Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành mộtmâu thuẫn biện chứng.+ Khái niệm mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranhvà chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT – CÔNG NGHIỆP
-BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ - NIN
Đề tài: “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”
THÔNG TIN NHÓM 2A :
Lớp: DHTD17A1HN
Mã học phần: 010100153503
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dương
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Trang 2BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ - NIN
Đề tài: “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”
THÔNG TIN NHÓM 2A:
Lớp: DHTD17A1HN
Mã học phần: 010100153503
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dương
THÀNH VIÊN NHÓM 2A
Lê Văn Dũng (nhóm trưởng) Nguyễn Hải Đăng Nguyễn Tiến Đạt Nguyễn Văn Dũng Đinh Đức Đăng Đức Nguyễn Duy Dũng
_
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KĨ THUẬT – CÔNG NGHIỆP
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác -Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) khẳng định : mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội, tư duy con người có những mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn tồn tại khách quan Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Ngoài ra, trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại được hình thành, tiếp nối không ngừng
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã hơn 35 năm và đạt được những thành quả bước đầu quan trọng trên nhiều lĩnh vực Trong đó một thành tựu lớn là việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta nền kinh tế, xã hội Việt Nam đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, những mặt tiêu cực mang tính nội tại của thời kỳ quá độ làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới của Đảng và Nhân dân ta Giải quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội một cách vững chắc và ổn định theo đúng những mục tiêu xây dựng CNXH mà chúng ta đã đặt ra Vì vậy, trong giới hạn của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: “nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Từ đó chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH"
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Một số khái niệm
+ Khái niệm mặt đối lập: là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tỉnh
có đặc điểm hoặc có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể
+ Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau
+ Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo khuynh hướng phủ định, bài trừ lẫn nhau Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
+ Khái niệm mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh
và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng
2.2 Nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
2.2.1 Nội dung
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hưởng đổi lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời
+ Sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng mà nguyên nhân chính tạo nên nguồn gốc của là sự tác động lẫn nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng
+ Các sự vật, hiện tượng có hai loại tác động lẫn nhau dẫn đến vận động,
đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng nhưng chỉ loại
Trang 5tác lẫn nhau giữa các mặt đối lập do mâu thuẫn giữa chúng tạo nên mới làm cho sự vật, hiện tượng phát triển
* Các loại mâu thuẫn:
+ Dựa vào quan hệ đối với sự vật được xem xét: ta có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
+ Dựa vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật: ta
có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định: mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Dựa vào tỉnh chất của các quan hệ lợi ích trong xã hội: phân chia than mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
2.2.2.Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải nắm vững quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng:
Thứ nhất, để nhận thức đúng, đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng trước hết phải nhận thức sự vật, hiện tượng như một thực thể đồng nhất, tiếp đó phải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biết mâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ giúp chúng ta nhận thức đúng bản chất của sự vật
và tìm ra phương hưởng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức thực tiễn của bản thân
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn Không được điều hòa mâu thuẫn
Trang 6Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi
2.3 Những mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là một thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới,
mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" (Hồ Chí Minh: Toàn tập,
1996, t.10, tr 13)
Để xây dựng thành công CNXH ở nước ta, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta cần giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên CNXH, cụ thể là những mâu thuẫn sau đây:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX)
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, giải quyết mẫu thuẫn giữa lực LLSX QHSX trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là một quá trình cam go, phức tạp được Đảng, Nhà nước ta quan tâm đặc biệt
Lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tất yếu dẫn tới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lạc hậu Đồng chí Lê Duẫn đã từng nói “theo quy luật chung của sự phát triển, thường thường thì lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó Phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, xây dựng quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Nhưng trong tỉnh hình cụ thể của miền Bắc nước ta hiện nay,
sự phát triển của lực lượng sản xuất, tức trình độ phát triển cơ sở vật
Trang 7chất kỹ thuật lạc hậu hơn sự phát triển của quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa
Muốn giải quyết mâu thuẩn trên, chúng ta phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội Chỉ thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa " (Lê Duẩn, 1978, Cách mạng XHCN ở Việt Nam, tl, tr 80-81; 85-86) Do vậy Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng và hoàn thiện một quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với lực lượng sản xuất hiện nay để đưa đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phải đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, tận dụng những thời cơ trong thời kỳ hội nhập để phát triển kinh tế một cách bền vững nhằm thực hiện những mục tiêu xây dựng CNXH mà Đảng và Nhân dân ta đang đặt ra
Tuy nhiên qua thực tiễn đất nước hiện nay cách thức tổ chức quản lý kinh tế lỗi thời, lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của LLSX Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ chế quản lý đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng giữa các cơ quan quản
lý, nhiều cơ quan cùng quản lý về một lĩnh vực dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc, sự độc quyền của một số ngành, lĩnh vực như điện, than, xăng dầu, dẫn đến một số tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý đó trở nên lạm quyền, ỷ lại, không có ý thức tự vươn lên, ngày càng xa rời quần chúng; mâu thuẫn giữa chủ trương phát triển hàng tiêu dung trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhưng lại tạo cơ chế
mở cửa nhập khẩu trản lan các mặt hàng nước ngoài làm cho các doanh nghiệp trong nước bị phá sản, thất nghiệp; tài nguyên, khoáng sản: thủy điện, xăng dầu, than ưu tiên dành cho xuất khẩu nhưng lại để giá xăng dầu, điện trong nước ngày càng tăng gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân
Thứ hai, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong xã hội có giai cấp luôn luôn tồn tại Đặc biệt là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay lợi ích cá
Trang 8nhân của con người trong xã hội ngày càng phát triển theo hưởng cả nhân tiêu cực mà không theo hướng tích cực vì cộng đồng, vì xã hội + Chúng ta đang xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ, mỗi cá nhân là một một thành viên tích cực của xã hội vì lợi ích chung của tập thể, không cá nhân nào có quyền áp đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, Hồ Chí Minh đã từng nói "lợi ích chung của tập thể được đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, tr.610)
Trong những năm qua, ở nước ta hiện nay trên thực tế có một số lượng không ít cán bộ, đảng viên thậm chí là có những cán bộ giữ chức vụ cao cấp ở Trung ương, chỉ quan tâm, vun vén đến lợi ích cá nhân mình, vì lợi ích riêng mà sẵn sàng giày xéo, chà đạp lên lợi ích chung của toàn thể xã hội Nhiều trường hợp mượn danh nghĩa tập thể để thu lợi bất chính, làm giàu cho riêng bản thân và gia đình mình, gây tổn hại cho ngân sách nhà nước hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng mà nhiều vụ án vừa qua như vụ VinaShin, Nguyễn Đức Chung, vụ nâng khống giá thiết bị xét nghiệm Covid của nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm hay vụ Phan Quốc Việt ( Việt Á) là minh chứng
Vì vậy trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội về cơ bản chúng ta cần phải có những giải pháp để chống lại những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân đồng thời kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Đây là bổn phận và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN
Sinh thời, Bác Hồ cho rằng muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN, bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa do đó nhân tố con người giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo Yếu tố con người trong chế độ XHCN phải phát triển toàn diện về trí tuệ, về thể
Trang 9chất, về tinh thần, trong sáng và lành mạnh về đạo đức mới là mục tiêu, động lực để xây dựng CNXH Xuất phát từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN để đi lên CNXH, chúng ta phải lấy nhân tố con người làm điểm xuất phát
Hiện nay, nền KTTT với những ưu điểm tạo ra nhiều thành tựu, tiền đề
về cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết để tạo tiền đề, động lực cho chúng ta xây dựng lại nền kinh tế sau bao nhiêu năm bị tàn phá bởi chiến tranh, bị kìm hãm bởi cơ chế quản lý tập trung quan lieu bao cấp Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch
sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh, và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế như: sự cạnh tranh ngày khốc liệt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất sự phá sản, tình trạng thất nghiệp, nền văn hóa lai căng, khủng hoảng chu kỳ, ô nhiễm môi trường dẫn đến những giá trị của con người trong mục tiêu xây dựng CNXH của chúng ta bị xâm phạm nghiêm trọng, tồn tại những mâu thuẫn trên nhiều lĩnh vực
Trang 10PHẦN 3: KẾT LUẬN
Tóm lại, quy luật mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến, nó tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng
Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành những động lực nội tại của sự vận động và phát triển dẫn đến sự mất đi của cái cũ và
sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn Do đó, trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn cần nhận thức được bản chất, khuynh hưởng vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để từ đó tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực hiện
để giải quyết mâu thuẫn
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện do nhiều nguyên nhân đã và đang nảy sinh một số mâu thuẫn khách quan và nội tại như mâu thuẫn giữa sự yếu kém của quan hệ sản xuất so với trình độ phát triển cả lực lượng sản xuất; mâu thuẫn giữa lợi ích cả nhân và lợi ích xã hội; mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN Chính vì vậy trong giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta có thành công hay không phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa các mâu thuẫn trên Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu những mâu thuẫn đó và tìm ra phương hướng giải quyết chúng Bởi vì việc giải quyết những mâu thuẩn ấy chính là động lực để chúng ta thực hiện các mục tiêu CNXH mà đảng và Nhân dân ta đang xây dựng đó là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh