1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Kinh Tế Đầu Tư Thực Trạng Đầu Tư Hợp Tác Công Tư Tại Việt Nam Hiện Nay.pdf

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng đầu tư hợp tác công tư tại Việt Nam hiện nay
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn Trần Thị Ninh
Trường học Trường Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Ở Việt Nam, với thực tế nguồn ngân sách đầu tư phát triển các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công… còn hạn hẹp thì việc triển khai áp dụng mô hình hợp tác đầu tư này

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ

“THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI

VIỆT NAM HIỆN NAY”

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Ninh Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public private partnership - gọi tắt là PPP) là một xu thế tất yếu của giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng sâu rộng, với

sự dịch chuyển ngày càng năng động của các nguồn vốn con người và vốn xã hội giữa các thành phần kinh

tế, các quốc gia Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện, việc thúc đẩy đầu

tư theo hình thức PPP trong mọi lĩnh vực đang được Chính phủ chú trọng

Với mục tiêu phát huy thế mạnh của cả khu vực công và khu vực tư cho phát triển, mô hình hợp tác công - tư đã được các nước trên thế giới áp dụng, triển khai và ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều thập niên gần đây Ở Việt Nam, với thực tế nguồn ngân sách đầu tư phát triển các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công… còn hạn hẹp thì việc triển khai áp dụng mô hình hợp tác đầu tư này cũng ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh

Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm chúng tôi xin đề xuất nghiên cứu đề tài “Thực trạng đầu tư hợp tác công tư tại Việt Nam”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng đầu tư hợp tác công tư tại Việt Nam, từ

đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công

Trang 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Báo; Báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê; Các nghiên cứu khoa học đã có, internet…

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

-Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối,…

-Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu về kinh tế của Việt Nam qua các năm; so sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành;…

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

1 PPP là gì? và cách thức vận hành PPP

1.1 Khái niệm của đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu

hạ tầng, cung cấp dịch vụ công

1.2 Cách thức vận hành PPP(các cơ chế ràng buộc cho nhà đầu tư)

Đối với Việt Nam, PPP đã bắt đầu được thực hiện từ năm

1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77/CP về quy chế

Trang 4

đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đối với nhà đầu tư trong nước Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, quy định về PPP của Việt Nam

đã tương đối hoàn thiện khi Nghị định 30/2015/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư được ban hành Mặc dù đã có hệ thống khung pháp lý cho các dự án PPP, tuy nhiên chính sách PPP chưa thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài Trong những năm gần đây, hình thức đầu

tư PPP mang lại kết quả CSHT phát triển tốc độ nhanh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia Theo số liệu thống kê của Chính phủ tổng hợp thì tính đến thời điểm tháng 1/2019, tổng số dự án PPP với tổng vốn đầu tư khoảng 1.609.335 tỷ đồng, trong đó dự án giao thông chiếm 672.345 tỷ đồng

TT Lĩnh vực dự án Số

lượng Tổng mứcđầu tư

(tỷ đồng)

1 Giao thông vận tải 220 672.345

2 Nhà tái định cư, ký túc

5 Cấp nước, thoát nước,

6 Y tế, văn hóa, thể thao 11 4.632

7 Giáo dục đào tạo, chợ 17 1.284

Trang 5

Bảng 1: Số lượng các dự án PPP tai Việt Nam đến tháng 01 năm 2019)

Như vậy, qua tổng quan về đầu tư CSHT theo hình thức PPP tại Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy PPP đã khẳng định vai trò làm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT và đang trở thành một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả giữa nhà nước và tư nhân trong phát triển CSHT ở Việt Nam Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các dự án PPP còn nhiều vướng mắc, khó thực hiện do hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đánh giá đúng những tồn tại và nguyên nhân các tồn tại cần khắc phục, nhằm thu hút được nhà đầu tư tư nhân, để giải quyết nhu cầu huy động vốn ở Việt Nam hiện nay

2 Tác động của PPP tới nền kinh tế

2.1 Tác động của nhà đầu tư tới nền kinh tế

Đề tài đã chỉ ra tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế: Đầu tư công đóng góp tỷ trọng trung bình khoảng 15% vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990

-2016 Cùng với sự tăng trưởng nhanh của các nguồn vốn khác, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nhà nước, tỷ trọng đầu tư công tuy giảm xuống, nhưng vẫn những vẫn đóng góp khoảng 8% vào tăng trưởng GDP năm 2016 Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo

ra nền tảng cho các thành phần kinh tế khác phát triển Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về đầu tư cơ sở hạ tầng, đang đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc, về tỷ lệ chi cho cơ sở hạ tầng Cơ

sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông, đã có những sự cải thiện mạnh

mẽ Ngân hàng Thế giới đánh giá, thị trường logistics ở Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình 16 - 20%/năm Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 đã tăng 36 bậc (từ vị trí 103 lên 67) Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải

Trang 6

ghi nhận hệ thống đường cao tốc mới hoàn thành đã đưa nước ta đứng vào vị trí thứ 3 các nước có đường cao tốc lớn

và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á Năng lực cung ứng điện của Việt Nam đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, năm sau cao hơn năm trước trong 20 năm qua Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến năm 2016 tổng sản lượng cung cấp điện của Việt Nam đã là 183,28 tỷ kWh, cao gấp gần 3 lần so với năm 2007 Về viễn thông, tỷ lệ người sử dụng thuê bao di động là 132/100, tỷ lệ người sử dụng internet là 54/100 Chất lượng dịch vụ viễn thông cũng được tăng cường, thị trường viễn thông được cải thiện Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng trong những năm 1990 ở mức rất cao

do nhưng những năm sau đó, đặc biệt trong giai đoạn 1994

-2004, đã liên tục giảm sút Điều này cho thấy công tác đầu

tư, quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tồn tại những vấn đề không nhỏ: Đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (cảng biển, sân bay) còn phân tán; cơ chế giám sát đầu tư công còn yếu, các chế tài về đấu thầu còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc Những năm gần đây, đầu tư cơ sở hạ tầng đã có những bước tiến bộ, phản ánh chủ trương tái cơ cấu đầu tư công có những tác động nhất định; những chế tài tăng cường quản lý các dự án cũng như việc đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vốn

từ những nguồn khác cho nhiều dự án công trong lĩnh vực cơ

sở hạ tầng cũng giúp tăng cường hiệu quả đầu tư công 2.2 Tác động của nhà nước tới nền kinh tế

Trong hầu hết các nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước

Chương 2:Thực trạng và giải pháp

1 Các hình thức thực hiện mô hình PPP tại Việt Nam

Trang 7

Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm 5 hình thức chính:

- Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác

- Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate) là khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước

- Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer) là hình thức do công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn

bộ cho nhà nước

- Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành)

là mô hình sau khi xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sở hữu những công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình

Mô hình xây dựng sở hữu vận hành BOO (Build -Own - Operate) là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình

2 Các lĩnh vực đầu tư theo NĐ 15/2015/NĐ-CP

Dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công gồm:

a) Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;

Trang 8

b) Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch;

hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang; c) Nhà máy điện, đường dây tải điện;

d) Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;

đ) Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;

e) Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

g) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

3 Điều kiện lựa chọn dự án theo NĐ 15/2015/NĐ-CP

a, Dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;

- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;

- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục,

ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;

Trang 9

- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án quy định tại Điểm

e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này

b, Dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

c, Dự án đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh được ưu tiên lựa chọn

4 Thực trạng của mô hình PPP hiện nay

4.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam

4.1.1 Thế giới

Đã có nhiều công trình nổi tiếng được xây dựng thành công nhờ áp dụng mô hình hợp tác PPP như: Xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ XVIII, các cây cầu ở London hoặc cây cầu Brooklyn ở New York vào thế kỷ XIX Hơn 100 quốc gia đang áp dụng khá hiệu quả, cho thấy mô hình này

là một giải pháp tích cực ở nhiều quốc gia, lôi cuốn khu vực

tư nhân tham gia cùng với nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính phủ

- Vương quốc Anh là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng và triển khai thành công dự án PPP Theo Bộ Ngân khố Vương quốc Anh, hiện PPP chiếm 11% trong tổng đầu tư công ở Anh Tính đến nay, tại Anh đã có 667 hợp đồng PPP

đã được ký kết với giá trị vốn 56,6 tỷ bảng Anh và 590 dự án đang thực hiện Với nguyên tắc chỉ lựa chọn những dự án PPP tạo ra giá trị vượt trội so với hình thức đầu tư truyền thống

- Tại Ấn Độ, từ những năm 1990, quốc gia này cũng đã áp dụng PPP rộng rãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

Trang 10

Các chuyên gia của Ấn Độ cho rằng, sự tham gia của nguồn vốn tư nhân và cách quản lý hiệu quả của họ, với những kỹ thuật tiên tiến được thực hiện sẽ đánh giá tốt hơn về rủi ro thị trường, ước lượng được những thay đổi trong nhu cầu và

đề ra những giải pháp phù hợp, do đó làm tăng hiệu quả của các công trình, giúp giải phóng áp lực cho nguồn vốn của Chính phủ và tận dụng được các nguồn vốn khác trong xã hội

- Ở Hàn Quốc, mô hình PPP chính thức được triển khai từ năm 1994 cùng với việc ban hành Luật thúc đẩy vốn đầu tư

tư nhân vào hạ tầng,sau đó có hơn 100 dự án khác nhau trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở đã được triển khai nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót Đến năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành kế hoạch 10 năm triển khai PPP và khuyến khích bằng hình thức miễn, giảm thuế cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tập trung phát triển vào các dự án theo hình thức PPP

- Theo Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói “Không một chính phủ nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro” Đó là lý do khiến cho mô hình PPP ra đời, trong bối cảnh châu Á phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạ tầng rất lớn

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước Tổng mức đầu

tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua Với mức đầu tư cho cơ sở

hạ tầng vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20% Đây là một con số khá khiêm tốn Về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn

Trang 11

thông là hai ngành có tỷ trọng cao nhất Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các

dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

4.1.2 Việt Nam

Từ kinh nghiệm đi trước của các quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam hình thức hợp tác công - tư (PPP) cũng được xem là giải pháp phù hợp để thực hiện các dự án phát triển

cơ sở hạ tầng giao thông, các dịch vụ công… nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời giảm các tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Những năm gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã có sự thay đổi, ngoài đầu tư vào ngành điện, các dự án PPP được đề xuất và thực hiện khá nhiều trong lĩnh vực giao thông Một số lĩnh vực thu hút

dự án PPP khác là cấp thoát nước, bảo vệ môi trường

TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn là những địa phương thu hút chủ yếu nguồn vốn đầu tư dưới hình thức PPP

Tính đến 11/2019, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó, 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự

án áp dụng các loại hợp đồng khác Tổng vốn huy động vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng Các dự án PPP được triển khai khắp cả nước trong những năm qua góp phần tích cực hoàn thiện số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải , kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc

về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về

cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu sản xuất trong nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Theo

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN