Khái niệm - Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
PHÂN BIỆT VĂN MINH VÀ VĂN HÓA
( Lê Đoàn Thị Minh Phương)
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
(GS.TS Trần Ngọc Thêm)
+ Văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện qua việc nước ta nói Tiếng Việt để giao tiếp với nhau.
+ Ở Nhật Bản, văn hóa trà đạo đã tồn tại từ những năm của cuối thế kỉ VII, đến bây giờ văn hóa thưởng trà vẫn được gìn giữ.
- Văn hóa chứa đựng cả giá trị vật chất và tinh thần.
- Có bề dài lịch sử
- Gắn bó nhiều hơn với Phương Đông
- Là trình độ phát triển đạt đến một mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng
Ví dụ: Văn minh Ai Cập, văn minh lúa nước, văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- Chỉ trình độ phát triển
- Gắn bó nhiều hơn với Phương Tây đô thị
- Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị
- Khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,
Ví dụ: Việt Nam có văn hóa mặc áo dài vào những dịp trọng đại ,đồng thời áo dài cũng là quốc phục của Việt Nam.
- Trình độ phát triển của con người
VD: văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng,.
3 Một số đặc trưng tiêu biểu
- Văn hóa mang tính tập quán
Văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể.
- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành
– Được sử dụng để miêu tả một giai đoạn phát triển xã hội của con người trong lịch sử, trong đó các thành tựu văn hóa, khoa học và kinh tế đạt được một trình độ phát triển cao.
– Bao gồm các đặc điểm như viên trong xã hội.
Ví dụ: lễ hội Tết Nguyên Đán ở Việt
Nam là một ví dụ về văn hóa mang tính tập quán, nơi mọi người thực hiện các hoạt động truyền thống như việc chúc
Tết, cúng ông Công ông Táo, và thăm viếng người thân vào dịp Tết.
- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được
Ví dụ: Người Sorb là một cộng đồng thiểu số nổi tiếng, và hiện nay họ được coi là một phần của quốc gia Đức, với chính quyền đảm bảo quyền lợi của họ.
Tuy nhiên, trong số hàng nghìn cộng đồng dân tộc và văn hóa thiểu số trên thế giới, rất nhiều cộng đồng này vẫn tồn tại và được tôn trọng và bảo vệ.
- Văn hóa mang tính chủ quan: Con người của các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Mỗi người có thể có những sở thích và đánh giá riêng về nghệ thuật, ví dụ như tranh, điêu khắc, âm nhạc, hay phim ảnh Một tác phẩm nghệ thuật có thể được một người đánh giá là tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ, trong khi người khác có thể không cảm nhận được sự hấp dẫn của nó Văn hóa mang tính chủ quan cho phép mỗi người tự do thể hiện và đánh giá theo quan điểm cá nhân của mình.
- Văn hóa mang tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền từ thế hệ phát triển của khoa học, công nghệ và các lĩnh vực kiến thức khác, tính tổ chức và quản lý cao trong chính quyền, kinh tế, và xã hội.
– Có hệ thống pháp luật hoạt động tốt và được tôn trọng, sự phát triển của kinh tế với các nền kinh tế đa dạng và thị trường phát triển.
– Thể hiện sự phát triển của các giá trị văn hóa như đạo đức, tôn giáo, đức hạnh, và cách cư xử được tôn trọng và tuân thủ.
- Văn minh là một loại xã hội phức tạp được đặc trưng bởi sự phát triển đô thị, sự phân tầng xã hội, một hình thức của chính phủ và các hệ thống giao tiếp mang tính biểu tượng như chữ viết.
- Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất; đặc trưng cho một khu vực rộng lớn; một thời đại; hoặc cả nhân loại.
- Văn minh không phải là điều tự phát hoặc bất diệt Nó là thành quả đạt được của từng thế hệ tích lũy thành.
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
Save to a Studylist này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người.
Ví dụ: việc nghiên cứu và phân tích về Chiến tranh Thế giới thứ hai từ các nguồn tài liệu khách quan như hồi ký, báo cáo chính thức, và chứng cứ lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các sự kiện, nguyên nhân, và hậu quả của cuộc chiến này Việc tiếp cận với thông tin khách quan giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan về lịch sử, tránh những đánh giá và quan điểm cá nhân không căn cứ.
- Văn hóa mang tính kế thừa: Văn hoá là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh
Ví dụ: trong văn hóa Việt Nam, việc tổ chức lễ cưới truyền thống với các nghi lễ, quy trình và phong tục đặc biệt là một ví dụ về văn hóa mang tính kế thừa Lễ cưới truyền thống không chỉ là một sự kiện gia đình quan trọng mà còn là cách để truyền dạy và bảo tồn giá trị văn hóa, tôn vinh tổ tiên và tạo sự gắn kết trong cộng đồng.
- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có được.
Ví dụ: Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với sự tôn trọng, kỷ luật, và lòng biết ơn
TRÌNH BÀY 8 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THEO GIÁO TRÌNH
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ mới vào là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội.
Nếu coi ngôn ngữ và hành vi là cái vỏ bên ngoài của văn hóa thì ngôn ngữ là yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng Trong đàm phán kinh doanh giữa các doanh nghiệp có chung một quốc tịch thì vấn đề ngôn ngữ không phải là một khó khăn đáng kể Nhưng đối với các cuộc đàm phán quốc tế, ngôn ngữ thực sự có thể trở thành một vũ khí hay một khó khăn đối với các đoàn đàm phán Người Mỹ đã sai khi cho rằng người Nhật không hiểu tiếng Anh tốt đến mức có thể đàm phán trực tiếp được Nhưng trong thực tế, đa số doanh nhân Nhật đều hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Anh, nhưng trong các cuộc đàm phán quan trọng thì họ vẫn sử dụng phiên dịch Mục đích sử dụng phiên dịch này là giúp họ có nhiều thời gian suy nghĩ, cân nhắc thông tin do đối tác đưa ra, hơn thế họ còn có nhiều thời gian để quan sát phản ứng, thái độ của đối phương Bên cạnh sự khác biệt về ngôn ngữ thì một thứ tiếng ở các nước khác nhau cũng được hiểu theo nghĩa khác nhau Ví dụ như: từ “tambo” ở Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru có nghĩa là “đầm lầy, ẩm ướt” thì ở Chile, “tambo” lại được hiểu là những nhà “chứa mại dâm” hay từ “aloha” ở Hawaii có nghĩa là “xin chào” thì đối với Tây Ban Nha là
“tạm biệt”. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta cũng thấy có nhiều nền văn hóa Ví dụ, Canada có hai nền văn hóa: nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp Nhưng không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội Hay trong kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự biết về ngôn ngữ địa phương, thành ngữ, cách nói xã giao hàng ngày, dịch thuật là vô cùng quan trọng Công ty nọ đã thất bại khi quảng cáo bột giặt đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái hộp xà phòng và quần áo sạch ở bên phải vì nước họ đọc từ phải qua trái nhưng đối với Việt Nam lại đọc từ trái qua phải và nó được hiểu là xà phòng làm bẩn quần áo.
Có hai loại ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng đối với ngôn ngữ viết thì chưa chắc Ở những nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết Ngôn ngữ không chỉ là những từ được nói hoặc viết ra mà bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) và ngôn ngữ không lời (nonverbal language) Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (ảm điệu, ngữ điệu, ) và bằng các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mắt Tất cả các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt đều chuyển tải những thông điệp nhất định Nếu không hiểu bối cảnh văn hoá trong đó những cuộc giao tiếp phi ngôn ngữ dạng này xảy ra, bạn không những có thể gặp phải rủi ro là không hiểu được người đối thoại với mình mà còn có thể phát đi những tín hiệu hoàn toàn sai lạc Ví dụ một cái gật đầu thể hiện sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu Tuy vậy, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa Chẳng hạn như trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu giơ ngón cái hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp lại ngụ ý là “khiêu dâm”.
Nếu chúng ta thông thạo ngôn ngữ của đối tác, bạn sẽ thu được bốn lợi ích lớn nhưng sau: Thứ nhất, hiểu vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo nhờ đó có thể trao đổi trực tiếp với đối tác mà không cần thông quan một người khác để giải thích Thứ hai, dễ dàng làm việc với các đối tác nhờ có ngôn ngữ chung Thứ ba, hiểu và đánh giá được đúng bản chất, ý muốn ở cả hai bên Cuối cùng, hiểu và thích nghi được văn hóa của họ.Tuy nhiên, nếu không biết ngôn ngữ chung với đối tác hay biết nhưng chưa thông thạo bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, rủi ro trong công việc và trong cuộc sống
Phong tục tập quán
Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Ví dụ: lễ hội té nước của người thái, phong tục mặc kimono của người Nhật vào lễ tết hay đám cưới, gói bánh tét ngày tết của Việt Nam.
Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào trong tiềm thức,tâm lý trở thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân,hoặc một một khối cộng đồng người trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán, Thói quen được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận,ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường được gọi là tục tục lệ hay phong tục Mỗi nước có phong tục tập quán riêng,và trong nước, mỗi địa phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi người nhóm người lại có những phong tục riêng Ví dụ: Người Tày: lễ cúng cơm mới, lễ hội Lồng Tồng còn Người Kinh hay cúng vào đêm giao thừa.
Phong tục tập quán là nếp sống, thông lệ được hình thành và truyền lại trong cộng đồng, mang đặc trưng văn hóa riêng Nó có tác động sâu sắc đến đời sống, được các thành viên gìn giữ, tôn thờ Phong tục tập quán bám rễ sâu trong tiềm thức, khó thay đổi ngay cả khi có biến động chính trị, xã hội Qua đó, phong tục tập quán phản ánh trình độ văn minh của một cộng đồng, đồng thời là sản phẩm do chính con người trong xã hội đặt ra để phục vụ nhu cầu cộng đồng, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Phong tục tập quán có tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử Phong tục tập quán là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong nhóm Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đặt, bắt chước thông qua giao tiếp cá nhân Phong tục tập quán có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác dụng tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần con người
Ví dụ: Tục bắt vợ là việc cướp lấy người phụ nữ về làm vợ, tục này thường được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số hay tục tảo hôn là việc kết hôn sớm, khi người con gái chưa đủ tuổi trưởng thành, tục này thường được thực hiển ở các vùng nông thôn, những phong tục này gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Phong tục tập quán có chức năng hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm xã hội; giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu cho con người; là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của cá nhân và nhóm; là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội của các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn hóa nhóm.
Phong tục chỉ là những thói quen thường ngày trong cuộc sống như cách ăn mặc, cách sử dụng đồ ăn thức uống, cách ứng xử với người khác, cách sử dụng thời gian Nếu vi phạm phong tục, người ta chỉ bị coi là bất lịch sự chứ ít khi bị coi là xấu xa Do đó, người nước ngoài có thể được tha thứ nếu lần đầu vi phạm phong tục Tập tục có ý nghĩa quan trọng hơn phong tục rất nhiều, là những quy tắc được coi là cốt lõi trong đời sống xã hội Việc làm trái với tập tục có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng Chẳng hạn như tập tục bao gồm các yếu tố như lên án những hành vi như trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và giết người Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hóa trong luật pháp.
Những quy tắc cơ bản về nghi lễ xã giao, việc tiếp xúc trực tiếp tới mức nào thì được chấp nhận, mọi người thường giữ khoảng cách ra sao khi nói chuyện với nhau, việc chào hỏi cần phải như thế nào – những thông tin đầu mối cho tất cả các yếu tố này của một nền văn hóa dân tộc có thể nhận biết ngay sau khi bạn đặt chân tới một đất nước xa lạ.
Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa doanh nghiệp
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Nó chi phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên chúa giáo - Chúa, Phật giáo - Phật Tổ,
Bồ Tát) Lịch sử của xã hội loài người cổ đại đã chiêm nghiệm những cuộc Thập tự Chinh thần thánh của những con chiên ngoan đạo muốn mở rộng sự ảnh hưởng của Đức chúa sang châu Á như một minh chứng đẫm máu và man rợ cho ảnh hưởng của tôn giáo đối với 18 hành vi của con người Tôn giáo, tín ngưỡng được nhận thức như một yếu tố nhạy cảm nhất của văn hóa.
Tôn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến cách sống, lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo Tin lành Các nước châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Không nên coi trọng đạo đức làm việc Mặc dù thế giới Đạo Hồi ngày nay có khoảng 1.2 tỷ người, tuy nhiên có thể tìm thấy rất nhiều các công ty xuyên quốc gia thường có các quyết định kinh doanh vi phạm các giá trị Hồi giáo Hàng thời trang hàng đầu thế giớiChanel đã gây ra sự phản ứng gay gắt trong công chúng của các nước Đạo Hồi vì đưa những họa tiết trang trí cho những tập trang phục mùa hè cho phụ nữ giống như các họa tiết ở trang bìa của Kinh Koran mùa hè năm 1997 Kết quả là nhà mẫu này đã phải hủy bỏ hoàn toàn những bộ sưu tập có giá trị đó kèm theo cả âm bản Một điều đáng ngạc nhiên là trong thực tế, những gì là giá trị tinh thần của một cá nhân lại có thể là các câu chuyện vui của những người khác Nếu không biết con bò có giá trị như thế nào.
Triết lý tôn giáo chính trong một nền văn hóa có thể có ảnh hưởng mạnh tới phương thức kinh doanh của một cá nhân, thậm chí vượt xa suy nghĩ của hầu hết mọi người - ngay cả khi cá nhân đó không phải là một tín đồ sùng đạo của một tôn giáo nhất định. Người Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của triết lý Khổng Tử nhấn mạnh vào việc hòa thuận và coi sự hài hoà, cân bằng Ở Việt Nam việc ra quyết định thường chậm một phần là do những tín đồ của Khổng giáo đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận Sự kiên nhẫn và bình tĩnh là rất cần thiết trong các tình huống khó khăn và trong các cuộc nói chuyện liên quan đến hợp đồng Cuối cùng, người Việt Nam thường không đề cao những người mất kiên nhẫn hoặc có vẻ bề ngoài ích kỷ.
Tôn giáo còn ảnh hưởng tới chính trị và môi trường kinh doanh Ví dụ như khi Ayatollah Khomeini điều hành Iran, những nhà kinh doanh Phương Tây chẳng bao lâu sau đã rời khỏi nơi đây vì thái độ của chính phủ Khi Iran có chiến tranh với hq và kinh tế bị suy yếu, chính sách của Khomeini cũng gây trở ngại cho chính phủ các nước khác, đặc biệt là Mỹ có nhân viên sử quán ở Teheran bị bắt giữ làm con tin bởi những người Iran Rõ ràng là niềm tin tôn giáo của quốc gia ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và kinh tế.
Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa doanh nghiệp: a Định hình giá trị cốt lõi:
Tín ngưỡng và tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Những giá trị này là nền tảng cho quyết định và hành động của nhân viên. b Hướng dẫn hành vi và quyết định:
Tín ngưỡng và tôn giáo giúp hình thành một hệ thống chung về hành vi đúng và sai trong doanh nghiệp Chúng là hướng dẫn cho nhân viên về cách họ nên đối xử với nhau, đối xử với khách hàng và đối xử với các đối tác kinh doanh. c Tạo ra môi trường làm việc tích cực:
Các niềm tin và giá trị tôn giáo lành mạnh thường tạo ra một môi trường làm việc nuôi dưỡng sự sáng tạo, đổi mới và hợp tác Nhân viên cảm thấy rằng họ đang làm việc trong một không gian hỗ trợ và có chung những giá trị cốt lõi của tổ chức.
Tôn giáo thường xuyên được thể hiện thông qua cách doanh nghiệp giao tiếp với cộng đồng nội và ngoại biên Các chiến lược truyền thông, quảng cáo và các hoạt động xã hội thường phản ánh giá trị và tôn giáo của doanh nghiệp. e Phát triển văn hóa đa dạng:
Tín ngưỡng và tôn giáo có thể đóng vai trò trong việc hỗ trợ việc phát triển một văn hóa đa dạng và kích thích sự hiểu biết và tôn trọng đối với sự đa dạng trong tổ chức. f Quản lý và lãnh đạo:
Tín ngưỡng và tôn giáo thường được chủ động và hỗ trợ bởi các nhà lãnh đạo và quản lý trong doanh nghiệp Họ là người hình thành và bảo vệ giá trị cốt lõi của tổ chức. g Xây dựng lòng tin:
Tín ngưỡng và tôn giáo giúp xây dựng lòng tin trong cộng đồng làm việc, cũng như giữ cho nhân viên và đối tác tin tưởng vào cam kết và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2 Một vài ví dụ về tín ngưỡng tôn giáo trong văn hóa doanh nghiệp tại Nhật Bản: a “Tình cảm và cam kết lâu dài”
Tôn giáo Shinto và Budismo đã ảnh hưởng đến tư duy của người Nhật về sự tình cảm và cam kết lâu dài Trong doanh nghiệp, điều này thể hiện qua việc tạo ra mối quan hệ kinh doanh bền vững và cam kết lâu dài với đối tác và khách hàng Sự tận tâm và trung thực trong giao tiếp kinh doanh rất quan trọng. b “Hiệu quả và tinh thần trách nhiệm”
Tôn giáo Zen, với triết lý về sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cá nhân, đã ảnh hưởng đến cách người Nhật nhìn nhận về công việc Sự hiệu quả và tinh thần trách nhiệm là quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, và nhân viên thường cảm thấy cam kết với nhiệm vụ của họ và đề cao sự chăm chỉ.
Giá trị và thái độ trong văn hóa doanh nghiệp
Giá trị là hệ thống niềm tin và chuẩn mực làm nền tảng để các thành viên trong một nền văn hóa xác định đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng, mong muốn và không mong muốn Từ đó, giá trị giúp định hướng và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống Ví dụ, người Mỹ coi trọng sự tự do và sống trong môi trường thoải mái, trong khi người Nhật đề cao sự kỷ luật và ràng buộc bản thân Trong văn hóa doanh nghiệp, tính minh bạch, chính trực và sự đồng cảm là những giá trị cốt lõi, bên cạnh nhiều giá trị khác.
Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tôn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng Đối với mỗi nền văn hóa thì các giá trị chính là nền móng và cột trụ Chẳng hạn trong nền văn hoá Việt, người già biểu tượng cho sự khôn ngoan, lòng bao dung, và lương tâm của xã hội Ngày xưa các bô lão được vua mời đến Hội Nghị Diên Hồng là vậy Giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi Giả sử bạn gia nhập một tổ chức với quan điểm là
Việc phân phối thu nhập dựa trên đóng góp thực tế là công bằng, trong khi phân phối dựa trên thâm niên là không hợp lý Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu công ty trả lương dựa trên thâm niên thay vì hiệu suất công việc? Bạn sẽ cảm thấy bất bình, điều này có thể dẫn đến sự chán nản và cuối cùng là quyết định không làm việc hết mình.
Hội Nghị Diên Hồng năm 1284 ở kinh thành Thăng Long
Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người Ví dụ người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăn của Mcdonald là tốt nhất đối với họ (giá trị) và do đó vui lòng đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ) Theo văn hóa Trung Quốc, tuổi và kinh nghiệm được đánh giá cao (giá trị) và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay coi thường những nhà đàm phán trẻ tuổi (thái độ) Họ không thể làm việc nghiêm túc với những người trẻ tuổi Người Việt Nam đánh giá cao những người bán và những người tìm vốn (giá trị), và họ cho rằng người mua và nhà đầu tư có vị thế ít hơn (thái độ) Những nhà sản xuất socola Thụy Sĩ biết khách hàng Mỹ tin tưởng sản phẩm socola Thụy Sĩ có chất lượng cao (giá trị), do vậy các công ty nhấn mạnh đến nguồn gốc Thụy Sĩ và nhờ vậy tạo được mức bán cao Ở Nhật, công ty Levi Strauss biết người Nhật nghĩ Levi là danh tiếng (giá trị) và do đó mua cho phù hợp với họ.Với những người không thiện chí với việc dùng hàng nước ngoài (thái độ) vì họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước (giá trị), các công ty nước ngoài đã tránh nhấn mạnh đến nguồn gốc Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã không chi rõ nguồn gốc của mình khi kinh doanh ở những nước có thái độ tiêu cực đối với hàng hóa nước ngoài Ví dụ như không chỉ rõ Pond's là của Unilever, một công ty của Anh và HàLan; không chi rõ Celanese Corporation là của công ty Hoechst, một công ty Đức Rõ ràng, những giá trị văn hóa có tác động to lớn tới cách tiến hành kinh doanh Những giá trị văn hóa được thể hiện trong đời sống hàng ngày không nhưng cũng được phân ánh trong kinh doanh mà đôi khi còn được phóng đại lên.Một số ví dụ về thái độ trong văn hóa doanh nghiệp như: Các nhân viên trong doanh nghiệp tôn trọng lẫn nhau,không phân biệt vị trí hay cấp bậc Khi ai đó cần giúp đỡ, mọi người sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để đạt được mục tiêu chung Doanh nghiệp có văn hóa thúc đẩy trách nhiệm cá nhân và nhóm Mọi người không chỉ làm việc để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân mà còn đảm bảo rằng toàn bộ nhóm đạt được mục tiêu Sự thành công được chia sẻ và khen ngợi là một phần quan trọng của văn hóa Văn hóa đồng đội được khuyến khích thông qua các hoạt động nhóm, sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và tạo ra một không khí làm việc tích cực, nơi mọi người hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.
Nếu một người không hiểu nền tảng văn hóa, anh ta có thể sẽ khiến mọi giao dịch trở thành thất bại Ban quản lý cấp cao của hãng Trung Quốc tin rằng một người quá trẻ khó có thể thực hiện
Thẩm mỹ
Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau Các giá trị thẩm mỹ được phản ánh, thể hiện qua các hoạt động nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc…
Văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp, hướng tới thiện – mỹ Các nhân tố này ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm của các nhà kinh doanh về giá trị đạo đức, các chuẩn mực hành vi.
Thẩm mỹ của những nền văn hóa khác nhau rất khác nhau, những sự khác nhau đó tác động đến hành vi. a Về văn hóa thẩm mỹ của Việt Nam
- Việt Nam có khoảng 50 loại nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ gõ là phổ biến nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn t'rưng ) Bộ hơi phổ biến nhất là sáo, và bộ dây độc đáo nhất là đàn bầu và đàn đáy
- Thể loại và làn điệu của dân ca Việt Nam rất đa dạng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam
+ Dân ca Bắc bộ có nhiều bài nổi tiếng như: Cò lả, Bèo dạt mây trôi, Trống cơm…
+ Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: Lý mười thương (ca Huế), Lý thương nhau (dân ca Quảng Nam), Hò đối đáp…
+ Dân ca Nam bộ gồm các điệu hò, lý, về, tiêu biểu như: Ru con, Lý đất giồng,Bắc Kim Thang, Lý cây bông…
- Đã có 2014 di tích văn hoá, lịch sử được Nhà nước công nhận và 2 di tích là cố đô Huế, Vịnh Hạ Long được quốc tế công nhận Kiến trúc cổ còn lại chủ yếu là một số chùa - tháp đời Lý - Trần; cung điện - bia đời Lê, đình làng thế kỷ 18, thành quách - lăng tẩm đời Nguyễn và những ngọn tháp Chàm.
Văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Thông qua các loại hình như truyện dân gian, ca dao, tục ngữ, văn học dân gian góp phần bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ dân tộc Bên cạnh đó, những tác phẩm văn học dân gian còn bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm và truyền thống tốt đẹp cho thế hệ sau.
- Tác phẩm dân gian bao gồm truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao mang đậm màu sắc phong phú của các dân tộc Việt Nam b Về văn hóa thẩm mỹ của các nước khác
- Màu đỏ thể hiện quyền lực trong văn hoá của người Ấn Độ với nhiều ý nghĩa quan trọng như: giữa sự sợ hãi và lửa, sự giàu có và quyền lực, sự thánh thiện
- Trong trang phục của người Ấn Độ, những người phụ nữ đã lập gia đình thường mặc trang phục có màu đỏ Ngoài trang phục bạn có thể nhận biết thông qua các henna màu đỏ trên tay của cô gái và loại bột màu đỏ được gọi là sindoor được nhuộm theo chân tóc của cô gái.
Ở Nam Phi, màu đỏ có ý nghĩa liên quan đến tử thần Ngược lại, lá cờ ở một số quốc gia sử dụng màu đỏ để tượng trưng cho lòng nhiệt huyết và sự hy sinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Theo truyền thống của Thái Lan, mỗi ngày trong tuần được chỉ định một màu sắc cụ thể tương ứng với một vị thần đặc biệt Màu đỏ là màu của Chủ nhật đại diện cho thần Mặt trời Surya - người được sinh ra vào ngày này Nhiều người dân Thái tỏ lòng kính trọng với vị thần bằng cách mặc đồ màu đỏ vào ngày sinh nhật của vị thần
Trong văn hóa Trung Hoa, màu đỏ vốn gắn liền với những dịp trọng đại và hỷ sự như Tết Nguyên đán hay đám cưới Theo quan niệm người Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tiền tài, hạnh phúc và trường thọ.
- Ở Mỹ, họ mặc đồ một cách thoải mái, do đó một số trang phục của họ sẽ khiến người Việt Nam cho rằng phản cảm, không phù hợp với văn hóa của người Việt.
- Phong trào “No Bra” Đây được gọi là ngày Quốc tế không áo ngực (National
No Bra) khi người tham gia sẽ được “thả rông” suốt cả ngày Hoạt động trên nhằm nâng cao nhận thức về ung thư vú ở phụ nữ Hoạt động này đang được hưởng ứng ở Việt Nam bởi những người có sức ảnh hưởng Tuy nhiên vẫn có rất nhiều phản ứng trái chiều cho rằng phản cảm và không phù hợp ở ViệtNam. c Về văn hóa thẩm mỹ trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
- Người Việt yêu thích sự sặc sỡ: Từ trong các trang phục lễ hội hay đến cách trang trí nhà cửa trong dịp lễ Tết, ta có thể thấy được người Việt Nam có xu hướng thích những thứ bắt mắt, nổi bật, nó cho chúng ta cảm giác vui thú khi những gam màu tươi tắn ấy gợi nhớ cho ta về những ngày lễ hội vui vẻ Những sản phẩm màu mè thường sẽ hay lọt vào giỏ hàng của người tiêu dùng hơn.
Thói quen và cách ứng xử
Thói quen là những hành động cách sống, nếp sống, phương pháp làm việc, xu thế xã hội… được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, không dễ thay đổi trong một thời gian dài Thói quen là những cách thực hiện phổ biến hoặc đã hình thành từ trước.
Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng Ví dụ thói quen ở mỹ là ăn món chính trước ăn món tráng miệng khi thực hiện thói quen này họ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn ở trên dĩa và không nói khi có thức ăn trong miệng. Ở nhiều nước trên thế giới có quen và cách cư xử hoàn toàn khác nhau. a Về văn hóa của các nước trên thế giới
+ Người Ấn Độ gật đầu khi họ muốn nói từ chối, và lắc đầu khi muốn nói đồng ý/có.
+ Ấn Độ là nước có rất nhiều đền chùa nổi tiếng, nơi đây được người dân vô cùng tôn kính chính vì vậy khi bạn vào bất cứ ngôi đền nào điều đầu tiên và bắt buộc đó chính là cởi giày.
+ Đến với Ấn Độ bạn rất khó để tìm được một nhà vệ sinh công cộng Chính điều này khiến cho việc những người đàn ông "tiểu bậy" nơi công cộng đã diễn ra tràn lan, phổ biến như thể đó là một việc hết sức bình thường Đây là một thói quen xấu, không những ảnh hưởng tới môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.
+ Ở Ấn Độ bạn không được phép tùy tiện đụng chạm vào người khác.
+ Khi bạn muốn xuống xe bus, hãy kéo chiếc dây thừng được căng trên xe, chiếc chuông báo cạnh lái xe sẽ rung và kêu lên.
+ Cuối bữa ăn, tuyệt đối không nên cảm ơn chủ nhà, người Ấn coi đó là một sự sòng phẳng cũng tức là bạn đang sỉ nhục họ.
+ Khi đi ăn, bạn tuyệt đối không được gọi thịt bò.
+ Người Nhật Bản thường tắm chung một bồn tắm mà không cần thay nước. Nhưng trước khi tắm bồn, bạn phải chắc chắn bạn đã tắm sạch sẽ trước đó. + Người Nhật trả hóa đơn trước khi bắt đầu ăn.
+ Nhai trong khi ăn phở hoặc mì là thói quen đặc trưng của người Nhật vì họ cho rằng đây là cách có thể giúp họ thưởng thức hết hương vị của món ăn đó. + Ở Nhật không có thùng rác trên đường Nhưng ý thức của người dân họ rất cao, họ cho rác vào túi và mang về nhà hoặc cơ quan để bỏ vào thùng rác.
Khi tham gia đàm phán với người Nhật, người lớn tuổi hoặc cấp bậc cao nhất sẽ chủ trì cuộc họp và các thành viên khác nên hạn chế phát biểu quá nhiều vì sẽ bị coi là thiếu tôn trọng Người Nhật thường sử dụng "vâng" để thể hiện sự đồng ý và hiểu ý đối phương, ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng tình Khi tặng quà, nên gói cẩn thận để thể hiện sự chu đáo, vì tâm ý quan trọng hơn giá trị của món quà.
+ Luôn để tiền trong phong bì, không để lộ ra ngoài.
+ Không bao giờ được tự rót đồ uống mà phải để người khác rót hộ.
+ Với người Thái Lan, đầu được xem là bộ phận linh thiêng nhất trên cơ thể, vì vậy bạn không được phép xoa đầu hay chạm vào đầu người khác.
+ Chiếc nĩa chỉ được sử dụng để đặt thức ăn lên trên cái thìa Người Thái không dùng nĩa để cho thức ăn vào miệng.
+ Ở Thái nhiều người không biết nấu ăn, thậm chí có gia đình không có nhà bếp.
+ Bàn tay trái tượng trưng cho điều xấu, vì vậy bạn hãy dùng bàn tay phải để bắt tay hoặc đưa một thứ gì đó cho người Ai Cập.
Ở Ai Cập, những cái ôm ở nơi công cộng giữa những người cùng giới là một biểu hiện tình cảm bình thường và không bị đánh giá hay cấm đoán Theo quan niệm của người Ai Cập, những cái ôm này thể hiện sự đoàn kết và tình cảm giữa họ.
+ Đừng giơ tay hay vẫy tay trong khi nói chuyện, bởi bàn tay còn ám chỉ những người xúi quẩy ở đất nước này.
+ Ở Nga có rất nhiều người mê tín, và bạn đừng bao giờ huýt sáo ở đây, đây là một hành động được cho là gọi hồn người chết (huýt sáo nếu bị phát hiện có thể bạn sẽ bị phạt tiền đó).
+ Đừng ăn ở nhà trước khi đến nhà ai đó chơi Bởi ở Nga, chủ nhà thường nấu rất nhiều đồ ăn và chờ khách tới dùng bữa.
+ Một nụ cười có thể là phép lịch sự ở nước khác, nhưng ở Nga thì chưa hẳn đâu nhé. b Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh
- Châu Âu và châu Mỹ có nhiều điều chung trong giao tiếp kinh doanh nên chúng ta có thể gộp hai châu lục này với nhau và so sánh với châu Á:
● Cư dân châu Âu và châu Mỹ
+ Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.
+ Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.
Người Mỹ luôn coi trọng ý thức công dân và quyền của mỗi cá nhân Họ tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp để đảm bảo công lý trong xã hội và luôn bảo vệ quyền sở hữu cá nhân Do đó, họ không thích những câu hỏi quá riêng tư như văn hóa châu Á Tính độc lập này cũng thể hiện rõ trong các hoạt động gia đình (kể cả khi đi du lịch).
+ Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.
Giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất dạo đức, những tri thức cần thiết vềtự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống
Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa Trình độ giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị.
Sự kết hợp giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ở gia đình, xã hội giúp cho con người có những giá trị và chuẩn mực xã hội như tôn trọng người khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ … giúp họhiểu và thực hiện những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết.Việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm số hoặc phân loại giáo dục cho họcsinh thấy giá trị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tinh thần cạnh tranh ở học sinh Trình độ giáo dục của cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệngười biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học,… Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế thừa được những giá trị văn hóa cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các nền văn hóa khác.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Mục tiêu giáo dục Việt Nam hướng đến đào tạo con người toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, văn hoá, thẩm mỹ và nghề nghiệp Học sinh phải có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, sáng tạo của cá nhân, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế Đây là mục tiêu chung cần được thực hiện đồng bộ từ trường học, gia đình và xã hội.
Nền giáo dục ở một số nước khác
1) Hệ thống giáo dục của Mỹ được biết đến là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất Với các trường đại học hàng đầu trong nước được biết đến rộng rãi nhờ đề xuất giáo dục và cấu trúc chương trình cùng với các lợi ích khác như tuyển dụng Sinh viên đã chọn Hoa Kỳ là một trong những điểm đến ưa thích của họ vì có nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm các nền giáo dục tốt nhất có lợi cho sự phát triển của sự nghiệp.
2) Phần Lan có một trong những hệ thống giáo dục tiên tiến và tiến bộ nhất trên thế giới, vượt trội hơn Hoa Kỳ về đọc, khoa học và toán học Đối với một số người, nền giáo dục của Phần Lan là một giấc mơ: giáo dục mầm non được thiết kế xoay quanh việc học thông qua vui chơi, bữa ăn ở trường miễn phí và các trường đại học miễn học phí cho sinh viên đến từ các nước EU, Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ.
3) Đức là nước có hệ thống chuyển tiếp giáo dục khá đặc biệt được Friedrich Froebel đặt ra từ năm 1840 Sau khi học sinh kết thúc bậc tiểu học năm lớp bốn, các em sẽ được định hướng học tiếp dựa trên kết quả học tập theo ba mô hình: trường Hauptschule dành cho những học sinh tiếp thu chậm, thích học nghề; trường
Realschule dành cho học sinh có trình độ khá hơn, tại đây học sinh có thể học thêm một ngoại ngữ thứ hai; trường Gymnasium dành cho những học sinh giỏi.
4) Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh) Nền giáo dục của Nhật Bản kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại Ở Nhật Bản gần như không có người mù chữ và hơn 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số quốc gia châu Âu Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại Và giáo dục Nhật là nơi có tính cạnh tranh rất cao
6) Singapore có 2 trường đại học công lập lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới Ở mỗi giai đoạn,Singapore có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó Đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu cho riêng mình.
Khía cạnh vật chất của văn hóa
Mặt vật chất của văn hóa bao gồm những giá trị sáng tạo của con người thể hiện trong các của cải vật chất do họ tạo ra Nó phản ánh đời sống vật chất của một quốc gia, tác động đến dân trí và lối sống của người dân Mặt này thể hiện qua sản phẩm vật chất, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, yếu tố kinh tế Do đó, một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và liên quan trực tiếp đến cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của xã hội Khi đánh giá các yếu tố của một nền kinh tế, cần xem xét cơ sở hạ tầng kinh tế (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nguồn năng lượng), xã hội (chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nơi ở) và tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính).
1) Một công cụ đẽo bằng đá đối với người tiền sử chỉ có giá trị như một công cụ lao động nhưng sau hàng vạn năm, những cục đá thơ sơ đó khiến ta hình dung ra cuộc sống của tổ tiên
2) Một bức tranh sở dĩ đẹp vì nó cho ta biết cái gì đang diễn ra trong tâm hồn hoạ sĩ và qua đó, mở thêm một cánh cửa cho ta nhìn thấu tâm hồn mình Bởi vậy, văn hóa gắn chặt với mọi hoạt động vật chất nhưng nó khơng chỉ là cái đạt được mà còn là khởi nguyên mọi hoạt động của con người, trong sản xuất của cải vật chất cũng như trong quá trình sáng tạo văn hóa
3) Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường Ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại.
4) Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội