1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẠM HOÀI NAM

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIEN SĨ KHOA HOC MOI TRUONG

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:GS.TSKH Truong Quang HocPGS.TS Tran Van Chung

HÀ NỘI - Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án làtrung thực Những kết luận khoa học chưa từng đượcai công bó trong bat kỳ công trình nào khác Các kếtquả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đãđược trích dẫn đây đủ trong luận án.

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2016Tác giả

Phạm Hoài Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Trương Quang Học, PGS.TS.

Trần Văn Chung, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án

tiến sĩ.

Tôi đặc biệt bày tỏ lòng tri ân, kính trọng đến cố PGS.TS Pham Bình Quyền,

người đã có công lao giúp đỡ, diu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học từbậc cử nhân đến tiến sĩ.

Luận án được hoàn thành tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi

trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng

Quản lý Khoa học — Công nghệ và Dao tạo, các Thay, Cô và các anh chi đồngnghiệp trong Trung tâm đã luôn ủng hộ, hướng dẫn và giúp đỡ mọi mặt cho tôi

trong quá trình thực hiện và bảo vệ luân án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ trưởng, các đồng nghiệp Viện Công nghệ mới(Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), nơi tôi công tác, đã quan tâm, tạo điềukiện, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án này Qua đây, tôi cũng xin cảmơn sự giúp đỡ của Phong Mặt bang (Ban Quản lý dự án 47/Bộ Tổng Tham mưu),các đồn biên phòng ở Tây Nguyên; Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (ViệnHàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Cục Viễn thám Quốc gia (Bộ Tài

nguyên và Môi trường).

Cuối cùng, Luận án không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, động

viên, chia sẻ về tinh thần và vật chất của những người thân trong gia đình trong suốtquá trình tôi làm nghiên cứu sinh Tôi xin bày tỏ lòng tri ân, kính trọng đến bố, mẹ,

vợ, các con và các anh chi em.

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2016

Phạm Hoài Nam

il

Trang 5

CHUONG 1 CO SO LY LUẬN VA TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU 5

1.1 CƠ SỞ LY LUẬN 51.1.1 Một số khái niệm 51.1.2 Khung phân tích của vẫn đề nghiên cứu 81.1.3 Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá ảnh hưởng của giao thông 9

đường bộ tới hệ sinh thái - xã hội

1.2 TONG QUAN VE VAN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới 10

1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 26

CHƯƠNG 2 DOI TƯỢNG, PHAM VI, CÁCH TIẾP CAN VÀ PHƯƠNG

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phân tích tổng hợp 41

2.3.2 Phuong phap danh gia nhanh da dang sinh hoc 412.3.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 432.3.4 Phương pháp phân tích chính sách 46

2.3.5 Phương pháp ban đồ - viễn thám 41CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 523.1 MOT SO NET ĐẶC TRƯNG VE TỰ NHIÊN, KINH TE - XA HỘI

KHU VỤC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 52

3.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình 543.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn và thô nhưỡng 55

11

Trang 6

3.1.3 Đặc điểm tài nguyên sinh vật

3.1.4 Đặc điểm văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội3.1.5 Đặc trưng về hệ sinh thái — xã hội

3.2 ĐÁNH GIA ANH HUONG CUA DUONG TUẦN TRA BIEN GIỚITAY NGUYEN TOI HE SINH THAI

3.2.1 Anh hưởng của xây dựng tuyến đường làm suy giảm diện tích rừng3.2.2 Ảnh hưởng của việc xây dựng tuyến đường tới đa dạng loài

3.3 ĐÁNH GIÁ ANH HUONG CUA ĐƯỜNG TUẦN TRA BIEN GIỚITÂY NGUYÊN TỚI HỆ XÃ HỘI

3.3.1 Xu hướng dan số tại khu vực tuyến đường tuần tra biên giới

3.3.2 Diễn biến phát triển kinh - tế xã hội trên tuyến đường tuần tra biên giới3.3.3 Vai trò của cộng đồng đối với dự án đường tuần tra biên giới ở Tây

3.4 ANH HUONG CUA DUONG TUẦN TRA BIEN GIỚI TÂY NGUYEN

TỚI CAC MOI TƯƠNG TÁC GIỮA HỆ SINH THAI VA XA HỘI

3.4.1 Chuyên đổi mục đích sử dụng đất và suy giảm các hệ sinh thái rừng3.4.2 Sinh kế, nghèo đói và suy giảm da dang sinh học

3.4.3 Vai trò cộng đồng trong an ninh - quốc phòng và bảo vệ tai nguyên

3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI

NGUYEN TREN KHU VỰC TUYẾN DUONG TUẦN TRA BIEN

GIỚI TÂY NGUYEN

155

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ CAI VIET TAT

AN-QP An ninh — quốc phòng

BĐKH Biến đổi khí hậuBQL Ban quản lý

BQP Bộ Quốc phòng

BVMT Bảo vệ môi tr- ong

CBD Công - ớc Da dạng Sinh học

DTTS Dân tộc thiểu số

DTTS MD Dan tộc thiểu số mới đến

DTTS TC Dân tộc thiểu số tại chỗ

DDSH Da dang sinh hoc

DMC Đánh giá môi tr- ờng chiến 1- ợc

DTM Đánh giá tác động môi tr- ong

GPMB Giải phóng mặt bằng

HST Hệ sinh thái

IUCN Tổ chức Bao tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên

KT-XH Kinh tế - xã hội

MEA Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

PTBV Phát triển bên vữngQLMT Quản lý môi tr- ờng

QLNN Quản lý Nhà nước

QLTN Quản lý tài nguyên

RĐD Rừng đặc dụng

RPH Rừng phòng hộ

Trang 8

Rừng sản xuấtSử dụng đất

Tài nguyên và môi tr- ờng

Tuần tra biên giới

Uy ban nhân dân

V- ờn Quốc gia

VI

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 2.1 Cac băng phố và độ phân giải ảnh mặt dat của SPOTSBảng 2.2 Các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 của khu vực nghiên cứu

Bảng 2.3 Các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu

Bảng 3.1 Danh mục các huyện, xã biên giới ở khu vực Tây Nguyên

Bang 3.2 Danh sách các loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam

năm 2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên

Bảng 3.3 Danh sách các loài Thú quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam năm

2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên

Bảng 3.4 Danh sách các loài Chim quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam năm

2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên

Bảng 3.5 Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm trong sách đỏ

Việt Nam năm 2007 có mặt trong khu vực biên giới các tỉnh Tây

Bảng 3.6 Danh sách các loài Cá quý hiếm có trong SĐVN năm 2007 các

lưu vực chính khu vực các tỉnh biên giới Tây Nguyên

Bảng 3.7 Diện tích rừng bị mất do thi công dự án Đăk Blô

Bảng 3.8 Diện tích và số 1- ong cây bị chặt của dự án Đăk Nhoong

Bảng 3.9 Cấu trúc thành phần loài động vật khu vực biên giới các tỉnh

Tây Nguyên (khu vực ngoài ranh giới VQG) 2008 va 12/2013

Bảng 3.10 Danh sách các loài động vật qui hiếm khu vực biên giới

các tỉnh Tây Nguyên (khu vực ngoài ranh giới VQG) năm 2013

Bảng 3.11 Dân số ở khu vực nghiên cứu qua các năm

Bảng 3.12 Mật độ dân số ở khu vực nghiên cứu và các tỉnh Tây NguyênBảng 3.13 Dân số và mật độ ở các xã biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên

Bảng 3.14 Tỷ lệ giữa các dân tộc tại các huyện biên giới Tây Nguyên (%)

Bảng 3.15 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực các xã biên giớiTây Nguyên tính đến 2013

8486

Trang 10

Bảng 3.16 Các dự án đang thực hiện tại các xã vùng biên giới Tây

Nguyên đến năm 2013

Bảng 3.17 Xu hướng biến động của các loại cây trồng tại các xã biên giới

Tây Nguyên qua các năm (%)

Bảng 3.18 Khảo sát xã hội ở khu vực nghiên cứu

Bảng 3.19 Biến động diện tích cây cao su tại khu vực biên giới Tây

Bảng 3.20 Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh

Kon Tum giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.21 Biến động các loại hình sử dụng đất xã biên giới thuộc tỉnh

Kon Tum giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.22 Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Gia

Lai giai đoạn 2004 — 2013

Bang 3.23 Biến động các loại hình sử dụng dat các xã biên giới tỉnh Gia

Lai giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.24 Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnhĐắc Lắk giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.25 Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đắc

Lắk giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.26 Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đắk

Nông giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.27 Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnhDak Nông giai đoạn 2004 — 2013

Bảng 3.28 Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm

Bảng 3.29 Tỷ lệ thu nhập của các hộ (%) tại các xã biên giới được điều tra

120

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Khung phân tích của van đề nghiên cứu

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội

Hình 1.3 Khung nhiều tầng phân tích một hệ sinh thái-xã hội

Hình 1.4 Mô hình khái niệm của một hệ sinh thái - xã hội

Hình 1.5 Ảnh hưởng mật độ đường đến môi trường sống

Hình 1.6 Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của

cuộc song thinh vuong

Hình 1.7 Khung phân tích hệ sinh thái-xã hội trong nghiên cứu đường tuần

tra biên giới Tây Nguyên

Hình 2.1 Áp dụng công cụ mô hình DPSIR cho nghiên cứu ảnh hưởngđường TTBG Tây Nguyên đến hệ sinh thái — xã hội

Hình 3.1 Phạm vi nghiên cứu là các xã biên giới ở Tây Nguyên

Hình 3.2 Gia tăng dân số ở Tây Nguyên qua các năm

Hình 3.3 Dân số các dân tộc tại các huyện biên giới 2010

Hình 3.4 Cơ cau sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu qua các năm (%)

Hình 3.5 Xu hướng phát triển một số loại cây công nghiệp đài ngày tại khu

vực các xã biên giới Tây Nguyên

Hình 3.6 Biến động sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã biên giới Tây

Hình 3.7 Diễn biến diện tích rừng sản xuất khu vực biên giới Tây NguyênHình 3.8 Diễn biến diện tích rừng phòng hộ khu vực biên giới Tây NguyênHình 3.9 Diễn biến diện tích rừng phòng hộ khu vực biên giới Kon Tum

Hình 3.10 Diễn biến diện tích rừng đặc dụng tại các xã biên giới, huyện

Dak Mil, Đắk Nông

Hình 3.11 Sự phát triển cây cao su tại khu vực các xã biên giới Tây Nguyên

Hình 3.12 Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụng

98103

Trang 12

đất các xã biên giới tỉnh Kon Tum qua 2 thời kỳ 2004 — 2014

Hình 3.13 Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụngđất các xã biên giới tỉnh Gia Lai qua 2 thời kỳ 2004 — 2014

Hình 3.14 Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụngdat các xã biên giới tinh Đắk Lak qua hai thời kỳ 2004 — 2014

Hình 3.15 Hình ảnh thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 về biến động sử dụngđất các xã biên giới tỉnh Đắk Nông qua hai thời kỳ 2004 — 2014

Hình 3.16 Tỷ lệ % người biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở các huyện biên giới

Tây Nguyên

Hình 3.17 Ảnh hưởng của tuyến đường TTBG Tây Nguyên tới các mối

tương tác giữa hệ sinh thai và xã hội

Hình 3.18 Mô hình về mối quan hệ phát triển bền vững tại khu vực TTBG

Trang 13

Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông Đây là các tỉnh có đường biên giới với các

quốc gia: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia [7, 8, 71].

Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, năm trên dãy Trường Sơn, là

khu vực tương đối nhạy cảm vi: có vị tri chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị,

quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương; là vùng kinh tế tiếp giáp 2

vùng kinh tế trọng diém (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam); là nơi sinh sống của trên 40 dân tộc thiểu SỐ, đa sắc tộc, tôn giáo,

là khu vực rừng núi sát biên giới, điểm nóng về vấn đề an ninh trật tự Tây Nguyên

còn là nơi bắt đầu của các dòng sông [39].

Tuyến đường xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI miền núi TCVN 4054-85 vàgiao thông nông thôn GTNT-B (22TCN 210-92) bề rộng nền đường 5,5m; bề rộng

mặt đường 3,5 m Đặc điểm của đường TTBG không được cách quá biên giới Ikm,do vậy tại nhiều tỉnh tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo ton thiên nhiên Ở TâyNguyên, tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa

bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông Từ năm 2008 đến nay, 3/4tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Dak Nông đã tiến hành xây dựng

đường TTBG [7, 8, 71].

Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lai, trong quá trình xây

dựng cũng như lúc đi vào sử dụng không thể không xem xét các tác động của nó

Trang 14

đến hệ sinh thái — xã hội và môi trường tự nhiên ở đây Các tác động này là tươngđối lớn và rõ rệt, cụ thê như: việc mở đường làm mất một số loài thực vật quý hiếm,gây hoảng sợ, thu hẹp sinh cảnh sống của các loài động vật hoang đã, ngăn cản

tuyến đường di chuyên của động vật, ngăn cản, thay đôi dòng chảy gây xói mòn, tạo

điều kiện cho lâm tặc vào phá rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng Các yêu tốkinh tế - xã hội trong khu vực cũng thay đổi đáng ké.

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá ảnh hưởng của xâydựng tuyến đường TTBG và hoạt động phát triển đến hệ sinh thái — xã hội ở khu

vực đọc biên giới các tỉnh Tây Nguyên Việc đánh giá đúng mức, kip thời, xác định

các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái —xã hội và xác định quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên ở khu vực là rất cần thiết.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, với quan điểm tiếp cận dựa trên

hệ sinh thái luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra

biên giới tới hệ sinh thái — xã hội ở khu vực Tây Nguyên” được tiến hành với

mục tiêu va các nội dung sau đây:

2 Mục tiêu của luận án

1) Đánh giá được các ảnh hưởng đến hệ sinh thái — xã hội do sự hình thành va

hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên.

ii) Đề xuất được giải pháp quan lý sử dụng hop lý tài nguyên trên khu vựcbiên giới ở Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững.

3 Nội dung của luận án

i) Nghiên cứu sự hình thành và qui mô của tuyến đường TTBG ở khu vực Tây

ii) Nghiên cứu các nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc trưng của

hệ sinh thái — xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên.

iii) Đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng của tuyến đường TTBG đến cáchợp phan của hệ sinh thái — xã hội ở khu vực biên giới Tây Nguyên.

iv) Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực tuyếnđường TTBG Tây Nguyên nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Trang 15

4 Luận điểm bảo vệ

i) Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái - xã hội là tiếp cận phù hợp với bối cảnh vừađảm bảo an ninh quốc phòng vừa phát triển bền vững hệ sinh thái-xã hội vùng biên.

ii) Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tuyến TTBG tới hệ sinh thái-xã hội vùngbiên là luận cứ quan trọng để đề xuất định hướng đảm bảo đồng thời hai mục tiêu

quốc phòng và phát triển kinh tế của địa phương.

5 Điểm mới của luận án

i) Áp dụng khung lý thuyết hệ sinh thái — xã hội để nghiên cứu phát triển bền

vững cho khu vực tuyến đường TTBG ở Tây Nguyên.

ii) Đánh giá sự thay đôi của các hợp phan hệ sinh thái — xã hội do tác động củaviệc xây dựng và hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới Tây

Luận án đã vận dụng khung lý thuyết về hệ sinh thái — xã hội trong nghiên cứu

phát triển bền vững khu vực biên giới ở Tây Nguyên Kết quả nghiên cứu góp phan

bổ sung cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về sinh thái học (sinh thái nhân văn nóiriêng) và môi trường tại khu vực Tây Nguyên Kết quả nghiên cứu của luận án là

nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về phát triển bền vững và

công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Tây Nguyên.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý về môi

trường, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học môi trường trong quy

hoạch lãnh thé, xây dựng các kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội, các dự án vềbảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng Tây

Nguyên.

Trang 16

7 Thời gian thực hiện luận án

Luận án được tiễn hành từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 12 năm 2014.8 Bố cục của luận án

Luận án gồm 140 trang với 26 hình, 12 bản đồ chuyên đề, 33 bảng Ngoàiphần Mở đầu (4 trang), Kết luận và Khuyến nghị (3 trang), các nội dung của luận án

được trình bày trong 3 chương gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan van đề nghiên cứu (34 trang)

Chương 2 Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (13

Chương 3 Kết quả nghiên cứu va thảo luận (86 trang)

Ngoài ra, luận án còn bao gồm 13 trang tài liệu tham khảo và 10 phụ lục (41

trang).

Trang 17

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.1 Một số khái niệm

Da dang sinh hoc (Biodiversity): là thuật ngữ chỉ tính phong phú của sự sốngtrên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là các gen chứa

đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tap cùng tồn tại trong môi

trường hay là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [57].Đa dang sinh học (DDSH) thường xem xét ở 3 mức độ: da dạng di truyền, đa dạng

loài và đa dạng hệ sinh thái Phá: triển bên vững da dạng sinh học là việc khai thác,sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảođảm cân băng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [57] Hành lang đa dạng

sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật

sống trong các vùng sinh thái đó có thé liên hệ với nhau [57] Khái niệm này ngàynay tại các nước phát triển hay sử dụng trong nghiên cứu giao thông đường bộ [93,

97, 98].

Hệ sinh thái (Ecosystem) là quần xã sinh vật và các yếu tô phi sinh vật của

một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau [57].Theo quan niệm hiện nay, hệ sinh thái (HST) được hiểu là một tô hợp động của cácquần xã thực vật, động vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trường vô sinh xung

quanh trong sự tương tác lẫn nhau như một đơn vị chức năng; Con người là một bộ

phận hữu cơ của hệ sinh thái Định nghĩa này nhắn mạnh con người là một thành

viên đặc biệt của HST theo nghĩa con người, một mặt, có những tác động mạnh mẽ

nhất vào HST theo cách riêng của mình (có ý thức và bằng công cụ) và mặt khác lạilà đối tượng mà bất kỳ nghiên cứu HST nào cũng phải hướng tới để đem lại phúc

lợi cho họ [34, 35, 111].

Các thành phan HST được đánh giá qua: sinh khối, sản lượng; các loài, quầnxã hiém hoặc bị de doa tuyệt chủng , giá trị văn hóa, thâm mỹ cho từng loài hoặcquần xã, hoặc giá trị cảnh quan tự nhiên; chỉ thị thống nhất các hiệu ứng tiềm tàng

trong một hệ thông số sinh thái; vai trò tham gia của cộng đồng (tầm quan trọng,

Trang 18

quy mô) [47, 67] Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trang thái và loại hìnhcủa các mối quan hệ giữa quần xã sinh học với môi trường tự nhiên.

Hệ xã hội (Social system) bao gồm tất cả các sản phâm khác nhau của văn hóa

con người ở mức độ quân thê, bao gồm các yếu tố chính: dân số, văn hóa, sản phẩm

vật chất, tô chức xã hội, và thê chế xã hội Tuy sống trong xã hội nhưng con người

vẫn luôn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên, tác động và khai thác tài

nguyên ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao củamình Từ đó, dần hình thành các Hệ sinh thái nhân văn [22, 35].

Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem) là tổng hòa của hai hệ thống, hệthống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tương tác lẫn nhau ở một khu vực nhất

định Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành - Sinh thai học nhân văn(Human ecology) và các chuyên ngành của nó (Sinh thái học chính trị - Politicalecology; Sinh thai học xã hội — Social ecology ) [22, 35, 104].

Hệ sinh thái — xã hội (Social-ecological system) là một biến thể của hệ sinhthái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố thé chế và được định nghĩa khái quát là một hệgồm cả con người va tự nhiên, một đơn vi sinh - vật lý - địa và các yếu tố xã hội,thé chế kèm theo Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ vaphạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh [22, 35, 37, 88,

104, 109, 114].

Hệ sinh thái - xã hội có các thuộc tính sau:

1) Một hệ thống chức năng, gồm các yếu tố địa-vật lý sinh học và xã hội có sựtương tác thường xuyên với nhau theo một phương thức bền vững và chống chịu;

ii) Một hệ thống tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có

cấu trúc, chức năng và các cấp độ tô chức tương tác lẫn nhau;

iii) Một tổ hợp các dang tài nguyên quan trong (tài nguyên thiên nhiên, tàinguyên kinh tế - xã hội và văn hóa) được phát triển và sử dụng bởi phức hợp của cảhai hệ thống, hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội;

iv) Một hệ thống phức hợp biến động không ngừng với sự thích ứng liên tục.

Trang 19

Như vậy, theo quan điểm của luận án, khái niệm hệ sinh thái — xã hội đặc biệtnhấn mạnh vào yếu tô con người trong xã hội mà cụ thé là thể chế với việc ra quyếtđịnh của mình tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái liên quan làm biến đổi theo

không gian, thời gian với sự thích ứng liên tục.

Cộng đồng (Community) là một nhóm người có những đặc điểm thái độ, cách

ứng xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong một

bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội xác định Hay nói một cách khác, cộng đồngđược quan niệm là đồng bào các dân tộc đang sinh sống trong một khu vực địa lýnhất định [67, 110, 123].

Quản lý dựa vào cộng đồng (Community-based management) là lấy cộngđồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp

vào hệ thống quản lý tài nguyên, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực

hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện Đây là hìnhthức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng

của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một côngcụ hỗ trợ thúc đây cho các hoạt động cộng đồng [30, 51, 122].

Sinh kế (Livelihood): Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm ca

các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [95, 96].

Vấn sinh kế (Livelihood capitals) hay nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toànbộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có được dé duy tri hay phat triénsinh kế của họ Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia thành 5 loại chính: vốnnhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên [96].

Sinh kế bên vững (Sustainable livelihood): một sinh kế có khả năng ứng phóvà phục hồi khi bị tác động, hay có thé thúc đây các khả năng và tài sản ở cả thờiđiểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nên tang của cácnguồn lực tự nhiên [96].

Trang 20

1.1.2 Khung phân tích của van đề nghiên cứu

Luận án xác định các vẫn đề nghiên cứu chính là tập trung vào phân tích, đánhgiá các ảnh hưởng đến hợp phan của hệ sinh thái — xã hội do việc xây dựng tuyến

đường TTBG ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào các tác động tới hệ tự nhiên, hệ

xã hội và mối tương tác giữa tự nhiên và xã hội Các tác động này bao gồm cảnguyên nhân trực tiếp (gây suy giảm diện tích rừng, sự đa dạng loài) và nguyênnhân gián tiếp (chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm suy giảm hệ sinh thái rừng,

sinh kế - nghèo đói và suy giảm DDSH) Cu thé các đánh giá tập trung vào tínhDDSH, sự thay đổi các hệ sinh thái rừng, loài, biến động sử dụng đất, vẫn đề nghèo

đói và nhận thức, di dân trong các mối tương tác liên quan Từ đó đề xuất các giảipháp nhằm hướng tới phát triển bền vững tại khu vực biên giới Tây Nguyên.

Quy trình nghiên cứu có thé mô tả trên khung phân tích sau (Hình 1.1):

HỆ SINH THÁI XÃ HỘI

-KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN

Hệ sinh thái Hệ xã hội

Thể chế và Công nghệ

trong quản lý tài nguyên

-Hình 1.1 Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu

Trang 21

Các giải pháp đề xuất của luận án được lồng ghép vào trong phát triển kinh tếđịa phương, đưa ra mô hình gan với tinh đặc trưng văn hóa và cộng đồng trong quảnlý tài nguyên đáp ứng được sinh kế của người dân, đảm bảo an ninh — quốc phòng ở

khu vực biên giới.

Khung phân tích nhấn mạnh vào tính hệ thống, tính liên ngành trong nghiên

cứu sự thay đối các hợp phan và sự tương tác của chúng trong hệ sinh thái — xã hội

khu vực biên giới Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên trên quanđiểm định hướng phát triển bền vững.

Các van đề nghiên cứu nằm trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BDKH), theo

kịch bản biến đồi khí hậu công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012, khu vực

Tây Nguyên sẽ có nhiệt độ tăng lên khoảng 0,3°C vao nam 2020; 0,8°C vao nam2050 và 1,6°C vào năm 2100 [83] Gia tăng lượng mưa vào mùa mua, giảm vào

mùa khô khiến cho mùa khô ngày cảng khốc liệt hơn, hạn hán gia tăng với mức độ

đáng kể Li lụt, lũ quét van là mối đe doa thường xuyên trong mùa mưa Tác độngtiềm tàng của BĐKH về lâu dai sẽ làm thay đôi ranh giới các hệ sinh thái rừng tựnhiên và rừng trồng [6, 33, 53] Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án này, do thờigian, nguồn lực nghiên cứu còn hạn chế, các dữ liệu thu thập về khí hau, thời tiết

chưa đủ dé đề cập sâu về van dé này.

1.1.3 Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá ảnh hưởng của giao thông

đường bộ tới hệ sinh thái - xã hội

Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng sự tương tác giữa hệ tự nhiên và hệ xã

hội được đặt trong một mối liên kết mang tính hệ thống và sự liên kết của nhiều

ngành khoa học khác nhau Trên quan điểm tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, liên

ngành, nghiên cứu ảnh hưởng tới hệ sinh thái — xã hội do tác động của giao thông

đường bộ được chia ra 4 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Ảnh hưởng của phát triển giao

thông tới hệ tự nhiên; (ii) Anh hưởng của giao thông đường bộ tới hệ xã hội; (iii)Mỗi tương tác giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển giao thông: (iv) Déxuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu vực theo định hướngphát triển bền vững.

Trang 22

Dé giải quyết các vấn đề trên, đòi hỏi kiến thức liên ngành, có sự kết hợp của

các ngành giao thông học, sinh thai học, địa lý, quy hoạch, môi trường, xã hội hoc.

Ở quy mô khu vực biên giới Tây Nguyên, phạm vi nghiên cứu của luận án làvan đề mat rừng, suy giảm DDSH, sinh kế, đói nghèo của đồng bào các dân tộc, vanđề an ninh biên giới, các mô hình quản lý tài nguyên Và vấn đề xem xét được đặttrong hệ thống, không có sự gián đoạn không gian theo ranh giới địa chính.

Ở quy mô cấp Vùng Tây Nguyên, các van dé được ưu tiên nghiên cứu là bảotồn đa dạng sinh học, đảm bảo sinh kế của người dân gan voi nhiém vu an ninh —

quốc phòng, phát triển bền vững Các yếu tố này năm trong một hệ thống, có sự kếtnoi, tương tác chặt chẽ, qua lại với nhau và với các vùng khác.

Trên quy mô quốc gia, Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế trọng

điểm, cần nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững, bảo vệ

chủ quyền lãnh thé tô quốc Tính hệ thống ở đây còn thé hiện ở cấp độ xuyên quốcgia trong van dé bảo tồn DDSH.

1.2 TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU1.2.1 Nghiên cứu trên thé giới

a Hệ sinh thái - xã hội

Trước khi đề cập đến hệ sinh thái — xã hội, trước hết phải nói đến sinh thái học

nhân văn Khái niệm này ra đời ở Mỹ vào năm 1921, do một nhóm tác giả thuộc

Đại học Chicago đưa ra trong cuốn “Tổng quan về xã hội học”, trong đó, quan niệmứng dụng các quy luật sinh thái vào nghiên cứu xã hội học Đến thập kỷ 70 của thếkỷ XX, khoa học sinh thái nhân văn được nghiên cứu và phát triển ở các quốc gia

Châu Âu và ở Mỹ Có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều học giả cho rằng

hệ sinh thái nhân văn được tạo ra từ hệ xã hội và hệ sinh thái Con người vừa thuộchệ xã hội vừa thuộc hệ sinh thái Theo Gerald (2001), quan niệm tương tác con

người — môi trường như mối tương tác giữa hệ thống con người (xã hội nhân văn)với phan sinh quyên còn lại của riêng sinh vật (Hình 1.2) [104].

Hệ xã hội nhận từ hệ sinh thái các dịch vụ sinh thái: năng lượng vật chất thông

tin nuôi dưỡng sự sông Hệ sinh thái nhận từ hệ xã hội sự tương tác của con người

10

Trang 23

qua dòng năng lượng, vật chất, thông tin như: dân số, tri thức, t6 chức xã hội, công

nghệ Mỗi hệ sinh thái, hệ xã hội đều được cấu tạo từ các hệ thống con và đồngthời là một thành phần của hệ thống lớn hơn [104].

Cuộc sống

hoạng để | |

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hộiNguồn: [104].

Trong những năm gần đây tại Mỹ và Châu Âu, phát triển khái niệm Hệ sinh

thái — xã hội ĐI tiên phong trong nghiên cứu này là Elinor Ostrom (Đại học

Indiana, Đại học Tổng hợp bang Arizona, Hoa Kỳ) Theo Elinor Ostrom (2007),một hệ thong sinh thái — xã hội là một hệ sinh thái bị ảnh hưởng và liên kết chặt chẽvới ít nhất một hệ thống xã hội Một hệ sinh thái có thể được hiểu đơn giản là mộthệ thống độc lập gồm nhiều cá thể hoặc đơn vị sinh học “Xã hội” được hiểu đơngiản là “xu hướng hình thành những mối quan hệ tương tác, lệ thuộc và hợp tác vớinhững cá thể có dạng thức khác nhau” Hay nói rộng hơn, hệ xã hội có thể đượcxem như một hệ thong các cá thé có tính chất tương tác, phụ thuộc Do đó, cả hệ

sinh thái và hệ xã hội chứa đựng những đơn vị có tương tác một cách phụ thuộc và

có thê chứa đựng những hệ thống tích hợp bên trong [1 14].

Chúng ta sử dụng thuật ngữ “Hệ sinh thái — xã hội” nhằm đề cập đến một phan

của hệ xã hội mà trong đó một sô môi quan hệ tương tác, lệ thuộc giữa con người

11

Trang 24

được điều chỉnh thông qua mối tương tác với những yếu tố tự nhiên (biophysical)

và những loài sinh vật khác (Hình 1.3) [114].

Rộng hơn, trong hệ sinh thái - xã hội chú trọng tới khía cạnh hợp tác trong hệ

xã hội là tâm điểm, nghĩa là nơi những cá nhân có chủ đích đầu tư nguồn lực vào

một vai loại cơ sở hạ tầng vật chất hoặc có tính tô chức nhằm đương đầu với những

xáo trộn đa dạng bên trong và bên ngoài Khi hệ sinh thái và hệ xã hội được liên

kết, hệ sinh thái — xã hội tông thé là một hệ thống phức hop mang tính thích nghị,bao hàm các hệ tích hợp và được gắn vào hệ thống đa nhân tố rộng hơn [88, 100,

Các tương tác (I) <> Kết quả các tác động (O) |

Cac thanh phan tai Ạ Gác nhân tố

¡ nguyên (RU) (A)

¡Thông tin phan héii— ——>

- Hình 1.3 Khung nhiều tang phân tích một hệ sinh thái-xã hội

Nguồn: [114] ;

Di sâu vào phân tích một mô hình khái niệm về hệ sinh thai - xã hội có thê sử

dụng khung phân tích của Anderies, Janssen và Ostrom năm 2004 trên quan điểm

Trang 25

nhân tô B và C, hoặc hoàn toàn khác biệt, tùy theo cấu trúc quan trị và quản lý hệ xã

hội đó.

Cơ sở hạ tang công cộng (D) kết hợp hai dang nguồn lực từ con người và từxã hội Nguồn lực vật chất bao gồm các công trình mang tính kĩ thuật như đê điều,kênh thoát nước, v.v Nói đến nguồn lực xã hội, chúng ta nói về các quy tắc được

sử dụng thực tiễn bởi những nhân tố quản trị, quan lý và sử dụng hệ thống đó và

những nhân tố gây giảm thiểu chi phí thực thi liên quan đến giám sát và thi hànhnhững quy tắc đó Một ví dụ về quy tắc được sử dụng trong nhiều Hệ sinh thái — xãhội tự tổ chức là quay vòng vai trò giám sát giữa những người chiếm hữu nguồn

lực Nam giữ vai trò quản trị trung tâm Hệ sinh thái — xã hội, những người giám sát

được một cơ quan chính phủ tuyên dụng và trả lương.

Trong nghiên cứu nhấn mạnh hai loại yếu tố gây xáo trộn Yếu tô ngoại vi có

thé bao gồm sự chia tách vật ly (mãi tên 7) như lũ lụt, động đất, sat lở đất, biến đổikhí hậu mà có tác động đến tài nguyên (A) và cơ sở hạ tang công cộng (D), hoặc

13

Trang 26

các biến đổi kinh tế, xã hội (mũi tên 8), như sự gia tăng dân số, biến động kinh tế,suy thoái hoặc lạm phát và những biến động chính trị chủ yếu mà có tác động đếnngười sử dụng tài nguyên (B) và nguồn cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng (C) Yếutố nội tại chủ yêu là sự tái tổ chức nhanh chóng của hệ sinh thái hoặc hệ xã hội bao

gồm cả các hệ tích hợp.

Ở Châu Au, các nhà nghiên cứu cũng cho răng nghiên cứu hệ sinh thái — xã

hội là các nghiên cứu tiên phong, vượt qua sự phân biệt về truyền thống nghiên cứu

cơ bản và ứng dụng [109].

Trước sự tác động ngày càng tăng của con người lên sinh quyên, địa quyền,thủy quyền và khí quyền, Paul Crutzen (năm 2002) cho rằng chúng ta đã bước vàomột kỷ nguyên địa chất mới, mà ông gọi là Anthropocene [91] Đồng thời, cả xã hộiloài người và nền kinh tế kết nối với nhau trên toàn thế giới ngày càng phụ thuộc

vào các dịch vụ hệ sinh thái và việc duy trì các chức năng HST Đa dạng của hệ

thống phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình tự nhiên và xã hội, xảy ra ở quy mô

thời gian và không gian khác nhau, do đó đòi hỏi một khái niệm thích hợp Theo

quan điểm này, chúng ta nhận ra rằng một tri thức mới đã xuất hiện, đánh dấu bằngmột mối quan hệ phức hợp con người với tự nhiên ở vị trí trung tâm.

Glaser và cộng sự (năm 2008) định nghĩa hệ thống sinh thái - xã hội: "Một

hệ thống sinh thái - xã hội chứa đựng các thành phần sinh - địa - vật lý và các tácnhân xã hội, thé chế liên quan Hệ sinh thái - xã hội rất phức tạp và thích nghi đượcgiới hạn bởi không gian hay ranh giới chức năng cụ thể xung quanh hệ sinh thái”[105] Quan niệm hệ thong sinh thái - xã hội đặt ra vấn đề tương ứng với các ngànhkhoa học: tự nhiên, khoa học xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu về sinh thái học

nhân văn.

Như vậy, Hệ sinh thái — xã hội là một hệ gồm cả con người vả tự nhiên, mộtđơn vị sinh - vật lý - địa và các yếu tố xã hội, thé chế kèm theo Hệ sinh thái - xã hộilà hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà cácđặc trưng khác nhau được nhấn mạnh [88, 100, 105, 109, 114] Theo đó, hệ sinh

thái - xã hội có các thuộc tính sau:

14

Trang 27

1) Một hệ thống chức năng, gồm các yếu tố sinh-vật lý-địa và xã hội có sựtương tác thường xuyên với nhau theo một phương thức bền vững và chống chịu;

ii) Một hệ thống tôn tại trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có

cau trúc, chức năng và các cấp độ tô chức tương tác lẫn nhau;

iii) Một tô hợp các dang tài nguyên quan trọng (tài nguyên thiên nhiên, tainguyên kinh tế - xã hội và văn hóa) được phát triển và sử dụng bởi phức hợp của cả

hai hệ thống, hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội;

iv) Một hệ thống phức hợp biến động không ngừng với sự thích ứng liên tục.

Qua đó có thé thấy áp dụng nghiên cứu ảnh hưởng của giao thông đường bộ

được đặt trong hệ sinh thái — xã hội là hoàn toàn phù hợp.

b Ảnh hướng của giao thông đường bộ đến các hệ sinh thái, tài nguyên môi

Các nghiên cứu trên thế giới về sinh thái trong phát triển giao thông đã hình

thành nên sinh thái học giao thông đường bộ (Road ecology) Mục tiêu chính của

nghiên cứu là quần xã, số loài, mức độ suy giảm của hệ sinh thái do tác động củaviệc phát triển đường và giao thông [101—103, 111, 116] Theo Rodney, việc phântích các mối tương quan phức tạp của sinh thái giao thông cần được nghiên cứu một

cách hệ thống và có sự phối hợp giữa nhà sinh thái học và cơ quan phát triển giao

thông, trong đó cần xác định “phát triển bền vững” là một tiêu chí hành động và

định hướng lâu dai [117].

Cơ sở sinh thai hoc giao thông đường bộ (Foundations of road ecology) lànghiên cứu sự tác động qua lại giữa thảm thực vật, các loài, dòng chảy, xói mòn,

đời sống hoang dã với đường giao thông Forman và các nhà khoa học về sinh thái

học giao thông (năm 2003) đã đưa ra khái niệm sinh thái đường bộ (Road ecology)

[102] Theo đó, nghiên cứu sinh thái học về mối tương tác hữu cơ giữa con đường,phương tiện vận chuyền và môi trường là cơ sở của sinh thái học đường bộ [103].

Có, bốn lĩnh vực được tập trung xem xét:

- Con đường, phương tiện giao thông và sinh thái;

- Thảm thực vật và động vật hoang dã;

15

Trang 28

- Nước, hóa chất, môi trường không khí;- Hệ thống đường bộ và đất đai.

Mục tiêu chung của sinh thái học giao thông là định lượng các tác động sinh

thái của con đường, nhằm tránh, giảm thiêu và bồi thường cho các tác động tiêu cực

của nó đối với cá nhân, dân sé, cộng đồng và các hệ sinh thái [1 17].> Anh hưởng đến hệ sinh thái

Nồi bật trong nghiên cứu ảnh hưởng giao thông đến hệ sinh thái là các nghiêncứu của Forman (năm 2003) về tác động do xây dựng và vận hành đường giaothông đến hệ sinh thái hai bên đường [101, 102] Nghiên cứu quá trình phát triển 5triệu km đường bộ ở Bắc Mỹ (Canada và Hoa Kỳ), Forman đã đưa ra khái niệmsinh thái học đường bộ, hệ thong một cách toàn diện hơn các kiến thức về sinh thái

trong giao thông, đưa ra cơ sở của sinh thái học giao thông [ 102, 103].

Trên thế giới hiện nay cách tiếp cận sinh thái trong phát triển đường bộ đã trởnên phô biến, giúp giải thích sự tương tác giữa đường bộ và hệ sinh thái, cảnh quanvà các vùng sinh thái liền kề, cuối cùng đưa ra đánh giá môi trường day đủ hơn vàgiảm dấu chân sinh thái trong phát triển đường bộ [90, 93] Rees & Wackernagel(năm 1996), phân tích dấu chân sinh thái là một công cụ ước tính mức độ tiêu thụtài nguyên thiên nhiên và sự đồng hóa chất thải (khả năng tự làm sạch) do các hoạtđộng của con người sinh ra [116] Đường bộ là một thành phan thiết yếu trong cuộcsống hiện đại, sự thiết lập hệ sinh thái đường bộ có thể ảnh hưởng đến tính bảo toàn

của các hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên [93, 116].

Các tác động của giao thông đường bộ tập trung vào sự phân mảnh, suy thoái

và mat môi trường sông [102] Mat môi trường sống là khu vực môi trường tự nhiênbị di rời dé làm đường và lề đường Suy thoái môi trường sống là đề cập đến khuvực dọc theo một con đường, tại những nơi môi trường sống tự nhiên bị biến đổiđáng kể Hai nguyên nhân chính gây suy thoái một vùng môi trường sống rộng lớn

là hoạt động giao thông cùng với sự xáo trộn do con người can thiệp Phân mảnhmôi trường là chỉ sự phân tách hoặc hàng rào chức năng với các dòng chảy và dịch

chuyển sinh thái giữa các khu vực sinh thái hai bên của đường [102, 103].

16

Trang 29

> Anh hưởng của phát triển đường bộ đến sự da dạng sinh học

Nhìn chung đất, nước và đa dạng sinh học là những nguồn tài nguyên bị tácđộng mạnh nhất trong phát triển đường bộ, ba dạng tài nguyên này đều liên quanđến van đề về mat nơi sống và phân mảnh môi trường sống.

Nghiên cứu tông hợp của 4 quốc gia (Ôxtrâylia, Hà Lan, Canada, Hoa Kỳ) về

các tác động của đường sá và giao thông đến hệ sinh thái, Rodney cho răng, giao

thông anh hưởng lớn đến sự đa dạng của quan thé động vật hoang dã và chức năngsinh thái, giao thông đường bộ làm thay đôi lớn về cân băng sinh thái [117].

Tác động của phát triển giao thông đường bộ gây ảnh hưởng đến sự phong phúcủa động vật, bảo tồn nguồn gen Forman va Alexander (năm 1998), Eigenbord,Bissone va Rosa (năm 2009) cho rang, phát triển đường và giao thông ảnh hưởng

tiêu cực mạnh mẽ đến sự phong phú về loài của động vật có vú gần lề đường cao

tốc, ảnh hưởng đến 4/7 loài sống trong khoảng cách 250-1000 m từ lề đường [101,117] Thảm thực vật lề đường là nơi cung cấp nơi sống (habitat) cho những loài

động vật có vú nhỏ cũng là nơi chịu tác động [103, 117] Động vật hoang dã sốnggần đường giao thông cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn Các nghiên cứu chỉ ra loài

chim Grey Shrilee thrush — Hoa mi (Colluricincla hamonica) sông gần đường giao

thông hót ở tan số cao hon chim Grey Fantail (Rhipidura fuliginosa) và xác suất

phat hiện cũng giảm ở các vùng có tiếng ồn giao thông cao [117] Loài ếch sống ởtrong và xung quanh đô thị Melbourne có tiếng kêu to hơn Sự đa dạng số loài ếchrừng mưa nhiệt đới cũng suy giảm số lượng ở khu vực gần đường giao thông Đểđánh giá các phản ứng hành vi, người ta theo dõi sự di cư của loài ếch NorthenLeopard (Rana pipens) vào mùa xuân, những con ếch sống gần đường giao thôngmat nhiều thời gian hơn trong di chuyền và bị chệch hướng hon so với những con ởkhu vực khác [117] Tiếng hót của chim cũng đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn.Mức 6n ảnh hưởng tới mật độ quan xã chim rừng từ khoảng 42 dBA (dexibel A),đối với loài chim đồng cỏ từ khoảng 48 dBA Phần lớn các loài chim rừng nhạy

cảm (như Cúc cu) chỉ ra sự suy giảm mật độ ở mức 35 dBA và chim đồng cỏ nhạy

cảm (Limosa limosa) phản ứng ở mức 43 dBA [101].

17

Trang 30

Tai nạn trên đường bộ

Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan ước tính, hàng năm có 159.000 động vật có vúvà 653.000 con chim bị giết chết trên đường (Roadkill) [117] Ở Bắc Mỹ, mỗi nămcó từ 1 đến 2 triệu vụ va cham giữa xe cộ và động vật có vú, là nguyên nhân củahơn 200 ca tử vong, thiệt hại hơn một tỷ đô la về tài sản Theo kết quả từ mô hìnhchi phí lợi ích, nếu các biện pháp giảm thiêu được áp dụng thường xuyên thi sẽ cảithiện được an toàn giao thông và tiết kiệm cho xã hội [101] Các nghiên cứu cũngchỉ ra sự liên quan giữa độ rộng đường, mật độ phương tiện tham gia và vận tốc đếngia tăng ty lệ các loài bi chết do bị cán trên đường bộ.

Mat nơi sống và phân mảnh môi trường

Trong phân loại quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan Forman (năm

2006) chia ra các quá trình: xuyên thủng: phân mảnh và chia cắt; co rút; biến mat

[103] Nhắn mạnh trong gud trình chia cắt và phân mảnh là các quá trình khônggian gây biến đổi cảnh quan được đặc trưng bởi sự hình thành nhiều mảnh rời rac códiện tích nhỏ từ một mảnh nơi sống có diện tích lớn hơn Quá trình phân mảnh tạora các mảnh rời rạc mới, có kích thước nhỏ hơn, tách biệt với nhau bởi thể nền.Ngược lại, quá trình chia cắt tạo ra các mảnh rời rạc mới có kích thước nhỏ hơnnhưng không tách biệt với nhau bởi thé nền Hệ quả làm tăng số lượng và tổngchiều dài đường biên mảnh rời rạc (tương tác +), giảm kích thước trung bình củamảnh rời rạc và tổng diện tích nơi sống trong vùng lõi, giảm độ liên kết về nơi sống

của sinh vật (tương tác -) [68, 103].

Nghiên cứu về sinh thái học giao thông của John Davenport va Julia L.Davenport (năm 2006) đã đưa ra quan điểm hướng tới sự phát triển bền vững hệ

sinh thái giao thông đường bộ hiện đại, trong đó xác định các vấn đề mất nơi sống,

phân mảnh môi trường, các loài xâm nhập ngoại lai, ô nhiễm, phát triển nhà cửa hai

bên đường do các dự án giao thông gây ra [93].

Trong mối liên hệ với phát triển đường bộ, mất nơi sống và phân mảnh môi

trường đã được xác định như: những tác động tiêu cực đáng kế đến thảm thực vật,các loài động vật hoang dã, chức năng sinh thái và chất lượng cảnh quan trong vùng

18

Trang 31

[97-99] Mắt nơi sống sẽ thu hẹp phạm vi mà một hệ sinh thái có thê hỗ trợ sinh vậtton tại trong môi trường đó và việc cung cấp các chức năng va dich vụ sinh thái

(bao gồm trao đôi vật chất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên) [93, 99].

Phát triển đường cũng đồng nghĩa với việc chia cắt, thay đổi dòng chảy, gâyhiện tượng xói mòn, trượt lở đất dốc, suy giảm chất lượng môi trường do ô nhiễmkhông khí, thay đổi sinh cảnh và tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm Các tácđộng sinh thái của chúng được coi như "người khổng 16 ngủ trong bảo tồn sinh

học” [117].

Xây dung đường phù hop với môi trường phụ thuộc vào vi trí, hướng tuyến vacác biện pháp giảm thiểu của mạng lưới Xây dựng đường ảnh hưởng đến hệ sinhthái như mất nơi sống (Habitat loss), suy thoái và phân mảnh môi trường sống(Habitat fragmentation) Tác động sinh thái học tiêu cực nhất của giao thông đến

cấu trúc và chức năng cảnh quan là sự chia cắt nơi sống (Hình 1.5) Tại các điểm

giao cắt, dọc hai lề đường, hành lang đường là những nơi chịu tác động lớn nhất.Một hệ sinh thái giao thông đường bộ tối ưu khi: mật độ giao thông nhỏ trên một

19

Trang 32

vùng tự nhiên rộng lớn và có đường di chuyên cho động vật hoang dã ở giữa cácvùng bị chia cắt [103].

Ô nhiễm

Các hoạt động trong các giai đoạn thi công đường tạo ra vô số rác thải gây tác

động tiêu cực đến môi trường tự nhiên [107] Rác thải có thể đi vào hệ sinh tháitrong các dạng: phát triển cấp tính, nguồn khuếch tán và ô nhiễm không khí Chất

gây ô nhiễm phụ thuộc vào: (ï) loại hình xây dựng và vật liệu, thiết bị được chọntrong giai đoạn thiết kế đường bộ, (ii) các hoạt động trong thời gian xây dung, (iii)

các loại phương tiện được sử dụng và tải trọng giao thông trong giai đoạn vận hành,(iv) quy mô và cách thức bảo dưỡng trong thời hạn hoạt động của hệ sinh thái giao

thông đường bộ [93].

Chat thải gián tiếp của giao thông đường bộ xuất hiện từ các bé chứa nhiên

liệu dưới lòng đất, các ống dẫn đường dài, các trạm dịch vụ, các thiết bị rửa xe ô tô,các quán ăn ven đường, kho phế liệu ô tô và các phương tiện bị loại bỏ Tất cả cácloại chất thải này góp phần vào nguồn gây ô nhiễm nước ngầm [93].

c Vai trò của đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến

lược (ĐMC) và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trong phát triển giao thông

đường bộ

> ĐTM và DMC trong phát triển giao thông đường bộ

Đánh giá tác động môi trường là quá trình đánh giá các tác động về mặt môitrường hoặc “dấu chân sinh thái” từ quá trình phát triển đặt ra Ngày nay, người tanhận ra rằng những ứng dụng DTM phổ biến ở cấp độ dự án hoặc phạm vi hệ sinh

thái cục bộ đã không còn khả năng xác định hoặc định lượng các tác động tích lũy ở

diện rộng trong phát triển đường bộ Vì thế, Cộng đồng chung Châu Âu (EU) đãban hành chỉ thị sửa đổi về EIA (97/11/EEC) đòi hỏi đánh giá tác động môi trường

chỉ tiết hơn đối với các dự án đường chính dé dự đoán các van đề môi trường tiềman từ quy hoạch và từ dự án, tập trung vào phạm vi rộng cũng như ở mức độ cao

hơn Hướng dẫn DTM đã được bé sung bởi phần giới thiệu của EU về hướng dẫn

20

Trang 33

“Đánh giá môi trường chiến lược” (2001/42/EC) yêu cầu ưu tiên DMC trước khi

đánh giá tac động môi trường [93].

Ở Ôxtrâylia, bắt buộc các tuyến đường phải có DMC, trong đó đặc biệt chútrọng đến vấn đề môi trường xã hội trong thiết kế thi công, quy hoạch nhằm sử dụng

hợp lý tải nguyên [93].

PMC tiến hành trên lĩnh vực rộng hơn, với nhiều hoạt động, trong thời giankéo dai hơn so với phạm vi ứng dụng của DTM đối với một khu vực (ví dụ, quyhoạch đa dạng sinh học cấp quốc gia) hoặc đối với một khu vực địa lý (ví dụ, quyhoạch phát triển cấp vùng) (CBD 2004 — Công ước về Da dạng Sinh học) Vì thé,

các DMC trong giao thông đường bộ đặt chéo các cảnh quan hoặc các vùng lên sự

tương tác và các tác động phức tạp trên diện rộng [89].

Tuy nhiên, DMC không thay thế hay giảm vai trò của DTM, tại cấp độ dự án,nó giúp tô chức hiệu quả hơn tập hợp các van dé môi trường (kế cả đa dang sinhhọc) trong phạm vi chiến lược và ngay thời điểm ban đầu trong quá trình ra quyết

định [89] ĐMC đòi hỏi các phương pháp và công cụ như Hệ thống thông tin địa lý(GIS) tập trung vào các biện pháp đối với từng tác động hoặc từng phương pháp

như Phân tích lợi ích chỉ phí giúp cho người ra quyết định dễ tiếp cận hơn Vì vậy,

đặc tính của các tác động được đánh giá và các đề xuất cho tuyến đường ưu tiên,

biện pháp giảm thiểu, đền bù và quan trắc sau đó được đưa ra Các bên liên quantham gia cũng là một yêu cầu quan trọng trong ĐMC [59, 107, 112].

Mục đích điển hình về mặt môi trường đối với các ĐMC trong các hoạt độnggiao thông vận tải có thê bao gồm các vấn đề về chất lượng không khí, nước và đất,đa dang sinh học và tiếng ồn, có thé bao gồm cả các van đề khác như tác động củaviệc sử dụng các nguồn tai nguyên thiên nhiên và sử dụng đất, biến đồi khí hậu.

Trong vấn đề đa dạng sinh học, một ĐMC có thể cung cấp thông tin tổng quanban đầu về những vấn đề có khả năng liên quan đến quy hoạch vận tải Ứng dụngnay có thể giúp giảm nguy cơ tiềm ấn các tác động của cơ sở hạ tang giao thông vậntải đối với các sinh cảnh và cảnh quan có giá trị được bảo vệ Bởi vậy, theoTreweek, Hankard, Arnold và Thompson (năm 1998) cho rằng, một đề xuất phát

21

Trang 34

triển đường bộ thích hợp với các yêu cầu bắt buộc mang tính quốc tế sẽ đảm bảocho việc bảo tồn các sinh cảnh cần được bảo vệ và các loài sinh vật song trong đó[119] Công ước về Đa dạng Sinh học đề xuất cách tiếp cận hệ sinh thái là mộtkhuôn khổ phù hợp để đánh giá các chính sách và các hoạt động quy hoạch liên

quan đến giao thông vận tải [89].

> Quản lý tài nguyên dựa trên hệ sinh thái và dựa vào cộng dong trong phát

triển giao thông đường bộ

Cách tiếp cận dựa trên HST (Ecosystem-based approach) là chiến lược doCông ước Đa dạng Sinh học (CBD) đề xuất, đầu tiên là để quản lý tài nguyên đất,nước và sinh vật nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyênnày một cách công bằng IUCN đã đưa ra một quy trình gồm 12 nguyên tắc, được tổ

chức thành 5 bước hướng dẫn áp dụng cách tiếp cận này trong quản lý tài nguyên

[34, 63, 111].

Với cách tiếp cận trên hoàn toàn phù hop trong nghiên cứu phát triển giaothông đường bộ Loại hình phát triển cơ sở hạ tầng này hầu hết đều liên quan đến sử

dụng tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học và phải được đặt trong một mối quan

hệ phát triển bền vững để đảm bảo được tính bảo tồn ĐDSH, sử dụng bền vững cácthành phan của DDSH và chia sẻ công bang lợi ich thu được từ việc sử dụng tài

Con người, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các dịch vụ của nó, gồm:

() Dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nuoc ; (ii)

Dich vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn dat, điều hòa nguồn nước,dịch bệnh ); (11) Dich vụ văn hóa - tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ

dưỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác,

và (iv) Dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dưỡng, chu trình

22

Trang 35

sinh địa hóa, dòng năng lượng ) Mặt khác, con người lại tac động vào hệ sinh thái

thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt độngphát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa) — tác động chính làm suy thoái cácHST/ĐDSH Cần nhắn mạnh rằng mối tương tác giữa con người va HST có sự thay

đôi qua lại và chịu sự tác động ở các cap: địa phương, quôc gia và quôc tê.

>.Tài nguyên nước: + Cung cấp

xài ầù đàt (Thức ăn, nước }

Hình 1.6 Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và

các thành tố của cuộc sống thịnh vượngNguồn: [34, 111].

Con người, theo quan niệm hiện dai, đã trở thành trung tâm cua HST, với hai

nghĩa: i) Con người là nhân tổ tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các

23

Trang 36

hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hướng tới và đem lại phúc lợi cho con

người [111].

Như vậy, tiếp cận dựa trên HST đặt con người và thực tế sử dụng tài nguyêncủa mình là trung tâm của khung hoạch định chính sách Đề khai thác các lợi ích từ

các dịch vụ HST, con người đã đưa ra các lựa chọn hay đánh đôi trong viéc ra quyết

định của mình về quan lý liên quan đến các HST, làm thay đổi chức năng và dịch vụmà HST cung cấp.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trong phát triển giao thông đường bộCộng đồng trong phát triển giao thông đường bộ là một nhóm người cùngsong trong một bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội xác định chia sẻ quyền lợi và

trách nhiệm của việc ra quyết định này Hay nói một cách khác, cộng đồng được

xác định là tất cả những người đang sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý

nhất định, ké cả những tô chức xã hội do cộng đồng lập ra dé đại điện cho các quanđiểm của họ Ở nhiều dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản là những người giàukinh nghiệm, nắm vững phong tục tập quán của cộng đồng mình, đồng thời cũng là

trung tâm của các cuộc hòa giải, những tranh chấp xung đột, được cộng đồng tôn

trọng và tuân theo [110, 121].

Sự tham gia của cộng đồng trong các dự án giao thông đường bộ bởi các

nhóm lợi ích khác nhau sẽ quan tâm đến những vấn đề khác nhau Những quyếtđịnh về quy hoạch, kế hoạch là những cách thức sử dụng tài nguyên trong các dự ángiao thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Trên thế giới, các nước phát triển đã sớm nhận thức được vai trò, ảnh hưởngquan trọng của cộng đồng dân cư trong quá trình phát triển Nhiều nước đã banhành những quy định cụ thể, rõ ràng yêu cầu các nhà đầu tư phát triển, quản lý dựán giao thông phải có những hành động thiết thực, thể hiện sự tôn trọng các ý kiếncủa cộng đồng dân cư nơi dự án được triển khai.

Một trong những hình thức quản lý tài nguyên thu được hiệu quả cao là quản

ly dựa vào cộng đồng Do là một hình thức quản lý đã và dang áp dung ở nhiều

vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển Phương pháp này

24

Trang 37

lay cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý tài nguyên, môi trường Đưa cộngđồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý tài nguyên, trực tiếp tham gia trongnhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kếhoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện.Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực

tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò

như một công cụ hỗ trợ thúc đây cho các hoạt động cộng đồng [30, 51, 122].

Theo Vandergeest (năm 2006), quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trongphát triển giao thông đường bộ là một cách tăng cường sự tham gia của cộng đồngvào quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương [123] Quyền sử dụng đất, cácquyền đối với đất và rừng là những yếu tố quan trọng trong quản lý tài nguyên thiên

nhiên dựa vào cộng đồng Colchester (năm 1995) cho răng khi quyền về đất của

cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân riêng rẽ được tăng cường thì việcquản lý tài nguyên theo truyền thống bị ảnh hưởng tiêu cực [90] Lynch va Alcorn(năm 1994) tranh luận rang người dân địa phương có thé quyết định về tài nguyên,

ngay cả trong trường hợp nhà nước đã công bố quyền sở hữu, mặc dù quyết định

của chính phủ có thé làm mat đi động lực quản lý tài nguyên bền vững của cộng

đồng [110] Vì thế cần bảo vệ quyền tài sản của cộng đồng Colchester nêu rõ quản

lý tài nguyên dựa vào cộng đồng có tác động tích cực đến đa dạng sinh học [90].

Vai trò tham gia của cộng đồng được thế giới đánh giá rất cao Gần đây theoquan điểm của Elinor Ostrom (năm 2007) về phân tích kinh tế học (Đại học Indiana,Mỹ - giải thưởng Nobel khoa học 2009), các cộng đồng địa phương (những ngườisử dụng tài nguyên) có thé tự mình quan lý công sản tốt hơn so với các quyền lực áp

đặt từ bên ngoài [114] Các nhà quản lý quan liêu thường không có thông tin chính

xác, còn các công dân và người sử dụng tài sản đó lại nắm rõ thông tin hơn ai hết.Công sản là những tài nguyên mà nhiều người có thể sử dụng nhưng việc tiêu dùngcủa người này làm giảm khả năng tiêu dùng của người kia, ví dụ như bãi cá, đồng

cỏ, rừng, nước, không khí, đại dương [113, 114].

25

Trang 38

Theo quan điểm của Ostrom (1992, 2007), muốn quản lý hiệu quả, cần phảidân chủ hóa quá trình ra quyết định, tức là đa số người sử dụng phải có quyền tácđộng tới việc điều chỉnh thay đổi quy định Chính quyền phải tôn trọng quyền củacộng đồng những người sử dụng tài nguyên Thêm vào đó, việc giám sát và thực thinên đề những người sử dung tự thực hiện thay vi do người bên ngoài [113, 114].

1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

a Nghiên cứu về hệ sinh thái — xã hội ở Việt Nam

Hiện nay, các nghiên cứu về hệ sinh thái — xã hội ở trong nước chưa được đềcập đến nhiều Các khái niệm về sự tương tác giữa hệ sinh thái và hệ xã hội mới chủyếu đề cập trong phạm trù sinh thái nhân văn Khoa học sinh thái nhân văn được Lê

Trọng Cúc và Terry Rambo (1995) đưa vào Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ

trước Theo các ông, “sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ

tương hỗ giữa con người và môi trường”, khái niệm này dựa trên nguyên tac “quanhệ có hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệsinh thái)” [22, 46] Việc nhắn mạnh “Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu

mỗi quan hệ tương tác giữa con người và môi trường ở mức độ hệ thống” là một

điểm quan trọng trong định nghĩa này Mục đích của nghiên cứu sinh thái nhân vănlà tìm hiểu, nhận biết đặc điểm và mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống với nhauvà sự hình thành những đặc trưng trong hệ thống xã hội và hệ sinh thai Sinh tháinhân văn nghiên cứu ba van dé: (i) Các dòng năng lượng, vật chat, thông tin chuyềntừ hệ sinh thái đến hệ xã hội và từ hệ xã hội đến hệ sinh thái; (ii) Hoạt động của conngười gây nên tác động đến hệ sinh thái; (iii) Hệ xã hội thích nghi và phản ứngtrước thay đôi của hệ sinh thái [22, 46].

Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam được thực hành gan VỚI cacnghiên cứu ở miền núi hoặc nông thôn nông nghiệp [22, 46].

Nguyễn Thế Thôn (năm 2002) cho rằng, hệ sinh thái nhân văn là tổng thể củahai hệ thống, bao gồm hệ thống con người và kinh tế xã hội của nó cùng các sinhvật thuộc quần xã nhân văn và hệ thống môi trường sinh thái (môi trường sinh tháitự nhiên và môi trường sinh thái nhân tạo) mà hai hệ thống đó tác động qua lại với

26

Trang 39

nhau trong sự thống nhất tương hỗ của tự nhiên và xã hội Hệ sinh thái nhân văn có

lãnh thé và ranh giới, lãnh thổ của hệ sinh thái nhân văn bao trùm lên các lãnh thésinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo Có thê gọi lãnh thổcủa HST nhân văn là lãnh thô nhân văn Do cũng chính là lãnh thé hành chính củaxã hội loài người ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia, liên quốc gia [69].

Nếu thé giới sinh vật sống trong các hệ sinh thái và tiến hóa theo quy luật chọnlọc tự nhiên, thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường dé phát trién, thìcon người không như vậy mà tiễn hóa theo hướng hoàn thiện và phát triển các côngcụ lao động Băng cách đó, con người đã tạo ra một môi trường sống riêng chomình — xã hội, hình thành hệ xã hội (có người còn tách thành một quyên riêng -Nhân quyền - Homosphere) [121].

Theo Trương Quang Học và cộng sự (năm 2013 và 2014), cũng có quan điểmchung với với các nhà nghiên cứu trên thế giới, hệ sinh thái — xã hội là một biến thécủa hệ sinh thái nhân văn Hệ sinh thái — xã hội là hệ gồm cả con người, tự nhiên vàcác yếu tô xã hội, trong đó nhắn mạnh vào thể chế [35-37].

Như vậy có thể thấy, trong nghiên cứu giao thông đường bộ, chính sự tương

tác giữa hệ xã hội (phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đây kinh tế, kết nối xã hội) và hệsinh thái (các hệ sinh thái liên quan mà phát triển giao thông đường bộ sử dụng) trênmột khu vực, vùng lãnh thé nhất định đã tạo ra hệ sinh thái — xã hội.

Tiếp cận với những quan điểm trên, luận án cho rằng, áp dụng nghiên cứu hệsinh thái — xã hội cho các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc phát triển giao

thông đường bộ là hoàn toàn phù hợp (Hình 1.7).

Chúng tôi quan niệm răng, thi công xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giaothông (xây dựng tuyến đường TTBG Tây Nguyên) chính là một trong các tương tác(D của hệ sinh thái xã hội được quyết định bởi một trong những yêu cau của xã hội(thé chế - S) và nó được gắn vào trong mối tương tác liên quan với các hệ sinh thái(ECO) Kết quả các tác động (O) là 6n định chính tri, giữ vững an ninh - quốc

phòng, sự biến động về sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội, đi dân, suy giảm hệ

sinh thái, ĐDSH là biểu hiện trạng thái hành động do các tương tác (I) tạo ra Các

27

Trang 40

hợp phân này tạo nên một hệ sinh thái xã hội, nó có liên quan với các hệ sinh thái xã hội khác hoặc nó là thượng hệ, hạ hệ nêu xem xét gan kêt tích hợp các yêu tô của

-các hợp phần trong đó.

Xã hội, Kinh tế va Quan lý Nha nước (S)

(On định chính tri, giữ vững AN-QP, phát triển KT, chính sách)

Hệ thống tài UBND huyện, xã, |;nguyên (RS) các đơn vị Bộ,1) n

(đất, nước, Luật tục địa

phương (GS)

ị Trạng thái hành động

| Các tương tác (I) <> Kết quả các tác động (0) :

: XD cơ sở hạ tầng Giữ vững AN-QPÌ Khai thác tài nguyên Phát triên KT-XH

Ề Chuyển đổi MD SDD Biên đôi ĐDSH, HSTDi dân, Biến động SDD

Don vi tai nguyén (RU) } Đông bao

(Tính biến động, tỷ lệ phát DTTS TC, MD

| |triển, phân bố không gian) (A)

TH ——-—-—-———-—-—-—-—-—-—=-—-—-————-—-———————-—-—=—-—.-—————-————-———————— ¬

Các hệ sinh thái liên quan (ECO)

(Hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, HST nông nghiệp, HST giao

Hình 1.7 Khung phân tích hệ sinh thái - xã hội trong

nghiên cứu đường tuần tra biên giới Tây Nguyên

Ngày đăng: 24/05/2024, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 1.1. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu (Trang 20)
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội Nguồn: [104]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội Nguồn: [104] (Trang 23)
Hình 1.4. Mô hình khái niệm của một hệ sinh thai - xã hội - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 1.4. Mô hình khái niệm của một hệ sinh thai - xã hội (Trang 25)
Hình 1.6. Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 1.6. Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng (Trang 35)
Hình 1.7. Khung phân tích hệ sinh thái - xã hội trong - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 1.7. Khung phân tích hệ sinh thái - xã hội trong (Trang 40)
Bảng 3.3. Danh sách các loài Thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.3. Danh sách các loài Thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 (Trang 75)
Bảng 3.13. Dân số và mật độ ở các xã biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.13. Dân số và mật độ ở các xã biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên (Trang 95)
Hình 3.2. Gia tăng dân số ở các xã biên giới Tây Nguyên qua các năm Nguồn: Tổng hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.2. Gia tăng dân số ở các xã biên giới Tây Nguyên qua các năm Nguồn: Tổng hợp từ [80] (Trang 95)
Bảng 3.16. Các dự án đang thực hiện tại các xã - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.16. Các dự án đang thực hiện tại các xã (Trang 98)
Hình 3.4. Cơ cầu sử dụng dat tại khu vực nghiên cứu qua các năm (%) Nguồn: Tông hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.4. Cơ cầu sử dụng dat tại khu vực nghiên cứu qua các năm (%) Nguồn: Tông hợp từ [80] (Trang 99)
Hình 3.6. Biến động sử dung dat lâm nghiệp tại các xã biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.6. Biến động sử dung dat lâm nghiệp tại các xã biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80] (Trang 106)
Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng sản xuất khu vực biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.7. Diễn biến diện tích rừng sản xuất khu vực biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80] (Trang 106)
Hình 3.8. Diễn biến diện tích rừng phòng hộ khu vực biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.8. Diễn biến diện tích rừng phòng hộ khu vực biên giới Tây Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [80] (Trang 107)
Hình 3.9. Diễn biến diện tích rừng phòng hộ tại khu vực biên giới Kon Tum Nguôn: Tông hợp từ [80]. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.9. Diễn biến diện tích rừng phòng hộ tại khu vực biên giới Kon Tum Nguôn: Tông hợp từ [80] (Trang 107)
Hình 3.10. Diễn biến diện tích rừng đặc dụng tại các xã biên giới - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.10. Diễn biến diện tích rừng đặc dụng tại các xã biên giới (Trang 108)
Bảng 3.20. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Kon - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.20. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Kon (Trang 113)
Bảng 3.24. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.24. Biến động nhóm loại hình sử dụng đất các xã biên giới (Trang 119)
Bảng 3.25. Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2004-2013 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.25. Biến động các loại hình sử dụng đất các xã biên giới tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2004-2013 (Trang 120)
Bảng 3.28. Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm Khu vực Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm (%) - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3.28. Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm Khu vực Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm (%) (Trang 128)
Hình 3.16. Ty lệ % người biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở các huyện biên giới - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3.16. Ty lệ % người biết chữ từ 10 tuổi trở lên ở các huyện biên giới (Trang 130)
Bảng 2. Ảnh SPOT 5 sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 2. Ảnh SPOT 5 sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 172)
Bảng 1. Ảnh SPOT 5 sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 1. Ảnh SPOT 5 sử dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trang 172)
Hình 2. Sơ đồ các ảnh vệ tinh SPOTS năm 2012-2013 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 2. Sơ đồ các ảnh vệ tinh SPOTS năm 2012-2013 (Trang 173)
Hình 3. Sơ đồ các mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25 000 khu vực nghiên cứu - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Hình 3. Sơ đồ các mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25 000 khu vực nghiên cứu (Trang 174)
Bảng 3. Danh sách các loài Bò sát, Lưỡng cư khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên 12/2013 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở khu vực Tây Nguyên
Bảng 3. Danh sách các loài Bò sát, Lưỡng cư khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên 12/2013 (Trang 189)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN