1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhân dân ta luôn mong muốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhândân, và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiệnthân của tinh thần ấy.H

Trang 1

1 Nguyễn Vân Anh - 211071003902 Phạm Thị Phương Anh - 211071003853 Trần Thị Hồng Anh - 21107100361

4 Cấn Thị Ngọc Bích – 21107100368 (Nhóm Trưởng)5 Trần Nguyễn Thu Hà - 21107100394

6 Bùi Thị Thu Huyền - 211071003997 Nghiêm Thị Hương Ly - 21107100376

Trang 2

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀCHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1 Vấn đề độc lập dân tộc

a Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

Chúng ta thấy rằng, khi ở thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từxưa đến nay gắn liền với truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm làmột trong những truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam điều đó như là một chânlý nói lên rằng, đó là độc lập dân tộc, là khát vọng to lớn của dân tộc Việt Nam

Nhân dân ta luôn mong muốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhândân, và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiệnthân của tinh thần ấy.

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng “cái mà tôi cân thiết nhất trên đời là đồngbào tôi được tự do, tổ quốc tôi được độc lập.”

Chúng ta thấy rằng từ xưa đến nay, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biếncủa các dân tộc bị mất nước chịu sự áp bức, đè nén, thống trị của ngoại bang.

Độc lập dân tộc của Việt Nam trước đây là nền độc lập dưới chế độ phong kiến vàchúng ta biết rằng là dưới chế độ phong kiến thì mọi quyền hành đều do giai cấp địachủ phong kiến thống trị chi phối toàn thể nhân dân, họ hầu như không có tư liệu sảnxuất trong tay, không có quyền tự do dân chủ, sống kiếp nô lệ cày thuê cuốc mướn…

Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên mộtchân lý thời đại, một tuyên ngon bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự dotrên thế giới: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Với tư tưởng trên của Hồ ChíMinh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược,buộc chúng phải ký Hiệp định Pari, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản củanhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước

b Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

- Nội dung của ĐLDT

⁃ ĐLDT gắn liền với ấm no, hạnh phúc của nhân dân⁃ Đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản

⁃ ĐLDT gắn với quyền tự quyết định

⁃ ĐLDT gắn với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ⁃ Kiên quyết chống lại sự xâm phạm ĐLDT

- Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Ngày 18-6-1919, đại biểu cácnước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây Thay mặt Hội nhữngngười yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, PhanVăn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây Bảnyêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất

Trang 3

Thành chưa thạo tiếng Pháp) Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: NguyễnÁi Quốc Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.

3 Tự do báo chí và tự do ngôn luận;4 Tự do lập hội và hội họp;

5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6 Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnhcho người bản xứ;

7 Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8 Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghịviện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được

Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua Tuy ngắn gọn, chỉ có282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lượcvà sách lược của cách mạng Việt Nam.

Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chếđộ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ côngnông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như côngnghiệp, vận tải, ngân hàng ) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binhquản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia chodân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp vànông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thônggiáo dục theo công nông hóa.

Cùng với Chánh cương vắn tắt, Bác còn soạn thảo và được Hội nghị thành lậpÐảng thông qua Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt và Lời kêugọi nhân dịp thành lập Ðảng Tất cả những tài liệu này đã trở thành những văn kiệnquan trọng có tính kinh điển của Ðảng ta, xác lập đường lối chiến lược, sách lược cơbản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Rõ ràng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập, tự do của dân tộc với chân lý

“không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn là nền tảng, là kim chỉ nam góp phần định

Trang 4

hướng cho sự nghiệp bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc ngày càng vững chắchơn.

c Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Theo HCM, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cảcác lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết vềngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…, thì độc lập đóchẳng có ý nghĩa gì Trên tinh thần đó và hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng ThángTám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù trong giặc ngoài, để đảm bảo nền độclập thật sự mới giành được, Người đãcùng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sửdụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp ngoại giao, để đảm bảo nền dân tộc thâthsự của đất nước.

d Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Trong lịch sử, dân tộc luôn đứng trước âm mưu xâm lược và chia cách đất nước củakẻ thủ Thực dân Pháp khi xâm lược đã chia đất nước ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độcaitrị riêng Sau cách mạng Tháng Tám, miền Bắc nước ta bị quân Tưởng Giới Thạchchiếm đóng, miền Nam bị thực dân Pháp xâm lược và sau khi độc chiếm hoàn toànViệt Nam, một lần nữa thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “ Nam Kỳ tự trị” hòng chiacắt nước ta một lần nữa.

“Dù khó khăn khổ đến mấy, nhân dân ta sẽ hoàn toàn thắng lới Đế quốc Mỹ nhấtđịnh phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc sẽsum họp một nhà.”

(Di chúc Bác)

2 Về cách mạng giải phóng dân tộc

a Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cáchmạng vô sản

- Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước

Hồ Chí Minh đánh giá về con đường cứu nước của:+ Phan Bội Châu: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.+ Phan Chu Trinh: “Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”.+ Hoàng Hoa Thám: “Vẫn nặng về cốt cách phong kiến”

- Cách mạng tư sản là không triệt để

Trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã có dịp khảo sátcác cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.

Nghiên cứu về cách mạng Mỹ năm 1776, Người đi đến kết luận: “Mỹ tuy rằngcách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ,vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai, ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tưbản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là cách mệnh đến nơi?

Nghiên cứu cuộc cách mạng pháp năm 1789 Người thấy rằng: “Cách mệnh

Trang 5

Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khôngđến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nôngPháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức” Vìvậy, Người không chọn con đường cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng tưsản vì cho rằng cách mạng tư sản “không đến nơi”, “không triệt để”.

- Con đường giải phóng dân tộc

➢“ Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành côngđến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật ”

➢CMT10 Nga không chỉ là một cuộc CM vô sản mà còn là một cuộc CM giảiphóng dân tộc, “mở ra trước mắt thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dântộc”.

➢“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộcgiải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của CM thế giới”.

b Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợiphải do đảng cộng sản lãnh đạo

- Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng

Muốn làm cách mệnh “trước phải làm cho dân giác ngộ … phải giảng giải lý luậnvà chủ nghĩa cho dân hiểu”, “cách mệnh phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sáchlược cho dân…”

“Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi Đảng có vững CMmới thành công, cũng như người lái đò có vững thuyền mới chạy”.

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vàdân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp vô sản”, đồng thờilà “Đảng của dân tộc Việt Nam” đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc Trong Báocáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (1951), Người viết rằng chính vì Đảng Lao độngViệt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải làĐảng của dân tộc Việt Nam Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ýnghĩa bổ sung, phát triển lý luận mácxít về đảng cộng sản.

c Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc,lấy liên minh công - nông làm nền tảng

+ Kế thừa tư tưởng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng toàn dân; quần

chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử” của các nhà lí luận kinh điểm của chủnghĩa Mác – Lênin, Người khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứkhông phải việc một hai người” Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cáchmạng mới thành công.

+ Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực

Trang 6

lượng cách mạng của Đảng bao gồm toàn dân: đảng phải thu phục đại bộ phậngiai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng,liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để lôi kéo họ về phía vô sản giaicấp; còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõphản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập Vì Người lýgiải rằng, dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công,thương đều nhất trí chống lại cường quyền Vậy nên phải tập hợp và đoàn kếttoàn dân thì cách mạng mới thành công.

+ Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ 2, HCM tha thiết kêu

gọi mọi người không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái đoànkết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc (Lời kêu goi toàn quốc kháng chiến12/1946)

+ Trong hoàn cảnh Việt Nam là nước thuộc địa-phong kiến, Hồ Chí Minh cho

rằng Đảng Cộng sản vừa là tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phongcủa nhân dân lao động, Đảng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Năm 1951 Trong báo cáo chính trị tại đại hội II của Đảng , Người viết “Chính vì

Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chonên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”

=> Luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh bổ sung,phát triển lý luận macxit vềĐảng cộng sản.

d Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắnglợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc có mối quan hệkhăng khít với nhau “ là 2 cánh chim của 1 con chim”

-Cách mạng giải phóng dân tộc không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốcvà có thể thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.

-Để thực hiện được điều này trước hết phải tự lực tự cường, dựa vào sức mạnh củabản thân nhân dân các nước thuộc địa

- Sự thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ có tác động đến cách mạng ởchính quốc sớm đến thành công.

Quan điểm của Quốc tế Cộng sản:

Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giaicấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.

=> Quan điểm này làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của nhân dân các nướcthuộc địa trong công cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dântộc.

Năm 1924, tại đại hội V của Quốc tế cộng sản người nói: “Vận mệnh của giai cấpvô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lượcthuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”

Trang 7

Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản chính quốcvà một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa

Nếu người ta muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉcắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫntiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”

Phát biểu tại đại hội V quốc tế cộng sản (6/1924) Nguyễn Aí Quốc khẳng định:" Nọc độc và sức sống của con rắn độc chủ nghĩa tư bản đang tập trung ở cácthuộc địa hơn là ở chính quốc ”, nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì như“đánh chết rắn đằng đuôi”.

Vậy nên cách mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vôsản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.

Đây là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ chính phụ hay lệ thuộc.Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như thắng lợi của phong tràogiải phóng dân tộc trên thế giới vào những năm 60 TK XX, trong khi cách mạng vôsản ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi càng chứng minh luận điểm của Hồ ChíMinh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.

An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì thìcông nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ.Và nếu công nông Pháp làm cáchmệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”.

e Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lựccách mạng

Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai, Hồ Chí Minhvạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻthù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng, chống lại bạo lực phảncách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền."

Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũtrang, nhưng phải "tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cáchmạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang vàđấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách Mạng"

Trong cách mạng tháng Tám, bạo lực thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang với lựclượng chính trị là chủ yếu Đó là công cụ đập tan chính quyền của bọn Phátxít Nhật vàtay sai giành chính quyền về tay nhân dân

Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo, hòa bình thống nhất biện chứngvới nhau Yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọikhả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiếntranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng,dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độclập, tự do Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại ý

Trang 8

chí xâm lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giaođể kết thúc chiến tranh

Trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặtchẽ với đấu tranh chính trị "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợichính trị sẽ làm thắng lợi quân sự to lớn hơn"

II TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN

Câu hỏi nhóm 2: Việt Nam đã áp dụng tư tưởng độc lập dân tộc ở thời bình như

Thúc đẩy giáo dục và đào tạo: Chính phủ đã đầu tư vào giáo dục và đào tạo, tạođiều kiện cho mọi công dân có cơ hội tiếp cận giáo dục và phát triển bản thân Điềunày không chỉ tăng cường năng lực lao động mà còn nâng cao nhận thức về quyền vàtrách nhiệm của công dân đối với sự độc lập dân tộc.

Xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước: Chính phủ đã thúc đẩy việc xâydựng và củng cố hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước, tạo ra một nền tảng chính trịổn định và công bằng Điều này giúp bảo đảm quyền lợi và tự do của người dân, đồngthời tăng cường khả năng đối phó với các thách thức từ bên ngoài.

Thúc đẩy văn hóa và nghệ thuật dân tộc: Chính phủ cũng đã khuyến khích và hỗ trợsự phát triển của văn hóa và nghệ thuật dân tộc, tạo ra một môi trường văn hóa đadạng và phong phú Điều này giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc và ý thức về độclập và chủ quyền dân tộc.

Thúc đẩy quan hệ quốc tế đa phương và hòa bình: Việt Nam đã thúc đẩy quan hệquốc tế đa phương và hòa bình, tham gia vào các tổ chức quốc tế và thúc đẩy hợp táckinh tế, văn hóa và chính trị với các quốc gia khác trên thế giới.

Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trongthời bình thông qua việc xây dựng và thúc đẩy các chính sách và biện pháp nhằm tăng

Trang 9

cường năng lực tự chủ và phát triển của đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ quốctế và hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Câu hỏi nhóm 3: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân tộc độc lập có gì đặc biệt so

với các nhà lãnh đạo khác trong lịch sử Việt Nam?

Quan điểm đoàn kết toàn dân: Hồ Chí Minh nhấn mạnh về sự đoàn kết và sự thốngnhất của toàn bộ dân tộc Việt Nam, không phân biệt đẳng cấp hay tôn giáo Ông coiđây là điều kiện tiên quyết để đánh bại thực thể ngoại quốc và đạt được độc lập.

Kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh kết hợp mục tiêuđộc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, coi công bằng xã hội là một phần không thể táchrời của độc lập Ông nhấn mạnh rằng chỉ có trong một xã hội công bằng mới có thểbảo đảm được độc lập dân tộc.

Sự hướng nội và phương pháp cách mạng: Hồ Chí Minh coi yếu tố nội bộ quantrọng hơn là sự hỗ trợ từ bên ngoài Ông ủng hộ phương pháp cách mạng nhân dân vàcoi đó là lực lượng chủ đạo trong cuộc đấu tranh cho độc lập.

Sự quan tâm đến phát triển kinh tế và văn hoá: Hồ Chí Minh không chỉ tập trungvào việc đánh đấm chính trị mà còn quan tâm đến phát triển kinh tế và văn hoá của đấtnước Ông tin rằng một quốc gia phát triển về mặt kinh tế và văn hoá mới thực sự độclập và tự chủ được.

Tóm lại, tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc có tính đặc biệt trong việckết hợp giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu xã hội, sự đoàn kết và đồng thuận của toànbộ dân tộc, cùng với sự hướng nội và quan tâm đến phát triển kinh tế và văn hoá.

Câu hỏi nhóm 4: Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng HCM.Trả lời:

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa được coi là một phần quan trọng của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và bảo vệ chủ quyền quốc gia của

Trang 10

Việt Nam Hồ Chí Minh tin rằng việc giải phóng các dân tộc bị áp bức và thực hiện công lý xã hội là không thể tách rời.

Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là chống Mỹ, Hồ Chí Minh đã liên tục thúc đẩy chính sách đoàn kết dân tộc, tôn trọng các dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số trong cả nước Ông tin rằng, chỉ có thông qua sự đoàn kết và tôntrọng sự đa dạng dân tộc mà Việt Nam mới có thể đoạt được độc lập và phát triển.

Hồ Chí Minh cũng tập trung vào việc xây dựng một quốc gia độc lập, tự do và côngbằng, nơi mà tất cả các dân tộc đều được coi trọng và có cơ hội phát triển Ông coi vấn đề dân tộc thuộc địa không chỉ là một vấn đề của Việt Nam mà còn là một phần của cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tự do trên toàn thế giới.

Tóm lại, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc thuộc địa không chỉ là một vấn đề chính trị mà còn là một phần của cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tự do, và phải được giải quyết thông qua sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.

Câu hỏi nhóm 5: Giải thích những khó khăn, thách thức khi thực hiện cách mạng

giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản?

Trả lời:

Việc thực hiện một cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vôsản mang lại nhiều thách thức và khó khăn đặc biệt do tính phức tạp của quá trình này.Dưới đây là một số khó khăn và thách thức thường gặp:

Chống lại sự phản kháng của thế lực cũ: Các lực lượng bảo thủ, đặc biệt là tầng lớptư sản và các lực lượng thống trị trước đây, thường sẽ phản đối sự thay đổi và cố gắnggiữ quyền lực của họ bằng mọi cách Điều này có thể bao gồm cả sự đối đầu vũ trangvà các chiến lược tác động tâm lý, kinh tế, xã hội để phá vỡ hoặc suy yếu phong tràocách mạng.

Thách thức về sự đồng thuận và tổ chức: Để thực hiện một cách mạng vô sản, cầnphải có sự đồng thuận rộng lớn từ phía dân chúng và cần phải tổ chức họ thành các lựclượng mạnh mẽ Tuy nhiên, việc này thường gặp khó khăn do sự phân chia trong xãhội và sự tác động của các lực lượng phản cách mạng.

Khó khăn về nguồn lực và kinh tế: Thường thì các phong trào cách mạng phải đốimặt với thiếu hụt nguồn lực và vấn đề kinh tế do các biện pháp kinh tế của thế lực cũnhư cấm vận và cản trở thương mại Việc xây dựng và duy trì một nền kinh tế tự chủvà phát triển cũng là một thách thức lớn.

Ngày đăng: 22/05/2024, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w