Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 8. Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? Câu 2: Trình bày được nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883? Trình bày các giai đoạn và đặc điểm (lãnh đạo, địa bàn, kết quả) của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
Trang 1CHỮA ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II LỚP 8
Giáo viên: Nguyễn Xuân Anh
Trang 2Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất Nội dung cơ bản:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô; bãi
bỏ lệnh cấm đạo trước đây
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…
Trang 3Câu 2: Trình bày được nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883?
25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (Hiệp ước Quý Mùi) Nội dung cơ bản:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp Ba tỉnh Thanh - Nghệ -Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung quốc) đều do người Pháp nắm Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì
Trang 4Câu 3: Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối TK XIX ở Việt Nam?
a Nguyên nhân thất bại
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Pháp
+ Sự phản bội của triều đình phong kiến đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho Pháp…
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đấu tranh đúng đắn
+ Các cuộc đấu tranh còn mang nặng tính địa phương, diễn ra lẻ tẻ, chưa có liên kết, thống nhất thành 1 phong trào chung
+ Trang bị vũ khí thô sơ, cách thức tác chiến lạc hậu…
+ Con đường phong kiến không đủ sức thu hút tập hợp lực lượng…
Trang 5b Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến mang tính tự giác, có tính dân tộc và nhân dân sâu sắc
- Nêu cao ngọn cờ yêu nước chống Pháp kết hợp với chống bộ phận phong kiến đầu hàng làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
- Là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn của những phong trào dân tộc chủ nghĩa mới
ra đời trong những thập niên đầu TK XIX
- Sự thất bại của phong trào chứng tỏ sự phá sản hoàn toàn của con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
-> Đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi những người yêu nước cần phải cải cách xã hội, chuẩn bị cho cuộc vận động cách mạng ở đầu TK XX
Trang 6Câu 4: Trình bày các giai đoạn và đặc điểm (lãnh đạo, địa bàn, kết quả) của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
Phong trào Cần vương chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 1885 - 1888
+ Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân sĩ phu yêu nước.
+ Địa bàn: rộng lớn khắp Bắc Kì, Trung Kỳ.
+ Kết quả: năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và đi dày ở An-giê-ri.
- Giai đoạn 2: 1888 – 1896
+ Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nước
+ Địa bàn: quy mô rộng khắp cả nước
+ Trình độ tổ chức: phong trào phát triển mạnh quy tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)
+ Kết quả: năm 1896, khởi nghĩa Hương Khê bị đàn áp đánh dấu phong trào Cần Vương chấm dứt.
Trang 7Câu 5: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương Tại vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương, kéo dài trong khoảng
10 năm, từ năm 1885 đến năm 1896 do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo
- Diễn ra trên một địa bàn rộng lớn: 4 tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình…
- Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình về tổ chức quân sự, hậu cần:
+ Quân đội: tổ chức quy củ gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy
+ Hậu cần: nghĩa quân đã chế tạo được súng trường
- Sử dụng lối đánh linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong quá trình chuẩn bị chiến đấu
- Cuộc khởi nghĩa thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần vương.