Lý do chọn đề tài: Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam – Luật Hành chính có vai trò quan trọng là điều chỉnh các hoạt động hành chính Nhà nước, cụ th
Trang 11
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
Họ và tên sinh viên thực hiện: Mai Thị Thanh Trúc
Mã sinh viên: 20063176
TÌM HIỂU CHỈ THỊ 16/CT-TTG NGÀY 31/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 HÃY BÌNH LUẬN
VỀ CHỈ THỊ NÀY TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (VÍ DỤ: LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, MỤC ĐỊCH HÀNH CHÍNH, VAI TRÒ, TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH HỢP LÝ )
Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Hành chính Giảng viên: ThS Nguyễn Anh Đức
Hà Nội – 2021
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU:
I Lý do chọn đề tài:
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam – Luật Hành chính có vai trò quan trọng là điều chỉnh các hoạt động hành chính Nhà nước, cụ thể: điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước Có thể nói, Luật Hành chính như một công cụ quản lý với nhiệm vụ tạo một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và công dân Một trong những vấn đề quan trọng của ngành Luật Hành chính là quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước Quan điểm coi “quyết định pháp luật là sản phẩm chủ yếu của hành chính nhà nước”1
là hoàn toàn hợp lý vì cơ quan nhà nước cũng như cơ quan hành chính nhà nước không trực tiếp tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội mà những quyết định pháp luật mới là sản phẩm được tạo ra, thông qua đó, nhận biết được cơ quan nhà nước đã thực hiện những hoạt động gì.2
Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp thì chức năng của các cơ quan nhà nước càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là đối với những quyết định mà cơ quan hành chính nhà nước ban hành Chính vì thế, em xin chọn đề tài “Tìm hiểu Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Hãy bình luận về Chỉ thị này trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và pháp lý quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước (Ví dụ: loại quyết định hành chính, mục đích ban hành, vai trò, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính hợp lý…)” để kết thúc học phần môn Luật Hành chính
1 Đ N Bakhrắc (2010), Luật Hành chính Nga, Nhà xuất bản Ekxmo, Tr.260, 261
2 Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà (đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr.311
Trang 33
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài viết em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý từ thầy để bài viết
và kiến thức của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
II Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 đưa ra những bình luận về Chỉ thị này trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và
pháp lý quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
III Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh trong bài viết của mình
B NỘI DUNG:
Theo Điều 115 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ
ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó” Quy định trên cho thấy Thủ tướng Chính phủ được quyền ban hành hai loại quyết định quản lý nhà nước là quyết định và chỉ thị Tuy nhiên, tại Điều 100 Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định khái quát: “Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật” Đồng thời, tại khoản 2 Điều 25 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định: “Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị
Trang 4quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”
Từ đây, có thể suy luận rằng: “Thủ tướng Chính phủ được quyền ban hành quyết định, chỉ thị” Như vậy, so với Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 thì thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 không có gì thay đổi Quyết định, chỉ thị là những quyết định quản lý nhà nước do chính Thủ tướng Chính phủ ban hành, được sử dụng
để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không được coi là quyết định mang tính quy phạm – nghĩa là không đặt ra quy tắc xử sự chung cũng như không trực tiếp thay đổi
hệ thống quy phạm pháp luật hành chính Về bản chất pháp lý, chỉ thị thường được ban hành để cơ quan cấp trên đề ra các mệnh lệnh, yêu cầu buộc cấp dưới thực hiện Một quyết định được ban hành ra có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với chỉ thị Nó bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức trong xã hội, trong khi đó, chỉ thị được sử dụng để tác động đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân có mối liên hệ với cơ quan ra chỉ thị đó về mặt cơ cấu, tổ chức, nhân sự Trên thực tế, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng nhằm buộc các cơ quan trực thuộc, các đơn vị và cá nhân cấp dưới có trong cùng hệ thống phải tuân theo mệnh lệnh và yêu cầu của mình Với những nội dung này, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản cá biệt, được sử dụng trong quá trình lãnh đạo, điều hành cấp dưới.3 Tuy nhiên, nếu chỉ thị đó được sử dụng để chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động hành chính nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của quản lý, chứa đựng cả những mệnh lệnh cụ thể trong một thời gian nhất định thì chỉ thị đó được xem là quyết định chỉ đạo điều hành Do đó, chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 là quyết định “hành chính điều hành” được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, hay chính quyền địa phương về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
3 Cao Vũ Minh – Vũ Văn Huân (2019), “Hoàn thiện quy định về việc ban hành quyết định của Thủ tướng Chính
phủ”, Nghiên cứu Lập pháp, 10 (386), Tr 36,37
Trang 55
Mục đích của Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 ban hành là phòng, chống dịch COVID-19 Đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp tại thời điểm
đó thì đây là mục đích vô cùng thiết thực, có đóng góp không nhỏ đối với việc hạn chế quá trình tiếp xúc giữa người với người, thực hiện giãn cách xã hội để khống chế được dịch bệnh
Vai trò của quyết định hành chính được thể hiện thông qua các chức năng của nó – là phương diện, mặt tác động chủ yếu của quyết định, phản ánh giá trị, ý nghĩa của quyết định đối với quyết định hành chính, con người, nhà nước, xã hội Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 có vai trò điều chỉnh lại các hoạt động xã hội nhằm góp phần giảm thiểu tối đa nhất có thể sự lan truyền dịch bệnh
Về tính ý chí, tính quyền lực – nhà nước, cũng như các loại quyết định pháp luật khác, nó là kết quả thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước, vì lợi ích nhà nước Ý chí của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất và mang tính quyền lực, đó là ý chí đơn phương của nhà nước mà mọi chủ thể pháp luật khác đều buộc phải theo, nếu họ thuộc phạm vi tác động của quyết định
Đối với tính hợp pháp: Thứ nhất, quyết định hành chính được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ là không có gì bàn cãi về việc quyết định này có được ban hành bởi đúng chủ thể hay không; Thứ hai, nội dung của quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích Hiến pháp, luật và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên đồng thời mang tính dưới luật Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích là thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống COVID-19 nhằm ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch bệnh phù hợp với luật; Thứ ba, bố cục
và hình thức phải phù hợp với một quyết định hành chính, được ban hành theo hình thức luật định, phải đúng quy trình, thủ tục, các bước, thời hạn và thời
Trang 6hiệu Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành phù hợp với quy định của pháp luật về cả hình thức pháp lý (quy tắc sắp xếp biểu ngữ, phông chữ, số,
kí hiệu ) và hình thức thể hiện (bằng văn bản), có tên cơ quan tổ chức ban hành (văn phòng Chính phủ)
Đối với tính hợp lý: Trước hết, quyết định hành chính thể hiện được ý chí, quyền lực của nhà nước và mang tính khách quan (xuất phát từ yêu cầu khách quan) nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành nhằm thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, ngăn chặn dịch bệnh lan tràn, đây là mục đích nhằm hướng tới lợi ích cộng đồng; Thứ hai, quyết định hành chính phải có tính khả thi Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 có tính khả thi và phù hợp với tình hình dịch bệnh tại thời điểm đó, đồng thời đây không phải là quyết định vu vơ, làm khó người thi hành, những yêu cầu được đề ra trong chỉ thị hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của người dân và các cấp, các bộ ; Thứ ba, quyết định hành chính phải có tính dự báo Có thể thấy, chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành giúp ngăn ngừa hậu quả xấu xảy ra đối với người dân và đất nước trong tương lai, tránh khiến tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp sẽ có tác động tiêu cực vô cùng lớn tới sức khỏe, tính mạng cũng như kinh tế của mọi người; Thứ
tư, yêu cầu về ngôn ngữ với quyết định hành chính: Ngôn ngữ trong quyết định hành chính phải chính thống, trang trọng, lịch sự, nghiêm túc, khuôn mẫu, chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, diễn tả ý tưởng dứt khoát, từ ngữ chính xác, không sử dụng những từ đa nghĩa, dễ hiểu, phổ thông, đại chúng Để quyết định hành chính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu cần sử dụng các câu ngắn, đơn giản có đầy đủ thành phần chủ - vị trong câu, nên sử dụng câu chủ động, không nên dùng nhiều câu ở thế bị động, đặc biệt đối với quyết định quy phạm phải áp dụng kỹ thuật thể hiện để mô tả được các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 được ban hành đã đáp ứng được
Trang 77
những điều kiện nêu trên để truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất tới phạm vi người thực hiện
C LỜI KẾT:
Có thể nói, khi dịch COVID-19 trở nên vô cùng phức tạp tại thời điểm đó, Chỉ thị 16/CT-TTg được ban hành như một tấm bia chắn để ngăn chặn và kiểm soát tối đa nhất có thể mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh Trên thực tế, không chỉ trong những trường hợp nguy hiểm và cấp bách như vậy những quyết định hành chính của nhà nước mới phát huy hiệu lực mà rõ ràng trước đây khi cuộc sống
ổn định, những quyết định hành chính được ban hành cũng có những đóng góp
vô cùng lớn với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Quyết định hành chính là sản phẩm trực tiếp của hoạt động hành chính nhà nước, đặc biệt, những quyết định đó có ảnh hưởng vô cùng lớn, làm thay đổi được hiện thực cuộc sống của con người, khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn Đây là điều rất quan trọng trong nhận thức và thực tiễn mà mọi nhà quản lý đều phải lưu tâm khi ban hành các quyết định hành chính Nhìn vào thực tế, mặc dù những ngày gần đây tình hình dịch tại một số tỉnh đang trở nên khá phức tạp nhưng không thể phủ nhận những quyết định hành chính được nhà nước ban hành đã có tác động tích cực không nhỏ, giúp kiểm soát được tối đa nhất có thể mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, giúp người dân thêm vững tin vào Đảng và Nhà nước ta
D TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Cao Vũ Minh – Vũ Văn Huân (2019), “Hoàn thiện quy định về việc ban
hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, Nghiên cứu Lập pháp, 10
(386), Tr 36,37
2 Phạm Hồng Thái – Nguyễn Thị Minh Hà (2017), Giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đ N Bakhrắc, Luật Hành chính Nga, Nhà xuất bản Ekxmo, 2010