1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thu Thập Môn Tư Tưởng Hôồ Chí Minh Phân Tích Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Các Chuẩn Mực Đạo Đức Và Vận Dụng Đối Với Sinh Viên.pdf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Các Chuẩn Mực Đạo Đức Và Vận Dụng Đối Với Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Văn Phúc, Đặng Mạnh Đức, Bùi Minh Phương, Đỗ Hải Nam, Nguyễn Quang Vinh, Dương Minh Tiến, Lê Thị An, Nguyễn Mạnh Hùng
Người hướng dẫn Ts. Hà Thị Dáng Hương
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng l

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-0o0 -Báo cáo thu th p môn T T ậ ư ưở ng Hôồ Chí Minh

Ch đềồ: ủ Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo

đức và vận dụng đối với sinh viên.

Gi ng viền: Ts Hà Th Dáng H ả ị ươ ng

Nhóm sinh viền th c hi n: ự ệ

Nguyềễn Văn Phúc 20220405P

Đ ng M nh Đ c ặ ạ ứ 20220409P

Bùi Minh Ph ươ ng 20220795P

Nguyềễn Quang Vinh 20220806P

D ươ ng Minh Tiềốn 20220418P

Nguyềễn M nh Hùng ạ 20220383P

No table of contents entries found.

No table of contents entries found.

Trang 2

MỤC LỤC

NÓI VỀ BÁC HỒ VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1

Phần I Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức, vai trò và sức

mạnh của đạo đức 3

Phần II Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức 5 1 Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng cho người làm cách mạng 5

2 Trung với nước, hiếu với dân 6

3 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 8

4 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa … 12

Phần III Những nguyên tắc để rèn luyện đạo đức. 14 1 Nêu gương đạo đức, lời nói đi đôi với việc làm 14

2 Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh với các hiện tượng phi đạo đức 15

Phần IV: Tấm gương và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới 17 1 Thực trạng ngày nay 17

2 Học tập, rèn luyện theo tấm gương và tư tương đạo đức Hồ Chí Minh 19

TỔNG KẾT 21

Trang 3

Nói về Bác Hồ và khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc

và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là di sản tinh thần, giá trị nhân văn to lớn của Đảng và dân tộc

ta Đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, lớp người sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của ông cha ta trong thời kỳ mới

(?)Chủ đề này với phần khái niệm đã được học ở chương I của giáo trình, vậy có bạn nào trong lớp có thể cho tôi biết về hoàn cảnh nhận thức và khái niệm Tư Tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh không ? Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng

Hồ Chí Minh là một quá trình đi từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng

ta đã khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) nêu ra khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”:

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh : “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Leenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa

và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếng thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta giành thắng lợi”

I Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức, vai trò và

sức mạnh của đạo đức.

Trang 4

Đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là

sự kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

và tinh hoa đạo đức văn hóa của nhân loại, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong sáng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời tranh đấu cho Đảng, cho cách mạng

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh, sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lí tưởng cao xa, ở mức độ sóng vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lí tưởng trở thành hiện thực

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của

sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Phải nhận thức rằng, Hồ Chí Minh đánh giá cao đạo đức truyền thống dân tộc, đó là những đức tính sống có tình có nghĩa, có thủy có chung, có nhân có đức, có trước có sau, biết trung, biết hiếu

Ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thực sự đem đến cho Hồ Chí Minh một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức Người nâng cao đạo đức truyền thống của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây để xây dựng một nền đạo đức mới Việt Nam, tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn, kết hợp với sức mạnh vật chất đưa dân tộc Việt Nam đi tới những thắng lợi vẻ vang

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức

Trang 5

1 Trung với nước, hiếu với dân.

Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thống phương Đông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng

Theo Người, “Trung” là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng

Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ

"trung với nước, hiếu với dân"

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là

"gốc" của nước

Trung với nước, hiếu với dân trong giai đoạn hiện nay trước hết

là trung thành với con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã chọn, là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cũng như khái niệm “trung, hiếu”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong truyền thống dân tộc,

Trang 6

được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng

Cùng là những khai niệm cũ trong truyền thống dân tộc, được

Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng

“Cần” là siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh

“Kiệm” là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” “Cần” với “Kiệm” đi đối với nhau như hai chân của một người

“Cần” mà không “Kiệm” “thì làm chừng nào xào chừng ấy” “Kiệm”

mà không “Cần”, thì không tăng thêm, không phát triển được

“Liêm” là luôn tôn trọng của công và của dân Phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng “Liêm” phải đi đối với Kiệm, bởi có “Kiệm” mới “Liêm” được Tham lam là một điều rất xấu hổ Những hành động bất “Liêm” đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì “Một dân tộc biết Cần, Kiệm, biết Liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ

“Chính” là thẳng thắn, đứng đắn Người đưa ra một số yêu cầu: đối với mình không được tự cao tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển sửa chữa cái dở của mình Đối với người- không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá Đối với việc - phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh

Theo Hồ Chí Minh, Cần, Kiệm, Liêm, Chính là “tứ đức” không thể thiếu được của con người Người viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính

Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”

Trang 7

Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách :

“Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”

Người coi Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực

cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người Phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân

Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến Chí công vô tư; ngược lại,

đã Chí công vô tư, thực hiện được Cần Kiệm, Liêm, Chính và có được nhiều tính tốt khác Ngày nay nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người lại càng quan trọng và trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn cách mạng, từ cuộc sống của các dân tộc bị áp bức và giai cấp cần lao, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có hàng muôn triệu người, hàng trăm nghìn công việc nhưng có thể chia thành hai hạng người: người Thiện và người Ác, và hai thứ việc: việc Chính và việc

Tà Có lúc Người khái quát hai hạng người đó là hạng người đi áp bức bóc lột và hạng người bị áp bức bóc lột Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác Cần phải thực hành chữ Bác ái Khi trả lời các nhà báo, Người nói: Tôi yêu nhất điều thiện và ghét nhất điều ác

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo Con người không phải thần thánh, có tốt có xấu ở trong lòng Dù

Trang 8

văn minh hay dã man, tốt hay xấu, đều có tình Chúng ta cần làm cho trong mỗi con người phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo, mà trước hết dành cho những người mất nước, người cùng khổ

Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la, vừa gần gũi, bao trùm cả cộng đồng đến từng số phận con người Người thức tỉnh, tái tạo lương tâm, vạch hướng đi, đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con người, tạo điều kiện cho con người đứng dậy, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ

Hồ Chí Minh yêu thương những con người đang sống trên trái đất này Đó là tình yêu thương gắn liền với hành động cụ thể để mang lại cơm ăn, nước uống, trả lại nhân phẩm cho con người

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vượt ra ngoài phạm

vi dân tộc, mang tính nhân loại, vừa bốn biển năm châu, vừa bốn phương vô sản Đó chính là một nội dung cơ bản của tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung

Hồ Chí Minh là bậc đại nhân, thể hiện tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cách mạng “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục” mà người cộng sản quyết tâm thực hiện để phục vụ quần chúng nhân dân

Nói đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đức mới Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy rõ một số nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cơ bản sau đây:

cách mạng.

Trang 9

Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện cành trong

Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng Người cách mạng phải ý thức được đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng con người và là đạo đức của những con người được giải phóng Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết điểm Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh Như vậy mới phân biệt được việc tu dưỡng đạo đức của người cộng sản với cách tu dưỡng của các nhà nho Người viết: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với

cỏ dại Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ” Vì vậy, gột rửa chủ nghĩa cá nhân “ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”

2 Nêu gương đạo đức, lời nói đi đôi với việc làm.

Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân biệt giữa đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng

Nói nhưng không làm là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột Lời nói phải đi đôi với việc làm và thực hành đạo làm gương là đạo đức của người cách mạng nói chung, nằm trong vốn văn hoá phương Đông nói riêng Hồ Chí Minh viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người nhấn mạnh:

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản”

mà ta được họ yêu mến

Trang 10

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã” Người dạy “đảng viên đi trước”, để cho “làng nước theo sau”

Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực: từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội

Đạo làm gương, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế

hệ, các giai tầng xã hội đều tin tưởng đi theo tiếng gọi của Người

3 Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh với các hiện tượng phi

đạo đức.

Trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay” Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ chống lại cách mạng

Có nhiều kẻ địch, nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân

Từ đó Người kết luận: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu” Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu

“trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình” Với việc, với người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư đạo đức cũ Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải tiêu diệt, vì đó là cản trở lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng phải thấy rằng, chống là nhằm xây, đi liền với xây và lấy xây làm chính Lấy gương người tốt

để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để

Ngày đăng: 25/05/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w