1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Kinh Tế Môi Trường Thực Trạng Môi Trường Tại Tỉnh Phú Thọ.pdf

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP KINH TẾ MÔI TRƯỜNGSTT: 09

Lớp: Kinh tế môi trường-2-1-2324_01

Giáo viên hướng dẫn ThS Trần Thị Ninh:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vũ Việt Anh Msv: 71131101023

Trang 2

1.2 Điều kiện tự nhiên: 5

2 Tài nguyên thiên nhiên: 6

2.1 Tài nguyên đất 6

2.2 Tài nguyên rừng 7

2.3 Tài nguyên khoáng sản 7

3 Điều kiện kinh tế-xã hội: 7

3.1 Giao thông vận tải: 7

3.2 Hạ tầng y tế, giáo dục: 8

3.3 Ngân hàng, tài chính, hải quan, kho vận 8

3.4 Hạ tầng điện nước, bưu chính viễn thông 8

Chương II: Thực trạng môi trường tại tỉnh Phú Thọ: 9

1.Theo thành phần môi trường: 9

1.1.Môi trường đất 9

1.2.Môi trường nước 9

1.3.Môi trường không khí: 10

1.4.Môi trường rừng: 11

2 Theo quy mô môi trường: 12

2.1 Môi trường khu vực nông thôn 12

2.2 Môi trường khu công nghiệp 12

2.3 Môi trường đô thị 12

Chương III: Hậu quả của các vấn đề môi trường xảy ra 13

1 Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người 13

2.Hoạt động sống bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường 14

3 Suy giảm hệ sinh thái: 15

4 Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế: 15

Trang 3

4.1 Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật 15

4.2 Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực 16

5 Biến đổi khí hậu: 17

Chương IV: Giải pháp để cải thiện môi trường tại Phú Thọ: 18

1.Đối với nhà nước, cơ quan có chức năng, thẩm quyền: 18

2.Đối với địa phương: 19

3 Đối với các khu công nghiệp: 20

4 Đối với người dân, cá nhân: 21

Kết luận 23

Trang 4

Mở đầu

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường của từng tỉnh Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng nhưlâu dài Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm.Những hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các tỉnh diễn ra khá nghiêm trọng do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Do vậy trong bài tiểu luận môn Kinh tế môi trường này, em chọn đề tài: “Giải pháp cải thiện môitrường tại Phú Thọ đến năm 2030” làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 5

– Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;– Tỉnh Hòa Bình về phía Nam;– Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;– Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam;– Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.

Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế NộiBài khoảng 60km Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốcNội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.

1.2 Điều kiện tự nhiên:

Trang 6

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng,mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 85 – 87%.Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng vàphát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi giasúc.

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 con sông lớn là Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô cùng với hàng chục sông, suối nhỏ khác đã tạo ra nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống sông, suối của tỉnh mang theo hàm lượng phù sa khá lớn, khoảng 1kg/m3, làm cho các dòng chảy thường bị bồi lấp Với đặc điểm thủy văn như trên,Phú Thọ có điều kiện phát triển vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản, đủ nguồn nước mặt cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

2 Tài nguyên thiên nhiên:

2.1 Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra) Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,thành phần cơ giới nặng, mùn khá Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một sốnơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyênliệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

Trang 7

2.2 Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên) Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm Các loạicây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy)

2.3 Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.

3 Điều kiện kinh tế-xã hội:

3.1 Giao thông vận tải:

Trang 8

Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đườngthủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

3.2 Hạ tầng y tế, giáo dục:

Tỉnh Phú Thọ hiện có trên 480 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện (1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh viện đa khoa huyện, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân), 13 trung tâm y tế và 277 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số giường bệnh là gần 5.900 giường Tổng số cán bộ, nhân viên y tế là trên 5.900, trong đó có trên 1.300 bác sĩ Chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đặc biệt hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I, đến nay, bệnh viện có quy mô 1300 giường, trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hóa.

3.3 Ngân hàng, tài chính, hải quan, kho vận

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất Việt Nam như: Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Công thương tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh, Ngân hàng cổ phần Quân độiViệt Trì, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

3.4 Hạ tầng điện nước, bưu chính viễn thông

Hệ thống điện:Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (Từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La) Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.\- Cấpnước: Hiện nay, 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch Thành phố, thị xax, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000m3/ngày đêm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nước thô phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trang 9

Chương II: Thực trạng môi trường tại tỉnh Phú Thọ:1.Theo thành phần môi trường:

1.1.Môi trường đất

-Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất cây trồng, làm nhiễm bẩn nguồnnước ngầm từ đó gia tăng chi phí xử lý nguồn nước cấp, gây bệnh tật cho người và động thực vật Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung môi trường đất chưa bị ô nhiễm Tuy nhiên tại một số khu vực do các tác động của con người, do thải bỏ trực tiếp hoặc chôn lấp các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại không hợp vệ sinh đã dẫn đến tình trạng môi trường đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại các khu vực tiếp nhận trực tiếp các loại chất thải không được thu gom xử lý triệt để.

-Theo báo cáo và đánh giá, tình trạng chất lượng đất đai tại các khu vực đô thị của Phú Thọ đa phần đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Nguyên nhân chủ yếu là do lượngchất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt bị xả ra môi trường một cách bừa bãi Ngày nay, trên các con đường, hình ảnh túi rác thải vứt bừa bãi trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực cũng như chất lượng đất xung quanh.

-Thực tế là Phú thọ nằm trong vùng đồng bằng, không khí 4 mùa quanh năm ôn hòa, và quá trình khoáng hóa diễn ra khá nhanh, dẫn đến việc đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn, ít chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thoái hóa đất nghiêm trọng.

-Tại Phú Thọ, ô nhiễm môi trường đất chủ yếu do hàm lượng kim loại nặng từ quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở những khu vực khu công nghiệp như Phú Hà,Thụy Vân,,,,,

1.2.Môi trường nước

-Hiện nay, môi trường nước mặt ở Phú Thọ đang ô nhiễm ở mức báo động do tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 6 triệu m3/năm, đặc trưng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, NH4+, coliform…Theo báo cáo, Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao và Công ty Ắc quy -Pin Vĩnh Phú mỗi ngày thải 12.000 m3 nước thải, Công ty Pang Rim neotex thải 2100 m3 nước thải/ngày, Công ty Giấy Việt Trì thải 2000 – 2500 m3 nước thải/ngày Hầu hết các nhà máy sản xuất và khu đô thị đều chưa có hệ thống xử lý

Trang 10

nước thải hoặc nếu có thì việc xử lý chưa đạt hiệu quả Nước thải sinh hoạt chảy theo các mương, cống rãnh tập trung rồi đổ vào các ao, hồ, sông Hàm lượng BOD5 trong nước thải đô thị tại khu vực Thành phố Việt Trì khoảng 65 mg/l, tại thị xã Phú Thọ khoảng 54 mg/l

-Chất lượng nước các đầm, ao, hồ trong các khu công nghiệp và đô thị cao hơn nhiều so với các ao hồ ít chịu tác động bởi sản xuất công nghiệp và thành thị Đặc biệt là nước đầm lầy Hạ Hoà, do ảnh hưởng nước thải của Công ty Giấy Lửa Việt nên nước bị ô nhiễm nặng, mùi hôi thối, hàm lượng BOD5 lên tới 180 – 670 mg/l (vượt Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 7 – 27 lần), COD từ 350 – 790 mg/l (vượt TCCP từ 10 – 23 lần) Các đầm, hồ tại Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyệnLâm Thao, huyện Thanh Ba, huyện Thanh Sơn cũng có dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ vượt TCCP từ 2 – 3 lần.

-Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung Nguyên nhân căn bản nhất phải kể đến đó là việc phát triển đô thị nhanh chóng và công nghiệp hóa khiến các nguồn nước bị ô nhiễm Theo điều tra, lượng rác công nghiệp trên địa bàn tỉnh thải ra mỗi ngày khoảng trên 480 tấn với nhiều chủng loại, trong đó có hơn 130 tấn rác thải nguy hại Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, các làng nghề hàng ngày xả nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ vào sông Hồng, sông Lô, sông Đà…làm cho các sông trở nên ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là chất lượng nước mặt, vì hoạt động kinh tế xã hội phát triển trong khi đó vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồnnước tiến không kịp Các nguồn thải như: Công nghiệp, chăn nuôi, nước thải sinh hoạt ở các đô thị vẫn diễn ra liên tục và ngày càng tăng, trong khi đó việc xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu hoặc chưa có xử lý nước thải thành ra nguồn nước mặt tiếp nhận nguồn nước thải chưa xử lý đó thì diễn biến ngày một xấu Ô nhiễm nướcở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất đáng lo ngại do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

1.3.Môi trường không khí:

-Ở tỉnh Phú Thọ thì vấn đề về môi trường không khí bị ô nhiễm hiện nay chủ yếu là bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt Theo tính toán, tổng lượng phát thải vào không khí trong năm 2020 khoảng 500 tấnbụi, 1.200 tấn SO2, 500 tấn CO, 150 tấn NO2 Ô nhiễm không khí chủ yếu được sinh ra từ các ngành công nghiệp: vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác khoáng sản Tuy nhiên, ô nhiễm bụi chưa phải ở mức cao vì nồng độ bụi lơ lửng từ 0,33 – 0,42 mg/m3, vượt 1,1 – 1,4 lần TCCP.

Trang 11

-Thực hiện quan trắc, phân tích ở một số vị trí ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ, làng nghề ở thành phố Việt Trì như khu vực trước cổng Trung tâm thương mại Big C (phường Thanh Miếu), sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh (phường Tân Dân) … cho thấy gần 70% số mẫu có thông số TSP vượt giới hạn cho phép từ 1,17-2,7 lần.-Thông số bụi TSP cao nhất là tại khu vực Trung tâm thương mại, dịch vụ phường Gia Cẩm là 0,81 mg/m3, vượt 2,7 lần; mẫu không khí khu vực phía sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là 0,69 mg/m3, vượt 2,3 lần.Tại các làng nghề ở khu 3, xã Hùng Lô và Phượng Lâu 2, xã Phượng Lâu thông số bụi TSP lần lượt vượt quá ngưỡng cho phép là 1,63 lần và 1,83 lần.

-Theo đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, quá trình phát triển đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nơi với các hoạt động xây dựng, chỉnh trang đô thị, hoạt động cải tạo đường giao thông, đường thoát nước, hoạt động xây dựng hạ tầng cho các khu vực đô thị (khu đô thị Bắc Việt Trì, khu đô thị Minh Phương, khu tái định cư ĐồngGia, khu Đồng Láng Cầu, đường Hùng Vương) cũng làm gia tăng số lượng phương tiện tham gia giao thông và đã làm ô nhiễm cộng hưởng đối với môi trường không khí xung quanh.

-Môi trường không khí bị ô nhiễm chủ yếu do khí và bụi thải thải tập trung chủ yếutại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực khai thác chế biến khoángsản đặc biệt là khai thác, chế biến đá xây dựng, các tuyến đường giao thông xuống cấp, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều phát sinh các khí thải, dung môi hữucơ, bụi đã tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

1.4.Môi trường rừng:

-Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, ứng dụng các TBKH công nghệ mới trong sản xuất, lai tạo giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng và PCCCR ở Phú Thọ được tăng cường đặc biệt là việc ứng dụng đưa giống keo hạt ngoại vào trồng rừng sản xuất, kết hợp với đẩy mạnh thâm canh năng suất, chất lượng rừng

-Công tác quản lý tài nguyên rừng, bảo vệ rừng được tăng cường, đã hoàn thành việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đóng mốc phân chia ranh giới 3 loại rừng Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn những tồn tại: Tình trạng tranh chấp, chồng lấn đất lâm nghiệp vẫn xảy ra, nhiều diện tích trồng rừng kém hiệu quả, năng suất, chất lượng rừng tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng; việc đầu tư thâm canh rừng còn hạn chế Công tác phối hợp giữa chính quyền một số địa phương với các sở ngành chức năng trong việc quản lý bảo vệ rừng và thực thi pháp luật về rừng còn thiếu chặt chẽ, tình trạng vi phạm lâm luật, cháy rừng vẫnxảy ra.

Trang 12

2 Theo quy mô môi trường:

2.1 Môi trường khu vực nông thôn

Vấn đề môi trường nông thôn khó giải quyết triệt để, nhất là việc chăn nuôi quy mô hộ cá thể (chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lợn, gà) trong các khu dân cư, chưa đáp ứng về khoảng cách và các công trình bảo vệ môi trường (trên địa bàn huyện Thanh thủy, Đoan Hùng, Thanh Sơn ) Công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn, các làng nghề chưa mang tính bền vững, lâu dài, cần tiếp tục được quan tâm đầu tư.

2.2 Môi trường khu công nghiệp

Các cơ sở sản xuất, khu, cụm công nghiệp đã quan tâm đầu tư công trình xử lý môi trường, có nhiều cố gắng cải tiến công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên, nhiên vật liệu thân thiện hơn với môi trường, tuy nhiên việc vận hành hệ thống xử lý tại một số thời điểm còn chưa đảm bảo quy định, đặc biệt đối với ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm môi trường; Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung còn thấp, hạ tầng chưa đồng bộ Hiện tại mới có 03 khu công nghiệp và 06 cụm đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (KCN Thụy Vân, KCN Phú Hà, KCN Cẩm Khê, CCN Việt Nam-Korea, CCN Đồng Lạng, CCN Hoàng Xá, CCN Bãi Ba Đông Thành, CCN thị trấn Sông Thao và CCN Thanh Minh) Các khu, cụm công nghiệp còn lại, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp tự chịu trách nhiệm xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

2.3 Môi trường đô thị

Đô thị hóa được đánh giá là quá trình tất yếu đang diễn ra một cách vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam, góp phần vào việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao về mọi mặt đời sống của người dân Gia tăng dân số nhanh chóng ở các đô thị lớn hiện nay đã dẫn đến sự gia tăng cần thiết về những nhu cầu thiết yếu nhất cho cuộc sống có thể kể đến như: Nhà ở, xe cộ, việc làm… đồng thời cũng kéo theo sự phát thải rất lớn từ các loại phương tiện giao thông xe cộ và hoạt động phát triển kinh tế – xã hội Do đó, hầu hết những đô thị lớn hiện nay của nước ta đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tập trung chủ yếu là vấn đề ô nhiễm bụi Mức độ ô nhiễm

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w