đa số tuyệt đối (trên 2/3 đồng ý)trên cơ sở đảm bảo thống nhất, đoàn kết trong ASEAN và phòng tránh việc can thiệtcủa các quốc gia hoặc nhóm quốc gia ngoài ASEAN vào các chính sách, quyết địnhcủa khối

Đối với các văn kiện pháp lý không phải là điều ước quốc tế trong khuôn khổASEAN cần được giảm bớt và chuyên tại những nội dung thành hình thức điều ướcquốc tế nếu thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khối Bên cạnh đó,ASEAN cũng nên có văn bản pháp lý quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và thôngqua các văn kiện pháp lý không phải là điều ước để bảo đảm chất lượng của những văn

bản thuộc loại này.

Ngoài ra, ASEAN cần có cách tiếp cận vượt trước trong xây dựng điều ước quốc

tế ở lĩnh vực kinh tế để khắc phục tình trạng luôn di sau so với các FTA thế hệ mớinhư hiện nay nhằm tạo sự đột phá trong hội nhập của tô chức

Tóm lai, với thực trạng về thé chế pháp lý ASEAN hiện nay sẽ rất khó khăntrong hội nhập trong bối cảnh mới có nhiều thay đổi trong hội nhập toàn cầu và khuvực Do đó, ASEAN cần nỗ lực hơn trong cải cách thiết chế pháp lý và quy định pháp

lý của mình theo hướng đảm bảo tính riêng biệt và hiện đại so với các khuôn khô hộinhập khác Có như vậy, ASEAN mới có thể thực hiện được mục tiêu của mình đã đề

ra tại Hiến chương ASEAN./

Trang 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chau Quốc An, “Lý thuyết thể chế theo trường phái kinh tế học Tân thé chế

và đôi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển khoa học & Công nghệ, tập

1 số Q5, 2017, tr.6

2 Centre for Business Research (University of Cambridge), Empirical Analysis

of Legal Institutions and Institutional Change: Multiple — Methods Approaches and their Application to Corporate Governance Research, Working Paper No.445, tr.1, tuy cập ngày 14/4/2021 trên https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download

tai Tay Ban Nha, tr 740.

7 PwC Growth Markets Centre, The Future of ASEAN — Time to Act, 2018, tr.20-30, truy cap ngay 14.4/2021 trén:

act.pdf.

https://(www.pwe.com/vn/en/publications/2018/pwe-gmc-the-future-of-asean-time-to-8 The ANU Law School, Law and Legal Institutions, truy cập ngày 13/4/2021 trén: https://programsandcourses.anu.edu.au/course/LA WS8586.

9 Phạm Thi Tuy, “Thé chế”, Tap chí điện tử Lý luận chính trị, Hoc viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chi Minh, truy cập ngày 01/6/2020 tại: http:/lyluanchinhtri.vn/

home/index.php/tu-dien-mo/item/675-the-che.html.

10 Tim Murphy, A Review of Neil MacCormick, Institutions of Law: An Essay

in Legal Theory, Oxford University Press, Oxford, 2007, tr.140-142.

11 World Bank, How do effective and equitable legal institutions emerge?, World Development Report 2017, tr 102, truy cập ngày 13/4/2021 trên: https://openknowledge worldbank.org/bitstream/handle/10986/25880/978 1464809507 _Spot03.pdf?sequence=36&isAllowed=y.

Trang 27

QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÂY DỰNG, BAN HÀNHTHE CHE PHÁP LY ASEAN VÀ DE XUẤT GIẢI PHÁP DOI MỚI

TS Vit Thị Anh Thư!" ThS Đặng Lê Trịnh5

Tóm tắt: Quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành thể chế pháp lý ASEAN đượchiểu là những quy định liên quan đến thành lập các cơ quan (thiết chế pháp lý) và xâydung, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của ASEAN Tuy nhiên, quy

trình, thủ tục này hiện khả không rõ ràng và không được quy định một cách chính

thức, nhất là việc thành lập các thiết chế pháp ly

Cho đến nay, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành thể chế pháp lý ASEAN, ngoàicác quy định chung của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, Công ước

về Luật điều ước quốc tế giữa quốc gia với tổ chức quốc tế năm 1986 thi ASEAN còn

áp dụng các nguyên tắc riêng được ghi nhận tại Hiến chương ASEAN và Bộ nguyêntắc về trình tự gia nhập các thỏa thuận quốc tế của ASEAN năm 2011 của ASEAN Tuynhiên, những quy tắc này đã bộc lộ nhiễu bat cập khi áp dụng vào việc xây dựng, banhành các thể chế pháp lý ASEAN trong điều kiện hiện nay Trước yêu câu hoàn thiệnthé chế pháp lý ASEAN trong điều kiện hội nhập sâu của khối đòi hỏi quy trình, thủtục xây dựng, ban hành cũng can được thay đổi theo hướng mở rộng sự tham gia củakhu vực ngoài nhà nước và cải tiễn quy trình nhàm bảo đảm chất lượng của thể chế

pháp lý được xây dựng.

Từ khóa: ASEAN, quy trình xây dựng thể chế, ban hành thể chế pháp ly

I Thực trạng quy trình, thủ tục về xây dựng, ban hành thể chế pháp lý

trong ASEAN

1 Thực trạng về quy trình xây dựng thể chế pháp lý ASEAN

1.1 Các quy định pháp lý của ASEAN về quy trình xây dựng điều ước quốc tếThâm quyền ký điều ước quốc tế là van đề thuộc chủ quyền quốc gia do phápluật trong nước của mỗi nước quy định Pháp luật quốc tế chỉ điều chỉnh về chủ thể,trình tự thủ tục chung, mang tính quốc tế (không bao gồm thủ tục nội bộ của mỗi quốcgia) trong ký kết điều ước quốc tế

Theo thông lệ của ASEAN, việc ký kết các điều ước quốc tế trong nội khối cũngnhư giữa ASEAN với đối tác bên ngoài tuân thủ theo Công ước Viên năm 1969 về

'5 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

'6 Vụ pháp luật quôc tê, Bộ Tư pháp

Trang 28

Luật điều ước quốc tế (Công Viên 1969), Hiến chương ASEAN và các văn bản pháp

lý khác có liên quan của ASEAN.

Tuy nhiên cho đến nay, Hiến chương ASEAN và các văn bản pháp lý củaASEAN không quy định riêng về việc thẩm quyền, quy trình, thủ tục ký kết các điềuước quốc tế nội khối của tổ chức này

Liên quan đến việc ký kết các điều ước quốc tế giữa ASEAN với đối tác ngoàikhối, Hiến chương ASEAN xác định “ASEAN, với tư cách là một tổ chức liên chínhphủ, từ nay có tư cách pháp nhân” (Điều 3) và cũng quy định “ASEAN có thể ký kếtcác hiệp định với các nước hoặc các tô chức và thể chế tiêu khu vực, khu vực và quốc

tế Thủ tục ký kết các hiệp định này sẽ do Hội đồng Điều phối ASEAN quy định thôngqua tham van với các Hội đồng Cộng đồng ASEAN” (khoản 7 Điều 41 Hiến chươngASEAN) Đối với việc ASEAN có thé ký kết điều ước quốc tế với các đối tác ngoàikhối, tỏ chức này cũng quy định chỉ tiết hơn nội dung khoản 7 Điều 41 Hiến chươngASEAN, tại Bộ Quy tắc về trình tự ký kết các thỏa thuận quốc tế của ASEAN năm

2011 (Rules of Procedure for Conclusion of International Agreements by ASEAN),

theo đó, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có thé chọn Tổng Thu ky ASEANhoặc bất kỳ ai thay mặt để ký các thỏa thuận quốc tế nhân danh ASEAN Cùng với đó,

Bộ Quy tắc này cũng quy định tương đối chi tiết trình tự thủ tục ký kết

1.1.1 Quy trình xây dựng điều ước quốc tế nội bộ của ASEAN

Với quy định và thực tiễn nêu trên cho thấy, liên quan đến luật áp dụng cho kýkết và thực hiện điều ước quốc tế thì cùng với Công ước Viên năm 1969 về Luật điềuước quốc tế, ASEAN còn áp dụng Công ước Viên năm 1986 điều chỉnh quan hệ điềuước quốc tế giữa một bên là tô chức quốc tế và bên còn lại là quốc gia hoặc tổ chứcquốc tế khác!” (Công ước viên 1986), cũng như Hiến chương ASEAN và quy chế nội

bộ của mình trong việc ký kết các điều ước quốc tế

1.1.1.1 Chủ thê ký kết

Như trên đã nêu, mặc dù không có quy định cụ thể nhưng theo Hiến chươngASEAN và thông lệ về ký kết các điều ước quốc tế của tổ chức này thì ASEAN chapnhận cả hai loại chủ thé ký kết, gồm:

- Các quốc gia thành viên ASEAN, theo đó:

+ Các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhau ký kết điều ước quốc tế nội khối,

ví dụ: Hiệp định Đầu tư toàn diện trong ASEAN (ACIA);

+ Các quốc gia thành viên ASEAN cùng ký kết với các đối tác bên ngoài, ví du:Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

! Công ước viên 1986 chưa có hiệu lực.

Trang 29

- ASEAN với tu cách là tổ chức liên chính phủ ký kết với các quốc gia hay các tổchức quốc tế khác: Trên thực tế, các quốc gia ASEAN thường ủy quyền cho Tổng Thư

ký ASEAN ký các điều ước quốc tế nhân danh ASEAN, ví dụ: trong năm 2020,ASEAN đã ủy quyền cho Tổng thư ký ASEAN ký 04 điều ước quốc tế, gồm: Bản ghinhớ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A — ASEAN và Nhà nước Cộng hòa Liênbang Nga về hợp tác trong lĩnh vực quản lý thiên tai, Hiệp định Hợp tác phát triển khuvực giữa ASEAN và Co quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Bản ghi nhớ giữa Hiệp hộicác quốc gia Đông Nam A — ASEAN và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) về hợp tác kỹthuật, Bản ghi nhớ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á — ASEAN và Nhà nướcCộng hòa liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực quản lý thiên tai

1.1.1.2 Trình tự ký kết

a Về sáng kiến xây dựng điều ước quốc tế

Trước hết, liên quan đến đề xuất sáng kiến xây dựng, đàm phán điều ước quốc tếtrong khuôn khổ ASEAN do các quốc gia thành viên đề xuất (thường được đưa ra vàonăm quốc gia đó là Chủ tịch ASEAN) hoặc được thống nhất thông qua trong một Tuyên

bó chung của khối, ví dụ: Hiến chương ASEAN được đề xuất tại Hội nghị Thượng đỉnhASEAN lần thứ 11 diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia vào tháng 12/2005 hay Hiệpđịnh tương trợ tư pháp hình sự trong ASEAN được đàm phán, ký kết theo sáng kiến của

Malaysia.

Các sáng kiến về xây dựng điều ước quốc tế trong ASEAN và giữa ASEAN vớiđối tác ngoại khối phải được Cấp cao ASEAN thông qua trước khi chính thức đượcthực hiện trên thực tế

b Đàm phán và ký điều ước quốc tế

Việc đàm phán các điều ước quốc tế trong nội khối do các quốc gia thực hiệntheo nhiều phương thức khác nhau, có thể đàm phán trực tiếp hay gián tiếp (thông quatrực tuyến, thư điện tử ) với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Ban Thư ký ASEAN Trướcđây, các điều ước quốc tế của ASEAN chủ yếu thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp,một số điều ước quốc tế đơn giản thì có thể không thực hiện trực tiếp mà thông quacon đường điện tử để gửi lay ý kiến và thống nhất nội dung, vi dụ: Các văn kiện pháp

lý liên quan đến mở rộng cho các quốc gia ngoài khối tham gia Hiệp ước Thân thiện

và hợp tác ở khu vực Đông Nam A (TAC) Trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay,

do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các quốc gia ASEAN đã chuyền sang đàm phan,

ký kết điều ước quốc tế ở hình thức trực tuyến, chang hạn như việc ký RCEP

Các điều ước quốc tế trong ASEAN được đàm phán trong khuôn khô Ủy ban

đàm phán hay nhóm đàm phán, ví dụ: Hiệp định Thương mại dịch vụ trong ASEAN

(ATISA) được đàm phán bởi Ủy ban điều phối dịch vụ (ASEAN Coordinating

Trang 30

Committee on Services - CCS) hay đàm phán sửa đôi Hiệp định Đầu tư toàn diện

trong ASEAN được đàm phan trong khuôn khổ Ủy ban điều phối về đầu tư (CCI).Trong các ủy ban này cũng có thé có các nhóm đàm phán khác nhau, chang hạn trongCCS có những Nhóm về dịch vụ chuyên môn, Nhóm dịch vụ y tế, Nhóm dịch vụ viễn

thông và công nghệ thông tin,

Trong trường hợp có các nhóm đàm phán thì kết quả đàm phán sẽ phải được báocáo lên Ủy ban điều phối trước khi trình lên cơ quan cao hơn của ASEAN như các Hộiđồng và Cấp cao ASEAN để xin ý kiến hoặc quyết định

Đối với các quốc gia tham gia đàm phán, có phương án đàm phán của riêng mình

đã được cấp có thâm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật của từng nước Saukhi các ủy ban hoặc nhóm đàm phán đã hoàn thành dự thảo cuối cùng của điều ướcquốc tế, đại điện nhà nước, chính phủ của các quốc gia ASEAN sẽ ký điều ước quốc tế(điều ước quốc tế trong ASEAN thường là ký ở danh nghĩa chính phủ) Mặc dù vậy,

đa số các điều ước quốc tế trong khuôn khổ ASEAN đều quy định phải trai qua thủ tục

pháp lý trong nước trước khi có hiệu lực như phê chuẩn, phê duyệt của chính phủ,

người đứng đầu nhà nước của các quốc gia ASEAN

1.1.2 Quy trình xây dựng điều ước quốc tế giữa ASEAN và đối tác ngoài khốia) Ủy quyền bắt đầu đàm phán và chỉ định đại diện đàm phán

Đề xuất bat đầu đàm phán một điều ước quốc tế sẽ do quan chức cấp cao ở các

cơ quan cấp Bộ trưởng ngành ASEAN liên quan ở phối hợp với Ủy ban các Đại diệnThường trực về ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, tự mình hoặc thông qua Ủy ban các Đạidiện thường trực của ASEAN quyết định đề xuất và chỉ định đại diện thích hợp thaymặt ASEAN bắt đầu đàm phán

b) Vai trò của các quốc gia thành viên ASEAN trong đàm phán

Các Quốc gia Thành viên ASEAN sẽ phối hợp và phát triển một vị trí chung củaASEAN theo Điều 41 (4) của Hiến chương ASEAN, tức là phối hợp và nỗ lực xâydựng lập trường chung cũng như tiến hành các hoạt động chung trong đàm phántrên cơ sở thống nhất và đoàn kết Lập trường chung của ASEAN như vậy sẽ do cácquan chức cấp cao của Cơ quan Bộ trưởng ngành liên quan của ASEAN phối hợp với

Ủy ban các Đại diện Thường trực của ASEAN xây dựng Trong quá trình hình thànhlập trường chung ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có thể được thamkhảo ý kiến nếu và khi cần thiết

Các đại diện của ASEAN được tham gia đàm phán tuân thủ lập trường chung của ASEAN, làm cơ sở cho đàm phản.

c) Thông tin và tham vấn trong đàm phán

Trang 31

Các đại điện ASEAN tham gia đàm phán phải đảm bảo rằng, quan chức cấp caocủa Các cơ quan Bộ trưởng và Ủy ban đại diện thường trực ASEAN được tham vấn vàđược thông báo về tiễn độ đàm phan.

Các quan chức cấp cao của Cơ quan Bộ trưởng ngành liên quan của ASEANhoặc Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN có thé yêu cầu các đại diện củaASEAN tham gia đàm phán tham vấn hoặc thông báo về tiến độ đàm phán vào bất kỳ

lúc nao.

Các quan chức cấp cao của Cơ quan Bộ trưởng ngành liên quan của ASEANphối hợp với Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN có thé đưa ra hướng dẫn thêmcho các đại điện ASEAN tham gia đàm phán vào bat kỳ lúc nao

Các đại điện của ASEAN tham gia đàm phán có thê xin chỉ thị thêm từ các quanchức cấp cao của Cơ quan Bộ trưởng Ngành liên quan của ASEAN

d) Soạn thảo dự thao điều ước quốc tế

Khi đàm phán hoàn tắt, các đại diện của ASEAN tham gia đàm phán có thê ký tắttại dự thảo điều ước quốc tế chỉ dé xác định hình thức và nội dung của điều ước quốc

tế đó Tuy nhiên, dự thảo điều ước quốc tế được ký tắt không được coi là văn bản cuối

cùng và sẽ phải được xác nhận theo quy định dưới đây:

Thứ nhất, chứng thực dự thảo điều ước quốc tế: Các đại điện ASEAN tham giađàm phán sẽ đệ trình dự thảo dự thảo điều ước quốc tế gửi cấp quan chức cấp cao của

Cơ quan Bộ trưởng ngành ASEAN có liên quan ở dé thông qua Việc xác nhận nay sẽđược thực hiện với sự tham van của Uy ban các Đại diện thường trực ASEAN;

Thứ hai, Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN sẽ đệ trình dự thảo điều ướcquốc tế đã được tán thành lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dé xem xét.đ) Chữ ký và xác nhận chính thức

Sự đồng ý của ASEAN bị ràng buộc bởi một điều ước quốc tế sẽ được thê hiệnbăng chữ ký hoặc một hành động xác nhận chính thức Sự đồng ý ràng buộc này củaASEAN có thé được thể hiện bằng chữ ky của người được chỉ định khi: (i) điều ướcquốc tế quy định rằng việc ký sẽ có hiệu lực; hoặc (ii) ý định của ASEAN để đưa rahiệu lực đó cho chữ ký xuất hiện từ các quyền hạn đầy đủ được ban hành theo

1.2 Các quy định liên quan của ASEAN về quy trình xây dựng văn bản pháp lykhông phải là điều ước quốc tế

Các văn bản pháp ly của ASEAN không phải là điều ước quốc tế khá phổ biến,nhất là trong lĩnh vực chính trị - an ninh hay văn hóa — xã hội Các văn bản này thườngtồn tại ở hình thức tuyên bố hay bản ghi nhớ, kế hoạch, mặc dù có thể có tên gọi khácnhau, đôi khi có tên trùng với tên đặt cho điều ước quốc tế (như Bản ghi nhớ) nhưng

Trang 32

sự khác biệt của các văn kiện loại này so với điều ước quốc tế là chúng không tạo raquyên, nghĩa vụ theo pháp luật quốc tế cho các quốc gia thành viên.

Đối với các văn bản pháp lý nêu trên, ASEAN cũng không có quy định về trình

tự, thủ tục ban hành mà thường được ra đời khi kết thúc một Hội nghị cấp cao ASEANhoặc các hội nghị bộ trưởng ASEAN Việc soạn thảo tuyên bố, kế hoạch thường doquốc gia đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN chủ trì với các trình tự đơn giản hơn nhiều

so với việc soạn thảo các điều ước quốc tế Theo đó, thông thường, trước khi trình đểthông qua các văn kiện đó tại các hội nghị Cấp cao hoặc hội nghị Bộ trưởng ASEANthì cần được lay ý kiến và đạt được sự nhất trí của các quốc gia thành viên Việc lay ýkiến thống nhất của các thành viên thường thông qua việc gửi các cơ quan có liên quan

ở trung ương của các quốc gia thành viên Đối với mỗi quốc gia thành viên, cơ quanchủ trì đối với việc soạn thảo văn kiện sẽ có trách nhiệm thực hiện việc này

2 Những hạn chế, bat cập

Nhìn chung quy trình xây dựng điều ước quốc tế của ASEAN cũng tuân thủ theoquy trình chung được các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng trên cơ sở Công ước viênnăm 1969, Công ước viên năm 1986 và các thông lệ của quốc tế phố biến liên quanđến việc này Bên cạnh đó, các văn kiện pháp lý quốc tế mà không phải điều ước quốc

tế, mặc dù không có quy định trong pháp luật quốc tế về việc ký kết loại văn bản nàynhưng ASEAN cũng đang được thực hiện theo cách thức như một thông lệ phổ biếnđược các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng trên thực tế

Tuy nhiên, hiện tại, đối với ASEAN, hau hết các điều ước quốc tế, văn bản pháp

lý khác của ASEAN dé được thông qua cần đạt được sự đồng thuận của tất cả cácquốc gia Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 20 Hiến chương ASEAN có quy định thêm “Khikhông có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thé xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể”.Tuy nhiên, đây là quy định chung chung khó khả thi dé thực hiện trên thực tế trong bốicảnh đa dạng về lợi ích cũng như còn có sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội của các quốc gia ASEAN

Do đó, bên cạnh ưu điểm, bảo đảm sự bình đẳng, tính đoàn kết và bảo đảm lợiích cho tất cả các quốc gia thành viên thì những nguyên tắc nêu trên của ASEAN còn

Trang 33

thực thi một cách nghiêm chỉnh của tất cả các quốc gia ASEAN khó trở thành hiệnthực đối với nhiều điều ước quốc tế của tổ chức này.

b) Về mặt thời gian, thủ tục thông qua văn bản pháp lý của ASEAN, nhất là cácvăn bản pháp lý quan trọng sẽ rất chậm chạp, bởi vì nó luôn đòi hỏi những cuộc thamvấn, đàm phán kéo dài giữa các thành viên dé dat được sự đồng thuận Đặc biệt, trongASEAN, những van đề liên quan đến lợi ích cốt yêu của các thành viên, khi có quốcgia bên ngoài tác động sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận, trong khi đó ASEAN lạiđang có sự đa dạng về thê chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế và nhiều nét khácbiệt về văn hóa — xã hội giữa các quốc gia thành viên; cũng như giữa từng thành viêntồn tại nhiều mối quan hệ riêng phức tạp về chính trị, ngoại giao, kinh tế với các quốcgia, tổ chức quốc tế ngoài khối

II Quy trình về thành lập các thiết chế của ASEAN

1 Quy định của ASEAN về quy trình thành lập các thiết chế

ASEAN là một tô chức quốc tế khu vực có cơ cau tổ chức rất phức tạp, bao gồmnhiều thiết chế, như: Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối, Các Hội đồng Cộng đồng,Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng, Tổng Thư ký và Ban Thư ký ASEAN cũngnhư các cơ quan liên quan khác Tuy nhiên, ngoài Hién chương ASEAN có quy địnhrất sơ sài về việc thành lập các thiết chế này thì các văn kiện pháp lý khác của ASEANđều không có quy định chỉ tiết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của chúng.1.1 Cấp cao ASEAN

Đối với Cấp cao ASEAN, Hiến chương ASEAN quy định gồm những ngườiđứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ của các quốc gia thành viên (khoản 1 Điều 7).Hình thức hoạt động của Cấp cao ASEAN là thông qua các hội nghị

Hội nghị Cấp cao ASEAN tiến hành hai lần một năm và do Quốc gia thành viêngiữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tô chức Bên cạnh đó, Hội nghị này cũng có théđược nhóm họp khi cần thiết như là các cuộc họp đặc biệt hoặc bat thường do Quốcgia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tại địa điểm được các Quốc gia thànhviên ASEAN (khoản 3 Điều 7 Hiến chương ASEAN)

Như vậy, Cấp cao ASEAN là thiết chế không thường trực của ASEAN đượcthành lập theo Hiến chương ASEAN và với cơ chế mở, hoạt động theo kỳ họp Theo

đó, Nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia ASEAN làthành viên đương nhiên của thiết chế này Việc điều hành các cuộc họp Cấp caoASEAN được giao quyền tự chủ hoàn toàn cho quốc gia đang giữ vị trí Chủ tịchASEAN tại thời điểm họp ASEAN không có quy chế riêng cho các hội nghị của Cấpcao ASEAN mà việc này thường do các quốc gia giữ vai trò Chủ tịch ASEAN chủđộng thực hiện dựa trên các thông lệ đã có san về vấn đề này của ASEAN

Trang 34

1.2 Hội dong Điêu phối ASEAN

Theo Điều 8 Hiến chương ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN có cơ cau gồm

Bộ trưởng Ngoại giao của các thành viên Tương tự như Cấp cao ASEAN, Hội đồngĐiều phối ASEAN cũng là một thiết chế không thường trực, hoạt động theo phiên họp(ít nhất họp hai lần một năm) Liên quan đến việc thành lập thiết chế này không có quyđịnh cụ thé mà chỉ được ghi nhận về cơ cau và nhiệm vụ trong Hiến chương ASEAN.Ngoại trưởng của các quốc gia ASEAN dương nhiên là thành viên của Hội đồng Điềuphối mà không cần bat cứ quyết định bồ nhiệm hay phê chuẩn, phê duyệt của ASEANhoặc quốc gia thành viên Việc điều hành tại các Hội nghị của Hội đồng điều phốiđược giao quyền chủ động cho quốc gia đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN khi diễn raHội nghị và thường là Ngoại trưởng của quốc gia đó

1.3 Các Hội đông Cộng đông ASEAN

Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Cộng đồng chính trị - anninh, Hội đồng Cộng đồng kinh tế và Hội đồng Cộng đồng văn hóa - xã hội Các Hộiđồng này cũng là những thiết chế không thường trực được thành lập theo Hiến chương

và hoạt động theo kỳ họp Tuy nhiên, cơ cấu của mỗi Cộng đồng gồm nhiều cơ quanchuyên ngành cấp Bộ trưởng với những tên gọi khác nhau như các hội nghị Bộ trưởng,Diễn đàn khu vực, các Ủy ban chuyên ngành Tuy vậy, Hiến chương và các văn kiệnpháp lý của ASEAN không quy định chi tiết về việc thành lập các thiết chế này Cùngvới đó, cách thức hoạt động tại các phiên họp của những cơ quan của những Hội đồngCộng đồng cũng thường dựa trên thông lệ có sẵn là chủ yếu

1.4 Các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN

Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN là thiết chế phức tạp nhấttrong hệ thống thiết chế của ASEAN Hiện tại các cơ quan này chỉ được liệt kê trongPhụ lục 1 Hiếp chương ASEAN với các tên gọi khác nhau Các cơ quan này được gắnvới các Cộng đồng cụ thể trong ASEAN, mỗi Cộng đồng có từ 6 đến khoảng 15 cơquan thuộc loại này Tuy có hệ thống tô chức phức tạp, đồ sộ nhưng các thiết chế trong

hệ thống không có quy định liên quan đến trình tự thành lập cũng như việc hoạt động

và sự phối hợp hoạt động của chúng mà chỉ tuân theo nguyên tắc chung là của ASEAN

là đồng thuận và thường được tổ chức dưới hình thức hội nghị

1.5 Tổng Thư ký ASEAN

Tổng Thư ký ASEAN được Cấp cao ASEAN bồ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm,không gia hạn, được lựa chọn trong số các công dân các quốc gia thành viên ASEAN,luân phiên theo thứ tự tên nước bằng chữ cái tiếng Anh, có tính đến sự liêm khiết,năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và bình dang giới

Trang 35

Tổng Thư ký sẽ được bốn Phó Tổng Thư ký với hàm và quy chế cấp Thứ trưởnggiúp việc Các Phó Tổng Thư ký sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký trong việc

- Hai Phó Tổng Thư ký có nhiệm kỳ 3 năm, có thể gia hạn nhiệm kỳ thêm 3 nămnữa Hai phó Tổng Thư ký này sẽ được tuyển chọn công khai dựa trên năng lực

Tổng Thư ký ASEAN (được giúp việc bởi Phó Tổng Thư ký ASEAN) cùng BanThư ký ASEAN là cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thựcthi các quyết định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện cácthỏa thuận và quyết định của ASEAN và đệ trình báo cáo hàng nam về các hoạt độngcủa ASEAN lên Hội nghị Cấp cao ASEAN

Như vậy, về cơ bản, trong 05 nhân vật lãnh dao Ban Thư ký ASEAN (01 Tổngthư ký và 04 Phó Tổng Thư ký), chỉ có 02 Phó Tổng Thư ký là được lựa chọn trên tiêuchí tuyển dụng tự do, không giàng bởi tiêu chi phân bổ luân phiên cho các quốc gia

thành viên.

1.6 Ban Thư ký ASEAN

Ban Thư ký ASEAN sẽ bao gồm Tổng Thư ký và các nhân viên khác tùy theoyêu cầu đặt ra Ngoài Tổng Thư ký và các Phó Tổng Thư ký thì các nhân viên kháccủa Ban Thư ký được tuyên dụng công khai theo chế độ hợp đồng từ từ những người

là công dân của các nước thành viên ASEAN và các công dân địa phương (quốc gia,

nơi đặt trụ sở Ban Thư ký) trên cơ sở trình độ, năng lực.

Tổng Thư ký và các nhân viên phải:

- Giữ vững các chuan mực cao nhất về sự liêm khiết, hiệu qua và năng lực trong

khi thi hành nhiệm vụ;

- Không tìm kiếm hoặc nhận chỉ đạo từ bất kỳ chính phủ hoặc đối tượng nào

ngoài ASEAN;

Không tham gia vào bất kỳ hành động nào có thể ảnh hưởng đến vị thế quanchức Ban Thư ký ASEAN của mình và chỉ chịu trách nhiệm trước ASEAN đối việc

thực hiện nhiệm vụ.

Trang 36

1.7 Ban Thư ký ASEAN Quốc gia

Theo Điều 13 Hiến chương ASEAN, Ban Thư ký Quốc gia ASEAN do các thànhviên ASEAN tự thành lập Mỗi quốc gia thnàh lập một Ban Thư ký ASEAN Quốc gia,

ví du: Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 của Việt Nam có Quyết định số UBQG2020 ngày 18/01/2019, trong đó phê chuẩn Trưởng Ban Thư ký ASEAN Quốcgia 2020 và giao cho Trưởng Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 lựa chọn, quyết địnhdanh sách các ủy viên của Ủy ban này

08/QD-Chức năng nhiệm vụ của các Ban Thư ký ASEAN Quốc gia được nêu tại Điều 13Hiến chương ASEAN bao gồm: (i) đầu mối quốc gia về các hoạt động hợp tácASEAN; (ii) là trung tâm thông tin quốc gia về tất cả các van dé liên quan tớiASEAN; (iii) điều phối việc thực hiện các quyết định của ASEAN trong phạm vi quốcgia; (iv) điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị trong nước để tham gia các Hội nghịASEAN; (v) khuếch trương bản sắc và nhận thức về ASEAN ở cấp quốc gia và (vi)đóng góp vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN

Dé thực hiện nhiệm vụ, Ban Thư ký ASEAN Quốc gia cũng hoạt động thông quacác phiên họp Phương thức kết nối, phối hợp với các cơ quan khác của ASEANkhông được quy định trong bất cứ văn kiện pháp lý nào của ASEAN

1.8 Cơ quan nhân quyền ASEAN

Trên cơ sở quy định của Điều 14 Hiến chương ASEAN, Ủy ban liên Chính phủASEAN về nhân quyền (AICHR) được thành lập tháng 10 năm 2009 như một cơ quantham vấn, tư vẫn của ASEAN về vấn đề này Việc thành lập và hoạt động của cơ quannày được quy định chung tại Điều 14 Hiến chương ASEAN và Quy chế AICHR doHội nghị Bộ trưởng ngoại giao thông qua Theo đó, đây cũng là thiết chế gồm đại diệncủa các thành viên ASEAN và hoạt động ở hình thức phiên họp Ủy ban có nhiệm vụthúc đây và bảo vệ nhân quyền, hợp tác khu vực về nhân quyền trong các thành viêncủa ASEAN Tuy vậy, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của cơ quan này, ngoài quyđịnh chung tại Hiến chương ASEAN thì cho đến nay, ASEAN không có các văn bản ởhình thức điều ước quốc tế cụ thê hóa

Theo Quy chế của AICHR, AICHR chỉ là một cơ quan tư vấn liên chính phủ(Điều 4 Quy chế) Tuy nhiên, Quy chế để mở cho việc kiểm điểm lại quy định này sau

05 năm kể từ khi Uy ban đi vào hoạt động Việc kiểm điểm này sẽ được thực hiện bởiHội nghị Ngoại trưởng ASEAN, với mục đích hướng đến việc tăng cường hiệu quảthúc đây và bảo vệ nhân quyên trong khu vực ASEAN (Điều 9.6)

Điều 1 Quy chế của AICHR xác định 06 mục đích của cơ quan này, bao gồm:

- Thúc đây và bảo vệ các quyên và tự do cơ bản của nhân dân các nước ASEAN;

Trang 37

- Bảo vệ quyền của người dân ASEAN được sống trong hòa bình, tôn trọng và

thịnh vượng;

- Góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của ASEAN như đã nêu trong Hiếnchương ASEAN nhằm thúc đây 6n định và hòa hợp trong khu vực, tình hữu nghị vàhọp tác giữa các nước thành viên ASEAN cũng như bảo đảm hạnh phúc, sinh kế, phúclợi và sự tham gia của người dân ASEAN vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN;

- Thúc day nhân quyên trên cơ sở bối cảnh khu vực, ghi nhớ tính đặc thù củatừng nước và của khu vực, tôn trọng sự khác biệt về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, cótính đến sự cân bằng giữa quyên lợi và trách nhiệm;

- Tăng cường hợp tác khu vực với mong muốn bồ trợ cho nỗ lực của các quốc gia

và quốc tế trong việc thúc đây và bảo vệ nhân quyên;

- Duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế được quy định trong Tuyên bố chung

về nhân quyền, Tuyên bố và chương trình hành động Viên và các văn kiện quốc tế vềnhân quyền mà các nước thành viên ASEAN tham gia

1.9 Quy ASEAN

Quy ASEAN (ASEAN Foundation) được Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua

việc thành lập tại phiên hop diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 15/12/1997,

trước khi có Hién chương ASEAN Sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua, cơcầu Quỹ trong các thiết chế ASEAN được tái khăng định Hiện nay, tô chức và hoạtđộng của Quỹ ASEAN theo Bản ghi nhớ Thành lập Quỹ ASEAN năm 1997 (sửa đổi,

bồ sung các năm 200, 2015 và 2019) Trụ sở của Quỹ ASEAN ở Indonesia Tổ chứccủa Quỹ bao gồm Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Hội đồng cố vấn và cácnhân viên Hội đồng quản tri bao gồm một đại diện từ mỗi Quốc gia Thành viên củaASEAN Giám đốc Điều hành phải là công dân của một quốc gia thành viên ASEAN

và được Hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ là ba năm và có thể được gia hạn 03 nămvới điều kiện việc gia hạn này được Hội đồng quản trị thông qua Hội đồng có vấn baogom những cá nhân nỗi tiếng có uy tín trong khu vực và Hội đồng này được Hội đồngquản trị bô nhiệm với nhiệm kỳ không gia hạn là ba năm Nhân viên của Quỹ ASEAN

là công dân của các Quốc gia thành viên ASEAN được tuyển dụng tự do theo tiêuchuẩn quy định

Quỹ ASEAN có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và hợp tác với các cơquan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN, thông qua việcnâng cao nhận thức về bản sắc ASEAN, quan hệ tương tác giữa người dân với người

dân, và sự hợp tác chặt chẽ trong giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu

và các nhóm đối tượng khác trong ASEAN

2 Những hạn chế, bất cập

Trang 38

Như đã nhận xét ở trên, các thiết chế ASEAN tương đối phức tạp, nhiều tầng, nắc

và chủ yếu là tỏ chức, hoạt động theo cơ chế không thường trực

Hiện nay, theo Hiến chương và các văn bản pháp lý của ASEAN thì việc thànhlập các thiết chế ASEAN được quy định khá đơn giản; thậm chí, nhiều thiết chế chỉđược nêu tên mà không có quy định về cơ cau, thành phan, vi dụ: Các Cơ quan thuộccác Cộng động chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa — xã hội

hoặc Quy ASEAN.

Theo cách thiết kế quy định về thành lập các thiết chế trong ASEAN hiện nay,nhiều thiết chế đang chỉ được nêu tên thiết chế và nguyên tắc về cơ cấu, còn các nộidung khác liên quan đến tô chức, hoạt động của thiết chế do quốc gia ASEAN đảm

nhiệm vị trí Chủ tịch ở từng năm chủ động thực hiện theo thông lệ có sẵn của ASEAN

Tuy nhiên, thông lệ nay cũng không hoàn toàn mang tính có định mà phụ thuộc vàođiều kiện, hoàn cảnh và thời kỳ nhất định của ASEAN, ví dụ: Trong năm 2020, do Đạidịch Covid-19, các cuộc họp ASEAN, kê họp Cấp cao ASEAN đều được tô chức trựctuyến với phương thức tô chức, điều hành khác với những cuộc họp truyền thông của

ASEAN trước đây.

Nghiên cứu toàn bộ hệ thống thiết chế ASEAN cho thấy, tuy là một hệ thống đồ sộnhưng các quy định về thành lập, tô chức và hoạt động của các thiết khá lỏng lẻo và đơngiản Điều này, một phan nào đó phan ánh tính không thực chất trong nhiều hoạt động

của ASEAN.

Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu vàthực chất thì với cách thức tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong khuôn khôASEAN ngày càng tỏ ra không phù hợp Thực tế đã chứng minh, khi có van đề phứctạp cần sự thống nhất, đoàn kết trong ASEAN thì các thiết chế ASEAN không đủ thâmquyên dé thực hiện, ví dụ: Việc xử lý các vấn đề liên quan đến Biển Dong trong Tuyên

bố của Hội nghị Thượng đỉnh và Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN — Trung Quốc trong

những năm vừa qua (năm 2012 và năm 2016).

IL Kiến nghị và đề xuất

1 Đối với quy trình, thủ tục xây dựng thiết chế pháp lý ASEAN

1.1 Quy trình, thủ tục xáy dựng văn bản pháp ly

Liên quan đến văn bản pháp ly trong ASEAN hiện tồn tại dưới hai hình thức: (i)Điều ước quốc tế và (2) các văn bản không phải điều ước quốc tế mà phố biến nhất làTuyên bố của các hội nghị của ASEAN

Đối với các văn bản pháp lý là điều ước quốc tế, quy trình, thủ tục đàm phán vàtrình tự ký kết kết đang tuân thủ theo các quy định tại Công ước viên 1969 và Công

ước viên năm 1986 cũng như thông lệ chung của quôc tê về việc nay Tuy vậy, nguyên

Trang 39

tắc đồng thuận thông qua điều ước quốc tế cần được sửa đôi dé phù hợp hơn Theo đó,nguyên tắc này cần có các biến thể đối với từng vấn đề thuộc các Cộng đồng khác

nhau củ ASEAN.

a) Đối với với các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực chính trị - an ninh

Đối với lĩnh vực chính trị — an ninh, ảnh hưởng của nguyên tắc đồng thuận tớiviệc xây dựng điều ước quốc tế liên quan là rất lớn, mà lĩnh vực này luôn rất nhạy cảmđối với lợi ích của mỗi quốc gia trong ASEAN Do đó, nếu xóa bỏ nguyên tắc đồngthuận thay vào đó là một nguyên tắc hoạt động theo đa sé, thì việc xây dựng lòng tingiữa các quốc gia sẽ càng khó khăn hơn, vì bản thân các quốc gia sẽ cho rằng chủquyên quốc gia mình có nguy cơ bị de doa và phải lệ thuộc của các nước khác

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nguyên tắc này là ở chỗ, mỗi quốc gia đều giữmột 1a phiếu quyết định, khiến cho các chiến lược về chính trị - an ninh của ASEANcàng khó đạt được sự đồng thuận, nhất là khi một hoặc một số quốc gia thành viên bịnước ngoài khu vực ASEAN chi phối, gây ảnh hưởng trong quá trình xem xét thôngqua quyết định Do đó, một cơ chế bỏ phiếu dựa trên đa số cao nên được áp dụng ởlĩnh vực này Theo đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ được hưởng một phiếu có giá trịngang nhau và bat cứ quyết định nào được đưa ra cũng cần phải được hậu thuẫn bởi da

số cao (có thể là ít nhất 7/10 hoặc ở ngưỡng cao hơn) Việc sử dụng ngưỡng nào tùythuộc vào các vẫn đề quan trọng hay kém quan trọng hơn và cần phải được “luật hóa”trong văn kiện có giái trị pháp lý cao nhất của ASEAN là Hiến chương ASEAN

b) Đối với các điều ước thuộc lĩnh vực kinh tế

Nguyên tắc đồng thuận có thê làm chậm quá trình hợp tác, hội nhập kinh tế củacác quốc gia thành viên ASEAN Một đặc điểm của ASEAN là có sự đa dạng về théchế chính trị, trình độ phát triển và khác biệt về văn hóa — xã hội giữa các nước thànhviên nên dé quá trình thương lượng có được sự đồng thuận của tat cả các quốc giathành viên về các nội dung cần thiết kế trong điều ước quốc tế về kinh tế, thương mại

dé là rất mat nhiều thời gian Trong khi đó, hội nhập kinh tế đòi hỏi sự quyết địnhnhanh chóng hơn so với các lĩnh vực khác Chính vì vậy, nguyên tắc đồng thuận càngthé hiện rõ hơn những hạn chế của nó trong lĩnh vực kinh tế

Dé khắc phục những điểm yếu này, tăng tính linh hoạt, năng động va đây nhanhtiễn trình hội nhập kinh tế thì việc xây dựng các điều ước quốc tế trong lĩnh vực nàynên áp dụng mạnh mẽ hơn công thức — x Công thức — x cho phép thực hiện cơ chếlinh hoạt trên tinh thần không bắt buộc các thành viên ASEAN phải thực hiện cam kếtchung khi chưa thực sự sẵn sàng Các quốc gia có nền kinh tế phát triển có thể thamgia các cam kết kinh tế riêng, mà không bị kéo lại bởi các quốc gia có nền kinh tế chưaphát triển, ngược lại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển không bị bắt buộc phải

Trang 40

“sông mình” thực hiện các cam kết khi tình hình trong nước chưa đủ khả năng thựchiện Đây cũng là một bài học kinh nghiệm thực tế được rút ra từ quá trình hội nhậpcủa Liên minh châu Âu trong thời gian vừa qua.

c) Đối với điều ước quốc tế ở lĩnh vực văn hóa — xã hội

Mặc dù các quốc gia ASEAN có sự đa dạng về văn hóa, nhưng các quốc gia đềunhất trí xây dựng ASEAN có bản sắc riêng, tức là thống nhất trong đa dạng: hơn nữa,lĩnh vực này có lẽ sẽ khó có thể thể hội nhập sâu Do đó, nguyên tắc đồng thuận vẫn nênduy trì ở lĩnh vực này khi xây dựng các điều ước quốc tế liên quan Tuy vậy, hình thứcthể hiện của nguyên tắc này nên được đổi mới thay bằng việc “im lặng” cũng là đồngthuận thì ASEAN cần thống nhất cách thức thể hiện đồng thuận là thông qua thé hiện rõchính kiến là đồng ý thông qua là phiếu hoặc biểu quyết trực tiếp, tùy theo từng trườnghợp cụ thê

L2 Sửa đổi pháp luật Việt Nam về quy trình, thủ tục cho việc ky kết, thực hiệnđiều ước quốc té

Hiện nay, quy trình, thủ tục ký kết, thực hiện điều ước quốc tế được quy định tạiHiến pháp năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 Bên cạnh đó, các văn bảnpháp lý quốc tế không phải là điều ước được điều chỉnh bởi Quyết định số36/2018/QD- TTg ngày 24/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thủ tục ký kết,thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định kýkết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế (Quyết định số

36/2018/QĐ-TTg).

Tuy nhiên, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, hiện nay cũng còn tồn tại một sốbất cập sau đây:

Thứ nhất, điều ước quốc tế trái hoặc khác với Luật thì phải trình Ủy ban Thương

vụ Quốc hội cho y kiến, nhưng Luật này chưa quy định rõ thời điểm trình Do đó, cóthê có những trường hợp đã ký ròi với trình Ủy ban thường vụ và dẫn

Thứ hai, trường hợp Việt Nam đơn phương rút khỏi điều ước quốc tế nhưng điềuước đó không quy định thủ tục thì thủ tục trong nước dé thực hiện rút khỏi điều ướcquốc tế như nào;

Thứ ba, đối với việc gia nhập điều ước phê chuẩn điều ước quốc tế hay phêchuẩn việc gia nhập điều ước quốc tế (vì điều ước quốc tế đã có sẵn nên cần quy định

rõ là phê chuẩn việc gia nhập điều ước quốc tế);

Thứ tư, về chủ thê ký kết, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 vẫn chưa xử lý đượctriệt dé những van đề phát sinh, ví dụ: chưa xử lý được các quy trình, thủ tục ủy quyềncho Tổng thư ký ASEAN hoặc một cá nhân trong ASEAN ký điều ước quốc tế nhândanh ASEAN với các chủ thé khác của luật quốc tế

Ngày đăng: 27/05/2024, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w