1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

179 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 2,62 MB

Cấu trúc

  • 1. Chương TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. Tổng quan về fenofibrat (20)
      • 1.1.1. Tính chất hóa lý (20)
      • 1.1.2. Tác dụng dược lý (20)
      • 1.1.3. Dược động học (21)
      • 1.1.4. Tổng hợp các thuốc fenofibrat có sinh khả dụng cao trên thị trường (22)
      • 1.1.5. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng thuốc fenofibrat (24)
    • 1.2. Một số nghiên cứu cải thiện sinh khả dụng đường uống của fenofibrat (27)
      • 1.2.1. Nghiên cứu bào chế nano tinh thể fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt (27)
      • 1.2.2. Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano chứa fenofibrat (28)
      • 1.2.3. Một số nghiên cứu khác (30)
    • 1.3. Phương pháp bào chế tiểu phân nano và viên nén chứa tiểu phân nano (32)
      • 1.3.1. Phương pháp bào chế tiểu phân nano lipid rắn (32)
      • 1.3.2. Phương pháp bào chế nano tinh thể (36)
      • 1.3.3. Phương pháp bào chế viên nén chứa tiểu phân nano (39)
    • 1.4. Các phương pháp đánh giá tiểu phân nano (40)
      • 1.4.1. Các phương pháp đánh gía đặc tính lý hóa (40)
      • 1.4.2. Phương pháp đánh giá giải phóng in vitro của hệ nano (42)
  • 2. Chương ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Nguyên vật liệu, trang thiết bị nghiên cứu (48)
      • 2.1.1. Nguyên vật liệu, hóa chất (48)
      • 2.1.2. Trang thiết bị (50)
      • 2.1.3. Động vật nghiên cứu (51)
      • 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu (51)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (51)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 2.3.1. Phương pháp bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat (52)
      • 2.3.2. Phương pháp bào chế và đánh giá viên nén chứa tiểu phân nano (63)
      • 2.3.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano (71)
  • 3. Chương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Kết quả khảo sát một số phương pháp bào chế tiểu phân nano fenofibrat (73)
      • 3.1.1. Kết quả bào chế và đánh giá tiểu phân fenofibrat bằng phương pháp kết tủa sử dụng dung môi CO 2 siêu tới hạn (73)
      • 3.1.2. Kết quả bào chế và đánh giá nano lipid rắn fenofibrat (77)
      • 3.1.3. Kết quả bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt (91)
      • 3.1.4. Kết quả bào chế tiểu phân nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt ở quy mô 15 g/50mL (100)
    • 3.2. Kết quả bào chế viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (107)
      • 3.2.1. Kết quả tạo hạt tầng sôi từ hỗn dịch nano fenofibrat (107)
      • 3.2.3. Kết quả nghiền và tạo hạt chứa nano fenofibrat ở quy mô tương đương 3 lô viên nén 1000 viên (116)
      • 3.2.4. Kết quả xây dựng công thức và bào chế viên nén chứa tiểu phân nano (118)
      • 3.2.5. Kết quả bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nén chứa tiểu phân (125)
    • 3.3. Kết quả đánh giá sinh khả dụng của viên nén chứa tiểu phân nano (129)
      • 3.3.1. Thẩm định phương pháp định lượng acid fenofibric trong huyết tương chó (129)
      • 3.3.2. Kết quả đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (131)
  • 4. Chương BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Về các phương pháp bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat . 119 1. Về bào chế và đánh giá tiểu phân fenofbrat bằng phương pháp kết tủa sử dụng dung môi CO 2 siêu tới hạn (136)
      • 4.1.2. Về bào chế và đánh giá tiểu phân FB-SLNs (139)
      • 4.1.3. Về bào chế và đánh giá đặc tính nano fenofibrat bằng phương pháp nghiền ướt (147)
    • 4.2. Về bào chế và đánh giá viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (152)
      • 4.2.1. Về tạo hạt tầng sôi (152)
      • 4.2.2. Về phương pháp bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB (152)
      • 4.2.3. Về phương pháp đánh giá giải phóng in vitro của nano fenofibrat (153)
      • 4.2.4. Về khả năng giải phóng in vitro và sinh khả dụng fenofibrat (153)
      • 4.2.5. Về tiêu chuẩn cơ sở viên nén chứa tiểu phân nano FB (154)
      • 4.2.6. Về độ ổn định của viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat (155)
    • 4.4. Những đóng góp mới của luận án (159)
    • 4.5. Một số hạn chế của luận án (160)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (23)
    • Hnh 3.10. Đồ thị nồng độ AFENO trong huyết tương chuột (n=6) (0)

Nội dung

Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibratNghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibratNghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibratNghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibratNghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

Chương TỔNG QUAN

Tổng quan về fenofibrat

Công thức phân tử: C20H21ClO4 Khối lượng phân tử: 360,8

Tên khoa học: Isopropyl 2-[4-(4-chlorobenzoyl) phenoxy]-2-methylpropanoat

Tính chất: FB là bột kết tinh màu trắng, thực tế không tan trong nước (độ tan

lauric) do đó các ester sử dụng trong khảo sát này có phần

61 thân dầu là acid stearic, acid behenic nên có thể hòa tan tốt với FB, phần thân nước glyceryl giúp cho các giọt dầu dễ bị phân cắt nóng bằng năng lượng siêu âm Về hiện tượng glyceryl dibehenat ít kết tụ hơn so với nhóm ester của acid stearic có thể do acid behenat có mạch 22 carbon no, có tính thân dầu hơn acid stearic nên dễ đồng nhất với FB, hơn nữa nhiệt độ nóng chảy của glyceryl dibehenat cũng cao hơn, nên khi làm lạnh, hỗn hợp hóa rắn đồng thời, làm cho hỗn hợp rắn đồng nhất hơn, khó bị tách pha dẫn đến dễ kết tụ

Do đó, lựa chọn Compritol ATO 888 là lipid rắn để khảo sát tiếp theo b Khảo sát ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến ĐHT của hệ FB-SLNs

Tiến hành bào chế các mẫu FB-SLNs sử dụng các loại chất diện hoạt (CDH) có chỉ số HLB khác nhau theo công thức tỉ lệ FB: COM: CDH là 8:2:2 Thử độ hòa tan (ĐHT) của các hỗn dịch nano lipid FB bào chế được và mẫu chứng theo phương pháp ở mục 2.3.1.4.b2, kết quả trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến đến độ hòa tan của FB-SLNs (TB±SD, n=3)

CT1 CT2 CT3 CT4 Lipanthyl

NaLS (mg) 20 ĐHT (%) sau 5 phút trong môi trường NaLS 0,72%

94,4 ±1,5 ĐHT (%) sau 5 phút trong môi trường NaLS 0,36%

69,7 ±3,6 ĐHT (%) sau 5 phút trong môi trường NaLS 0,72% để sau 24h)

Nhận xét: kết quả bảng 3.3 cho thấy CT2 sử dụng chất diện hoạt là Gelot 64 có ĐHT trong môi trường thử là tốt nhất Mục tiêu của nghiên cứu là bào chế FB-

62 SLNs có khả năng giải phóng hoạt chất nhanh Kết quả cho thấy, mặc dù tạo được kích thước nano nhưng với công thức sử dụng span 60 cho ĐHT kém hơn 3 chất diện hoạt còn lại, do span 60 có HLB thấp (4,7) cùng với tổng lượng tá dược (COM và span 60) sử dụng bằng 50% so với FB có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan của FB P188 và NaLS là 2 chất diện hoạt có HLB lớn và quá trình đồng nhất nóng có thể làm tan 1 phần FB, do đó ngay sau khi bào chế, tốc độ hòa tan ở cả 2 môi trường đều cao Gelot 64 có HLB , nên cũng tạo thuận lợi cho quá trình hòa tan FB ra môi trường Tuy nhiên mẫu sau bào chế 24 h, ĐHT của CT3, CT4 giảm mạnh, CT2 giảm ít hơn Điều này có thể do

P188 và NaLS là chất diện hoạt mạnh, trong quá trình đồng nhất nóng đã làm tan 1 phần FB, khi làm lạnh FB tự do sẽ kết tinh, gây tụ các tiểu phân nano, dẫn đến làm giảm ĐHT

Kết quả bào chế viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

Luận án đã bào chế tiểu phân nano FB bằng 3 phương pháp khác nhau Kết quả đều cho thấy hệ nano tạo được cải thiện độ hòa tan của FB trong môi trường thử Đối với phương pháp sử dụng dung môi CO2 siêu tới hạn có hạn chế về thiết bị, khó thực hiện nên luận án không lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu các nội dung tiếp theo Đối với phương pháp bào chế nano lipid có ưu điểm là cải thiện độ hòa tan tốt Nhưng có hạn chế về thiết bị và quy trình khó thực hiện nhất là ở giai đoạn làm lạnh nhanh, nên luận án chưa lựa chọn để nghiên cứu nâng cấp quy mô và bào chế viên nén Đối với phương pháp nghiền ướt, luận án đã khảo sát được công thức nghiền tạo hỗn dịch nano tinh thể FB có độ hòa tan tương đương viên Lipanthyl 145 mg Xét thấy phương pháp này có thể nâng cấp quy mô dễ dàng, là phương pháp chính để sản xuất các thuốc FB hiện đang lưu hành và nhiều thuốc nano tinh thể khác, luận án đã lựa chọn để thực hiện các nội dung tiếp theo Ngoài phương pháp chính được lựa chọn trình bày ở dưới là rắn hóa hỗn dịch nano bằng phương pháp tạo hạt tầng sôi, luận án đã sử dụng Florite R (calci silicat dạng lỗ xốp) để rắn hóa hỗn dịch nano bằng phương pháp tạo hạt ướt, viên bào chế từ hạt rắn hóa sử dụng Florite R cũng đạt tương đương hòa tan so với viên đối chiếu Kết quả chi tiết trình bày trong phụ lục 8

3.2.1 Kết quả tạo hạt tầng sôi từ hỗn dịch nano fenofibrat

Khảo sát ảnh hưởng của loại đường thêm vào hỗn dịch tạo hạt

91 Tiến hành bào chế hỗn dịch nano FB theo công thức, thông số quá trình nghiền ở bảng 3.23 Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng các loại đường khác nhau trong hỗn dịch tạo hạt đến khả năng tái phân tán của hạt chứa tiểu phân nano FB, cố định lượng tá dược thêm vào bằng khối lượng FB trong dịch nghiền là 22,5 g, khối lượng nhân trơ 30 g nhân trơ SuperTab 11SD (lactose) theo phương pháp nêu ở mục 2.3.1.2a Xác định tỉ lệ dược chất của hạt chứa tiểu phân nano FB sau khi phân tán và ly tâm 100×g theo phương pháp nêu ở mục 2.3.2.2a3 Kết quả được trình bày trong bảng 3.24 như sau:

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của loại đường đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3)

Nhận xét: khả năng tạo hạt khi sử dụng các loại đường khác nhau: manitol, lactose > sucrose Việc sử dụng thêm đường vào hỗn dịch trước khi phun giúp cải thiện TLDC của hạt chứa tiểu phân nano FB trong nước sau khi phun Điều này có thể giải thích do quá trình phun sấy, các phân tử chất tan khi phun tạo kênh cầu nối rắn [55] bao quanh tiểu phân FB, hạn chế quá trình kết tụ, đồng thời khi phân tán trong nước, tạo các kênh dẫn nước để nhanh chóng giải phóng dược chất ra môi trường [100] Hiệu quả cải thiện khả năng tái phân tán của manitol và succrose tốt hơn lactose khi thêm vào công thức hỗn dịch tạo hạt

Do khả năng phun bồi dần trong thiết bị tầng sôi, sử dụng sucrose trong công thức dễ gây dính hạt, vì vậy lựa chọn manitol cho các khảo sát tiếp theo

Khảo sát ảnh hưởng của lượng manitol trong hỗn dịch tạo hạt

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ manitol trong hỗn dịch ở các mức 67%, 100%, 133% so với khối lượng FB Tạo hạt theo phương pháp nêu ở mục 2.3.2.1a

Xác định tỉ lệ dược chất của hạt FB sau khi phân tán và ly tâm 100×g theo phương pháp nêu ở mục 2.3.2.2.a3 Kết quả trình bày trong bảng 3.25 như sau:

Bảng 3.25 Ảnh hưởng của manitol đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3)

TLDC sau ly tâm 100×g (%) 25,2±2,8 30,2±3,1 30,3±2,3 Nhận xét:

Khi sử dụng manitol ở tỉ lệ so với FB 100% và 133%, khả năng tái phân tán của hạt chứa tiểu phân nano FB thu được là như nhau và tốt hơn khi sử dụng 67% Do vậy, lựa chọn tỉ lệ manitol thêm vào so với FB là 100% để tiến hành các khảo sát tiếp theo

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ natri laurylsufat trong hỗn dịch tạo hạt

Nhận thấy khi sử dụng tá dược hòa tan trong nước chưa cải thiện được nhiều

TLDC sau ly tâm Tham khảo tài liệu [18], [16] về việc tạo hạt từ hỗn dịch nano FB, các nghiên cứu này bổ sung NaLS vào hỗn dịch trước khi tạo hạt

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của khối lượng NaLS thêm vào hỗn dịch ở các mức 0,06 g; 0,18 g; 0,42 g; 0,90 g Tạo hạt theo phương pháp 2.3.2.1a, xác định tỉ lệ dược chất của hạt chứa tiểu phân nano FB sau khi phân tán và ly tâm 100×g theo phương pháp nêu ở mục 2.3.2.2.a3 Bảng công thức và kết quả được trình bày trong bảng 3.26 như sau:

Bảng 3.26 Ảnh hưởng của nồng độ NaLS đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3)

41,9 ±2,1 Nhận xét: khi khối lượng NaLS thêm vào tăng dần đến 0,42 g, TLDC của hạt chứa tiểu phân nano FB sau ly tâm 100×g tăng dần Điều này có thể giải thích do khả năng tăng thấm nước của NaLS trong hạt kết hợp với việc ổn định hệ theo cách tĩnh điện [101], [102] Tuy nhiên khi lượng NaLS thêm vào tăng lên 0,9 g, TLDC không thay đổi Vì vậy, lựa chọn khối lượng NaLS thêm vào là 0,42 g cho các khảo sát tiếp theo

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ HPMC E6 trong hỗn dịch tạo hạt

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của khối lượng NaLS thêm vào hỗn dịch ở các mức 0,06 g; 0,18 g; 0,42 g; 0,90 g Tạo hạt theo phương pháp 2.3.2.1a, xác định tỉ lệ dược chất của hạt chứa tiểu phân nano FB sau khi phân tán và ly tâm 100×g theo phương pháp nêu ở mục 2.3.2.2.a3 Bảng công thức và kết quả được trình bày trong bảng 3.27 như sau:

Bảng 3.27 Ảnh hưởng của nồng độ HPMC E6 đến TLDC sau ly tâm của hạt chứa tiểu phân nano FB (TB±SD, n=3)

94 Nhận xét: bảng 3.27 cho thấy khi khối lượng HPMC E6 thêm vào hỗn dịch tăng dần từ 0,375 g lên 1,125 g, TLDC sau ly tâm tăng dần Điều này giải thích do khả năng bao phủ tiểu phân nano khi rắn hoá hỗn dịch nano FB và giảm thiểu sự kết tụ của các tiểu phân nano trong quá trình sấy [100], [103] Tuy nhiên khi tăng đến 1,875, TLDC sau ly tâm gần như không thay đổi so với mức thêm vào 1,875 g HPMC E6, mặt khác có hiện tượng dính hạt xảy ra Vì vậy chọn khối lượng HPMC E6 thêm vào là 1,125 g

Qua các khảo sát trên thu được công thức hỗn dịch nano FB phun lên nhân trơ như sau:

Bảng 3.28 Công thức tạo hạt chứa tiểu phân nano FB

TD thêm vào hỗn dịch nano FB

Khối lượng nhân trơ SuperTab 11SD 30

3.2.2 Đánh giá các tính chất của hạt chứa nano fenofibrat

Tạo hạt tầng sôi hỗn dịch nano FB theo phương pháp ở mục 2.3.2.1a, công thức ở bảng 3.28 Đánh giá các tính chất vật lý, đặc tính của hạt chứa tiểu phân nano FB theo phương pháp ở mục 2.3.2.2 Kết quả được trình bày trong bảng 3.29 như sau:

Bảng 3.29 Kết quả đánh giá hiệu suất quá trình tạo hạt và các đặc tính của hạt chứa tiểu phân nano FB

Hiệu suất quá trình tạo hạt (%) 87,2±3,0

TLDC sau ly tâm 100×g (%) 55,9±2,8 ĐHT (%) sau 30 phút ở môi trường

Phân bố kích thước hạt (%)

< 125 àm: 16,05±5,5 Độ ẩm hạt (%) 1,4±0,2 Độ trơn chảy trung bình của 20 - 80 g hạt (g/giây) 10,3±1,1

Tỉ trọng hạt (Khối lượng riêng biểu kiến) (g/m3) 0,82±0,03

Nhận xét: hạt chứa tiểu phân FB có tích chất phù hợp để bào chế viên nén Hàm lượng FB 28,1% nên công thức viên dự kiến 145 mg FB cần 510 mg hạt Độ hòa tan trong môi trường NaLS 0,72% đạt gần 100% sau 30 phút TLDC sau ly tâm đạt 55,9%, gần bằng TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB trước khi tạo hạt tầng sôi Điều này có thể do tỉ lệ pha loãng lớn hơn của hạt với nước để tạo hỗn dịch toàn phần, do trong hạt có nhiều tá dược tan trong nước

Kết quả đo phổ hồng ngoại IR

Tiến hành quét phổ FT-IR của mẫu hạt chứa tiểu phân nano FB, mẫu nguyên liệu và mẫu hỗn hợp vật lý gồm: FB, HPC, HPMC E6, manitol, lactose, NaLS, DOSS theo phương pháp ở mục 2.3.2.2a7 Kết quả thu được như sau:

Hình 3.19 Hình ảnh phổ hồng ngoại của mẫu hạt chứa tiểu phân nano FB, nguyên liệu FB và hỗn hợp vật lý

Nhận xét: Từ kết quả phổ hồng ngoại IR, FB có các đỉnh đặc trưng tại 1730 cm -

1 (liên kết C=O), 1599 cm -1 (vòng thơm), 765 cm -1 (liên kết C–Cl), 2985 cm -1 (liên kết C-H của acid béo no) [32], [104] Các đỉnh này cũng xuất hiện trên phổ của hạt chứa tiểu phân nano FB, điều này cho thấy quá trình tạo hạt đã được thực hiện Các đỉnh đặc trưng của FB không thay đổi cho thấy rằng quá trình nghiền ướt không tạo ra tương tác hóa học giữa FB và các tá dược Ảnh chụp TEM

Kết quả chụp TEM của hỗn dịch sau ly tâm (từ hỗn dịch nghiền) và hỗn dịch sau ly tâm (từ hỗn dịch hạt chứa tiểu phân nano FB phân tán vào nước theo phương pháp mô tả trong mục 2.3.2.2a6) được thể hiện trên hình 3.20

Kết quả đánh giá sinh khả dụng của viên nén chứa tiểu phân nano

3.3.1 Thẩm định phương pháp định lượng acid fenofibric trong huyết tương chó

Kết quả thẩm định phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương chó được trình bày chi tiết trong phụ lục 2

Tóm tắt các kết quả như sau:

Bảng 3.45 Bảng tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương chó

Kết quả Độ thích hợp hệ thống

RSDdiện tích pic(AFENO/IS) =0,7% 1,5 Độ đặc hiệu Các pic AFENO, chuẩn nội cân đối, hệ số kéo đuôi < 2%

Tại thời điểm trùng với thời gian lưu của AFENO, đáp ứng pic của từng mẫu LLOQ phải gấp ít nhất 5 lần đáp ứng pic của mẫu trắng tương ứng: Đạt

Tại thời điểm trùng với thời gian lưu của IS, đáp ứng pic của từng mẫu LLOQ phải gấp ít nhất 20 lần đáp ứng pic của mẫu trắng tương ứng: Đạt

Giỏ trị LLOQ 0,256 àg/mL Độ đỳng 109,8% CV 7,3% Độ tuyến tớnh 0,2 àg/mL đến 50 àg/mL

Hệ số tương quan r =0,9984 > 0,95 Nồng độ kiểm tra (QC)

LQC: 0,75 àg/mL MQC: 25 àg/mL

HQC: 40 àg/mL Độ đúng-độ chính xác trong ngày 1

HQC: 103,8% CV =1% Độ đúng-độ chính xác trong ngày 2

114 HQC: 104,4% CV = 0,9% Độ đúng- độ chính xác tại nồng độ SQC

SQC: 3 àg/mL Độ đúng 107,3% CV = 2,5% Đô ổn định của mẫu sau xử lý- bảo quản trong autosampler

Mẫu LQC, HQC Ban đầu:

Sau 26 giờ LQC: độ đúng 100,7% CV = 3,5%

Kết luận: phương pháp định lượng AFENO trong huyết tương chó là tin cậy, chính xác

3.3.2 Kết quả đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

Viên nén bào chế được đem đánh giá sinh khả dụng trên chó, so sánh với thuốc đối chứng Lipanthyl 145 mg theo mô hình thử tương đương sinh học ở điều kiện đói Tiến hành theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.6.1, các thông số dược động học của AFENO được xác định bằng phần mềm Phoenix WinNonlin theo mô hình dược động học không ngăn Số liệu phân tích chi tiết của từng con chó ở Phụ lục 3

Các kết quả được trình bày tóm tắt trong bảng, hình dưới đây:

Hình 3.26 Đồ thị biểu diễn nồng độ trung bình của AFENO trong huyết tương chó theo thời gian (n) Bảng 3.46 Bảng thống kê các thông số dược động học chính

GTNN: giá trị nhỏ nhất; GTLN: giá trị lớn nhất

Nhận xét: số liệu nồng độ thuốc trong huyết tương và AUClast của từng chó đạt yêu cầu, không bị loại bỏ số liệu ( loại bỏ số liệu khi C0 < 5% Cmax, AUClast của chó nào < 5% AUC trung bình của thuốc chứng (R)). Đồ thị nồng độ trung bình AFENO trong huyết tương chó có 2 đỉnh ở cả mẫu thử và mẫu chứng, là do sự dao động lớn của Tmax và Cmax Theo phụ lục 3, đồ thị nồng độ AFENO trong huyết tương của từng con chó đa số đều có 1 đỉnh

Do đó có thể loại trừ khả năng tái hấp thu dẫn đến đồ thị có 2 đỉnh

Bảng 3.47 Bảng phân tích phương sai

Thông số Nguồn biến thiên Bậc tự do

Trình tự 1 0,07 0,07 0,06 0,81 Đối tượng (Trình tự) 10 10,17 1,02 11,80 0,00

Thông số Nguồn biến thiên Bậc tự do

Val ue Đối tượng (Trình tự) 10 8,15 0,82 33,58 0,00

Trình tự 1 0,50 0,50 0,79 0,39 Đối tượng (Trình tự) 10 6,26 0,63 7,81 0,00

Kết quả phân tích phương sai trong bảng 3.47 của các thông số dược động học cho thấy giá trị p-value của thuốc, giai đoạn trình tự > 0,05, chứng tỏ sự khác nhau giữa 2 thuốc, 2 trình tự, 2 giai đoạn không ảnh hưởng đến mức Cmax sự khác nhau giữa 2 thuốc, 2 trình tự không ảnh hưởng đến AUClast và AUCinf

Bảng 3.48 Kết quả xác định khoảng tin cậy 90%

Nhận xét: kết quả bảng 3.48 cho thấy thuốc thử và thuốc chứng có AUClast tương đương nhau (power = 0,86 > 0,8), Cmax và AUCinf có chưa đạt tương đương do power < 0,8 Điều này là do dao động trong cá thể lớn CV = 30% với Cmax và CV= 28,89% với AUCinf Theo nghiên cứu của Diletti E và cộng sự [107] việc ước tính mẫu để đạt tương đương (80-125%, power > 80%) với mẫu có dao động trong cá thể khoảng 30%, cần cỡ mẫu khoảng 39 đối tượng

Bảng 3.49.Kết quả phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến Tmax

Thuốc & Phần dư 0,80 0,67 p-value của test thống kê đối với yếu tố thuốc > 0,05 vì thế tmax của thuốc thử và thuốc chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê

Nhận xét: viên nén chứa tiểu phân nano FB 145 mg bào chế được có đồ thị giải phóng in vitro tương đương viên đối chiếu Lipanthyl 145 mg Các kết quả đánh giá tương đương sinh học như 90% khoảng tin cậy Cmax, AUClast, AUCinf giữa nhóm Thử/ nhóm Chứng cho thấy nhóm Thử có xu hướng tương đương với thuốc Chứng Tuy nhiên do cỡ mẫu nhỏ và thực hiện trên động vật và có dao động cá thể (CV%) lớn nên chưa thể kết luận được Đây là thử nghiệm pilot với cỡ mẫu nhỏ, thực hiện trên động vật nhưng được thiết kế theo mô hình đánh giá tương đương sinh học của FB ở trạng theo đói, theo hướng dẫn của FDA, kết quả thu được rất khả quan, là cơ sở khoa học để tiếp tục thực hiện đánh giá tương đương sinh học trên người tình nguyện.

Chương BÀN LUẬN

Về các phương pháp bào chế và đánh giá tiểu phân nano fenofibrat 119 1 Về bào chế và đánh giá tiểu phân fenofbrat bằng phương pháp kết tủa sử dụng dung môi CO 2 siêu tới hạn

Sử dụng dung môi siêu tới hạn (CO2 siêu tới hạn) cũng là 1 trong các phương pháp để tạo tiểu phân nano theo phương pháp kết tập Luận án đã bào chế và đánh giá được các tính chất của bột hấp phụ FB lên Aerosil theo 2 phương pháp

Kết quả cho thấy, FB sau bào chế có cải thiện độ hòa tan, điều này có thể do FB kết tập thành tiểu phân kích thước nhỏ hoặc FB tồn tại ở trạng thái vô định hình Một số nghiên cứu hấp phụ FB lên Aerosil lỗ xốp cũng cho thấy mức độ cải thiện độ hòa tan khác nhau Theo nghiên cứu của Giorgia F [32] bột FB hấp phụ lên Aerosil lỗ xốp giải phóng dược chất kém trong môi trường là dung dịch 10% ethanol trong đệm phosphate 7,4, sau 50 phút gần như FB chưa giải phóng Nghiên cứu của Hong S [12] bột hấp phụ FB lên Aerosil lỗ xốp bằng phương pháp sấy phun có độ hòa tan trong môi trường dung dịch NaLS 0,72% tốt Nghiên cứu của Dwyer L (2015) [33] hấp phụ FB lên Aerosil lỗ xốp bằng cách trộn dung dịch FB/ethylacetat với các loại Aerosil có kích thước lỗ xốp khác nhau, độ hòa tan tốt nhất đạt được là 80% sau 42,5 phút trong môi trường

NaLS 0,025 M (~0,72%) ở mẫu FB hấp phụ lên Aerosil có lỗ xốp đường kính khoảng 70 nm Như vậy, FB/Aerosil trong luận án có độ hòa tan ở môi trường NaLS 0,72% là 75% sau 10 phút, 86% sau 30 phút (SCF1), ở môi trường NaLS 0,5%, độ hòa tan của bột FB/Aerosil (SCF1) sau 10 phút là 57,4%, sau 30 phút 74,53% và sau 60 phút là 86,97% là phù hợp với các nghiên cứu khác

Việc xác định xem FB tồn tại ở dạng nano khi hấp phụ trên Aerosil còn nhiều hạn chế Một số nghiên cứu hấp phụ FB lên Aerosil lỗ xốp đã chụp ảnh TEM của bột sau hấp phụ cho thấy các tiểu phân Aerosil sau hấp phụ có kích thước nano mặc dự bột cú kớch thước àm [12], [32], [33] Nghiờn cứu của Dwyer L

120 [33] và Giorgia F [32] coi kích thước của lỗ xốp cỡ nanomet là kích thước của FB chiếm chỗ khi hấp phụ lên Aerosil lỗ xốp

Hình 4.1.Hình ảnh TEM của bột FB hấp phụ lên Aerosil lỗ xốp [32]

Do đó, trong nghiên cứu này sử dụng Aerosil không lỗ xốp, có kích thước tiểu phõn cỡ 7-16 nm, và tồn tại dưới dạng kết tập cú kớch thước < 200 àm [88] nờn khi hấp phụ FB lên bề mặt có thể FB sẽ bao quanh các tiểu phân hoặc lấp kín trên các khe, kẽ có kích thước nanomet giữa các tiểu phân Aerosil

Trạng thái kết tinh của FB khi hấp phụ lên Aerosil cũng có sự khác nhau Kết quả của luận án cho thấy ở mẫu SCF1 FB tồn tại ở trạng thái vô định hình khi không quan sát được pic đặc trưng của FB trên phổ nhiễu xạ tia X và pic thu nhiệt ở phổ DSC Cũng trong nghiên cứu của Dwyer và cs (2015) [33], tác giả đã chứng minh được FB tồn tại trong các lỗ xốp ở trạng thái kết tinh dạng I như nguyên liệu ban đầu thông qua các pic nhiễu xạ tia X đặc trưng ở 12° (2θ), 14,5° (2θ), 16,2° (2θ), 16,8° (2θ), and 22,4° (2θ), có đỉnh thu nhiệt đặc trưng trên phổ DSC và phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 13 C CP MAS NMR)

Nghiên cứu của Niu và cộng sự (2013) hấp phụ FB lên Aerosil bằng các phương pháp như ngâm, trộn FB nóng chảy, trộn dung dịch FB cho kết quả phương pháp trộn nóng chảy FB tồn tại ở trạng thái tinh thể và có độ hòa tan kém

Phương pháp ngâm và trộn dung môi có mức độ cải thiện hòa tan tốt, đạt 80% sau 10 phút và tăng sinh khả dụng gấp 1,5 lần so với sản phẩm thương mại

121 Trong các mẫu này FB tồn tại ở trạng thái vô định hình Sau 6 tháng theo dõi, bắt đầu xuất hiện kết tinh FB và làm giảm nhẹ độ hòa tan [34] Để hấp phụ FB lên Aerosil, các nghiên cứu thường sử dụng Aerosil lỗ xốp, sử dụng các dung môi có thể là ethanol, aceton, ethyl acetat Việc tăng độ hòa tan của phương pháp này thường là do tạo các tiểu phân FB có kích thước nano lấp đầy các lỗ xốp và duy trì trạng thái vô định hình ở trong Aerosil lỗ xốp Hạn chế của phương pháp trong luận án là chưa minh chứng được rõ ràng về kích thước nano và mức độ tăng độ hòa tan chưa thực sự cao

Tuy nhiên, cũng bằng phương pháp trương nở nhanh CO2 siêu tới hạn, Ranjit Thakur và cộng sự [60] đã bào chế được nano tinh thể phenytoin có kích thước 200 nm ở điều kiện áp suất 96 bar, nhiệt độ 45 o C, kích thước 105 nm ở điều kiện áp suất 196 bar, nhiệt độ 45 o C Điều này có thể do sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của phenytoin và FB Phenytoin với nhiệt độ nóng chảy cao (295-

298 o C) nên ngay khi dung môi CO2 giãn nở thành khí thì các phân tử phenytoin đã kết tập thành các tiểu phân nano FB có nhiệt độ nóng chảy thấp (79-82 o C) nên sau khi bay hơi dung môi CO2, các tiểu phân nano FB chưa chuyển trạng thái kết tinh sẽ tiếp tục va chạm, tiếp xúc với nhau dẫn đến kết tụ lại trước khi và sau khi bám trên bề mặt Aerosil

Kết quả của luận án và các nghiên cứu khác trên thế giới đều thể hiện rằng việc hấp phụ FB lên Aerosil bằng phương pháp kết tủa sử dụng dung môi CO2 siêu tới hạn có cải thiện độ hòa tan của FB và sinh khả dụng Tuy nhiên mức tăng không nhiều và chưa thể so sánh được với việc bào chế tiểu phân nano FB

Theo kết quả chưa được công bố của luận án, khi so sánh tác dụng hạ triglycerid trên mô hình chuột bị tăng lipid máu gây bởi Tyloxapol, bột FB/Aerosil làm giảm nồng độ triglycerid ít hơn so với thuốc đối chứng Lypanthyl 145 mg Mặc dù luận án chưa đánh giá được sinh khả dụng của bột FB/Aerosil trên động vật, nhưng kết quả cải thiện độ hòa tan thấp hơn nhiều so với phương pháp bào chế

122 tiểu phân nano lipid FB hoặc nano tinh thể FB nên phương pháp này không được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén fenofibrat 145 mg chứa tiểu phân nano có sinh khả dụng tương đương thuốc đối chứng Vì vậy, luận án gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo đó là so sánh sinh khả dụng với thuốc đối chứng chứa fenofibrat hàm lượng 160 mg dạng hạt micro hoặc dạng hệ phân tán rắn

4.1.2 Về bào chế và đánh giá tiểu phân FB-SLNs

4.1.2.1 Về công thức bào chế và đánh giá đặc tính hóa lý Về tỉ lệ FB trong tiểu phân nano lipid rắn: tỉ lệ FB trong tiểu phân nano lipid rất cao (>70%) trong khi đó các nghiên cứu về hệ nano lipid rắn (SLN) hoặc (NLC) thường có tỉ lệ FB rất thấp (80% sau 20 phút) để đảm bảo chặt chẽ được sự tăng cường sinh khả dụng của chế phẩm Trong khi đó, các yêu cầu về độ hòa tan của viên nén FB

138 trong USP 43 có hàm lượng khác nhau, độ hòa tan yêu cầu >80% sau 30 phút

Ngoài ra, luận án còn xây dựng chỉ tiêu chất lượng tỉ lệ dược chất sau ly tâm

Khi phân tán bột viên nén vào nước sẽ tồn tại các tiểu phân tá dược không tan có kích thước micromet như magnesi stearate, Avicel, Croscarmellose ảnh hưởng đến kết quả đo KTTP trên thiết bị DLS Do đó khi li tâm ở 100×g trong 10 phút sẽ loại bỏ đi các tiểu phân này, các tiểu phân còn lại lơ lửng trong hỗn dịch đa số là tiểu phân FB Vì vậy chỉ tiêu xác định TLDC sau li tâm chứng minh được sự tồn tại của các tiểu phân nano FB và hiệu quả của quá trình nghiền ướt, khi giá trị này càng lớn chứng tỏ KTTP càng nhỏ, độ phân tán kích thước hẹp

- Về việc chứng minh tồn tại của tiểu phân nano FB trong viên nén: theo hướng dẫn của FDA về phát triển các thuốc, chế phẩm sinh học chứa tiểu phân nano trong nghiên cứu tiền lâm sàng cần chứng minh được sự hiện diện của tiểu phân nano trong chế phẩm Luận án đã minh chứng tiểu phân nano FB có trong hạt FB bằng chụp ảnh TEM, đo KTTP của hỗn dịch tạo bởi hạt FB tái phân tán lại trong nước Tuy nhiên, tham khảo các dược điển chưa thấy có phương pháp xác định kích thước tiểu phân nano trong các chế phẩm rắn, đường uống; đồng thời luận án đã đưa chỉ tiêu tỉ lệ dược chất sau ly tâm phản ảnh được bản chất là do có chứa tiểu phân nano Do đó, luận án không đưa chỉ tiêu về xác định kích thước tiểu phân nano FB trong viên nén

4.2.6 Về độ ổn định của viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat

Viên nén chứa tiểu phân nano FB trong luận án được theo dõi độ ổn định ở 2 điều kiện dài hạn và lão hóa cấp tốc, với quy cách đóng gói là lọ thủy tinh, miệng hàn kín bằng màng nhôm, có silicagel hút ẩm Sau 6 tháng theo dõi, không thấy sự thay đổi về hàm lượng, độ hòa tan, tỉ lệ dược chất sau khi phân tán, ly tâm Tuy nhiên, cần đánh giá thêm ở 1 số quy cách đóng gói khác như vỉ Alu-PVC hay vỉ Alu-Alu Kết quả độ ổn định hoàn toàn phù hợp vì viên nén

139 của luận án bào chế bằng phương pháp tương tự với thuốc đối chứng Lipanthyl 145 mg đã lưu hành ổn định từ lâu mà không có sự thay đổi nào về chất lượng

Cũng theo hướng dẫn của FDA về phát triển thuốc, chế phẩm sinh học chứa tiểu phân nano, khi nghiên cứu độ ổn định cần đánh giá xem có sự thay đổi đặc tính lý hóa của tiểu phân nano hay không như: thay đổi kích thước, trạng thái kết tinh, độ hòa tan, phân hủy, tương tác tá dược [35] Tuy nhiên, tiểu phân nano FB trong luận án là nano tinh thể nên có sự ổn định về tính chất hóa lý Đồng thời, luận án đánh giá 2 chỉ tiêu về tỉ lệ dược chất sau ly tâm và độ hòa tan đã phản ảnh được sự ổn định của chế phẩm chứa tiểu phân nano, phản ánh được bản chất sự ổn định của chế phẩm và duy trì được kích thước tiểu phân nano FB trong quá trình bảo quản Độ ổn định về độ hòa tan chứng tỏ sự ổn định của tiểu phân nano FB trong viên theo thời gian, và đảm bảo cho tốc độ, mức độ hấp thu của FB Tỉ lệ dược chất sau ly tâm minh chứng cho sự ổn định của các tiểu phân nano FB không bị kết tập, thay đổi kích thước trong quá trình bảo quản Do đó có thể kết luận viên nén chứa tiểu phân nano FB bào chế được có các tiểu phân nano FB ổn định cả trạng thái, kích thước, độ hòa tan Việc thiết lập các chỉ tiêu chất lượng của viên nén chứa tiểu phan nano FB là phù hợp, đủ tin cậy để đánh giá độ ổn định của tiểu phân nano FB trong viên nén

4.3 Về đánh giá sinh khả dụng của viên nén chứa tiểu phân nano FB bào chế được trên chó

Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu bào chế nano FB luôn có sự cải tiến liên tục để giảm liều và tăng sự thuận lợi khi sử dụng Các phương pháp bào chế được sử dụng rất đa dạng

Từ kết quả đạt được, luận án có một số đóng góp mới như sau:

- Luận án đã bào chế được tiểu phân nano lipid chứa FB và các tá dược Gelot

64, Compritol 888 ATO sử dụng phương pháp đồng nhất nóng bằng siêu âm

Phức hợp này được đánh giá sinh khả dụng trên chuột ở trạng thái no và đói

Kết quả cho thấy sinh khả dụng ở trạng thái đói của FB-SLNs cao hơn thuốc chứng Lipanthyl 145 mg ở liều 20 mg/kg Kết quả này được công bố trong sáng chế VN1-036646 cấp ngày 7/7/2023

- Luận án đã xây dựng được quy trình bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB có hàm lượng 145 mg ở quy mô 1000 viên, bao gồm các giai đoạn: nghiền

143 ướt, tạo hạt tầng sôi, dập viên Viên bào chế được ổn định trong thời gian theo dõi 6 tháng ở điều kiện cấp tốc và dài hạn Sinh khả dụng của viên có xu hướng tương đương với thuốc chứng.

Ngày đăng: 24/05/2024, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng AFENO trong huyết tương - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu định lượng AFENO trong huyết tương (Trang 26)
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu tiểu phân chứa nano FB - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp một số nghiên cứu tiểu phân chứa nano FB (Trang 28)
Hình 2.1.Sơ đồ của hệ thống CO2 siêu tới hạn - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 2.1. Sơ đồ của hệ thống CO2 siêu tới hạn (Trang 53)
Hình 3.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2) (Trang 74)
Hình 3.3. Phổ phân tích nhiệt vi sai) của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2),  Aerosil - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.3. Phổ phân tích nhiệt vi sai) của FB, bột FB/Aerosil (SCF1, SCF2), Aerosil (Trang 75)
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ hòa tan theo theo gian của hỗn dịch FB-SLNs  (CT10) (TB±SD, n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ hòa tan theo theo gian của hỗn dịch FB-SLNs (CT10) (TB±SD, n=3) (Trang 81)
Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ tia X vùng 10-25 0  của FB (1) và bột đông khô FB- FB-SLNs (2) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ tia X vùng 10-25 0 của FB (1) và bột đông khô FB- FB-SLNs (2) (Trang 83)
Hình 3.9. Ảnh chụp minh họa quá trình giải phóng hòa tan của nano lipid FB  trên chuột sau khi uống - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.9. Ảnh chụp minh họa quá trình giải phóng hòa tan của nano lipid FB trên chuột sau khi uống (Trang 84)
Hình 3.8.Hình ảnh phát huỳnh quang của các mẫu: A:nano lipd FB+P2,   B: nano lipid FB, C - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.8. Hình ảnh phát huỳnh quang của các mẫu: A:nano lipd FB+P2, B: nano lipid FB, C (Trang 84)
Hình học  32,83  298,67  307,11  4,16  3,30 - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình h ọc 32,83 298,67 307,11 4,16 3,30 (Trang 87)
Hình học  41,803  363,135  376,585  4,732  2,75 - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình h ọc 41,803 363,135 376,585 4,732 2,75 (Trang 88)
Hình học  49,5  396,72  414,69  4,99  3,30 - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình h ọc 49,5 396,72 414,69 4,99 3,30 (Trang 88)
Bảng 3.9. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của nhóm thử/chứng - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.9. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của nhóm thử/chứng (Trang 89)
Bảng 3.10. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của điều no/đói - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.10. Bảng kết quả khoảng tin cậy 90% của điều no/đói (Trang 90)
Hình 3.11. Ảnh hưởng của loại polyme đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano  trước và sau ly tâm (n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.11. Ảnh hưởng của loại polyme đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano trước và sau ly tâm (n=3) (Trang 92)
Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian nghiền bi đến KTTP, PDI của hỗn dịch  nano FB (n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian nghiền bi đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB (n=3) (Trang 98)
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của khối lượng bi đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch  nano FB (TB±SD, n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của khối lượng bi đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) (Trang 99)
Bảng 3.17. Kết quả thử hòa tan của hỗn dịch nano FB bằng phương pháp  nghiền ướt (TB± SD, n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.17. Kết quả thử hòa tan của hỗn dịch nano FB bằng phương pháp nghiền ướt (TB± SD, n=3) (Trang 100)
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của CDH anion đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch  nano FB (TB±SD, n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của CDH anion đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) (Trang 102)
Hình 3.18. Ảnh hưởng nồng độ HPMC E6 đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano  FB sau ly tâm (n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.18. Ảnh hưởng nồng độ HPMC E6 đến KTTP, PDI của hỗn dịch nano FB sau ly tâm (n=3) (Trang 104)
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến TLDC sau ly tâm của hỗn  dịch nano FB (TB±SD, n=3) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến TLDC sau ly tâm của hỗn dịch nano FB (TB±SD, n=3) (Trang 106)
Hình 3.21. Kết quả đo kích thước tiểu phân của hạt chứa tiểu phân nano FB  sau khi tái phân tán - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.21. Kết quả đo kích thước tiểu phân của hạt chứa tiểu phân nano FB sau khi tái phân tán (Trang 114)
Hình 3.23. Phổ nhiễn xạ tia X vùng 10-22 o  của FB và hạt chứa tiểu phân  nano FB - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.23. Phổ nhiễn xạ tia X vùng 10-22 o của FB và hạt chứa tiểu phân nano FB (Trang 115)
Bảng 3.38.  Độ hoà tan của các viên chứng và thử các lô trong môi trường  NaLS 0,72% (n=12) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.38. Độ hoà tan của các viên chứng và thử các lô trong môi trường NaLS 0,72% (n=12) (Trang 123)
Hình 3.25. Sơ đồ quy trình bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.25. Sơ đồ quy trình bào chế viên nén chứa tiểu phân nano FB (Trang 125)
Bảng 3.42. Kết quả đánh giá chất lượng viên nén chứa tiểu phân nano FB  theo tiêu chuẩn cơ sở - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.42. Kết quả đánh giá chất lượng viên nén chứa tiểu phân nano FB theo tiêu chuẩn cơ sở (Trang 127)
Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn nồng độ trung bình của AFENO trong huyết  tương chó theo thời gian (n=12) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn nồng độ trung bình của AFENO trong huyết tương chó theo thời gian (n=12) (Trang 132)
Bảng 3.46. Bảng thống kê các thông số dược động học chính - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.46. Bảng thống kê các thông số dược động học chính (Trang 132)
Bảng 3.48. Kết quả xác định khoảng tin cậy 90% - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Bảng 3.48. Kết quả xác định khoảng tin cậy 90% (Trang 134)
Hình 4.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, FB-SLNs (1) và hạt chứa  nano FB ( 2) - Nghiên cứu bào chế và Đánh giá sinh khả dụng viên nén chứa tiểu phân nano fenofibrat
Hình 4.2. Phổ nhiễu xạ tia X của FB, FB-SLNs (1) và hạt chứa nano FB ( 2) (Trang 141)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w