1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tổng hợp thực tập kinh tế phát triển

32 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tổng Hợp Thực Tập Phần 1: Bối Cảnh TG Và VN
Chuyên ngành Kinh tế Phát triển
Thể loại Bài tổng hợp thực tập
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 5,53 MB

Nội dung

Liên minh châu Âucũng đưa ra Quỹ Phục hồi trị giá 750 tỷ euro 860 tỷ USD… Nghiên cứu của Viện Brookings có trụ sở tại Thủ đô Washington D.C Mỹ chỉ ra rằng,hỗ trợ tài chính ở quy mô toàn

Trang 1

và lây lan Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơcấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nềnhất.

Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh

tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức,Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, TháiLan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh vàcũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020 Tại

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong quý II/2020 suy giảm 31,4%, số liệu kém nhất kể từ năm

1947, chủ yếu do chi tiêu tiêu dùng sụt giảm mạnh mẽ tới 34% Trước đó, kinh tế nước này đãgiảm 5% trong quý I/2020 và chính thức rơi vào suy thoái do dịch Covid -19, chấm dứt chuỗităng trưởng kéo dài 11 năm liên tiếp - giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước Mỹ

Trang 2

Để đối phó với tác động xấu do Covid -19, các nước đã đồng loạt tung ra các gói kíchthích cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải cứu nền kinh tế Tổng trị giá cácgói hỗ trợ của Mỹ hay Nhật Bản thậm chí lên tới 20% GDP Trong tháng 3/2020, Cục Dự trữLiên bang Mỹ đã hai lần hạ lãi suất khẩn cấp Trong khi đó, một loạt ngân hàng trung ương trênthế giới như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Australia đã hạ lãi suất xuốngcác mức thấp kỷ lục.

Để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ Mỹ chi số tiền cứu trợ chưa từng có lên tới hàng nghìn

tỷ USD để kích thích tiêu dùng và bảo đảm việc làm Nhật Bản đã công bố ba gói kích thích cótổng trị giá 2.410 tỷ USD để giảm bớt tác động của đại dịch, trong đó có các biện pháp hỗ trợtiền mặt cho các gia đình và cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ Liên minh châu Âucũng đưa ra Quỹ Phục hồi trị giá 750 tỷ euro (860 tỷ USD)…

Nghiên cứu của Viện Brookings có trụ sở tại Thủ đô Washington D.C (Mỹ) chỉ ra rằng,

hỗ trợ tài chính ở quy mô toàn cầu đạt gần 16.000 tỷ USD (khoảng 15% GDP toàn cầu) vào năm

2020, tuy nhiên, năng lực của các quốc gia để thực hiện biện pháp này là hoàn toàn khác nhau.Viện Brookings xác định một số điều kiện quan trọng tồn tại trước đó đã “khuếch đại” tác độngcủa cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra, đó là không gian tài chính hay khả năng tiếp cận thịtrường tài chính quốc tế, năng lực của nhà nước trong hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp và cấutrúc thị trường lao động của mỗi nước Ngoài ra, tốc độ và sức mạnh của quá trình phục hồi phụthuộc cốt yếu vào năng lực của các chính phủ trong việc mua và triển khai tiêm vaccine ngừaCovid-19

Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) thuộc công ty truyền thông The Economist (Anh) công bốmột nghiên cứu cho thấy, vào giữa năm 2022, các nước không tiêm đủ vaccine cho 60% dân số

sẽ phải chịu tổn thất tương đương 2.000 tỷ euro (khoảng 2.348 tỷ USD) trong giai đoạn 2022

-2025 Đáng chú ý, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ phải gánh chịu khoảng 70%khoản thiệt hại trên, bởi tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa Covid-19 ở những nước này thấp hơn rấtnhiều so các nước giàu hơn Tính đến cuối tháng 8, khoảng 60% dân số của các nước thu nhậpcao hơn đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa Covid-19, trong khi tỷ lệ này chỉ là hơn 1%tại các nước thu nhập thấp hơn EIU cũng cảnh báo, sự chậm trễ trong viê zc triển khai tiêmvaccine còn làm gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội tại các nền kinh tế đang phát triển Theo số liệucủa EIU, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chịu thiệt hại nặng nhất khi chiếm ba phần tư tổng

Trang 3

số khoản thiê zt hại nêu trên Nếu xét về tỷ lệ phần trăm của GDP, khu vực phía nam sa mạcSahara của châu Phi chịu tổn thất nặng nhất.

1.2 Giá dầu

Điều ít người ngờ tới là khi quý I/2022 còn chưa kết thúc, giá dầu đã vượt ngưỡng 100USD/thùng Ngày 24/2, ngày khi xung đột Nga-Ukraina bùng nổ, giá dầu Brent Biển Bắc đã ghinhận các mức cao chưa từng thấy trong gần 8 năm, đóng cửa ở mức 101,20 USD/thùng, còn giádầu WTI của Mỹ cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2014, tiệm cận ngưỡng 100 USD/thùng.Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố mở chiến dịch đặc biệt liên quan tớiUkraine được coi là diễn biến có thể khởi đầu cho một tình hình nghiêm trọng hơn tại châu Âu

và tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ hai thếgiới và chủ yếu bán dầu thô cho các công ty lọc dầu châu Âu Nước này cũng là nhà cung cấp khi

tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, khoảng 35% nguồn cung khí đốt cho "lục địa già" Các chuyêngia cho biết bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều

có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn cho người tiêu dùng

Tới ngày 7/3/2022, giá dầu Brent đã tăng lên 139,13 USD/thùng, phản ứng trước tuyên

bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga.Vào thời điểm dầu liên tục "lập đỉnh" đó, nhiều nhận định lạc quan về thị trường nàyđược đưa ra JPMorgan ước tính giá dầu thô có thể tăng vọt gần 70% từ mức ghi nhận vào đầutháng Ba, lên 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu nguồn cung dầu của Nga vẫn bị gián đoạn.Theo JPMorgan, quy mô của "cú sốc nguồn cung" này có thể lớn đến mức giá dầu sẽ phải duy trì

ở mức khoảng 120 USD/thùng trong nhiều tháng, với giả định rằng nguồn cung dầu thô của Iran

sẽ không quay trở lại thị trường ngay lập tức Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) nhận định rằng,giá dầu Brent có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm nay Tập đoàn tài chính ING, có trụ sởchính tại Amsterdam (Hà Lan) dự báo giá dầu Brent trong quý II/2022 sẽ đạt trung bình 102USD/thùng, trong khi cho cả năm 2022, mức giá được đưa ra là 96 USD/thùng Trong khi đó,ngân hàng ANZ của Australia cũng đã nâng dự báo ngắn hạn đối với giá dầu lên 125 USD/thùng,đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp tục gia tăng

Trong báo cáo định kỳ tháng 8/2022, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếptục điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ năm 2022 Theo đó, thịtrường "vàng đen" chưa thể khởi sắc như kỳ vọng bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo

sẽ còn chậm

Trang 4

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong dự báo gần đây đã hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu,đồng thời cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trởthành hiện thực, có thể đẩy kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái Theo IMF, tăng trưởng GDPtoàn cầu năm 2022 dự báo sẽ xuống 3,2%, so mức dự báo 3,6% mà tổ chức này đã đưa ra hồitháng Tư IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4xuống 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

1.3 Chiến tranh Nga – Ukraina

Ảnh hưởng sâu sắc đến từ việc chiến tranh sẽ tác động ra sao tới những dịch chuyển vốn

dĩ đang định hình lại kinh tế thế giới trước khi cuộc chiến nổ ra

Theo hãng tin Reuters, gần như ngay tức thì, xung đột Nga-Ukraine đã làm gia tăng bất

ổn đối với nền kinh tế toàn cầu còn đang gượng dậy sau “chấn thương” kinh tế đại dịch Covid-19gây ra - sự kiện kéo theo sự gia tăng kỷ lục của nợ công, một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt

do lạm phát leo thang, và tình trạng khan hiếm lao động trong nhiều ngành nghề quan trọng.Tiếp đó, các biện pháp kinh tế mà phương Tây trút xuống nước Nga trở thành một ràocản mới đối với thương mại thế giới, giữa lúc những trở ngại khác đã xuất hiện từ trước và ngàycàng tăng lên sau hàng thập kỷ quá trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng

Việc dòng chảy năng lượng từ Nga ra thị trường toàn cầu suy giảm, một mặt do các biệnpháp trừng phạt của phương Tây và một mặt được cho là hành động có chủ đích của Nga, có thể

sẽ thúc đẩy tiến trình dịch chuyển năng lượng vốn đã trở nên cấp bách trong việc chống biến đổikhí hậu

Trang 5

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine đối với các nền kinh tế

hàng đầu thế giới

Cho tới hiện tại, châu Âu đã tránh được “cơn ác mộng” phải chia định mức tiêu thụ nănglượng và một làn sóng phá sản như nhiều chuyên gia đã từng lo sợ, nhờ nỗ lực lấp đầy dự trữnăng lượng và kiểm soát nhu cầu tiêu thụ năng lượng Thời tiết cũng đứng về phía châu Âu khimùa đông vừa qua không lạnh như thường lệ

Giá lương thực và năng lượng toàn cầu vốn đã tăng mạnh từ trước chiến tranh, khi thếgiới trỗi dậy sau những đợt phong toả chống Covid trong năm 2020 Chiến tranh chỉ khiến chogiá cả tăng mạnh thêm Dù vậy, sau một năm, nhiều chỉ số giá cả đã giảm về mức thấp hơn sovới cùng kỳ năm ngoái

Cho tới hiện tại, châu Âu đã tránh được “cơn ác mộng” phải chia định mức tiêu thụ nănglượng và một làn sóng phá sản như nhiều chuyên gia đã từng lo sợ, nhờ nỗ lực lấp đầy dự trữnăng lượng và kiểm soát nhu cầu tiêu thụ năng lượng Thời tiết cũng đứng về phía châu Âu khimùa đông vừa qua không lạnh như thường lệ Giá lương thực và năng lượng toàn cầu vốn đãtăng mạnh từ trước chiến tranh, khi thế giới trỗi dậy sau những đợt phong toả chống Covid trongnăm 2020 Chiến tranh chỉ khiến cho giá cả tăng mạnh thêm Dù vậy, sau một năm, nhiều chỉ sốgiá cả đã giảm về mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái

Biểu đồ: Giá lương thực thế giới khi chiến tranh nổ ra

Đối với thương mại toàn cầu, ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine còn là điều khóđoán định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các định chế khác nhận thấy nguy cơthương mại toàn cầu phân mảnh thành những khối thương mại thù nghịch - một kịch bản mà mô

Trang 6

hình tính toán của IMF cho rằng sẽ gây sụt giảm tới 7% sản lượng kinh tế toàn cầu Một “ngòinổ” cho kịch bản như vậy có thể nằm ở sự dịch chuyển tới một đợt trừng phạt thứ cấp trên diệnrộng, không chỉ nằm vào Nga mà cả những công ty và nhà đầu tư làm ăn với Nga.

1.4 Các động thái tăng lãi suất của FED

Khi FED tăng lãi suất, điều đó có nghĩa là chi phí vay tiền từ ngân hàng sẽ tăng lên Điềunày sẽ làm giảm chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng, và do đó sẽ thường làm giảm lạm phát.Lãi suất cũng có ảnh hưởng đến tiết kiệm, thế chấp và nợ thẻ tín dụng

Lãi suất của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn có tác động trên toàn thế giới, vìnhiều quốc gia gắn liền đồng tiền của họ với đô la Mỹ và thay đổi lãi suất của họ theo Mỹ Ngoài

ra, lãi suất của Mỹ cũng ảnh hưởng đến giá trị của các trái phiếu kho bạc Mỹ, là một tiêu chuẩnquốc tế cho các khoản đầu tư an toàn

Một số nước đang phát triển có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc FED tăng lãi suất, vì

họ có nhiều nợ tính bằng đô la Mỹ và sẽ phải trả nhiều hơn khi đô la Mỹ tăng giá Tuy nhiên,một số nước khác có thể được hưởng lợi từ việc FED tăng lãi suất, vì điều đó sẽ làm tăng nhucầu của Mỹ đối với các sản phẩm của họ

Một số ví dụ về tác động tiêu cực của việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng tới nền kinh tếthế giới là:

 Việc FED tăng lãi suất sẽ làm giảm giá trị của các cổ phiếu và trái phiếu, vì nó sẽ làmtăng chi phí vay của các doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận dự kiến Điều này sẽ ảnhhưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và có thể gây ra sự bất ổn trên thị trường chứngkhoán

 Việc FED tăng lãi suất sẽ làm tăng giá trị của đô la Mỹ so với các đồng tiền khác Điềunày sẽ làm khó khăn cho các nước đang phát triển có nhiều nợ tính bằng đô la Mỹ, vì họ

sẽ phải trả nhiều hơn khi đô la Mỹ tăng giá Điều này cũng sẽ làm giảm khả năng cạnhtranh của các sản phẩm xuất khẩu của các nước này, vì chúng sẽ trở nên đắt đỏ hơn so vớicác sản phẩm của Mỹ

 Việc FED tăng lãi suất sẽ làm giảm chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ, vì nó sẽlàm tăng chi phí vay mua nhà, xe hơi và các mặt hàng khác Điều này sẽ ảnh hưởng đếndoanh thu của các công ty bán hàng cho thị trường Mỹ, bao gồm cả các công ty quốc tế.Một số tác động tích cực của việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giớinhư sau:

Trang 7

 Việc tăng lãi suất có thể giúp kiềm chế lạm phát bằng cách làm chậm hoạt động kinh tế,nhưng không quá nhiều Khi lãi suất tăng, nghĩa là chi phí vay mượn tăng lên, người tiêudùng sẽ hạn chế mua sắm và tiêu dùng Điều này có thể giúp giảm áp lực lên giá cả.

 Việc tăng lãi suất cũng làm cho đồng đô la Mỹ tăng giá so với các ngoại tệ khác Điềunày có thể thu hút vốn đầu tư vào Mỹ và làm tăng giá trị của các trái phiếu kho bạc Mỹ.Các trái phiếu kho bạc Mỹ được coi là tài sản không rủi ro và được sử dụng làm chuẩnmực cho các lãi suất toàn cầu

 Việc đồng đô la Mỹ mạnh lên cũng có thể thúc đẩy nhu cầu của Mỹ đối với các sản phẩm

từ khắp nơi trên thế giới, do đó hỗ trợ xuất khẩu của các nước khác Đồng thời, việc đồng

đô la Mỹ mạnh lên cũng có thể làm giảm giá cả của các hàng hóa được giao dịch bằng đô

la, như dầu và kim loại quý, do đó giảm chi phí nhập khẩu cho các nước khác

2 Báo cáo tổng quan về nền kinh tế VN và TTCK VN trong giai đoạn 2020 – 2022

2.1 Báo cáo về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022

2.1.1 Dịch bệnh COVID-19

Sự bùng nổ của dịch COVID – 19 vào năm 2020 đã đem đến nhiều thách thức cho nềnkinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiềuvào các nền kinh tế khác, vậy nên các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động được đưa

ra vào lúc đó cũng tương quan với các tác động đối với các nền kinh tế của các nước khác.Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam trên 3 tác động chính gồm:tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêudùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch Điều đáng mừng là trong thách thức đại dịch, ViệtNam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có mức tăng trưởng GDP dương (tăng2,1% năm 2020 và 2,58% năm 2021) Có thể tóm gọn lợi thế của Việt Nam trong đại dịch Covid-

19 ở một số điểm như sau:

 Ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản: Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen,kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ củanền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độtăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành Lâm nghiệp tăng 3,88%, đónggóp 0,02 điểm phần trăm và ngành Thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phầntrăm Đây là ngành chủ đạo làm động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 8

 Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch dù có chững lại do dịch, nhưng vừa bớt dịch

là người dân lại mua sắm, du lịch, di chuyển với mức tăng được ghi nhận từ 28,1 đến51,3% trong quý III/2021

 Ngành Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch

vụ với mức tăng 42,75%; hoạt động tài chính - ngân hàng tăng 9,42%; ngành Thôngtin và Truyền thông tăng gần 6% (nguồn: moit.gov.vn)

Như vậy, với điểm tựa chắc chắn từ ngành Nông nghiệp, giúp Nhà nước và người dânkhông phải lo lắng về an ninh lương thực Đồng thời, nhờ sự tin tưởng vào các quyết định củaChính phủ, nên việc hợp tác và ủng hộ của người dân với các quyết định này khá tốt, giúp ViệtNam giảm thiểu sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh

Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, đang sở hữu cơ cấu dân số vàng nên nếu có các quyếtsách đúng, tăng trưởng kinh tế sẽ mau chóng vực dậy và hồi phục Việt Nam có lợi thế trongnhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, viễn thông,… nên khả năng các ngành lấylại đà tăng trưởng và tăng trưởng bứt phá sau thời kỳ bị phong tỏa vì đại dịch là rất lớn Theo đó,

cơ hội để nền kinh tế phát triển cả về nguồn cung và sức cầu trong bối cảnh Chính phủ đã xácđịnh quan điểm “thích ứng, sống chung với COVID-19” là rõ ràng Điều cần cân nhắc là các góichính sách, các giải pháp thúc đẩy kinh tế phục hồi đã và sẽ được ban hành tới đây phải làm saođạt được mục tiêu tăng trưởng cao nhưng kiểm soát tốt lạm phát

2.1.2 Trái phiếu

* Giai đoạn năm 2020 – 2021

HNX cho biết, tháng 12/2020, thị trường trái phiếu Chính phủ tại HNX có diễn biến sôiđộng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp Trên thị trường sơ cấp, thông qua 25 đợt đấu thầu được

tổ chức tại HNX, các tổ chức phát hành đã huy động được 52.988 tỷ đồng trái phiếu, tăng 43,6%

so với tháng trước

Theo đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 43.613 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển ViệtNam huy động được 6.900 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.475 tỷ đồng.Trên thị trường trái phiếu Chính phủ thứ cấp tháng 12/2020, giá trị giao dịch bình quânphiên đạt 14.029 tỷ đồng/phiên, tăng 22,8% so với tháng trước và là mức lớn nhất trong năm

2020 Đặc biệt, tháng 12 có nhiều phiên giao dịch có giá trị giao dịch đạt tới 15.000 tỷđồng/phiên

Trang 9

Năm 2020, quy mô và thanh khoản trên thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăngtrưởng, theo đó giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so vớinăm 2019.

Tính đến ngày 04/01/2021, theo số liệu tổng hợp trên HNX, trong tháng 12, tổng giá trịtrái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo hình thức riêng lẻ là 20,339 tỷ đồng, tăng 48.7% sovới tháng trước đó, với 30 đợt phát hành của 22 doanh nghiệp Kỳ hạn phát hành bao gồm 1-, 2-,3-, 4.5-, 5- và 7-năm với kỳ hạn phát hành bình quân là 3.75 năm Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có giátrị phát hành lớn nhất, đạt 12,282 tỷ đồng, chiếm 60% tổng giá trị phát hành

Về cơ cấu thị trường trái phiếu phát hành theo loại hình doanh nghiệp, tổng giá trị pháthành của các Tổ chức tín dụng vươn lên đứng đầu, đạt 14,903.4 tỷ đồng, chiếm 73.3% tổng giátrị phát hành trái phiếu Trong tháng 12, các doanh nghiệp Bất động sản đứng ở vị trí thứ hai vớitổng giá trị phát hành đạt mức 3,178.9 tỷ đồng, chiếm 15.6%

Vào tháng 12 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ – CP, quy định

về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các tổ chức phát hành trái phiếu ViệtNam Nghị định 153/2020/NĐ – CP có những điểm đáng chú ý sau liên quan đến phát hành tráiphiếu doanh nghiệp ở Việt Nam:

 Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Nghị định 153/2020/NĐ – CP cho phépviệc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh doanhnghiệp thay vì bên bảo lãnh ngân hàng theo Nghị Định 163/2018/ NĐ – CP

 Ít điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hơn – Nghị định 153/2020/NĐ –

CP không còn yêu cầu một doanh nghiệp phải có ít nhất một năm hoạt động Yêu cầukhông thanh toán quá hạn đối với các trái phiếu trước đó được hủy bỏ nếu tổ chức pháthành có kế hoạch phát hành trái phiếu cho một tổ chức tài chính được lựa chọn

 Đối tượng mua trái phiếu – Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được giới hạn

là “nhà đầu tư chuyên nghiệp” và trong trường hợp mua trái phiếu chuyển đổi, là nhà đầu

tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư chiến lược Nghị định 153/2020/NĐ – CP cũng quy địnhnghĩa vụ rõ ràng rằng người mua trái phiếu phải nghiên cứu các điều khoản trái phiếu, tổchức phát hành trái phiếu và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình

 Khả năng phát hành trái phiếu trực tiếp bị hạn chế - Việc phát hành trực tiếp trái phiếu bịhạn chế đối với bên phát hành là các tổ chức tín dụng Việc phát hành trái phiếu khác phảiđược thực hiện thông qua đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành

Trang 10

 Yêu cầu mới đối với phương án phát hành trái phiếu - Một phương án phát hành tráiphiếu phải có:

1 Thông tin cụ thể về dự án/chương trình đầu tư hoặc các hoạt động sản xuất, kinhdoanh cần bổ sung vốn hoặc cơ cấu lại nguồn vốn thu được từ trái phiếu

2 Văn bản xác nhận rằng tổ chức phát hành đã thanh toán đủ gốc và lãi của tráiphiếu đã phát hành hoặc khoản nợ đến hạn trong vòng ba năm liền kề trước nămphát hành trái phiếu

3 Chỉ tiêu tài chính của dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của ba năm liền kề trướcnăm phát hành trái phiếu và sau khi phát hành

 Thời hạn rõ ràng để Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận - Đối với việc pháthành trái phiếu riêng lẻ phải được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) chấpthuận, Nghị định 153/2020/NĐ – CP quy định UBCKNN phải trả lời trong vòng 10 ngày

kể từ ngày UBCKNN nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

 Đăng ký, lưu ký trái phiếu – Trái phiếu được phát hành theo phương thức phát hành riêng

lẻ phải được đăng ký, lưu ký với một (và chỉ một) thành viên được cấp phép của TrungTâm Lưu Ký Chứng khoán trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày phát hành hoặcđược UBCKNN chấp thuận

 Không có sự thay đổi đối với trái phiếu phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 –Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 có thể tiếp tụctuân theo các điều kiện và điều khoản của trái phiếu đó Nhưng Nghị định 153/2020/NĐ– CP không cho phép tổ chức phát hành trái phiếu sửa đổi các điều khoản của trái phiếu

đã được phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021

Dù đã giảm bớt sức “nóng” so với năm 2020, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệptiếp tục bùng nổ trong năm 2021 Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính tới tháng 11/2021, khốilượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 495.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng phát hànhriêng lẻ chiếm 94,5% Ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiếm vị trí Quán quân và

Á quân về khối lượng phát hành

Ngân hàng Nhà nước và nhất là Bộ Tài chính liên tục phát đi các thông tin cảnh báo rủi

ro tiềm ẩn của trái phiếu doanh nghiệp tới nhà đầu tư nhiều như thế Đặc biệt hơn nữa, Thủtướng Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý, đẩymạnh thanh tra, xử lý sai phạm trên thị trường này và đã xử phạt những đơn vị vi phạm quy định

Trang 11

Theo số liệu của VBMA, năm 2021, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệptrong nước đạt trên 658.000 tỷ đồng, tăng trưởng 42% Thị trường chứng kiến 1.033 đợt chàobán, gấp 2,8 lần so với năm 2020 và tương đương quy mô trung bình 636 tỷ đồng/đợt Ngoài racòn 4 đợt phát hành ra quốc tế với tổng giá trị 1,425 tỷ USD Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp pháthành ra công chúng chỉ chiếm rất nhỏ, chưa đến 4,6%, phần lớn là đến từ phát hành riêng lẻ.VBMA cho biết rằng có đến 243 doanh nghiệp lần đầu phát hành trái phiếu trong năm 2020,chiếm 40% tổng khối lượng phát hành, Phần lớn đến từ các cái tên mới trong ngành bất động sản

và xây dựng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng với doanh nghiệp kinh doanhbất động sản, luôn chiếm 38 – 40 % trong tổng cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cảnăm Theo sau là trái phiếu doanh nghiệp của khối ngân hàng Khối ngân hàng phát hành tráiphiếu để tăng vốn trung và dài hạn

* Giai đoạn năm 2022

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2020 - 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghinhận sự trầm lắng trong phần lớn thời gian năm 2022 với khối lượng phát hành, thanh khoảngiảm mạnh Tính đến cuối tháng 11/2022, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ đạt gần 330nghìn tỷ đồng, giảm hơn 28,5% so với cùng kỳ 2021 Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng

lẻ đang lưu ký là 1,26 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 15% GDP

Nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chứng kiến “cú sốc” tâm

lý lan rộng khi nhà đầu tư chứng kiến các vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và VạnThịnh Phát

Vụ việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Ngày 7-9, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an ra thông báo tìm bị hại trong vụ

án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn TânHoàng Minh

Thông báo của C03 cũng cho biết kết quả điều tra ban đầu về những thủ đoạn gian dốicủa chủ tịch tập đoàn này nhằm huy động tiền trái pháp luật của các nhà đầu tư nhưng không sửdụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - phó cục trưởng C03 - cho hay kết quả điều tra xác địnhTân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư

Vụ việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Trang 12

Ngày 7/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừađảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liênquan đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với bà Trương MỹLan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 3 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tàisản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 do có hành vi gian dốitrong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷđồng của người dân trong thời gian năm 2018 – 2019.

Trong đó, có thể hiểu rằng lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạngian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội đểchiếm đoạt tài sản đó

Một số chuyên gia tài chính dự báo, các trái chủ của An Đông có khả năng khó thu hồi lạivốn sau khi ban lãnh đạo công ty này đã bị bắt tạm giam Vì hiện công ty như "rắn không đầu"nên cũng khó thu xếp đủ tài chính để hoàn trả vốn cho khách hàng đã mua trái phiếu Đồng thời,các lô trái phiếu đã phát hành của An Đông đến cuối năm 2023 và đầu năm 2024 mới đến kỳ tấttoán nên phải tiếp tục chờ

Hai vụ việc trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của các nhà đầu tư về thị trườngtrái phiếu Niềm tin suy giảm kết hợp với thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiềudoanh nghiệp gặp khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro

Để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, Chính phủ

và các cơ quan quản lý đã có nhiều động thái hỗ trợ Cuối năm 2022, Bộ Tài chính đã trìnhChính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻtheo hướng lùi thời hạn áp dụng 1 năm đối với các quy định: xác định tư cách nhà đầu tư chứngkhoán chuyên nghiệp, yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm; và bổ sung quy định doanh nghiệp

có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay, hoặc tài sản khác để thanh toán gốc, lãi tráiphiếu…

2.2 Diễn biến TTCK giai đoạn 2020 – 2022

Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020 2022 như sau:

Năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19,khiến chỉ số VN-Index giảm sâu từ mức cao nhất 1.022 điểm vào tháng Hai xuống mức thấp nhất

659 điểm vào tháng Ba Tuy nhiên, nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và sự hồi

Trang 13

(RCEP) Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số VN-Index có thể đạt mức 1.600 điểm vào cuối năm2023.

Triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 dựa trên các yếu tố sau:

Sự phục hồi của nền kinh tế trong nước và quốc tế sau đại dịch COVID-19: Theo Ngânhàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7,5% năm 2023 và 6,7% năm 2024 nhờ

sự hồi phục của nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cũng như các chính sách kích thích kinh tế củachính phủ Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng có thể tăng trưởng 4,1% năm 2023 và 3,8% năm

2024 nhờ sự tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh và tiêm chủng vaccine, cũng như sự hỗ trợcủa các chính sách tài khóa và tiền tệ

Sự giảm bớt áp lực của lạm phát và lãi suất: Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lạmphát năm 2023 có thể giảm xuống mức khoảng 4% nhờ sự điều hòa của giá cả hàng hóa thế giới

và giá cả trong nước Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể được duy trì ởmức thấp để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi kinh tế Lãi suất cho vay của cácngân hàng thương mại cũng có thể được giữ ổn định hoặc giảm nhẹ để thu hút khách hàng.Ngoài ra, lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể chỉ được tăng từ mức hiệntại là 0-0,25% lên mức 0,5-0,75% vào cuối năm 2023

Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoàinước: Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tưtrong và ngoài nước nhờ các yếu tố như mức định giá hấp dẫn sau khi giảm sâu trong năm 2022,mức sinh lời cao của các doanh nghiệp niêm yết, sự minh bạch và quản trị tốt hơn của các doanhnghiệp niêm yết, cũng như sự phát triển của hạ tầng và công nghệ của thị trường chứng khoán.Ngoài ra, việc Việt Nam được xem xét để nâng hạng từ thị trường biên lề lên thị trường mới nổibởi MSCI (Morgan Stanley Capital International) cũng là một yếu tố thu hút vốn đầu tư vào thịtrường chứng khoán Việt Nam

3.2 Khó khăn

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn docác yếu tố như sự biến động của giá cả và lạm phát, sự siết chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàngNhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng như sự chậm trễ trong việckiểm soát dịch bệnh và tiêm chủng vaccine Ngoài ra, các biến động kinh tế và chính trị quốc tếnhư căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande, hay sự rút luicủa Mỹ khỏi Afghanistan cũng là những yếu tố gây bất ổn cho thị trường

Trang 14

Khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 dựa trên các yếu tố sau:

Sự biến động của giá cả và lạm phát: Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lạm phát năm

2023 có thể giảm xuống mức khoảng 4% nhưng vẫn cao hơn mức tiêu chuẩn là 3% Nguyênnhân chính là do sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu như dầu thô, nguyên liệu sản xuất vàhàng tiêu dùng, cũng như sự thiếu hụt của một số mặt hàng trong nước do ảnh hưởng của dịchbệnh Sự biến động của giá cả và lạm phát có thể làm giảm sức mua của người dân, gây áp lựccho các doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn cho các nhà đầu tư

Sự siết chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữLiên bang Mỹ (FED): Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính sách tiền tệ năm 2023 sẽ đượcđiều hành linh hoạt và thận trọng để kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định tỷ giá và cân bằngthanh toán quốc tế Tuy nhiên, việc siết chặt chính sách tiền tệ có thể làm tăng lãi suất cho vay vàgiảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng Điều này có thể làm giảm khả năng vay vốn của cácdoanh nghiệp và các nhà đầu tư, cũng như làm giảm sức hút của thị trường chứng khoán ViệtNam Ngoài ra, việc FED tăng lãi suất cơ bản từ mức hiện tại là 0-0,25% lên mức 0,5-0,75% vàocuối năm 2023 có thể làm tăng áp lực rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có ViệtNam

Sự chậm trễ trong việc kiểm soát dịch bệnh và tiêm chủng vaccine: Theo Bộ Y tế ViệtNam, đến nay chỉ có khoảng 60% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 vàkhoảng 40% dân số được tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19 Tuy nhiên, việc tiêm chủngvaccine vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn cung vaccine, do sự biến đổi của các biến thểmới của virus, cũng như do sự thiếu ý thức của một số người dân Sự chậm trễ trong việc kiểmsoát dịch bệnh và tiêm chủng vaccine có thể làm gia tăng nguy cơ bùng phát lại của dịch bệnh vàgây ra các biện pháp giãn cách xã hội Điều này có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp

Các biến động kinh tế và chính trị quốc tế ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2023 như sau:

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc: Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thếgiới và là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Tuy nhiên, hai nước cũng có nhiềumâu thuẫn về các vấn đề như thương mại, công nghệ, nhân quyền, an ninh và chủ quyền Căngthẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, gây ra các biến

Trang 15

động của giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái, cũng như làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhậpkhẩu của Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande: Evergrande là một trong những tập đoàn bất độngsản lớn nhất Trung Quốc và cũng là một trong những công ty có nợ cao nhất thế giới Tuy nhiên,

do sự sụt giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc và sự siết chặt của chính quyền TrungQuốc đối với ngành bất động sản, Evergrande đã gặp khó khăn trong việc trả nợ và đối mặt vớinguy cơ phá sản Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande có thể gây ra các hệ quả tiêu cực cho nềnkinh tế Trung Quốc và toàn cầu, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và gây ra các biến độngcủa thị trường tài chính

Sự rút lui của Mỹ khỏi Afghanistan: Mỹ đã rút toàn bộ quân sự khỏi Afghanistan vào cuốitháng Tám năm 2022 sau 20 năm chiến tranh Tuy nhiên, việc rút lui của Mỹ đã để lại một tìnhtrạng bất ổn chính trị và an ninh ở Afghanistan, khiến cho Taliban nắm quyền kiểm soát toàn bộquốc gia Sự rút lui của Mỹ khỏi Afghanistan có thể làm gia tăng nguy cơ khủng bố, di dân vàxung đột vũ trang ở khu vực Trung Đông và Nam Á, cũng như làm suy yếu vai trò của Mỹ trongchính sách đối ngoại và an ninh quốc tế

3.3 Thách thức

Để vượt qua các khó khăn và tận dụng các cơ hội, thị trường chứng khoán Việt Nam năm

2023 cần đối mặt với các thách thức như việc cải thiện minh bạch và quản trị của các doanhnghiệp niêm yết, việc phát triển hạ tầng và công nghệ của thị trường chứng khoán, việc thu hútvốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, cũng như việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của thịtrường chứng khoán

Thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 dựa trên các yếu tố sau:Việc cải thiện minh bạch và quản trị của các doanh nghiệp niêm yết: Minh bạch và quảntrị là những yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín và hấp dẫn của các doanh nghiệp niêm yết đốivới các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, một số doanh nghiệp niêm yết ở Việt Namvẫn còn thiếu minh bạch và quản trị tốt, gây ra các rủi ro cho các nhà đầu tư Ví dụ, một sốdoanh nghiệp niêm yết đã bị phát hiện gian lận kế toán, vi phạm quy định về công bố thông tin,

sử dụng vốn không hiệu quả, hay có liên quan đến các vụ án kinh tế Việc cải thiện minh bạch vàquản trị của các doanh nghiệp niêm yết là một thách thức lớn cho thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2023

Trang 16

Việc phát triển hạ tầng và công nghệ của thị trường chứng khoán: Hạ tầng và công nghệ

là những yếu tố cơ bản để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển của thị trườngchứng khoán Tuy nhiên, hạ tầng và công nghệ của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn cònnhiều hạn chế, gây ra các sự cố kỹ thuật, gián đoạn giao dịch, hay thiếu khả năng xử lý giao dịchlớn Ví dụ, vào tháng Tám năm 2022, hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX) đã bị sập trong hai ngày liên tiếp do lỗi phần mềm Việc phát triển hạ tầng và công nghệcủa thị trường chứng khoán là một thách thức khó khăn cho thị trường chứng khoán Việt Namnăm 2023

Việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau: Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đểduy trì và phát triển của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư vào thịtrường chứng khoán Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của các kênh đầu tưkhác như bất động sản, tiền gửi ngân hàng hay vàng Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư từ các nhàđầu tư ngoại cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như tỷ giá hối đoái, lãi suất quốc tế, rủi ro chínhtrị hay pháp lý

Việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của thị trường chứng khoán: Đây là một yếu tốquan trọng để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việc đa dạng hóa sảnphẩm và dịch vụ có thể giúp cho các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mụctiêu đầu tư của mình, cũng như giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng sinh lời Ngoài ra, việc

đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cũng có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong

và ngoài nước, cũng như góp phần phát triển các thị trường tài chính khác như thị trường tiền tệ,thị trường ngoại hối hay thị trường phái sinh

Tuy nhiên, việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của thị trường chứng khoán Việt Namvẫn còn nhiều hạn chế, gây ra các bất cập cho các nhà đầu tư Ví dụ, một số sản phẩm và dịch vụcủa thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn thiếu minh bạch, phức tạp và khó hiểu, gây ra sựmất niềm tin và nhầm lẫn cho các nhà đầu tư Một số sản phẩm và dịch vụ khác lại có quy mô vàthanh khoản thấp, gây ra sự thiếu hấp dẫn và khó khăn trong việc giao dịch Một số sản phẩm vàdịch vụ khác lại có rủi ro cao, gây ra sự dao động lớn của giá cả và chỉ số Ví dụ, các sản phẩm

và dịch vụ như chứng quyền có bảo đảm (CW), ETF (Exchange Traded Fund), REIT (RealEstate Investment Trust), hay các loại hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai (Futures) hayhợp đồng quyền chọn (Options) là những sản phẩm và dịch vụ có tính đa dạng hóa cao nhưngcũng có rủi ro cao cho các nhà đầu tư

Ngày đăng: 22/05/2024, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w