Kỷ yếu Hội thảo CHIA SẺ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ HỖ TRỢ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2015 BIẾN Đ
Trang 1See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/303818764
Biến đổi khí hậu và vận động chính sách: Các nghiên cứu điển hình do các NGOs thực hiện ở Việt Nam
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
GIZ Vietnam - Climate Change and Coastal Ecosystems Program View project
COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT View project
Tuan Anh Le
Can Tho University
122 PUBLICATIONS 493 CITATIONS
SEE PROFILE
Trang 2
Dự án
hậu cho các Tổ chức Phi chính phủ (NGOs) ở Việt Nam
CÁC BÁO CÁO KỸ THUẬT CHỌN LỌC
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH:
CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
DO NGOs THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
Trang 3Chủ biên
PGS.TS Lê Anh Tuấn – Đại học Cần Thơ
Ban Biên tập
PGS.TS Lê Anh Tuấn, GS.TSKH Trương Quang Học, PGS.TS Đặng Tùng Hoa,
ThS Thân Thị Hiền, ThS Ngô Công Chính, ThS Bùi Tuân Tuấn,
ThS Nguyễn Thị Ngọc Trang, ThS Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung
Các tổ chức Phối hợp Thực hiện
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
Mạng lưới Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu Khu vực Châu Á –Thái Bình Dương (APN) Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI)
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (DRAGON Institute)
Các tổ chức Hỗ trợ
Mạng lưới Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu Khu vực Châu Á –Thái Bình Dương (APN) Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC)
Tài liệu này có thể được trích dẫn như sau:
MCD-APN-AMDI-DRAGON, 2015 Biến đổi khí hậu và vận động chính sách: Các nghiên cứu điển hình do các NGOs thực hiện ở Việt Nam Lê Anh Tuấn (Chủ biên), Trung tâm Bảo tồn Biển và Phát triển Cộng đồng xuất bản, Hà Nội, Việt Nam, 120 tr
Kỷ yếu Hội thảo
CHIA SẺ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ HỖ TRỢ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2015
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH:
CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
DO NGOs THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
Trang 4Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Việt Nam, với đường bờ biển dài trên 3.000 km bao gồm một hệ thống các hệ sinh thái đa dạng, được dự báo sẽ nằm trong số các quốc gia sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ tác động của BĐKH
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (gọi tắt MCD) là tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn biển và phát triển bền vững vùng ven biển Việt Nam Từ tháng 4 năm 2009, MCD là thành viên sáng lập nòng cốt của mạng lưới các
tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (viết tắt là VNGO&CC), phụ trách nhóm làm việc về BĐKH vùng ven biển
Năm 2014-2015, MCD phối hợp với Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) thực hiện
dự án “Tăng cường kỹ năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực BĐKH cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) ở Việt Nam" với sự hỗ trợ của Mạng lưới nghiên cứu thay đổi toàn cầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APN) Dự án tập trung hỗ trợ tăng cường kỹ năng nghiên cứu khoa học về BĐKH các tổ chức phi chính phủ thông qua khóa đào tạo và thực hành các nghiên cứu điển hình về Biến đổi khí hậu ở nhiều khu vực trong cả nước do các
tổ chức phi chính phủ thực hiện
Nhằm hỗ trợ tài liệu hóa và chia sẻ kết quả nghiên cứu tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam trong ưng phó BĐKH, MCD xin giới thiệu báo cáo Kỷ yếu hội thảo “Chia sẻ nghiên cứu điển hình của các tổ chức phi chính phủ và hỗ trợ vận động chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” được tổ chức ngày 31 tháng 7 năm 2015 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của APN
Hy vọng cuốn kỷ yếu hội thảo đóng góp nỗ lực hoat động của các tổ chức phi chính phủ
và kết nối các nhà khoa học, các nhà quản lý và tăng cường mạng lưới nghiên cứu BĐKH tại Việt Nam Ban biên tập mong nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi của các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ
Xin trân trọng cảm ơn
GIỚI THIỆU
Trang 5Tài liệu này không phản ánh quan điểm của Mạng lưới Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APN) Đúng hơn,đây là một tóm lược các kết quả nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực nghiên cứu thích nghi với biến đổi khí hậu, với bốn nghiên cứu được tài trợ trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường kỹ năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực biến đổi khí hậu cho các Tổ chức Phi chính phủ (NGOs) ở Việt Nam” (từ tháng 7/2014 – tháng 12/2015)
Chúng tôi, nhóm các biên tập viên, mong muốn chân thành cảm ơn APN đã hỗ trợ tài chính và điều phối, nêu không có những giúp đỡ như vậy, tài liệu này không thể hoàn tất được Sự đóng góp của tất cả các tác giả, đồng tác giả và nhóm hỗ trợ là rất đáng trân trọng
LỜI CẢM ƠN
Trang 6Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
GIỚI THIỆU 3
LỜI CẢM ƠN 4
MỤC LỤC 5
TÓM TẮT DỰ ÁN 6
ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÓP PHẦN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 8
SỰ NĂNG ĐỘNG TRONG NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH Ở MỘT CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 40
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BẮC KẠN 54
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN TẠI HUYỆN CÁT HẢI, HẢI PHÒNG, VIỆT NAM 70
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA LÊN NĂNG SUẤT LÚA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 104
MỤC LỤC
Trang 7Dự án “Tăng cường năng lực về kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cho các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam”, nhằm xây dựng năng lực khoa học cho các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam trong kỹ thuật nghiên cứu về biến đổi khí hậu Dự án được APN (Mạng lưới Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và triển khai từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2015 Mục tiêu cụ thể của dự
3 Nâng cao các năng lực về kỹ năng nghiên cứu biến đổi khí hậuở Việt Nam, bao gồm
sự truyền bá và phổ biến kiến thức
4 Hợp tác VNGO & CC và các tổ chức tương tự khác về những vấn đề nghiên cứu phát triển bền vững và biến đổi khí hậu
Có bốn hoạt động của dự án:
Hoạt động 1: Lựa chọn 25 các học viên là cán bộ của các tổ chức VNGOs đang hoạt động
trong lĩnh vực phát triển bền vững và biến đổi khí hậu từ các thành viên VNGO & CC để tham gia vào khóa học đào tạo chuyên sâu kỹ năng nghiên cứu biến đổi khí hậu
Hoạt động 2: Thực hiện khóa đào tạo nghiên cứu BĐKH 5 ngày bao gồm các chủ đề: kịch
bản BĐKH mới nhất; kĩ thuật “downscaling”, thu thập và phân tích số liệu thống kê; viết báo cáo nghiên cứu, xuất bản và phổ biến các kết quả và khuyến nghị Các học viên tham gia sẽ được yêu cầu phát triển một dự án/nghiên cứu điển hình cụ thể dựa trên nội dung khóa học trong thời gian tiếp theo
Hoạt động 3: Tổ chức hội thảo để chia sẻ và thảo luận các kết quả của dự án, bài học kinh
nghiệm, và khuyến nghị; qua đó tăng cường liên kết khoa học trong mạng lưới VNGO & CC Lựa chọn 05 nghiên cứu điển hình để trình bày tại “Hội thảo vận động chính sách”
Hoạt động 4: Tổ chức 01 hội thảo về vận động chính sách (kết hợp hoạt động với mạng
lưới VNGO &CC), trong đó 05 nghiên cứu điển hình sẽ được trình bày với
sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định và các bên liên quan khác để cung cấp thông tin và cân nhắc cho việc ra các quyết định và chính sách trong tương lai tại Việt Nam
TÓM TẮT DỰ ÁN
Trang 8Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Nằm trong khuôn khổ dự án, một hội thảo chia sẻ mang tên: "Biến đổi khí hậu và vận động chính sách: Các nghiên cứu điển hình do NGOs thực hiện ở Việt Nam" đã diễn
ra tại Hà Nội vào ngày 31 Tháng 7 năm 2015 Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) đồng
tổ chức, đã thu hút sự tham gia của hơn 50 người trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các viện nghiên cứu và các trường đại học, nơi đang thực hiện công việc liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong Hội thảo này, năm nghiên cứu điển hình do các NGOs Việt Nam thực hiện đã được lựa chọn trình bày với mục đích chia sẻ các kết quả và bài học kinh nghiệm sau nghiên cứu ở một số vùng của đất nước Hơn thế nữa, các khuyến nghị phù hợp cũng được đưa ra dựa trên những kết quả vận động chính sách liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam Những nghiên cứu điển hình được thảo luận với sự đóng góp ý kiến của các giáo sư, các nhà khoa học với các điểm trọng yếu, theo quan điểm người đã tham gia vào các chương trình đào tạo trước đó và người tham gia từ các tổ chức/cơ quan khác, do vậy các phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu của các NGOs có thể được cải thiện và tăng cường hơn nữa
Trong Hội thảo, các nhà khoa học và các chuyên gia trong nước đề cập và chia sẻ một số vấn đề lý thú như: áp dụng phương pháp và công cụ CBA (Phân tích Chi phí và Lợi ích) và SWOT (Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức) vào nghiên cứu biến đổi khí hậu, kiến thức bản địa và bình đẳng giới trong quản lý tài nguyên thiên nhiên theo bối cảnh biến đổi khí hậu, tác động của rủi ro khí hậu đến năng suất lúa ở tỉnh Cần Thơ - Đồng Bằng Sông Cửu Long Hội thảo đã tiến hành tốt đẹp và nhận được sự quan tâm rất lớn từ tất cả các thành viên tham gia để chia sẻ và học hỏi kiến thức và kinh nghiệm Hội thảo giúp tăng cường đáng kể năng lực và mạng lưới nghiên cứu khoa học giữa các NGO, các cơ quan có liên quan nghiên cứu và các chuyên gia tại Việt Nam
Tài liệu này được phát hành nhằm đóng góp các báo cáo nghiên cứu điển hình, như một phần của vận động chính sách ở các cấp khác nhau về thích ứng với biến đổi khí hậu
ở Việt Nam Các nghiên cứu điển hình gồm:
• Đánh giá các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu góp phần quản lý tài nguyên ven biển bền vững tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng (MCD)
• Sự năng động trong nhận thức về biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình ở một cộng đồng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long (AMDI)
• Nghiên cứu chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bắc Kạn (ACD)
• Tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thuỷ sản cá lồng trên biển ở huyện Cát Hải, thành phố hải Phòng, Việt Nam (ICAFIS)
• Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa lên năng suất lúa của Thành phố Cần Thơ (DRAGON)
Trang 9Thân Thị Hiề0n*, Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung, Phan Lâm Tùng, Nguyễn Văn
Công Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
* Tác giả liên hệ:
Thân Thị Hiền, E-mail: tthien@mcdvietnam.org
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÓP PHẦN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VEN BIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ,
HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trang 10Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Đánh giá các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
góp phần quản lý tài nguyên ven biển bền vững tại Khu dự trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Thân Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Thanh Dung, Phan Lâm Tùng, Nguyễn Văn Công
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH của người dân trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà Để đánh giá khả năng thích ứng BĐKH, nghiên cứu sử dụng khung đánh giá tổn thương do BĐKH, khung phân tích sinh kế bền vững (DFID), mô hình SWOT, các chỉ tiêu về tính bền vững và khả năng thích ứng để có thể đánh giá một cách toàn diện và hiệu quả Bên cạnh
đó, các công cụ như tham quan thực địa, họp nhóm cộng đồng, phỏng vấn sâu cán bộ… cũng được thực hiện nhằm thu thập thông tin thực tế về hiệu quả các mô hình phát triển sinh kế Kết quả cho thấy, BĐKH gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của người dân Các yếu tố BĐKH có ảnh hưởng chính tới sinh kế khu vực này là mực nước biển dâng, gia tăng bão lũ, xâm nhập mặn, nắng nóng, mưa lớn và sương muối kéo dài Bão lũ gây thiệt hại về vật nuôi, con giống, phá hủy đê điều, gây ngập lụt Xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt Nắng nóng và mưa lớn làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của vật nuôi, ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất của cây trồng Tuy nhiên hai mô hình trồng rau an toàn và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn cho thấy nhiều ưu điểm trong bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm sinh kế người dân thích ứng với BĐKH
Nghiên cứu cung cấp các khuyến nghị cho vận động quản lý tài nguyên thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển thế giới, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Từ khoá:
Biến đổi khí hậu, vùng ven biển, sinh kế bền vững, thích ứng, quản lý tài nguyên
Trang 111 Giới thiệu
Quần đảo Cát Bà gồm một hòn đảo chính là đảo Cát Bà (còn gọi là đảo Ngọc) và
366 hòn đảo lớn nhỏ kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Quần đảo Cát Bà có vị trí địa lí 20°50’N và 106°38’E Đảo Cát Bà nằm giáp ranh với vùng biển vịnh Hạ Long nổi tiếng ở phía Bắc và Đông Bắc, phía Tây giáp đảo Cát Hải, còn 3 phía Đông, Đông Nam, Tây Nam đều hướng ra biển Đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km Cát Bà có diện tích khoảng 100km² với các đơn vị hành chính thị trấn Cát Bà và 6 xã Phù Long, Hiền Hào, Gia Luận, Trân Châu, Xuân Đán, Việt Hải Nơi đây có khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận năm 2004 Với tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển là 26.241 ha, vùng lõi là Vườn Quốc Gia Cát Bà (VQG) , 6 xã và 01 thị trấn với tổng dân số 14.000 người KDTSQ Cát Bà là khu vực có giá trị đa dạng sinh học và quan trọng đối với bảo tồn và phát triển của khu vực Vịnh Bắc Bộ Hệ sinh thái đa dạng với thảm thực vật và rừng, núi đá vôi và hang động, tùng, áng và các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn (25 loài), san hô (160 loài) và cỏ biển Có khoảng 1000 ha rừng ngập mặn – (RNM) tập trung chủ yếu ở khu vực xã Phù Long (700 ha) và các khu vực lân cận (MCD 2011)
Đảo Cát Bà – huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, hàng năm Cát Bà chịu tác động của các hiện tượng bão, gió mùa và nước dâng đặc biệt là tần suất và cường độ của bão ngày càng khắc nghiệt gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường sống của các loài sinh vật
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng ven biển Việt Nam” do Chính phủ Úc (DFAT) tài trợ (2013-2015), MCD đã phối hợp đối tác địa phương thực hiện các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH tại các xã Phù Long và Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Trang 12Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Hình 1: Vị trí xã Phù Long và Xuân Đám, đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
(Source: Google maps)
2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.1 Cách tiếp cận
Thích ứng với BĐKH dựa vào Hệ sinh thái
Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, 2009), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) dựa vào hệ sinh thái (HST) (EbA) là “Sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ HST như một phần tổng thể của chiến lược thích ứng giúp cho con người ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH” EbA bao gồm việc quản lý bền vững, bảo tồn và phục hồi HST để cung cấp các lợi ích, tạo môi trường thuận lợi giúp con người thích ứng được trước những thay đổi bất lợi, trong đó có các thay đổi của khí hậu Mô hình được triển khai theo cách tiếp cận Dựa trên hệ sinh thái (ecosystem based approach) hay cụ thể hơn là Thích ứng BĐKH dựa trên HST (climate change adaptation – EBA)
Theo (Trương Quang Học, 2011a), mối quan hệ giữa các dịch vụ của HST (Dịch vụ cung cấp, Dịch vụ điều tiết, Dịch vụ văn hóa-tinh thần và Dịch vụ hỗ trợ) và phúc lợi của con người là điểm mấu chốt trong EBA Theo đó, con người vừa sống nhờ vào HST đồng thời cũng tác động đến HST thông qua các hoạt động phát triển KT-XH, chính sách, … Mục đích của EBA là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các HST thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các HST và các lợi ích mà HST mang lại (Trương Quang Học, 2008a, b; WB, 2010)
Trang 13MCD đã áp dựng cách tiếp cận này trong xây dựng mô hình sinh kế thích ứng của mình tại hai xã Phù Long và Xuân Đám thuộc vùng đệm Khu DTSQ Cát Bà, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho người dân địa phương đồng thời khai thác bền vững và bảo tồn nguồn lợi tự nhiên của khu vực
Khung đánh giá tính tổn thương BĐKH
Trong báo cáo thứ 3, IPCC đã nêu: Tính dễ bị tổn thương (vulnerability - V) được xác định là “mức độ một hệ thong (tự nhiên và xã hội) có the bị ton thương hoặc không the ứng phó với các tác động bất lợi do BĐKH (bao gồm các hình thái thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu)” – IPCC 2001 Theo phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương (Allison et al., 2009), tính dễ bị tổn thương được xác định dựa trên kết quả phân tích tác động tiềm năng BĐKH và năng lực thích ứng Tính dễ bị tổn thương (V) là một hàm của
2 yếu tố thành phần: (i) tác động tiềm năng (Potential Impacts – PI) là các tác động có thể xảy ra khi chưa tính đến các kế hoạch thích ứng với BĐKH, bao gồm mức độ phơi nhiễm (Exposure – E) và tính nhạy cảm (Sensitivity – S) của hệ thống trước những thay đổi của khí hậu; (ii) năng lực thích ứng với BĐKH (Adaptive Capacity – AC) Tính nhạy cảm (S) được xác định là mức độ phụ thuộc mà cộng đồng chịu tác động của BĐKH, một cộng đồng làm nông nghiệp phụ thuộc vào mưa sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với cộng đồng trong các khu vực đô thị Năng lực thích ứng (AC) là khả năng của hệ thống điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, các tác động tiềm tàng và khả năng tận dụng cơ hội hoặc đối phó với những hậu quả nếu có
Có thể biểu diễn mối quan hệ của chỉ số tính dễ bị tổn thương theo mối quan hệ toán học
là V = f(PI, AC) = f(E,S,AC), như hình 2
Hình 2: Khung đánh giá tính tổn thương với BĐKH (Allison et al 2009)
Chỉ số tổn thương tổng hợp phải phản ánh được tính tổn thương về kinh tế (economic vulnerability), tổn thương về môi trường (environmental vulnerability) và tổn thương
về xã hội (social vulnerability) (Carter et al., 2007) Trong đó, các yếu tố liên quan đến tính tổn thương về xã hội như giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế, bảo vệ tài sản cộng đồng
và tăng cường các hoạt động của tập thể ngày càng quan trọng vì chúng liên quan trực
MỨC PHƠI NHIỄM (E)
BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
TÍNH NHẠY CẢM (S)
TÁCĐỘNG TIỀM NĂNG
PI = f (S,E)
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG (AC)
TÍNH TỔN THƯƠNG (V=PI,AC)
Trang 14Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
tiếp đến năng lực ứng phó với BĐKH IPCC cũng nêu rõ tính tổn thương do BĐKH phụ thuộc nhiều vào địa điểm khảo sát và quy mô đánh giá, bên cạnh đó cần xem xét đến nguồn gốc của các tác động liên quan đến khí hậu và ý nghĩa của những tác động đó Các yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn liên quan đến đánh giá tổn thương cũng cần được xem xét (Carter et al., 2007)
Phương pháp đánh giá tính tổn thương với BĐKH được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH tới hai thực hành sinh kế ở quần đảo Cát Bà Năng lực thích ứng với BĐKH của người dân được thể hiện qua các chỉ số về nguồn lực tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất
và con người
Khung phân tích sinh kế bền vững (DFID)
Khung sinh kế bền vững của DFID bao gồm năm hợp phần chính: Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, Hoạt động sinh kế và các Kết quả sinh kế; Bối cảnh khu vực, đã được sử dụng để phân tích các nguồn lực sinh kế:
• Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên
mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học…
• Nguồn lực vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế, như: đường giao thông, nhà ở, cấp thoát nước, năng lượng…
• Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng
để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, các khoản thu nhập…
• Nguồn lực con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau
• Nguồn lực xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người trong
xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế
Chiến lược sinh kế: là cách hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống Các nhóm dân cư khác nhau có những đặc điểm kinh tế - xã hội và nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch…
Kết quả sinh kế: là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các chiến lược sinh kế Các kết quả sinh kế chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực…
Bối cảnh vùng: hiểu một cách đơn giản, là môi trường bên ngoài mà con người sinh sống Sinh kế người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 yếu tố tthuộc bối cảnh bên ngoài là (i) các xu hướng (xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế,
Trang 15tình hình chính trị quốc gia, sự thay đổi công nghệ…), (ii) các cú sốc (các cú sốc về sức khỏe (do dịch bệnh), cú sốc tự nhiên (thiên tai, thời tiết), cú sốc về kinh tế…) và (iii) tính mùa vụ (liên quan đến sự thay đổi giá cả, hoạt động sản xuất và các cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ)
Sử dụng khung sinh kế bền vững sẽ giúp trả lời câu hỏi; nguồn lực sinh kế nào, chiến lược sinh kế nào, thể chế - chính sách nào là quan trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng Sau khi xây dựng đuợc mô hình sinh kế thích ứng với Biến đổi khí hậu, việc đánh giá lại 5 nguồn lực sinh kế sẽ cho ta thây rõ hơn về tác động của mô hình đã xây dựng trong việc thích ứng với BĐKH
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tính thích ứng và hiệu quả của thực hành sinh kế thích ứng với BĐKH tại khu vực Cát Bà, một số phuơng pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu, như sau:
a. Thu thập, phân tích số liệu thứ cấp (secondary data)
Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu mang tính khoa học về kịch bản BĐKH của Bộ TNMT đã công bố và phê duyệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012), tác động BĐKH tại vùng ĐBSH và thành phố Hải Phòng, đảo Cát Bà, huyện Cát Hải và các tài liệu, báo cáo thu thập về tình hình phát triển KTXH và quản lý tài nguyên của địa phương (thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải, xã Phù Long và Xuân Đám, và các nguồn khác), tham khảo các báo cáo/nghiên cứu đánh giá của dự án MCD đã thực hiện từ năm 2011-2015
b. Thu thập số liệu sơ cấp/Khảo sát thực địa
• Hiệu quả chi phí (chi phí đầu tư và sản xuất)
• Thời gian thu hồi vốn nhanh
• Thu nhập ổn định theo chu kỳ thời gian
Trang 16Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
• Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các thành viên trong gia đình
• Có khả năng liên kết theo hình thức tổ nhóm hoạt động sinh kế
• Có ảnh hưởng tốt đến những người thực hiện sinh kế quy mô nhỏ như: nông dân, ngư dân, người lao động làm công ăn lương, người làm thuê, kinh doanh buôn bán nhỏ
• Đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm người nghèo)
3 Môi trường
• Gây ra ít tác động đến môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí)
• Không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Sử dụng tiết kiệm năng lượng (nước, điện, vv)
• Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên nhiên nhiên (hệ sinh thái)
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
SWOT là công cụ được dùng để hỗ trợ phân tích đánh giá một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó điểm mạnh (Strength) và điểm yếu (Weakness) là đánh giá
từ bên trong của hệ thống còn Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài Đây là một phương pháp rất hiệu quả áp dụng cho quá trình ra quyết định, xây dựng kế hoạch hành động hoặc chiến lược hành động, đặc biệt đã được
áp dụng để đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH của đối tượng cụ thể (IUCN 2012)
Trong nghiên cứu này, các điểm mạnh và điểm yếu của mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH được thể hiện qua khả năng của cộng đồng tham gia thực hành sinh kế (thông tin, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, năng lực), các cơ chế (thể chế chính sách của địa phương, hợp tác đoàn thể, hội nhóm) và các nguồn lực (nguồn lực tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất của cá nhân và tập thể) Trong khi đó cơ hội và thách thức phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu (mưa, bão, rét đậm rét hại, nắng nóng,…) cũng như phi khí hậu (văn hóa, xã hội, kinh tế thị trường, cơ chế nhà nước,…) Công cụ SWOT đã được sử dụng hiệu quả và góp phần cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong buổi họp nhóm cộng đồng với
sự tham gia của nhiều cán bộ xã cùng đại diện các nhóm sinh kế
c. Khảo sát thực địa
Trang 17Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tiếp mô hình (ruộng rau của người dân ở xã Xuân Đám và đầm nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng ngập mặn của người dân xã Phù Long) Thông qua việc thăm trực tiếp mô hình, các tư liệu phục vụ cho việc phân tích mô hình được thu thập (hình ảnh, lời dẫn của người dân, các ưu nhược điểm
và khuyến nghị cho mô hình)
Tham vấn cộng đồng
Họp nhóm cộng đồng có sự tham gia của cán bộ xã và đại diện các nhóm sinh kế, nhằm thu thập thông tin về tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân trong xã cũng như các khó khăn, thuận lợi, thách thức và cơ hội trong quá trình thực hành sinh kế Số người tham gia họp nhóm cộng đồng ở xã Xuân Đám là 15 người, ở Phù Long là 9 người
Phỏng vấn sâu
Theo tác giả Yin (2009), thông qua phỏng vấn sâu những người được phỏng vấn
sẽ được yêu cầu cho biết ý kiến, bình luận và hiểu biết của mình về vấn đề nghiên cứu - là các hiện tượng xảy ra xung quoanh họ Tác giả Easterby-Smith và cộng sự (2002) cho rằng phỏng vấn sâu phù hợp cho trường hợp nghiên cứu tìm hiểu về một vấn đề (hoàn cảnh) cụ thể xảy ra với những người được hỏi.Vì vậy phương pháp phỏng vấn sâu phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này
Phỏng vấn sâu cán bộ xã
Tại mỗi xã, chủ tịch hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ địa chính được phỏng vấn sâu với các câu hỏi liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương, cũng như đề xuất để duy trì và nhân rộng mô hình
Phỏng vấn sâu người dân
Nghiên cứu được tiến hành với số lượng mẫu lựa chọn:19 hộ tham gia 02 mô hình điển hình 09 hộ gia đình đang tiến hành sinh kế trồng rau tại Xuân Đám (chiếm 21,95% tổng số hộ trồng rau của xã) và 10 hộ NTTS tại xã Phù Long (chiếm 7,58% tổng số hộ NTTS của xã) đã được lựa chọn phỏng vấn sâu Các câu hỏi đi sâu phân tích năng lực thích ứng với BĐKH của người dân thông qua nhận thức của họ về BĐKH, nguồn lực tài chính, nguồn vốn tự nhiên, xã hội Tính hiệu quả của mô hình cũng được phân tích thông qua các chỉ số về mặt kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 18Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
3 Kết quả
3.1 Mô hình trồng rau an toàn tại Xuân Đám
3.1.1 Bối cảnh địa phương
Xuân Đám là một xã nằm ở phía Nam đảo Cát Bà Theo tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2011, xã Xuân Đám, do cấu tạo địa hình là Karstơ và vùng trũng là đất bồi
tụ phù sa cổ, phong hóa từ sa thạch và diệp thạch, ưu thế của xã là nguồn nước phong phú, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của người dân Trồng rau an toàn được coi là sinh kế mũi nhọn trong xã với các sản phẩm có ưu thế trên thị trường như rau bí, rau mùng tơi, rau cải xanh, rau muống… Trong bối cảnh việc tiêu thụ rau trên đảo còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ đất liền, phát triển sinh kế trồng rau an toàn với những điều kiện tự nhiên có sẵn là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của bà con địa phương Tận dụng cơ hội đó, MCD đã kết hợp với chính quyền địa phương
hỗ trợ tập huấn kỹ thuật ủ phân vi sinh, cung cấp giống, máy bơm cho 12 hộ trong xã Mô hình bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ người dân và có tính khả thi cao
3.1.2 Mức độ phơi nhiễm và tính nhạy cảm
Theo quan sát và đánh giá ghi nhận của nhóm nghiên cứu, các biểu hiện và tác động BĐKH đối với sinh kế trồng rau tại xã Xuân Đám như sau:
Bảng 1 Mức độ phơi nhiễm đối với hoạt động sinh kế (trồng rau) tại xã Xuân Đám
Hiện tượng Tần suất Cường độ Ảnh hưởng đến trồng trọt (rau)
Bão Giảm T6-T10
Năm 2014: 2 cơn, Năm 2013: 3 cơn
về địa phương
Cấp 9-10 (2013) Mạnh hơn so với 5 năm trước
Sương muối Nhiều hơn Dài ngày hơn - Ảnh hưởng đến năng suất rau
muống, rau bí, mùng tơi (bị hỏng, thối lá do sương muối)
- Tác động lớn do sự biến đổi diễn ra nhanh, người dân không kịp phản ứng
Nắng nóng Nhiều hơn Cường độ lớn
hơn, thời gian dài ngày hơn
- Nắng nóng dẫn đến có nhiều sâu bệnh
Khô hạn (về
mùa đông từ
Ít hơn Giảm, thời - Khô hạn dẫn đến rau kém phát
triển (Ví dụ như rau cải xoăn
Trang 19Tết –T4) gian ngắn hơn bị dầy lá xộp và chết; gía bán
- Mưa lớn làm thối rau (cải và mùng tơi bị nặng nhất)
Rét Giảm Giảm - Khiến rau chậm lớn
Nguồn: Họp nhóm PRA (tháng 3/2015, MCD) Đối với hoạt động trồng rau, các hiện tượng thời tiết có ảnh hướng chính là bão, thay đổi nhiệt độ và lượng mưa (nắng nóng, khô hạn, rét đâm), và tính bất thường (sương muối, mưa thất thường) Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng đến sản xuất rau của người dân tương đối cao (giảm năng suất và chất lượng, giảm giá bán và tăng thiệt hại về thu hoạch, thay đổi mùa vụ) nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời vì phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện khí hậu này
Tính nhạy cảm (S) được xác định là mức độ phụ thuộc mà cộng đồng chịu tác động của BĐKH, một cộng đồng làm nông nghiệp phụ thuộc vào mưa sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với cộng đồng trong các khu vực đô thị Với đặc thù của ngành nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên, mô hình trồng rau an toàn cũng chịu tác động Đối tượng bị tác động chính trong mô hình sinh kế này này là giống rau, năng suất, mùa vụ, diện tích canh tác Thời tiết thay đổi, khi mùa lạnh ngắn hơn và mùa nóng kéo dài sẽ khiến cơ cấu mùa vụ của rau thay đổi Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông cũng có thể dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp của giống cây trên các vùng sinh thái.Mưa thay đổi thất thường về mùa hoặc lượng cũng có thể làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các con sông lớn và vừa Các hiện tượng bão, lũ gia tăng cũng gây thiệt hại đến cây trồng, làm giảm thu nhập của người trồng rau
3.1.3 Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng (AC) được xem xét khi đánh giá mô hình sinh kế trồng rau an toàn ở Xuân Đám là khả năng của hệ thống điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, các tác động tiềm tàng và khả năng tận dụng cơ hội hoặc đối phó với những hậu quả nếu có Mô hình trồng rau ở Xuân Đám, sử dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh là một mô hình được đánh giá là thành công và đạt hiệu quả cao trong số các mô hình
Trang 20Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
đang tiến hành ở huyện Cát Hải, Hải Phòng, đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và thủy lợi cùng với truyền thống trồng rau lâu đời để thích nghi vơi những điều kiện khí hậu mới Người dân được cung cấp máy bơm, men vi sinh và tập huấn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải trong nông nghiệp Kết quả thực hiện sinh kế nhận được những đánh giá tích cực từ cán bộ huyện, xã và người dân địa phương Đa số người dân cho rằng mô hình mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình; phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chính mỗi hộ, đồng thời là sự điều chỉnh sinh
kế mới so với sinh kế trước đây
Nguồn lực tự nhiên
Đánh giá về nguồn lực tự nhiên, gắn với mô hình sinh kế mới: trồng rau an toàn,
ta thấy: mô hình có nhiều ưu điểm trong vấn đề bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường Đất canh tác được cải thiện rõ rệt do hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật Các phế thải từ quá trình trồng trọt như như lá già, lá úa, cỏ, bèo, … đều được tận dụng làm vật liệu để ủ phân vi sinh, làm giảm đáng kể lượng chất thải ra môi trường Hiện tại, ngoài tiến hành trồng rau trên khoảng đất của mỗi gia đình, một số hộ còn tận dụng được nguồn nước chảy tự nhiên để trồng rau cải xoong, một loại rau ngon và có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể Nếu phát triển, sinh kế này vừa mang lại thu nhập và quan trọng hơn hết là không tốn công chăm sóc và không tạo ra chất thải ra môi trường
Nguồn lực con nguời
Về nguồn lực con người, mỗi hộ dân đều chủ động trong việc sử dụng nguồn nhân công là các thành viên trong gia đình và không phải đi thuê thêm nhân công bên ngoài Kết quả phỏng vấn 42 hộ dân xã Xuân Đám về những biện pháp họ đã áp dụng để giảm thiểu rủi ro và thích ứng với những tác động của BĐKH tới các hoạt động sản xuất, kinh
tế của gia đình (MCD, tháng 4/2015).đuợc trình bày trong hình dưới
Các hộ đều có thành viên thường xuyên được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng trọt do địa phương và MCD hỗ trợ Nghiên cứu của MCD tại xã Xuân Đám vào tháng 4/2015 cũng chỉ ra người dân trong xã có nhận thức khá tốt về BĐKH Nghiên cứu trong khu vực cho thấy 42/42 hộ khi được hỏi đều biết đến hiện tượng BĐKH, 31/42 người có
Trang 21thể nêu ra một số biểu hiện của BĐKH Đặc biệt, 28/42 người nhận thấy BĐKH sẽ có tác động không giống nhau lên phụ nữ và nam giới Bên cạnh những nhận thức về BĐKH, đa phần người dân đều cho biết họ đã có những biện pháp nhất định để ứng phó với những biến đổi đó, nhằm hạn chế rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ có 3 hộ cho câu trả lời không biết/không làm gì để ứng phó với BĐKH
Hình 2 Kết quả phỏng vấn 42 hộ dân xã Xuân Đám (Chú thích: A Không biết B Không cần làm gì C Thay đổi giống cây trồng, vật nuôi D Thay đổi mùa vụ gieo trồng E Thay đổi hoạt động kinh doanh F Thay đổi hình thức sản xuất G Xây nhà ở những vùng đất cao hơn H Tiết kiệm sử dụng năng lượng I Dùng những nguồn năng lượng xanh J Nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt
K Nâng cao kiến thức về BĐKH L Khác.)
Nguồn lực xã hội
Liên quan đến khía cạnh xã hội và thể chế chính sách, tại địa phương, trồng rau an toàn là một ngành mũi nhọn của xã nên các chính sách tại địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho bà con phát triển Mô hình trồng rau an toàn đã được lồng ghép vào chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới Trong thời gian gần đây, dự án trồng rau được Trung tâm khuyến ngư thành phố Hải Phòng hỗ trợ từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2015, trong đó có đầu tư khá bài bản từ phân bón, giống, kỹ thuật làm đất và trồng trọt, nhà vòm che sương muối Sản phẩm rau an toàn được tham gia các hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm tại thị trấn Cát Bà Đặc biệt hơn, các chính sách tại địa phương cũng cũng như các dự án của thành phố (dự án IZAC) và MCD luôn ưu tiên cho các gia đình có phụ
nữ là chủ hộ, phụ nữ đơn thân có con đang đi học được tham gia vào mô hình trồng rau
an toàn Các tổ nhóm sinh kế đã được lập ra để tạo liên kết giữa các hộ gia đình, trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế Tại xã Xuân Đám hội phụ nữ được nằm trong ban phòng chống lụt bão, tham gia xây dựng lập kế hoạch phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng, trồng và bảo vệ rừng
Trang 22Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Trong số các hộ được phỏng vấn, 100% khi được hỏi đều bày tỏ sự hài lòng về hiệu quả mô hình mang lại và rất muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới Mô hình giúp nâng cao tính cộng đồng trong xã thông qua việc thành lập và sinh hoạt tổ nhóm nhằm trao đổi về kinh nghiệm giữa các hộ gia đình Với chi phí thấp và vốn đầu tư không nhiều,
mô hình trồng rau an toàn hoàn toàn phù hợp cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo và phụ nữ Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình cũng được nâng lên khi họ là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất (90% các thành viên trong tổ trồng rau tham gia trao đổi đóng góp kinh nghiệm là phụ nữ, 6/9 hộ được phỏng vấn cho biết người phụ nữ được tham gia cùng chồng trong quá trình ra quyết định của hộ gia đình)
Dự kiến trong tương lai, nếu mô hình được nhân rộng và thực hiện trên quy mô lớn sẽ giải quyết thêm được nhiều công ăn việc làm cho địa phương
3.1.4 Đánh giá tính bền vững
Tính bền vững về mặt kinh tế
Mô hình sinh kế ước tính khấu hao trong vòng 5 năm vì vậy coi như dự án kéo dài 5 năm
từ 2013-2018 Chi phí và lợi ích của mô hình sẽ được tính toán trong giai đoạn này
− Chi phí đầu tư cho mô hình
Bảng 2 Chi phí thay đổi và chi phí cố định trong mô hình trồng rau an toàn
Loại chi phí Tên các khoản chi Ước tính tuổi
thọ
Chi phí/ năm (VNĐ)
Chi phí cố định Máy bơm 5-7 năm 1.000.000
Chi phí thay đổi Hạt giống 1 năm 500.000
Thuốc trừ sâu Không sử dụng 0
Phân vi sinh/ hoá học 1 năm 500.000
Khung che sương muối
1 năm 910.000
Trang 23Tiền điện 1 năm 3.000.000
Có thể thấy mô hình trồng rau an toàn không cần đầu tư lớn, thích hợp cho các gia đình nghèo tham gia phát triển mô hình Như vậy chi phí cần đầu tư cho mô hình trong giai đoạn 2013-2018 như sau:
Bảng 3 Chi phí thực hành mô hình trồng rau an toàn trong các năm
Bảng 4 Các nguồn thu nhập từ mô hình trồng rau an toàn
Loại nguồn thu Nguồn thu Thu nhập/
năm (VNĐ)
Ghi chú
Thu nhập trực tiếp Các loại rau
trồng (Rau bí, rau cải xanh, rau muông, rau dền …)
27.890.000 Rau bí, rau cải
xanh, cà chua, rau dền là những sản phẩm
có ưu thế cạnh tranh lớn và được sản xuất nhiều
Tổng nguồn thu nhập trực tiếp 27.890.000
Loại nguồn thu Nguồn thu Thu nhập/
Trang 24Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
hội cho gia đình tham gia vào các công việc khác làm tăng thu nhập cho gia đình (làm thuê mùa vụ)
Phân bón sử dụng
1.500.000 Sử dụng các loại
tàn dữ hữu cơ
và phế phụ phẩm nông nghiệp để ủ làm phân vi sinh giúp giảm lượng chi phí đầu tư phân bón hoá học và phân bón
vi sinh
Tổng nguồn thu nhập gián tiếp 11.500.000
Như vậy lợi ích thu được từ mô hình là tổng của các nguồn thu trực tiếp và gián tiếp nên lợi ích thu được từ các năm sẽ là 38.39, chỉ có năm 2013 là năm bắt đầu thực hiện mô hình nên tại thời điểm đó lợi ích của mô hình được coi bằng 0
Bảng 5 Lợi ích ròng của dự án giai đoạn 2013 – 2018
Trang 25PV : Giá trị hiện tại
FV : Giá trị tương lai
t : Khoảng cách tới năm gốc (năm)
Bảng 6 Giá trị hiện tại lợi ích ròng của sinh kế giai đoan 2013 – 2018
Trồng rau an toàn không phải là một sinh kế mới cho người dân tại khu vực này Tuy nhiên với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và tổ chức MCD thì các kỹ thuật và nhận thức của người dân địa phương đã thay đổi khá nhiều Có 4/9 hộ chuyển đổi loại cây trồng từ lúa, ngô, sắn sang trồng rau hoàn toàn Về vấn đề kỹ thuật, các gia đình đã biết
sử dụng các nguồn vật liệu hữu cơ sẵn có ở địa phương để làm phân ủ vi sinh, giảm việc
sử dụng phân bón hoá học như trước kia Sử dụng máy bơm đã giúp các gia đình hạn chế việc sử dụng nhân lực trong việc gánh nước, rút ngắn thời gian và công chăm sóc lại có thể tăng được năng suất cây trồng
Tính bền vững về mặt xã hội
Trong số các hộ được phỏng vấn, 100% khi được hỏi đều bày tỏ sự hài lòng về hiệu quả mô hình mang lại và rất muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới Mô hình giúp nâng cao tính cộng đồng trong xã thông qua việc thành lập và sinh hoạt tổ nhóm nhằm trao đổi về kinh nghiệm giữa các hộ gia đình Với chi phí thấp và vốn đầu tư không nhiều,
mô hình trồng rau an toàn hoàn toàn phù hợp cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo và phụ nữ Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình cũng được nâng lên khi họ là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất (90% các thành viên trong tổ trồng rau tham gia trao đổi đóng góp kinh nghiệm là phụ nữ, 6/9 hộ được phỏng vấn cho biết người phụ nữ được tham gia cùng chồng trong quá trình ra quyết định của hộ gia đình)
Dự kiến trong tương lai, nếu mô hình được nhân rộng và thực hiện trên quy mô lớn sẽ giải quyết thêm được nhiều công ăn việc làm cho địa phương
Trang 26Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Tính bền vững về môi trường
Mô hình trồng rau an toàn cho thấy nhiều ưu điểm trong vấn đề bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường Đất canh tác được cải thiện rõ rệt do hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật Các phế thải từ quá trình trồng trọt như như lá già, lá úa, cỏ, bèo, … đều được tận dụng làm vật liệu để ủ phân vi sinh, làm giảm đáng kể lượng chất thải ra môi trường Hiện tại, ngoài tiến hành trồng rau trên khoảng đất của mỗi gia đình, một số hộ còn tận dụng được nguồn nước chảy tự nhiên để trồng rau cải xoong, một loại rau ngon và có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể Nếu phát triển, sinh
kế này vừa mang lại thu nhập và quan trọng hơn hết là không tốn công chăm sóc và không tạo ra chất thải ra môi trường
bá tại hội chợ nông sản ở thị trấn Cát Hải (tháng 3, 2015) Bên cạnh đó, các sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH như trồng rau sạch đã được lồng ghép vào chương trình nông thôn mới có sự tham gia của phụ nữ để xoá đói giảm nghèo nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH
Hình 3 Vợ chồng anh Bùi Văn Long (xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, Hải Phòng) đang lao
động trên ruộng rau
(Nguồn ảnh: MCD, tháng 3 năm 2015 (Sinh kế trồng rau an toàn mang lại thu nhập ổn định, khoảng 70 triệu đồng/năm cho gia đình anh Long Bên cạnh đó, hiệu quả về mặt xã hội của mô hình cũng được thể hiện rõ khi vai trò và đóng góp của người phụ nữ đối thu nhập kinh kế hộ gia đình đã được nâng lên)
Trang 273.1.5 Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức
Mô hình trồng rau an toàn ở xã Xuân Đám nhìn chung mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời nhận được nhiều hỗ trợ về thể chế chính sách Tuy nhiên người dân vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó đầu tiên phải
kể đến năng lực, hiểu biết về khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến việc người dân chưa thực sự chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh trên cây trồng Các diễn biến bất thường của thời tiết đã và đang đe dọa đến sinh kế của người dân, đáng chú ý là các hiện tượng sương muối, mưa muối, bão, mưa lớn gây ảnh hưởng đến năng suất của các loại rau chủ đạo như rau muống, cải, mùng tơi, bí,…
Bên cạnh đó, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh, chưa được ưa chuộng trên thị trường cũng là một vấn đề lớn mà các hộ gia đình gặp phải Mặc dù đã có tổ nhóm sinh
kế trồng rau hỗ trợ người dân về vấn đề kỹ thuật nhưng tính liên kết giữa các hộ dân vẫn chưa cao, chưa đủ mạnh để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Người dân do đó vẫn phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua việc buôn bán nhỏ lẻ hoặc bán cho thương lái
Bảng 7 Phân tích các khó khăn, thuận lợi, thách thức và cơ hội (SWOT) của sinh kế trồng rau an toàn ở xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, Hải Phòng
Điểm mạnh
Trồng rau là sinh kế truyền thống của
địa phương do có những điều kiện tự
nhiên phù hợp (diện tích đất lớn, đất đai
màu mỡ)
Được hỗ trợ tăng cường năng lực thông
qua tập huấn kỹ thuật của địa phương và
MCD
Nhận được sự ủng hộ từ chính quyền
địa phương như đề án nông thôn mới,
chương trình của trung tâm khuyến nông
khuyến ngư huyện Cát Hải
Điểm yếu
Hiểu biết về khoa học kỹ thuật của người dân thực hành sinh kế còn hạn chế, chưa được tập huấn với chuyên gia có chuyên môn sâu ở lĩnh vực phù hợp
Người dân chưa có khả năng ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, mưa muối, mưa bất thường) gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Cơ hội
Được ghi nhận và lồng ghép trong kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã
Xuân Đám năm 2015
Nhận được nhiều quan tâm và hỗ trợ từ
trung tâm khuyến nông khuyến ngư
thành phố Hải Phòng, phòng NN huyện
Cát Hải và dự án MCD (phân bón, giống,
nhà vòm che sương muối,…)
Trang 28Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Đề xuất dán nhãn sinh thái cho sản
phẩm rau Xuân Đám và liên kết thị
trường hỗ trợ người dân tiêu thụ sản
phẩm
Nguồn: Họp nhóm PRA (tháng 3/2015, MCD) 3.2 Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn (xã Phù Long)
3.2.1 Bối cảnh địa Phương
Phù Long là một xã nằm ở cửa ngõ phía Tây đảo Cát Bà Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Phù Long có thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển các sinh kế nuôi trồng thuỷ sản trong các hệ sinh thái tự nhiên Các sản phẩm có ưu thế hiện nay là tôm sú, cua, hà, cá vược và một vài loại cá khác
Trong khoảng thời gian những năm 1990, khi nhận thức của người dân về RNM còn hạn chế, việc phá rừng làm đầm để nuôi trồng thuỷ sản là điều khá phổ biến Sau nhiều lần phải hứng chịu ảnh hưởng từ các cơn bão hiện tượng vỡ đê do thiếu RNM chắn sóng và được nhà nước tuyên truyền phổ biến kiến thức và vai trò của RNM, người dân địa phương bắt đầu tiến hành trồng lại và bảo vệ rừng Trước nhu cầu bảo vệ rừng kết hợp NTTS bền vững của người dân Phù Long, MCD phối hợp với các đối tác địa phương (UBND xã Phù Long, Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư thành phố Hải Phòng) xây dựng và thực hiện mô hình nuôi tôm cua dưới tán RNM và
đã thu được nhiều kết quả khả quan
3.2.2 Mức độ phơi nhiễm và tính nhạy cảm
Mức độ phơi nhiễm
Theo quan sát và đánh giá ghi nhận của nhóm nghiên cứu, các biểu hiện và tác động BĐKH đối với sinh kế chính, đặc biệt nuôi tôm ở xã Phù long như sau:
Bảng 8 Tác động của thời tiết bất thuờng đối với sinh kế (NTTS) tại xã Phù Long
Hiện tượng Tần suất Cường độ Ảnh hưởng đến sinh kế (NTTS)
Bão -> Lụt Giảm/Thất
thường
Tăng (bão lớn năm 2012-2013)
- Lụt đầm, vỡ đê 2012-2013
- Nuôi tôm bị mất trắng
Mưa lớn Thất thường
(2014 mưa nhiều)
Thất thường - Tôm chết hàng loạt do thay đổi độ
Trang 29không cao như trước
- Tốn nhiều công sức để xây đê vì không được dùng cẩu mà phải thuê người để đắp đê
Nắng nóng Tăng lên Tăng lên - Làm nước bốc hơi, thay đổi độ mặn
ảnh hưởng đến năng suất tôm
Nguồn: Họp nhóm PRA (tháng 3/2015, MCD) Như vậy có thể thấy đối với hoạt động nuôi tôm các hiện tượng thời tiết có xu hướng ảnh hướng lớn đó là sự thay đổi nhiệt độ (nắng nóng), mưa lớn, nươc dâng và bão lụt Các thiệt hại cho người dân tương đối lớn và ảnh hưởng đến giảm năng suất, gia tăng chi phí và giảmthu nhập của người dân
Tính nhạy cảm
Nuôi trồng thủy sản nói chung rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố BĐKH do tỷ lệ sinh sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống Khi nhiệt độ và lượng mưa gia tăng sẽ tác động mạnh nhất đến các đối tượng như: giống, loài, năng suất nuôi, đánh bắt Những tổn thương, rủi ro
mà các tác động này mang lại có thể là nguy cơ mất các hệ sinh thái nhạy cảm với nhiệt
độ, thay đổi môi trường sống gây ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của nguồn nước, dịch bệnh tăng trong điều kiện nhiệt độ cao, các thủy sinh có thể bị chết khi nắng nóng kéo dài Mưa lớn và kéo dài, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho thủy sản nuôi trồng bị sốc, chết hoặc chậm lón.Nhưng nuôi trồng thủy sản duới tán rừng ngập mặn giúp khắc phục tình trạng độ mặn bị thay đổi đột ngột; làm giám độ nhạy cảm đối với những thay dodỏi bất thường Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới gia tăng làm xuất hiện lũ lụt, gây lụt đầm, phá vỡ đê điều, thay đổi đột ngột môi trường sống của các loài thủy sản gây ra những thiệt hại Khi thủy sản được nuôi dưới tán rừng, sẽ không phải đối mặt nhiều với nhữn rủi ro tiềm tàng của lũ lụt và vỡ đê Như vậy mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn đã làm giảm độ nhạy cảm của hoạt động nuôi trồng đối với các yếu tố tác động (thay đổi của nhiệt độ, mức độ ô nhiễm, dịch bệnh…)
3.2.3 Khả năng thích ứng
Năng lực thích ứng (AC) được xem xét khi đánh giá mô hình nuôi trồng thủy sản duới tán rừng ngập mặn xem xét khả năng thích ứng, điều chỉnh trước những diễn biến bất thường của thời tiết Nếu như mô hình nuôi trong những ao/ đầm, khi thời tiết nắng nóng, kéo dài hay nhiệt độ đột ngột tăng cao sẽ ảnh huởng rất nhiều đều môi sinh của thủy sản, làm gia tăng những áp lực cho nguời dân trong việc điều chỉnh môi trường thủy sinh, xử lý chất thải nhưng đối với RNM có khả năng điều tiết và xử lý các nguồn chất thải Như vậy 9 hộ gia đình tham gia mô hình ở xã Phù Long đều có đầy đủ năng lực để thực hiện mô hình nuôi trồng thuỷ sản dựa vào HST thích ứng với BĐKH
Nguồn lực tự nhiên
Trang 30Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Theo báo cáo MCD về tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng trong phát triển sinh kế xã Phù Long năm 2011, Phù Long là một xã đảo có điều kiện tự nhiên khá phong phú với 700 ha RNM, các loài thực vật chủ yếu là mắm đước, động vật thuỷ sinh là tôm, cua, cá, hà… (MCD,2011) Đây là một trong những thuận lợi lớn cho phát triển sinh kế nuôi trồng thuỷ sản dựa trên hệ sinh thái
Nguồn lực vật chất
Đánh giá dựa trên nguồn vốn vật chất thì các hộ gia đình đều có đầy đủ phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp và thuyền ghe để phục vụ sản xuất đối với các gia đình có diện tích ao đầm lớn Địa phương đã và đang hoàn thành các tiêu chí trong phát triển mô hình nông thôn mới nên các cơ sở vật chất tại địa phương như điện, nước, đường giao thông đều thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Bên cạnh các nguồn vốn từ hộ gia đình, họ còn nhận được các hỗ trợ từ chính quyền địa phương như phòng UBND xã Phù Long, Phòng nông nghiệp huyện Cát Hải, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư của thành phố Hải Phòng và các tổ chức xã hội khác như hội nông dân, hội phụ nữ và MCD hỗ trợ cho vay vốn sản xuất, con giống và tập huấn kỹ thuật Như vậy 9
hộ gia đình tham gia mô hình ở xã Phù Long đều có đầy đủ năng lực để thực hiện mô hình nuôi trồng thuỷ sản dựa vào HST thích ứng với BĐKH
Nguồn lực tài chính
Theo đánh giá về nguồn lực tài chính của 9 hộ gia đình tham gia mô hình thấy, họ đều không còn nằm trong danh sách hộ nghèo, tuy nhiên kinh tế gia đình vẫn chưa được cải thiện nhiều và chưa có bất kỳ khoản tiết kiệm hay tiền gửi ở các ngân hàng địa phương
Nguồn lực con nguời
Dựa theo kết quả khảo sát của MCD về đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng ven biển tại Phù Long được thực hiện tháng 4/2015 đã chỉ ra người dân ở Phù Long có nhận thức khá cao về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến cuộc sống hàng ngày Có 46/47 hộ gia đình đã được biết về BĐKH, 42/47 người được phỏng vấn có thể nói về định nghĩa và các hiện tượng thời tiết của BĐKH Đặc biệt hơn khi 29/47 người được hỏi cho rằng BĐKH có tác động khác nhau đến phụ nữ và nam giới Trong đó 9 hộ gia đình tham gia mô hình đều có hiểu biết tốt về BĐKH, họ có khả năng nêu lên những hiện tượng thời tiết của BĐKH ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của người dân ở Phù Long Tương tự với kết quả phỏng vấn ở xã Xuân Đám, phần lớn người dân đã có những biện pháp để ứng phó với những biến đổi của thời tiết và khí hậu, nhằm hạn chế rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Hình ) Chỉ có 3 hộ cho câu trả lời không biết/không làm gì để ứng phó với BĐKH
Trang 31Hình 4 Kết quả phỏng vấn 47 hộ dân xã Phù Long (Chú thích: A Không biết B Không cần làm gì C Thay đổi giống cây trồng, vật nuôi D Thay đổi mùa vụ gieo trồng E Thay đổi hoạt động kinh doanh F Thay đổi hình thức sản xuất G Xây nhà ở những vùng đất cao hơn H Tiết kiệm sử dụng năng lượng I Dùng những nguồn năng lượng xanh J Nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt
K Nâng cao kiến thức về BĐKH L Khác.)
Nguồn lực xã hội
Địa phương đã và đang hoàn thành các tiêu chí trong phát triển mô hình nông thôn mới nên các cơ sở vật chất tại địa phương như điện, nước, đường giao thông đều thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Bên cạnh các nguồn vốn từ
hộ gia đình, họ còn nhận được các hỗ trợ từ chính quyền địa phương như phòng UBND
xã Phù Long, Phòng nông nghiệp huyện Cát Hải, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư của thành phố Hải Phòng và các tổ chức xã hội khác như hội nông dân, hội phụ nữ và MCD hỗ trợ cho vay vốn sản xuất, con giống và tập huấn kỹ thuật
3.2.4 Tính bền vững của sinh kế
Tính bền vững về mặt kinh tế
Tương tự như mô hình trồng rau an toàn ở Xuân Đám, mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM cũng được ước tính khấu hao trong vòng 5 năm vì vậy coi như dự án kéo dài 5 năm từ 2013-2018
− Chi phí đầu tư cho mô hình
Bảng 9 Chi phí biến đổi và chi phí cố định trong mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán
RNM
Loại chi phí Tên các khoản chi Ước tính tuổi thọ Chi phí/ năm (VNĐ)
Trang 32Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Chi phí cố
định
Thuê ao đầm Được cấp 0 Sửa chữa ao đầm, đắp
Tiền điện 1 năm 1.000.000
Vôi và diệt tạp 1 năm 2.000.000
Có thể thấy mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM cần đầu tư ban đầu rất lớn, do đó sinh kế này vẫn chưa có sự tham gia đông đảo của các hộ gia đình nghèo Như vậy chi phí cần đầu tư cho mô hình trong giai đoạn 2013-2018 như sau:
Bảng 10 Chi phí thực hành mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM trong các năm
Do ảnh hưởng của BĐKH nên theo thời gian 2-3 năm cần phải thực hiện đắp đê sửa chữa
ao đầm và bên cạnh đó ngư cụ có tuổi thọ từ 2-3 năm nên đến năm 2016 mô hình cần phải đầu tư thêm 55 triệu VNĐ để tiếp tục thực hiện
− Thu nhập từ mô hình
Bảng 11 Tổng thu nhập từ mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM
Trang 33Loại nguồn thu Nguồn thu Thu nhập/
130.000.000 Tôm sú và cua là hai
loài nuôi chính tạo ra nguồn thu nhập chính từ đầm
Tổng nguồn thu nhập trực tiếp 130.000.000
Loại nguồn thu Nguồn thu Thu nhập/
12.000.000 Sinh kế có nhiều thời
gian dư thừa nên tạo
cơ hội cho gia đình tham gia vào các công việc khác làm tăng thu nhập cho gia đình (chủ yếu là
Chi phí bảo vệ RNM
4.800.000 Theo quyết định của
thành phố Hải Phòng
về việc điều chỉnh hỗ trợ khoán bảo vệ RNM số
1972/QĐ – UBND TP
Tổng nguồn thu nhập gián tiếp 26.800.000
Trang 34Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Lợi ích từ mô hình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM bằng tổng các nguồn thu từ
mô hình, do đó từ năm 2015 – 2018 lợi ích của mô hình sẽ là 156.80 triệu VNĐ, do năm
2013 là năm bắt đầu sinh kế nên thu nhập từ mô hình tại thời điểm này được tính bằng
0 Năm 2014 là năm thu hoạch đầu tiên nhưng do con giống thả vào tháng 10 năm 2013 gặp điều kiện bất lợi dẫn đến chỉ thu được 75% vụ mùa nên thu nhập từ năm này sẽ là 117.6 triệu VNĐ.Việc chia mùa vụ thủy sản là tương đối khó nên lợi ích ròng đuợc quy và tính theo năm
Bảng 12 Lợi ích ròng của dự án giai đoạn 2013 – 2018
PV : Giá trị hiện tại
FV : Giá trị tương lai
i : Năm thứ i
t : Vòng đời của dự án Bảng 13 Giá trị hiện tại lợi ích ròng của sinh kế giai đoan 2013 – 2018
Trang 35Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại (đầu thời kỳ phân tích) NPV được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đầu tư Mô hình sinh kế có NPV > 0 điều đó chúng tỏ sinh kế có lãi vì vậy nên tiếp tục đầu tư
Tính từ năm 2014 trở đi, tổng chi phí trung bình cần để thực hiện mô hình là 73 triệu đồng/năm, chi phí đó phần lớn là tiền chi cho con giống, tiền đắp đê cải tạo ao đầm
và một phần nhỏ chi phí thức ăn cho con giống trong thời gian đầu Do sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản dựa trên điều kiện tự nhiên trong rừng ngập mặn nên sản phẩm có chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị trường Với giá bán hiện tại từ 250,000 – 500,000 nghìn đồng/kg tôm tuỳ theo kích thước và từ 300,000 – 400,000 nghìn đồng/kg cua thì trung bình tổng thu một năm của người nuôi trồng thuỷ sản sẽ đạt được 149 triệu đồng/năm Như vậy sau khi trừ đi các khoản chi phí, các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM sẽ thu được trung bình là 76 triệu đồng/ năm Bên cạnh đó các
hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản được nhận thêm một khoản hỗ trợ chi phí bảo vệ RNM theo quyết định của Thành phố Hải Phòng: 400,000 đồng/ha/năm với rừng trong đầm
và 200,000 đồng/ha/năm với rừng ngoài đầm (UBND thành phố Hải Phòng, 2014) Những nguồn thu đó tạo ra thu nhập ổn định cho 9 hộ gia đình tham gia mô hình Theo nhận định của các hộ tham gia mô hình thì kinh tế có được cải thiện nhiều hơn so với 3 năm về trước
Hiệu quả và tính bền vững về môi trường
Các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản không còn phải sử dụng các loại hoá chất để
xử lý ao đầm như trước RNM có khả năng điều tiết và xử lý các nguồn chất thải trong đầm nên không còn các hiện tượng xả nước thải từ các ao nuôi ra môi trường tự nhiên Với những chính sách khuyến khích bảo vệ và trồng rừng tại địa phương, tỉ lệ rừng/diện tích mặt nước cũng được cải thiện đáng kể, hiện giờ diện tích rừng thường chiếm 50% tổng diện tích ao nuôi Những loài cây được sử dụng chủ yếu trong đầm nuôi là cây đước
và cây mắm cung cấp nguồn dinh dưỡng và chỗ trú ẩn thích hợp cho các loài nuôi
Ngoài sinh kế nuôi trồng thủy sản trong các đầm nuôi, dưới tán RNM, trên cơ sở nhận thức ngày càng được nâng cao về HST đất ngập nược và các kiến thức bản địa, người dân địa phương còn nuôi trồng tự nhiên, dọc theo hai bờ cửa sông các loại hải sản như hà, hầu, tận dung nguồn thức ăn tự nhiên của HST cửa sông (Hình 10)
B
A
Trang 36Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Hình 5 A: Nuôi tôm, cua, cá trong RNM; B Nuôi hà, hàu sử dụng thức ăn tự nhiên
dọc theo hai bên sông
Nguồn ảnh: MCD, tháng 3, 2015
Hiệu quả và tính bền vững về mặt xã hội
Các hộ gia đình tham gia mô hình nuôi trồng thuỷ sản dựa trên hệ sinh thái đã thành lập tổ nhóm sinh kế để trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về sản xuất Tuy nhiên
do đặc thù của nghề nuôi trồng thuỷ sản quảng canh, các hộ gia đình thường ở khá xa nhau nên tần suất các buổi họp nhóm hiện tại chỉ từ 2-3 lần/quý
Hiệu quả và tính bền vững về mặt thể chế/chính sách
Dựa vào tính bền vững và các hiệu quả mô hình mang lại, cán bộ và chính quyền địa phương nhận thấy NTTS dựa vào hệ sinh thái RNM là một sinh kế bền vững có khả năng thích ứng với BĐKH Nên sinh kế NTTS dựa vào hệ sinh thái RNM được xác định là một trong những sinh kế mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương và đã được nằm trong
đề án phát triển nông thôn mới ở xã Phù Long – huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011- 2015 định hướng 2020 (UBND xã Phù Long, 2011) Tổ nhóm về nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM (kết hợp trông coi và bảo vệ RNM) từ các gia đình tham gia
đã được thành lập với mục đích chia sẻ kinh nghiệm và được tạo cơ hội đi tham gia học tập từ các mô hình nuôi trồng thuỷ sản quảng canh từ ở địa phương khác.Để đảm bảo sinh kế nuôi trồng hải sản bền vững, MCD đã xây dựng cơ chế đồng quản lý RNM đề phát huy tính chủ động của người dân trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và quy chế phối hợp các bên trong đó có chính quyền địa phương (UBND huyện Cát Hải và UNBD xã phù Long)
3.2.5 Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức
Bảng 14 Phân tích các khó khăn, thuận lợi, thách thức và cơ hội của sinh kế NTTS dưới tán RNM ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng
Điểm mạnh
Điều kiện tự nhiên của địa phương
thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy
sản kết hợp trồng và bảo vệ RNM
Nuôi quảng canh chi phí ít, không cần
nhiều vốn và hoá chất nên người dân có
cơ hội thực hành cao
Sản phẩm hà ở Phù Long có sức hấp
dẫn trên thị trường, được ưa chuộng mà
vốn đầu tư ban đầu không cao (22 triệu
đồng cho 1 vạn con giống), không tốn
Gặp khó khăn cho việc tìm đầu ra cho sản phẩm và chọn con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
Trang 37Cơ hội
Điều kiện tự nhiên sẵn có trong khu
vực (môi trường nước, nắng, gió) phù
hợp với việc nuôi thêm nhuyễn thể, sò,
hà
Người dân nhận được hỗ trợ của chính
quyền địa phương về tập huấn kỹ thuật
và giới thiệu con giống
Chính quyền địa phương hỗ trợ cho bảo
vệ RNM (400.000 đồng /ha bảo vệ rừng)
Thách thức
Nghề thủy sản chịu nhiều rủi ro và tác động của các điều kiện thời tiết, khí hậu cực đoan (mưa bão làm vỡ đầm, thay đổi
độ mặn trong đầm khiến tôm chết)
Nguồn: Họp nhóm PRA (tháng 3 năm 2015, MCD)
Khó khăn, thách thức
Nguồn cung cấp con giống tại địa phương vẫn chưa có, chủ yếu là loại con giống trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến hiệu quả từ mô hình chưa cao Thời tiết thay đổi bất thường và chưa có phương án ứng phó kịp thời dẫn đến tổn thất lớn cho các hộ gia đình tham gia mô hình Đầu ra cho sản phẩm chủ yếu là bán cho thương lái nhỏ lẻ và thường xuyên bị ép giá Sản phẩm tuy có chất lượng tốt nhưng chưa
có thương hiệu và chưa được nhiều người biết đến nên giá trị của sản phẩm vẫn chưa cao
Trang 38Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
IV Kết luận và khuyến nghị chính sách
Nghiên cứu đánh giá mô hình sinh kế thích ứng BĐKH góp phần quản lý tài nguyên ven biển bền vững tại Khu DTSQ Cát Bà đã đánh giá được tác động, khả năng thích ứng và hiệu quả của các mô hình thực hành điển hình tại 02 xã Phù Long (nuôi tôm dưới tán RNM) và Xuân Đám (trồng rau) và cung cấp các đề xuất khuyến nghị nhằm mục tiêu hoàn thiện, duy trì và mở rộng mô hình tại vùng ven biển Khu DTSQ Cát Bà Các kết quả phân tích dựa trên các phương pháp bao gồm: tính dễ bị tổn thương (Allison et al, 2009), khung phân tích sinh kế bền vững (DFID), Tính bền vững về mặt: kinh tế, xã hội, môi truờng, thể chế và chính sách và ma trận SWOT Đồng thời cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (MEA, 2005) cũng được sử dụng để đánh giá các mô hình sinh kế Nghiên cứu cho thấy Hải Phòng và Đảo Cát Bà đang chịu tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt bao gồm sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng bão, nước biển dâng và đặc biệt các hiện tượng cực đoan (nhiệt độ thất thường, mưa thất thường, sương muối
….) Tính dễ bị tổn thương trong phát triển sinh kế (đặc biệt là trồng trọt và NTTS) sẽ chịu tác động nhiều và nhóm người nghèo và phụ nữ ít có cơ hội và khả năng tiếp cận về nguồn lực sinh kế sẽ là nhóm dễ bị tổn thương và cần thiết hỗ trợ để tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu trong phát triển sinh kế Trong đó, mô hình trồng rau an toàn (xã Xuân Đám) mang tính đại diện sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển đảo Cát
Bà , có tính dễ bị tổn thương nhẹ hơn so với những mô hình sinh kế truyền thống khác trong nông nghiệp Khả năng thích ứng BĐKH (gia tăng nhiệt độ, lượng mưa thất thường, sương muối, bão … thông qua thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi vụ mùa và các giải pháp ứng phó khác) đã mang lại hiêu quả kinh tế (tổng thu nhập và lãi ròng trong năm
2015 – 2018 là 120.66 Triệu VNĐ ở mức độ khá ổn định và đầu tư có thể kéo dài tiếp tục), đặc điểm của mô hình không cần quá nhiều vốn đầu tư và phù hợp với phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình Bên cạnh đó mô hình NTTS dưới tán RNM cho thấy khả năng thích ứng BĐKH (xâm nhập mặn, nước dâng, bão, thay đổi nhiệt độ) theo hình thức quảng canh kết hợp bảo vệ và hỗ trợ duy trì phục hồi hệ sinh thái RNM đã mang lại hiêu quả về môi trường và bền vững về kinh tế xã hội (tổng thu nhập bao gồm trực tiếp và gián tiếp tương đối ổn định và lãi ròng trong năm 2015 – 2018 là 156.80 triệu VNĐ) Tính đặc biệt của mô hình thích ứng BĐKH dựa vào các dịch vụ hệ sinh thái RNM và người dân có thể kết hợp khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực RNM dựa trên cơ chế tham gia và chia sẻ lợi ích từ đồng quản lý RNM
Đề xuất giải pháp:
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức KHKT, các hộ gia đình đang tiến hành sinh kế trồng rau an toàn trong xã Xuân Đám mong muốn nhận được nhiều hơn các hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt thông qua các buổi tập huấn thực tế ngay tại ruộng (tập huấn đầu bờ) Bên cạnh đó, người dân cũng có nhu cầu được tiếp cận với nguồn cung cấp giống đảm bảo chất lượng từ Hội nông dân, Sở nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư thành phố Để giải quyết vấn đề đầu ra còn hạn chế, sản phẩm rau an toàn của Xuân Đám cần được dán nhãn sinh thái với chứng nhận của sở NNPTNT/trung tâm KNKN, đồng
Trang 39thời tăng cường các gian hàng trưng bày sản phẩm ở các hội chợ hàng nông sản để quảng
Đối với mô hình NTTS dựa vào tán rừng ngập mặn, cần tăng cường công tác nghiên cứu cung cấp con giống có chất lượng cao và khả năng thích ứng tốt với môi trường để phục vụ hoạt động sản xuất ở địa phương Đa dạng loài nuôi để tăng tính thích ứng với BĐKH và tăng nguồn thu nhập cho gia đình như loài Hà bạc sẽ là một trong các đối tượng cần được triển khai trong thời gian sắp tới theo ý kiến đóng góp của người dân
ở Phù Long trong buổi họp nhóm nuôi trồng thuỷ sản dưới tán RNM tháng 3/2015:
“Chúng tôi rất mong được tiếp tục hỗ trợ phát triển sinh kế nuôi hà bạc tại địa phương Vì điều kiện thời tiết tại Phù Long khá phù hợp cho sự phát triển của con hà, sản phẩm có chất lượng tốt và đặc biệt không nơi nào có được, giá trị cao, mô hình dễ thực hiện với giá trị đầu tư ban đầu chỉ từ 5-10 triệu cho khung tre, dàn chăng để tạo chỗ bám cho con hà, không tốn các chi phí thức ăn hay con giống trong nuôi trồng thuỷ sản và giữ được môi trường tự nhiên Nên đây sẽ là một sinh kế tăng cường sự tham gia của người nghèo, đóng góp vào công tác xoá đói giảm nghèo và duy trì hệ sinh thái tự nhiên tại địa phương” (Nguồn: MCD, tháng 3/2015) Cần đẩy mạnh triển khai dán nhãn sinh thái và quảng bá thương hiệu về các sản phẩm nuôi sinh thái đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định
Các điểm thách thức và khuyến nghị từ góc độ nghiên cứu đánh giá đối với mô hình sinh kế thích ứng BĐKH (1) Kết nối thị trường và chuỗi giá trị cho từng loại sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt hơn và mang lại lợi ích gia tăng cho các hộ (đặc biệt là rau
an toàn và NTTS), (2) Duy trì hỗ trợ kỹ thuật cho các mô hình (Trung tâm KNKN thành phố Hải Phòng, phòng NN huyện Cát Hải) và (3) Khả năng nhân rộng và hỗ trợ chính sách của địa phương (đặc biệt là Sở NN và PTNT thành phố, UBND huyện Cát Hải) bao gồm tăng cường đồng quản lý RNM và tăng lợi ích người dân tham gia, chiến lược hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp (Rau an toàn) trên xã đảo cần được tăng cường và ưu tiên nhằm đảm bảo tính bền vững và mở rộng phạm vi của các mô hình cho các xã/vùng lân cận có điều kiện tương tự
Các kết quả nghiên cứu sẽ được cung cấp và chia sẻ với đối tác địa phương nhằm mục tiêu hỗ trợ hoàn thiện, duy trì và mở rộng mô hình và tác động chính sách
Trang 40Biến đổi Khí hậu và Vận động Chính sách:
Tài liệu tham khảo
Allison, E H., A L Perry, M.-C Badjeck, W Neil Adger, K Brown, D Conway, A S Halls, G
M Pilling, J D Reynolds, N L Andrew and N K Dulvy (2009) "Vulnerability of national economies to the impacts of climate change on fisheries." Fish and Fisheries 10: 173–196
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Carter, T R., R N Jones, X Lu, S Bhadwal, C Conde, L O Mearns, B C O’Neill, M D A Rounsevell and M B Zurek (2007) New Assessment Methods and the Characterisation of Future Conditions Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, M.L Parry, O.F Canziani, J.P Palutikof, P.J van der Linden and C.E Hanson, Eds., Cambridge University Press, Cambridge, UK, 133–171
IPCC (2007) The Forth Assessment Report Geneva, Switzerland pp 104
IUCN, 2012, Vận dụng phương pháp SWOT trong phân tích và đánh giá năng lực thích ứng
MCD, 2011, Kết quả nghiên cứu ban đầu tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng trong phát triển sinh kế xã Phù Long, khu DTSQ Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng
MCD, 2012, Báo cáo “Đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động của BĐKH đối với sinh kế
và nguồn lợi ven biển tại khu DTSQ Cát Bà”
MCD, 2014, Tài liệu tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong xây dựng mô hình của MCD
Thân Thị Hiền, Minh Hoàng, Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Văn Công và Nguyễn Thị Thu
Hà, 2014, Tác động và giải pháp phát triển sinh kế thích ứng: nghiên cứu thí điểm vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Truong Quang Hoc, 2011a Development of MSc program on Sustainability Science at Vietnam National University, Hanoi International Conference on Sustainability Science in Asia (ICSS-Asia) 2011 Hanoi, March 2-4, 2011 Program and Abstracts UBND thành phố Hải Phòng, 2014, Quyết định 732/QĐ-UBND ngày 4/4/2014 ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/1/2014 của Chính Phủ và chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban Thường vụ Thành Ủy về chủ động ứng phó BĐKH
UBND xã Xuân Đám, 2011, Thuyết minh “Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Đám – huyện Cát Hải – tp Hải Phòng, giai đoạn 2011 – 2015 định hướng 2020” UBND Thành phố Hải Phòng, 2014 Quyết định về việc điều chỉnh mức hỗ trợ khoán bảo
vệ rừng tại quyết định số 1972/QĐ – UBND ngày 22/11/2010 của UBND Thành phố
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật