1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh covid – 19

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh Covid – 19
Tác giả Nguyễn Linh Ngọc
Người hướng dẫn GS.TS. Phạm Hồng Thái
Trường học Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 356,05 KB

Nội dung

Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trước hết là xác định chủ thể của mối quan hệ này, chủ thể của m

Trang 1

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

0-0

Họ và tên : Nguyễn Linh Ngọc

MSSV : 20062040

Lớp : K65 CLC

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH , BÌNH LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG , GIỮA CƠ QUAN THẨM QUYỀN CHUNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN , TỪ THỰC TIỄN

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID – 19

Tiểu luận kết thúc môn học Luật hành chính

Giảng viên : GS.TS Phạm Hồng Thái

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1

I Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 1

II Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 7

KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất cứ nhà nước nào, chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phải là một thể thống nhất Một nhà nước chỉ mạnh, quản lý và phục vụ phát triển xã hội tốt khi chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều mạnh, hoạt động thống nhất, thông suốt và hiệu quả Một trong những yếu tố tạo nên sự thống nhất và sức mạnh đó của nhà nước là tạo lập mối quan hệ hợp lý, hài hoà giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn Nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đang có diễn biến hết sức phức tạp thì sự phối kết hợp này càng được đề cao Chính bởi ý nghĩa đó, em

xin lựa chọn đề tài: “Phân tích, bình luận về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền

trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn, từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19” cho bài tiểu luận

của mình

NỘI DUNG

I Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trước hết là xác định chủ thể của mối quan hệ này, chủ thể của mối quan hệ trung ương

- địa phương được tiếp cận từ khía cạnh quản lý nhà nước, tức là chỉ các cơ quan có vai trò tổ chức tích cực và thúc đẩy hoạt động, sự phát triển đời sống xã hội, không bao gồm hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp Theo đó, chính quyền trung ương được nói đến chủ yếu là Quốc hội và Chính phủ

Theo quy định của pháp luật, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước và

là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc có trách nhiệm tuân thủ các pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước Chính phủ ban hành các chính sách, quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm các điều kiện để chính quyền địa phương thực hiện các mục tiêu chung của đất nước và quản lý Nhà nước ở địa phương Việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách địa giới hành chính; phân công, phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính; quy định về

Trang 4

tổ chức hoạt động của HĐND và UBND và các bộ, ngành… đều do Chính phủ quyết định

Chính quyền địa phương là thiết chế nhà nước được thành lập từ địa phương để thực thi các công việc Nhà nước trong phạm vi một đơn vị hành chính nhất định Hiến pháp

2013 quy định chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND Khái niệm “chính quyền địa phương” đã được sử dụng khá thông dụng trong đời sống pháp lý, trong một

số văn bản dưới luật và là tên của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 Nhưng tại các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, trong chương quy định về chính quyền địa phương không dùng khái niệm “chính quyền địa phương" mà sử dụng tên gọi các cơ quan là “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (hoặc Ủy ban hành chính)” Lần đầu tiên Chương XIX, Hiến pháp năm 2013 đã chính thức ghi nhận tên gọi “Chính quyền địa phương" Tên chương như vậy, không mặc nhiên dẫn đến sự thay đổi cơ bản

mô hình chính quyền địa phương có tính truyền thống, nhưng phản ánh sự cần thiết làm mới quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương với nhận thức mới về nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với điều kiện có nhiều thay đổi…

Từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn càng được thể hiện “sinh động” Cụ thể:

Thứ nhất, chính quyền trung ương quy định những thẩm quyền, nhiệm vụ hay quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp quy định thẩm quyền thành lập, giải thể, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính và quy định thẩm quyền, chức năng, quyền hạn của chính quyền địa phương thuộc về Quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội Chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên Các quyết định của cấp trên mà chính quyền địa phương phải tổ chức thi hành bao gồm: Hiến pháp, pháp luật, các quyết định, chính sách do cơ quan trung ương và cơ quan hành chính cấp trên ban hành Do đó, trong dịch bệnh Covid vừa qua, để có thể nhanh chóng dập dịch, chính quyền Trung ương đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định, hướng dẫn đối với việc cách ly, dập dịch…

Điều này được minh chứng trong quá trình thực hiện hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Chính phủ với vai trò là một bộ phận ở chính quyền trung ương đã ban hành

Trang 5

kịp thời hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ sở, định hướng để chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp) triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Có thể kể đến các văn bản pháp luật mà Chính phủ (chính quyền trung ương) đã ban hành như Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/03/2021 của Thủ tướng chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;… Các văn bản này được ban hành trên cơ sở các văn bản pháp luật do Quốc hội (một bộ phận của chính quyền trung ương) ban hành như Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;…

Ngoài việc ban hành kịp thời các văn bản pháp luật để tạo cơ sở cho chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 thì hàng loạt cuộc họp, gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến giữa những lãnh đạo chính quyền trung ương với các lãnh đạo chính quyền địa phương đã tiếp thêm động lực cho chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Điều này đã được thể hiện cụ thể tại Điều 6 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm

2007 khi quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm từ trung ương, đến địa phương Cụ thể như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước

- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ

Thứ hai, chính quyền địa phương là thiết chế bảo đảm tính hiện thực và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của chính quyền Trung ương

Các cơ quan trung ương ban hành pháp luật và chính sách cho toàn quốc Tuy nhiên, bản thân các cơ quan trung ương, trước tiên là Chính phủ và các bộ không thể tự mình

Trang 6

tổ chức thi hành pháp luật và chính sách trên phạm vi toàn quốc Ví dụ như việc triển

khai thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 thì việc triển khai thực hiện do UBND cấp tỉnh, huyện, xã triển khai thực hiện…

Chủ thể của mối quan hệ trung ương - địa phương được tiếp cận từ khía cạnh quản lý nhà nước, tức là chỉ các cơ quan có vai trò tổ chức tích cực và thúc đẩy hoạt động, sự phát triển đời sống xã hội, không bao gồm hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp Theo đó, chính quyền trung ương được nói đến chủ yếu là Quốc hội và Chính phủ

Chính quyền địa phương là cơ quan đại diện được gọi là hội đồng nhân dân và cơ quan

hành chính (Ủy ban nhân dân) Ngoài ra, chính quyền địa phương được tổ chức ở ba cấp chủ yếu: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Điều này được thể hiện rõ trong Chỉ thị 16/CT-TTg về về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19 Cụ thể, Chính quyền Trung ương (Chính phủ) đã yêu cầu UBND các cấp (chính quyền địa phương) có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 Thành phố thực hiện tốt nhiệm

vụ truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm Thực hiện cách

ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12 tháng 3 năm 2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình

Như vậy, có thể thấy rằng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp Khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định việc phân định thẩm quyền trong việc phòng chống dịch bệnh Covid được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:

Một là, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy

hoạch đối với các ngành Y tế, công an, UBND các cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;

Hai là, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các

đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, thông qua việc UBND các cập tiếp tục khẩn trương thực hiện rà

Trang 7

soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người có liên quan đến bệnh Covid…

Ba là, tại thời điểm ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg thì TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

đang là ổ dịch Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh Với sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối tại thời điểm đó dịch bệnh có bản đã được kiểm soát

Bốn là, việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô

thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực Điều này được thể hiện bởi để phòng chống dịch bệnh Covid, việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người được giao cho Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo Bên cạnh đó, các tỉnh tự chủ động hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác Hay chẳng hạn như ngành giao thông sẽ hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách

từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa

Năm là, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì

thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà

Trang 8

nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác

Về lí thuyết, Chính quyền trung ương có thể tự tổ chức lấy hệ thống chấp hành của mình từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, cơ chế tổ chức thi hành như vậy không phải lúc nào cũng thực hiện được do rất tốn kém về nguồn lực và bộ máy Nhà nước sẽ rất cồng kềnh Chỉ có chính quyền địa phương mới có thể đi sâu, đi sát trong việc quản

lý hành chính Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, cảnh sát khu vực, công an

xã, thanh niên xung kích trên địa bàn, tổ dân phố, thôn bản… với lực lượng đông đảo nhằm tăng cường việc giám sát các trường hợp cách ly tại gia đình, hạn chế tối đa việc giao tiếp của các đối tượng bị đề nghị cách ly y tế; thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối cách ly theo quy định Do đó, hiến pháp quy định chức năng chấp hành cho chính quyền địa phương

Bên cạnh đó, cũng chính vì được giao chức năng này nên toàn bộ mạng lưới chính quyền địa phương ở các cấp vô hình trung tập hợp thành một hệ thống thứ bậc trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam Chính quyền địa phương đã trở thành cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các chủ trương chính sách trên địa phương Chẳng hạn để thực hiện công tác kiểm soát dịch trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid với Ban chỉ đạo tại cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã, tại các từng đơn vị đoàn thể để từ đó đạt được sự thống nhất chung từ trung ương đến địa phương…

Như vậy, việc trao thêm quyền hành cho các cấp chính quyền địa phương là một hướng

đi đúng theo xu hướng chung trong tổ chức bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới Vì vậy, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai rộng khắp với sự vào cuộc của

cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và của toàn dân Chúng ta đã và đang kiềm chế và kiểm soát được dịch bệnh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân dân đồng tình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Điều này thể hiện rằng, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh Covid một cách mạnh mẽ nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương Với sự quan tâm sâu sát của chính quyền trung ương với chính địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng, đoàn kết một lòng, thống nhất rất cao giữa

Trang 9

chính quyền trung ương với chính quyền địa phương Tất cả đều vì mục tiêu chung là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả

Thứ ba, chính quyền trung ương kiểm soát hoạt động của chính quyền địa phương

và ngược lại, chính quyền địa phương giám soát chính quyền trung ương

Kiểm soát của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương ở Việt Nam được thực hiện với chính quyền địa phương nhiều cấp Hiện nay, chính quyền địa phương ở Việt Nam được tổ chức ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã Điều đó thể hiện trong rất nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ trong Hiến pháp năm

2013, như: giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của Nhà nước, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương có chức năng chấp hành không có nghĩa rằng toàn bộ các cơ quan chính quyền địa phương đều có chức năng chấp hành Để bảo đảm sự quản lý thống nhất từ trung ương tới cơ sở tạo ra chính quyền thống nhất, đòi hỏi giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành và các cấp chính quyền phải luôn có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra, giám sát lẫn nhau để chính quyền địa phương các cấp có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ, quyền hạn được trao

Chính bởi chức năng kiểm soát này, trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước vừa qua, Nhà nước đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến dịch bệnh Covid Đơn cử như việc Bộ Công an đã có quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 người liên quan đến các gói thầu thiết bị mua sắm tại Bệnh viện Tim Hà Nội Các đối tượng bị khởi tố về tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.1

Hay như Truy tố nhóm làm giả hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ y tế; truy tố Nguyễn Nhật Cảm - giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) - bị khởi tố, bắt tạm giam

để điều tra về những sai phạm xung quanh quá trình mua sắm máy xét nghiệm

II Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền chuyên môn từ thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Có nhiều căn cứ để phân loại cơ quan hành chính nhà nước như căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành hai loại là cơ quan hành

1 https://laodong.vn/thoi-su/rut-ten-ong-nguyen-quang-tuan-giam-doc-benh-vien-bach-mai-khoi-danh-sach-ung-

vien-dai-bieu-quoc-hoi-909737.ldo#:~:text=%C3%94ng%20Nguy%E1%BB%85n%20Quang%20Tu%E1%BA%A5n%20%2D%20nguy

%C3%AAn,h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20XIV%20c%E1%BB%A7a%20TP

2

Trang 10

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/35833/tong-hop-thong-tin-cac-truong-hop-bi-xu-chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/35833/tong-hop-thong-tin-cac-truong-hop-bi-xu-chính nhà nươc ở địa phương Nếu căn

cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức, hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo và cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức, hoạt động theo chế độ thủ trưởng Nếu căn cứ vào tính chất thẩm quyền thì cơ quan hành chính được chia thành hai loại,

đó là:

(ii) Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng

Thẩm quyền được hiểu là tổng thể các quyền hạn, nhiệm vụ được pháp luật quy định để

cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý của nó Nói cách khác, thẩm quyền là phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp Đây là cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tất cả các ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc

ở từng địa phương Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, bao gồm bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là những cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc tham mưu quản lý nhà nước và ngành, lĩnh vực công tác trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương Một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này như:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

- Luật Tổ chức chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

- Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 101/2020/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,

cơ quan ngang bộ

- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2020/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các cơ quan

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN