báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy điện rác greenity nam định

374 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy điện rác greenity nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Căn cứ vào nhu cầu thực tế về xử lý rác thải và các khuyến khích, hỗ trợ về tận thu năng lượng, Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định sau đây gọi tắt là Công ty đã đề xuất thực hi

Trang 1

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án

NHÀ MÁY ĐIỆN RÁC GREENITY NAM ĐỊNH

Địa chỉ: Khu xử lý rác thải, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Nam Định, tháng năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 6

NTSH Nước thải sinh hoạt PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam

WHO Tổ chức Y tế thế giới

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Xuất xứ của dự án

Thông tin chung về dự án

Theo số liệu công bố tại Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 của Bộ TN&MT về hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc là khoảng 64.658 tấn/ngày (năm 2019), tăng 46% so với năm 2010 (khoảng 44.400 tấn/ngày năm 2010); trong đó khối lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tại khu vực đô thị khoảng 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 28.394 tấn/ngày) Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2019 khoảng 880 tấn/ngày

Theo số liệu tại báo cáo số 7/BC-UBND ngày 16/1/2020 của UBND tỉnh Nam Định năm 2019, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Nam Định khoảng 220 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom đạt khoảng 94%), tổng lượng CTRSH phát sinh tại khu vực nông thôn ước tính khoảng 660 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom rác thải khu vực nông thôn đạt 88,4%)

CTRSH tại Việt Nam nói chung và tại Nam Định nói riêng có nguồn gốc từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, trường học ) Thành phần của CTR sinh hoạt bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi ), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, phân động vật ) và các chất khác

CTRSH có đặc trưng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 - 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lượng khô), tổng hàm lượng chất rắn bay hơi (TVS - Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lượng khô), nhiệt lượng thấp (dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt) Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị là nhanh và tiện lợi

Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đang có chiều hướng

Trang 8

tăng qua các năm Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam

Theo “Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030”, ước tính lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh năm 2025 là 2.710 tấn/ngày Đến năm 2030, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 3.690 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt 1.870 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp 1.230 tấn/ngày; chất thải rắn y tế 11 tấn/ngày và chất thải rắn xây dựng, bùn cặn 580 tấn/ngày Như vậy, khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh là rất lớn, cần có biện pháp xử lý triệt để

Do các công tác phân loại tại nguồn không tốt, CTRSH lẫn lộn nhiều loại, thành phần phức tạp, tính chất vật lý (kích thước, độ ẩm, nhiệt trị, độ tro ) dao động trong khoảng giá trị lớn dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với quy mô lớn Tại Việt Nam, một số loại CTR công nghiệp thông thường đặc thù được tái chế hoặc tái sử dụng (như các loại giấy, bao bì; các kim loại hoặc vật liệu, vỏ chai, đường ống, thiết bị làm bằng kim loại nhôm, sắt thép, đồng ; các loại chai, lọ thủy tinh; các loại tro, xỉ đốt được tận dụng làm vật liệu san đấp hoặc sản xuất VLXD ) còn lại chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt CTRSH được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp và đốt trong đó một phần không nhỏ rác thải được người dân đốt tự phát; một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt khác như sản xuất phân bón hữu cơ (đã được triển khai, xây dựng nhà máy nhưng không khả thi vì sản phẩm không có đầu ra); nhiệt phân rác thải, khí hóa và khí hóa plasma (chưa được nghiên cứu và áp dụng do công nghệ phức tạp và chi phí đầu tư lớn) Trong các phương pháp trên, xử lý chất thải bằng pương pháp đốt có ưu điểm là xử lý nhanh, triệt để, không yêu cầu diện tích đất sử dụng lớn và có thể tận dụng nhiệt dư vào các mục đích khác (làm lò hơi và/hoặc phát điện) để tiết kiệm tài nguyên

Ngày nay, công nghệ đốt rác đã được cải tiến và phát triển, việc sử dụng lò ghi đốt động nhiều bậc cho phép duy trì nhiệt độ đốt ở 800-1.100oC, đảm bảo cháy kiệt không sinh ra dioxin, furan có thể xử lý rác thải hỗn hợp chưa qua phân loại, phù hợp với hiện trạng phát sinh, thu gom và phân loại tại nguồn của Việt Nam Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt theo Quyết định số 262/QĐ-

TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ): “Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và

Trang 9

mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam”, khuyến khích

phát triển các dự án phát điện sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có điện sản xuất từ rác

Căn cứ vào nhu cầu thực tế về xử lý rác thải và các khuyến khích, hỗ trợ về tận thu năng lượng, Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định (sau đây gọi tắt là Công ty) đã đề xuất thực hiện dự án “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định” (sau đây gọi tắt là Dự án) tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Tóm tắt quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Công ty Cổ phần Năng lượng GREENITY Nam Định được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0601179873 do Sở KH&ĐT tỉnh Nam Định cấp lần đầu ngày 31/5/2019, thay đổi lần thứ 3 ngày 04/12/2023 với mục tiêu là sản xuất, kinh doanh lĩnh vực năng lượng và xử lý chất thải

Ngày 22/10/2019, Công ty được UBND tỉnh Nam định chấp thuận làm Chủ đầu tư của dự án “Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc” tại Quyết định số 2322/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư của Dự án Công suất xử lý rác được phê duyệt là 300 tấn rác hỗn hợp/ngày đêm (rác thải sinh hoạt 250 tấn/ngày đêm, rác thải công nghiệp 50 tấn/ngày đêm) và sản xuất điện từ quá trình xử lý rác công suất khoảng 6MW; tổng vốn đầu tư là 485,0 tỷ đồng; quy mô diện tích của thực hiện khoảng 5,0 ha

Trong quá trình thực hiện Dự án, để phù hợp với tình hình thực tế để phù hợp với các Quy hoạch ngành điện, Công ty đã đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư 06 lần và được UBND tỉnh Nam Định chấp thuận các điều chỉnh chủ trương như sau:

Lần thay đổi số 1: đổi tên dự án đầu tư thành “Nhà máy điện rác Greeenity Nam Định” theo quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 20/12/2019;

Lần thay đổi số 2: điều chỉnh tổng vốn đầu tư từ 485,0 tỷ đồng lên 785,0 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu góp để thực hiện dự án chiếm 20%) và điều chỉnh tiến độ tiếp nhận và xử lý rác bằng công nghệ cuốn bao bắt đầu từ ngày 31/10/2020, hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy điện rác vào tháng 12/2021 Các nội dung thay đổi được phê duyệt tại quyết định số 1823/QĐ-UBND ngày 27/7/2020;

Lần thay đổi số 3: điều chỉnh thông tin nhà đầu tư; tên dự án đầu tư “Nhà

máy điện rác Greenity Nam Định” đổi thành “Xây dựng khu xử lý rác thải”; mục tiêu và quy mô dự án từ: “xử lý 300 tấn rác hỗn hợp/ngày đêm và phát điện với công suất 6MW” điều chỉnh thành: “xử lý 495 tấn rác hỗn hợp/ngày đêm, bỏ nội

Trang 10

dung về phát điện”; điều chỉnh tổng vốn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án: khởi

công chậm nhất ngày 20/5/2022, hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2023 Các nội dung thay đổi được phê duyệt tại quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 01/4/2022;

Lần thay đổi số 4: điều chỉnh quy mô công nghệ của dự án từ: “Công nghệ

lò đốt nguyên khối sử dụng bộ ghi đốt động trên sàn nghiêng nhiều bậc của Hiachi, Nhật Bản” điều chỉnh thành: “Công nghệ lò đốt nguyên khối sử dụng bộ ghi đốt động trên sàn nghiêng nhiều bậc HITACHI, Nhật Bản hoặc công nghệ tương đương có xuất xứ từ các nước G7, thiết bị mới 100%”; điều chỉnh tiến độ

thực hiện dự án: khởi công chậm nhất ngày 15/5/2023, hoàn thành đưa vào hoạt động trong thời gian 18 tháng kể từ ngày khởi công dự án Các nội dung thay đổi được phê duyệt tại quyết định 2194/QĐ-UBND ngày 25/11/2022

Lần thay đổi số 5: điều chỉnh tổng vốn đầu tư dự án từ 1.437,039 tỷ đồng thành 785,0 tỷ đồng Các nội dung thay đổi được phê duyệt tại quyết định 714/QĐ-UBND ngày 12/4/2023

Lần thay đổi số 6: điều chỉnh tên dự án: “Xây dựng khu xử lý rác thải” thành “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định”; nâng quy mô công suất xử lý rác thải hỗn hợp không độc hại từ 495 tấn/ngày không phát điện thành xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định với công suất khoảng 700 tấn hỗn hợp vào lò/ngày (rác vào Nhà máy khoảng 950 tấn/ngày) đồng thời bổ sung thêm tổ máy phát điện với công suất 15MW; bổ sung mục tiêu sản xuất điện từ chất thải; quy mô diện tích tăng từ 4,95 ha lên 7,5 ha (trong đó: diện tích đất trong hàng rào nhà máy: 7ha; diện tích hệ thống cấp nước cho Nhà máy ngoài hàng rào: 0,25ha; diện tích đất cho chân cột điện đường dây đấu nối: 0,25ha); điều chỉnh tổng vốn từ 785,0 tỷ đồng lên 1.490,0 tỷ đồng; điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu hoàn thành đưa vào hoạt động và tiếp nhận xử lý rác thải vào tháng 09/2025 Các nội dung thay đổi được phê duyệt tại quyết định 941/QĐ-UBND ngày 04/5/2024 về việc phê duyệt Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại Xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty Cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

Sau khi điều chỉnh chủ trương đầu tư lần thứ 5 vào năm 2023 (công suất xử lý 495 tấn/ngày và không có nội dung về phát điện), Chủ dự án đã triển khai thực hiện lập hồ sơ, thủ tục theo quy định, trong đó đã được UBND tỉnh Nam Định cấp GPMT và GPXD theo quy định của pháp luật Chủ dự án đã được UBND tỉnh

Trang 11

Nam Định bàn giao đất (mặt bằng sạch đã giải phóng mặt bằng), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu đất quy hoạch 4,95ha

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII tại Quyết định số 500/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để Chủ dự án đầu tư thêm tua bin phát điện và nâng công suất của Dự án Công suất xử lý rác thải là 700 tấn rác hỗn hợp vào lò/ngày trong đó lượng rác công nghiệp khoảng 50 tấn/ngày (tổng lượng rác vào lò tương đương với khối lượng rác thải hỗn hợp cần cung cấp vào nhà máy khoảng 950 tấn) Công suất phát điện là 15MW

Căn cứ số thứ tự 9 mục II của Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy môi công suất lớn (cột 3); theo số thứ tự 3 mục I của Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP, đây là dự án nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại điểm a khoản 3 điều 28 của Luật BVMT và thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Sau khi cập nhật các nội dung về điều chỉnh chủ trương của Dự án, Công ty Cổ phần Năng lượng GREENITY Nam Định lập hồ báo cáo ĐTM trình Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành

Phạm vi đánh giá tác động môi trường của Dự án là đánh giá, dự báo các tác động từ hoạt động thi công xây dựng và vận hành trên toàn bộ diện tích 7,5 ha (trong đó: diện tích đất trong hàng rào nhà máy: 7ha; diện tích hệ thống cấp nước cho Nhà máy ngoài hàng rào: 0,25ha; diện tích đất cho chân cột điện đường dây đấu nối: 0,25ha); không bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển CTR từ nguồn phát sinh về Dự án

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án: UBND tỉnh Nam Định

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án: Sở Công thương tỉnh Nam Định

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 12

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án Nhà máy điện tác Greenity Nam Định phù hợp với các quyết định, quy hoạch sau:

- Quyết định số 31/2014 /QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng CTR tại Việt Nam, quy định hỗ trợ giá điện đối với dự án phát điện sử dụng CTR sử dụng công nghệ phát điện đốt CTR trực tiếp là 2.144 đồng/kWh, không bao gồm thuế VAT (tương đương với 10,05 USD/kWh)

- Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 1063/QĐ-BCT ngày 21/3/2016 của bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025 có xét có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

- Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 18/07/2016 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV thuộc Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035;

- Dự án phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 23/6/2020

Ngày 23/12/2016, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 tại Quyết định số 3053/QĐ-UBND, trong đó có nội dung về triển khai phân loại rác thải trên địa bàn và quy hoạch Khu xử lý Lộc Hòa thành phố Nam Định có diện tích 35,5 ha xử lý CTR thông thường cho thành phố Nam Định, CTR công nghiệp và CTR nguy hại cho toàn tỉnh Tính đến năm 2022, Khu xử lý Lộc Hòa chưa được đầu tư xong, UBND tỉnh Nam Định đã giải phóng một phần mặt bằng và hoạt động bãi chôn lấp Lộc Hòa, hiện tại bãi chôn lấp Lộc Hòa đang hoạt động Năm 2020, để phù hợp với tình hình thực tế, UBND tỉnh có Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 23/6/2020

Trang 13

về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định, điều chỉnh “Khu xử lý Lộc Hòa, vị trí xã Lộc Hòa thành phố Nam Định” thành “Khu xử lý Lộc Hòa vị trí phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định và xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc” Dự án “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định” tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc được thực hiện tại khu đất quy hoạch xây dựng khu xử lý rác thải (khu đất mở rộng của Khu xử lý Lộc Hòa cũ) với mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp (không độc hại) bằng phương pháp đốt theo Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Nam Định đã được phê duyệt

Dự án “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định” tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Nam Định và điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

- Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điệu của luật an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

Trang 14

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực TN-MT;

- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép Tài nguyên nước;

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Quyết định số 1756/QĐ-BTNMT ngày 11/8/2020 của BTNMT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 15

❖ Lĩnh vực Tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và XLNT;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và XLNT;

- Quyết định số 154/QĐ-TCMT ngày 15/02/2019 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán sức chịu tải nguồn nước sông

❖ Lĩnh vực đầu tư, xây dựng

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

quy định chi tiết một số nôi dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch

- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP

Trang 16

- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

- Thông tư số 01/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 16/01/2023 Quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng;

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số vệ sinh lao động

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn

quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 ban hành QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

Trang 17

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực

Một số lĩnh vực có liên quan khác *) Luật Lao động

- Luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012;

*) Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Trang 18

Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 61-MT/2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;

- QCVN 30:2012/BNTMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp;

- QCVN 03:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; - QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc;

Trang 19

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 07:2016/BXD - Quy Chuẩn Về Các Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật - QCVN 01:2021/BXD - Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- TCXDVN 33:2006/BXD - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế

Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Công văn số 346/UBND-VP5 ngày 10/06/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc đồng ý Chủ trương cho công ty Cổ phần Năng lượng Greenity Nam Định nghiên cứu, khảo sát, lập dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc

- Công văn số 2322/QĐ-UBND ngày 22/10/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của công ty Cổ phần Năng lượng Greenity Nam Định

- Công văn số 2889/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Định tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Công văn số 1823/QĐ-UBND ngày 27/07/2020 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Định tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 12/4/2023 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải

Trang 20

tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Quyết định số 914/QĐ-UBND ngày 04/5/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc của Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định

- Tờ trình số 1158/UBND-VP5 do UBND tỉnh Nam Định ban hành ngày 07/11/2023 về việc tham gia ý kiến Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

- Công văn số 82/UBND-VP5 ngày 23/01/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc báo cáo, làm rõ một số tiêu chí thực hiện đối với dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Định

- Công văn số 1534/UBND-KT ngày 14/10/2020 của UBND tỉnh Nam Định về việc công bố khối lượng rác thải sinh hoạt cho chủ đầu tư

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Năng lượng Greenity Nam Định

Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

Thuyết minh dự án đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án; Mẫu phân tích môi trường nền, phân tích địa chất;

Mẫu phân tích thành phần và nhiệt trị của rác thải; Báo cáo về công nghệ XLCT của dự án;

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện bởi Chủ dự án là Công ty cổ phần năng lượng Greenity Nam Định và đơn vị tư vấn Các bước tiến hành như sau:

4 Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực thực hiện Dự án;

Trang 21

5 Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án;

6 Tiến hành tham vấn cộng đồng, xin ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu ảnh hưởng trực tiếp;

7 Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

8 Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

9 Giải trình báo cáo đánh giá tác động môi trường trước Hội đồng thẩm định;

10 Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt.danh sách (có chữ ký) của những người tham gia ĐTM

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp kế thừa: Phương pháp sử dụng nguồn số liệu tổng hợp lấy từ

kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học; các dự án khác có tính tương đồng về công nghệ; các kết quả nghiên cứu, quan trắc, đo đạc của các cơ quan chức năng;

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số

liệu khí tượng thuỷ văn và kinh tế xã hội tại khu vực dự án;

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở

đối chiếu, so sánh các thông số ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động của dự án với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp được thực hiện để

có những hiểu biết đầy đủ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án; từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá chính xác về các tác động gây ra bởi các hoạt động của dự án đối với môi trường, trên cơ sở đó đưa ra các đối sách có tính khả thi;

- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu: phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí

nghiệm: Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích, xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án;

- Phương pháp tham vấn cộng đồng:

+ Thực hiện tham vấn chính quyền địa phương (UBND xã Mỹ Thành);

Trang 22

+ Thực hiện tham vấn ý kiến của công đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án bằng hình thức tổ chức cuộc họp trực tiếp tại ;

+ Thực hiện lấy ý kiến các hộ dân xung quanh khu vực trong bán kính bằng phiếu điều tra để thu thập các ý kiến về tác động của Dự án đến môi trường: 30 hộ dân.

Trang 23

CHƯƠNG 1 Thông tin về dự án Thông tin về dự án

+ Phía Bắc giáp với Khu xử lý CTR Lộc Hoà cũ qua kênh T5-5

+ Phía Nam giáp với mương thoát nước, khu vực nghĩa địa và khu dân cư làng Cư Nhân xã Mỹ Thành

+ Phía Đông giáp với đường huyện 5m và khu dân cư làng Man, phường Lộc Hoà, thành phố Nam Định

+ Phía Tây giáp với khu đất quy hoạch Khu xử lý Lộc Hoà mở rộng

Trang 24

Diện tích thực hiện dự án: 7,5 ha trong đó:

+ Diện tích đất trong hàng rào Nhà máy: khoảng 7,0 ha

+ Diện tích hệ thống cấp nước cho Nhà máy ngoài hàng rào: khoảng 0,25 ha + Diện tích đất cho chân cột điện đường dây đấu nối: khoảng 0,25 ha

Tọa độ các điểm mốc ranh giới khu đất dự án cụ thể như sau: Bảng 1 1 Tọa độ các điểm mốc của Dự án

Tên mốc

Toạ độ theo hệ VN2000 (Kinh tuyến trục 105o30’,

múi chiếu 3o)

Tên mốc

Toạ độ theo hệ VN2000 (Kinh tuyến trục 105o30’,

múi chiếu 3o)

M1 2259486,80 564305,84 M12 2259453,47 564737,97 M2 2259501,34 564375,86 M13 2259379,21 564716,70 M3 2259521,12 564471,18 M14 2259377,82 564688,59 M4 2259540,47 564567,09 M15 2259375,89 564628,49 M5 2259558,53 564567,39 M16 2259374,20 564578,58 M6 2259570,92 564715,00 M17 2259373,29 564526,29 M7 2259583,17 564773,10 M18 2259371,97 564474,14 M8 2259581,58 564779,71 M19 2259370,72 564420,88 M9 2259554,32 564771,33 M20 2259369,35 564350,70 M10 2259554,21 564771,77 M21 2259367,74 564305,46

Trang 25

Hình 1.1 Vị trí khu đất thực hiện Dự án

Hình 1 2 Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

a Hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng cao độ nền

Theo Quyết định số 1031/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định ngày 13/5/2021 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đính kém bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mỹ Lộc tỷ lệ 1/25.000, Dự án nằm trong quy hoạch khu vực đất xử lý chất thải Hiện trạng khu đất là mặt

Trang 26

bằng đất trống, phần diện tích đất xây dựng nhà máy đã xây dựng tường bao, chủ dự án đã được UBND tỉnh Nam Định cấp GCN quyền sử dụng đất cho phần diện tích 4,95ha đã thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý tại giai đoạn điều chỉnh chủ trương lần thứ 05

Mặt bằng của Dự án là khu đất trống đã được dọn dẹp sạch, không có các công trình cần phá dỡ, không có cây trồng và hoa màu phát quang, cao độ nền dao động khoảng 0,32~0,71m Vì nguồn gốc đất là đất nông nghiệp trồng hoa màu nền khi triển khai xây dựng, Chủ dự án sẽ thực hiện bóc phong hóa phía trên, san nền đến cao độ +2,50m sau đó thực hiện đào móng và xây dựng các hạng mục công trình Chi tiết về khối lượng thi công, thời gian thực hiện và công tác san nền được trình bày tại tiểu mục 1, mục 1.2.2 của Báo cáo

b Hiện trạng giao thông

* Kết nối giao thông với các xã, huyện khác trên địa bàn:

Địa điểm thực hiện Dự án cách UBND huyện Mỹ Lộc khoảng 2,6 km về hướng Tây Bắc, cách thành phố Nam Định khoảng 5,5 km về hướng Đông; có đường huyện 5m (tiếp giáp phía Đông và Nam Dự án) kết nối với Quốc lộ 21A 2,0 km về hướng Bắc đi UBND huyện Mỹ Lộc và cách Quốc Lộ 38B 2,3 km về hướng Đông, Quốc lộ 10 về hướng Đông Nam kết nối với thành phố Nam Định Với mạng lưới đường giao thông được kết nối khá chặt chẽ đi các xã trong huyện Mỹ Lộc và qua các huyện, tỉnh khác theo các tuyến đường Quốc lộ thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu cũng như kết nối kinh tế, xã hội trong khu vực

Trang 27

Hình 1 3 Sơ đồ định hướng tuyến giao thông huyện Mỹ Lộc

Việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt từ thành phố Nam Định và các huyện về Dự án do Công ty CP môi trường đô thị Nam Định và các đơn vị khác đủ chức năng đảm nhiệm Tùy theo số lượng rác thải ra mỗi ngày mà thành phố và các huyện sẽ có các tần suất thu gom và vận chuyển khác nhau Đối với thành phố Nam Định, lượng rác thải ra tương đối nhiều khoảng 200 tấn/ngày, tần suất thu gom vận chuyển là 2 lần/ngày còn đối với các huyện, lượng rác thải ra ít hơn, dao động trong khoảng từ 38-162 tấn/ngày nên tần suất thu gom và vận chuyển là 3-4 lần/tuần Dự kiến số lượng xe, trọng tải, tấn suất thu gom RTSH từ các huyện về Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1 2 Dự kiến loại phương tiện và tần suất thu gom rác thải sinh hoạt từ các huyện về Dự án

STT Huyện/Thành phố Loại xe Tần suất Số lượng

1 TP Nam Định kín (Hiệu Isuzu) Xe ép rác thùng lần/ngày 2 24

2 Huyện Nam Trực công nông, xe Xe cải tiến, lôi

3 đến 4

lần/tuần >15

Trang 28

3 Huyện Mỹ Lộc

Xe cải tiến, công nông, xe

lôi

3 đến 4

lần/tuần >20

* Kết nối giao thông từ Dự án với hạ tầng giao thông của xã Mỹ Thành:

Dự án được kết nối với khu vực xung quanh qua tuyến đường huyện quy hoạch tiếp giáp phía Đông Dự án Hiện trạng là tuyến đường 5m, Chủ dự án đã thực hiện các thỏa thuận đấu nối giao thông với UBND huyện Mỹ Lộc Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng và đi vào vận hành sẽ có nhiều xe tải lớn ra vào có thể gây ảnh hưởng đến người dân dọc tuyến đường và giao thông khu vực (các đánh giá tác động tới giao thông sẽ được trình bày chi tiết ở chương 3 của Báo cáo) Chủ dự án đã đề xuất và kiến nghị với cơ quan chức năng xây dựng xung quanh Dự án các tuyến đường 2 làn kích thước phù hợp Ngoài ra, Chủ dự án đã làm việc với UBND huyện Mỹ Lộc về phương hướng giải quyết vấn đề giao thông; UBND huyện Mỹ Lộc đã có văn bản số 338/UBND-KTHT ngày 16/02/2023 về việc đấu nối dự án Xây dựng khu xử lý rác thải (tên cũ của “Nhà máy điện rác Greenity Nam Định) trong đó chấp nhận vị trí đấu nối giao thông của Dự án và đề nghị Công ty lập và gửi hồ sơ về phương án tổ chức giao thông, cấp phép thi công vị trí đấu nối và các thủ tục khác theo đúng quy định của pháp luật

c Hiện trạng cấp điện

Trang 29

Hiện nay, lưới điện tỉnh Nam Định được kết nối với lưới điện quốc gia thông qua 2 trạm biến áp 220kV Nam Định và trạm biến áp 220kV Trực Ninh (thuộc địa bàn tỉnh Nam Định) và các đường dây 220kV và 110kV Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện chưa có tuyến đường dây 500kV đi qua Tuy nhiên theo kế hoạch phát triển lưới điện, sẽ tiến hành xây dựng mới đường dây 500kV Nam Định – Phố Nối dài khoảng 133km, từ nhà máy nhiệt điện Nam Định đến trạm biến áp 500kV Phố Nối

Trạm biến áp 220kV Nam Định, công suất 2x250MVA điện áp 220/110/22kV đặt tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Hiện nay mức mang tải của trạm 220kV Nam Định là 67,8%

Trạm biến áp 220kV Trực Ninh, công suất 2x250MVA điện áp 220/110/22kV đặt tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Hiện nay mức mang tải của trạm 220kV Trực Ninh là 61,7%

Theo kế hoạch Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ), đến giai đoạn 2035, dự kiến tỉnh Nam Định xây dựng mới 7 đường dây 220kV đấu nối với các trạm biến áp của các tỉnh lân cận (Thái Bình, Ninh Bình) và cải tạo đường dây 220kV Nam Định - Ninh Bình và Nam Định - Thái Bìn hiện hữu

Ngoài ra, khu vực Nam Định còn có các đường dây 110kV liên kết với lưới điện các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình, gồm: Đường dây 110kV Nam Định – Vũ Thư AC185/5,3km liên kết Nam Định và Thái Bình; đường dây 110kV Mỹ Lộc – Lý Nhân AC300/17,5km liên kết Nam Định và Hà Nam; đường dây 110kV Trình Xuyên – Ninh Bình AC300/27,6km liên kết Nam Định và Ninh Bình Căn cứ vào khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn trạm 220kV, 110 kV hiện tại và phương thức vận hành lưới điện cũng như dự kiến xây dựng các nguồn trạm mới trong giai đoạn đến năm 2020 và 2025 Tỉnh Nam Định dự kiến được chia thành 2 vùng phụ tải (đồng thời là vùng kinh tế lớn) Trong đó, vùng I là vùng phía Bắc của tỉnh bao gồm TP.Nam Định và 4 huyện Mỹ Lộc, Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực Đây là vùng có thế mạnh phát triển Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - dịch vụ- du lịch và là vùng có tốc độ đô thị hoá cao Hiện tại trên địa bàn vùng có 3 KCN Hòa Xá, Bảo Minh, Mỹ Trung và đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 3 KCN Mỹ Thuận, Hồng Tiến và Trung Thành với tổng diện tích 463,72ha Hiện tại vùng phụ tải I được cung cấp điện từ 7 trạm 110 kV: NC Nam Định (E3.7), Phi Trường (E3.4), Nam Ninh (E3.12), Mỹ Xá (E3.9), Trình Xuyên (E3.1),

Trang 30

Mỹ Lộc (E3.14) và Ý Yên (E3.15) Các trạm 110kV trên được cấp điện trực tiếp từ các trạm 220kV Nam Định (2x250) MVA và trạm 220kV Ninh Bình (2x250)MVA

Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ đấu nối điện vào lưới điện vùng phụ tải I của tỉnh Nam Định theo 1 trong 2 phương án đấu nối điện như sau:

Phương án 1: Đấu nối Nhà máy điện rác Greenity Nam Định bằng cấp điện áp 22kV Nhà máy điện rác Greenity Nam Định đấu nối đến tủ phân phối 22kV của TBA 110/35/22kV Mỹ Lộc hiện có, khối lượng đầu tư gồm:

+ Lắp đặt trạm nâng áp 10,5/23kV công suất 20MVA tại Nhà máy điện rác Greenity Nam Định;

+ Xây dựng đường dây 22kV mạch kép đấu nối từ sân phân phối 22kV của Nhà máy điện rác Greenity Nam Định đến thanh cái 22kV của TBA 110kV Mỹ Lộc hiện có, chiều dài 5,64km dây dẫn AC185 (2 mạch) và XPLE-240 (2 mạch)

+ Lắp đặt thêm 01 ngăn lộ 22kV tại trạm 110kV Mỹ Lộc

Phương án 2: Đấu nối Nhà máy điện rác Greenity Nam Định bằng cấp điện áp 110kV Nhà máy điện rác Greenity Nam Định đấu nối đến thanh cái 110kV TBA 110kV Mỹ Lộc, có khối lượng đầu tư gồm:

+ Xây dựng TBA nâng áp 10,5/110kV tại Nhà máy điện rác Greenity Nam Định với quy mô 01 MBA 10,5/110kV công suất 20MVA và 01 ngăn xuất tuyến 110kV;

+ Xây dựng đường dây 110kV mạch đơn, dây dẫn ACSR185, dài khoảng 6km đấu nối về thanh cái 110kV TBA 110kV Mỹ Lộc;

+ Mở rộng và đầu tư xây dựng 01 ngăn xuất tuyến 110kV tại TBA 110kV Mỹ Lộc

d Hiện trạng cấp, thoát nước * Hiện trạng cấp nước

Nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu nông nghiệp tại huyện Mỹ Lộc gồm có:

Nguồn nước sạch đô thị cấp nước sinh hoạt cho thành phố Nam Định và các huyện trên địa bàn tỉnh được cấp từ công ty cổ phần Cấp nước Nam Định Công ty cổ phần Cấp nước Nam Định (Nawaco) tiền thân là Nhà máy nước Nam Định được thành lập từ năm 1924, công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ 01/1/2018 với nhiệm vụ chính là khai thác sản xuất, kinh doanh nước sạch phục

Trang 31

vụ sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn và thi công xây dựng các công trình cấp nước Công suất thiết kế của nhà máy hiện nay là 85.000 m3/ngày, đang vận hành thường xuyên ở mức 65.000 m3/ngày Dự kiến sẽ nâng công suất lên 105.000 m3/ngày khi có nhu cầu

Nước mặt cấp cho các hoạt động sản xuất, tưới tiêu nông nghiệp được khai thác từ hệ thống sông Châu Giang và sông Ninh Cơ Trong khu vực xã Mỹ Thành, gần Dự án có sông Giáng cách khoảng 0,69 km về phía Tây, sông Đào cách khoảng 6 km về phía bắc và bao quanh dự án có hệ thống kênh mương thuỷ lợi (kênh T5 và kênh T5-5) Kênh T5 dài khoảng 14 km bắt nguồn từ La Chợ kết thúc tại trạm bơm Cốc Thành Do trên kênh T5 không có trạm thủy văn, căn cứ số liệu do Công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành cung cấp, lưu lượng nước qua mặt cắt tại điểm khảo sát (gần đầu cầu kênh T5-5) trung bình là 2,56m3/s, lưu lượng lớn nhất mùa mưa là 5,1 m3/s và lưu lượng nhỏ nhất mùa khô là 0,63m3/s

Ngoài 2 nguồn trên, nhân dân trên địa bàn huyện còn sử dụng nước giếng khoan tự phát phục vụ sinh hoạt và tưới rau màu ở quy mô hộ gia đình Trên địa bãn xã Mỹ Thành hiện có khoảng 150 giếng khoan tập trung để sử dụng cho sinh hoạt

Trong giai đoạn thi công xây dựng, Chủ dự án sẽ dùng nước từ nguồn nước sạch đô thị phục vụ các hoạt động thi công xây dựng và sinh hoạt của CBCNV

Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng nước từ 2 nguồn:

Nước cấp cho mục đích sản xuất và nước sinh hoạt của Dự án được đấu nối từ nước sạch đô thị tại nhà máy nước của công ty Nawaco, qua đường ống dẫn chảy về trữ trong bể nước sản xuất sau đó được bơm về trạm xử lý nước khử khoáng phục vụ sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của CBNV trong nhà máy Ước tính nhu cầu sử dụng nước sạch đô thị khoảng 180,36 m3/ngày Chủ dự án đã làm việc với Công ty cấp nước sạch tỉnh Nam Định NAWACO để xác định đơn giá và phương án đấu nối nước sạch đô thị (hợp đồng cấp nước được đính kèm tại phụ lục báo cáo)

Nước mặt sông Giáng phục vụ cho hệ thống làm mát nước tuần hoàn, phương án khai thác nước từ trạm bơm đặt ở sông Giáng bơm trữ nước về hồ cảnh quan sau đó bơm sang thiết bị lọc nước để xử lý lắng cơ học và được bơm cấp bổ sung cho hệ thống nước làm mát tuần hoàn để làm mát bình ngưng và hệ thống phụ trợ Ước tính nhu cầu sử dụng nước mặt khoảng 2.152,84 m3/ngày Chủ dự án sẽ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước mặt theo quy định của pháp luật về Tài nguyên nước

Trang 32

Các tính toán chi tiết về nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động của Dự án được trình bày tại mục 1.3 của Báo cáo

* Hiện trạng thoát nước

Đến nay trên địa bàn huyện Mỹ Lộc chưa hoàn thiện hạ tầng thu gom, thoát nước và xử lý nước thải chung trên toàn huyện Tại xã Mỹ Thành, khu vực xung quanh Dự án chưa có hệ thống thu gom, thoát nước chung Nước mưa tự chảy tràn trên bề mặt ra các kênh rạch để tự tiêu thoát, nước thải sinh hoạt được các hộ dân tự xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn và tự thấm vào đất hoặc chảy ra các kênh mương thu gom, thoát nước mưa

Trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động, nguồn tiếp nhận nước thải, nước mưa chảy tràn của Dự án là kênh tiêu T5-5 tiếp giáp phía Bắc Dự án

e Hiện trạng vệ sinh môi trường

Tỉnh Nam Định có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và khoảng 142 làng nghề, 9 KCN và 19 CCN tập trung Lượng CTRSH, CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh tương đối lớn Chất thải rắn công nghiệp thông thường được các chủ nguồn thải thu gom, quản lý và chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng bằng xe chuyên dụng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu tại các khu dân cư, địa điểm công cộng (chợ, trường học, trung tâm thương mại, sân vận động…), đây là nguồn rác thải sinh hoạt chưa phân loại, tỷ lệ thu gom rác thải trên toàn tỉnh khoảng 80-94%

Vùng quy hoạch nguồn rác thải sinh hoạt cho dự án Nhà máy điện rác Greenity Nam Địnhbao gồm thành phố Nam Định và 09 huyện trên toàn tỉnh Nam Định: Mỹ Lộc, Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên, Xuân Trường, Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy

* Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Đến cuối năm 2022, tổng số trong vùng quy hoạch có số nhân khẩu là 1.239.964 người Xu hướng tăng trưởng về nhân khẩu: trong vùng quy hoạch có xu hướng ổn định qua từng năm Theo số liệu của niên giám thống kê, dân số tỉnh qua 10 năm từ 2009 đến năm 2022 có biên độ tăng – giảm không quá 0,33% mỗi năm

Theo Phụ lục I, Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày 30/06/2023, lượng rác phát sinh trên toàn tỉnh được thống kê như sau:

Trang 33

* Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR công nghiệp thông thường trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Nam Định tập trung nhiều KCN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và đa phần đều nằm trong vùng quy hoạch nguồn rác cho Nhà máy Tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển 09 KCN theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; văn bản số 2343/TTg-KTN ngày 24/11/2014 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Nam Định đến năm 2020 và Văn bản số 747/TTg-CN ngày 18/6/2020 về việc đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Nam Định

Các KCN được quy hoạch gồm KCN Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Hồng Tiến, Mỹ Thuận, Trung Thành, Xuân Kiên, Việt Hải và KCN Rạng Đông Trong đó: 03 KCN đã đi vào hoạt động gồm KCN Hoà Xá (tỷ lệ lấp đầy là 100%), KCN Mỹ Trung (tỷ lệ lấp đầy là 29%) và KCN Bảo Minh (tỷ lệ lấp đầy là 99,6%)

1 KCN Hòa Xá (xã Lộc Hoà và phường Mỹ Xá - thành phố Nam Định) được thành lập theo văn bản số 1345/CP-CN ngày 03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ với 100% vốn ngân sách nhà nước KCN Hòa Xá nằm ở phía Tây thành phố Nam Định giáp Quốc lộ 10 Tổng diện tích là 285,37ha, tỷ lệ lấp đầy 100% Loại

Trang 34

hình sản xuất chủ yếu là dệt may, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm; dược phẩm

2 KCN Mỹ Trung (xã Mỹ Trung - huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ - thành phố Nam Định) được thành lập năm 2006 KCN Mỹ Trung nằm ở phía Bắc thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, có diện tích là 150,68ha, tỷ lệ lấp đầy là 29% Loại hình sản xuất chủ yếu là cơ khí, dệt may, thực phẩm…

3 KCN Bảo Minh (xã Liên Bảo, Liên Minh, huyện Vụ Bản) giáp đường quốc lộ 10, tỷ lệ lấp đầy 99,6% Loại hình hình chủ yếu là dệt may, cơ khí, thủ công mỹ nghệ Theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, KCN Bảo Minh có diện tích quy hoạch 150ha, KCN Bảo Minh được điều chỉnh tăng diện tích từ 150 ha lên 155ha theo văn bản số 2343/TTg KTN ngày 24/11/2014 Và theo văn bản số 747/TTg-CN ngày 18/6/2020, KCN tiếp tục được mở rộng bổ sung với diện tích 50 ha tại các xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái, huyện Vụ bản

4 KCN Rạng Đông đang triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật

5 KCN chưa đầu tư xây dựng gồm KCN Mỹ Thuận và KCN Hồng Tiến 6 KCN chưa thành lập gồm KCN Trung Thành, KCN Xuân Kiên, KCN Việt Hải

Trong vùng quy hoạch nguồn rác cho Nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện có 3 KCN đang hoạt động đó là KCN Hòa Xá (xã Lộc Hoà và phường Mỹ Xá - thành phố Nam Định), KCN Mỹ Trung (xã Mỹ Trung - huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ - thành phố Nam Định), KCN Bảo Minh Minh (xã Liên Bảo, Liên Minh, huyện Vụ Bản) và 2 KCN chưa đầu tư xây dựng hạ tầng đó là KCN Mỹ Thuận (xã Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh Huyện Mỹ Lộc và xã Hiển Khánh Huyện Vụ Bản) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Mỹ Thuận” Theo quyết định số 2924/QĐ-BTNMT ngày 14/11/2019, KCN có diện tích 158,48ha và KCN Hồng Tiến (xã Yên Hồng, Yên Bằng, Yên Tiến, huyện Ý Yên) có diện tích quy hoạch là 114ha theo văn bản số 747/TTg-CN ngày 18/6/2020

Theo tổng hợp của Chi cục BVMT – Sở TNMT Nam Định mỗi ngày có khoảng 17,5 tấn rác thải công nghiệp cần được xử lý (chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may) Cũng theo tổng hợp của Chi cục BVMT- sở TNMT Nam Định, nếu tất cả các dự án được phê duyệt DTM trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến 2020 đi vào hoạt động thì tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh cần xử lý là khoảng 161 tấn/ngày

Trang 35

Dự án Nhà máy Điện rác Greenity Nam Định sử dụng nguồn nhiên liệu là hỗn hợp giữa rác thải rắn sinh hoạt và rác thải rắn công nghiệp Căn cứ các khảo sát về nguồn CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp thông thường nói trên, tới thời điểm vận hành nhà máy dự kiến Quý III/2025, lượng CTR sinh hoạt và công nghiệp phát sinh hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhiêu liệu cho nhà máy và đảm bảo sự vận hành ổn định

Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và các đối tượng tự nhiên có khả năng chịu tác động của Dự án:

Các đối tượng tự nhiên: Khu đất thực hiện dự án tiếp giáp với kênh T5-5 (là nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của Dự án) ở phía Bắc, phía Đông và phía Nam giáp kênh mương nội đồng Cách sông Giáng khoảng 699 m về phía Tây, sông Đào khoảng 6km về phía Bắc

Các đối tượng kinh tế - xã hội: Trong bán kính 500m từ vị trí ống khói của dự án có 17 hộ dân thuộc làng Man, phường Lộc Hoà, thành phố Nam Định (phía Bắc khu vực dự án) và làng Cư Nhân, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc (phía Nam khu vực dự án) Đây là các hộ dân gần dự án, trong quá trình hoạt động chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp an toàn không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hộ dân

Bảng 1.3 Khoảng cách tương đối từ dự án đến các đối tượng kinh tế - xã hội

Vị trí Khoảng cách Đối tượng kinh tế - xã hội Phía

Từ vị trí đặt lò đốt rác

273 m 01 hộ dân làng Man, xã Lộc Hòa

Bắc dự án 248 m 01 hộ dân làng Man, xã Lộc Hòa

80 m 01 hộ dân thôn Cư Nhân, xã Mỹ Thành Nam dự án

241 m Khu dân cư thôn Cư Nhân, xã Mỹ Thành Nam dự án 475 m 04 hộ dân thôn Dị Sử, xã Mỹ Thành Tây dự án 500 m Khu dân cư thôn Dị Sử, xã Mỹ Thành Tây dự án

Từ ranh giới dự án (diện tích 4,94 ha)

50 m Nghĩa trang thôn Cư Nhân và khu dân cư thôn Cư Nhân Nam dự án

20-30 m Nhà máy xử lý rác thải Lộc Hoà (qua

Trang 36

Vị trí Khoảng cách Đối tượng kinh tế - xã hội Phía

232 m 04 hộ dân thôn Dị Sử, xã Mỹ Thành Tây dự án 280 m Khu dân cư thôn Dị Sử Tây dự án 2.100 m UBND xã Mỹ Thành, trường tiểu học Mỹ Thành Tây Nam dự án

Theo mục 2.12.4 của QCVN 01:2021/BXD, khoảng cách từ Dự án đến khu dân cư thôn Dị Sử, thôn Cư Nhân xã Mỹ Thành và một số hộ dân nhỏ lẻ < 500m, không đạt khoảng cách an toàn môi trường Tuy nhiên, vị trí thực hiện Dự án đã được phê duyệt tại Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 từ năm 2016 và khu đất đã được giải phòng mặt bằng trước khi QCVN 01:2021/BXD được ban hành và có hiệu lực nên không thể điều chỉnh Trong quá trình lập Báo cáo đề xuất cấp GPMT, Chủ dự án tiến hành đánh giá, dự báo tác động đến môi trường trong đó chạy mô hình để đánh giá phát thải các khí ô nhiễm đến người dân xung quanh (chi tiết tại báo cáo mô hình đính kèm trong phụ lục và mục 4.2.1 chương IV của báo cáo này) Kết quả chạy mô hình cho thấy lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của Dự án sau xử lý không gây ảnh hưởng đến người dân trong vùng

Hình 1.4 Sơ đồ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh dự án

Làng Man

Thôn Cư Nhân Kênh T5-5

Thôn Dị Sử

Trang 37

Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

Mục tiêu:

+ Xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nam Định và các huyện (Nam Trực, Mỹ Lộc, Xuân Trường, Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh) bằng phương pháp đốt; xử lý rác thải công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh bằng phương pháp đốt Góp phần bảo vệ môi trường và giảm việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp

+ Tận dụng nhiệt của quá trình đốt rác để phát điện

+ Góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an nin năng lượng cho địa phương

Loại hình sản xuất, kinh doanh: Xử lý rác thải sinh hoạt (chưa phân loại) và rác thải công nghiệp thông thường bằng phương pháp đốt và phát điện Dự án không xử lý rác thải nguy hại

Quy mô công suất:

+ Quy mô diện tích: 7,5 ha trong đó diện tích đất thực hiện nhà máy là 7,0ha và 0,5ha là đất dành cho diện tích hệ thống cấp nước cho Nhà máy ngoài hàng rào và đất cho chân cột điện đường dây đấu nối

+ Công suất xử lý rác: công suất lò đốt 700 tấn/ngày ở chế độ vận hành thiết kế (100% tải) tương đương lượng rác hỗn hợp cần cung cấp cho nhà máy khoảng 950 tấn rác tươi Trong một vài trường hợp khi lượng rác đầu vào dồn nhiều, Dự án sẽ vận hành full tải (110% công suất thiết kế)

+ Công suất phát điện: 15MW

+ Phạm vi của thực hiện Dự án chỉ bao gồm các hoạt động tiếp nhận rác trong khuôn viên nhà máy, đốt rác, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình đốt; không bao gồm việc thu gom chất thải rắn từ nguồn phát sinh, không phân loại rác thải trước khi đốt CTR công nghiệp thông thường sẽ được các đơn vị phát sinh ký hợp đồng với Chủ dự án để xử lý, việc vận chuyển CTR công nghiệp đến Dự án sẽ do khách hàng phụ trách hoặc thuê đơn vị vận chuyển ngoài (sẽ được đề cập chi tiết khi ký hợp đồng xử lý), Chủ dự án không trực tiếp thu gom và vận chuyển rác thải về Việc vận chuyển rác thải về Dự án hoàn toàn do đơn vị vận chuyển bên ngoài chịu trách nhiệm

Công nghệ sản xuất: Xử lý rác bằng phương pháp đốt (công nghệ lò đốt

Trang 38

nguyên khối sử dụng bộ ghi đốt động trên sàn nghiêng nhiều bậc của Hitachi, Nhật Bản hoặc công nghệ tương đương có xuất xứ từ các nước G7, thiết bị mới 100%, đảm bảo xử lý rác thải ổn định, liên tục với khí thải, nước thải phát sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành) Xỉ lò phát sinh từ việc đốt rác được làm mắt bằng nước Tro bay từ hệ thống xử lý khí thải được hóa rắn bằng phương pháp xi măng hóa Quy trình tóm tắt như sau:

+ Rác thải từ đơn vị thu gom → trạm cân → sảnh dỡ rác → bể chứa rác → lò đốt rác → khí thải và tro, xỉ

+ Khí thải lò đốt → trao đổi nhiệt → sinh hơi → phát điện

+ Xỉ được thu xuống hố chứa xỉ và làm mát bằng nước

+ Tro bay được xử lý sơ bộ bẳng phương pháp hóa rắn (xi măng hóa);

+ Khí thải được khử NOx → làm mát bằng trao đổi nhiệt với nồi hơi và tạo hơi nước → khí thải nhiệt độ thấp → khử SO2, H2S và các khí axit → hấp kim loại nặng, đioxin/furan và các khí thải khác → thoát ra ngoài qua ống khói cao 60m

Toàn bộ các khâu tiếp nhận, lưu trữ tạm thời tại bể chứa rác, đốt rác được thực hiện trong hầm kín, có hệ thống quạt hút và quạt thổi để duy trí áp suất âm nhằm điều tiết dòng khí, hiệu suất đốt và đảm bảo mùi hôi, khí thải không phát tán ra môi trường ngoài Tại buồng đốt nhiệt độ cao nhất ở mức ≥ 1000°C, thời gian lưu cháy ≥ 2 giây để phân hủy dioxin/furan và mùi hôi sinh ra Đây là đặc điểm nổi bật về công nghệ của lò đốt ghi bậc thang dịch chuyển theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu, phù hợp với chất thải có nhiệt trị thấp, khó phân loại đầu vào như rác tại Việt Nam

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự áns

Tổng diện tích của Dự án là 7,5 ha trong đó gồm: nhà máy chính, khu vực tuabin, trạm cân và cầu cân, khu vực trạm biến áp, khu nhà ở cho CBCNV và các hạng mục phụ trợ (cấp nước, thoát nước, trạm XLNT sinh hoạt và trạm xử lý nước rỉ rác, nhà bảo vệ…) Quy hoạch sử dụng đất của Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Trang 39

Bảng 1 4 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án

Hình 1 5 Sơ đồ bố trí TMB của Dự án

Trang 40

Các hạng mục công trình của Dự án được liệt kê trong bảng sau: Bảng 1.5 Cơ cấu hạng mục công trình của Dự án

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan