1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập Và Việc Vận Dụng Quy Luật Này Trong Hoạt Động Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Đắc Gia Huy, Tô Quốc Hiệp, Nguyễn Đình Tuấn, Ngô Gia Bảo, Trương Quốc Phú
Người hướng dẫn GVC.TS. Đỗ Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập – Quy luật mâu thuẫn – đây là hạt nhân của phép biện chứng.- Tuy nhiên, bên cạnh những thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

_

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Giảng viên: GVC.TS ĐỖ THỊ THÙY TRANG

Nhóm: 8

Thành viên: Nguyễn Đắc Gia Huy

Tô Quốc Hiệp

Nguyễn Đình Tuấn

Ngô Gia Bảo

Trương Quốc Phú

Mã lớp học: 22161FIE2

Trang 2

71.2 Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

81.2.1 Sự thống nhất của các mặt đối lập

81.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

91.2.3 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập

9

2 Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn

10

Trang 3

2.1 Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt vào đời sống hiện nay

102.2 Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập

112.3 Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập

11

Trang 4

- Các antinômi của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độnhận thức có tính chất kinh nghiệm khi Cantơ xem các mặt đối lập la những đối lập về chất Song không giải quyết được vấn

đề Các antinômi, Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên tính bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới

- Khi nghiên cứu phép biện chứng trong sự vận động và phát triển của “ý niệm tuyệt đối “, Hêghen đã kịch liệt phê phán quan điểm siêu hình về sự đồng nhất (quan điểm này cho rằng

đã đồng nhất thì loại trừ mọi sự khác biệt về mâu thuẫn) Theo ông, đó là sự đồng nhất trừu tượng trống rỗng, không bao hàm một nhân tố chân lí nào Ông quan niệm bất kì sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn Ông là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động vàphát triển:”Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động

và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động Tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó Song do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm và lợi ích giai cấp Hêghen đã đẩy việc giải quyết mâu thuẫn không thể điều hoà được trong “xã hội công dân” vào lĩnh vực tư tưởng thuần tuý

Trang 5

- Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu tư tưởng về mâu thuẫn, bằng việc tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng

ta phải tìm xung lực vận động và sự phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật Quan điểm lý luận đó được thể hiện trong quy luật thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập – Quy luật mâu thuẫn – đây là hạt nhân của phép biện chứng

- Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động thực tiễn

đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, bởi bên cạnh những ưu điểm, thực tiến luôn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại kìmhãm sự phát triển của công cuộc đổi mới Giải quyết được những mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển đờisống xã hội một cách vững chắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt ra.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em chọn đề tài: ” Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn”

2.Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là các khái niệm, quan điểm, lý luận, các quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và việc vận dụng quy luật này trong hoạt động thựctiễn

3.Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận có sử dụng phối hợp các phương pháp như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thu thập và phân tích thông tin, phương pháp tổng hợp, phương pháp khái quát để giải quyết các vấn đề về lý luận vàthực tiễn mà đề tài đề ra Lí luận dựa trên nghiên cứu của Chủ nghĩa C.Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 6

+ Các yếu tố cấu thành nên quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Phần 2: Một số vấn đề về quy luật thống nhất và đấu tranh của

và động lực của sự tự vận động và phát triển, được giải quyết triệt để trong triết học Mác Ngày nay, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vẫn là công cụ triết học hữu hiệu giúp con người kiểm soát được động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội Tuy nhiên, vận dụng đúng và có hiệu quả quy luật này vào đời sống xã hội bao giờ cũng không giản đơn Trong khi đó, đồng thuận xã hội, ổn định xã hội, đoàn kết xã hội, lại cũng là những động lực của sự phát triển xã hội mà từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới, từ lâu đã coi là hiểnnhiên và vẫn đang không mệt mỏi thực hiện

1.1 - Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ

biến:

- Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đêu là một thể thống nhất được cấu thành bởi các mặt, các khuynh hướng, các thuộctính phát triển ngược chiều nhau, đối nhau…

- Trong phép biện chứng duy vật,khái niệm “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại một cách

Trang 7

khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy Chính những mặt nhưvậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.Do đó cần phải phân biệt rằng không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Bởi

vì trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập mà trong cùng một thờiđiểm ở mỗi sự vật có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập, có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ phủ định và chuyển hoá lẫn nhau.Sự chuyển hóa này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định các bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

- Mâu thuẫn mang tính khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy nên có tính phổ biến Chính vì vậy mâu thuẫn rất

đa dạng và phức tạp.Mâu thuẫn trong mỗi sự vật hiện tương và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau và trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc điểm ,vai trò tác động lẫn nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật Vì vậy cần phải có phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể

1.2 - Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai

mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với

nhau

1.2.1 - Sự thống nhất của các mặt đối lập:

- Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sư thống nhất của chúng.”Sự thống nhất” của các mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không phải chúng đứng bên cạnh nhau mà là “nương tựa” vào nhau,tạo ra sự phù hợp, cân bằng như liên hệ phụ thuộc, qui định và ràng buộc lẫn nhau.Mặt đối lập này lấy mặt đối lập làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiêú được cho sư

Trang 8

tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng có của bản thấn sự vật tạo nên.

*Ví dụ: Quan hệ lực lưọng sản xuất-quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất:khi lự lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển, hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phất triển của phương thức sản xuất.Nhưng quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

-Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát

từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh được bản chất của sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lượng sản xuất

-Thứ hai: Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất

-Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ýnghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất được coi là thoã đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan

hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất

- Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “đồng nhất” với nhau Với ý nghĩa đó, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt

đó Do đó sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập này có thểchuyển hoá sang mặt đối lập kia-khi xét về một vài đặc trưng nào đó

*Ví dụ:Sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư sản nhưng lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội

- Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác độngngang nhau của chúng Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập

- Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối Bảnthân nội dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối

Trang 9

của nó: thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập.

1.2.2 - Sự đấu tranh của các mặt đốí lập:

- Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tácđộng qua lại với nhau, ”đấu tranh” với nhau Đấu tranh giữa cácmặt đối lập là sự tác động qua laị theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật Sự đấutranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau

- Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản

- Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đó Sự thủ tiêu chỉ là một trong những hình thức đấu tranh cảu các mặt đối lập.Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳ thuộc vào tínhchất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự thống nhất có quan hệhữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của vật Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối Lênin viết: “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan Song bản thân của sự thống

Trang 10

nhất chỉ là tính tương đối tạm thời Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật Kể cả trong trạng thái sự vật

ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”

Mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc

của sự vận động và sự phát triển?

-Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia ra làm nhiều giai đoạn Thông thường, khi mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gay gắt Tất nhiên không phải xung khắc bất kì sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn Chỉ có những mặt khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển, thì hai mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn.Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt,

nó biến thành đối lập Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn… Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao, chính vì vậy Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt đối lập, sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập ấy và sự dunghợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới” Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng ấy Lênin khẳng định: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”

1.2.3-Sự chuyển hoá của các mặt đối lập:

- Không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến

sự chuyển hoá giữ chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là

Trang 11

quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau

- Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán vị đổi chỗ một cách giản đơn máy

móc.Thông thường mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:

+Phương thức thứ 1: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đốilập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của

Tóm lại: Từ lý luận về mâu thuẫn cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới Mâuthuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành,

sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau

để tạo thành sự vật mới hơn Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển

Phần 2: Một số vấn đề về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Trang 12

2.1 Triết học duy vật biện chứng là học thuyết kế

thừa được những tinh hoa hợp lý nhất của các

học thuyết triết học từ thời cổ đại đến Hêghen về

mâu thuẫn

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn (trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen còn gọi là “Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập”, là quy luật phổ quát của hiện thực,

kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng” Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và

sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó , đó là thực chất của phép biện chứng” Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh

và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

- Cần thiết phải nói rõ rằng, mâu thuẫn không phải là tri thức của riêng chủ nghĩa duy vật biện chứng hay của chủ nghĩa Mác.Mặc dù chủ nghĩa Mác đã có công cải tạo phép biện chứng từ duy tâm trở thành duy vật, làm cho quy luật mâu thuẫn đạt tới trình độ “mô hình tư tưởng” gần như vạn năng để con người giải thích và cải tạo thế giới, tuy nhiên việc phê phán triết học Mác - Lênin nhằm vào học thuyết mâu thuẫn là sự phê phán không đúng địa chỉ và không đúng đối tượng

- Bởi lẽ, ngay từ thời Cổ đại, bằng sự cảm nhận và “phỏng đoán thiên tài”, các nhà thông thái Hy Lạp đã xác nhận được những mối liên hệ phổ biến của mọi tồn tại, trong đó sự tác động qua lại của các mặt đối lập được xem là cái “hoàn toàn khách quan,

là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại” Những nhà tư tưởng đượcbiết đến trong lịch sử triết học như là những người có công đặt nền móng cho học thuyết mâu thuẫn là Heraclitus, Lão Tử, Zeno, N.Kuzansky, D.Bruno , và Hêghen Nhưng công bằng mà

Trang 13

nói, công lao đặc biệt đối với học thuyết mâu thuẫn (trước C.Mác) thuộc về Hêghen Chính là nhờ Hêghen mà lý luận triết học về mâu thuẫn và về phép biện chứng trở nên có giá trị và

có sức sống mãnh liệt kể từ thế kỷ XIX đến nay

- Với G.Hêghen, “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó” Mâu thuẫn “là cái phủ định trong sự quy định bản chất của nó, là nguyên tắc của mọi sự tự vận động,

mà sự tự vận động này không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện nào đấy của mâu thuẫn Vận động là bản thân mâu thuẫn đang tồn tại” “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi

sự vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực (импульс) và hoạt động” Theo C.Mác, “sai lầm chủ yếu của Hêghen là ở chỗ ông hiểu mâu thuẫn của hiện tượng là sự thống nhất trong bản chất, trong ý niệm, kỳ thực bản chất của mâu thuẫn ấy cố nhiên là một cái gì

đó sâu sắc hơn, cụ thể là mâu thuẫn bản chất”

- Cải tạo phép biện chứng Hêghen, chủ nghĩa Mác đã giải thích một cách duy vật về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như là “định luật của tri thức” và của thế giới kháchquan

2.2 Mâu thuẫn tồn tại khách quan với sự thống

nhất tương đối và sự đấu tranh tuyệt đối của các

mặt đối lập

- Mặt đối lập (opposites, contraires, противоположности - thực

ra không chỉ là “mặt” như trong tiếng Việt, mà là đối lập, cái đốilập, sự đối lập) là các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật, hiện tượng vốn có trong “cái thống nhất” (đối tượng được xem xét) Chúng là “sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái ngược nhau và loại trừ lẫn nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng đồng thời lại thống nhất với nhau Nghĩa là, được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau (mặt đối lập này không thể tồn tại mà không có mặt kia) và loại trừ lẫn nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau)

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w