1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Văn hóa pháp luật thời phòng chống COVID19

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Pháp Luật Trong Thời Phòng Chống Dịch COVID-19
Tác giả Nguyễn Cao Thăng
Người hướng dẫn GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Biểu hiện tích cực trong thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19 .... Biểu hiện tiêu cực trong thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

GVHD: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

Sinh viên: Nguyễn Cao Thăng

Thực hiện tại Bộ môn

LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo do em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Sinh viên Nguyễn Cao Thăng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG THỜI PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 8

1.1 Nhận thức chung về văn hóa pháp luật 8

1.2 Văn hóa pháp luật trong thời phòng chống dịch COVID-19 10

1.3 Yếu tố tác động lên thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19 14

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT THỜI PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM 16

2.1 Biểu hiện tích cực trong thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19 16

2.2 Biểu hiện tiêu cực trong thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19 19

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT THỜI PHÒNG CHỐNG VÀ HẬU PHÒNG CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM 23

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

PHỤ LỤC 28

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa pháp luật là giá trị cốt lõi, nền tảng của xã hội Đây vẫn luôn là đối tượng của vô vàn nghiên cứu, là vấn đề thiết thực đối với đời sống xã hội Có thể đánh giá trình độ văn minh của xã hội thông qua trình độ văn hóa pháp luật, vì một xã hội có văn hóa pháp luật, là một xã hội thượng tôn pháp luật, một xã hội nơi quyền con người được bảo vệ tối đa và các lợi ích được cân bằng hợp lí Tại Việt Nam, văn hóa pháp luật đang là vấn đề ngày càng được quan tâm và chú trọng Thời chiến tranh, pháp luật ít được coi trọng, văn hóa pháp luật chủ yếu thể hiện qua tinh thần yêu nước, đồng lòng chống giặc ngoại xâm nên chưa

có nhiều điểm nổi bật Đến thời hiện đại, hòa bình, mỗi điều luật, chính sách, hành vi pháp luật đều cần được chú trọng để phát triển kinh tế, xã hội Pháp luật

là công cụ để nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội một cách hài hòa, phòng chống tội phạm, duy trì cuộc sống ổn định cho người dân, và cũng là công

cụ để người dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước Bởi vậy, xây dựng văn hóa pháp luật được xem như nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước, hướng tới nhà nước Việt Nam pháp quyền, dân chủ, công bằng, bình đẳng và văn minh

Thời gian gần đây, một sự kiện đang làm chao đảo thế giới – sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 – đặt ra thách thức cho văn hóa pháp luật thế giới nói chung, và văn hóa pháp luật Việt Nam nói riêng Những con số như trên 2 triệu người lây nhiễm, hàng trăm nghìn người chết và trong cơn nguy kịch chỉ trong quý đầu năm 2020, đã chứng minh mức độ nguy hiểm của đại dịch này Pháp luật – vũ khí quan trọng bậc nhất khi vắc-xin còn chưa được sản xuất – cũng phải có

Trang 6

những nét đặc thù riêng để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bởi cả Việt Nam lẫn thế giới đều lần đầu phải ứng phó với tình trạng này

Với những lí do nêu trên, việc nghiên cứu văn hóa pháp luật ở nước ta thời phòng chống dịch bệnh COVID-19 là hết sức cấp thiết, để tìm ra những phương hướng xây dựng văn hóa pháp luật không chỉ hiệu quả trong đối phó dịch bệnh hiện tại, mà còn là sau dịch bệnh khi thiệt hại mà COVID-19 để lại cho xã hội đã được dự báo trước Đề tài này được tiếp cận chủ yếu theo hướng xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước pháp luật

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn, điều kiện kinh tế của Việt Nam

- Về thời gian : Bài viết giới hạn phạm vi nghiên cứu từ khi thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19 đến nay, chủ yếu trong quá trình phòng chống dịch bệnh

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết bao gồm văn hóa pháp luật trong thời phòng chống dịch bệnh thời COVID-19, qua một số vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó tập trung vào quá trình xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể nổi bật như cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước

Trang 7

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm cơ bản về xã hội học pháp luật

và lý luận nhà nước pháp luật là phương pháp luận khoa học xuyên suốt được vận dụng trong bài viết Bên cạnh đó, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của xã hội học pháp luật, bao gồm phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn, ankét, thực nghiệm, nhưng vì bối cảnh dịch bệnh nên chủ yếu sẽ dựa trên các nguồn tài liệu có sẵn trên các phương tiện truyền thông trên cơ sở phân tích khách quan

Chương 3 : Kiến nghị xây dựng văn hóa pháp luật thời phòng chống và hậu phòng

chống dịch COVID-19 ở Việt Nam

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG THỜI PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

1.1 Nhận thức chung về văn hóa pháp luật

Để tiếp cận khái niệm văn hóa pháp luật, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm của văn hóa Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay, trên thế giới có trên dưới 500 định nghĩa văn hóa Điều đó nói lên sự phong phú và tính chất không xác định

cụ thể của khái niệm văn hóa Có thể coi văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác tạo thành truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc bên cạnh những giá trị chung của nhân loại Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống mà loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng khác Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”

Văn hóa pháp luật là một bộ phận cấu thành của văn hóa xã hội, và cũng là một khái niệm phức tạp và đa dạng Văn hóa pháp luật cấu thành từ văn hóa pháp luật của các cá nhân, các nhóm, và văn hóa pháp luật của xã hội Có nhiều quan niệm và cách định nghĩa về văn hóa pháp luật

Trang 9

Từ góc độ của luật so sánh, văn hóa pháp luật được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia theo nghĩa rộng: các thiết chế pháp luật, các loại nguồn pháp luật, tư duy pháp lý, ý thức pháp luật, các quan hệ pháp luật; cách thức xây dựng pháp luật, nội dung của pháp luật, cách thức áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật, năng lực, kỹ năng sử dụng pháp luật, các học thuyết pháp luật, tiếp cận công lý, giáo dục và đào tạo pháp luật,…

Từ góc độ hệ thống, văn hóa pháp luật được cấu thành từ các thành tố cấu thành

cơ bản là : ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, các thiết chế pháp luật, các phương tiện pháp luật, hành vi, lối sống pháp luật, trình độ sử dụng pháp luật

Từ phương diện ứng dụng trong thực tiễn đời sống nhà nước, pháp luật, văn hóa pháp luật là khái niệm chỉ một trạng thái tốt, trạng thái có chất lượng của đời sống pháp luật quốc gia, được thể hiện ở trình độ nhất định đạt được về sự hoàn thiện pháp luật, trên phương diện xây dựng, áp dụng, thực hiện pháp luật, của tư duy pháp lý, trình độ về ý thức pháp luật của các cá nhân, trình độ về nhận thức

và tôn trọng, tuân thủ pháp luật, kết quả của hoạt động pháp luật dưới dạng sản phẩm tinh thần và vật chất do con người xây dựng như luật, hệ thống lập pháp, thực tiễn tư pháp.1

Tóm lại, văn hóa pháp luật là sự ứng xử của con người trong môi trường những điều chỉnh của pháp luật, bao gồm tri thức, tư tưởng, quan điểm, thái độ, kinh nghiệm và thói quen, được tích lũy trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, được biểu hiện qua văn bản pháp luật, hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật và hành vi ứng xử với pháp luật.2

1

GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2015

2 QUAN-HE-VOI-VAN-HOA-TRUYEN-THONG-10113/

Trang 10

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/VAN-HOA-PHAP-LUAT-VIET-NAM-HIEN-NAY-NHIN-TU-MOI-1.2 Văn hóa pháp luật trong thời phòng chống dịch COVID-19

Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch COVID-19 là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của con người trong thời phòng chống dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng, đời sống ổn định cho người dân trong và sau dịch bệnh Văn hóa pháp luật thời này bao gồm ba căn cứ hình thành : kiến thức, hiểu biết

về lĩnh vực pháp luật sử dụng để phòng chống COVID-19 ; nhận thức, thái độ

và tình cảm của con người đối với pháp luật thời này ; hành vi, động thái ứng

xử phù hợp với các biện pháp phòng chống COVID-19

Thứ nhất, kiến thức cơ bản về pháp luật thời phòng chống COVID-19 là những hiểu biết về các điều khoản, quy phạm pháp luật có sẵn trong phòng chống dịch bệnh và các chính sách mới ứng phó với dịch bệnh lần này Nhắc đến những văn bản pháp luật sẵn có để ứng phó với một dịch bệnh ở nước ta, đầu tiên cần nhắc tới Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp cung cấp những giá trị cơ bản nhất, là đạo luật gốc, quy định các vấn

đề về quyền con người và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là cơ sở

để ban hành các đạo luật, chính sách hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh

Có kinh nghiệm từ đợt bùng phát dịch SARS năm 2003, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007), cung cấp những quy phạm căn bản, bao quát toàn diện về biện pháp phòng chống dịch bệnh Hỗ trợ cho Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm còn có các nghị định liên quan như Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật này, và Nghị định 176/2013 quy định các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế Ngoài ra còn phải kể đến Bộ

Trang 11

luật hình sự, dùng để ngăn ngừa những tội phạm về cố tình làm lây lan dịch bệnh, tuyên truyền thông tin sai sự thật, lừa đảo,…

Tuy nhiên, COVID-19 không giống như dịch bệnh thông thường, và có mức độ nguy hiểm chưa từng thấy, nên các chính sách mới của Nhà nước cũng đều là chưa từng có tiền lệ Đó là Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19 mà nổi bật là cách ly-giãn cách xã hội

Đó còn là hàng loạt các chính sách để ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng như ngừng cấp thị thực cho công dân nước ngoài ; hạn chế mọi hoạt động giao thông ở mức tối thiểu ; áp dụng cách ly tập trung đối với mọi công dân từ vùng dịch trở về hay phong tỏa cả một khu vực nghi ngờ có dịch ; là quyết định kéo dài kỳ nghỉ cho học sinh, sinh viên ; là những gói hỗ trợ tài chính theo Nghị định 42/NQ-CP, giảm giá điện, hỗ trợ về thuế và lãi suất cho vay1

Không chỉ ở cấp trung ương, mà mỗi địa phương cũng có những phương án riêng, theo tinh thần từ Chỉ thị 16, tích cực tuyên truyền thông tin về dịch bệnh,

xử phạt các hành vi có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh (ví dụ như văn bản xử phạt 13 hành vi vi phạm quy định phòng chống COVID-19 tại Hà Nội2), tập trung tối đa nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh và duy trì hoạt động sản xuất

Để lan tỏa văn hóa pháp luật thì việc đảm bảo sự hiểu biết nhất định về cách chính sách này là công đoạn không thể thiếu Ngoài ra, cũng cần đảm bảo các chính sách pháp luật mang tính đạo đức, thể hiện quyền con người Các giá trị

1 article.html

https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/chan-dich-covid-19-va-nhung-chinh-sach-chua-tung-co-tien-le-230-24594-2 Ha-Noi/392004.vgp

Trang 12

http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Chi-tiet-muc-phat-13-hanh-vi-vi-pham-quy-dinh-phong-chong-COVID19-tai-đạo đức và quyền con người vẫn luôn là hồn cốt của pháp luật, bởi nếu pháp luật không được xây dựng trên nền tảng đạo đức và quyền con người sẽ thiếu đi tính nhân văn và tính đại chúng, khó có thể đạt được sự đồng thuận và sự chấp hành từ người dân Thực tế, người dân tuân thủ pháp luật đôi khi là trong vô thức, bởi họ chỉ đang làm theo các chuẩn mực đạo đức, đang thực hiện các quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình và tôn trọng quyền của người khác

Thứ hai, văn hóa pháp luật thời này thể hiện qua nhận thức, thái độ, tình cảm của con người trước những chính sách pháp luật của các cơ quan nhà nước như

đã nêu ở mục phía trên Đây là ý thức pháp luật của mỗi người dân, ý thức pháp luật của các cơ quan ban hành pháp luật Ý thức pháp luật vô cùng quan trọng, nhất là trong thời chống dịch, bởi một đạo luật có bao quát đến mấy, một chính sách có toàn diện đến mấy, khắt khe đến mấy, mà không được tôn trọng bởi người dân, thì vẫn không đem lại hiệu quả

Ngược lại, chính những thái độ, mức hài lòng của người dân là thước đo hoàn hảo về độ hiệu quả của các chính sách ban hành bởi Nhà nước

Trong đại dịch COVID-19, nếu mỗi cá nhân tự hình thành cho mình ý thức pháp luật, thì sẽ vừa đảm bảo an toàn cho cá nhân, mà còn giữ được an toàn cho

cả xã hội Nền tảng để hình thành ý thức đó, là nhận thức đúng đắn về việc tôn trọng quyền con người, để hiểu được nguyên do ra đời của mỗi chính sách pháp luật mới Trong trường hợp này là việc chấp nhận quyền con người bị giới hạn (theo điều 14 Hiến pháp Việt Nam) Mỗi người sẽ phải hi sinh quyền tự do đi lại, quyền tự do kinh doanh buôn bán,… vì mục đích chung là hạn chế tiếp xúc tối đa để ngăn ngừa phát tán, lây lan virus

Trang 13

Thứ ba, dù có kiến thức lẫn nhận thức, cũng cần được biểu hiện ra dưới dạng hành vi cụ thể Nguyên tắc suy đoán một cá nhân có đang vi phạm pháp luật hay không, là phải xem xét hành vi của cá nhân đó chứ không phải những suy nghĩ của người đó Tương tự, một người dù không có nhiều thông tin về các chính sách mới trong dịch bệnh lần này, nhưng tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn, vẫn có thể được đánh giá là người có ý thức pháp luật tốt và có văn hóa pháp luật Còn một người dù được trang bị kiến thức đầy

đủ, kỹ càng, nhưng vẫn lợi dụng quyền hạn để tham nhũng, vẫn tìm cách lách luật, chống đối lại những người đang thi hành công vụ vì lợi ích cá nhân, mà không hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, thì vẫn bị coi là hành vi phản văn hóa

Việc ứng xử đúng đắn trước các biện pháp phòng chống dịch bệnh không chỉ dừng lại ở sự chấp hành, mà còn thể hiện qua sự đóng góp, cống hiến khả năng, sức lực cho công cuộc chống dịch chung Những sáng kiến của các chuyên gia, hay những phản hồi ý kiến đóng góp, những hành động nhỏ từ người dân bình thường, đều góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về phòng chống dịch COVID-

19, truyền cảm hứng, ý thức pháp luật cho nhiều người khác, giúp gia tăng tinh thần đoàn kết để đẩy lùi dịch bệnh

Để nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong công cuộc chống lại

COVID-19, cần phát triển đồng thời cả ba yếu tố trên, bởi mỗi yếu tố đều sẽ tác động lẫn nhau và tác động chung tới văn hóa pháp luật của từng cá nhân rồi tới văn hóa pháp luật toàn xã hội Xây dựng xã hội có văn hóa pháp luật tốt cũng có thể coi như giải pháp hiệu quả để phòng chống và vượt qua dịch bệnh lần này

Trang 14

1.3 Yếu tố tác động lên thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19

Văn hóa pháp luật không tự nhiên được sinh ra và bất biến Văn hóa pháp luật

bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, và có thể được nâng cao hoặc bị suy giảm bởi các tác động từ xã hội, từ môi trường xung quanh Sau đây là một vài yếu tố điển hình tác động mạnh mẽ tới văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời COVID-19 Thứ nhất, truyền thống đoàn kết dân tộc là vũ khí mạnh mẽ nhất của người Việt Nam trong công cuộc chung chống lại dịch bệnh Từ lâu đời, đứng trước một thách thức sống còn đe dọa đến an nguy của dân tộc, người Việt Nam luôn bộc lộ tinh thần chiến đấu quật cường, hướng đến cộng đồng để cùng chung tay góp sức Với khẩu hiệu đã thành quen “chống dịch như chống giặc”, truyền thống đoàn kết này có thể khiến văn hóa pháp luật được đề cao, mỗi người đều tự giác và hướng dẫn những người xung quanh cùng thực hiện pháp luật hiệu quả Người coi thường pháp luật trong thời điểm này chắc chắn sẽ bị cả cộng đồng lên

án mạnh mẽ vì coi thường nỗ lực chung của toàn xã hội Tuy nhiên, lối sống coi trọng tính cộng đồng này lại có khả năng làm mất đi tính chủ động của từng cá nhân, khiến con người trở nên sợ sệt, không dám khẳng định bản lĩnh cá nhân và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình

Thứ hai, môi trường, khí hậu khắc nghiệt đặc thù khiến người dân có ý thức đến sức khỏe hơn Xưa nay, người Việt vẫn có thói quen đeo khẩu trang đề ngừa bụi khi ra đường, nến khi nhận được các chính sách từ Chính phủ, không khó để đảm bảo sự chấp hành từ toàn bộ người dân Trong khi văn hóa phương Tây không ủng hộ việc đeo khẩu trang, kèm theo một số thói quen chào hỏi, đã khiến dịch bệnh có thêm khả năng lây lan trong cộng đồng

Trang 15

Thứ ba, nhà nước đóng vai trò định hướng quan trọng, đã có những chính sách phòng chống dịch từ rất sớm, đồng thời tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống Những gói trợ cấp được tính toán đưa đến từng đối tượng khó khăn, bởi phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người dân, ta mới cản được người dân ra ngoài một cách bừa bãi vì không có đủ khả năng mùa đồ ăn hằng ngày khi mất việc Tuy nhiên, các bước hoạch định chính sách và thực thi pháp luật nếu không được trau chuốt có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho công cuộc phòng chống dịch

Thứ tư, nền tảng khoa học công nghệ hỗ trợ đắc lực cho mọi lĩnh vực, từ y tế cho đến giáo dục, giải trí Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cũng phải nhắc tới các phong trào, hoạt động tuyên truyền đạt được sự hưởng ứng mạnh

mẽ Cả hai góp phần làm đời sống tinh thần của người Việt thêm phong phú, nâng cao ý thức pháp luật qua những thông điệp giản dị, dễ tiếp nhận, dễ nhớ, hiệu quả hơn các điều luật khô cứng khó tiếp thu Ngoài ra, công nghệ phát triển còn giúp các loại hình buôn bán, kinh doanh, học tập tại nhà thay thế phần nào thời gian đáng ra phải di chuyển ra ngoài Nhờ có kĩ thuật chữa trị và xét nghiệm trình độ cao, người dân cũng phần nào yên tâm hơn vào tiềm lực y tế nước nhà Yêu cầu về giãn cách xã hội sẽ khó có khả năng được thực hiện nếu dịch COVID-19 đến sớm khoảng 10 năm, khi mà đa số người dân chưa có thiết bị vi tính, điện thoại thông minh và nền tảng internet tốt như bây giờ

Cuối cùng, là yếu tố kinh tế, quả bom nổ chậm cần giải quyết trong thời gian tới Việt Nam cũng như các nước đều đang huy động nguồn lực kinh tế khổng lồ

để chưa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, đồng thời chịu thiệt hại nặng

nề từ việc giãn cách xã hội Nhiều công ty vỡ nợ, suy thoái kinh tế là điều được

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tuyên truyền sáng tạo - Báo cáo nghiên cứu khoa học: Văn hóa pháp luật thời phòng chống COVID19
Hình th ức tuyên truyền sáng tạo (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN