Ảnh hưởng của văn hóa pháp luật đối với công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

MỤC LỤC

Yếu tố tác động lên thực trạng văn hóa pháp luật tại Việt Nam thời phòng chống dịch COVID-19

Văn hóa pháp luật bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, và có thể được nâng cao hoặc bị suy giảm bởi các tác động từ xã hội, từ môi trường xung quanh. Từ lâu đời, đứng trước một thách thức sống còn đe dọa đến an nguy của dân tộc, người Việt Nam luôn bộc lộ tinh thần chiến đấu quật cường, hướng đến cộng đồng để cùng chung tay góp sức. Với khẩu hiệu đã thành quen “chống dịch nhƣ chống giặc”, truyền thống đoàn kết này có thể khiến văn hóa pháp luật được đề cao, mỗi người đều tự giác và hướng dẫn những người xung quanh cùng thực hiện pháp luật hiệu quả.

Tuy nhiên, lối sống coi trọng tính cộng đồng này lại có khả năng làm mất đi tính chủ động của từng cá nhân, khiến con người trở nên sợ sệt, không dám khẳng định bản lĩnh cá nhân và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình. Xưa nay, người Việt vẫn có thói quen đeo khẩu trang đề ngừa bụi khi ra đường, nến khi nhận được các chính sách từ Chính phủ, không khó để đảm bảo sự chấp hành từ toàn bộ người dân. Trong khi văn hóa phương Tây không ủng hộ việc đeo khẩu trang, kèm theo một số thói quen chào hỏi, đã khiến dịch bệnh có thêm khả năng lây lan trong cộng đồng.

Thứ ba, nhà nước đóng vai trò định hướng quan trọng, đã có những chính sách phòng chống dịch từ rất sớm, đồng thời tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống. Những gói trợ cấp đƣợc tính toán đƣa đến từng đối tƣợng khó khăn, bởi phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người dân, ta mới cản được người dân ra ngoài một cách bừa bãi vì không có đủ khả năng mùa đồ ăn hằng ngày khi mất việc. Tuy nhiên, các bước hoạch định chính sách và thực thi pháp luật nếu không được trau chuốt có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho công cuộc phòng chống dịch.

Cả hai góp phần làm đời sống tinh thần của người Việt thêm phong phú, nâng cao ý thức pháp luật qua những thông điệp giản dị, dễ tiếp nhận, dễ nhớ, hiệu quả hơn các điều luật khô cứng khó tiếp thu. Ngoài ra, công nghệ phát triển còn giúp các loại hình buôn bán, kinh doanh, học tập tại nhà thay thế phần nào thời gian đáng ra phải di chuyển ra ngoài. Yêu cầu về giãn cách xã hội sẽ khó có khả năng đƣợc thực hiện nếu dịch COVID-19 đến sớm khoảng 10 năm, khi mà đa số người dân chưa có thiết bị vi tính, điện thoại thông minh và nền tảng internet tốt nhƣ bây giờ.

Việt Nam cũng như các nước đều đang huy động nguồn lực kinh tế khổng lồ để chƣa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, đồng thời chịu thiệt hại nặng nề từ việc giãn cách xã hội. Những hỗ trợ từ Chính phủ chỉ là giải pháp cấp bách tình thế, nên chắc chắn sau này tỉ lệ các vụ vi phạm pháp luật sẽ tăng, do khi rơi vào bế tắc người ta thường chọn cách dễ hơn chấp hành, đó là vi phạm và lách luật. Văn hóa pháp luật sẽ có nguy cơ bị tổn hại nặng nề nếu không có những chính sách kịp thời giải quyết vấn đề cho các công ty lẫn người lao động.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VĂN HểA PHÁP LUẬT THỜI PHềNG CHỐNG VÀ HẬU PHềNG CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM

Văn hóa pháp luật, nhà nước pháp quyền nằm trong số đó, và COVID-19 như một sự tập duyệt, một thay đổi lớn để người ta tiến một bước dài trong công cuộc xây dựng văn hóa pháp luật. Thứ hai, trong quá trình tuyên truyền, cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một cách chủ động các thông tin mới, loại bỏ các thông tin sai, bịa đặt. Tạo cho người dân ý thức nhận biết tin giả và tin thật, thói quen phản biện các vấn đề để đóng góp ý kiến cho các chính sách mới của Chính phủ.

Kết hợp tuyên truyền thực tế bằng tờ rơi, khẩu hiệu truyền thống với các hình thức viral mới mẻ nhƣ bài hát, thử thách, phong trào trên mạng xã hội, phim ảnh,… Có nhiều cách để những phương pháp phòng dịch, những biện pháp và chính sách chống dịch in sâu vào não mỗi người dân. Điểm quan trọng là cần làm họ hứng thú tiếp thu, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa pháp luật với không chỉ công cuộc phòng chống dịch lần này mà cả những vấn đề khác trong xã hội. Những phương pháp mới trong tuyên truyền cũng có thể dùng để áp dụng trong quá trình giáo dục, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân.

Thứ ba, nhƣ đã nhắc tới ở phần các yếu tố tác động đến văn hóa pháp luật, cần cân nhắc tới tính cách, tập quán, thói quen, tố chất đạo đức, phong cách ứng xử của không chỉ người dân mà còn cả của các nhà quản lí, xây dựng pháp luật. Vì vậy, hình thành các thói quen vệ sinh an toàn, cập nhật tin tức mới, rèn luyện bản thân cả về sức khỏe vật lý lẫn sức khỏe tâm hồn, tính cẩn thận, lòng trắc ẩn, là một trong những điều kiện để từng cá nhân làm việc một cách chính xác, nâng cao hiệu quả công việc, tuân thủ pháp luật hơn, giữ gìn vệ sinh cộng đồng tốt hơn. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ bản thân để thích ứng với từng chính sách, tham gia đóng góp cho pháp luật ngày càng tiến bộ.

Thứ tƣ, trách nhiệm không chỉ nằm ở ý thức tự giác của từng cá nhân, mà còn là của cả cộng đồng cùng chung tay xây dựng pháp luật, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm pháp luật một cách kịp thời và hữu hiệu nhất. Hiện nay ngoài ban hành pháp luật về phòng chống dịch COVID-19, còn cần xây dựng phương án vực dậy nền kinh tế gần như đang đóng băng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đây là thời điểm từng cán bộ cần tăng cường học hỏi, đổi mới tư duy, sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh mới chƣa từng có tiền lệ; nâng cao năng lực quản lí, công tác nghiệp vụ, không để sót cá nhân nào vi phạm pháp luật, xử lí nghiêm để làm gương cho toàn xã hội.

Nhà nước cũng cần huy động năng lực, tri thức của toàn xã hội nhằm đưa ra được những giải pháp tốt nhất đưa đất nước qua cơn khủng hoảng nhanh chóng. Mỗi hoạt động cần có sự tự đánh giá, sự kiểm soát chặt chẽ, từ các cấp lãnh đạo cho đến người lao động với nhau. Phối hợp hài hòa, đúng phương pháp sẽ tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa pháp luật luôn vững chắc và phát triển hơn.