1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận đề tài tội xâm phạm danh dự nhân phẩm bạo lực mạng bạo lực ngôn từ

38 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Xâm Phạm Danh Dự Nhân Phẩm, Bạo Lực Mạng, Bạo Lực Ngôn Từ
Tác giả Phan Kiều Trinh, Hồ Thanh Trúc, Nguyễn Hoàng Cẩm Tú, Đỗ Ngọc Kim Uyên, Lê Vũ Phương Uyên, Phan Thị Tú Uyên, Lê Uyên Vi, Phạm Quang Vinh, Lâm Cao Thảo Vy, Lê Nguyễn Lam Vy, Lò Thị Hoàng Vy
Người hướng dẫn Võ Trần Phước Nguyên
Trường học Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,72 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC (7)
    • 1.1 Sự khác biệt về giá trị đạo đức trong xã hội (7)
    • 1.2 Thiếu sự tôn trọng đối với người khác (8)
    • 1.3 Tác động tiêu cực của truyền thông và mạng xã hội (9)
    • 1.4 Những yếu tố khác: áp lực xã hội, trì hoãn kiểm soát cảm xúc, bệnh tâm lý, (11)
  • CHƯƠNG 2. BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ (12)
    • 2.1 Bạo lực mạng (12)
      • 2.1.1 Khái quát về bạo lực mạng (12)
      • 2.1.2 Tác hại của bạo lực mạng (13)
      • 2.1.3 Nguyên nhân đằng sau bạo lực mạng (15)
      • 2.1.4 Cách giải quyết bạo lực mạng là gì? (16)
    • 2.2 Bạo lực ngôn từ (17)
      • 2.2.1 Khái niệm (17)
      • 2.2.2 Các hành vi của bạo lực ngôn từ trong xã hội hiện nay (18)
      • 2.2.3 Hậu quả của bạo lực ngôn từ (19)
    • 2.3 Vai trò của mạng xã hội đối với giới trẻ (19)
    • 2.4 Mối liên hệ giữa bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ (20)
    • 2.5 Hậu quả của bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ đối với giới trẻ (22)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, ẢNH HƯỞNG, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (25)
    • 3.1 Thực trạng và ảnh hưởng của bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam (25)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam (28)
      • 3.2.2 Nâng cao kỉ luật tự giác, ý thức tự trau dồi bản thân và tự bảo vệ mình của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. .23 (28)
      • 3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng (31)
      • 3.2.4 Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong phòng chống bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội (32)
  • KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Đặc biệt, đề tài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục vềđạo đức, văn hóa và truyền thông đúng đắn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu cáchành vi vi phạm danh dự và bạo lực trên mạng

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC

Sự khác biệt về giá trị đạo đức trong xã hội

Đạo đức được xác định bởi hai yếu tố quan trọng là lao động và tình thương.

Lao động khiến cho con người người hơn, và quan hệ người- người chỉ trở thành quan hệ đạo đức khi nó mang trong mình sự tự nguyện

Là sự tự ý thức về giá trị đạo đức, tự hành động, tự kiểm tra mình theo giá trị đó Tự nguyện là cơ sở của tình thương; sự từ bỏ ý thức cá nhân, không tính toán, không vụ lợi là bản chất của tình thương Chính là với đặc trưng này mà đạo đức có tính độc lập tương đối Đạo đức, ngoài sự chi phối của kinh tế, còn được chi phối bởi sự tự ý thức và niềm tin về bản thân, về giai cấp, dân tộc theo những lý tưởng, định hướng giá trị nhất định.

Sự hình thành định hướng giá trị có con đường riêng của nó và thường trải qua 3 giai đoạn: chọn lựa; cân nhắc; hành động Tập hợp những giai đoạn đó là con đường xác định và đánh giá giá trị theo các nguyên tắc: lịch sử- cụ thể; liên hệ giữa chúng với nhau; xem xét từ kinh nghiệm thực tế Định hướng giá trị là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển nhân cách con người.

Giá trị đạo đức, nhìn từ góc độ cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người.

Giá trị xã hội là giá trị căn bản của con người, là cơ sở của giá trị bản thân; do đó, phải kiên trì sự thống nhất biện chứng giữa hai loại giá trị Con người hiện thực không thể cô lập với xã hội, con người có giá trị tất phải thể hiện trong xã hội.

Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức và giá trị xã hội thể hiện quan hệ cơ bản của đời sống xã hội; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh quan hệ giữa tính cá thể và tính xã hội của con người, cũng như giữa tính ỷ lại và tính năng động của cá nhân đối với xã hội.

Thiếu sự tôn trọng đối với người khác

Qua hành vi xúc phạm, chửi bới nhân phẩm, danh dự của người khác được quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành Đồng thời, còn xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người đó thông qua các hình thức như bịa đặt, nói xấu trên mạng xã hội, Facebook Youtube dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác Đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương Người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác Có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình

->Những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục và không tôn trọng người khác chứ không nhằm mục đích khác.Gây sát thương cao đối với danh dự, uy tín, lòng tự trọng của người bị xúc phạm dẫn đến cố ý gây thương tích, hoặc tự sát, hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị xúc phạm hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

Tác động tiêu cực của truyền thông và mạng xã hội

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Đặc biệt hơn nữa là “ bắt nạt qua mạng xã hội” khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng xã hội… Ví dụ như các tin đồn nói xấu vô căn cứ từ các “anh hùng bàn phím” Nhiều người sau khi sử dụng mạng xã hội đã trở nên phán xét nhiều hơn ở trên mạng với những điều mà ngoài đời họ không dám nói ra , dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, khiến bạn trở nên khép kín và tự ti hơn nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.

Truyền thông tạo ra nhiều loại thông tin dưới nhiều giác độ khác nhau Đó là những lăng kính “chủ quan của người phát ra thông tin và của các thiết chế truyền thông Về mặt lý luận, truyền thông có khả năng tạo ra các đợt sóng thông tin nhiễu loạn nhận thức của con người

Khi truyền thống thông tin sai sự thật, với bản chất của mình, thông tin truyền thông đó lại có sức lan tỏa nhanh Những thông tin đúng, thông tin không đúng tạo thành một mạng lưới thông tin với nhiều mắt xích trái ngược, làm cho người theo dõi khó có cơ hội tiếp cận với thông tin chính xác Đặc biệt là với những thông tin có mục đích vi phạm quyền con người, thì sự ảnh hưởng của nó đến khả năng tiếp cận thông tin của mọi người là rất lớn.

Khi truyền thông mang tính tiêu cực, đồng thời nó dẫn đến những hành vi tiêu cực của người dân xuất phát từ nhận thức, thông tin sai lệch. Điều này được minh chứng bằng những hậu quả thực tế diễn ra, kể cả những bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số quốc gia xuất phát từ những cuộc cách mạng mang màu sắc tự do truyền thông Về mặt xã hội, nó tạo ra những bất lợi xã hội,ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định xã hội hay việc thực thi các chính sách quyền con người, quyền công dân của Nhà nước Đây được xem như hậu quả tất yếu hay là “mục tiêu" của truyền thông tiêu cực Có trường hợp báo chí, truyền thông đưa thông tin sai sự thật được đăng tải, trích dân râm rộ, tạo thành làn sóng dự luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyên lợi của người bị hại, song các thông tin đinh chính,thông tin xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ, khôi phục quyền lợi người bị hại lại bị xem nhẹ, không có cơ hội tạo thành “làn sóng" thông tin như thông tin sai sự thật ban đầu.

Những yếu tố khác: áp lực xã hội, trì hoãn kiểm soát cảm xúc, bệnh tâm lý,

Khi một người không kiểm soát được cảm xúc của mình, họ có thể nhanh chóng trở nên tức giận, thù địch và hành động một cách không cân nhắc, dẫn đến việc xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác.

Một số người có thể cảm thấy áp lực từ xã hội để có được sự chú ý hoặc để đạt được thành công Điều này có thể dẫn đến họ xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác để giảm bớt áp lực và cảm thấy tự tin hơn về bản thân.

Các bệnh tâm lý như rối loạn tâm thần, chứng hoang tưởng và rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến hành vi xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác.

BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ

Bạo lực mạng

Trong cuộc sống hiện đại, nếu như các phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với gia đình, bạn bè và người quen, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và cho người khác biết ý kiến, quan điểm của mình, thì thật không may, mạng Internet cũng được sử dụng rộng rãi bởi những kẻ xấu.

Chúng đe dọa, bắt nạt thậm chí là ngược đãi về mặt tinh thần đối với mọi người thông qua điện thoại, máy tính Có thể hiểu đơn giản, đó chính là bạo lực mạng.

2.1.1 Khái quát về bạo lực mạng

Bạo lực mạng được định nghĩa là các hành vi trực tuyến tấn công hình sự hoặc phi hình sự, nó có thể dẫn đến hành hung, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tâm lý hoặc tình cảm của một người Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm kẻ xấu thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi Internet, mạng xã hội,

Bạo lực mạng ở đây là những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu người khác trên mạng xã hội Chúng ta vẫn nghĩ đó là những câu chuyện hết sức bình thường, nhưng hậu quả nó mang đến lại vô cùng to lớn.

Những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội bằng quyền lực của mình, dùng lời lẽ “tấn công” người khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, tâm lý, đôi khi là sức khỏe, tinh thần. Đặc biệt nguy hiểm khi những lời tấn công đó được ủng hộ, bênh vực từ những người yêu mến không phân biệt rõ lý lẽ, đúng sai Kinh khủng hơn, khi bạo lực mạng không chỉ diễn ra một mình, mà còn là nhiều người cùng rủ nhau bạo lực mạng hội đồng.

Quấy rối trên mạng - trực tuyến: Từ các mối đe dọa riêng lẻ đến lạm dụng có phối hợp Bao gồm trêu chọc, sử dụng ngôn từ kích động thù địch

Nó có thể ẩn danh hoặc một người nào đó bạn biết!

Chia sẻ hình ảnh thân mật không đồng ý: Chia sẻ hình ảnh thân mật để làm nhục và lợi dụng Đôi khi được gọi là “khiêu dâm trả thù” - nhưng thực ra đó là bạo lực tình dục.

Ghi lại và phát tán các cuộc tấn công tình dục: Khi video và hình ảnh về các cuộc tấn công tình dục được chia sẻ qua phương tiện truyền thông xã hội Đây không chỉ là một vấn đề riêng tư - đây là một dạng bạo lực theo giới vì nó ảnh hưởng không cân đối đến phụ nữ trẻ và các giới tính bị gạt ra ngoài lề khác.

Lạm dụng trên mạng và hẹn hò kỹ thuật số: Quấy rối, theo dõi, đe dọa và kiểm soát đối tác trực tuyến Ví dụ: ứng dụng theo dõi điện thoại GPS có thể được sử dụng để theo dõi mọi hành động của phụ nữ.

2.1.2 Tác hại của bạo lực mạng

Nhiều người nghĩ mạng là thế giới ảo làm sao ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế được ,nhưng điều này hoàn toàn sai lầm Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởng đến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thể bị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạn nhân

Từ đó ta có thể thấy, tác hại của bạo lực mạng là vô cùng lớn Đặc biệt là khi câu chuyện gắn với những người nổi tiếng, có tên tuổi và sức ảnh hưởng Khi đó, bạo lực mạng diễn ra càng đem lại hậu quả to lớn gấp nhiều lần

Bởi khi những hot Facebooker, hot Tiktoker đã có lượng fans theo dõi, ủng hộ riêng, thì họ sẽ luôn được những người yêu mến bênh vực, bảo vệ, đôi khi là bất chấp lý lẽ, đúng sai, để rồi người chịu thiệt thòi nhất chính là người bị tấn công.

Nếu những người bình thường khi gặp bạo lực mạng bị ảnh hưởng 1 lần, thì có lẽ khi người đã có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội “tấn công” sẽ phải chịu ảnh hưởng gấp 100 lần

Có thể thấy, bạo lực mạng tưởng không nguy hiểm mà lại nguy hiểm không tưởng Đã có không ít những hậu quả đáng buồn xảy ra, nhẹ thì bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm, nặng hơn nữa là tự tử

Rõ ràng, bạo lực mạng chính là một vấn nạn không hồi kết và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề Cho dù đã có những luật định riêng về an ninh mạng, thế nhưng có lẽ vẫn chưa đủ răn đe với những trường hợp coi thường pháp luật

Bạo lực ngôn từ

Bạo lực ngôn từ là một trong những hình thức làm tổn thương đối phương.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng các hành động thể chất để làm nguy hại về thể chất của một cá nhân Và công cụ chí của hình thức bạo lực mang tính sát thương lớn này lại chủ yếu là những lời nói.

Bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn từ hoặc ngôn ngữ có tính chất xúc phạm, đe dọa, khiêu khích, hay ám chỉ đến việc gây tổn hại, bất lợi cho người khác.

Bạo lực ngôn từ có thể bao gồm các hành vi như sỉ nhục, mỉa mai, chế giễu, lăng mạ, đe dọa, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, địa phương, và các nhóm tôn giáo hay người nghèo.

Từ các khái niệm trên, ta có thể thấy rằng “bạo lực ngôn từ” là những hành vi sử dụng ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ nói và viết, nhằm mực đích chế giễu, đe dọa, hạ thấp giá trị của người khác Đây là một hành vi tấn công tâm lý một cách vô hình mà không có sự chấp thuận từ người khác, gây nên tổn thương về tinh thần cho người tiếp nhận.

2.2.2 Các hành vi của bạo lực ngôn từ trong xã hội hiện nay

Hành vi bạo hành ngôn ngữ không rõ ràng, có thể do cố tình hoặc đôi khi vô ý bạn cũng đang gián tiếp thực hiện hành vi bạo hành ngôn ngữ với người khác, dưới đây là một số hành vi cụ thể: Đối tượng bạo hành sẽ chú ý đến những đặc điểm xấu của người khác để cố tình đặt một biệt danh nào đó cho họ Nếu biệt danh này khiến cho bạn cảm thấy tự ti với chính mình và mọi người xung quanh thì có thể bạn đang bị bạo hành lời nói.

Những người bạo hành lời nói thường có xu hướng sử dụng những ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm, chế nhạo về cách ăn mặc, vóc dáng, ngoại hình, sở thích của người khác nhằm mục đích hạ thấp và làm cho người đó cảm thấy xấu hổ Hành động này có thể xảy ra ở những nơi riêng tư hoặc kể cả những chỗ đông người.

Thông thường những đối tượng này sẽ có sở thích trêu đùa, chọc phá người khác bằng những câu nói mà họ cho rằng vui nhộn, hài hước Tuy nhiên, nếu những từ ngữ mà họ sử dụng không thể khiến cho đối phương cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì đó có thể gọi là bạo lực lời nói.

Cho dù là ở chỗ riêng tư hay là nơi công sở, đông người thì những lời nói chỉ trích không mang tính xây dựng cũng có thể khiến cho người khác cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương Đây cũng được xem là một trong các hành vi bạo hành lời nói mà nhiều người hay gặp phải.

Việc la hét, nói chuyện lớn tiếng hoặc sử dụng những từ ngữ, lời nói không lịch sự, thô lỗ để trò chuyện cùng người khác cũng là một hành vi bạo lực bằng lời nói.

Hình thức đe dọa dù chỉ bằng lời nói, ngôn ngữ cũng có thể được xem là hành vi bạo hành nghiêm trọng Những lời nói mang tính chất đe dọa, khủng bố, tra tấn sẽ làm người khác cảm thấy lo lắng, sợ hãi, dễ dàng bị kiểm soát và thao túng. Đây cũng được xem là một trong các hành vi bạo hành bằng lời nói khiến cho nhiều người cảm thấy bị tổn thương và hạ thấp danh dự Người bạo hành thường sử dụng những lời nói nhằm mục đích buộc tội một ai đó với những tình huống vô lý hoặc ngoài ý muốn.

2.2.3 Hậu quả của bạo lực ngôn từ

Một số người cho rằng đó chỉ là những lời nói có thể được ví mỏng nhẹ như một tờ giấy trắng, dễ dàng bị quên đi và không thể làm tổn hại được ai Nhưng lại có những người sử dụng chính lời nói của mình để công kích, sỉ nhục một ai đó dù việc đó không đem lại cho họ một lợi ích gì, nhưng bạo lực ngôn từ chính là một trong những sát thủ vô hình đối với người bị công kích, những lời nói đó giống như một tảng đá rất nặng trong tâm hồn họ Và từ đó, họ có thể bị tổn thương tinh thần và cảm xúc của chính mình

Khi bị bạo hành ngôn từ, họ sẽ không còn chút tinh thần nào để làm việc gì. Điều đó khiến họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống Họ sẽ cảm thấy không còn bất cứ động lực nào và bế tắc trong cuộc sống Và đi đến những quyết định dại dột như làm hại bản thân và tự tử… Đó là một trong rất nhiều hậu quả của bạo hành bằng ngôn ngữ.

Vai trò của mạng xã hội đối với giới trẻ

Mạng xã hội là: Công cụ giải trí và kết nối; Công cụ học tập và tìm kiếm thông tin; Công cụ kinh doanh và tiếp thị;…

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng đối với giới trẻ ở nhiều khía cạnh, bao gồm giải trí, kết nối, học tập, tìm kiếm thông tin, kinh doanh và tiếp thị.

Thứ nhất, mạng xã hội là một công cụ giải trí và kết nối tuyệt vời cho giới trẻ Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung âm nhạc, video, ảnh và thông tin cá nhân Nó cũng cung cấp cho họ cơ hội để kết nối với bạn bè, người thân và cộng đồng trên toàn thế giới.

Thứ hai, mạng xã hội là một công cụ học tập và tìm kiếm thông tin tiện lợi cho giới trẻ Người dùng có thể tìm kiếm thông tin về bất kỳ chủ đề nào, từ hướng dẫn nấu ăn đến cách sửa chữa máy tính Ngoài ra, mạng xã hội còn là một cách để giới trẻ tiếp cận các khóa học trực tuyến, tài liệu học tập và những người chia sẻ kiến thức chuyên môn.

Cuối cùng, mạng xã hội còn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và tiếp thị Nó cung cấp cho các doanh nghiệp và cá nhân cơ hội để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng Điều này cũng giúp giới trẻ tìm kiếm và tạo ra cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp mới.

Tóm lại, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ như một công cụ giải trí, kết nối, học tập, tìm kiếm thông tin, kinh doanh và tiếp thị Tuy nhiên, cần nhận thức được các rủi ro liên quan đến sử dụng mạng xã hội,và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến an toàn, tôn trọng riêng tư và bảo vệ quyền lợi người dùng.

Mối liên hệ giữa bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng Những hành vi bạo lực trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, khi những người trẻ tuổi dễ dàng truy cập vào các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin.

Sự phát triển của bạo lực mạng là một vấn đề đang trở nên ngày càng nghiêm trọng Internet và các công nghệ kết nối đã làm cho việc truyền tải thông tin và giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời cũng mở ra cánh cửa cho những hành vi xâm hại, đe dọa và bạo lực trực tuyến Những hình thức bạo lực mạng hiện nay rất đa dạng, từ những tin nhắn đe dọa, giật mình đến những hành vi trực tiếp tấn công vào danh tính và quyền riêng tư của một cá nhân Bạo lực mạng chính là một hình thức bắt nạt trực tuyến.

Bạo lực ngôn từ như phần con của bạo lực mạng, nó có thể tác động trực tiếp đến nạn nhân hoặc thông qua các trang mạng xã hội Sự phát triển của bạo lực ngôn từ hiện nay không chỉ là qua những lời nói hàng ngày với nhau, mà còn thông qua một cách gián tiếp theo sự phát triển của thời kỳ công nghệ số. Đằng sau bàn phím – bạo lực ngôn từ được thể hiện một cách tự do trên mạng xã hội Vì xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành thứ yếu trong cuộc sống Chính vì sự tiện lợi cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn luận” một cách quá đà, không sử dụng mạng xã hội sao cho thật văn mạnh, “sạch sẽ” nên đã làm cho mạng xã hội bị vấy bẩn bởi những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa.

Việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram, Zalo… và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật Ở đó, những người trẻ - người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thường là tâm điểm của những tranh cãi này Và những người này được tập hợp rất nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.

Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thế hệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn ra xung đột Những người trẻ thường có xu hướng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ “thoáng”, ngôn ngữ của chính họ Và khi va chạm với nhóm lớn tuổi hơn thì lối diễn đạt đó có thể bị quy chụp là vô lễ, thiếu tôn trọng và bắt đầu nảy sinh năng lượng tiêu cực, định kiến về nhau Trong khi thực tế, khởi đầu nhóm trẻ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhóm lớn tuổi Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy câu chuyện này vẫn diễn ra thường ngày trong từng gia đình và mạng xã hội cũng không tránh khỏi Với nhóm này, việc nói chuyện như vậy là bình thường, với một nhóm khác, đó hoàn toàn có thể là xúc phạm Khi bị cảm xúc chi phối, người ta không thể nói chuyện bình thường được nữa.

Vì thế, điểm chung giữa hai loại bạo lực trên đều là dùng ngôn ngữ, cũng như những cách gián tiếp thông qua mạng xã hội để tác động vật lý đến tinh thần,thể xác của nạn nhân Điểm khác biệt duy nhất chính là, bạo lực mạng chỉ xảy ra chủ yếu trên các trang mạng xã hội, còn bạo lực ngôn từ vừa có thể diễn ra tại các hình thức giao tiếp hàng ngày, vừa có thể dùng những lời bình của mình đối với người khác thông qua mạng xã hội.

Hậu quả của bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ đối với giới trẻ

Bạo lực mạng và bạo lực ngôn từ là những vấn nạn không có hồi kết và nó để lại những hậu quả vô cũng nặng nề Đối với bạo lực mạng, vẫn đang trở thành một vấn đề nhức nhối và để lại nhiều những hậu quả nặng nề, phần lớn và trọng tâm là các bạn trẻ, thanh thiếu niên Việc bắt nạt trên không gian mạng có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt liên quan đến vấn đề sức khỏe, tinh thần.

Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân (self- harm) và thậm chí tự tử Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó Nỗi đau gây ra bởi bắt nạt qua mạng là rất lớn và không thể lường trước được.

Mặc dù nguy hiểm như vậy nhưng một số thống kê cho rằng, những hành vi như trên vẫn ngày một gia tăng Quá nửa thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt qua mạng ít nhất một lần Cứ 3 người thì có nhiều hơn 1 người trẻ đã từng bị đe dọa qua mạng Trên 25% thanh thiếu niên đã từng hoặc đang bị bắt nạt lặp đi lặp lại qua thiết bị di động hoặc mạng Internet Quá nửa những thanh thiếu niên bị bắt nạt qua mạng không nói cho cha mẹ biết khi mình bị bắt nạt. Đối với bạo lực ngôn từ, có những người cho rằng xem những sự chế nhạo, đùa cợt ấy chỉ là những trò đùa vui Vậy nhưng một câu chuyện sẽ không được coi là đùa khi nhân vật chính cảm thấy ức chế và phát sinh những cảm xúc tiêu cực. Điều đáng sợ chính là bạo lực ngôn từ khiến người ta “chết dần chết mòn” từ trong tâm thức Khi hành động ấy kéo dài, cảm xúc “bùng nổ” dẫn đến những cái kết đáng tiếc Sử dụng bạo lực ngôn ngữ có thể gây ra sự tổn thương tinh thần cho người khác Những từ ngữ xúc phạm, bôi nhọ và lăng mạ khiến người khác cảm thấy mất tự tin, tự ti, bị coi thường, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của họ Bạo lực ngôn ngữ còn có thể gây ra hậu quả về mặt tinh thần và thể chất Khi bị bạo lực ngôn ngữ, họ phải chịu đựng cảm giác giận dữ và đau khổ, gây ra căng thẳng, lo âu và cảm giác bất an Người bị bạo lực ngôn ngữ cảm thấy bị cô lập, bị bỏ rơi và mất niềm tin vào con người Khi một người sử dụng bạo lực ngôn ngữ, họ có thể khuyến khích những người khác làm theo họ, làm tăng bạo lực trong xã hội, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự của cộng đồng Khi một người sử dụng bạo lực ngôn ngữ, họ có thể không chỉ làm tổn thương người đối diện mà còn làm tổn hại đến mối quan hệ xã hội, tạo ra sự chia rẽ mất đoàn kết.

Ngoài ra, sử dụng bạo lực ngôn ngữ còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên Khi bị bạo lực bằng ngôn ngữ, các em có thể trở nên thô lỗ và thiếu tôn trọng người khác Điều này gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn bè, gây ra mâu thuẫn và bất đồng Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển của thanh thiếu niên.

Vì thế, giới trẻ hiện nay cần phải học cách vượt qua những câu nói tầm thường, để không bị nó cấu xé và gặm nhấm tâm hồn ta, bắt buộc phải đối mặt với nó bằng những suy nghĩ tích cực nhất Đừng để bị tổn thương vì những điều tầm thường, không xứng đáng Trừ khi bạn cho phép thì không ai có quyền làm tổn thương bạn.

THỰC TRẠNG, ẢNH HƯỞNG, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Thực trạng và ảnh hưởng của bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam

Theo kết quả một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 4 năm 2019, 21% thanh niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng Khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gầy thủ ghét trên mạng xã hội; 61,7% người dùng mang xã hội từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò nói xấu, phí bảng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin Ngoài ra, thông tin công bố tại Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hưởng tới môi trường mang xã hội an toàn và giải pháp bền vững” tổ chức tại Hà Nội ngày 12/4/2017 cho thấy ở Việt Nam, phát ngôn gây thù ghét lan tràn dưới nhiều hình thức song nhiều nhất là phi bảng và bịa đặt thông tin.

Theo Báo cáo Chỉ số văn minh trên không gian mạng – Digital Civility Index(DCI) do Hãng Microsoft công bố nhân Ngày Quốc tế An toàn Internet – SafterInternet Day - 11 tháng 2, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng đối với 21 rủi ro do các hành vi ứng xử không đúng mực gây ra Khảo sát được tiến hành ở thanh niên và người trưởng thành tới từ 25 quốc gia Tại ViệtNam, có 500 người tham gia khảo sát với độ tuổi từ 13-74 tuổi Theo đó, bình luận thô tục là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt Bên cạnh đó còn có các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng “kín" như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lửa đảo (39%), tin nhân gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%) Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%) Ngôn từ thô tục, dữ dân là hình thức thể hiện của những vẫn nạn nghiêm trọng hơn như kỳ thi phụ nữ, tấn công cá nhân, phân biệt đối xử, gây tổn hại uy tín.

Trên thực tế, ở Việt Nam đã xảy ra nhiều hành vi bạo lực ngôn từ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: Tháng 6/2013, PUN, nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở Đà Nẵng đã uống thuốc an thần tự từ nhưng rất may mắn được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời Nguyên nhân được tiết lò sau đó là vì N bị trang fanpage "Bộ Mặt Thật viết bài vu khống, thoá mạ, bôi nhọ trên Facebook; nhiều người sử dụng mạng xã hội này cũng đã chỉ trích, xúc phạm N thậm tệ khiến N. quá mệt mỏi và tìm đến cái chết

Năm 2018, liên quan đến vụ việc cuốn sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1, những người sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội chia thành các phe, người ủng hộ giáo sư Hồ Ngọc Đại bằng những bài viết thấu tình đạt lý và nhân văn, người chưa hiểu hết về cuốn sách này đã lên án dữ dội và nói về giáo sư này bằng những từ ngữ quá thô tục Năm 2020, sau khi cố nghệ sỹ Văn Quang Long qua đời, cha mẹ anh là những người vừa ôm nỗi đau mất con, vừa bị tấn công trên mạng xã hội suốt nửa năm với nhiều chuyện được thêu dệt, thậm chỉ họ bị gọi là gia đình tà đạo, nhà giáo u tối, vợ chống thất đức Gia đình Văn Quang Long đã đàm đơn tố cáo 8 kênh YouTube song đến nay chưa có kết quả, nỗi đau tinh thần của họ thì khó có gì bù đắp được.

Tháng 2 năm 2021, một người phụ nữ đã sử dụng Facebook cá nhân N.T bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ, người dân Hải Dương trong công tác phòng chốngCOVID-19 cũng đã bị Công an quận Cầu Giấy triệu tập và xử phạt”.

Có thể thấy rằng chủ thể thực hiện hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội có thể là bất kì ai đang sử dụng mạng xã hội Tuy nhiên, lửa tuổi thanh niên thường hiếu kì, hiếu thắng, bốc đồng, khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi bị hạn chế hơn so với lứa tuổi trung niên trở lên; do đó những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người thiếu hiểu biết ở lứa tuổi này thường có khả năng thực hiện hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội cao hơn Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn quan trọng để hình thành quan điểm xã hội, quan điểm về cuộc sống và các giá trình tinh thần; tuy nhiên họ lại chưa hoàn toàn đủ chín chắn, có thể thiếu định hưởng trong tư tưởng, chưa có đủ khả năng xử lý những vấn đề của bản thân, do đó khi gặp phải sự cố họ không tránh khỏi bị đánh giá, đánh giá người khác và bị tác động, ảnh hưởng bởi cảm xúc và lối suy nghĩ của người khác dẫn đến lựa chọn sai các giá trị khi tham gia mạng xã hội Những điều này dễ dàng thúc đẩy hành vi bạo lực bằng lời nói trên mạng xã hội của đối tượng thanh niên ở Việt Nam hiện nay.

Tương tự như chủ thể thực hiện hành vi, bất kì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Song, chủ thể dễ bị xâm hại nhất bởi các phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội thường là những người nổi tiếng, có địa vị xã hội, những người có nhiều lượt theo dõi trên mạng như các nghệ sĩ, hot girl,youtuber, streamer, bởi đây là những người có đời tư nhận được sự quan tâm nhất định từ công chúng nên những phát ngôn hay hành động của họ thường dễ bị cộng đồng săm soi Ngoài ra, những người mắc sai lầm trong cuộc sống cũng là nạn nhân phổ biến của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều sự việc xảy ra có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội và thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng và những bình luận tiêu cực, ác ý cũng phát sinh từ đó.

Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam

3.2.1 Xây dựng văn hóa Internet, tạo ra một môi trường công cộng Internet tốt và lành mạnh

Hiện nay, chất lượng người dùng internet ở Việt Nam không đồng đều Vì vậy, cần nhận thức rõ sự nguy hiểm của bạo lực ngôn từ trực tuyến, cần xác định những phương pháp quan trọng để hạn chế bao lực ngôn từ

Trong đó, Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội hoặc Hướng dẫn về mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn

Bộ quy tắc ứng xử không đưa ra chế tài xử lý như luật mà đưa ra những chuẩn mực thái độ, hành vi ứng xử, có tác dụng định hướng, điều chỉnh, khuyến khích hoặc khuyến cáo, cảnh bao, nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao văn hóa ứng xử cho người dùng mạng xã hội.

Hướng dẫn về mạng xã hội có thể cung cấp cho người dùng mạng các thông tin cơ bản về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội phổ biến nói riêng; thông tin về hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng môi trường Internet lành mạnh; các quy tắc chung về sử dung ngôn từ trên mạng xã hội; các quy tắc riêng đối với các nhà cung cấp dịch vụ và từng đối tượng người sử dụng phải tuân thủ theo các mức độ nên/không nên, được/không được.

3.2.2 Nâng cao kỉ luật tự giác, ý thức tự trau dồi bản thân và tự bảo vệ mình của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên

Sự tự ý thức là yếu tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển tính cách của cá nhân bởi đi kèm với tự ý thức là khả năng tự đánh gia, điều chỉnh để hoàn thiện bản thân Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự trau dồi, kỉ luật tự giác để thấy được những thiếu hụt cần hoàn thiện của mình, những ưu điểm cần phát huy để nâng cao giá trị bản thân, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những giá trị tiêu cực Mặt khác, mỗi người cũng cần trau dồi những kỹ năng cần thiết và tâm lý vững chắc để bảo vệ bản thân trước những tin tức sai sự thật, những bình luận ác ý hướng về mình Qua đó, để xây dựng “không gian mạng lành mạnh”, theo tôi thì mỗi người dân cần làm tốt một số nội dung sau:

, mỗi cá nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.

Theo đó, Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực phản động.

Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng.

Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm như: sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử ) Những quy định này không xâm phạm đến quyền con người, không cản trở tự do ngôn luận, không tạo rào cản, không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân như những thông tin trên mạng xã hội, blog, web phản động tuyên truyền, xuyên tạc trong thời gian vừa qua Thực hiện đúng Luật, nghĩa là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia. tự trau dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng, nhất là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch Nhận diện được các tổ chức chống đối hoạt động trên không gian mạng như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời ; các thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”, để chống phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc.

Mỗi người cần nắm chắc các thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website; cài gắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình ảnh, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua USB, đĩa CD… nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội Nghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang web lạ (web đen), E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.

Sử dụng tốt các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin như tạo thói quen quét virus; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, trên mạng nội bộ hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây; kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân qua Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam Khi phát hiện bị tấn công mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng. cần biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả. phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú các quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “không gian mạng lành mạnh từ cơ sở”.

Với đặc tính không biên giới, không gian mạng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và tác động đến toàn thế giới Những nguy cơ từ không gian mạng gia tăng tỷ lệ thuận đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội Vì vậy, đảm bảo an ninh mạng đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp đến ý thức tham gia xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh của mỗi người dân.

3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng

Luật An ninh mang được Nhà nước ban hành nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tỉnh, phá rối của các thế lực phản động, phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khác phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng Theo đó, Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử

Những năm gần đây khi mạng xã hội phát triển gây ra nạn bạo lực ngôn từ thì vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Luật An ninh mạng nhận được 87% phiếu bầu cử tử Quốc hội,có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 (Lc & Tran,2021) Thủ phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc sẽ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm nếu có ý lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác và sẽ bị phạt nặng hơn từ 10.000.000 đồng tới 50.000.000 đồng và phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm nếu dùng mạng xã hội để tạo ra những thông tin sai sự thật về người khác nhằm bia đặt và lan truyền (Phạm Tiên Dat,202) Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng để giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử khi tham gia mạng xã hội, cũng chính là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia.

3.2.4 Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong phòng chống bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Hiện nay, có một tỷ lệ lớn người dùng Internet ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, do đó, giáo dục việc sử dụng ngôn ngữ mang khi còn nhỏ là rất quan trọng và gia đình, nhà trường có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bạo lực ngôn từ trực tuyến của người trẻ.

Ngày đăng: 24/05/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN