MỤC LỤC
Tháng 12/2007, một Uỷ ban Châu thổ (Deltacommissie) mới được Chính phủ Hà Lan thành lập nhằm đưa ra các tư vấn với tầm nhìn dài hạn cho việc bảo vệ và phát triển bền vững vùng ven biển và các vùng đất thấp. - Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu Ủy ban Châu thổ (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đưa ra các kiến nghị để bảo vệ các vùng ven biển Hà Lan và những vùng đất thấp bên trong trước các tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ trọng trách đặt ra là làm thế nào để đảm bảo cho đất nước Hà Lan có thể an toàn trước các biến đổi khí hậu trong một thời gian rất dài, an toàn trước nguy cơ lũ lụt trong khi vẫn duy trì được là một vùng đất hấp dẫn để sinh sống, cư trú và làm việc cũng như để giải trí và đầu tư.
Với việc mực nước biển dâng lên, lưu lượng nước trong sông giảm vào mùa hè, sự xâm nhập mặn theo các con sông và nước ngầm, tất cả tạo áp lực lên việc cung cấp nước ngọt cho quốc gia cũng như các ngành nông nghiệp, hàng hải và các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan tới nước.
Nếu công trình ngăn triều Eastern Scheldt không còn phù hợp nữa, khi đó sẽ tìm giải pháp cho vấn đề này bằng cách lưu trữ phần lớn nước triều tại những vùng cửa sông tự nhiên và đồng thời duy trì mức độ phòng chống lũ phù hợp. Có một điều chỉnh nhỏ đối với giai đoạn 1 là cho phép nước mặn vào hồ Krammer- Volkerak Zoommeer và đưa ra các giải pháp lấy nước ngọt từ vùng khác về để thay thế cho nguồn nước ngọt lấy từ hồ. Đến 2050 Vùng Krammer – Volkerak Zoommeer, Grevelingen và có thể cả vùng phía đông Scheldt phải được bố trí lại để có khu vực chứa nước tạm thời cho sông Rhine và sông Meuse khi dòng chẩy ra biển bị ngăn lại khi các cửa cống của công trình ngăn triều đóng.
Đến 2050 Đối với vùng Rijnmond giải pháp một hệ thống mở và nhưng có thể đóng lại khi cần thiết sẽ mang lại những triển vọng tốt đẹp cho việc kết hợp các công tác phòng chống lũ, cung cấp nước sạch, phát triển đô thị, phát triển tự nhiên trong vùng này. Việc tổ chức về mặt chính trị và hành chính của công tác phòng chống lũ lụt phải được tăng cường bằng cách: Có được sự chỉ đạo Quốc gia chặt chẽ và trách nhiệm của địa phương đối với việc thực thi.
Trong bất kỳ trường hợp nào phải bao gồm: Quỹ Châu thổ và nguồn cung cấp của quỹ; các nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc châu Thổ; Chương trình Châu thổ sẽ được thành lập;. Các qui định cho việc tìm kiếm các nguồn đất chiến lược; và công tác đền bù cho những mất mát và tổn thất về lợi ích do việc thực hiện những giải pháp của Chương trình Châu thổ gây ra. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai.
Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới FAO, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt.
Các hiểm họa tự nhiên có thể là các hiện tượng khí tượng thủy văn (ví dụ như bão, lũ lụt, mưa lớn và hạn hán) và hiện tượng địa vật lý (ví dụ như sạt lở đất). Địa lý tự nhiên khiến Việt Nam dễ bị lũ lụt, thường diễn ra trong mùa gió mùa (tháng 6 đến tháng 11) và mùa bão (tháng 7 đến tháng 10) ở vùng trũng thấp đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và duyên hải miền Trung. Những rủi ro này cộng với sự xói mòn đất dẫn đến khả năng cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, thiệt hại về gia súc, làm tăng tính dễ bị tổn thương của những người nghèo ở nông thôn vốn đã kém khả năng chống chịu.
Tại các khu vực đô thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tác động của lũ lụt có xu hướng trầm trọng hơn do hệ thống thoát nước kém.
- Mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ bị ngập lụt khắp nơi. Đáng lo ngại là nhiều tuyến đê tại Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam đang bị hư hỏng nặng, một số nơi đã bị vỡ”. • Tầm nhìn, trình độ, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết của lãnh đạo còn kém;.
• Vỉa hè, lòng đường đều bị bê tông hóa quá nhiều, khắp nơi chỉ thấy nhà, không thấy đường, không thấy diện tích công;. • Quá trình đô thị hóa khiến các hồ điều hòa bị lấp, thu hẹp diện tích rất nhiều để xây nhà, sức chứa nước giảm mạnh trong nhiều năm qua;.
Tuy nhiên mức đảm bảo chống lũ hiện tại của Hà Lan cao hơn của nước ta rất nhiều, trong thời gian tới mức đảm bảo chống lũ ở một số khu vực của Hà Lan sẽ được nâng lên gấp 10 lần so với hiện nay, có nơi đưa lên tới tần suất 10.000 năm xuất hiện một lần (ở Việt Nam đa số ở mức 50-100 năm xuất hiện một lần, riêng sông Hồng sau khi hồ Sơn La vào hoạt động thì đạt mức 500 năm xuất hiện một lần). Để thực hiện quy hoạch tổng thể ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và NBD, Hà Lan khẳng định lực lượng thực hiện chính là cán bộ của Việt Nam, bạn chỉ cử chuyên gia giúp ta về kinh nghiệm lập quy hoạch, kinh nghiệm thiết kế thi công công trình, kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý…Bạn không thể làm thay vì chỉ có ta mới hiểu sâu sắc điều kiện của đất nước ta. - “Giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn nước dưới đất” là Dự án do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện từ năm 2016 đến 2019 nhằm mục tiêu đảm bảo cải thiện nguồn nước và an ninh lương thực trong khu vực ven biển dưới sự thay đổi kinh tế xã hội và khí hậu.
Trong thời gian qua, Bộ đã tiến hành rà soát, tích hợp các khuyến nghị của MDP trong một số chương trình, dự án, đề án của mình như: Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ĐBSCL, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 12/5/2016. - Các khuyến nghị của MDP được cụ thể hóa trong các dự án, chương trình như trong Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL, với mục tiêu nâng cao quản lý và phát triển một cách tổng hợp, chống chịu khí hậu ở ĐBSCL thông qua tăng cường hệ thống thông tin, điều phối thể chế và năng lực thể chế và đầu tư hối tiếc thấp ở một số tỉnh ĐBSCL. Trên cơ sở Bản ghi nhớ, Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Không gian quốc gia Hà Lan đã phối hợp triển khai Dự án “Hỗ trợ Chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan về Dịch vụ Nước và Khí hậu đối với Quản lý Nguồn nước Xuyên biên giới và Quản lý Rủi ro Thiên tai”.
- Ngày 10/12/2014, UBND thành phố Hà Nội và Chính quyền thành phố tự trị Amsterdam đã ký kết “Biên bản ghi nhớ về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Amsterdam”, trong đó hai bên chú trọng hợp tác trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững gồm quản lý nước và môi trường bền vững, năng lượng và hạ tầng.