1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI BẢO TRÌ HỆ THỐNG PHANH

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo trì hệ thống phanh
Tác giả Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Văn Dũng, Lê Huy Khương
Người hướng dẫn TS. Trần Thái Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,52 MB

Cấu trúc

  • A. Giới thiệu (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 3. Phạm vi và ý nghĩa của đề tài (5)
  • B. Nội dung (6)
    • 1. Hệ thống phanh và chức năng (6)
    • 2. Các vấn đề phổ biến và nguyên nhân hỏng hóc của hệ thống phanh (12)
    • 3. Phương pháp kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh (14)
    • 4. Công nghệ mới trong bảo trì hệ thống phanh (18)
    • 5. Kết luận và Hướng phát triển (28)
  • C. Tài liệu tham khảo (0)

Nội dung

Giới thiệu

Lý do chọn đề tài

Hệ thống phanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn khi lái xe Việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống phanh đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả, giúp ngăn chặn tai nạn giao thông do hỏng hóc phanh Việc hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các vấn đề phổ biến của hệ thống phanh đòi hỏi kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện tử và kỹ thuật ô tô Nắm vững kiến thức này không chỉ giúp học viên trở thành những kỹ sư bảo trì và bảo dưỡng có năng lực mà còn đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc Kiến thức về bảo trì hệ thống phanh không chỉ hữu ích cho sinh viên trong quá trình học tập mà còn cần thiết cho việc thực hành sau này Công việc bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh là một phần quan trọng của nghề nghiệp kỹ thuật ô tô và cung cấp cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp ô tô Tiềm năng phát triển các công nghệ mới trong bảo trì hệ thống phanh, như phanh điện tử hay phanh tự động khẩn cấp, cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.

Mục tiêu nghiên cứu

 Hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích các thành phần của hệ thống phanh, từ phanh đĩa đến phanh tang trống, và hiểu rõ cách mà chúng hoạt động cùng nhau để đảm bảo hiệu suất phanh.

 Phân tích các vấn đề phổ biến và nguyên nhân hỏng hóc của hệ thống phanh: Nghiên cứu sẽ đi sâu vào các vấn đề thường gặp như mài mòn, rò rỉ dầu phanh, hoặc giảm hiệu suất phanh và xác định nguyên nhân gây ra chúng

 Phát triển kỹ năng kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc thực hiện các phương pháp kiểm tra hiệu suất phanh, đồng thời nắm vững các kỹ thuật bảo trì và sửa chữa để khắc phục các vấn đề phát sinh.

 Áp dụng công nghệ mới vào bảo trì hệ thống phanh: Nghiên cứu sẽ đánh giá và áp dụng các công nghệ mới như phanh điện tử, hệ thống kiểm soát chống bó cứng (ABS) và phanh tự động khẩn cấp (EBA) vào quá trình bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh.

 Nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực bảo trì và bảo dưỡng ô tô: Nghiên cứu sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng áp dụng kiến thức học được vào thực tế, từ việc kiểm tra và đánh giá đến việc thực hiện bảo trì và sửa chữa hệ thống phanh trên ô tô.

Phạm vi và ý nghĩa của đề tài

 Nghiên cứu về các thành phần cấu tạo của hệ thống phanh trên ô tô, bao gồm phanh đĩa, phanh tang trống, bơm phanh, xi lanh phanh và các linh kiện khác.

 Phân tích các vấn đề phổ biến mà hệ thống phanh thường gặp phải như mài mòn, rò rỉ dầu phanh, hoặc giảm hiệu suất phanh.

 Nghiên cứu các phương pháp kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.

 Đánh giá và áp dụng các công nghệ mới trong bảo trì hệ thống phanh như phanh điện tử, ABS và EBA. b Ý nghĩa:

 Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên về lĩnh vực bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp ô tô.

 Đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh trên các phương tiện giao thông, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tai nạn giao thông.

 Phát triển khả năng thực hành và giải quyết vấn đề của sinh viên thông qua việc thực hiện các thí nghiệm kiểm tra và bảo trì trên hệ thống phanh.

 Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

Nội dung

Hệ thống phanh và chức năng

Hệ thống phanh trên ô tô a Hệ thống phanh là gì?

Phanh là thiết bị cơ học có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát Theo đó, hệ thống phanh khi hoạt động sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo chủ ý của lái xe Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của xe hơi, phanh chỉ là những khúc gỗ được gắn vào vành bánh xe ngựa Người lái gạt đòn bẩy, khối gỗ sẽ hạn chế tốc độ quay của bánh xe

Sau đó, để giảm sự nặng nề, hệ thống phanh gỗ được thay thế bằng thép và da Tuy nhiên, chúng vẫn không mang lại hiệu quả phanh như mong muốn và gây ra tiếng ồn khó chịu Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất xe hơi những yêu cầu cần phải cải tiến hệ thống phanh đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cao và mang lại sự thoải mái cho lái xe Đến nay, các dòng ô tô hiện đại được trang bị hệ thống phanh đĩa thủy lực giúp tăng cường việc đảm bảo an toàn cho sử dụng b Yêu cầu của hệ thống phanh:

Yêu cầu của hệ thống phanh ô tô được xác định dựa trên những cơ sở do các cơ quan, tổ chức uy tín như quy định N0-13 ESK 00H (Hội đồng kinh tế Châu u, tiêu chuẩn F18-

1969 (Thụy Điển), tiêu chuẩn FM VSS-121 (Mỹ) và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của phương tiện giao thông Theo đó, hệ thống phanh ô tô đạt chuẩn cần đáp ứng những tiêu chí như sau:

 Quãng đường phanh ngắn nhất trong điều kiện phanh đột ngột.

 Thời gian phanh nhỏ nhất thích ứng các tình huống bất ngờ.

 Gia tốc phanh chậm dần càng lớn mang lại hiệu quả phanh càng cao.

 Phanh êm dịu, đảm bảo tính ổn định trong mọi trường hợp.

 Điều khiển nhẹ nhàng, người lái không tốn nhiều sức khi sử dụng.

 Phân bố mô men đều trên các bánh xe phù hợp với tải trọng lực bám.

 Không bị hiện tượng bó phanh.

 Thoát nhiệt tốt, nâng cao tuổi thọ của linh kiện trong hệ thống phanh.

 Kết cấu gọn nhẹ, dễ chẩn đoán hư hỏng trong mọi điều kiện. c Cấu tạo của hệ thống phanh:

Chi tiết hệ thống phanh trên ô tô

Bàn đạp phanh được thiết kế nằm ở vị trí giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp có chức năng kích hoạt phanh Khi người lái đạp phanh, các piston trong xi lanh chính chuyển động tạo áp suất dầu, kích hoạt má phanh và đĩa phanh, ép bánh xe vào tang trống Bàn đạp phanh có thể bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, rò rỉ dầu dẫn tới tình trạng lái xe bị hụt phanh hoặc đạp sâu nhưng phanh không ăn

Dây dầu phanh ô tô có tác dụng dẫn dầu phanh từ bình chứa xi lanh đến bánh xe Được gia cố từ chất liệu thép cứng cáp, dây dầu không giãn nở, chịu được nhiệt độ cao trong điều kiện lực phanh lớn

Trong cấu tạo của hệ thống phanh ô tô, má phanh chính là linh hồn Đây là tấm đệm được thiết kế đặc biệt bằng chất liệu thép, có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh để tạo ma sát, giảm tốc độ quay của bánh xe Do phải chịu lực ma sát liên tục nên má phanh cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để gia tăng tuổi thọ Lái xe khi thực hiện thao tác phanh thấy có những hiện tượng như: tiếng kêu lạ, xe bị lệch, vô lăng bị rung, phanh không ăn, đèn cảnh báo má phanh bật sáng cho thấy dấu hiệu đã đến lúc cần thay thế má phanh mới để đảm bảo di chuyển an toàn

Do có lực phanh mạnh nên phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước ô tô Phanh đĩa gồm má phanh và đĩa phanh Khi người lái nhấn phanh, má phanh ép vào đĩa phanh tạo lực ma sát để chuyển động năng thành nhiệt năng, làm chậm tốc độ của xe cho đến khi xe dừng hẳn Phanh đĩa có thiết kế gọn nhẹ, khả năng thoát nước tốt,có khả năng tự điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh khi bị mòn, mang đến tính ổn định khi phanh.

Tuy nhiên, phanh đĩa dễ bị hoen gỉ, tạo tiếng ồn do thiết kế hở Hệ thống đĩa phanh dễ bị bào mòn do lực ma sát lớn Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt, sửa chữa của phanh đĩa khá cao. Chuyên gia ô tô khuyến cáo để tăng tính ổn định và tuổi thọ của phanh đĩa, lái xe nên vệ sinh định kỳ, đúng kỹ thuật.

Phanh tang trống nằm ở phía sau xe với cấu tạo chính gồm guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác Khi lái xe nhấn phanh, xi lanh sẽ ép guốc phanh vào trống phanh tạo nên áp lực giảm tốc độ xe Ưu điểm lớn nhất của phanh tang trống là giá thành rẻ, bảo dưỡng dễ dàng Phanh tang trống có khả năng cường hóa, phù hợp với ô tô có trọng tải lớn, vận hành trên địa hình phức tạp

Với thiết kế bao kín, phanh tang trống không chịu tác động khắc nghiệt của môi trường xung quanh và khả năng tản nhiệt kém Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, sự giãn nở nhiệt khiến guốc phanh, má phanh bị bào mòn, có thể dẫn đến mất phanh đột ngột. Để khắc phục tình trạng này, lái xe nên tạm dừng di chuyển, chỉ tiếp tục hành trình khi hệ thống phanh trống đã nguội bớt Kinh nghiệm của lái xe lâu năm cho biết, với xe trang bị tang trống, khi đổ đèo chỉ dùng cấp số thấp theo phương châm “lên số nào, xuống số đó” để phát huy tính năng của phanh d Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh

 Khi thực hiện việc phanh xe

Khi cần giảm tốc độ hoặc muốn dừng xe lại Người lái sẽ tác động lực phanh lên bàn đạp phanh Sau đó thông qua tác động lên piston Nó sẽ di chuyển trong xylanh phanh chính, tiếp đến là đẩy đầu vào các hệ thống đường ống dẫn và di chuyển đến các xylanh ở bánh xe.

Dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston Xylanh phanh của các bánh xe sẽ đẩy đầu phanh để thực hiện việc giảm tốc.

Khi người lái nhả phanh Do có lò xo hồi vị tại các bánh xe, sẽ đẩy xylanh về vị trí như lúc đầu Lúc này phanh sẽ được nhả ra là không còn lực hãm nữa. e Vai trò và tầm quan trọng của hệ thống phanh trên xe ô tô:

Hệ thống phanh trên ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể phủ nhận về tầm quan trọng và các vai trò chính sau:

 An toàn cho hành khách và người tham gia giao thông: Vai trò quan trọng nhất của hệ thống phanh là đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường Khi có tình huống cần phải dừng xe đột ngột hoặc giảm tốc độ, hệ thống phanh cung cấp khả năng kiểm soát và dừng xe một cách an toàn và hiệu quả.

Các vấn đề phổ biến và nguyên nhân hỏng hóc của hệ thống phanh

Nguyên lý hoạt động của phanh ô tô là tạo lực ma sát lớn giúp làm giảm hoặc dừng hẳn tốc độ xe Lái xe phải dùng nhiều sức hơn khi đạp phanh nhưng lực phản hồi nặng hơn bình thường, hiệu suất phanh không cao, đó là lỗi phanh bị nặng.

Nguyên nhân khiến phanh ô tô bị nặng:

 Các mối nối trên phanh bị lỏng.

 Đường ống chân không bị tắc nghẽn hoặc hở.

 Van hoặc gioăng bọc màng chân không bị vỡ, hỏng.

 Van điều khiển hệ thống bơm dầu bị lỗi.

 Tắc đường ống xả khí.

 Phanh ô tô bị bó, phanh không nhả hoặc nhả chậm.

Mức độ xấu nhất của hiện tượng phanh ô tô bị nặng là phanh đạp hết cỡ nhưng hiệu suất lại không cao, xe có thể bị mất phanh gây nguy hiểm cho lái xe và những phương tiện cùng lưu thông trên đường. b Lực phanh yếu

Sau một thời gian sử dụng, phanh chịu tác động của nhiệt độ, lực ma sát dẫn tới bị mài mòn, hư hỏng khiến lực phanh yếu, hoạt động kém hiệu quả Nguyên nhân của điều này là do:

 Má phanh bị mòn hoặc dính dầu, nước trong quá trình hoạt động.

 Dầu phanh không được cung cấp đầy đủ.

 Hệ thống phanh xuất hiện khí lạ

 Xi lanh chính của phanh bị hiện tượng bó cứng.

 Các đường chân không bị hỏng. Để hạn chế tình trạng lực phanh yếu, lái xe lưu ý không phanh gấp, phanh giật cục hay rà phanh trên đường dốc Việc thường xuyên trở quá trọng tải cho phép cũng sẽ khiến lực phanh yếu dần đi. c Phanh bị kêu

Phanh phát ra âm thanh lạ như ken két hay tiếng rít là hiện tượng lái xe thường xuyên gặp phải Nguyên nhân của điều này là do:

 Má phanh bị lỏng, hao mòn.

 Mâm phanh bị lỏng các đầu nối.

 Phanh bị đọng nước sau khi đi trời mưa hoặc rửa xe. Để khắc phục hiện tượng phanh bị kêu, lái xe cần vệ sinh lại hệ thống phanh, siết chặt hoặc thay mới má phanh nếu có dấu hiệu hư hỏng. d Bàn đạp phanh thấp, bị rung giật

Lái xe khi đạp phanh thấy hiện tượng bàn đạp bị rung, giật cũng là dấu hiệu hư hỏng phanh ô tô Nguyên nhân được xác định là do:

 Dầu phanh đang trong tình trạng thiếu, nhiên liệu không được cung cấp đầy đủ và liên tục.

 Trống phanh, đĩa phanh bị biến dạng như vênh hoặc bị bào mòn.

 Lò xo hoạt động không hiệu quả do nhão hoặc gãy.

 Van không khí chân không bị vênh.

 Thanh đẩy mất kiểm soát.

 Khe hở giữa thanh đẩy và xi lanh điều chỉnh lớn. Đối với hiện tượng này, nhiều lái xe dùng máy tiện để giúp bề mặt đĩa phanh bằng phẳng hơn Tuy nhiên, các kỹ sư ô tô cảnh báo không nên lạm dụng biện pháp này do càng vào sâu bên trong, lớp kim loại của đĩa phanh hoặc trống phanh càng nhanh bị bào mòn khiến bàn đạp phanh càng rung giật mạnh hơn khi vận hành. e Phanh bị bó cứng, mất phanh

Mất phanh là hiện tượng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, thậm chí là tử vong Hiện tượng này xuất phát từ những vấn đề sau:

 Dầu phanh mất áp suất.

 Van điều khiển trục trặc.

 Ống dẫn dầu bị hở khiến không khí lọt vào

 Xi lanh chính, phanh ABS bị lỗi.

 Thanh đẩy không kiểm soát được.

Khi nhận thức được phanh bị bó cứng, mất phanh, lái xe cần bình tĩnh, không tắt máy, từ từ nhả chân ga tùy trường hợp Trong trường hợp này, lái xe không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để giảm vận tốc, cần quan sát diễn biến trên đường đi để hạn chế va chạm Lái xe bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha hoặc sử dụng còi liên tục nhằm thu hút sự chú ý để chủ phương tiện khác lưu ý và nhường đường.

Phương pháp kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh

a Phương pháp kiểm tra phanh:

 Quan sát khi lái xe

Trong khi đang lái xe, nếu nhận thấy hệ thống phanh ô tô của mình có những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa xe đến trung tâm uy tín để được bảo dưỡng phanh ô tô kịp thời: o Đèn phanh luôn sáng: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cảm biến ABS bị bẩn, cảm biến bánh xe bị hỏng, bộ điều khiển ABS ngừng hoạt động hoặc dầu phanh tụt xuống mức “cảnh báo” năng động o Khi phanh một bên xe bị lăn: Nguyên nhân có thể do lực phanh giữa các bánh không đều o Phanh không hoạt động: Nguyên nhân gây ra dấu hiệu này có thể là do dầu lọt vào dây dẫn, má phanh quá cứng hoặc quá mềm, má phanh mòn không đều, cơ cấu phanh không hoạt động… o Phanh bị kẹt: Nguyên nhân của tình trạng này là do phanh phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, piston phanh bị kẹt, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, hệ thống phanh của xe lâu ngày không được bảo dưỡng thời gian dài hoặc nguyên nhân cũng có thể do sử dụng sai loại chất bôi trơn trong thời gian dài. o Có tiếng ồn bất thường khi phanh: Nguyên nhân chủ yếu là do má phanh bị mòn dẫn đến phát ra tiếng kêu rè rè mỗi khi đạp phanh hoặc khi thay má phanh mới, má phanh không êm, không đĩa o Khi phanh xe xảy ra hiện tượng vẫy bàn đạp: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do đĩa phanh mòn không đều hoặc đĩa phanh bị đảo Khi bạn đạp phanh, má phanh sẽ ép vào rôto phanh, khiến bàn đạp phanh rung lên. o Bàn đạp bị ép sát sàn: Hiện tượng này có thể do dầu phanh bị giảm do vào nước hoặc bị rò rỉ nên không tạo đủ áp suất o Khi không phanh, xe vẫn phát ra những tiếng động bất thường trong hệ thống phanh: do má phanh bị mòn quá mức, má phanh và điều chỉnh khe hở tang trống không đúng, bị bó.

 Quan sát khi không lái xe o Khi chưa nổ máy, đạp phanh không thấy cứng bàn đạp phanh: nguyên nhân của tình trạng này là do phanh bị e, hệ thống phanh đã gặp vấn đề vì thế bạn cần kiểm tra ngay nhằm kịp thời xử lý vấn đề mà xe đang gặp phải. o Má phanh mòn không đều: nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do kẹt ắc phanh, đĩa phanh mòn không đều hoặc kẹt piston phanh. o Đường ống dầu phanh bị nứt, rạn: Nếu xe có hiện tượng này bạn nên mang xe tới những trung tâm uy tín để được kiểm tra và thay thế kịp thời khắc phục những vấn đề, đảm bảo an toàn khi vận hành xe. o Kiểm tra dầu phanh: Nếu dầu phanh có lẫn cặn bẩn có thể khiến cho phanh hoạt động không ổn định tiềm ẩn những nguy hiểm có thể gặp phải khi tham gia giao thông. Nếu mực dầu xuống thấp cần bổ sung, nhưng nếu mực dầu thường xuyên xuống thấp rất có thể hệ thống ống dẫn dầu phanh bị nứt rạn. o Ngoài ra, chủ xe cũng cần thực hiện bảo dưỡng phanh tại mốc bảo dưỡng cấp 20.000km cho xe. b Bảo trì hệ thống phanh

 Lợi ích của việc bảo trì phanh o Đảm bảo hệ thống phanh xe hoạt động tốt, giúp lái xe an toàn. o Phát hiện ra những hao mòn, hư hỏng trên hệ thống phanh như má phanh mòn không đều, má phanh bị cháy, trơ lì, kẹt / dính phanh, rò rỉ dầu phanh, dầu phanh nhiễm nước,… để có biện pháp khắc phục và thay thế kịp thời.

 Phụ tùng cần thiết cho việc bảo trì phanh Để bảo trì hệ thống phanh của xe, bạn cần một số phụ tùng và công cụ cơ bản Dưới đây là một số phụ tùng phổ biến cần thiết: o Bơm phanh (Master Cylinder): Bơm này tạo áp lực để làm hoạt động các bộ phận khác của hệ thống phanh. o Xi lanh phanh (Wheel Cylinders hoặc Calipers): Xi lanh này điều khiển hành động của bánh xe khi bạn nhấn phanh. o Bơm phanh chính (Brake Booster): Cung cấp sức mạnh cho hành động nhấn phanh. o Đinh ốc và Bulông: Để tháo lắp các bộ phận của hệ thống phanh. o Đĩa phanh hoặc Bố thắng: Dùng để tạo ma sát khi phanh xe. o Bánh xe và Lốp xe: Đôi khi, việc bảo dưỡng hệ thống phanh cũng bao gồm kiểm tra và thay thế lốp xe. o Dây phanh và ống phanh: Dây và ống này truyền lực đến các bánh xe khi bạn nhấn phanh. o Bạc đạn và Trục Lăn: Đôi khi cần phải kiểm tra và thay thế các bạc đạn và trục lăn trong hệ thống phanh. o Dầu Phanh hoặc Chất Lỏng Phanh: Được sử dụng để truyền lực và làm mát các bộ phận trong hệ thống phanh. o Bộ van điều khiển (Brake Control Module): Đối với các xe hiện đại có hệ thống phanh chống bó cứng ABS, bộ van này quản lý áp lực phanh để tránh trượt bánh.

Ngoài ra, bạn cần có các công cụ cơ bản như đồ lết, chìa vặn, và dụng cụ tháo lắp để tiến hành việc bảo dưỡng hệ thống phanh Trong một số trường hợp phức tạp, việc bảo dưỡng có thể cần sự can thiệp của một người thợ chuyên nghiệp.

 Chi phí bảo dưỡng phanh oto hiện nay

Chi phí bảo dưỡng phanh ô tô dao động từ 100.000 đến 1.000.000 VNĐ mỗi lần, tùy thuộc vào dòng xe, mức độ hư hỏng và các phụ tùng cần thay thế.

Dưới đây là bảng giá tham khảo cho dịch vụ thay má phanh và láng đĩa phanh tại một số trung tâm:

Loại xe Công thay má phanh

Công bảo dưỡng phanh Công láng đĩa phanh

Phổ thông 100.000 VNĐ/bộ 200.000 VNĐ/xe 2 đĩa: 300.000 VNĐ; 4 đĩa:

Cao cấp 150.000 VNĐ/bộ 300.000 VNĐ/xe 2 đĩa: 400.000 VNĐ; 4 đĩa:

 Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh: o Kiểm tra tình trạng bào đạp phanh o Kiểm tra bầu trợ lực phanh o Kiểm tra chiều cao cần phanh đỗ, đèn báo phanh đỗ

Bước 2: Kiểm tra hệ thống dầu phanh: o Kiểm tra chảy dầu của tổng phanh o Kiểm tra dầu phanh

Bước 4: Kiểm tra tình trạng ống mềm dầu phanh trước

Bước 5: Tháo má phanh, tháo cụm piston – xi lanh phanh bánh xe

Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh

Bước 7: Kiểm tra cụm piston và đĩa phanh o Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước o Kiểm tra tình trạng đĩa phanh: sọc, mòn không đều…

Bước 8: Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước

Bước 9: Kiểm tra ống mềm dầu phanh sau

Bước 10: Tháo tang trống phanh sau

Bước 11: Kiểm tra, vệ sinh guốc phanh, tang trống o Kiểm tra tình trạng guốc phanh o Vệ sinh guốc phanh o Vệ sinh tang trống o Bôi mỡ má phanh vào các vị trí tiếp xúc của guốc phanh và mâm phanh

Bước 12: Kiểm tra piston và tang trống

Bước 13: Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau

Bước 14: Điều chỉnh phanh đỗ

Công nghệ mới trong bảo trì hệ thống phanh

a Phanh điện tử và hệ thống kiểm soát chống bó cứng (ABS)

Phanh ABS (Anti - Lock Brake System) là hệ thống chống bó cứng phanh được trang bị xe ô tô, giúp bánh xe không bị bó cứng trong những trường hợp thắng khẩn cấp, chống việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường Từ đó giúp người lái dễ dàng kiểm soát hướng lái và đảm bảo thân xe luôn ở trong tình trạng ổn định hơn

 Phanh ABS có tác dụng gì?

Phanh ABS có tính năng kiểm soát hãm cứng bánh xe trong những tình huống phanh gấp Cụ thể, hệ thống này giúp người điều khiển xe có thể vừa đánh lái để tránh các chướng ngại vật trước mặt, vừa giảm nhanh tốc độ để xe dừng lại mà không sợ mất kiểm soát Từ đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng phương tiện nếu gặp những tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.

 Cấu tạo hệ thống phanh ABS

Hệ thống phanh ABS được cấu tạo từ 4 bộ phận chính bao gồm: o Cảm biến tốc độ: Có khả năng nhận diện tốc độ của bánh xe để xác định hiện tượng bánh xe bị “bó cứng” và gửi dữ liệu đến hệ thống kiểm soát cũng như bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU). o Cảm biến giảm tốc: Có nhiệm vụ hỗ trợ hệ thống ABS theo dõi độ trượt của bánh xe, sau đó tự động thay đổi lượng dầu phanh ô tô hợp lý o Bộ chấp hành phanh ABS: Bao gồm van điện tử, tăng áp, motor điện và máy bơm dầu Đảm nhận chức năng duy trì mức áp suất dầu tốt nhất đến từng xi lanh của phanh bánh xe và chống lại hiện tượng phanh bó cứng theo lệnh từ bộ điều khiển ABS o Bộ điều khiển ABS: Trung tâm chính kiểm soát hệ thống phanh, thu nhận và xử lý các dữ liệu về vận tốc của từng bánh xe khi chuyển về từ ECU Từ đó, ra lệnh cho bộ chấp hành phanh thuỷ lực điều chỉnh cung cấp lượng dầu sao cho thích hợp nhằm tránh hiện tượng xe bị kẹt bánh

 Nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System) dựa trên việc sử dụng các cảm biến tốc độ được lắp đặt trên từng bánh xe Các cảm biến này gửi thông tin về cho Bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU), giúp ECU nắm bắt được vận tốc quay của từng bánh xe Khi người lái đạp phanh đột ngột, hệ thống ABS sẽ phát hiện ngay lập tức nếu có bánh xe nào bị “bó cứng” và kích hoạt chế độ chống trượt, giúp xe không bị trượt khỏi mặt đường

Nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Cách sử dụng phanh ABS:

Hệ thống phanh ABS sẽ tự kích hoạt

Hệ thống phanh ABS có cảm biến tốc độ ở các bánh xe Nhờ các cảm biến này mà hệ thống ABS sẽ tự kích hoạt khi người lái đạp phanh Nói cách khác đây là hệ thống tự động, người lái không cần phải điều khiển.

Kiểm tra tình trạng hoạt động phanh ABS thông qua đèn báo

Người lái có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống phanh ABS ô tô thông qua đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ sau vô lăng. Đèn báo ABS thường sẽ bật sáng khi khởi động xe và tắt khi sau khi xe chạy một lúc Nếu đèn tiếp tục báo sáng hoặc nhấp nháy liên tục thì có nghĩa xe đang bị lỗi phanh ABS Khi này hệ thống phanh xe vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thống ABS sẽ bị vô hiệu hóa Do đó, nếu gặp trường hợp nên đưa xe đến trung tâm kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hệ thống phanh ABS không có tác dụng rút ngắn quãng đường phanh

Nhiều người nghĩ rằng tác dụng phanh ABS là rút ngắn quãng đường phanh Tuy nhiên, tác dụng chính của phanh ABS là giúp xe kiểm soát được hướng lái khi phanh gấp, hạn chế hiện tượng xe bị trượt, mất kiểm soát khi phanh gấp ở tốc độ cao.

Do đó, dù xe có thắng ABS thì người lái vẫn nên thực hiện đúng quy trình phanh như bình thường Không nên ỷ lại vào thắng ABS mà phóng nhanh, vượt ẩu, phanh gấp Thắng ABS chỉ hỗ trợ phanh xe an toàn hơn, không thể hoàn toàn tránh được mọi tình huống nguy hiểm.

Xe có phanh ABS không cần nhấn/nhả phanh

Với xe không có phanh ABS, khi đạp phanh gấp để tránh xe bị hiện tượng bó phanh, người lái sẽ thường phải rà phanh hay đạp nhấp/nhả phanh nhiều lần Tuy nhiên với xe có ABS, người lái không cần phải thực hiện thao tác này, chỉ cần nhấn giữ phanh Bởi hệ thống ABS đã thay người lái tiến hành thao tác này, thậm chí phanh ABS còn giúp nhấp/nhả phanh hơn chục lần trên 1 giây.

Khi phanh ABS hoạt động người lái sẽ cảm giác xe rung rung

Vì hệ thống ABS được kích hoạt, bánh xe sẽ hoạt động theo kiểu “dừng rồi lăn bánh” liên tục Nên đôi khi xe sẽ cho cảm giác hơi rung rung Đây là hiện tượng bình thường.

 Dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh ABS đang gặp vấn đề: o Đèn cảnh báo ABS:

Nếu đèn cảnh báo ABS trên bảng điều khiển xe ô tô sáng hoặc nhấp nháy, đây có thể là một dấu hiệu rằng hệ thống ABS đang gặp vấn đề Đèn cảnh báo này thường có biểu tượng hình chữ “ABS” hoặc một biểu tượng bánh xe với các đường chéo. o Rung hoặc rung lắc khi phanh:

Nếu khi lái xe, bạn cảm thấy xe rung hoặc rung lắc mạnh mỗi lần đạp phanh, đặc biệt là trong điều kiện đường trơn hoặc khi phanh gấp, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống ABS trên xe bạn gặp trục trặc hoặc đã bị hỏng. o Không kiểm soát được xe trong điều kiện trơn trượt:

ABS giúp tăng cường khả năng kiểm soát và tránh mất lái trong điều kiện đường trơn trượt Nếu bạn không thể kiểm soát hoặc xảy ra tình trạng xe bị trượt khi bạn phanh, đặc biệt là khi di chuyển trên đường trơn trượt thì hệ thống ABS đang gặp vấn đề lớn.

Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh cảm biến phanh ABS:

Cảm biến tốc độ bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ABS trên xe ô tô Hệ thống phanh ABS có xử lý chính xác hay không sẽ nhờ vào thông tin truyền từ cảm biến Nếu thông tin cảm biến sai lệch, hệ thống sẽ xử lý sai lệch.

Vì lắp ở hốc bánh xe nên cảm biến tốc độ dễ bị bẩn Nếu cảm biến tốc độ bị bẩn hoặc gặp vấn đề, đèn báo lỗi phanh ABS sẽ bật sáng Theo các nhà sản xuất ô tô, trong bảo dưỡng phanh ô tô không thể thiếu hạng mục vệ sinh cảm biến định kỳ Điều này giúp đảm bảo hệ thống ABS được hoạt động chính xác Vệ sinh cảm biến phanh ABS khá đơn giản, chủ xe có thể tự thực hiện tại nhà. o Chuẩn bị Để vệ sinh cảm biến tốc độ ABS cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: cờ lê số 10, kích ô tô, khăn sạch, tuýp mở bánh xe, cần siết lực… o Cách vệ sinh cảm biến phanh ABS

Kết luận và Hướng phát triển

a Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài bảo trì hệ thống phanh trên ô tô đã đạt được những kết quả quan trọng nhất định Nghiên cứu đã xác định các lịch trình bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống phanh, bao gồm kiểm tra tổng quát hệ thống phanh, tháo má phanh, tháo cụm piston-xi lanh, kiểm tra hệ thống dầu phanh,…

Quá trình phân tích các dấu hiệu của hệ thống phanh gặp sự cố và đề xuất các biện pháp khắc phục, bao gồm việc kiểm tra và thay thế các linh kiện như má phanh, bơm phanh và xi lanh phanh khi cần thiết.

Ngoài ra, bảo trì định kỳ còn giúp đảm bảo tính đáng tin cậy và an toàn của hệ thống phanh trên xe ô tô, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông liên quan đến lỗi hệ thống phanh.

Bằng cách xác định các công việc bảo trì quan trọng và thời gian thích hợp dể tiến hành bảo trì cho hệ thống phanh, nghiên cứu đã giúp tối ưu hóa chi phí bảo trì hệ thống phanh.

Tóm lại, nghiên cứu về bảo trì hệ thống phanh trên ô tô đã đưa ra các phương pháp và chiến lược giúp duy trì và cải thiện tính đáng tin cậy, an toàn và hiệu suất của hệ thống phanh. b Đánh giá và phân tích

Bảo trì hệ thống phanh trên ô tô là một phần quan trọng của việc duy trì an toàn và hiệu suất của xe Một số đánh giá và phân tích về việc bảo trì hệ thống phanh trên ô tô được thể hiện dưới đây:

Bảo trì định kỳ hệ thống phanh là điều cần thiết để đảm bảo rằng các linh kiện như bố thắt phanh, đĩa phanh và bơm phanh hoạt động ổn định Việc bảo trì định kỳ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề trước khi chúng gây ra nguy hiểm.

Hệ thống phanh là một yếu tố quyết định trong việc duy trì an toàn giao thông Bảo trì thường xuyên giúp đảm bảo rằng xe có khả năng dừng lại đúng cách và kịp thời trong các tình huống khẩn cấp, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Quá trình bảo trì định kỳ bao gồm việc kiểm tra các thành phần chính của hệ thống phanh như bố thắt phanh, đĩa phanh, bơm phanh, xi lanh phanh và dây phanh Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của sự mòn hoặc hỏng hóc và thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Mặc dù việc bảo trì hệ thống phanh có thể tốn kém, nhưng nó thường làm giảm chi phí sửa chữa lớn hơn nếu một phần của hệ thống phanh bị hỏng hoặc gây ra sự cố.

Một phần quan trọng của bảo trì hệ thống phanh là kiểm tra các cảm biến và hệ thống báo động, như hệ thống báo động lốp giảm áp suất hoặc cảm biến mòn phanh Điều này giúp lái xe nhận biết sớm các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống phanh.

Bảo trì thường xuyên giúp duy trì và cải thiện hiệu suất của hệ thống phanh, bao gồm cả khả năng phanh ngắn và khả năng kiểm soát xe trong các điều kiện đường băng khác nhau.

Tận dụng các công nghệ mới như hệ thống kiểm soát phanh điện tử (ESC), hệ thống chống bó cứng (ABS) và hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) giúp tăng cường hiệu suất và tính an toàn của hệ thống phanh.

Tóm lại, bảo trì hệ thống phanh trên ô tô đòi hỏi sự chăm sóc định kỳ và cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe được duy trì Phân tích kỹ lưỡng các khía cạnh trên giúp tối ưu hóa quy trình bảo trì và giảm thiểu nguy cơ sự cố và còn để đảm bảo an toàn mà còn giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất của xe ô tô. c Hướng phát triển tiếp theo của đề tài

Trong tương lai, việc bảo trì hệ thống phanh trên ô tô sẽ tiếp tục phát triển theo hướng tích hợp công nghệ, tăng cường tự động hóa và cải thiện khả năng dự đoán và chẩn đoán các vấn đề Dưới đây là một số hướng phát triển cụ thể:

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EBA - ĐỀ TÀI BẢO TRÌ HỆ THỐNG PHANH
Sơ đồ c ấu tạo và nguyên lý hoạt động của EBA (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w