tiểu luận môn học hệ thống quản lý môi trường thảm hỏa môi trường vấn đề ngập lụt ở hà lan và bài học cho việt nam

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn học hệ thống quản lý môi trường thảm hỏa môi trường vấn đề ngập lụt ở hà lan và bài học cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề về thủy lợi của Hà Lan và sự cần thiết trong phòng ngừa - Hà Lan có diện tích 41 543 km², dân số 16,5 triệu người, mật độ 486 ng/km²; Thủđô: Amsterdam, trung tâm chính trị: La-Hay

Trang 1

TRƯNG ĐI HC XÂY DNG

KHOA ĐÀO TO SAU ĐI HC****************

TIỂU LUẬN MÔN HC

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGĐỀ TÀI:

THẢM HA MÔI TRƯỜNG: VẤN ĐỀ NGẬP LỤT Ở HÀLAN VÀ BÀI HC CHO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁIHọc viên thực hiện: NGUYỄN QUỐC HƯNG - 2212055 TRẦN ĐÌNH HOAN - 2212056 LÊ QUÝ HUY HOÀNG - 2212057 NGUYỄN VĂN HÙNG - 2212058Lớp: DAHN 2212

Hà Nội 09/2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài và phân công nội dung từng học viên: 4

CHƯƠNG 1: 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGẬP LỤT Ở HÀ LAN 5

I.1 Vấn đề về thủy lợi của Hà Lan và sự cần thiết trong phòng ngừa 5

I.2 Bản chất thủy lợi theo vùng địa lý của Hà Lan 7

CHƯƠNG 2: 9

CÁC DỰ ÁN Ở HÀ LAN KHẮC PHỤC NHẰM VẤN ĐỀ THỦY LỢI 9

II.1 Dự án Delta Works nhằm đối phó với lũ 9

II.2 Vấn đề biến đổi khí hậu cùng với sự thành lập Ủy ban Châu thổ 9

II.2.1 Biến đổi khí hậu 9

II.2.2 Ủy ban Châu thổ 9

II.2.3 Mười hai kiến nghị của Ủy ban nhằm đảm bảo cho tương lai: 9

II.2.4 Nguồn vốn và thực thi 9

CHƯƠNG 3: 10

THỰC TRNG VẤN ĐỀ THỦY LỢI Ở VIỆT NAM 10

III.1 Thực trạng chung 10

III.1 Miền Bắc 14

III.2 Miền Trung 14

III.3 Miền Nam 14

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

2

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Đa số hoạt động sinhhoạt của con người đều gắn liền với nước như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh,… Ngoài ra,con người cũng sử dụng nước cho các hoạt động tưới tiêu, chăn nuôi,… nước còn tạora năng lượng để cung cấp cho các hoạt động kinh tế Tuy nhiên, với lượng nước lớnvà đột ngột không thể kiểm soát như những trận lũ lại gây ra những tác hại nặng nề, lũtàn phá nhà cửa, làng mạc, thậm chí gây thương vong, chết chóc.

Ở Việt Nam lũ lụt là hiện tượng phổ biến và diễn ra trên khắp các vùng miền đấtnước, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Mêkông và đồng bằngsông Hồng Các hoạt động của con người ngày càng gia tăng đáng kể những tác nhângây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông,sự gia tăng dân số,….) làm trái đất nóng dần lên Việt Nam là một trong những nướcchịu tác động mạnh về biến đổi khí hậu Mỗi năm lũ lụt đã cướp đi hàng trăm sinhmạng, tàn phá nhà cửa, mùa màng Việt Nam hằng năm vẫn thường hay có những cơnbão lịch sử, làm thiệt hại người và của: ngày 15/10/2013, sau cơn bão Nari (bão số 11)quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh tây ra trận lũ lớn,bủa vây các tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Đợt mưa kéo dàikéo theo lũ lụt tại Quảng Ninh trong 2 ngày 26 và 27/7/2015, là đợt mưa lớn nhấttrong vòng 40 năm qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có nơi mực nước đo đượcgần 600mm).

Dự báo, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm khoảng 300C và mựcnước biển dâng cao thêm 1m Mực nước biển sẽ dâng cao từ 15 - 90 cm vào năm 2070(Vũ Phương Thảo - Đình Phú - Mai Vọng - Chí Nhân - Quang Duẩn, 2009).

Có thể thấy trên Thế giới, ngoài Việt Nam còn có nhiều nước phải chịu cảnh thiêntai, ngập lụt Trong đó phải kể đến Hà Lan, 27% diện tích của Hà Lan thấp hơn mựcnước biển và 60% số dân của họ mong manh trước các cơn lũ (Đ.K.L, 2016) Nhưngngười dân nơi đây đã học cách “sống chung với lũ”, bằng chứng đất nước này có nhiềucông trình nổi tiếng chống lũ, vẫn tồn tại và vẫn phát triển.

3

Trang 4

Nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra, một trong những biện pháp đólà tìm hiểu về những công nghệ của Hà Lan để đút kết kinh nghiệm cho Việt Nam, đócũng là lý do nhóm chọn đề tài này để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết những thông tin tìm hiểu được về vấn đề ngập và chống ngậpcủa Hà Lan, cùng với những số liệu, những thông tin về các trận lũ lụt xảy ra trongnhững năm qua ở Việt Nam, có thể để kịp thời đưa ra giải pháp chống ngập cho ViệtNam từ những kinh nghiệm học hỏi từ nước này.

3 Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

• Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành,… của Hà Lan.• Phân tích, đánh giá tình hình ngập lụt, hướng giải quyết của Hà Lan.

• Đưa ra bài học kinh nghiệm và 1 số giải pháp cho tình trạng ngập lụt ở ViệtNam.

• Giới hạn về mặt không gian: ngập lụt ở Hà Lan và Việt Nam.

• Giới hạn về mặt nội dung: tìm hiểu tình trang ngập lụt, cách chống ngập ở HàLan và những điều đúc kết được cho Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

5 Bố cụ đề tài và phân công nội dung từng học viên: c

Chương 1: Tổng quan vấn đề ngập lụt ở Hà Lan ( Lê Quý Huy Hoàng + edit ) Chương 2: Các dự án ở Hà Lan nhằm khắc phục vấn đề thủy lợi (Nguyễn QuốcHưng)

Chương 3: Thực trạng vấn đề thủy lợi ở Việt Nam (Nguyễn Văn Hùng)Chương 4: Đề xuất và kiến nghị (Trần Đình Hoan)

4

Trang 5

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGẬP LỤT Ở HÀ LANI.1 Vấn đề về thủy lợi của Hà Lan và sự cần thiết trong phòng ngừa

- Hà Lan có diện tích 41 543 km², dân số 16,5 triệu người, mật độ 486 ng/km²; Thủđô: Amsterdam, trung tâm chính trị: La-Hay.

- Hà Lan là vùng đất thấp, châu thổ của 4 con sông Rhine, Maas, Schelde và IJssel.Lịch sử thủy lợi Hà Lan là lịch sử đấu tranh với biển và với nước từ trên 2000 năm đếnnay.

- Hai nghìn năm trước đây người Hà Lan bắt đầu đắp những vùng đất cao đê sinhsống Nhiều gò vẫn còn tồn tai đến ngày nay, ở vùng chậm lũ và phân lũ người ta cũngsẽ áp dung mô hình này cho môt số hộ gia đình.

Hình 1 Vùng đất cao đê

- Tiếp theo là họ đắp đê để hình thành các vùng đất trũng để canh tác được gọi làcác polder Vấn đề tiêu thoát nước được quan tâm từ khi hình thành các polder, đến thếkỷ 15 các trạm bơm chạy bằng sức gió đã được xây dựng, có nhiều vùng phải bơmnhiều cấp Năm 1850 trạm bơm chạy bằng hơi nước đầu tiên đã được xây dựng Hiênnay được thay thế bởi các trạm bơm tiêu điện.

5

Trang 6

Hình 2 Mô hình các đê Polder

Hình 3 Trạm bơm hơi nước đầu tiên được xây dựng 1750

- Các con đê được đắp riêng rẽ cho các vùng nhỏ, dần dần được liên kết thànhnhững vùng lớn hơn, tuy nhiên mức độ an toàn không cao nên thường xuyên bị vỡ.

- Những trận thiên tai nặng nề nhất có thể kể đến xảy ra vào các năm: 1134, 1287,1375, 1404, 1421, 1530, 1570, 1717, 1916, 1953:

6

Trang 7

• 1287: Đê bị vỡ tạo ra một vịnh mới Zuiderzee (Biển Nam).

• 1421: Lụt ở Zeeland và Holland, 30 làng bị ngập và khoảng 2000 người chết.• 1570: Vỡ đê làm ngập 2/3 diện tích của Hà Lan, hơn 2000 người chết, hàng chụcngàn người mất nhà cửa.

• Giáng sinh 1717: Trận bão Biển Bắc tồi tệ nhất trong vòng 400 năm tấn công HàLan, Đức và Scandinavia làm 14.000 người chết, trong đó Hà Lan có 2276 người.

• Năm 1916: Nhiều đê điều ở Zuiderzee bị vỡ dẫn đến việc phải xây dựng đập ngănvà con đê Afsluitdijk dài 32 km.

• Ngày 1/2/1953: Bão lũ đã nhấn chìm phần lớn khu vực phía tây nam của Hà Lan,giết chết 1835 người, làm ngập hơn 150 ngàn ha đất.

I.2 Bản chất thủy lợi theo vùng địa lý của Hà Lan

- Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất sovới mực nước biển trên thế giới Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằmở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.

- Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vàivùng còn thấp hơn cả mực nước biển Điểm cao nhất của nước Hà Lan, Vaalserbergnằm ở phía đông-nam, cao hơn mức Amsterdam 322,50 m, tại đấy cũng là góc 3 nước,giáp ranh giới với Đức và Bỉ.

- Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thànhdo lấn biển chiếm đất Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớnnhất là IJsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng mộtcon đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất Các con sông quan trọng nhất của Hà Lanlà sông Rhein, sông Waal và sông Maas.

- Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đạidương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh Hà Lan có ranh giới về phíatây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.

7

Trang 9

- Năm 1959, Dự luật Châu thổ (Delta Law) được ban hành để thực hiện dự án DeltaWorks

- Mục tiêu của dự án Delta Works:• An toàn chống lũ.

• Đường GT ven biển-700 km.• Ngăn biển thành các hồ nước ngọt.• Xây dựng các đập ngăn nước dâng do bão.• Tạo giao thông thuỷ giữa các sông Scheldt-Rhine.

• Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ du lịch vànông nghiệp.

- Kết quả của dự án Delta Works: DeltaWorks kết thúc vào năm 1997 với 15 hạngmục công trình chính, bao gồm:

• Hệ thống sông, đê biển với chiều dài 16.493 km, trong đó 2.415 km đê chính và14.077 km đê phụ;

• Hệ thống cống chắn nước dâng do bão, cống tiêu nước dài 3.200m (như:Hollandse Ijssel storm surge barrier (1958); Maeslant Barrier (1997); Haringvliet Dam(1970); Volkerak Dam (1969); Browers dam (1971); Grevelingen Dam (1972);Oosterschelde storm surge (1986); Veerse gat dam (1961); Zandkreek dam (1960));

• Rút ngắn đường giao thông ven biển còn 700km;

• Tạo được 3 hồ chứa nước ngọt rất lớn đảm bảo nguồn nước ngọt ổn định cho cảđất nước trong tương lại.

- Hệ thống các công trình bảo vệ ở Biển Bắc của Hà Lan được coi là một trong BảyKỳ Quan của Thế giới Hiện đại (theo Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ).

9Hệ thống cống ngăn các cửa sông

Trang 10

10Đê biển Afsluidijk sau khi hoàn thànhHai hồ chứa nước ngọt lớn

Công trình Maeslandt kering - 1997

Trang 11

II.2 Vấn đề biến đổi khí hậu cùng với sự thành lập Ủy ban Châu thổII.2.1 Biến đổi khí hậu

Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiên nay và bối cảnh biến đôi khí hậu,chính phủ Hà Lan nhận thấy:

- Tiêu chuẩn an toàn của nhiều công trình chưa đáp ứng được yêu cầu, khoảng gần30% chiều dài đê có cao trình thấp hơn yêu cầu.

- Nhiều tiêu chuẩn thiết kế đã lạc hậu.

- Trong điều kiện biến đổi khí hậu: Mức nước biển dâng và dòng chảy lũ tăng dẫnđến vấn đề an toàn trong mùa lũ bị đe dọa; Giảm dòng chảy kiệt đã dẫn đến hạn hán vàxâm nhập mặn.

- Số liệu đo đạc cho thấy nhiệt độ ở Hà Lan từ năm 1900 đến nay đã tăng +1,7°Clớn hơn trung bình trên thế giới là +0.8 °C.

- Mực nước dâng ở Hà Lan là 24cm/100 năm, lớn hơn trung bình của Thế giới làkhoảng 20cm/100 năm, trong 10 năm qua là 30cm/100 năm.

- Lưu lượng max của sông Rhin tăng 12%, sông Meus tăng 24%.

II.2.2 Ủy ban Châu thổ

Tháng 12/2007, một Uỷ ban Châu thổ (Deltacommissie) mới được Chính phủ HàLan thành lập nhằm đưa ra các tư vấn với tầm nhìn dài hạn cho việc bảo vệ và pháttriển bền vững vùng ven biển và các vùng đất thấp.

Trọng trách của Ủy Ban Châu thổ:

- Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu Ủy ban Châu thổ (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đưa racác kiến nghị để bảo vệ các vùng ven biển Hà Lan và những vùng đất thấp bên trongtrước các tác động của biến đổi khí hậu Nhiệm vụ trọng trách đặt ra là làm thế nào đểđảm bảo cho đất nước Hà Lan có thể an toàn trước các biến đổi khí hậu trong một thờigian rất dài, an toàn trước nguy cơ lũ lụt trong khi vẫn duy trì được là một vùng đấthấp dẫn để sinh sống, cư trú và làm việc cũng như để giải trí và đầu tư.

- Ủy ban đưa ra kết luận rằng nên xem xét việc mực nước biển sẽ dâng lên từ 0.65tới 1.3 m cho đến năm 2100 và từ 2m tới 4m cho đến năm 2200 Với việc mực nướcbiển dâng lên, lưu lượng nước trong sông giảm vào mùa hè, sự xâm nhập mặn theo cáccon sông và nước ngầm, tất cả tạo áp lực lên việc cung cấp nước ngọt cho quốc giacũng như các ngành nông nghiệp, hàng hải và các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liênquan tới nước.

11

Trang 12

II.2.3 Mười hai kiến nghị của Ủy ban nhằm đảm bảo cho tương lai:

Ủy ban đã xây dựng kế hoạch tổng hợp cho tới năm 2100 và sau đó Một kế hoạchlâu dài như vậy phụ thuộc vào sự phát triển của Hà Lan, Châu Âu và thế giới Các kiếnnghị cụ thể cho giai đoạn ngắn hạn và trung hạn cần phải được thực hiện, tuy nhiêncông việc cần làm ngay là phải nâng cao mức độ phòng chống lũ lụt và đảm bảo cungcấp nước ngọt Ủy ban đã đưa ra mười hai kiến nghị sau đây cho giai đoạn ngắn hạnvà trung hạn:

• Kiến nghị 1: Cấp độ phòng chống lũ

Các cấp độ phòng chống lũ cho các vùng có đê bảo vệ phải được nâng lên gấp 10lần so với hiện nay Để thực hiện điều này thì các tiêu chuẩn mới sẽ được thiết lập vàokhoảng 2013 Tất cả các giải pháp nhằm nâng cao cấp độ phòng chống lũ phải đượcthực hiện trước năm 2050 Các cấp độ phòng chống lũ phải được cập nhật và điềuchỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình mới.

• Kiến nghị 2: Các kế hoạch phát triển đô thị mới

Việc quyết định có nên phát triển ở những vùng trũng ngập lũ hay không phải dựatrên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích Phân tích này phải tính đến những chi phí hiệntại và tương lai đối với tất cả các ngành và các bên có liên quan.

• Kiến nghị 3: Những vùng nằm ngoài đê

Việc phát triển mới những vùng nằm ngoài phạm vi bảo vệ của đê phải đảm bảokhông gây cản trở cho dòng chảy của sông hoặc ảnh hưởng tới mực nước hồ trongtương lai Để tránh các tác động bất lợi, các cư dân và những người sử dụng các côngtrình này phải chịu trách nhiệm về những giải pháp này Chính phủ sẽ đóng vai trò hỗtrợ bằng cách cung cấp thông tin, thiết lập các tiêu chuẩn xây dựng và cảnh báo lũ.

• Kiến nghị 5: Vùng bờ Biển Wadden

Công tác phun cát nuôi dưỡng dọc theo vùng bờ Biển Bắc đóng góp vào sự thíchnghi của vùng biển Wadden đối với mực nước biển dâng Việc bảo vệ những vùng12

Trang 13

trũng và vùng bờ biển bắc Holland tiếp tục được thực hiện, hàng năm Hà lan phun lênvùng bãi đê này 12 triệu m3 cát.

• Kiến nghị 6: Đồng bằng Tây Nam: Eastern Scheldt

Đến 2050 và sau 2050, công trình ngăn triều Eastern Scheldt đang đáp ứng đượccác yêu cầu về an toàn Điều bất lợi của công trình này là làm giảm lượng nước vào rakhi triều cường và triều thấp và do đó làm mất đi vùng đệm Việc này được đối phóbằng cách bổ xung phun cát nuôi dưỡng lấy từ bên ngoài (như là từ vùng Outer Delta).Tuổi thọ của công trình ngăn triều ở Eastern Scheldt sẽ được kéo dài bằng các biệnpháp kỹ thuật Điều này có thể được thực hiện cho đến khi mực nước biển dâng lênkhoảng 1m (xảy ra sớm nhất là vào năm 2075) Nếu công trình ngăn triều EasternScheldt không còn phù hợp nữa, khi đó sẽ tìm giải pháp cho vấn đề này bằng cách lưutrữ phần lớn nước triều tại những vùng cửa sông tự nhiên và đồng thời duy trì mức độphòng chống lũ phù hợp.

• Kiến nghị 7: Đồng bằng tây nam: Western Scheldt

Khu vực này phải duy trì một hệ thống triều mở để đảm bảo giao thông thủy đếnvùng Antwerp và duy trì giá trị vùng cửa sông Công tác phòng chống lũ được đảmbảo bằng cách gia cố thêm hệ thống đê sông.

• Kiến nghị 8: Đồng bằng tây nam: Krammer– Volkerak Zoommeer

Có một điều chỉnh nhỏ đối với giai đoạn 1 là cho phép nước mặn vào hồ Volkerak Zoommeer và đưa ra các giải pháp lấy nước ngọt từ vùng khác về để thay thếcho nguồn nước ngọt lấy từ hồ Đến 2050 Vùng Krammer – Volkerak Zoommeer,Grevelingen và có thể cả vùng phía đông Scheldt phải được bố trí lại để có khu vựcchứa nước tạm thời cho sông Rhine và sông Meuse khi dòng chẩy ra biển bị ngăn lạikhi các cửa cống của công trình ngăn triều đóng.

Krammer-• Kiến nghị 9: Khu vực những sông chính

Đến 2050 và sau 2050, để nâng cao khả năng chống lũ của các con sông nhưngkhông phải nâng cao đê, Hà Lan đưa ra khái niệm mới là "Room for the River", là cácvùng chậm lũ và phân lũ Các chương trình Vùng chậm lũ và phân lũ cho Sông Rhinvà Meuse đòi hỏi phải được tiến hành ngay để có thể tiêu thoát được lưu lượng18,000m3/s của sông Rhine và 4,600m3/s của sông Meuse.

Để thực hiên mục tiêu này Hà Lan đã đưa ra các giải pháp mở rộng một số đoạnsông bị thu hẹp và sử dụng vùng chậm lũ, phân lũ Để sử dụng vùng chậm lũ Hà Lan13

Trang 14

phải di dời 150 hộ gia đình và 50 trang trại, giảm 1.280 ha dất canh tác, tăng 1.852 hađất tự nhiên cho đa dạng sinh học và 20 triệu m3 đất tốt cho canh tác.

• Kiến nghị 10: Rijnmond (cửa sông Rhine)

Đến 2050 Đối với vùng Rijnmond giải pháp một hệ thống mở và nhưng có thể đónglại khi cần thiết sẽ mang lại những triển vọng tốt đẹp cho việc kết hợp các công tácphòng chống lũ, cung cấp nước sạch, phát triển đô thị, phát triển tự nhiên trong vùngnày Khi đó các lưu lượng cực đại của sông Rhine và sông Meuse sẽ được chuyểnhướng qua vùng đồng bằng tây nam Nước ngọt cung cấp cho vùng phía tây Hà Lan sẽlấy từ hồ Ijsselmeer Các công trình hạ tầng cần thiết sẽ được xây dựng Các vùng chứaphải được chuẩn bị để trữ nước cục bộ ở những vùng thấp Cần tiến hành tiếp tụcnghiên cứu hệ thống “đóng – mở” của vùng Rijnmond.

• Kiến nghị 11: Vùng Ijsselmeer

Đến 2050 và sau 2050, sẽ tăng tối đa mực nước hồ IJsselmeer là 1.5m Điều nàycho phép dòng chảy tự nhiên từ hồ vào biển Wadden sau năm 2100 Mực nước hồMarkermeer sẽ không tăng Hồ IJsselmeer vẫn giữ chức năng chiến lược là hồ chứanước ngọt cho vùng Northern Netherlands, North Holland và Western Hà Lan do nướcmặn xâm nhập vào vùng Nieuwe Waterweg Các giải pháp làm tăng mực nước hồ cóthể được thực hiện từng bước Mục tiêu là phải có hồ chứa nước ngọt có dung tích lớnnhất vào khoảng 2050 Các giải pháp cần thiết để các nhánh cuối sông IJssel và ZwarteWater thích ứng với việc mực nước hồ IJsselmeer cao hơn 1.5 m cần phải được khảosát Tùy vào từng giai đoạn, các giải pháp cần được tiếp tục triển khai để mực nướcdâng lên tối đa 1.5m.

• Kiến nghị 12: Các vấn đề về chính trị-hành chính, pháp lý, tài chính

Việc tổ chức về mặt chính trị và hành chính của công tác phòng chống lũ lụt phảiđược tăng cường bằng cách: Có được sự chỉ đạo Quốc gia chặt chẽ và trách nhiệm củađịa phương đối với việc thực thi Thành lập một Ủy ban thường trực ở Quốc hội chovấn đề này Chủ tịch Ủy ban Châu thổ có trách nhiệm phối hợp và thực thi.

Các nguồn tài chính phải được đảm bảo bởi: Thành lập Quỹ Châu thổ do Bộ trưởngBộ Tài chính điều hành Nguồn vốn cho Quỹ Châu thổ sẽ là các khoản vay và mộtphần lợi tức từ khí thiên nhiên Cung cấp các nguồn vốn quốc gia và phác thảo dự luậtsử dụng vốn.

14

Trang 15

Một Đạo luật Châu thổ sẽ gắn các tổ chức chính trị và hành chính với các nguồnvốn trong khuôn khổ hệ thống chính trị và khung pháp lý hiện hành Trong bất kỳtrường hợp nào phải bao gồm: Quỹ Châu thổ và nguồn cung cấp của quỹ; các nhiệmvụ và quyền hạn của Giám đốc châu Thổ; Chương trình Châu thổ sẽ được thành lập;Các qui định cho việc tìm kiếm các nguồn đất chiến lược; và công tác đền bù chonhững mất mát và tổn thất về lợi ích do việc thực hiện những giải pháp của Chươngtrình Châu thổ gây ra.

II.2.4 Nguồn vốn và thực thi

Việc thực thi Chương trình Châu thổ của Hà Lan từ nay tới năm 2050 sẽ cần từ 1,2tới 1,6 tỉ Euro mỗi năm và từ 0,9 tới 1,5 tỉ Euro mỗi năm trong giai đoạn 2050 – 2100.Công tác chống ngập lụt bờ biển trong Chương trình Châu thổ chủ yếu thực hiện nhờbiện pháp phun cát nuôi dưỡng bờ biển Nếu biện pháp này được tăng cường để bờbiển của Hà Lan có thể phát triển ra biển thêm 1 km thì sẽ tạo ra những vùng đất mớiphục vụ cho hoạt động giải trí và môi trường tự nhiên thì sẽ cần thêm từ 0,1 tới 0,3 tỉEuro mỗi năm.

Các giải pháp Ủy ban kiến nghị sẽ có tác động đối với việc quy hoạch, phát triển vàsử dụng những vùng đất, sẽ gây tác động đối với nhiều ngành và quyền lợi Việc tăngcường an toàn nguồn nước, bảo vệ phòng chống lũ lụt và đảm bảo cung cấp nước sạchsẽ quyết định việc lựa chọn sử dụng đất do đó sẽ tác động đến Nông nghiệp và tựnhiên, phát triển đô thị, hạ tầng, cảng biển và các thành phần khác của nền kinh tế Dođó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía chính phủ, lãnh đạo các địa phương.

15

Trang 16

CHƯƠNG 3:

THỰC TRNG VẤN ĐỀ THỦY LỢI Ở VIỆT NAM

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiềutổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác độngxấu đến môi trường.

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới FAO, Việt Nam làmột trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão vàlũ lụt.

III.1 Thực trạng chung

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới Đấtnước có hình chữ S, bờ biển dài 3.440 km, vị trí địa lý độc đáo nằm trong vành đai giómùa Đông Nam Á cùng với địa hình đa dạng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải hứngchịu nhiều loại hình thiên tai khác nhau như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán,xâm nhập mặn, sạt lở đất và cháy rừng Hơn 70% dân số Việt Nam đang gặp rủi ro dothiên tai, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn và thành thị

Thiên tai đã trở thành một phần của cuộc sống ở nơi đây, tuy nhiên biến đổi khí hậuđã tác động mạnh mẽ đến tần suất và mức độ nghiêm trọng của những thảm họa nàytrên khắp toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Trong ba thập kỷ qua, các hiện tượng thờitiết cực đoan đã cướp đi sinh mạng của 500 người mỗi năm Với phần lớn dân số tậptrung sinh sống ở các vùng ven biển hẹp và vùng trũng thấp của đồng bằng ven sông –những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai – Việt Nam nằm trong danh sách nămquốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu Những khu vựcvùng trũng thấp này từ lâu cũng là nơi rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và cáchoạt động kinh tế quan trọng khác, vì vậy khi thiên tai xảy ra nền kinh tế cũng bị ảnhhưởng nghiêm trọng theo Thiệt hại kinh tế do thiên tai hàng năm lên tới 1% GDP củacả nước Tổng thiệt hại do thiên tai năm 2020 là 1,45 tỷ USD, bằng gần một nửa giátrị xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam

Mặc dù thiên tai, thảm họa không phân biệt đối xử, nhưng những người nghèo sẽtiếp xúc và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các tác động của thiên tai Các nhóm bị ảnh16

Ngày đăng: 20/05/2024, 15:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan