báo cáo thực tập thực tiễn giải quyết ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực tập thực tiễn giải quyết ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÒA ÁNHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM LÊ KHANGMÃ SỐ SINH VIÊN: ĐH1- 080BÁO CÁO THỰC TẬPTÊN CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP:THỰC TIỄN GIẢI QUY

Trang 1

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÒA ÁN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM LÊ KHANGMÃ SỐ SINH VIÊN: ĐH1- 080

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÊN CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP:

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN DO MỘT BÊN VỢ CHỒNG YÊU CẦU

CƠ SỞ THỰC TẬP:

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Trang 2

Hà Nội – 2020

Trang 3

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAOBỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÒA ÁN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM LÊ KHANGMÃ SỐ SINH VIÊN: ĐH1- 080

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÊN CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP:

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN DO MỘT BÊN VỢ CHỒNG YÊU CẦU

CƠ SỞ THỰC TẬP:

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Hà Nội – 2020iii

Trang 4

Lời cam đoan và xác nhận của Cán bộ hướng dẫn thựctập.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thựctập do tôi thực hiện trong thời gian thựctập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Cácnôi dung trong báo cáo là trung thực ,đảm bảo độ tin cậy.

Xác nhận của Tác giả báo cáo thực tập

Cán bộ thực tập chuyên môn (Ký và ghi rõ họ tên )

Trang 5

Danh mục kí hiệu hoặc các chữ viết tắt , mụclục

Bộ luật tố tụng dân sự BLTTDS

vi

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 2

1.1 Giới thiệu cơ sở thực tập 2

1.1.6 Về công tác giải quyết các vụ việc 3

1.2 Giới thiệu chuyên đề thực tập 3

1.2.1 Lý do lựa chọn chuyên đề 3

1.2.2 Các kế hoạch triển khai thực tập 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT LY HÔN DO MỘT BÊN VỢ CHỒNG YÊU CẦU 5

2.1 Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết án ly hôn 5

2.2 Ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu 5

2.3 Thủ tục giải quyết ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu 6

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG LY HÔN DO MỘT BÊN VỢ CHỒNG YÊU CẦU TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 8

3.1 Thực trạng ly hôn tại thành phố Biên Hòa 8

3.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ly hôn 10

3.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn 12

3.3.1 Giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội 13

3.3.2 Giải pháp giáo dục ý thức đạo đức và pháp luật 13

3.4 Những vấn đề còn tồn tại ở địa phương 14

3.5 Một số kiến nghị qua thời gian thực tập 15

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 8

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa đang là vấn đề được các quốc gia trên thế giớiquan tâm, Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia như vậy Đấtnước của chúng ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển,sự phát triển về kinh tế và hội nhập văn hóa của nhiều quốc giatrên thế giới đã làm cho suy nghĩ của mọi người ngày càng thay đổi,đặc biệt là tầng lớp giới trẻ hiện nay Việc ảnh hưởng của văn hóaphương Tây đã làm cho nhiều bạn trẻ nghĩ thoáng hơn về vấn đềhôn nhân giữa nam và nữ Họ đến với nhau một cách nhanh chóng,chưa tìm hiểu thực sự kĩ để rồi khi kết hôn về sống chung với nhaulại phát sinh những mâu thuẫn mà hai bên không thể giải quyết đểrồi khởi kiện ra Tòa án đòi ly hôn hoặc yêu cầu công nhận thuậntình ly hôn Những định kiến xã hội bây giờ cũng không còn quá gaygắt như ngày xưa nên dẫn đến tình trạng ly hôn giữa các cặp vợchồng ngày càng tăng, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ Dưới gócđộ xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, bởi vậy khi gia đình tan vỡkéo theo những hậu quả khó lường Trẻ em trong gia đình có vợchồng ly hôn thường bị chấn động tâm lý (học tập sa sút, dễ phạmtội, dễ mắc bệnh trầm cảm ) và có thể nói ở một chừng mực nàođó khi Tòa án giải quyết ly hôn điều mà Tòa án có thể làm để bảo vệquyền lợi trẻ em đó là việc quy định cha mẹ không trực tiếp nuôicon phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Việc Tòa án đưa ra quyếtđịnh ai là người được nuôi con còn phải dựa vào rất nhiều yếu tốnhư: khả năng đáp ứng về kinh tế, thái độ tâm lý, cách cư xử củangười chồng hoặc vợ, lý do dẫn đến mâu thuẫn,… hoặc là đối vớinhững trường hợp mà có thể tái hợp, hàn gắn lại với nhau được thìngười Thẩm phán cũng phải có kĩ năng ứng xử, giao tiếp hợp lý,đúng mực để tạo điều kiện cho đương sự được quay lại với nhau.Những điều đó đòi hỏi Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án phải đượcđào tạo một cách bài bản, có trình độ chuyên môn cao và kĩ nănghòa giải Để đạt được những điều đó thì không chỉ có học lý thuyết ởtrường lớp là có thể làm được mà còn phải có thời gian tích lũy kinhnghiệm thực tiễn “Học đi đôi với hành” thì mới có thể hiểu sâu hơnđạt được hiệu quả cao trong công việc Trong thời gian sáu tuần vừaqua, em đã lựa chọn tham gia thực tập tại Tòa án nhân dân Thànhphố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai với mong muốn có cơ hội tìm hiểu vàtích lũy kinh nghiệm thực tế tiến hành các hoạt động áp dụng phápluật của cơ quan tiến hành tố tụng.

Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy côtrường Học viện Tòa án đã tạo điều kiện cho em được học tập,nghiên cứu lý thuyết và tham gia kỳ thực tập để học hỏi kiến thứcthực tiễn Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thểcán bộ Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, đặc biệt là các anh chị

Trang 9

ở văn phòng là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực tập tại Tòa án

Nội dung báo cáo thực tập của em gồm có:

Chương 1: Giới thiệu cơ sở thực tập và chuyên đề thực tậpChương 2: Cơ sở lý luận về việc áp dụng pháp luật giải quyết:

ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu

Chương 3: Thực trạng ly hôn tại địa phương thực tập và đánhgiá thực trạng này

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ CHUYÊN ĐỀTHỰC TẬP

1.1 Giới thiệu cơ sở thực tập1.1.1 Về tình hình chung

Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội củatỉnh Đồng Nai, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, dân số tăng cơhọc ngày càng cao Do vậy các tranh chấp dân sự, hành chính, tìnhhình vi phạm hình sự cũng ngày càng tăng cao và diễn biến phứctạp Theo thống kê, hàng năm số lượng án thụ lý, giải quyết của Tòaán nhân dân thành phố Biên Hòa chiếm hơn 1/3 so với số lượng ánthụ lý, giải quyết của toàn tỉnh.

1.1.2 Về cơ cấu tổ chức

Tính đến ngày 30/11/2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòacó 82 biên chế, trong đó: 41 Thẩm phán, 25 Thư ký, 05 nhân viênvăn phòng; 04 nhân viên phục vụ, 04 bảo vệ, 01 lái xe (hợp đồngtheo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ) và02 hợp đồng ngắn hạn.

Ban Lãnh đạo đơn vị gồm 04 đồng chí, 01 đồng chí Chánh án và03 đồng chí giữ chức vụ Phó Chánh án (hai đồng chí kiêm nhiệmGiám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm hòa giải tại Tòa án thành phốBiên Hòa) Đơn vị có hai Tòa chuyên trách là Tòa Hình sự và Tòa Dânsự, mỗi Tòa có một Chánh tòa và hai Phó Chánh tòa và bộ phận Vănphòng Trên cơ sở kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đãđược Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt, Tòa ánnhân dân thành phố Biên Hòa đã thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trícông tác đối với cán bộ, công chức của đơn vị.

1.1.3 Về chức năng, nhiệm vụ

Theo Điều 102 của Hiến pháp 2013 quy định chức năng, hệthống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân như sau: “Tòa ánnhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân gồm Tòa án2

Trang 10

nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định” Nhiệm vụ chungcủa Tòa án được Hiến pháp quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Cụ thể hệ thống Tòa án gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao;các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phốthuộc tỉnh và tương đương; các Tòa án quân sự Với cương vị là Tòaán nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa cónhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 47, Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân năm 2014:

“1 Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật 2 Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.”

Đây là hai nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản, quan trọng mà nhànước trao cho các Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố thuộctỉnh nói chung và cho Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa nóiriêng Theo đó, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thực hiệntốt những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên kể từ những năm đầuthành lập Điều đó được thể hiện thông qua kết quả các vụ việcđược Tòa án thụ lý và giải quyết trong phạm vi quyền hạn đượcgiao

1.1.4 Về trình độ chuyên môn

Về trình độ chuyên môn: Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòacó 10 người trình độ Thạc sỹ Luật; 69 người có trình độ Cử nhânLuật; 01 người trình độ cử nhân Kinh tế; 01 người có trình độ Caođẳng.

Về trình độ chính trị: Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa có 08người có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị; 35 người có trình độTrung cấp chính trị.

Quá trình công tác, Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phốBiên Hòa luôn khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho cán bộcông chức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

1.1.5 Về cơ sở vật chất

Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền, Tòaán nhân dân thành phố Biên Hòa đã chuyển về trụ sở mới với quymô lớn, khang trang Trụ sở được xây dựng với nhiều phòng xử án được trang bị hệ thống camera, quạt và đèn điện tiện nghi; phònglàm việc của Thẩm phán, Thư ký và các bộ phận khác được đảmbảo yêu cầu công tác, đáp ứng nhu cầu và điều kiện để đảm bảoviệc tiến hành công tác đạt được hiệu quả tốt nhất như: lắp đặt hệthống điều hòa, máy tính có nối mạng Internet, loa đài, máy in,…

Trang 11

1.1.6 Về công tác giải quyết các vụ việc

Năm 2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã giải quyết4456/5145 vụ, việc đã thụ lý các loại (tạm đình chỉ 175 vụ), đạt tỷlệ 86,61% và giải quyết 114/114 trường hợp áp dụng các biện phápxử lý hành chính tại Tòa án, đạt tỷ lệ 100%.

So với cùng kỳ năm 2018 (giải quyết 5149/5840 vụ, việc thụlý), số án thụ lý giảm 695 vụ, việc và số án giải quyết giảm 693 vụ,việc; tỷ lệ giải quyết giảm 1,55% Nguyên nhân của việc giảm nàylà do năm 2018, mốc thi đua tính từ ngày 01/10/2017 đến30/11/2018 (14 tháng).

- Bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 09 vụ/tháng (tính bìnhquân trên 41 Thẩm phán).

Hàng quý, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án nhândân tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra vụ việc đã giải quyết, vụ việccòn tồn đọng và đang tạm đình chỉ Quá trình kiểm tra, Phòng Kiểmtra đã chỉ ra những thiếu sót và hướng dẫn nghiệp vụ để Tòa ánnhân dân thành phố Biên Hòa khắc phục, tháo gỡ những vướng mắcđể tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

1.2 Giới thiệu chuyên đề thực tập1.2.1 Lý do lựa chọn chuyên đề

Như em đã nêu ở trên, gia đình được coi là tế bào của xã hội, làmột trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bềnvững của xã hội Bởi, gia đình là cái nôi hình thành và nuôi dưỡngnhân cách của mỗi con người; là nơi bảo tồn và phát huy văn hóatruyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội; phát triển giađình trở thành môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khichào đời và quá trình phát triển liên tục được giáo dục nhân cách từcác thành viên trong gia đình Những nhân cách ấy đã góp phần tạonên bộ mặt của mỗi quốc gia Những gia đình tốt đẹp sẽ xây dựngđược một xã hội tiến bộ văn minh, một xã hội tiến bộ văn mình làcơ sở để xây dựng một gia đình tốt đẹp Chính vì vậy, vai trò và vịtrí của gai đình ngày càng được quan tâm và đề cao trong xã hội.Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là động lựccủa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta giai đoạnmới hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực đã đạt được, sốlượng các vụ án lý hôn ngày một tăng cao và phổ biến Thực trạngnày kéo theo những hậu quả mang tính tiêu cực không chỉ về mặtđạo đức con người mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xãhội.

Thực trạng đáng lo ngại này không chỉ diễn ra ở một số địaphương mà nó diễn ra ở bất cứ địa phương nào trên cả nước, đặcbiệt là tình trạng ly hôn ở thành phố Biên Hòa phải nói là đạtngưỡng quá cao, đến nỗi cán bộ tiếp dân, thư kí, thẩm phán khinhận đơn ly hôn đều cảm thấy hết sức bình thường, và lý do dẫn4

Trang 12

đến tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhaunhư: trình độ hiểu biết hạn hẹp, không có con, ngoại tình, nghiệnbia rượu, lý do về kinh tế,… Trước thực trạng đáng báo động, cũngnhư tác hại của vấn đề ly hôn đối với xã hội, em muốn tìm hiểu sâusắc hơn về vấn đề này, vì vậy em xin lựa chọn đề tài báo cáo thựctập: “Thực tiễn giải quyết ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu”.

1.2.2 Các kế hoạch triển khai thực tập

Nhận thức được phương pháp thu thập thông tin là rất quantrọng trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin, nếu lựa chọnđược phương pháp phù hợp, đúng đắn và khoa học với những hoạtđộng cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu thập được khách quan,trung thực Do vậy, để đạt được mục đích nghiên cứu báo cáo, emđã đặt ra những kế hoạch sau:

Nghiên cứu rõ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề ly hôn;

Đánh giá thực trạng ly hôn và phân tích thực trạng áp dụngpháp luật trong các vụ án ly hôn tại địa phương

Về phương pháp nghiên cứu, em đã sử dụng linh hoạt nhiềuphương pháp thu thập thông tin khác nhau trong các hoạt độngthực tiễn tại Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa để có được hiệuquả tốt nhất trong việc thu thập thông tin Phương pháp cụ thể nhưsau:

- Phương pháp quan sát khi trực tiếp các đương sự đến ly hôn,quá trình tố tụng từ khi thụ lý vụ án đến lúc đưa ra xét xử Quan sátcác hoạt động, kỹ năng làm việc của Thẩm phán, Thư ký của TANDthành phố Biên Hòa trong quá trình giải quyết thuận tình ly hôn.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu các vụ án, việc dân sựmà Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏathuận của các đương sự từ năm 2015 đến giữa năm 2017.

- Phương pháp so sánh, phân tích khi xem xét hồ sơ thụ lý,nghiên cứu hồ sơ.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁPLUẬT ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT LY HÔN DO MỘT BÊN VỢCHỒNG YÊU CẦU

Trang 13

2.1 Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật trong việcgiải quyết án ly hôn

Tp dụng pháp luâ Ut trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình là một hoạt độngmang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước mà trong đó nhà nước thông qua cácThẩm phán hoặc Hô Ui đồng xXt xY căn cứ vào các quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án phải ápdụng pháp luật, luâ Ut hình thức là Bô U luâ Ut tố tụng dân sự (BLTTDS); luâ Ut nô Ui dung làLuâ Ut hôn nhân và gia đình, Bô U luâ Ut dân sự.

2.2 Ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu

Ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu được quy định tại khoản1, 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sẽ được chia thành haitrường hợp:

Thứ nhất, nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòaán không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vềviệc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêmtrọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tìnhtrạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích củahôn nhân không đạt được.

Để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Hội đồng thẩmphán – Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 giải thích thế nào là lâm vàotình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đíchhôn nhân không đạt được Theo quy định của Nghị quyết tại Mục 8có giải thích được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầmtrọng khi: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúpđỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợhoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thânthích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; vợhoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thườngxuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhânphẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơquan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần; vợ chồngkhông chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã đượcngười vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơquan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệngoại tình.

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thểkéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồngđã đến mức trầm trọng như nêu ở trên Nếu thực tế cho thấy đãđược nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫntiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn6

Trang 14

cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéodài được.

Về mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tìnhnghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ va quyền giữa vợ,chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt

Thứ hai, nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mấttích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn Theo quy địnhtại Điều 68 BLDS 2015 quy định: “Khi một người biệt tích 02 nămliền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo,tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫnkhông có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thìtheo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thểtuyên bố người đó mất tích…”.

Đối với trường hợp này, căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hônlà khi có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tíchtừ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về chồng (vợ),mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theoquy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tứcxác thực về việc người đó còn sống hay đã chết và theo yêu cầucủa vợ (chồng) hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan ngườichồng hoặc vợ này đã bị Tòa án tuyên bố mất tích Ngược lại, nếuTòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bácyêu cầu ly hôn của người vợ hoặc người chồng.

2.3 Thủ tục giải quyết ly hôn do một bên vợ chồng yêucầu

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì ly hôn do một bên vợchồng yêu cầu được Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục giảiquyết vụ án dân sự.

Thủ tục giải quyết theo vụ án dân sự như sau:

- Nộp đơn ly hôn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo tại TANDhuyện X nơi bị đơn đang cư trú, làm việc hoặc các đương sự thỏathuận theo nơi làm việc, cư trú của nguyên đơn

Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có: + Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc trích lụcđăng ký kết hôn (trường hợp thất lạc bản chính);

+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực);+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan