1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VN TRONG THỜI KÌ ĐẠI DỊCH COVID – 19  Trước khi có đại dịch  Nhìn chung, giai đoạn 2015-2019, hoạt động XNK cả nước luôn đạt mức tăng t

Trang 1

THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

1 QUY MÔ, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VN TRONG THỜI KÌ ĐẠI DỊCH COVID – 19

 Trước khi có đại dịch

 Nhìn chung, giai đoạn 2015-2019, hoạt động XNK cả nước luôn đạt mức tăng trưởng cao qua từng năm Cơ cấu hàng xuất khẩu đã đảm bảo đúng mục tiêu đề ra tại Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030

 Khi đại dịch xảy ra:

- Năm 2020: theo thống kê của VIOIT

+ Về xuất khẩu: bối cạnh thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID – 19, tuy nhiên xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019

Trang 2

+ Về nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6% so với năm 2019

- Năm 2021: dù kinh tế vẫn chưa hết khó khăn do đại dịch tiếp tục bùng phát Tuy nhiên, theo thống kê của GSO:

+ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 668.54 tỉ USD, tăng 22.6% so với năm 2020

 Có thể thấy dù trong đại dịch COVID nhưng xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng do:

+ Các quốc gia đẩy mạnh tiêm vaccine, kích cầu tiêu dùng

+ Triển khai thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do EVFTA, UKVFTA

 Sau khi có đại dịch

- Phục hồi sau hơn 2 năm khó khẳn bởi dịch bệnh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 ghi nhận kỷ lục với con số 732.5 tỷ, tăng 9.5% so với năm 2021

Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022

Nguồn:

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/no-luc-phuc-hoi-xuat-nhap-khau-nam-2022-lap-ky-luc-moi/

 Nhìn chung qua các năm từ trước, trong và sau khi đại dịch xảy ra thì tốc độ tăng trưởng về xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng, Năm sau tăng so với năm trước

Trang 3

Nguồn:

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/ngay-15-12-2022-xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-viet-nam-dat-moc-700-ty-usd.html

Trang 4

Nguồn: http://duthi.congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/viet-nam-nam-trong-30-nuoc-xuat-

nhap-khau-lon-nhat-the-gioi-tu-tin-huong-den-cot-moc-1000-ti-usd-nam-2025-786191.tld Giải thích từ nếu mà cô hỏiii

- GSO: Tổng cục Thống kê

- VIOIT: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (thuộc Bộ Công

thương)

- MOIT: Bộ Công thương Việt Nam

- Kim ngạch xuất/nhập khẩu: là tổng giá trị xuất/nhập khẩu của toàn bộ hàng hóa

của 1 doanh nghiệp hay 1 quốc gia trong 1 kỳ thời gian cố định (tháng, quý hoặc năm)

- EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - VN

- UKVFTA: giữa VN - Liên hiệp Vương quốc Anh và

Bắc Ireland

Trang 5

2 CƠ CẤU MẶT HÀNG

 Xuất khẩu hàng hóa

Trong năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng tới 35,14 tỷ USD so với năm trước

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam 2022 (Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Trong năm 2022:

- Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và

linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm 2021

- Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: Giá xuất khẩu nhóm hàng máy

vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2022 đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021

Trang 6

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: giá trị xuất khẩu của nhóm

hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước

- Hàng dệt, may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may năm 2022 ước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm trước

- Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 23,9 tỷ USD, tăng tới 34,6%

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị giá xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong năm

2022 ước đạt 16,01 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước

- Phụ tùng linh kiện ô tô và phương tiện vận tải: Phụ tùng linh kiện ô tô và

phương tiện vận tải ước đạt 11,99 tỷ USD Năm 2022 cũng ghi nhận sự kiện ấn tượng là 999 chiếc xe ô tô điện VF8 của Vinfast lần đầu xuất cảng đi Mỹ => hy vọng là nhóm ngành có giá trị xuất khẩu ngày càng chiếm tỉ trọng lớn

- Hàng thủy sản: nhóm mặt hàng thủy sản của Việt Nam có giá trị xuất khẩu ước đạt 10,92 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước

- Sắt thép các loại: Sắt thép các loại có giá trị xuất khẩu ước đạt 7,99 tỷ USD, giảm 32,2% so với năm trước

 Nhập khẩu hàng hóa

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2022 đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021

Trang 7

10 nhóm hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong năm 2022

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Trong đó:

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này

trong năm 2022 đạt 81,88 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm

hàng này trong năm 2022 là 45,19 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm trước

- Điện thoại các loại và linh kiện: Tính cả năm 2022, trị giá nhập khẩu nhóm

hàng này đạt 21,13 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2021

- Nguyên liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày: Nhóm ngành hàng Nguyên

phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy) có trị giá nhập khẩu trong năm 2022 đạt 27,96 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021

Trang 8

- Xăng dầu các loại: Việt Nam nhập khẩu Xăng dầu các loại khoảng 8,87 triệu

tấn với trị giá đạt 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 27,7% về lượng và tăng 118,5% trị giá so với năm 2021

- Sắt thép các loại: tổng giá trị nhập khẩu sắt thép các loại đạt khoảng 11,68 triệu tấn, giảm 5,6% nhưng trị giá đạt 11,92 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước

3 THỊ TRƯỜNG

Trong năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 153,73 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 17,62 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021

Trang 9

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn

trong năm 2022 Nguồn: Tổng Cục hải quan

Thị trường xuất nhập - khẩu chính chính của Việt Nam năm 2022

Nguồn: Tổng Cục hải quan

Cụ thể một số thị trường chính:

- Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022, với giá trị xuất khẩu đạt 109,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,6% so với năm 2021 Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Hoa Kỳ 14,47 tỷ USD năm 2022 Tổng trao đổi thương mại hai chiều ước đạt 123,86 tỷ USD

- Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2022 Với giá

trị xuất khẩu ước đạt 57,70 tỷ USD, chiểm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 3,3% so với 2021 Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc 117,95 tỷ USD năm 2022 Tổng trao đổi thương mại hai chiều ước đạt 175,65 tỷ USD – lớn nhất

Trang 10

- Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo của Việt Nam năm 2022.

Với giá trị xuất khẩu ước đạt 46,07 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng xuất khẩu, tăng 15% so với 2021 Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu từ các nước EU ước đạt 15,26 tỷ USD, chiếm 4,3%, giảm 9,5% so với 2021 Tổng trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – EU ước đạt 61,33 tỷ USD

Với kim ngạch xuất khẩu vào các nước ASEAN ước đạt 33,86 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 17,7% so với 2021 Ở chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu từ các nước ASEAN năm 2022 ước đạt 47,28 tỷ USF, chiếm 13,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 14,9% so với 2021

- Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2022, với giá trị

xuất khẩu đạt 24,29 tỷ USD, chiểm 6,5% tổng xuất khẩu, tăng 10,7% so với

2021 Ở chiều ngược lại, chúng ta nhập khẩu từ Hàn Quốc 62,09 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 10,5% so với năm trước Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2022 ước đạt 86,38 tỷ USD

- Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam Năm 2022 chúng ta xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 24,23 tỷ USD, tăng 20,4 so với năm trước, chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Ở chiều ngược lại, năm 2022 chúng ta nhập khẩu từ Nhật Bản khoảng 23,27%, tăng 2,6% so với năm trước, chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ước đạt 47,5 tỷ USD

4 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ

 Thành tựu

- Việt Nam vốn là nước thường xuyên ở tình trạng nhập siêu, song từ 2016 đến

nay, Việt Nam đã liên tục là quốc gia xuất siêu Năm 2020, mặc dù chịu tác

Trang 11

động của đại dịch Covid – 19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận với tốc độ tăng trưởng

6,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 281,5 tỷ USD, có 31 mặt hàng sản xuất của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (Tổng cục Thống kê).

- Vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi dịch Covid-19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, thành tích xuất siêu tiếp tục được giữ

vững (Theo Tổng cục Thống kê).

Bảng giá trị xuất siêu của Việt Nam từ 2017-2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 12

- Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so năm 2021 Trong đó: Xuất khẩu đạt 371,9 tỷ USD, tăng 10,6% và nhập khẩu đạt 360,7 tỷ USD, tăng 8,4% Cán cân thương mại đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD, đóng góp vào trực tiếp

vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

+ Về xuất khẩu hàng hóa, trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm nhưng cả năm 2022, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021 là kết quả rất khả quan Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%

Biểu 1 Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu năm 2022:

+ Về nhập khẩu hàng hóa, tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh

tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%

Biểu 2 Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2022:

Trang 13

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Theo Tổng cục Thống kê, T10/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,62 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so với

cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 5,9%; nhập khẩu tăng 5,2%)

- Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu kỷ lục 24,61 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

 Hạn chế

Trang 14

- Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp, đặc biệt là đối với khu vực sản xuất trong nước, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm => Sức

cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ của Việt Nam chưa cao, chưa đáp ứng tiêu chuẩn cao của những thị trường lớn:

+ Theo Tổng cục Thống kê, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Năm 2020, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 78,2 tỷ USD, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, chiếm 72,2% giá trị Không những thế, thành tích xuất siêu 19,1 tỷ USD của Việt Nam lại đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,6 tỷ USD; trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,5 tỷ USD

+ Nhiều ngành hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng gia công như dệt may, da giày, Hơn nữa, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam về công nghiệp chế biến chế tạo phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài như điện tử, dệt may, da giày túi xách, sản xuất lắp ráp ô tô,…

- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu xuất thân từ doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực hạn

chế,

thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh khi

tham gia thị trường quốc tế và phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu

- Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn chú trọng thành tích đạt kim ngạch xuất khẩu về số lượng, mà chưa chú ý nhiều tới chất lượng Kim ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng gia công, lắp ráp và khai thác tài nguyên vẫn chiếm

tỷ trọng lớn, trong khi đó tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu, chế tác và các mặt hàng do công nghiệp hỗ trợ tạo ra còn thấp Xuất khẩu của Việt Nam phụ

Trang 15

thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên khoáng sản trong nước cũng như phụ thuộc nhiều vào nguyên nhiên vật liệu

- Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi năng lực hạn chế

trong quản lý và phát triển chuỗi cung ứng => khả năng thâm nhập thị

trường chưa tốt

Việt Nam thiếu cơ quan tìm hiểu thông tin thị trường ở nước ngoài và có

những hạn chế nhất định trong việc kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài

- Mặc dù việc hội nhập của Việt Nam với bên ngoài phát triển khá mạnh, song

“hội nhập bên trong” còn yếu, khoảng 68% doanh nghiệp và người dân không nắm được các thông tin về đàm phán và cam kết hội nhập, việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống luật pháp, các quy định, chính sách về quản lý hoạt động kinh tế cũng như đổi mới và tái cơ cấu kinh tế của đất nước diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập

5 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

 Nguyên nhân

Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn thấp 1 Nguồn:

TS Nguyễn Thị Kim Thu, Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền nhận định tại hội thảo về tái cơ cấu công nghiệp

- Đối với ngành điện tử - tin học: Tỷ trọng sản phẩm điện tử dân dụng đạt tới 90% giá trị, nhưng do nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhà cung cấp ngoài nước, công nghệ nền lạc hậu, nghiên cứu phát triển chậm nên năng lực cạnh tranh

sản phẩm hoàn chỉnh.

Trang 16

thấp Đối với những linh kiện do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, do thị trường nhỏ bé, sản phẩm khó tiêu thụ nên một số cơ sở phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng

- Lĩnh vực cơ khí, gia công kim loại: Ngành chưa đủ năng lực sản xuất thép chất lượng cao, phôi đúc làm ra có độ chính xác thấp, phế phẩm nhiều, lượng dư gia công lớn Công nghệ biến dạng dẻo (cán, rèn, dập ) và luyện bột kim loại có chất lượng bán thành phẩm thấp

- Công nghệ gia công cắt gọt lạc hậu, trình độ tự động hoá thấp; phần đông nhà máy cơ khí sản xuất theo lối khép kín, thiếu những công nghệ chủ lực có vai trò trung tâm để chuyên môn hoá-hợp tác hoá

Doanh nghiệp Việt thiếu tầm nhìn chiến lược Nguồn: Theo Cục Công nghiệp

đánh giá

- Đối với chiến lược cạnh tranh và hệ thống quản lý: Doanh nghiệp còn gặp hạn chế về mặt triển khai Tuy đã được cấp các chứng chỉ công nhận chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng việc thực tế triển khai ở các doanh nghiệp còn mang hình thức đối phó, hạn chế trong việc quản lý doanh nghiệp hay mối quan hệ với khách hàng

- Đối với hệ thống vận hành sản xuất, hiện vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa doanh nghiệp đã đáp ứng được mức độ nền tảng và doanh nghiệp đang ở mức trung bình Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất còn chưa chặt chẽ và tận dụng triệt

để năng suất của thiết bị máy móc

- Đối với quy trình chuỗi cung ứng, doanh nghiệp chưa xây dựng được một quy trình giao dịch ổn định bền vững, gặp hạn chế về tối ưu hoá việc quản lý kho hàng cũng như chưa tiếp thị rộng rãi đến các nhà cung cấp

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w