Khái niệm Quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể tron
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
HOÀNG MINH TUẤN
Tìm hiểu Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Bình luận về Chỉ thị trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và pháp lý quyết định hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước
Tiểu luận kết thúc môn học Luật hành chính Giảng viên TS.Nguyễn Thị Minh Hà
Hà Nội - 2021
Trang 2Mục lục
I Tóm tắt nội dung chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ 3
III Bình luận Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp
Trang 3A Mở đầu
Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong
B Nội dung
I Tóm tắt nội dung chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị bao gồm 12 nội dung Thủ tướng chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Chỉ thị 16/CT-TTg quy định địa phương thực hiện theo nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; Thôn bản cách ly với thôn bản; Xã cách ly với xã; Huyện cách ly với huyện; Tỉnh cách ly với tỉnh; Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo khoảng cách an toàn; Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động, Ngoài ra, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
và tại nơi công cộng
Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động
chặn, kiểm soát dịch bệnh
Trang 4II Quyết định hành chính
1 Khái niệm
Quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại)
Như vậy một quyết định hành chính có thể bị khiếu nại khi có đủ 3 yếu tố sau:
- Bằng văn bản: khác với khái niệm về quyết định hành chính trong Luật khiếu nại, tố cáo trước đây (quyết định hành chính phải là văn bản dưới dạng quyết định) Luật khiếu nại hiện hành đã đưa ra khái niệm mở rộng hơn: quyết định hành chính là văn bản trong đó có chứa nội dung thể hiện ý chí của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Bởi vì trên thực tế có nhiều văn bản hành chính cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành có nội dung tác động trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Do vậy, nếu chỉ quy định chỉ bó hẹp là quyết định hành chính thì sẽ hạn chế quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức
- Là văn bản cá biệt do nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành
- Là văn bản được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể Ví dụ, Chủ tịch ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế thi hành, nếu không đồng ý với quyết định này thì người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
- Tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
2 Đặc điểm
Vì quyết định hành chính vẫn có yếu tố cơ bản của một quyết định nên quyết định hành chính sẽ có những đặc điểm chung của một quyết định như sau:
+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước:
Trang 5Quyền lực Nhà nước được thể hiện thông qua việc các cơ quan Nhà nước ban hành ra các văn bản Tính quyền lực thể hiện rõ nhất ở nội dung của văn bản mà các cơ quan Nhà nước ban hành ra Nội dung của quyết định thể hiện rõ tính mệnh lệnh, đảm bảo nội dung của quyết định phải được thi hành kể cả là bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần
Ngoài mặt nội dung thì tính quyền lực của Nhà nước của quyết định hành chính còn được thể hiện qua hình thức của quyết định Bởi lẽ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 chỉ có các cơ quan thuộc Nhà nước mới có thẩm quyền ra các quyết định đơn phương để điều chỉnh, bắt buộc các cá nhân tổ chức có liên quan tuân theo mệnh lệnh để thực hiện các mục tiêu, lợi ích chung
+ Quyết định hành chính mang tính pháp lý:
Tính pháp lý là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý của quyết định bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội Đây là tính bắt buộc từ các quyết định do Nhà nước ban hành Khi các quyết định được ban hành sẽ có tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, là phương thức được dùng để đưa rá các phương pháp, các hướng giải quyết những trường hợp, những vấn đề cụ thể chưa có cách giải quyết Cũng từ đó, làm phát sinh những quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý từ thời điểm ban hành, hoặc là thay thế những quyết định cũ đã không còn có hiệu lực, hoặc
là sửa đổi bổ sung những quyết định có nội dung tương tự trước đó
Ngoài hai đặc điểm chung nêu trên thì quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng biệt, chỉ quyết định hành chính mới có như sau:
+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật:
Nguồn gốc của quyết định hành chính được xuất phát từ các cơ quan mang tính quyền lực Nhà nước, do vậy khi các chú thể tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc soạn thảo, nghiên cứu và ban hành ra các văn bản quyết định hành chính thì các văn bản quyết định hành chính được ban hành này sẽ được coi là các văn bản dưới luật và được tiến hành đưa ra thực hiện nhằm thực thi các quy định pháp luật
+ Quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể
Trang 6Thông thường các chủ thể trong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể tại các đơn vị hành chính các cấp trung ương, địa phương… các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như thẩm quyền riêng về vấn
đề, nội dung mà quyết định hành chính được ban hành
+ Quyết định hành chính có nhiều nội dung và mục đích phong phú, đa dạng
Đặc điểm này của quyết định hành chính xuất phát từ chính những đặc điểm thực tế
mà các quyết định hành chính quản lý Đó là các vấn đề trong xã hội, trong việc quản
lý, điều khiển các vấn đề xã hội Không chỉ phong phú về mặt nội dung mà các quyết định hành chính còn đa dạng cả về mặt hình thức Các quyết định hành chính có những loại hình thức tiêu biểu như: nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư,chỉ định, công văn…
III Bình luận Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
1 Mục tiêu ban hành
Trước hết mục tiêu của việc ban hành chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 là để xác định nhiệm vụ cần thực hiện trong tình thế đặc biệt, cấp bách trước diễn biến dịch bệnh phức tạp khi số ca nhiễm ngày càng tăng cao và có nguy cơ lây lan nhanh chóng trên phạm vi rộng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng Chỉ thị đã căn cứ vào đối tượng, tính chất, mức độ, phạm vi, khả năng thực tế của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định mục tiêu cụ thể, ví dụ:
- Mục tiêu của Bộ Quốc phòng là đảm bảo môi trường cách ly an toàn, không để lây chéo Đồng thời ngăn chặn, giảm thiểu các ca dương tính từ nước ngoài vào Việt Nam từ các biên giới
- Mục tiêu của Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí là nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân về dịch bệnh, đảm bảo tâm lý ổn định, yên tâm cho người dân chống dịch
Trang 72 Vai trò
Chỉ thị có vai trò trong việc truyền nội dung thông tin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tới các Bộ, các cơ quan và toàn thể nhân dân nhằm đưa ra một mệnh lệnh chung, lớn nhất là nhanh chóng thực hiện biện pháp cấp bách để đối phó dịch bệnh trong tình hình 6 khẩn cấp Trong đó, mỗi một mệnh lệnh lại quy định nhiệm vụ riêng với từng đối tượng liên quan Nhờ các thông tin trong chỉ thị mà các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan hành chính biết và hiểu được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống Covid, nắm rõ đâu là biện pháp cần thực hiện, phải thực hiện và đâu là các hành vi không được thực hiện
Bên cạnh đó, chỉ thị 16/CT-TTg có chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quản lý hành chính Chỉ thị này được coi là sự tác động mang tính quyền lực, tổ chức
và điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ tới các hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động xã hội và hoạt động của mỗi người dân nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát, khống chế sự lây lan bùng phát của dịch bệnh Chỉ thị được ban hành là “mệnh lệnh” bắt buộc đối với các đối tượng liên quan được nêu trong văn bản chỉ thị, điều này đồng nghĩa với việc, những hành vi làm trái hay 7 không tuân thủ theo chỉ thị 16 của Chính phủ sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định Ví dụ: mức xử phạt với hành vi: “Người không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10 triệu đồng đối với cá nhân; 20 triệu đồng đối với tổ chức”
3 Tính hợp pháp và hợp lý
3.1 Tính hợp pháp của chỉ thị số 16/CT-TTg
Tính hợp pháp của quyết định quản lý nhà nước là sự phù hợp của quyết định đó với
thẩm quyền, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý của các chủ thể quản lý trong khuôn khổ luật định Tính hợp pháp đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước là sự phù hợp của hoạt động xây dựng và ban hành quyết định đó với các yêu cầu về thủ tục do luật định
Vậy nên có thể kết luận rằng:
Trang 8+ Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 là một quyết định hành chính đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức Có thể khẳng định, chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
+ Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 là một quyết định hành chính phù hợp với pháp luật về trình tự, thủ tục và hình thức ban hành Nội dung của chỉ thị đảm bảo ba phần: phần mở đầu, nội dung chính và phần kết thúc theo kết cấu soạn thảo văn bản Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, về trình tự, thủ tục, nơi nhận… chỉ thị tuân thủ đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
+ Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 là một quyết định hành chính phù hợp với nội dung và mục đích Hiến pháp, luật Bất kì quyết định hành chinh nào cũng phải lấy nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật làm gốc Chỉ thị 16/CT-TTg có nội dung phù hợp với các điều khoản của Hiến pháp, pháp luật
3.2 Tính hợp pháp của chỉ thị số 16/CT-TTg
Những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn của hoạt động quản lí hành chính cũng như trên
cơ sở của sự kiểm chứng khoa học: Quyết định hành chính phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của nhà nước với nguyện vọng của nhân dân; quyết định phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định; Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu ngắn gọn, các thuật ngữ pháp lí phải chính xác không được đa nghĩa; quyết định hành chính phải có tính dự báo; quyết định hành chính phải có tính khả thi
Xét trong bối cảnh thực tiễn, chỉ thị ra đời trong thời điểm vô cùng kịp thời, hợp lý Việc đưa ra chỉ thị 16/CT-TTg kịp thời, ngay lập tức, không phải thông qua nhiều thủ tục rườm rà, mất thời gian trong tình hình dịch diễn biến khó lường cho thấy tính hợp
lý, tiết kiệm, khoa học trong việc ban hành quyết định hành chính cá biệt của cơ quan
Trang 9Chính phủ Ngôn ngữ được sử dụng trong chỉ thị đảm bảo sự trang trọng, nghiêm túc, khuôn mẫu, chính xác, các từ ngữ được chọn lọc kĩ lưỡng, dễ hiểu, phổ thông phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân Các câu văn trình bày biện pháp rõ ràng, đơn giản, đầy đủ thành phần chủ ngữ vị ngữ thể hiện được rõ mệnh lệnh, yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện biện pháp cấp bách ngăn chặn đẩy lùi dịch Covid-19
4 Loại quyết định hành chính
Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 là loại quyết định hành chính cá biệt Thứ nhất, hình thức của chỉ thị này là văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng chính phủ, chủ thể ban hành chỉ thị này là chủ thể có thẩm quyền, củ thể ở đây là Thủ tướng Chính phủ - người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
Thứ hai, chỉ thị này giải quyết vấn đề cụ thể là ban hành, chỉ đạo các biện pháp cụ thể
để phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc
Thứ ba, chỉ thị có hiệu lực đối với từng đối tượng cụ thể
Thứ tư, chỉ thị được áp dụng một lần
Thứ năm, chỉ thị này phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước mà cụ thể ở đây là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, trật tự an toàn xã hội
C Kết luận
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 là quyết định hành chính cá biệt, được ban hành trong hoàn cảnh đặc biệt với mục đích giải quyết vấn đề liên quan đến dịch bệnh, đảm bảo lợi ích cho nhà nước, nhân dân và toàn xã hội theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật
Chỉ thị đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giải quyết vấn đề lây lan trong dịch bệnh, khắc phục hậu quả có thể xảy ra trong thời gian dịch bệnh bùng phát
Trang 10Nguồn
Nội dung cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như thế nào? | Thời sự | Thanh Niên (thanhnien.vn)
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới | Ban Dân vận Trung ương (danvan.vn)
Cần hiểu đúng về Chỉ thị cách ly toàn xã hội | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn