Khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì ngànhdu lịch Việt Nam sẽ có thêm những điều kiện thuận lợi đểphát triển, được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn Là một sinh viên chuyên ngành Kinh Doanh Q
Trang 1Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh
Khoa Thương Mại – Du Lịch
TIỂU LUẬN CHỦ ĐỀ: “NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN”
Trang 26 Lê Yến Nhi 20098941
Giảng viên: Hồ Văn Dũng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2022
2
Trang 3LỜI CẢM ƠN
“Khi viết bài này, nhóm chúng em xin gởi sự biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khi
đã tạo điều kiện về mặt cơ sở hạ tầng với một thư viện rộng rãi, phong
phú nhiều thể loại sách báo, tư liệu thuận tiện trong quá trình tìm hiểu,
khai thác thông tin
Xin cám ơn giảng viên bộ môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế - Thầy Hồ Văn
Dũng đã giảng dạy tận tình, chi tiết giúp nhóm em có đầy đủ thông tin và
ứng dụng kiến thức vào viết luận ”
Do chưa có đủ thời gian làm việc và học cũng như những hạn chế của
kiến thức nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh được
sự thiếu sót Rất mong có đuợc những phản hồi, ý kiến nhận xét và đánh
giá của phía Thầy giúp bài viết ngày càng hoàn chỉnh hơn nữa
Lời cuối, nhóm em xin được chúc mừng thầy dồi dào sức khoẻ, thành
công và may mắn ”
3
Trang 4“ Quan H Kinh tếế Quốếc Tếế ” ệ “ AEC
I Phần mở đầu 4
1.1 Lý do chọn đề tài 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu 4 II Phần nội dung 4
2.1 Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) 4 2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Lịch sử hình thành 5
2.1.3 Mục tiêu 5
2.1.4 Bản chất 6
2.2 Quá trình tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) của Việt Nam: 7 III NHỮNG Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới nghành DU LỊCH Việt Nam 8
3.1 Tổng quan về ngành du lịch ở Việt Nam 8 3.2 Những tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới nghành du lịch Việt Nam9 3.2.1 Việt Nam trước khi tham gia AEC 9
3.2.2 Việt Nam sau khi tham gia AEC 11
3.2.2.1 Tác động tích cực 12
3.2.2.2 Tác động tiêu cực 14
IV Một số giải pháp để phát triển ngành du lịch Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) 16
V Kết luận 17
IV Tài liệu tham khảo 18
4
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, nền kinh tế thế giới
đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại Từ đó hình thành nên
các khu vực kinh tế, các liên minh kinh tế, trong đó lớn
nhất là tổ chức thương mại thế giới là ngôi nhà chung của
thế giới Các nước khi tham gia vào các khu vực kinh tế, tổ
chức kinh tế thì đều được hưởng những ưu đãi của các
nước thành viên dành cho nhau
Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế
hoá toàn cầu đó, năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN Khi
gia nhập vào tổ chức quốc tế, thương mại thì Việt Nam
được hưởng những ưu đãi từ các nước thành viên khác
trong tổ chức , ngược lại Việt Nam cũng phải có những ưu
đãi lại cho các nước thành viên khác Khi gia nhập vào các
tổ chức thương mại thì hàng hoá, vốn và lao động luân
chuyển vào các quốc gia dễ dàng hơn Một trong những
bước đệm để luân chuyển hàng hoá, vốn và lao động là các
rào cản thương mại và phi thương mại dần giảm xuống
giảm tới xoá bỏ Khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì ngành
du lịch Việt Nam sẽ có thêm những điều kiện thuận lợi để
phát triển, được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn
Là một sinh viên chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế,
em xin chọn đề tài “ Tham Gia Cộng Đồng Quốc Tế ASEAN
và Những Tác Động Đến Ngành Du Lịch Việt Nam “ Để
thấy rõ tầm ảnh hưởng của việc gia nhập ASEAN đến
ngành du lịch Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về những tác động đến ngành du lịch Việt Nam khi tham
gia cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó đưa ra các giải pháp cho các ngành
du lịch Việt Nam hiện nay
5
Trang 61.3 Phương pháp nghiên cứu
Đọc sách, tham khảo tài liệu: phương pháp chính dùng để viết tiểu
luận Giúp thu thập được nhiều tài liệu cần thiết khi viết tiểu luận Ngoài
ra việc đọc sách và tài liệu còn giúp sinh viên trình bày bài tiểu luận một
cách logic và chặt chẽ hơn
Phương pháp thống kê toán học: Đưa ra những con số cụ thể giúp
bài tiểu luận có tính xác thực và thống nhất
II PHẦN NỘI DUNG
2.1 Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN
( AEC).
2.1.1 Khái niệm
Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN
Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế
khu vực của 3 quốc gia thành viên ASEAN được thành lập
vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành
lập chính thức có hiệu lực.[1][2] AEC là một trong ba trụ cột
quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các
mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 Hai trụ cột[3]
còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn
hóa-Xã hội ASEAN
2.1.2 Lịch sử hình thành
Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu
tiên được đưa ra trong Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp
tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore Hiệp định này nhấn
mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trong các lĩnh vực
thương mại, công nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tài
chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm
nghiệp, giao thông và truyền thông
Năm 1992: Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế
bởi Hiệp định về Thương mại Hàng hoá ASEAN 2010
6
Trang 7Năm 1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kết
Năm 1998: Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết,
sau đó được thay thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện
ASEAN 2012
Năm 2003: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà
lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành
một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Mục tiêu này cũng
phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm
1997 với mục tiêu phát triển ASEAN thành một Cộng đồng
ASEAN
Năm 2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần
thứ 38, Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint)
đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc
thực hiện AEC
Năm 2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12,
các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình
thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020 như kế hoạch ban
đầu
Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ
27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala
Lumpur về việc thành lập AEC
Trang 8Lĩnh vực hội nhập ưu tiên
Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp
- Một khu vực kinh tế cạnh tranh, thông qua:
Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh
Bảo hộ người tiêu dùng
Quyền sở hữu trí tuệ
Phát triển cơ sở hạ tầng
Thuế quan
Thương mại điện tử
- Phát triển kinh tế cân bằng, thông qua:
Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SME)
Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triển trong ASEAN
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua:
Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế
Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp
toàn cầu
2.1.4 Bản chất
Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC
thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn
kếtnhư Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất
ràng buộc cao và rõ ràng như EC
AEC thực chất là đích hướng tớicủa các nước ASEAN
thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên
(trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn
8
Trang 9diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận
ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở
việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương
trình và sáng kiến khu vực)
AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vựcchứ
không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các
cam kết ràng buộc thực chất Tham gia vào các mục tiêu
của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương
trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên
quan tới các mục tiêu này Những văn bản này có thể bao
gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có
những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới
(không bắt buộc) của các nước ASEAN
Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả
quá trình dài trước đây(thông qua việc thực hiện các cam
kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa
các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời
gian tới(tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa
thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có)
2.2 Quá trình tham gia cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) của Việt Nam:
Để hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối
năm 2015, các nước trong ASEAN đã triển khai trong cả
quá trình dài trước đây thông qua việc thực hiện các cam
kết tại các hiệp định cụ thể về thương mại đã kí kết giữa
các nước ASEAN như: Hiệp định về Chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) kí kết tháng 01/1992,
để thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tiếp đó
là Hiệp định bao quát, toàn diện và phù hợp hơn với tiến
trình hội nhập của ASEAN: Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement - ATIGA) kí kết
tháng 02/2009, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (ASEAN
Framework Agreement on Services - AFAS) kí kết tháng
12/1995, Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN
Comprehensive Investment Agreement - ACIA) kí kết tháng
9
Trang 1002/2009 và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian
tiếp theo, theo lộ trình các hiệp định, thỏa thuận đã có và
các vấn đề mới, nếu có
Trở thành viên của ASEAN năm 1995, Việt Nam tích
cực và chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập của
ASEAN nói chung và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hiện
tại nói riêng
* Việt Nam tham gia vào CEPT từ ngày 01/01/1996,
sau thời hạn 10 năm, tới năm 2006 Việt Nam đã hoàn
thành lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa xuống
0-5% Thuế suất CEPT bình quân năm 2006 tại Việt Nam là
2,48%
* Sau đó Việt Nam tiếp tục thực hiện ATIGA (có hiệu
lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là CEPT/AFTA kí năm
1992), đây là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều
chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được
xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ
thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các
hiệp định, nghị định thư có liên quan
III NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) TỚI NGHÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về ngành du lịch ở Việt Nam
Du lịch được xem là 1 ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, góp phần không nhỏ vào GDP chung của cả
nước Nước ta là quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và
phong phú
Đất nước được mẹ thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều cảnh
đẹp hùng vĩ và trải dài từ Bắc đến Nam Bao gồm:
Di sản văn hóa: Có 8 di sản được UNESCO công nhân:
Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần
thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ,
10
Trang 11thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng, vịnh Hạ Long Trong đó vịnh Hạ Long và vườn
quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là niềm tự hào của đất
nước
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): diện tích 1.553km2 và gần
2.000 hòn đảo lớn nhỏ Đã được UNESCO công nhận 2 lần
là di sản thiên nhiên thế giới Du khách đến với Hạ Long có
thể tham quan ngắm cảm, lặn ngắm san hô, tắm biển, hồ
nước mặn và tùng áng, hang động…Nơi thường xuyên đón
tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham
quan và mở ra cơ hội kinh doanh cho người dân cũng như
phát triển vịnh
Giai đoạn 1996-2020, số lượt khách trong nước và quốc
tế tới tham quan Vịnh Hạ Long liên tục tăng Năm 1996 chỉ
có trên 236.000 người, đến năm 2000 tăng lên trên
852.000 người, năm 2005 tăng gần 1,5 triệu người, năm
2010 là gần 2,8 triệu người, năm 2015 gần 2,6 triệu người
Động Phong Nha nằm trong vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng, là di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận là
di sản thế giới Với 7 cái nhất: động có hang nước dài nhất
(28 km); động có của hang cao, rộng nhất hiện nay; động
chứa bãi cát và bãi đá ngầm rộng, đẹp nhất; động có hồ
ngầm đẹp nhất; hệ thống thạch nhữ trong động đẹp, hùng
vĩ với nhiều hình thù nhất; động sở hữu sông ngầm dài
nhất nước ta 1.500 mét và là động có hang khi rộng và đẹp
nhất
Danh lam thắng cảnh: UNESCO công nhận 8 khu dự
trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông
Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm,
Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang Mỗi mùa sẽ
mang lại một vẻ đẹp riêng biệt mùa hè sẽ là thời điểm
nhu cầu tắm mát tăng cao như biển Cần Thơ, mùa
đông thì không se se lạnh của vùng núi như Mộc Châu
mùa hoa cải mận
11
Trang 12Di tích lịch sử góp phần không nhỏ vào bức tranh
chung của du lịch Việt Nam như: Khu di tích lịch sử
Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng
Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân Mỗi địa danh gắn
liền với những sự kiện lịch sử là nơi mang đến những
giá trị vật chất lẫn tinh thần cần được phát huy và
bảo tồn
Văn hóa và Ẩm thực cũng là điểm nổi bật để ghi dấu
ấn trong lòng du khách tham quan Việt Nam có 54
dân tộc anh em, mỗi vùng miền mang một bản sắc
dân tộc khác nhau Ngoài ra còn có văn hóa phi vật
thể như: quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế,
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Du khách không
đến thăm cảnh mà ẩm thực các món ăn Việt để lại
hương vị không bao giờ quên như: Bánh mì, Phở, Bún
Bò Huế,…
Bên cạnh đó, người dân Việt Nam vô cùng hiếu khách,
nhiệt tình chào đón tất cả bạn bè trên thế giới đến thăm
quan Việc hình thành một môi trường du lịch thân thiện,
khách du lịch không chỉ đến một lần mà còn trở lại nhiều
lần nữa Lợi ích không bó hẹp trong lĩnh vực du lịch mà
rộng hơn, khi con người sống trong hoàn cảnh thân thiện
sẽ tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp Từ đó làm cho ngành du lịch
càng để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi du khách khi đến
Việt Nam
3.2 Những tác động của việc tham gia cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) tới nghành du lịch
Việt Nam
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ
cột chính của Cộng đồng ASEAN được thành lập tháng
12/2015, AEC đã góp phần nâng cao hiện diện và uy tín
của du lịch Việt Nam
3.2.1 Việt Nam trước khi tham gia AEC
Ngày 9/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng
đã ký ban hành Nghị định số 26-CP về việc thành lập Công
12
Trang 13ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương Đối tượng
phục vụ của du lịch Việt Nam là
+ Du khách từ nước ngoài vào du lịch trong nước: các
đoàn thể, cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân lao
động
+ Khách du lịch ở trong nước đi du lịch nước ngoài:
các đoàn ngoại giao, các nhân viên của các sứ quán, các
cơ quan đại diện, chuyên gia, các đoàn thể và nhân dân
nước ngoài trong thời gian công tác tại Việt Nam
Du lịch Việt Nam lúc này được kỳ vọng sẽ phát triển
nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước để phục hồi lại kinh tế,
phục vụ sản xuất và thông qua đó để tăng cường ngoại
giao với các tổ chức nước ngoài nâng tâm vị thế Việt Nam
Du lịch cũng có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền,
giới thiệu sâu rộng với khách du lịch nước ngoài và khách
du lịch trong nước những danh lam thắng cảnh, những di
tích lịch sử, những thành tích cách mạng, công cuộc xây
dựng kiến thiết xã hội chủ nghĩa và truyền thống đấu tranh
anh dũng lâu đời của nhân dân ta
Khi đi du lịch ở các nước nằm trong khối ASEAN cần
phải xin thị thực và chứng minh thu nhập Từ đó, làm hạn
chế lượng du khách đến du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam
Đặc biệt, du lịch của nước ta chưa phát triển nhiều và cần
được học hỏi các nước khác như Thái Lan, Singapore…
Cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ lưu trú du lịch, chất
lượng dịch vụ, chất lượng và sự đa dạng của ẩm thực trong
sản phẩm du lịch chưa thực sự nổi trội và còn thô sơ so với
các nước khác Lĩnh vực lưu trú du lịch của ta chưa đáp ứng
được nhu cầu của du khách quốc tế
13