Các quyết định hành chính có nhiều tác động đến đời sống của người dân, do đó mỗi người tùy vào công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải luôn quan tâm đến những quyết định hàn
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
NGUYỄN NGỌC TRÂM MSSV: 20063172 Lớp: K65-LKDB
Đề bài: Đề số 5: Ngày 03/4/2020, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử phạt những
cá nhân “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà” Hãy xác định loại hình thức hoạt động hành chính, loại phương pháp hoạt động hành chính tương ứng với mệnh lệnh nói trên và bình luận về tính hợp pháp, tính hợp lí của mệnh lệnh đó
Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Hành chính Việt Nam
Giảng viên: ThS Nguyễn Anh Đức
Hà Nội - 2021
Trang 21
MỤC LỤC
1 Xác định loại hình thức hoạt động hành chính: 3
2 Xác định loại phương pháp hoạt động hành chính 4
3.1 Về thẩm quyền của chủ thể đưa ra mệnh lệnh 5
3.2.1 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với Hiến pháp 5 3.2.2 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với các đạo luật 6 3.2.3 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với các quyết định của cơ quan
DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 32
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống thường ngày, các công tác quản lý hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống của nhân dân cũng như bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tinh thần sống theo pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Các quyết định hành chính có nhiều tác động đến đời sống của người dân, do đó mỗi người tùy vào công việc và các quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan phải luôn quan tâm đến những quyết định hành chính để có phương án thực hiện cho phù hợp với lợi ích của mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều các quyết định hành chính được đưa ra để lên phương án phòng, chống dịch bệnh Các quyết định hành chính không chỉ là những văn bản, giấy tờ cụ thể mà còn là những chỉ đạo, những mệnh lệnh của các nhà lãnh đạo trong các cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Việc cập nhật các quyết định hành chính có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người dân, các chủ doanh nghiệp, các cấp chính quyền
để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn và sức khỏe của bản thân
và toàn xã hội, từ đó kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh
Là một sinh viên luật, tương lai phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều quyết định hành chính và luôn phải cập nhật sát sao pháp luật, việc tìm hiểu và nắm chắc, xác định rõ các thành tố pháp lý trong khuôn khổ pháp luật hành chính là hết sức quan trọng và cần thiết Đây là một yêu cầu tối thiểu đối với một người hành nghề luật
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định loại hình thức hoạt động hành chính tương ứng với mệnh lệnh của đề bài
- Xác định loại phương pháp hoạt động hành chính tương ứng với mệnh lệnh của đề bài
- Bình luận về tính hợp pháp, tính hợp lí của mệnh lệnh của đề bài
3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng,
- Phương pháp diễn dịch,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,
- Phương pháp hệ thống hóa,
…
Trang 43
NỘI DUNG
1 Xác định loại hình thức hoạt động hành chính:
Giáo trình trình Luật Hành chính của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra phân loại các hình thức hoạt động hành chính gồm ba nhóm, đó là:
- Những hình thức mang tính pháp lý
- Những hình thức ít mang tính pháp lý
- Những hình thức không mang tính pháp lý1
Theo như cách phân loại các hình thức hoạt động hành chính trên, mệnh lệnh nói trên thuộc vào nhóm các hình thức hoạt động mang tính chất pháp lý Cụ thể đây là hoạt động ban hành quyết định quy phạm
Trước hết, mệnh lệnh của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được xếp vào hình thức hoạt động mang tính chất pháp lý vì mệnh lệnh này tác động trực tiếp đối với việc thay đổi chế tài áp dụng với một quan hệ quản lý nhà nước Trong trường hợp này, đó chính là việc thực hiện giãn cách
xã hội do tình hình dịch bệnh COVID-19 Trước đó, dựa trên Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân được yêu cầu ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết Tuy nhiên, trước thời điểm ngày 03/4/2020, chưa có trường hợp nào bị tiến hành xử phạt khi ra đường với mục đích không cần thiết Vậy sau khi chủ tịch UBND đưa ra yêu cầu xử phạt những cá nhân
“đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà”, đã có thêm một cơ sở pháp lý để tiến hành áp dụng chế tài đối với những người vi phạm
Định nghĩa về hình thức hoạt động hành chính mang tính chất pháp lý được đưa ra trong Giáo
trình Luật Hành chính của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội như sau: “Những hình thức hoạt động hành chính mang tính chất pháp lý là những hình thức tạo ra sự biến đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, từ đó gián tiếp hoặc trực tiếp tạo cơ sở cho việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.”.2 Ở đây có thể hiểu sự biến đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật được biểu hiện qua cả 3 cấu thành của một quy phạm pháp luật, bao gồm giả định, quy định
và chế tài Hình thức hoạt động hành chính của chủ thể có thẩm quyền gắn với tính quyền lực
1,2 Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.295
Trang 54
nhà nước khi tác động tới bất kì giai đoạn nào của một diễn biến quy phạm pháp luật đều có thể trở thành hình thức hoạt động hành chính mang tính chất pháp lý.1
Tiếp đó, mệnh lệnh của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là hoạt động ban hành quyết định quy phạm Bởi tuyên bố cần phải xử phạt những cá nhân “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà” của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chính là một quyết định hành chính
Quyết định hành chính là sản phẩm, là kết quả của ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền
và nhằm thực hiện hoạt động quản lý.2 Chủ thể đưa ra quyết định hành chính này là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – một chủ thể có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực hành chính Việc
xử phạt những cá nhân “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà”
là ý kiến, suy nghĩ đơn phương của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tuy nhiên yêu cầu này cũng phải dựa trên các cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn Động thái này là nhằm thực hiện một công việc quản lý, cụ thể là việc thực hiện giãn cách li, cách xã hội do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
2 Xác định loại phương pháp hoạt động hành chính
- Dựa trên tiêu chí bản chất quyền uy: Mệnh lệnh nói trên mang phương pháp cưỡng chế
Tương ứng với hình thức hoạt động hành chính mang tính đã được xác định ở phần trên, mệnh lệnh trên mang tính chất quyền lực và pháp lý Những cá nhân nào vi phạm việc ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết đều bị bắt buộc xử phạt theo mệnh lệnh trên Cơ bản việc đặt ra chế tài xử phạt đã là một hình thức cưỡng chế hành chính
- Dựa trên tiêu chí phương thức tác động: Mệnh lệnh nói trên mang phương pháp hành chính, tác động một cách trực tiếp
Đây là một mệnh lệnh được một chủ thể có thẩm quyền chỉ đạo trực tiếp tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Mệnh lệnh này tác động trực tiếp đến những cá nhân “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà”, là chủ thể bị quản lý trong quan hệ pháp luật hành chính Từ đó nêu ra quy định về nghĩa vụ của người dân là phải ở nhà trừ khi có công việc thật sự cần thiết mới được ra khỏi nhà như đi mua thức ăn, đi làm tại các cơ sở,
cơ quan được phép hoạt động,… Nếu người dân vi phạm thì họ phải có nghĩa vụ nộp phạt cho
1,2 Nguyễn Anh Đức (2021), Tài liệu giảng dạy Luật Hành chính Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Trang 65
hành vi của mình Qua đó nêu gương cho những người khác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch
- Dựa trên tiêu chí phạm vi tác động: Mệnh lệnh nói trên mang phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh được thể hiện qua nhiều việc làm khác nhau nhưng một trong số đó là đưa ra những phương hướng hoạt động cụ thể vào thực tiễn Trên cơ sở phương hướng đó, những điều chỉnh pháp luật mới được tạo ra Thông thường việc ban hành quyết định quy phạm sẽ được gắn với phương pháp điều chỉnh
3 Bình luận về tính hợp pháp
3.1 Về thẩm quyền của chủ thể đưa ra mệnh lệnh
Chủ thể đưa ra mệnh lệnh này là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Đây là một chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước và mệnh lệnh của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nằm trong thẩm quyền của ông
Thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh (chiếu theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng được quy định một phần tại Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Xét Khoản 9 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:
Điều 22 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
9 Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật 1
Việc Chủ tịch UBND đưa ra yêu cầu xử phạt những cá nhân “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà” chính là một biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên Vậy mệnh lệnh này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
3.2 Về nội dung của mệnh lệnh
Nội dung yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cần phải phù hợp với nội dung và mục đích Hiến pháp, luật và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên
3.2.1 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với Hiến pháp
Đối chiếu với Hiến pháp 2013
1 Quốc hội (2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội
Trang 76
Điều 14
2 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng 1
Quyền tự do đi lại của mọi người bị hạn chế vì lý do sức khỏe cộng đồng, an toàn xã hội do tác động của dịch bệnh COVID-19 Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 447/QĐ-TTg, công bố, dịch COVID-19 là dịch bệnh toàn quốc, là bệnh truyền nhiễm nhóm
A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu2 Vì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, hạn chế đi lại là một việc làm cần thiết vì sức khỏe của cộng đồng
Điều 112
1 Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên 3
Mệnh lệnh xử phạt những “đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà” của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là một việc làm quyết định các vấn đề về quản lý, thực hiện giãn cách xã hội của địa phương Hành động này là hoàn toàn hợp hiến
3.2.2 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với các đạo luật
- Đối chiếu với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019
Điều 22 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
9 Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật 4
Như đã trình bày ở trên, công tác chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền và tuân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
- Đối chiếu với Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020
1 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội
2 Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19, Hà Nội
3 Quốc hội (2019), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội
Trang 87
Điều 52 Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương 1
- Đối chiếu với Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
Điều 8 Những hành vi bị nghiêm cấm
6 Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này
7 Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền 2
Với tư cách là người lãnh đạo thành phố Hà Nội – thủ đô của đất nước, là trung tâm trọng điểm kinh tế - xã hội của nước ta, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm lớn lao phải triển khai nhanh chóng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm để sớm ổn định tình hình, đảm bảo cuộc sống của người dân Bên cạnh đó, việc người dân không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng là một hành vi bị nghiêm cấm Từ đó, việc đề
ra yêu cầu xử phạt vi phạm là hoàn toàn hợp pháp
3.2.3 Nội dung mệnh lệnh phù hợp với các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên
- Đối chiếu với Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
1… Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; 3
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng những trường hợp không thực hiện nghiêm chỉ thị
16 của Thủ tướng hoàn toàn có cơ sở xử phạt, cũng giống như xử phạt với người không chấp hành đeo khẩu trang
1 Quốc hội (2020), Luật xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội
2 Quốc hội (2007), Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Hà Nội
3 Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Hà
Nội
Trang 98
- Đối chiếu với Công văn số 79-CV/TW về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do vi rút Cô-rô-na gây ra
3 Xây dựng các phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây lan dịch, thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn 1
Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm, chú
ý thúc đẩy nhiều biện pháp mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh, càng nhiều biện pháp sáng tạo, quyết liệt, nâng cao sức mạnh đoàn kết toàn dân cũng như ý thức của người dân thì dịch bệnh càng sớm được ổn định, đời sống của người dân mới được mạnh khỏe, bình yên
- Đối chiếu với Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Điều 11 Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1 Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế 2
Vậy căn cứ theo điều khoản trên, việc người dân không thực hiện biện pháp bảo vệ biện pháp bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
- Đối chiếu với Thông báo số 143/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19
5 Các bộ, ngành, địa phương
c) Xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các trường hợp không khai báo y tế, khai báo không trung thực, không chấp hành cách ly, không đeo khẩu trang, tụ tập đông người, chống người thi hành công
vụ,
8 Các Bộ, ngành, địa phương cần thay đổi mạnh mẽ tư duy, phương pháp làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc trực tuyến, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, phát triển nền kinh tế số 3
1 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Công văn số 79-CV/TW về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra, Hà Nội
2 Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội
3Văn phòng Chính phủ (2020), Thông báo số 143/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Hà Nội
Trang 109
Thời điểm này Thủ tướng đã chỉ đạo giãn cách toàn xã hội, hành vi người dân ra ngoài đường không đúng các trường hợp cần thiết có thể coi là không chấp hành các biện pháp cách ly và nên được xử lý nghiêm bằng các hình thức xử phạt hành chính Bên cạnh đó, cấp trên hoàn toàn khuyến khích các đơn vị địa phương đổi mới tư duy, phương pháp làm việc để đưa ra nhiều biện pháp nghiêm túc, sáng tạo, có trách nhiệm để triển khai phòng, chống dịch
4 Bình luận về tính hợp lí
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã dẫn chứng nghiên cứu của các chuyên gia Bỉ rằng, nếu chỉ cần một bộ phận nhỏ khoảng 10% dân số không chấp hành, tỉ lệ lây nhiễm có thể nâng lên đến
từ 30% đến 60% dân số Nếu 40% dân số thực hiện hành vi sai trái thì việc cách ly xã hội sẽ không có ý nghĩa gì.1 Nói như vậy để thấy tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết toàn dân trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng tấm gương có giá trị rất lớn trong việc giáo dục, lời nói của Bác có ý nghĩa trong việc nêu gương sáng người tốt, việc tốt để người khác học hỏi theo Tuy nhiên việc làm gương không chỉ có tác động trong việc làm theo việc tốt mà còn có ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh mọi người không làm theo những tấm gương xấu, có hành vi sai trái Việc xử phạt những cá nhân sai phạm trong việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nói chung và những cá nhân ra đường không đúng trường hợp thật sự cần thiết nói riêng có ý nghĩa, tác động đến nhận thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh và ý thức người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tình hình dịch COVID-19 thời điểm ấy đang thực sự rất nguy hiểm Dịch bệnh lạ xâm nhập vào nước ta với tốc độ lây lan mạnh mẽ, lại chưa có vacxin phòng bệnh cũng như còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác phòng, chống dịch do nhận thức về con virut này còn nhiều hạn chế Do đó, việc giãn cách xã hội là biện pháp bất đắc dĩ song cũng có lẽ là biện pháp tối ưu để khống chế dịch bệnh Đặc biệt, theo luật sư Đặng Văn Cường, kể từ ngày 01/4 việc cách ly xã hội đã được quy định rất rõ, không còn là khuyến cáo, cảnh báo như các chỉ thị trước đó.2 Vậy việc xử phạt những hành vi cố ý sai phạm khi bất chấp dịch bệnh mà ra ngoài với lí do không chính đáng bị nghiêm khắc xử phạt là hoàn toàn hợp lý và khả thi
1 Nguyễn Hà (2020), “Chủ tịch Hà Nội: Từ mai xử phạt người vi phạm lệnh “hạn chế ra đường” ”, Báo Lao động,
https://laodong.vn/y-te/chu-tich-ha-noi-tu-mai-xu-phat-nguoi-vi-pham-lenh-han-che-ra-duong-795627.ldo , truy cập ngày 03/7/2021
2 Trang web Tuổi trẻ online (2020), “Hà Nội nói có đủ căn cứ xử phạt người dân ra đường không có lý do cần thiết”, https://tuoitre.vn/ha-noi-noi-co-du-can-cu-xu-phat-nguoi-dan-ra-duong-khong-co-ly-do-can-thiet-20200404234525809.htm , truy cập ngày 03/7/2021