1.0 Mục đích - Xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của các bộ phận chuyên trách trong việc giải quyết chế độ tai nạn lao động kịp thời, chính xác. - Giúp người lao động hiểu rõ về quyền lợi, chế độ khi có tai nạn lao động - Hướng dẫn thực hiện việc thông báo, điều tra và báo cáo cho cấp trên cũng như cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn lao động xảy ra. - Điều tra nguyên nhân, đưa ra hành động khắc phục để ngăn ngừa sự tái diễn tai nạn lao động tại nơi làm việc. 2.0 Phạm vi áp dụng Áp dụng cho toàn bộ nhân viên của Công ty…………………….. 3.0 Định nghĩa & các từ viết tắt 3.1 Tai nạn lao động (TNLĐ) Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm: - Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; - Tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; 3.2 Tai nạn được coi là tai nạn lao động: khi xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm: - Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở; - Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập, nghiên cứu thực tế).
Trang 1QUY TRÌNH KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, BÁO CÁO
& GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG
01
02
Ban hành lần đầu
Ban hành lần 2 (Nếu có)
……/……/………
……/……/………
………
………
Người biên soạn
Ký & Tên Chức vụ Ngày
Người kiểm tra
Ký & Tên Chức vụ Ngày
HSE Manager
Người phê duyệt
Ký & Tên Chức vụ Ngày
Director
Trang 2CÔNG TY……… 2
QUY TRÌNH KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, BÁO CÁO
& GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG
1.0 Mục đích
- Xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của các bộ phận chuyên trách trong việc giải quyết chế độ tai nạn lao động kịp thời, chính xác
- Giúp người lao động hiểu rõ về quyền lợi, chế độ khi có tai nạn lao động
- Hướng dẫn thực hiện việc thông báo, điều tra và báo cáo cho cấp trên cũng như cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn lao động xảy ra
- Điều tra nguyên nhân, đưa ra hành động khắc phục để ngăn ngừa sự tái diễn tai nạn lao động tại nơi làm việc
2.0 Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho toàn bộ nhân viên của Công ty………
3.0 Định nghĩa & các từ viết tắt
3.1 Tai nạn lao động (TNLĐ)
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:
- Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
3.2 Tai nạn được coi là tai nạn lao động: khi xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:
- Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;
- Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người
sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập, nghiên cứu thực tế)
3.3 Phân loại Tai nạn lao động
Tai nạn lao động được phân làm 03 cấp độ như sau:
- Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết trong các trường hợp sau:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
Trang 3CÔNG TY……… 3
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích
- Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được
quy định tại Phục lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Tai nạn lao động nhẹ là tai nạn mà người bị nạn không thuộc một trong 02 loại tai nạn trên, vết
thương nhẹ có thể sơ cứu tại chỗ hoặc chuyển lên tuyến trên điều trị nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng lao động Tai nạn nhẹ được phân loại thành 02 cấp độ để thực hiện công việc điều tra:
Cấp độ 1: TNLĐ nhẹ nếu chỉ bị trầy xước, đứt tay, chân mà chỉ cần dùng băng, gạc tại tủ Sơ cấp
cứu để xử lý vết thương ngay tại chỗ và NLĐ có thể quay trở lại làm việc ngay lập tức thì không cần lập Biên bản điều tra
Cấp độ 2: TNLĐ nhẹ nhưng NLĐ phải ngừng việc để điều trị hoặc cần có thời gian nghỉ ngơi thì
vẫn lập Biên bản điều tra
3.4 Khai báo tai nạn lao động
Khi có TNLĐ làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên thì Người sử dụng lao động (Phòng HR) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và Công an huyện
3.5 Một số từ viết tắt:
- TNLĐ : Tai nạn lao động
- NLĐ : Người lao động
- SCC : Sơ cấp cứu
- BHXH : Bảo hiểm xã hội
4.0 Tham khảo
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 ( hiệu lực từ 01/07/2016)
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP (hiệu lực 01/07/2016) hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định 37/2016/NĐ-CP (hiệu lực 01/07/2016) hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
- Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp
và chi phí y tế của NSDLĐ đối với người lao động bị tai nạn lao động
- Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/07/2016 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Trang 4CÔNG TY……… 4
- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2016 về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
5.0 Vai trò & trách nhiệm
Người sử dụng
lao động/
Trưởng đoàn
điều tra TNLĐ
- Chịu trách nhiệm về tai nạn lao động đối với CNV trong nhà máy, đảm bảo đẩy đủ quyền lợi cho NLĐ bị TNLĐ (tiền lương, chi phí y tế, bồi thường, trợ cấp)
- Hỗ trợ và cho ý kiến cho các cấp quản lý trong việc thực thi trách nhiệm an toàn của
họ
- Xem xét những phát hiện khi điều tra và quyết định thời hạn chốt và đóng sự việc
- Phân công ban đầu cho đội điều tra tai nạn/sự cố
- Trưởng đoàn điều tra duyệt những thay đổi về hệ thống và chương trình an toàn để lãnh đạo xem xét
Phòng HSE/Y tế
& Thành viên
đoàn điều tra
TNLĐ
- Tiến hành xử lý sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn
- Ghi nhận tình trạng thương tích của người
bị nạn
- Đưa người bị nạn ra cơ sở y tế bên ngoài trong trường hợp cần thiết
- Tham gia điều tra, phân tích nguyên nhân
& đề xuất biện pháp khắc phục TNLĐ
- Sử dụng những thông tin và dữ liệu về phân tích tai nạn/sự cố để cùng Ban giám đốc thiết lập mục tiêu an toàn
- Quản lý và phân tích những dữ liệu, thông tin về tai nạn/sự cố/cận sự cố và khuynh hướng của nó để báo cáo cho cuộc họp xem xét của lãnh đạo
- Xác định và phân loại ban đầu cho tai nạn
- Yêu cầu thông tin, ghi chép và làm việc với những người liên quan trong quá trình điều tra
- Sử dụng nguồn lực và phương tiện ứng cứu tai nạn
- Tư vấn, góp ý, chỉ ra các cơ hội cải tiến cho Trưởng đoàn điều tra/các BP dựa trên những kết quả điều tra
Các cấp quản lý
(quản đốc, tổ
trưởng)
- Báo cáo những thương tật/ tai nạn/sự cố/cận sự cố và những thông tin liên quan
về an toàn theo tiêu chuẩn và quy trình của công ty
- Thực hiện những hành động liên quan đã được chỉ định theo đúng quy trình và vai trò của mình
- Đề xuất những mối quan tâm
về an toàn lao động & đề xuất
ý kiến cải tiến/khắc phục TNLĐ
Phòng Nhân Sự - Điều động phương tiện hỗ trợ người bị nạn - Yêu cầu thông tin và làm việc
Trang 5CÔNG TY……… 5
đi cấp cứu
- Liên lạc, khai báo với cơ quan hữu quan (BHXH, thanh tra SLĐ) khi có TNLĐ làm chết người hoặc từ 2 người bị TN nặng
- Hoàn thành biên bản điều tra TNLĐ & công
bố kết quả điều tra TNLĐ
- Thực hiện đầy đủ thủ tục để đảm bảo chế độ cho NLĐ bị TNLĐ: chi trả chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu, tiền lương đến khi điều trị xong
- Thực hiện thủ tục cho người lao động đi giám định thương tật → bồi thường - trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ hoặc tai nạn được coi lại TNLĐ
với những người liên quan trong Đoàn điều tra TNLĐ
- Tham gia điều tra TNLĐ
- Quyết định biện pháp xử lý liên quan đối với với các cá nhân vi phạm nội quy lao động dẫn đến TNLĐ
Người bị TNLĐ
/Các công nhân
viên
- Xác định/ báo cáo những nguy cơ, thương tật, tai nạn
- Tuân thủ những chỉ dẫn hợp lý trong những tình huống thông thường và khẩn cấp
- Bổ sung đầy đủ hồ sơ do cơ quan BHXH yêu cầu
- Hành động có trách nhiệm vì an toàn của bản thân và người khác
- Tham gia các hoạt động cải thiện, đánh giá tham vấn về an toàn, sức khỏe do công ty tổ chức
- Tất cả mọi người có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác
- Báo cáo những nguy cơ, thương tật và những tai nạn
- Đề xuất những mối quan tâm
về an toàn, môi trường
- Thực hiện những hành động liên quan đã được chỉ định theo đúng quy trình và vai trò của mình
Trang 6CÔNG TY……… 6
6.0 Tổng quát về quy trình khai báo, điều tra, báo cáo, giải quyết chế độ TNLĐ
Không đạt
Tai nạn lao đo ̣ng
Quan sát - Thu tha ̣p thông tin
- La ̣p tức báo cho người giám sát/quản lý
- Sơ cáp cứu người bị nạn
- Bảo vê ̣ hiê ̣n trường
- Xem xết ứng phó khản cáp (tùy tai nạn)
Tai nạn nhệ cáp đo ̣ 1
(không càn điều tra) & tai nạn na ̣ng (1 người) Tai nạn nhệ cáp đo ̣ 2
Thành la ̣p đoàn điều tra
TNLĐ
Xây dựng hành đo ̣ng khác phục, báo cáo điều tra
Tai nạn chết người & từ 2 người bị TN na ̣ng Khai báo tai nạn lao đo ̣ng
Hõ trợ và thực hiê ̣n yêu càu của Đoàn điều tra cáp
Tỉnh
Xem xết thông tin liên quan Giải quyết chế đo ̣ TNLĐ
Thóng kê, báo cáo định kỳ
Xem xết lãnh đạo
Ghi chếp vào sỏ theo
dõi TNLĐ
Tỏng hợp các tai nạn
hàng tháng Phân tích nguyên nhân
Người bị nạn hoặc người phát hiện/chứng kiến
Theo dõi khác phục
Trang 7CÔNG TY……… 7
7.0 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH
- Thu thập thông tin: Chuyện gì xảy ra? Khi nào? Ở đâu? Có ai bị thương?
- Người bị nạn phải báo cáo ngay về tai nạn/sự cố cho người chịu trách nhiệm tại khu vực tùy theo mức độ sự việc
- Nếu người bị tai nạn không thể báo cáo ngay lập tức, do người bị nạn được đưa vô bệnh viện/về nhà/ bị ngất đi thì người chứng kiến/người phát hiện sẽ báo cho người chịu trách nhiệm & không được đặt mình vào tình huống nguy hiểm TNLĐ cần được thông báo đến:
+ Tổ trưởng/trưởng nhóm/quản đốc
+ Phòng Y tế
+ Phòng HSE
+ Ban giám đốc (đối với những tai nạn nghiêm trọng)
- Nhân viên sơ cấp cứu/Y tế nhanh chóng sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn
- Các quản lý/Đội ứng phó khẩn cấp xem xét để thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp (cháy,
nổ, sự cố máy móc, tràn đổ hóa chất…) theo đúng các quy trình xử lý tình huống khẩn
- Quan sát nhằm phòng tránh những rủi ro tiềm tàng do tai nạn gây ra Cân nhắc việc giữ nguyên hiện trường và thu thập thông tin nhằm phục vụ việc điều tra
- Tai nạn lao động nhẹ cấp độ 1 (Phòng HR không cần khai báo đến cơ quan chức năng)
- Tai nạn lao động nặng (1 người) hoặc nhẹ cấp độ 2 (Phòng HR không cần khai báo đến cơ quan chức năng)
- Tai nạn lao động nặng (từ 2 người trở lên) hoặc chết người → Phòng HR lập tức khai báo đến Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh, Công an huyện,
Bước 1: Nhận diện, thông báo, ứng phó tai nạn → Nhằm xác định rủi ro hoặc tai nạn và
ngăn ngừa thương tật/ tổn thất
Bước 2: Phân loại & khai báo tai nạn → Nhàm đảm bảo quyền hạn điều tra, xử lý TNLĐ thêo đúng quy định của lua ̣t
Bước 3: Điều tra tai nạn, xác định HĐKP → nhằm mục đích tìm kiếm xêm biện pháp kiểm
soát rủi ro nào đã bị thiếu hoặc không được thực hiện tốt nhằm xác định được nguyên nhân gốc rễ của sự việc và đưa ra biện pháp khắc phục và biện pháp phòng ngừa
Trang 8CÔNG TY……… 8
❖ Trường hợp 1: TNLĐ nhẹ hoặc 1 TNLĐ nặng
a Tiến hành điều tra
Khi nhận được thông tin về tai nạn xảy ra, tiến hành thành lập đoàn điều tra TNLĐ
Đoàn điều tra tai nạn lao động bao gồm:
- Trưởng đoàn điều tra: NSDLĐ hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản;
- Thành viên Bộ phận HSE;
- Người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
- Cán bộ y tế cơ sở;
- Ðại diện Ban chấp hành công đoàn Công ty;
- Một số thành viên liên quan khác như cán bộ kỹ thuật, sản xuất, nhân sự … (nếu cần thiết) Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tai nạn/sự cố để xác định thành viên tham gia điều tra cho từng tai nạn lao động
• Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động (được tính từ thời điểm xảy ra tai nạn đến khi công bố
biên bản điều tra tai nạn lao động):
- Không quá 02 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nhẹ;
- Không quá 05 ngày làm việc đối với tai nạn lao động nặng;
• Thu thập chứng cứ:
Việc thu thập chứng cứ có thể được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
- Phỏng vấn các cá nhân có liên quan để lấy thông tin về vụ tai nạn Nội dung cuộc phỏng vấn
được ghi lại biên bản
- Chụp hình làm bằng chứng hoặc quay phim
b Phân tích nguyên nhân gốc
Dựa trên các thông tin, chứng cứ thu thập được, Đoàn điều tra TNLĐ tiến hành xử lý, phân tích
để xác định:
- Diễn biến của vụ tai nạn lao động;
- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động (trong đó, phải ghi rõ tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hoặc do lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động);
Trang 9CÔNG TY……… 9
- Kết luận về vụ tai nạn lao động (trong đó, phải ghi rõ vụ tai nạn đó là tai nạn lao động hay là trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động hoặc không phải là tai nạn lao động);
- Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động;
c Hành động khắc phục, phòng ngừa
Từ nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc xảy ra tai nạn, Việc đánh giá rủi ro lại phải được thực hiện và biện pháp kiểm soát rủi ro mới phải được thực hiện thông qua việc xác định các hành động khắc phục và phòng ngừa Những hành động này phải được bàn thảo, đồng thuận, thông qua và thông tin tới những bên liên quan
Trong trường hợp cần thiết, Phòng HSE và trưởng các bộ phận có liên quan sẽ thiết lập quy trình, lắp đặt thêm thiết bị, lên kế hoạch bảo dưỡng thiết bị, hoặc tổ chức đào tạo để phòng ngừa tai nạn tương tự xảy ra
Việc thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa cần được theo dõi và đánh giá mức độ thực hiện, cũng như mức độ hiệu quả của hành động khắc phục, phòng ngừa đã đề ra ở Bước 4
d Lập biên bản & công bố kết quả điều tra TNLĐ
Đoàn điều tra TNLĐ chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan - cần thiết đến vụ tai nạn
cho HR để lập “Biên bản điều tra tai nạn lao động” tổ chức Họp công bố biên bản điều tra TNLĐ
❖ Trường hợp 2: TNLĐ chết người hoặc có 2 người bị TNLĐ nặng trở lên
- Bộ phận An toàn chỉ đạo đội bảo vệ giữ nguyên, bảo vệ hiện trường, đồng thời lập biên bản sự việc, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể)
- Đoàn điều tra TNLĐ của Công ty và đại diện Công ty cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn
- Phối hợp với Cơ quan bên ngoài để tiến hành điều tra, họp công bố biên bản điều tra TNLĐ
- Việc thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa, và làm báo cáo cũng được thực hiện như đối với các TNLĐ thuộc Trường hợp 1
❖ Trường hợp 3: Tai nạn giao thông được coi là TNLĐ
Dựa trên Biên bản hiện trường và kết luận của Công an giao thông cấp Quận/Huyện để làm căn cứ điều tra
Bước 4: Theo dõi khắc phục & Giải quyết chế độ TNLĐ→ Nhằm giải quyết nguyên nhân gốc
rễ và ngăn ngừa sự việc tái diễn, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ
Trang 10CÔNG TY……… 10
❖ Các BP liên quan thực hiện các kế hoạch khắc phục và ngăn ngừa đã được thông qua Tới thời hạn phải hoàn thành các biện pháp khắc phục và phòng ngừa, đội điều tra và những bên liên quan phải xem xét đánh giá tình hình và tính hiệu lực của hành động:
+ Nếu không đạt, đội điều tra phải quay lại Bước 3
+ Nếu đạt thì đóng báo cáo TNLĐ
Phòng HSE chịu trách nhiệm trong việc theo dõi HĐKP
❖ Tai nạn/sự cố/cận sự cố phải được thông tin cho những bên liên quan nhằm đưa ra bài học kinh nghiệm và ngăn ngừa sự tái diễn
❖ Phòng Nhân sự tiếp tục theo dõi và tuân thủ các yêu cầu luật định về đảm bảo quyền lợi chi NLĐ bị TNLĐ (ví dụ như chi trả bồi thường, trả lương ngày nghỉ, giám định thương tật, trợ cấp thương tật, chi trả bảo hiểm v.v )
➢ TNLĐ nhẹ & TNLĐ nặng
+ Dựa trên chứng từ của NLĐ - làm đề nghị thanh toán 100% chi phí y tế phát sinh
+ Theo dõi chấm công – trả 100% lương trong thời gian điều trị
+ Khi NLĐ điều trị ổn định- có xác nhận của bác sĩ hướng dẫn NLĐ đi giám định thương tật theo
+ Dựa trên Kết quả Giám định Y Khoa- bồi thường cho NLĐ theo quy định tại thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH
➢ TNLĐ làm chết người
+ HR dựa trên Biên Bản Điều tra TNLĐ để lập hồ sơ bồi thường/Trợ cấp cho thân nhân NLĐ theo hướng dẫn tại thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH
+ Lập hồ sơ gửi BHXH để giải quyết chế độ tử tuất (trợ cấp mai táng & Trợ cấp một lần/hàng tháng) cho thân nhân NLĐ
- Trong vòng 02 ngày kể từ ngày công bố BB Điều tra TNLĐ, Phòng An toàn ghi chép đầy đủ thông
tin của vụ TN vào Sổ theo dõi TNLĐ (Tham khảo Mẫu 07-TNLĐ)
- Lập báo cáo tổng hợp tình hình TNLĐ (06 tháng & 01 năm) gửi sở LĐ – TBXH ,Định kỳ hàng năm, Ban lãnh đạo sẽ có cuộc họp xem xét:
+ Tất cả các tai nạn đã xảy ra đều phải được thống kê, phân loại và phân tích
+ Tất cả những góp ý, thông tin từ đánh giá/báo cáo của bên ngoài/ khách hàng/cơ quan chức năng/khách thăm có thể là điểm để cuộc họp ban giám đốc xem xét
+ Ban lãnh đạo sẽ phải xem xét để cân nhắc tới các biện pháp cải tiến liên tục dựa trên quan điểm quản lý rủi ro
+ Biên bản họp xem xét sẽ được lưu giữ và xem như hồ sơ để kết thúc/đóng lại tai nạn/sự cố
Bước 5: Thống kê, Báo cáo, Xem xét lãnh đạo → Rút kinh nghiê ̣m - Cân nhắc tới các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tai nạn