1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vai trò của đảng phái chính trị đối với dân chủ? So sánh quy định về đảng phái chính trị trong hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam?

9 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Luật

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn: Luật hiến pháp nước ngoài Đề bài

Phân tích vai trò của đảng phái chính trị đối với dân chủ? So sánh quy định về đảng phái chính trị trong hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam?

Sinh viên: Lê Quang Linh MSSV: 18030261 Lớp: K11 – Luật học Ngày sinh: 28/05/2000

Năm học: 2020-2021

Trang 2

Mục lục

1.Cơ sở lý luận 2

1.1.Đảng phái chính trị 2

1.2.Dân chủ 3

2.Vai trò của đảng phái chính trị với dân chủ 4

3.Đảng phái chính trị các quốc gia trên thế giới 7

3.1.Tại Trung Quốc 7

3.2.Tại Việt Nam 8

3.3.Tại Liên bang Nga 9

1 Cơ sở lý luận

1.1 Đảng phái chính trị

Trên thế giới tồn tại rất nhiều hình thức nhà nước khác nhau, dù có những đặc điểm và phương thức hoạt động tương đối đặc thù thì bản chất đây vẫn là “nhà nước” hay nói cách khác là tập trung quyền lực vào một nhóm nhất định, được gọi chung là Đảng chính trị

Xét về nguồn gốc của nhà nước, thì dù xuất phát từ bất kì học thuyết nào, học thuyết gia trưởng, học thuyết thần quyền, học thuyết kế ước xã hội,…Thì đều xuất phát từ một nhóm tập hợp có cùng chung ý chí, kết hợp nhiều nguồn lực để đứng lên thiết lập trật tự xã hội theo mong muốn của những người thành lập hoặc điều mà nhóm cho là đúng

“Nhóm cùng chung ý tưởng, mục đích”đã được xuất hiện từ thửa sơ khai nhất của nhà nước Điểm khác biệt của kiểu nhóm này được ghi nhận để phân biệt với tất cả tập hợp nhóm khác là: Tập hợp để giành quyền lực

Trang 3

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của các kiểu nhà nước, cái mà thửa so khai được gọi là nhóm này đã phát triển lên thành giai cấp rồi hiện nay là Đảng phái chính trị

Hiểu theo khoa học pháp lý đơn giản thì B.Konstan đại diện cho các trường phái bảo thủ ở Anh quốc cho rẳng, đảng phái là tập hợp của những người theo những học thuyết chính trị giống nhau.1

Vậy học thuyết chính trị giống nhau ở đây có phải là tư tưởng chung nhất của nhóm người trong đảng phái này hay không Câu trả lời phải là lợi ích, bởi ngọn nguồn của đấu tranh quyền lực chính trị là vì lợi ích Bởi phải có xung đột lợi ích thì mới có đấu tranh Từ đó hình thành nên đảng phái chính trị

Đảng là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của cả giai cấp xã hội nhất định(các đảng công nhân, tư sản, nông dân, dân chủ cách mạng,…) Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thoải mãn những lợi ích giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó là trở thành giai cấp cầm quyền.2

1.2 Dân chủ

Từ “Dân chủ”(Democracy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, bao gồm 2 bộ phận trong đó “demos” là “nhân dân”(people) và “kratia” là “cai trị”(rule) Vì vậy, dân chủ là dân làm chủ Một xã hội được coi là bàn luận về những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân “ Dân chủ là một thể chế do dân làm chủ trong đó quyền tối cao thuộc về nhân dân hay được hành xử trực tiếp bởi nhân dân hoặc những người đại diện do dân bầu cử ra trong mộ chế độ tuyển cử tự do”3

Trang 4

Trong thể chế dân chủ, chính quyền chỉ là một thành tố trong xã hội bao gồm vô vàn các định chế, đảng phái chính trị, tổ chức và hội đoàn khác Những nhóm này đại diện quyền lợi của nhiều tầng lớp xã hội thông qua việc hậu thuẫn các ứng cử viên vào các chức vụ công sở, tranh luận về các đề tài liên quan đến quyền lợi của các nhóm và tìm cách ảnh hưởng đến chính sách nhà nước.4

Để có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của đảng phái chính trị đối với nền dân chủ của từng quốc gia thì các đặc trưng cơ bản sau cần được xem xét:

Thứ nhất là quyền lực tối cao trong việc đưa ra các quyết định chính trị thuộc về nhân dân, các chính sách công chỉ được đưa ra sau khi xác định được ý nguyện của nhân dân

Thứ hai là chin quyền đặt căn bản trên sự thỏa thuận của kẻ bị trị và hiến pháp giới hạn quyền hành của chính phủ

Thứ ba là đa số thống trị, nhưng quyền của thiểu số được tôn trọng, tất cả các quyết định chính trị phải được đưa ra theo nguyện vọng của đa số

Thứ năm là tuyển cử tự do và công bằng

Thứ sáu là bình đẳng trước pháp luật, các công dân có cùng cơ hội tham gia vào quá trình hoạch định chính sách thông qua giá trị công bằng của lá phiếu và quyền tự do lựa chọn trong các khả năng

Thứ bảy là áp dụng chủ thuyết đa nguyên về mặt xã hội, kinh tế và chính trị, đề cao giá trị của đức tính tự trọng, thực tiễn, hợp tác và phát triển

2 Vai trò của đảng phái chính trị với dân chủ

Sự xuất hiện và phát triển của đảng phái chính trị dù được được nhìn nhận bên trong nội tại hay bên ngoài đề gắn liền với một giai đoạn tiến triển dân chủ nhất

4 Giáo trình thể chế chính trị thế giới dịch năm(Phạm Quang Minh chủ biên) 2019 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 5

định Các đảng hình thành vì yếu tố bên trong nhìn chung xuất hiện nơi mà không tồn tại hệ thống các đảng có tổ chức

Để có thể thấy được vai trò của đảng phái chính trị với dân chủ, thì xét từ bản chất vai trò của đảng phái chính trị trong hệ thống chính trị quốc gia

Thứ nhất: Kết nối giữa nhân dân và chính phủ(A link between people and

government) Các đảng phái chính trị có vai trò kết nối, là cầu nối giữa chính phủ và nhân dân Họ là những cơ chế, thông qua các nguyện vọng và nhu cầu của công dân được truyền tải đến chính phủ

Không có các đảng phái, các cá nhân có thể sẽ đơn độc và bị chính phủ phớt lờ Thông qua công việc hoặc bầu cử cho một đảng, các công dân có thể ảnh hưởng đến các quyết định chính trị Tương tự các đảng chính trị cũng thông tin và giải thích cho người dân biết về các quyết định của chính phủ

Thứ hai: Tập hợp lợi ích(aggregation of interests) Các đảng phái đấu tranh đẻ giành quyền lực Họ phấn đấu để xây dựng trật tự từ sự hỗn loạn Cũng như tìm cách mở rộng quyền lợi mà đảng chính trị đại diện và hoài các lợi ích này với lợi ích khác

Trên hết, đảng chính trị giúp giải quyết các mâu thuẫn của các nhóm lợi ích bằng cách tập hợp các lợi ích riêng biệt trong một tổ chức rộng lớn Vì lẽ đó, đảng chính trị là liên minh giữa các lợi ích

Thứ ba: Xã hội hóa chính trị(political socialization) Khi thực hiện các cuộc vận động, các đảng chính trị phổ biến các kiến thức chính trị cho cử tri và dạy các thành viên của họ nên làm chính trị thế nào Cũng như việc tổ chức các buổi nâng cao kiến thức chính trị.5

5 Thể chế chính trị thế giới(2019)Phạm Quang Minh chủ biên, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 127

Trang 6

Để khẳng định một nền chính trị có thực sự dân chủ hay không thì việc nhân dân tham gia vào các quyết định của nhà nước là thước đo tối quan trọng của vấn đề này Ba vai trò chính được đề cập nêu trên đã khẳng định đảng phái chính trị là cầu nối trực tiếp để tiếng nói và sự tham gia của nhân dân tới chính phủ

Các thiết chế về tư pháp của nhà nước để đảm bảo trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước nhân dân(yếu tố thể hiện sự dân chủ ở một quốc gia) thì nội tại của vấn đề vẫn là quá trình tố tụng trong nhà nước Khi đảng phái chính trị lên nắng quyền thì những nhu cầu của nhân dân thông qua trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm sẽ được đưa vào hoạt động tố tụng của nhà nước

Tại các quốc gia có chế độ đa đảng, lưỡng đảng thì việc cạnh tranh nội bội lẫn nhau cũng gia tăng tính dân chủ trong hệ thống chính trị Theo nguyên tắc cạn tranh cơ bản thì việc có từ hai ứng viên trở lên để công chúng có thể lựa chọn giao quyền lợi của mình, thì dĩ nhiên bên nào có thể gia tăng lợi ích của công chúng một cách tối đa thì phía đó sẽ được lựa chọn

Vậy nên tính đa đảng sẽ khiến các chính đảng đem nhiều tiếng nói của người dân tới chính trường nhằm đạt được mục đích trở thành đảng được người dân lựa chọn Tuy vậy không cứ càng nhiều đảng thì sẽ dân chủ hơn, điều quan trọng là các đảng phái chính trị hoạt động phải dựa trên lợi ích của nhân dân, lúc đó nền dân chủ mới thực sự được hiện diện, chứ không phải là bình phong cho lợi ích nhóm

Có thể nói rằng, trong đời sống chính trị hiện nay của nhà nước tư sản, hoạt động của các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng Hoạt động của các đảng phái đã làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật và trở nên hình thức Đây cũng là nguyên nhân làm cho hiến pháp, pháp luật của nhà nước tư bản mang tính giả tưởng, không có hiệu lực pháp lý nhiều trên thực tế, không phụ thuộc vào các chính thể khác nhau của việc tổ chức bộ máy nhà

Trang 7

nước mà đều phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức và hoạt động của các đảng phái chính trị.6 Bởi quyền lợi của nhân dân luôn rất đặc thù với luật pháp, thường đi trước những gì pháp luật thực định ở các nước như Anh, Mỹ,…Mà nếu áp dụng triệt để pháp luật thì quyền lợi của người dân sẽ bị xâm phạm và ý kiến của người dân sẽ bị phớt lờ Lẽ đó việc các đảng phái chính trị có thể hạn chế việc thực định pháp luật vô hình chung đã tạo ra quyền lực cho nhân dân để có thể đứng lên đòi quyền lợi trong từng trường hợp cụ thể

3 Đảng phái chính trị các quốc gia trên thế giới

Đảng phái chính trị là thành tố quan trọng và không thể thiếu của trong hệ thống nhà nước của các quốc gia trên thế giới(ngoài trừ chế độ quân chủ chuyên chế) Thể hiện sự quan trọng của cơ chế đảng phái chính trị, nên những quy định về tổ chức chính trị này luôn được quy định ngay trong Hiến pháp của các quốc gia, và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ

3.1 Tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước XHCN, nhưng pháp luật cho phép nhiều đảng chính trị được hoạt động Tuy nhiên, các đảng đó phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc Điều 4 Hiến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 quy định: "Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ tồn tại và phát triển lâu dài".7

Thay vì tranh giành ảnh hưởng, hợp tác nhiều đảng được coi là đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị - xã hội Trung Quốc Ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền, 8 đảng khác hoạt động với mục đích tồn tại cùng nhau, giám sát lẫn nhau và "giám sát dân chủ" đối với các cơ quan nhà nước, vì lợi ích của đất nước, nhân

Thể chế chính trị, Nguyễn Đăng Dung – Bùi Ngọc Sơn, nxb lý luận chính trị tr130

7 Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học (2009), Tuyển tập Hiến

pháp một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.242

Trang 8

dân Tuy nhiên, hoạt động của các đảng chính trị ở Trung Quốc mờ nhạt, không có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống chính trị - xã hội Vì vậy, vấn đề các đảng phái chính trị kiểm soát quyền lực nhà nước ở Trung Quốc không có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn

3.2 Tại Việt Nam

Các quy định về đảng phái chính trị được quy định tại điều 4, hiến pháp năm 2013 1 Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

2 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình

3 Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

So sánh giữa quy định về đảng phái chính trị trong hiến pháp Việt Nam và hiến pháp Trung quốc thì đều có điểm chung là Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo đất nước Điều này thể hiện rõ nét thể chế đặc thù của nền chính trị Xã hội chủ nghĩa đặc trưng tại Việt Nam và Trung Quốc

Tuy vậy, tại hiến pháp Trung Quốc có công nhận sự hiện diện của các đảng chính trị khác, ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc Khác biệt với Việt Nam, chỉ công nhận sự hiện diện duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị

Tuy vậy,sự hiện diện của các đảng phái chính trị khác ngoài Đảng Cộng sản chỉ mang tính hình thức và chịu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc Do vậy thực tiễn hoạt động chính trị sẽ rất hạn chế

Trang 9

Với việc cùng thuộc khối Xã hội chủ nghĩa với thể chế một đảng đơn nhất nên trong mắt các quốc gia tư bản thì Việt Nam và Trung Quốc luôn nằm trong danh sách những nơi thiếu dân chủ nhất trên thế giới

Suy cho cùng thể chế về đảng phái chính trị ở hai nước không có quá nhiều điểm khác biệt khi người thuộc đảng Cộng sản luôn chiếm đa số ghế trong Quốc hội và nắm giữa hoàn toàn các chức vụ quan trọng của đất nước

3.3 Tại Liên bang Nga

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 "thừa nhận đa nguyên, đa đảng" Nguyên tắc này tạo cơ sở pháp lý cho các đảng chính trị, với các đường lối khác nhau, có thể cạnh tranh quyền lãnh đạo đất nước thông qua con đường bầu cử hợp pháp Với một quốc gia đa đảng điển hình với việc các Đảng khi tham gia bầu cử, tuy vậy khác ở Pháp hay Tây Ban Nha, ở Nga Đảng Nước Nga thống nhất (ER) giành được số phiếu cao nhất chiếm đa số ghế trong Đu-ma quốc gia Nga chiếm quá nửa phiếu bầu Suốt nhiều nhiệm kì lượng phiếu bầu cho đảng ER luôn ở mức rất cao dẫn đến việc người đứng đầu Đảng ER là Tổng thống V Pu-tin phải sửa lại luật để ông có thể nắm quyền nhiều hơn hai nhiệm kì

Khác với Việt Nam và Trung Quốc, Liên Bang Nga có sự cạnh tranh giữa các Đảng rất căng thẳng, tuy đảng ER của ông Pu-tin hiện nay luôn chiếm đa số, nhưng với quy định về đa đảng trong hiến pháp thì trong tương lai không xa, cán cân giữa các đảng sẽ được trở về cân bằng

Hết

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w