Thông qua việc hệ thống các vấn đề cơ bản về thuế GTGT, quy trình QLT GTGT đối với doanh nghiệp NQD và đánh giá thực trạng công tác QLT GTGTđối với doanh nghiệp NQD giai đoạn 2016 - 2018
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
Dé tai
NANG CAO HIEU QUA CONG TAC QUAN LY THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI DOANH NGHIEP NGOAI QUOC
DOANH TAI CHI CUC THUE BAC NGHE II
Ho tén sinh vién : Nguyễn Trần Minh Hang
Mã sinh viên : 11161540 Lớp chuyên ngành : Tài chính công 58
Giang viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Thu Hiền
Hà Nội — 2019
Trang 2DANH MỤC VIET TAT .2- 5 << 5< s£ s2 Ss£Ss£EsESsES2Es2EseEseEseEsessessee iv
0.9 /:819/98:79 0017 V
DANH MỤC HÌNH 2-2 < s£©Se£+seEEsEEsEESeEEseEEseEEseEaserertrsrrssrre vi
37980067105 7
CHUONG 1: TONG QUAN VE QUAN LÝ THUÊ GIA TRI GIA TANG
DOI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUOC DOANH . 4
1.1 Những vấn dé cơ bản về thuế Giá trị gia tăng - -«- 4
1.1.1 Khái niệm 2: s-+c+EE+2EEE2EEE2E112221E271127112112.1E 11.1 crre 4
1.1.2 Đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng -2-©2¿+5e+czccxerxrrerrsrrxee 5
1.1.3 Vai trò của thuế Giá trị gia tăng ¿- + c+tcterkerererrrrrree 61.2 Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh7
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 2-2 ss+¿ 7
1.2.2 Nội dung và quy trình quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc đoanh - + 2+S£+++EE£+E£+EE£EEtEE2EEEEEerEerkerrerrkrred 8
1.3 Hiệu quả quản lý thuế Giá tri gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài
quốc CÍOannh 0o 5G 5 5 99 9 0 09.0000 00.0009.0004 06.0004 0ø 15
1.3.1 Khái niệm hiỆu Quả - 5 + SE k**E+EESEEEkErkrkkeerkrrke 15
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 2- 2 2 22 2+s£+x+£xe£+zzx+x+zxe2 16
1.3.3 Các yếu tô tác động tới hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 2 2 s2 x+2zz+xzzxzrxzez 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CONG TÁC QUAN LÝ THUÊ GIA TRI GIATĂNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUÓC DOANH TẠI CHI
CỤC THUÊ BẮC NGHỆ II TREN DIA BAN HUYỆN DIEN CHÂU 22
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Diễn Châu và thực trạng
phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện 22
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ¿-55: 22t 2E tt.Etrrrrrrreres 222.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội -2¿222222ESEEteEEtrrrrrrrrrrrerrree 22
2.1.3 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
huyện Diễn Châu - 2 - 2 S22 SE9EE2EEEE2EE212121212121211 211.11 cre 24
il
Trang 32.2 Khái quát về Chỉ cục Thuế Bắc Nghệ II . -s s-sss«¿ 25
2.2.1 Cơ cầu bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế huyện Diễn Châu 252.2.2 Co cầu bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế Bắc Nghệ II 272.2.3 Khai quat tinh hinh thu NSNN tai Chi cuc Thué huyén Dién Chau
trong giai đoạn 2016 - 218 .- c1 13 13 19111511111 1E rrrkrree 292.3 Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Bắc Nghệ II trên địa ban
huyện Diễn Châu 2< 52s ©ss£sS£S2S£S39 E39 13E3955955595305953 59556 32
2.3.2 Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Giá trị gia tăng 402.3.3 Công tác kiêm tra thuế Giá trị gia tăng .: -: -c-s+cc+¿ 44
2.3.4 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế - 49
2.4 Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Bắc Nghệ II 51
2.4.1 Kết quả dat U0 C ecceccccccccsscesessessessescsessessessesssssesscssssessessessessesseaseaee 512.4.2 Những tồn tai, hạn chế trong công tác quan lý thuế Giá trị gia tăng
đôi với doanh nghiệp ngoài quôc doanh - ¿+ s+++ss+>+s++sx+sxssss 53
J S20: 1 ố 55
CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHAP NHẰM NANG CAO HIỆU QUA
CONG TAC QUAN LY THUE GIA TRI GIA TANG DOI VOI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUOC DOANH TAI CHI CUC THUE BAC NGHỆ II 57
3.1 Định hướng, mục tiêu trong công tác quan lý thuế Giá trị gia tăng
trong thời gian tới tại Chỉ cục Thuế Bắc Nghệ II 5 «- 57
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản ly thuế Giá trị gia tang
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh -. -s-s<ssssesesssessess 58
3.2.1 Tang cường quản ly thông tin các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,đây mạnh công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế Giá trị gia tăng 583.2.2 Day mạnh công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài
801040519510 010 Ả 59
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế Giá trị gia tăng 593.2.4 Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thué 603.2.5 Một số giải pháp khác cho công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế Bắc
Nghệ IT À - 55-52222212 E9E112E1271221171127121121111211211 1111.111 re 60
4500070000215 LA})L ÔÒỎ 62
Trang 4DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO .2- 2-5252 ©sscsse5sse
DANH MỤC VIET TAT
CCT: Chi cục Thuế
CỌT: Cơ quan thuế
1V
Trang 5Giá trị gia tăng
Hành chính văn thư Hàng hóa dịch vụ
Hồ sơ khai thuế
Kê khai và Kế toán thuếKinh tế - Xã hội
Người nộp thuếNgoài quốc doanh
Ngân sách nhà nước
Quản lý thuế
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn Thanh tra — Kiểm tra
DANH MUC BANGBảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp NQD trên địa bàn Diễn Châu giai đoạn 2016 -
Error! Bookmark not defined.
Trang 6Bảng 2.2 Kết quả thu NSNN tại Chi cục Thuế Diễn Châu giai đoạn 2016 - 2018
Bang 2.4 Ty trọng các khoản thu NSNN giai đoạn 2016 - 2018 32
Bảng 2.5 Tình hình đăng ký thuế của doanh nghiệp NQD giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 2.11 Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2016 - 2018 47 Bảng 2.12 Tình hình kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp NQD giai đoạn 2016 -
"01001 48
Bảng 2.13.Tình hình thực hiên công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giai
h0 0200920111177 443 50
Bảng 2.14 Kết quả chi tiêu đánh giá hiệu qua công tác quản ly đăng ký, kê khai
và nộp thuế GTGT giai đoạn 2016 - 2018 -¿2¿©2¿©5+2cx+2z++zx+zrxesrxee 51Bảng 2.15 Kết quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế GTGT giai đoạn 2016 - 21Ñ - + Sc k1 HH ng ng 51Bang 2.16 Kết quả chi tiêu đánh giá hiệu qua công tác kiểm tra thuế GTGT giai
Trang 7Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Bắc Nghệ II -2- 5-5552 28
Sơ đồ 2.3 Quy trình quản lý kê khai thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD 35
Sơ đồ 2.4 Quy trình quản lý nợ tại Chi cục thuế Diễn Châu 41
Sơ đồ 2.5 Quy trình kiểm tra thuế GTGT tại Chi cục Diễn Châu 46
PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Vil
Trang 8Thuế là nguồn thu chủ yếu của mỗi quốc gia Sự hình thành, tồn tại vàphát triển của một quốc gia đều gắn liền với thuế Thuế có vai trò rất quan trọngđối với việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là công cụ tác động vào sự phân bổ
nguồn lực xã hội Bên cạnh đó, thuế còn đóng vai trò phân phối lại thu nhậpnhằm đảm bảo công bằng xã hội, là công cụ sử dung dé kiểm tra, kiểm soát cáchoạt động SXKD Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế, trong đó thuế GTGT làsắc thuế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số thu thuế Hơn nữa, thuế GTGT thúc
đây các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trong kế toán, dùng hóađơn và chứng từ trong việc mua bán Thuế GTGT còn có tác dụng khuyến khích
hoạt động đầu tư, xuất khâu, thúc đây SXKD phát triển qua việc khấu trừ, hoànthuế Vì các vai trò quan trọng đó của thuế GTGT mà việc chú trọng đến côngtác QLT GTGT là rất cần thiết
Hiện nay, tại địa bàn thuộc huyện Diễn Châu có 541 doanh nghiệp NQD
đang hoạt động SXKD và chịu sự quản lý của Chi cục Thuế Bắc Nghệ II (đượchợp nhất từ CCT huyện Diễn Châu và CCT huyện Yên Thành) Nguồn thu thuếnói chung và thu thuế GTGT nói riêng từ doanh nghiệp NQD trên địa bàn DiễnChâu đóng góp khá lớn cho tổng số thu NSNN Tuy nhiên, trong 3 năm từ 2016đến 2018, số thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp NQD đều không đạt dự toánđược giao, chứng tỏ việc quản lý thu thuế tại CCT chưa đạt hiệu quả Hơn nữa,trong các công tác quản lý thuế như công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế, côngtác kiểm tra thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của CCT Diễn Châu
cũ (nay là CCT Bắc Nghệ II) vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập, ton tại Tinh trangcác doanh nghiệp NQD không thực hiện chấp hành nghĩa vụ thuế, trong đó có
thuế GTGT, đối với Nhà nước vẫn còn diễn ra Do đó, việc nâng cao hiệu quảcông tác QLT GTGT đối với doanh nghiệp NQD là công việc cần thiết nhằm
giúp CCT Bắc N ghệ II đảm bảo việc thực hiện dự toán thu NSNN được giao, từ
đó đóng góp cho sự phát triển KT-XH ở huyện Diễn Châu Vì những lí do trên,
tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trịgia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chỉ cục Thuế Bắc NghệH” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vì Chi cục Thuế Bắc Nghệ II mới được hợp nhất từ CCT Diễn Châu vàCCT Yên Thành và bắt đầu hoạt động từ ngày 5/8/2019 Hơn nữa trong quá trìnhthực tập, số liệu tôi thu thập được là của CCT Diễn Châu trên địa bàn huyện DiễnChâu trong khoảng từ 2016 - 2018 Do đó, trong đề tài này, tôi phân tích thựctrạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD tại CCT Diễn
2
Trang 9Châu trong giai đoạn 2016 - 2018, từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả
của công tác QLT GTGT cho CCT Diễn Châu Những giải pháp đó cũng sẽ áp
dụng cho công tác QLT trong những năm tới của Chi cục Bắc Nghệ II bởi Chi
cục Diễn Châu là một phần của Chi cục Bắc Nghệ II Ngoài ra, tôi sẽ đưa ra một
số giải pháp riêng cho CCT Bắc Nghệ II
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thuế GTGT đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thông qua việc hệ thống các vấn đề cơ bản về thuế GTGT, quy trình QLT
GTGT đối với doanh nghiệp NQD và đánh giá thực trạng công tác QLT GTGTđối với doanh nghiệp NQD giai đoạn 2016 - 2018 tại Chi cục Diễn Châu cũ (nay
là Chi cục Bắc Nghệ II) trên địa bàn huyện Diễn Chau, đề tài đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLT GTGT đối với doanh nghiệp
NQD tại Chi cục Thuế Bắc Nghệ II
3 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên phạm vi các doanh nghiệp NQD trên địa bànhuyện Diễn Châu do Chi cục Diễn Châu cũ (nay là Chi cục Bắc Nghệ II) quản lý
trong giai đoạn 2016 - 2018.
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thông kê mô tả Từ các nguồntài liệu, các báo cáo của CCT Diễn Châu, các báo cáo của Chi cục Bắc Nghệ II,các thông tin được công bố trên các trang báo, tạp chí, tôi tiễn hành tổng hợp,phân loại và trình bày số liệu theo từng công tác quản lý và theo từng năm Bêncạnh đó, dựa trên số liệu đã tông hop được dé tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả, từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả của công tác QLT tại CCT Diễn Châu cũ(nay là Chi cục Bắc Nghệ II)
5 Kết cấu của đề tài
Đề tài được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh
Trang 10Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Bắc Nghệ II trên địa bàn huyện Diễn
Châu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục ThuếBắc Nghệ II
CHUONG 1: TONG QUAN VE QUAN LÝ THUÊ GIA TRI GIA TANG
DOI VOI DOANH NGHIEP NGOAI QUOC DOANH
1.1 Những van dé cơ ban về thuế Giá tri gia tăng
1.1.1 Khát niệm
Thuế giá tri gia tăng, tên tiếng anh là Value Added Tax, là loại thuế đượcphát minh tại Pháp năm 1954 bởi Maurice Lauré Khi mới bắt đầu chỉ có 2 nước
4
Trang 11là Phần Lan và Pháp áp dụng nhưng tính đến nay đã có trên 150 quốc gia sử dụng
loại thuế này Ở một số quốc gia, thuế GTGT còn được biết đến với tên gọi như
“goods and services tax”, nghĩa là thué hàng hóa va dịch vu, hoặc được gọi là
thuế tiêu thụ tại Nhật Bản
Ở Việt Nam, từ ngày 01/01/1999 thì thuế GTGT được chính thức áp dụng
theo Luật thuế GTGT ban hành ngày 10/05/1997 Sự ra đời của thuế GTGT sẽthay thé cho thuế doanh thu và được áp dụng cho các hoạt động SXKD và dịch
vụ Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2000, 2003 và 2005 thì Luật thuếGTGT ban hành năm 2008 là luật thuế hiện đang có hiệu lực
Theo Luật thuế GTGT ban hành ngày 03/06/2008 thì: “Thuế Giá trị giatăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quátrình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
1.1.2 Đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng
Thứ nhất, thuê GTGT là thuế gián thu Tính gián thu được thé hiện ở chỗthuế GTGT không đánh trực tiếp vào cá nhân, doanh nghiệp như thuế trực thu
mà đánh vào dịch vụ và hàng hóa, nghĩa là đối tượng chịu thuế GTGT chính làdịch vụ và hàng hóa sử dụng cho kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng Hơn nữa,thuế GTGT không thu trực tiếp từ người tiêu dùng mà được thu thông qua ngườicung cấp dịch vụ và buôn bán hàng hóa Bên cạnh đó, người nộp thuế và ngườichịu thuế GTGT khác nhau Theo Luật thuế GTGT ban hành ngày 03/06/2008thì: “người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
GTGT.” Còn người chịu thuế chính là người sử dụng và tiêu dùng HHDV cuối
cùng.
Thứ hai, thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh vào các công đoạn từ lúc sản
xuất đến lúc tiêu dùng nhưng không đánh trùng Phần thuế GTGT đã tính ở khâutrước thì đến khâu phía sau không được tính vào mà sẽ được khấu trừ, làm chotổng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải nộp bằng tổng số thuế đã nộp ở
trong các khâu đó.
Thứ ba, thuê GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập Đặc điểm đó của
thuế GTGT thé hiện ở chỗ khi thu nhập tăng thì tỷ lệ số thuế GTGT phải nộp sovới thu nhập lại giảm đi Điều này dẫn đến những người nghèo có thu nhập thấp
Trang 12thì tỷ lệ đó lại ở mức cao hơn so với những người giàu có mức thu nhập cao Vậy
nên nếu xét về tính công bằng thì thuế GTGT là thé hiện tính không công bang
Thứ tư, thuế GTGT được đánh theo nguyên tắc điểm đến, tức là nếu dịch
vụ và hàng hóa đó cứ tiêu thụ nội địa thì sẽ bị đánh thuế, không kế đó là hàng
nhập khẩu hay hàng được sản xuất trong nước Do đó HHDV nhập khâu cũng sẽchịu thuế GTGT như dịch vụ và hàng hóa sản xuất nội địa ngoài việc bị đánhthuế nhập khâu Ngược lại, các dịch vụ, hàng hóa xuất khâu do không tiêu thụnội địa nên không bị đánh thuế hoặc nếu bị đánh thuế các khâu trước đó thì sẽđược hoàn thuế Với những HHDV xuất khâu được hoàn thuế GTGT thì chịuthuế suất thuế GTGT là 0%
Thứ năm, phạm vi điều tiết của thuế GTGT khá rộng Vì là thuế tiêu dùngnên thuế GTGT tính thuế hau hết các dịch vụ và hàng hóa được tiêu dùng hàngngày, phục vụ cho sinh hoạt và đời sống Hơn nữa, những đối tượng là HHDVkhông phải chịu thuế GTGT rất ít Do đó đối tượng chịu thuế GTGT rất đa dạng,
phong phú và có phạm vi rộng.
1.1.3 Vai trò của thuế Giá trị gia tăng
Thứ nhất, thuế GTGT là nguồn thu lớn, ôn định cho NSNN, bảo đảmnguồn lực dé phát triển kinh tế, góp phần củng có, tăng cường nền quốc phòng anninh Như đã đề cập ở trên, thuế GTGT được tính trên hầu hết các dịch vụ, hànghóa được dùng trong cuộc sông hàng ngày Đối tượng nộp thuế là các cá nhân, tôchức SXKD hoặc nhập khẩu những dịch vụ và hàng hóa đó Do đó, số thu NSNN
từ thuế GTGT khá lớn
Thứ hai, thuê GTGT góp phần thúc đây các doanh nghiệp tuân thủ, thựchiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hạch toán chính xác hóa đơn chứng từ Theoquy định của Luật thuế GTGT, một trong những điều kiện để được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào là phải có hóa đơn mua vào hợp pháp của HHDV hoặc phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với những hóa đơn mua hàng có
tổng giá trị trên 20 triệu đồng, Cá nhân, tổ chức nếu đáp ứng được các điều
kiện trên thì được trừ thuế đầu vào Vì thế mà thúc đây việc phải hạch toán chính
xác, lưu giữ hóa đơn và chứng từ để được trừ thuế đầu vào Ngoài ra còn tạo điều
kiện cho CQT trong việc kiêm soát thực hiện hạch toán, tuân thủ nghĩa vụ thuế,góp phần ngăn chặn trồn thuế, giảm thiểu thất thu thuế
Trang 13Thứ ba, thuê GTGT có tác dụng kích thích xuất khâu, thúc day đầu tư, sảnxuất kinh doanh phát triển Luật GTGT cho phép HH và DV xuất khâu được tínhvới thuế suất là 0% Do đó khi hàng hóa, dịch vụ được xuất khẩu thì sẽ không
phải nộp thuế đầu ra mà còn được hoàn thuế GTGT đầu vào Bên cạnh đó, các tàisản đầu tư cho dự án chưa có sản phẩm đầu ra theo định kỳ được hoàn lại thuếGTGT Vì thế mà thuế GTGT tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất khâu
và hoạt động đầu tư
1.2 Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 26/01/2014 thì: “Doanh nghiệp là
tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch được đăng ký thành lập theoquy định của pháp luật nhăm mục đích kinh doanh.” Doanh nghiệp tồn tại vớinhiều mục tiêu khác nhau nhưng suy cho cùng, tối đa hóa giá trị tài sản cho các
chủ sở hữu là mục tiêu cuôi cùng của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nếu xét theo góc độ hình thức sở hữu tài sản thì có thể phân
loại doanh nghiệp thành 2 loại: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn điều lệ được sở hữu 100%bởi nhà nước hoặc nhà nước có phan vốn góp chi phối 6 trong đó (trên 50% vốnđiều lệ) Nếu doanh nghiệp có toàn bộ vốn điều lệ do nhà nước góp và sở hữu thìdoanh nghiệp đó được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, CTCP Nhà
nước, công ty TNHH MTV Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước Trường hợp
nhà nước có trên 50% vốn góp trong vốn điều lệ thì doanh nghiệp hoạt động dướihình thức CTCP hoặc công ty TNHH DNNN sẽ bị chi phối và quản lý bởi Nhà
nước.
Ngược lại với DNNN thì các doanh nghiệp NQD không bị những quyết
định từ Nhà nước chi phối Có thể định nghĩa, doanh nghiệp NQD là các doanh
nghiệp mà nhà nước không sở hữu (trừ hợp tác xã) Doanh nghiệp NQD được
thành lập từ vốn của một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc có thể của nhà
nước nhưng số vốn chiếm dưới 50% vốn điều lệ Những người này sẽ đứng ra
quản lý và phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp
dựa trên phân tài sản mà mình góp vào.
Trang 14Dựa vào định nghĩa trên thì doanh nghiệp NQD sẽ bao gồm: hợp tác xã,doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh, CTCP có vốn Nhà
nước từ 50% trở xuống Ngoài ra, các hộ kinh doanh cá thé hoạt động kinh
doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, buôn bán nhỏ cũngthuộc doanh nghiệp NQD tuy nhiên số lượng rất ít so với các loại hình công ty
trên.
1.2.2 Nội dung và quy trình quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
“Quản lý thuế là quá trình hoạch định kế hoạch thuế cũng như chươngtrình mục tiêu, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện
so với mục tiêu dé ra, pat hiện những sai sót và gian lận dé uốn nắn, chỉnh sửatrong công tác quản lý ở những kỳ tiếp theo.” (TS Lê Xuân Trường (2010), Giáotrình Quản lý thuế, NXB Tài chính, Hà Nội) Chủ thé quản lý của hoạt động QLT
là những tổ chức và cơ quan nhà nước như cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Khobạc nhà nước Đây là những chủ thê tham gia trực tiếp vào việc QLT, là nhữngngười trực tiếp đưa ra kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện đó Ngoài racòn có các chủ thể quản lý gián tiếp cũng tham gia vào quy trình QLT như các
Bộ và cơ quan ngang Bộ liên quan như Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộCông thương; các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình, ngân hàng Đốitượng bị quản lý là các cá nhân, tổ chức có hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuếtheo quy định của pháp luật có trách nhiệm, nghĩa vụ phải nộp tiền thuế vàoNSNN Dé quan lý đối tượng đa dang và phức tạp như thế thì cơ quan Thuế cần
có công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp Công cụ quản lý của cơquan thuế chính là pháp luật (đó là các Luật thuế, Luật Quản lý thuế, các nghị
định, thông tư về thué ); các kế hoạch, các chính sách thuế, chính sách kinh tế
đối ngoại Phương pháp quản lý thuế gồm có phương pháp hành chính, phươngpháp kinh tế (như khoán, thưởng, ưu đãi ), phương pháp giáo dục (tổ chức cáchoạt động mang tính xã hội hoặc đăng các bài báo, bản tin trên sóng truyền hìnhnhằm giáo dục, tuyên truyền đến mọi người) Các công cụ và phương pháp quản
lý cần được thay đổi, cập nhật phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh khác
Trang 152 Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3 Khoanh tiền thuế nỢ; Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt: miễn tiền
chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; g1a hạn nộp thuế; nộp dầntiền thuế nợ
4 Quản lý thông tin người nộp thuế
5 Quản ly hóa đơn, chứng từ.
6 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn
11 Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Nội dung trên được áp dụng cho tất cả sắc thuế, bao gồm thuế GTGT Tuynhiên, vì thời gian thực tập thực tế tại CCT và số liệu thu thập được trong quátrình thực tập còn hạn chế nên trong chuyên đề thực tập này chỉ nghiên cứu một
số nội dung chủ yếu của công tác QLT GTGT
1.2.2.1 Công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng
Đăng ký thuế là bước đầu tiên mà mỗi NNT phải thực hiện và cũng là nội
dung đầu tiên của công tác QLT GTGT Khi đi đăng ký, doanh nghiệp tiến hành
kê khai các thông tin theo mẫu quy định như tên doanh nghiệp, số điện thoại,email, địa chỉ trụ sở chính, xưởng sản xuất, ngành nghé Qua các thông tin màdoanh nghiệp kê khai, CQT sẽ năm bắt được những thông tin ban đầu dé tiếnhành quản lý Sau khi đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được MST từ cơ quan thuế
va dùng nó dé thực hiện các thủ tục kê khai và nộp tất cả loại thuế Mã số thuế làduy nhất đối với mỗi doanh nghiệp và được doanh nghiệp dùng xuyên suốt thời
gian hoạt động từ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cho tới lúc doanh nghiệp
ngừng hoạt động Với lượng doanh nghiệp NQD ngày càng nhiều, quy mô ngànhnghề càng đa dạng thì mã số thuế giúp CQT quan lý một cách dễ dàng, thuận tiện
và nhanh chóng hơn.
Kê khai thuế GTGT do doanh nghiệp tự giác thực hiện Khi đến kì kê
khai, doanh nghiệp phải nộp HSKT giá trị gia tang cho CQT Hang tháng, trước
khi doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thì bộ phận Kê khai và Kế toán thuế sẽ ràsoát lại thông tin doanh nghiệp, cập nhật tên những doanh nghiệp phải nộp hồ sơ
9
Trang 16dé biết chính xác số hồ sơ phải nộp, từ đó đôn đốc doanh nghiệp đến khai thuế.Việc rà soát bao gồm kiểm tra lại về mẫu hồ sơ kê khai, phương pháp tính thuế
GTGT, kỳ tính thuế Nếu hồ sơ chưa được doanh nghiệp điền đầy đủ hoặc chưa
đủ số lượng như yêu cầu thì cơ quan thuế sẽ liên lạc qua điện thoại với doanh
nghiệp hoặc lập thông báo gửi đến doanh nghiệp nhằm yêu cầu doanh nghiệp bổsung thêm thông tin Đến kỳ kê khai, doanh nghiệp đến nộp HSKT tại trụ sởCQT hoặc nộp qua bưu chính hoặc kê khai thuế điện tử Tại đây, bộ phận “một
cửa” và bộ phận HCVT tiến hành việc tiếp nhận, phân loại và chuyển HSKT của
doanh nghiệp cho bộ phận KK&K TT Sau khi nhận hồ sơ, bộ phận KK&KTTthực hiện công việc kiểm tra số lượng, kiểm tra lỗi trên hồ sơ, xử lý các trườnghợp hồ sơ không đọc được mã vạch hoặc đọc thiếu thông tin, điều chỉnh hồ sơ bịnhằm lẫn, sai sót do CỌT Sau khi HSKT được xử lý xong thì bộ phậnKK&KTT sẽ lưu giữ hồ sơ bằng giấy và HSKT điện tử theo quy định
Sau khi kê khai thì doanh nghiệp sẽ nộp thuế Tiền thuế có thé nộp tạiKBNN hoặc nộp trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế (cơ quan thuế) hoặcnộp qua ngân hàng Với trường hợp nộp tiền thuế qua KBNN, bộ phận KK&KTT
sẽ tiếp nhận, phân loại các chứng từ nộp tiền thuế, xử lý các chứng từ chưa đúng
tiêu chuân và lưu giữ chứng từ.
Công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế giúp CQT giám sát, quản
lý doanh nghiệp về việc chấp hành đầy đủ các thủ tục về đăng ký thuế, kê khai,nộp thuế và kế toán thuế Song song với đó, việc quản lý còn nhằm đảm bảo choCỌT và cán bộ thuế thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật
Quản lý thuế và các luật Thuế hiện hành
1.2.2.2 Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Giá trị gia tăng
Theo Tổng cục Thuế (2015), Quyết định só 1401/OD-TCT về việc banhành quy trình quản lý nợ thuế, ban hành ngày 28/07/2015 thì: “tiền thuế nợ làcác khoản tiền thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyênkhoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý
thu theo quy định của pháp luật những đã hết thời hạn quy định mà người nộpthuế chưa nộp vào NSNN.” Từ định nghĩa đó, có thé hiểu tiền thuế nợ GTGT là
tiền thuế GTGT mà NNT chưa nộp khi hết thời hạn phải nộp theo quy định
Dựa theo phân loại tiền thuế nợ được quy định tại quyết định số TCT năm 2015, tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp nợ xuất hiện do những nguyên
1401/QD-nhân sau: số tiền thuế đã qua ngày nộp nhưng doanh nghiệp chưa nộp vào
10
Trang 17NSNN; số tiền thuế mà doanh nghiệp dang gửi văn bản khiếu nại về số tiền thuế
phải nộp lên CQT nhưng cơ quan thuế đang trong giai đoạn giải quyết khiếu nại
(tiền thuế đang khiếu nại); số tiền thuế được gia hạn ngày nộp nhưng đến khi tới
ngày gia hạn thì doanh nghiệp vẫn chưa nộp vào NSNN; tiền thuế nợ mà doanhnghiệp đã gửi văn bản đề nghị xử lý dé gia hạn nộp hoặc dé được miễn giảm, xóanợ, nhưng CQT vẫn đang xử lý; tiền thuế nợ khó thu do doanh nghiệp có
vướng vào trách nhiệm hình sự hoặc doanh nghiệp không còn SXKQ tại địa chỉ
cũ hoặc doanh nghiệp không có đủ khả năng dé trả tiền thuế nợ, nên chưa thé
hoàn trả tiền nợ; tiền thuế nợ mà CQT không thu hồi được mặc dù đã sử dụngđến các biện pháp nhằm cưỡng chế nợ; tiền thuế đang chờ điều chỉnh do NNTghi sai, ghi thiếu thông tin trên chứng từ thu NSNN hoặc do chứng từ bị thất lạc,chuyên chậm hoặc tiền thuế được gia hạn nhưng chưa kip cập nhật,
Công tác quan lý nợ thuế GTGT có thé hiểu là việc cơ quan quản lý ápdụng các biện pháp, công cụ nhất định dé tac động đến NNT, trong đó bao gồmcác doanh nghiệp NQD nhằm thu hồi nợ thuế GTGT Việc quản lý nợ thuế baogồm việc ban hành quy định liên quan đến tiền thuế nợ và thu hồi nợ thuế; thiếtlập kế hoạch thu hồi nợ; t6 chức bộ máy dé tiến hành công việc thu nợ thuế: tôchức kiểm tra, thanh tra công tác thu nợ thuế Khi đã dùng đến những biện phápthích hợp để thu hồi tiền nợ thuế nhưng doanh nghiệp vẫn không hoàn thànhtrách nhiệm nộp thuế của mình thì CQT sẽ tiến hành cưỡng chế nợ thuế Biệnpháp mà CQT áp dụng có thé là trừ tiền trong tài khoản tại KBNN, NHTM củadoanh nghiệp bị cưỡng chế; thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, giấy phép hànhnghề; đình chỉ việc sử dụng hóa don của doanh nghiệp; bán đấu giá tài sản kêbiên của doanh nghiệp bị cưỡng chế,
Dé đạt hiệu quả tốt nhất thì công tác quản ly và cưỡng chế nợ thuế phảituân thủ theo quy trình thống nhất, đúng quy định Theo quyết định số 1401/QD-TCT năm 2015 thì có thé thấy quy trình của công tác có hai nội dung cơ bản như
sau:
Thứ nhat, thiết lập chỉ tiêu thu nợ Trong nội dung nay, lãnh đạo của CQT
sẽ được bộ phận Quản lý nợ tham mưu trong việc giao chỉ tiêu thu nợ cho từngphòng, đội trong CQT Dé thiết lập chỉ tiêu đó, vào tháng 11 hàng năm, CQTtính toán số tiền nợ thuế đã thực hiện trong năm, xây dựng số tiền thuế nợ cầnthu cho năm kế hoạch sau đó gửi báo cáo lên cấp trên dé phê duyệt Sau khi phê
II
Trang 18duyệt, dựa vào các chỉ tiêu thu nợ được giao, các đội Quản lý nợ sẽ được CCT
phân công các chỉ tiêu cụ thê dé tiên hành việc thu nợ trong năm.
Thứ hai, nhắc nhở, đốc thúc việc thu và xử lý tiền thuế nợ Các cán bộ
quản lý nợ thuế sẽ được phân công quản lý tiền thuế nợ của các doanh nghiệp,bao gồm cả các doanh nghiệp NQD nhằm giám sát, nhắc nhở các doanh nghiệp
nộp thuế và trả tiền thuế nợ Các doanh nghiệp đang có nợ thuế sẽ nhận cuộc gọi,tin nhắn nhắc nhở nộp tiền từ CBT hoăc thư điện tử, văn ban thông báo về tiềnthuế đang nợ, tiền bị phạt và tiền nộp chậm
Trong quá trình thu và xử lý tiền thuế nợ, CBT lập nhật ký hoặc số nhằm
giám sát tình trạng nợ của các doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp
không thực hiện nghĩa vụ nộp thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ Bêncạnh việc đốc thúc doanh nghiệp nộp tiền thuế nợ, bộ phận quản lý nợ còn xử lýcác văn bản, hồ sơ liên quan đến việc nộp dần tiền nợ thuế, gia hạn nộp thuế,miễn tiền thuế nộp chậm, tiền hoàn thuế: xử lý các khoản thuộc nhóm nợ khóthu, khó đòi hoặc tiền thuế đang chờ điều chỉnh Định kỳ hang tháng, CQT phảinộp bản báo cáo về công tác quản lý nợ cho cấp trên Các báo cáo này sẽ đượclưu trữ cùng với các hỗ sơ trong quá trình thu hồi nợ thuế như số sách, giấy tờ vềtình hình nợ thuế của doanh nghiệp; các quyết định, thông báo về tiền thuế nợ và
tiên thuê nộp cham,
1.2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Giá trị gia tăng
Thanh tra, kiêm tra thuê là hoạt động do CQT tiên hành với mục đích
giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế và mức độ chấp hành nghĩa
vụ thuế của NNT Từ các thông tin và các số liệu của doanh nghiệp, CQT sé xử
lý, phân tích, từ đó đánh giá tính chính xác, trung thực của những thông tin,chứng từ và hồ sơ mà doanh nghiệp xuất trình cho CQT, đồng thời cũng đánh giáxem doanh nghiệp có tuân thủ theo các quy định về thuế và làm tốt việc nộp thuếhay không Công tác kiểm tra, thanh tra thuế còn giúp CQT phát giác, ngăn ngừa
và xử lý các hành vi có tình lách thuế, trốn thuế, tránh thuế của NNT, từ đó góp
thêm một khoản thu cho NSNN.
Đề tiến hành công tác TT-KT thuế GTGT, đầu tiên CQT sẽ tổng hợp cácthông tin của doanh nghiệp về số thuế cần phải nộp, doanh thu, hóa đơn và chứng
từ, đồng thời phân tích và so sánh với số liệu kê khai cùng kỳ năm ngoái để liệt
kê tên các doanh nghiệp có những biểu hiện đáng nghi, cố ý kê khai không đúnghong trốn thuế như số thuế kê khai thấp hơn nhiều so với doanh thu bán ra, doanh
12
Trang 19nghiệp không có hoạt động xuất khẩu nhưng số thuế GTGT trong nhiều tháng
liên tục đều bị âm Căn cứ vào danh sách đã lập và nguồn nhân lực được dự tính
thì bộ phận TT-KT sẽ đưa ra kế hoạch TT-KT trong năm đề đưa lên cấp trên phêduyệt Sau khi được duyệt, bộ phận TT-KT tổ chức thành các đội và tiến hànhcông việc chuẩn bị Công việc bao gồm: tập hợp, phân tích chuyên sâu thông tincủa NNT, kiểm tra tại CỌT và xác định nội dung, phạm vi, hình thức TT-KT tạitrụ sở doanh nghiệp Khi triển khai các bước kiểm tra tại CQT, các đội nêu ranhững điểm cần phải tiến hành kiểm tra dựa trên những nội dung nghi ngờ vềdoanh nghiệp Nếu đó là những nội dung đơn giản, không cần đến trực tiếp tại cơ
sở của từng doanh nghiệp dé kiểm tra thì đội phải giải thích tại sao lại như thé ởtrong tờ trình và đội kiểm tra chỉ cần lập phiếu cho doanh nghiệp để yêu cầudoanh nghiệp cung cấp thông tin theo mẫu quy định Trường hợp cần phải đếntrực tiếp tại cơ sở của doanh nghiệp dé kiểm tra thì đội dự thảo giấy mời và trìnhlên cấp trên Bên cạnh đó, đội cần viết biên bản để ghi lại những nội dung đãđược kiểm tra tại CQT, những điểm nghi vấn, chưa rõ rang va can phải được TT-
KT tại cơ sở của doanh nghiệp Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị thì tiến hànhthành lập các đội TT-KT va chờ cấp trên ban hành quyết định thanh tra dé thực
hiện công tác TT-KT doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện, các đội cần phải
có nhật kí kiểm tra, thanh tra do người đứng đầu mỗi đội đó lập nhằm ghi lại toàn
bộ quá trình của cuộc thanh tra Kết thúc cuộc thanh tra cần lập biên bản hoặc kết
luận thanh tra, báo cáo đánh giá kết quả và lưu trữ hồ sơ thanh tra
Công tác TT-KT được tiến hành ở CQT hoặc tiến hành ở cả CQT và ở trụ
sở của doanh nghiệp Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, CQTthực hiện kiểm tra việc đăng ký và kê khai thuế GTGT, mã số thuế, đăng ký kinhdoanh Song song với đó, việc làm đúng theo chế độ kế toán và chế độ hóa đơn,
chứng từ cũng được CQT kiểm tra nhăm đảm bảo tính chính xác của căn cứ tínhthuế GTGT bởi đó là cơ sở cho việc tính số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT
mà doanh nghiệp được hoàn và được miễn giảm trong kỳ tính thuế Ngoài ra,những hồ sơ số sách, tài liệu tại doanh nghiệp cũng được CQT kiêm tra kết hợpđối chiếu các tài liệu và hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp lên cơ quan Thuế như báocáo tài chính quý, năm, tờ khai thuế GTGT Việc kiểm tra đối chiếu như vậygiúp CQT tìm ra những điểm đáng nghỉ trong hạch toán hóa đơn và chứng từ củadoanh nghiệp, từ đó ngăn chặn những hành động cố tình gian lận thuế, trốn thuếcủa doanh nghiệp Không chỉ đối với doanh nghiệp, CQT còn tiến hành TT-KTnội bộ nhằm kiểm tra về việc hướng dẫn thi hành CSPL thuế của cán bộ thuế,
13
Trang 20kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế như quy trình đăng
ký thuế, công tác tính thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế GTGT, đôn đốc nộp
thuế
1.2.2.4 Công tác tuyên truyén, hỗ trợ người nộp thuế
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động đều có nghĩa vụ và tráchnhiệm nộp thuế với Nhà nước Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũngnhận thức đầy đủ, đúng đắn và có ý thức thực hiện điều đó một cách tự giác Do
đó công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là rất cần thiết đối với cả doanh
nghiệp và cả cơ quan thuê.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện theo quyết
định số 745/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy
trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT Thứ nhất, về tuyên truyền pháp luật Thuế đếnNNT mà cụ thé ở đề tài là các doanh nghiệp NQD, CQT sẽ pho biến các nộidung về CSPL thuế cũng như quyền và nghĩa vụ của NNT Cụ thể, về chính sách
và pháp luật thuế thì CQT giới thiệu các Luật, Nghị định, Thông tư về sắc thuế
hiện hành, đồng thời cập nhật những điểm mới được bé sung, sửa đôi trong luật
thuế, những quy đinh về kê khai và nộp thuế, in ấn hóa don, ; phô biến các yêucầu về hồ sơ, thời giam xử lý các thủ tục hành chính thuế nhằm giúp doanh
nghiệp nắm rõ về các bước đăng ký, kê khai, nộp thuế, thay đồi thông tin, thủ tục
miễn, giảm thuế, hoàn thuế GTGT, Ngoài ra, CQT còn phổ biến dé doanhnghiệp biết về các biện pháp, hình thức xử phạt, răn đe nhằm ngăn ngừa hành vi
có tình vi phạm của doanh nghiệp Về quyền và nghĩa vụ NNT thì các doanhnghiệp được CQT tuyên truyền dé doanh nghiệp hiểu rằng họ có quyền được chidẫn thực hiện việc nộp thuế; quyền yêu cầu được giải đáp thắc mắc về việc tínhthuế và ấn định thuế từ CQT; quyền được khởi kiện, khiếu nại nếu như các quyếtđịnh hành chính ảnh hưởng tới quyền lợi của mình; quyền được yêu cầu bồithường thiệt hại do CBT và CQT gây ra Song song với đó, cơ quan Thuế cũng
tuyên truyền cho doanh nghiệp hiểu rõ nghĩa vụ đối với Nhà nước mà họ phải
thực hiện Đó là nghĩa vụ cung cấp, kê khai một cách đầy đủ và chuẩn xác nhữngthông tin được yêu cầu: thực hiện đầy đủ, đúng hạn từ việc đăng ký thuế, khaithuế đến việc nộp thuế, khấu trừ, hoàn thuế; nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnhchế độ kế toán, các quy định hạch toán, sử dụng chứng từ, hóa đơn Ngoàinhững nội dung đó, CQT cũng tuyên truyền các chủ trương đôi mới, cải cách hệthống Thuế, các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế liên quan đến thuế giúpdoanh nghiệp nắm bắt tình hình về thuế hiện nay Thứ hai, về hỗ trợ cho NNT
14
Trang 21CQT sẽ trợ giúp các doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm các thủ tục về đăng ký,khai thuế, tính nộp thuế ; hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để
kê khai, nộp thuế, quản lý hóa đơn Ngoài ra, CQT cũng đưa ra các câu tra lời
về những thắc mắc của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật thuế
Công tác hỗ trợ, tuyện truyền NNT được CQT trién khai thuc hién theo
nhiều cách thức khác nhau như mở các trang, chuyên mục về thuế trên báo, đàiphát thanh, đài truyền hình, phát tờ rơi, trả lời bằng điện thoại, Nhờ có công táctuyên truyền, hỗ trợ của CQT mà NNT nhận thức đầy đủ, chính xác về CSPLthuế, từ đó ý thức tuân thủ các quy định pháp luật và ý thức tự giác hoàn thànhnghĩa vụ thuế của NNT được nâng cao, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả
trong việc QLT của CQT.
1.3 Hiệu quả quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
1.3.1 Khai niệm hiệu qua
Thuật ngữ “hiệu quả” được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau với các
cách hiểu khác nhau và tên gọi khác nhau Chang hạn, hiệu quả kinh doanh dùng
trong lĩnh vực kinh doanh được định nghĩa: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanhxác định Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợinhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh.” (PGS.TS Nguyễn NgọcHuyền (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Tập I, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội) Theo đó, doanh nghiệp sẽ dùng đến các nguồn lực như laođộng, vốn, các máy móc, thiết bi, tài sản có định, với chi phí nhỏ nhất dé đạtđược doanh thu lớn nhất Hay trong lĩnh vực xã hội, hiệu quả xã hội được hiểu là
trình độ lợi dụng các nguồn lực xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhấtđịnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, giải quyết vấn đề
công ăn, việc làm
Dù mỗi lĩnh vực có cách hiểu khác nhau nhưng khái quát lại, hiệu quảđược hiểu là kết quả thực tế đạt được từ những hoạt động nhất định so với mụctiêu đã đặt ra Từ đó có thé hiểu hiệu quả của công tác QLT là mức kết quả đạtđược trong hoat động QLT như số doanh nghiệp đăng ký, kê khai thuế, số thuếthực thu trong năm, số thuế doanh nghiệp được kiểm tra, so với dự toán, mụctiêu mà cấp trên dé ra Hiệu quả được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sẽ được
trình bày tại mục sau.
15
Trang 221.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế
Giá trị gia tăng
- Ty lệ doanh nghiệp kê khai thuế GIGT
Số doanh nghiệp kê khai thuế trong năm
Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế = :
-Sô doanh nghiệp dang hoạt động
- Ty lệ số tờ khai thuế GTGŒT đã nộp
Tỷ lệ số tờ khai thuế Số tờ khai thuế đã nộp trong năm
đã nộp Số tờ khai thuế phải nộp trong năm
- Ty lệ số tờ khai thuế GTGT nộp đúng hạn
Tỷ lệ số tờ khai thuế nộp Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trong năm
đúng hạn Số tờ khai thuế đã nộp trong năm
Ba chỉ tiêu trên phản ánh ý thức tự giác kê khai thuế, ý thức nộp tờ khaiđúng hạn của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá mức độ quản lý, đôn đốc vàtuyên truyền doanh nghiệp thực hiện đăng ky và khai thuế của CQT
- Ty lệ hoàn thành dự toán thu thuế GTGT
, - Số thuế GTGT thực hiện trong năm
Tỷ lệ thuê GTGT thực hiện =
Số thuế GTGT phải thu theo dự toán năm
Chỉ tiêu “Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế GTGT” phản ánh mức độ
chấp hành, tự giác hoàn thành việc nộp thuế của doanh nghiệp, đồng thời đánh
giá năng lực của CQT trong việc thu thuế
Hiệu quả công tác quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế đều được phản
ánh qua 4 chỉ tiêu trên Chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả của công tác càng cao.
1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
GTGT
- Ty lệ nợ thuế GIGT
16
Trang 23, Số nợ thuế GTGT trong năm
Ty lệ nợ thuê GTGT' = ———————————
Sô thu thuê GTGT thực hiện trong năm
- Ty lệ nợ thuế GTGT có khả năng thu hồi
Tỷ lệ nợ thuế GTGT có khả Số nợ thuế GTGT trong năm
năng thu hồi Số thu thuế GTGT thực hiện trong năm
Hai chỉ tiêu này đánh giá việc giám sát, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế,thu nợ và cưỡng chế nợ thuế của CQT, từ đó đánh giá hiệu quả của quản lý vàcưỡng chế nợ thuế Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ thuế GTGT” càng cao thì hiệu quả của
công tác càng thấp, ngược lại chỉ tiêu “Ty lệ nợ thuế GTGT có khả năng thu hồi”
càng cao thì hiệu quả công tác càng cao.
1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT
- _ Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra
Ty lệ doanh nghiệp Số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra trong năm
được thanh tra, kiểm tra Tổng số doanh nghiệp NQD cơ quan thuế quản lý
- Ty lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Ty lệ hoàn thành kế Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong năm
hoạch thanh tra, kiểm tra Số doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra
- Ty lệ doanh nghiệp sai phạm
Tỷ lệ doanh nghiệp Số doanh nghiệp phát hiện có sai phạm
sai phạm Số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra trong năm
- Ty lệ số thuế GTGT truy thu
17
Trang 24Tỷ lệ số thuế GTGT Số thuế GTGT cơ quan Thuế truy thu
truy thu Số thuế GTGT thực hiện với doanh nghiệp NQD
Các chỉ tiêu này đánh giá về cả chất lượng và số lượng của các cuộc
TT-KT của CỌT Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này còn đánh giá trình độ chuyên môn
của CBT trong việc phát hiện ra hành vi trái quy định của doanh nghiệp, đồng
thời TT-KT xem doanh nghiệp có tự giác kế toán đúng, chấp hành chế độ hóa
đơn theo quy định hay có tính đúng số thuế cần nộp hay không Ngoài ra, thông
qua tỷ lệ số thuế GTGT truy thu được, các chỉ tiêu còn thể hiện vai trò của hoạt
động TT-KT đối với việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN
1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Giá trị gia tăng
- §6 bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Chỉ tiêu này phản ánh về số bài báo, bản tin trên sóng truyền hình hoặctrên các trang web điện tử mà CQT đăng lên trong năm Nếu số lượng các bài,
các bản tin càng nhiều thì càng thé hiện rằng CQT luôn chú trọng, tích cực trong
việc hỗ trợ, truyên truyền NNT
- $6 lượt NNT được giải dap thắc mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của
bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ
Số lượt NNT được giải đáp thắc mắc tại Số lượt NNT đã phục vụ
cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận =
tuyên truy èn hỗ tro Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
- $6 lượt NNT được giai dap thdc mdc qua dién thoai trén số cán bộ của bộ
phận tuyên truyền, hỗ trợ
Số lượt NNT được giải đáp thắc mac qua Số buổi đối thoại, tập huấn đã tổ chức
điện thoại trên sô cán bộ của bộ phận =
tuyên truy èn hỗ tro Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
18
Trang 25- $6 budi đối thoại, tập huán đã tô chức trên sô cán bộ của bộ phận tuyên
truyén, hỗ trợ
Số buổi đối thoại, budi tập huần được tÔ Số buổi đối thoại, tập huấn đã tổ chức
chức trên cán bộ của bộ phận tuyên =
truyền hỗ trợ Sô cán bộ của bộ phận tuyên truyền ho trợ
Nếu ba chỉ tiêu trên còn cao chứng tỏ việc phân bổ nhân lực CBT thựchiện công tác này chưa thật sự hợp lý, dẫn đến làm giảm hiệu quả của công
Z
tac.
1.3.3 Các yếu tô tác động tới hiệu quả công tác quan lý thuế Giá tri gia tang
đôi với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.3.3.1 Yếu to xuất phát từ cơ quan Thuế
Thứ nhất, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và phẩm chất của CBT Nếu
trình độ của CBT tốt, CBT hiểu rõ luật Thuế GTGT thì sẽ áp dụng luật sao cho
phù hợp với từng tình huống trong thực tế Từ đó giúp cán bộ thuế tìm ra hành
động của doanh nghiệp mà trái với quy định của luật khi doanh nghiệp thực hiện
nghĩa vụ thuế, đặc biệt là tìm ra gian lận trong hạch toán hóa đơn và chứng từ
Bởi hành động trốn thuế, lậu thuế của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ sai sót
trong hạch toán hóa đơn hoặc việc làm giả hóa đơn, chứng từ để giảm đi số
GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT được trừ Ngược lại, nếu chuyên môn,
kinh nghiệm của CBT không đảm bảo, không nắm rõ các quy định trong luật
Thuế sẽ dẫn tới không thể phát hiện những “mánh khóe” tỉnh vi của doanh
nghiệp, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp làm giả số liệu trên báo cáo tài
chính Ngoài ra, hiệu quả các công tác QLT ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng bởi kỹ
năng tin học của CBT, bởi hiện nay, đa số các cơ quan Thuế đều ứng dụng các
phần mềm trong QLT Việc sử dụng thành thạo phần mềm giúp CBT xử lý công
việc nhanh hơn, đảm bảo tính chính xác của các số liệu, từ đó nâng cao hiệu quả
QLT Bên cạnh trình độ nghiệp vụ và chuyên môn thì phâm chất đạo đức trong
nghề của CBT cũng tác động tới hiệu quả của công tác QLT Thực tế, trong các
cuộc TT-KT của CQT tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp luôn tìm cách dé “tiếp
đãi” cán bộ thuế nhằm giúp doanh nghiệp tránh hoặc giảm nhẹ các hình phạt khi
doanh nghiệp mắc sai phạm Nếu cán bộ thuế không trung thực, dứt khoát, bị
những khoản lợi ích về vật chất cám dỗ sẽ dẫn tới việc tiếp tay cho doanh nghiệp
19
Trang 26trốn thuế Hành động này đã làm xấu đi hình ảnh của CBT, hơn nữa còn làm
giảm hiệu quả QLT của CQT, gây ảnh hưởng đến số thu NSNN
Thứ hai, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của CQT đối với NNT, trong đó
có các doanh nghiệp NQD Mục đích của hoạt động này nhằm tuyên truyền pháp
luật, chính sách của các sắc Thuế, bao gồm cả luật Thuế GTGT đến các doanhnghiệp, nâng cao tinh thần tự giác trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểurằng nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc Đồng thời, với hoạt động này,CQT sẽ đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc mà doanh nghiệp gặp phải về cácđiều khoản trong luật thuế hay những điều doanh nghiệp chưa rõ khi thực hiệncác bước nộp thuế Từ đó giúp doanh nghiệp nam rõ luật dé thực hiện chính xáctheo luật, tránh những sai sót và nhầm lẫn CỌT còn tiến hành, triển khai cáchoạt động hỗ trợ, tuyên truyền đến doanh nghiệp bằng cách đăng các bài báo, tạpchí, đăng bản tin trên đài truyền hình về pháp luật thuế; triển khai các chươngtrình tập huấn cho doanh nghiệp, giải đáp thắc mắc băng hình thức văn bản, gọiđiện hoặc trả lời trực tiếp cho doanh nghiệp tại trụ sở CQT Các hoạt động đó nếuđược CQT cố gắng thực hiện, thường xuyên tiến hành thì chắc chắn rang NNTcũng như các doanh nghiệp sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn, kỹ hơn về CSPLthuế, về các quy trình, thủ tục từ đăng ký, kê khai đến tính nop, khấu trừ thuế vahoàn thuế Từ đó doanh nghiệp sẽ tự giác hơn trong việc hoàn thành nghĩa vụthuế của mình đối với Nhà nước Khi doanh nghiệp càng thực hiện đúng và đủnghĩa vụ thuế thì càng chứng minh công tác QLT của CQT có hiệu quả càng cao
Thứ ba, cơ sở vật chất tại CỌT Một CQT có văn phòng làm việc thoángmát, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghỉ sẽ tạo ra không gian làm việc lý tưởng cho CBT.Bên cạnh đó, văn phòng làm việc nếu được lắp đặt thiết bị đầy đủ như bàn làmviệc, máy tính kết nối mạng với đường truyền nhanh cho cán bộ thuế, có máy
photo, máy in, máy scan, phục vu cho công việc sẽ giúp CBT xử lý các khâu
trong công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng Ngoài ra, hiệu qua của QLT
cũng bị tác động bởi việc áp dụng phần mềm QLT Khi dùng các phần mềm thitoàn bộ đữ liệu được xử lý tự động và lưu trữ trong hệ thống như xử lý hồ sơ
đăng ký, khai thuế, tính tiền nộp chậm, tiền thuế nợ, tự động thông báo nợ, giámsát hoàn thuế Do vậy mà giảm bớt các thao tác thủ công, giúp công tác xử lý
dữ liệu được hoàn tất mau chóng, kip thời, chuẩn xác và còn tiết kiệm nguồn lựccho CQT Mặt khác, các phần mềm quản lý còn giúp cán bộ thuế dễ dàng khaithác thông tin, nắm được tình hình số thuế doanh nghiệp chưa nộp, số thuế doanhnghiệp đang nợ để kịp thời đốc thúc doanh nghiệp trong việc nộp thuế Từ đó ta
20
Trang 27thấy nếu CQT trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, bao gồm cả phần mềm quản lý thuế
thì hiệu quả của QLT sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao.
1.3.3.2 Yếu to xuất phát từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Thứ nhất, tình hình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp Nếu trong
năm, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoặc thậm chí phá sản, ngừng hoạt động
thì việc nộp thuế và việc trả tiền thuế nợ sẽ gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng tiềnthuế nợ của doanh nghiệp ngày càng bị tăng lên Điều này khiến công tác thuthuế, quản lý và cưỡng chế nợ của CQT chưa thê đạt hiệu quả tốt nhất do tiền nợđọng thuế ngày càng tăng còn tiền thu thuế không đạt dự toán cấp trên đề ra
Thứ hai, ý thức chấp hành, tuân thủ trong việc hạch toán hóa đơn và
chứng từ đúng với quy định Hóa đơn, chứng từ không chi là bang chứng phan
ánh chi phí đầu vào và doanh thu bán ra của doanh nghiệp mà còn là căn cứ dédoanh nghiệp được hoàn thuế và khấu trừ thuế GTGT Tuy nhiên, dé trốn thuế,làm giảm nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp, nhiều doanh nghiệp dùng nhiều mánhkhóe nhằm gian lận khi ghi hóa đơn chứng từ Cụ thể, doanh nghiệp ghi giá muađầu vào lớn hơn giá mua trên thực tế và ghi giá bán ra lại thấp hơn so với giá bántrên thực tế với mục đích tối thiểu hóa số thuế GTGT phải nộp; hoặc bán ra
HHDV mà không xuất hóa đơn hay làm giả hóa đơn, dùng hóa đơn đã hết thòi
hạn sử dụng; hoặc xuất hóa đơn không kịp thời khi tiến hành các công trình xây
dựng Tất cả những hành động nhằm có tình trốn thuế của doanh nghiệp đã gâythất thoát số tiền không nhỏ cho ngân sách Hơn nữa, những sự gian lận bắtnguồn từ ý thức kém trong việc chấp hành về chế độ hóa đơn, chứng từ củadoanh nghiệp còn ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý của CQT Bởi nếu số thuế thấtthu ngày càng nhiều, số doanh nghiệp sai phạm ngày càng nhiều trong khi chỉ có
số it trường hợp được tìm thấy và giải quyết kịp thời thì chứng tỏ còn nhiều han
chế trong việc quản lý thuế và hiệu quả vẫn chưa cao.
21
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ THUE GIA TRI GIA
TANG DOI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUOC DOANH TẠI CHI
CỤC THUE BAC NGHỆ II TREN DIA BAN HUYỆN DIEN CHAU
CCT Bắc Nghệ II vừa mới được hợp nhất cách đây 4 thang từ CCT DiễnChâu và CCT Yên Thành Mặc dù được hợp nhất nhưng phần mềm quản lý thuế
vẫn tách riêng cho từng CCT Bên cạnh đó, số liệu thu thập được trong quá trìnhthực tập là số liệu của CCT Diễn Châu trong giai đoạn 2016 - 2018 Do vậy trongchương này sẽ dé cập thêm về cơ cấu tô chức của CCT Diễn Châu ở mục 2.2.1.Ngoài ra mục 2.2.3 và 2.3 sẽ phân tích số liệu của CCT Diễn Châu tại huyện
Diễn Châu.
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Diễn Châu và thực trạng phát
triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển năm ở phía Đông của tỉnh
Nghệ An Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghỉ Lộc, phía
Tây giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biên Huyện có diện tích 331,62 km?
với hơn một nửa là diện tích đất dùng cho sản xuất nông-lâm-nghiệp
Do huyện Diễn Châu có vị trí địa lý nằm ven biên nên đất đai ít màu mỡ,phì nhiêu Tuy nhiên, huyện lại được thiên nhiên ban tặng nguồn hải sản biển dồidào, phong phú với khí hậu biển mát lành, tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnnghề đánh bắt hải sản Bên cạnh đó huyện có thềm lục địa bằng phăng, bãi tắmthoải, cảnh biển đẹp, thu hút khách du lịch đến nghỉ mát, thúc đây phát triểnngành du lịch của huyện Vì thế mà huyện Diễn Châu được ví như viên ngọc du
lịch của Nghệ An.
Về giao thông, huyện Diễn Châu có quốc lộ 1A, 7A và tuyến đường sắtBắc-Nam chạy qua Ngoài ra còn có 3 đường tỉnh lộ 38,48,205 Huyện có hệthống giao thông liên huyện, liên tỉnh được xây dựng hoàn thiện, kiên cố, đồng
bộ nên giao thông của huyện rất thuận tiện và hiện đại Về đường thủy, DiễnChâu có kênh nhà Lê hướng Bắc Nam nối liền với sông Cam, cùng với sông
Bing chảy qua 10 xã của huyện rồi đồ ra biển Đông
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, huyện Diễn Châu có 1 thị tran (thị tran Diễn Châu) va 38 xã:Diễn An, Diễn Bích, Diễn Bình, Diễn Cát, Diễn Doai, Diễn Đồng, Diễn Hải,
22
Trang 29Diễn Hạnh, Diễn Hoa, Diễn Hoàng, Diễn Hồng, Diễn Hùng, Diễn Kim, Diễn Kỷ,
Diễn Lâm, Diễn Liên, Diễn Lộc, Diễn Lợi, Diễn Minh, Diễn Mỹ, Diễn Ngọc, Diễn Nguyên, Diễn Phòng, Diễn Phú, Diễn Phúc, Diễn Quảng, Diễn Tân, Diễn
Thái, Diễn Thành, Diễn Tháp, Diễn Thắng, Diễn Thịnh, Diễn Thọ, Diễn Trường,Diễn Trung, Diễn Vạn, Diễn Xuân, Diễn Yên Trong số 30 xã và thị tran của
huyện thì có 1x4 miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa, 8 xã vùng biển,
còn lại là các xã vùng lúa và hoa màu.
Về kinh tế, vào những năm gần đây, mặc dù còn gặp những khó khănnhưng kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyên biến tích cực Tỷ trọngcông nghiệp — dịch vụ của huyện ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế chuyên dịchđúng hướng Là một trong những địa phương sớm đầu tư xây dựng cụm côngnghiệp (CCN) nên Diễn Châu rất chú trọng trong các dự án về CCN, điền hình cóCCN Diễn Hồng, CCN Tháp-Hồng-Kỷ Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đãxây dựng rất hiệu quả các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọtnông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, đem lại năng suất, sản lượng cao cho ngườidân Ngành du lịch của huyện cũng được chú trọng đầu tư phát triển Trong thờigian quan, Diễn Châu đã quy hoạch và xây dựng 5 khu du lịch biển, nồi bật làkhu du lịch biển Diễn Thành hiện đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài
nước Khu du lịch Hòn Câu — Diễn Hải cũng dang trong quá trình quy hoạch và
đang được đầu tư hệ thống giao thông thuận tiện cho việc phát triển du lịch DiễnChâu cũng đã và đang phát triển khu du lịch sinh thái (nồi bật là khu du lịch sinhthái Mường Thanh ở huyện Diễn Lâm) và hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng ven
biển Ngoài ra, lĩnh vực vận tải, dịch vụ, thương mại, thông tin truyền thông và
tài chính ngân hàng của huyện cũng đang trên đà phát triển với tổng doanh thu
bán lẻ năm 2018 của huyện đạt hơn 5000 tỷ đồng, tăng 15,48% so với cùng kì
năm ngoái Bên cạnh đó, trong năm 2018, doanh thu ngành dịch vụ của huyện
đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 10% Nguồn vốn mà các tô chức tín dunghuy động được dat gần 8.500 tỷ đồng
Tuy huyện phát triển theo hướng tích cực về kinh tế và xã hội nhưng nhìn
chung tình hình kinh doanh và sản xuất trên địa bàn còn gặp khó khăn, nhiềudoanh nghiệp hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm; một số doanhnghiệp trên đà phá sản, ngừng kinh doanh, tác động không nhỏ đến nguồn thu
thuế
23
Trang 302.1.3 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
huyện Diễn Châu
Những năm gân đây, cùng với sự chuyên biên tích cực của nên kinh tê
huyện, các doanh nghiệp NQD được thành lập và phát triển mạnh mẽ, đa dạng ở
nhiều lĩnh vực, được trải rộng trên khắp địa bàn Diễn Châu
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp NQD trên địa bàn Diễn Châu
giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: doanh nghiệp
¬ 2016 2017 2018 Loại hình
STT | doanh Số : Số ; Số ;nghiép lượng Tỷ trọng lượng Ty trọng lượng Tỷ trọng
(Nguôn: Chỉ cục Thuế huyện Diễn Châu)
Theo số liệu của CCT Diễn Châu, tính đến ngày 31/12/2018, có 541doanh nghiệp NQD đã và đang được quản lý tại địa bàn huyện, bao gồm 358
công ty TNHH, 110 công ty CP, 61 doanh nghiệpTN và 12 hop tác xã.
Về cơ cấu, công ty TNHH có tỷ lệ lớn nhất và tăng dần qua các năm Năm
2016 chiếm 65.35%, năm 2017 chiếm 65.56% và năm 2018 chiếm 66.17% Loại
hình công ty CP có tỷ trọng lớn thứ hai nhưng lại giảm dần theo từng năm, cụ thể
năm 2016 chiếm 10.24%, năm 2017 chiếm 20.67% va năm 2018 chiếm 20.33%
Đứng thứ 3 là doanh nghiệp tư nhân chiếm 11.28% vào năm 2018 Hợp tác xã là
loại hình chiếm tỷ trọng ít nhất với 2.22% vào năm 2018
Trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng của số lượng các doanh nghiệp
NQD khá nhanh Cụ thể, năm 2016 huyện Diễn Châu có 381 doanh nghiệp, song
đến cuối năm 2018 tăng lên 541 doanh nghiệp, tăng gần 42% so với năm 2016
Ngành nghé, lĩnh vực SXKD của các doanh nghiệp NQD rất đa dang, từ
sản xuât, chê biên đên thương mại, xây dựng dịch vụ, vận tải, du lịch, trong đó có
24
Trang 31một số doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp đa lĩnh vực như kết hợp thương mại
và dịch vụ hay vận tải và du lịch, Tuy số lượng doanh nghiệp nhiều và kinh
doanh trên nhiều ngành, lĩnh vực nhưng phần lớn vẫn là các doanh nghiệp
thương mại, xây dựng và có sô vôn ở mức vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
2.2 Khái quát về Chỉ cục Thuế Bắc Nghệ II
2.2.1 Cơ cấu bộ máy tô chức của Chỉ cục Thuế huyện Diễn Châu
Chi cục Thuế Bắc Nghệ II hoạt động từ ngày 5/8/2019, được thành lập từviệc hợp nhất CCT huyện Diễn Châu và CCT huyện Yên Thành theo quyết định
số 1836/QĐ-BTC ngày 8/10/2018 và quyết định số 920/QD-BTC ngày31/5/2019 về việc hợp nhất Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục thuế Nghệ An Hơnnữa số liệu của đề tài được lẫy từ CCT huyện Diễn Châu nên trong phần này sẽ
nói qua về cơ câu tô chức cua CCT Diễn Châu.
Cơ cau bộ máy tô chức của CCT Diễn Châu được xây dựng theo quyết
định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vu,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế Theo đó, cơcau tổ chức của CCT Diễn Châu bao gồm 01 Chi cục Trưởng, 01 Chi cục Phó và
05 đội thuế, trong đó có 04 đội thuế ở văn phòng CCT gồm: Đội Tuyên truyền và
hỗ trợ người nộp thuế, Đội Kê khai — kế toán thuế và tin học, Đội Kiểm tra vàQuản lý nợ thuế, Đội Hành chính — nhân sự - Tài vụ - An chỉ và 01 Đội Quan lýthuế Liên xã, thị tran Cơ cấu tổ chức được minh họa như sơ đồ dưới đây:
25
Trang 32Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Chỉ cục Thuế huyện Diễn Châu
lý thuế
Liên
xã, thị
trần
Trang 33Mỗi Đội thuê thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thê:
Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: giúp Chi cục trưởng tiễn hành
công tác tuyên tuyên về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi
cục Thuế quản lý
Đội Kê khai — Kế toán thuế - Tin học: giúp Chi cục trưởng thực hiện công
tác đăng ký, kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế Bên cạnh
đó, Đội quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bi tin học ở Chi cục; tiến hành cài
đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác QLT,
quản lý nội bộ ngành; cập nhật, bảo trì hệ thống, và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
NNT.
Đội Quan lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xóa tiền nợ thuế,tiền
phạt, tiền chậm nộp; cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp
Đội Hành chính — nhân sự - Tài vụ - An chỉ: giúp Chi cục trưởng thực
hiện công tác vê hành chính, nhân sự; quản lý tài chính; quản lý ân chỉ.
Đội Quan lý thuế liên xã, thị tran: giúp Chi cục trưởng quản lý và thựchiện dự toán thu thuế đối với các đối tượng nộp thuế ở các xã, thị trấn trong
phạm vi Chi cục quản lý.
2.2.2 Cơ cấu bộ máy tô chức của Chỉ cục Thuế Bắc Nghệ II
Sau khi hợp nhất, cơ cấu tô chức của Chi cục được xây dựng theo quyếtđịnh số 110/QĐ-BTC ngày 14/1/2019 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền han và cơ cấu tô chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố vàChi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố Theo đó, bộ máy tôchức của CCT Bắc Nghệ II bao gồm 1 Chi cục Trưởng, 4 Chi cục Phó, 5 Độithuế trong đó có 3 Đội thuế ở văn phòng CCT gồm Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế,Đội Kiểm tra thuế, Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - An chỉ và 2
Đội Quản lý thuê Liên xã, thị tran Cơ câu tô chức được minh hoa qua sơ đô sau:
27
Trang 34Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy Chỉ cục Thuế Bắc Nghệ II
Chỉ cục Trưởng
| | | |
Chỉ cục Phó | | Chỉ cục Phó Chỉ cục Phó | | Chi cục Phó
Cao Văn Thanh Dinh Viết Dũng Ngô Gia Tinh Nguyễn Cảnh Trì
Đội Đội Đội Đội Đội
Nghiệp Kiểm Hành Quản Quản
vụ tra thuế chính — lý thuế lý thuế
Quản nhân Liên Liên
Trang 35Chức năng của môi Đội thuê như sau:
Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế là đội ghép từ 2 đội Tuyên truyền — Hỗ trợngười nộp thuế và Đội Kê khai — Kế toán thuế - Tin hoc Vì vậy chức năng của
Đội sẽ bao gôm chức năng của 2 đội kê trên.
Đội Kiểm tra thuế giúp Chi cục trưởng tiến hành công tác TT-KT, giám
sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT Ngoài ra, vì là đội ghép
nên đội thực hiện thêm chức năng của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Chức năng 3 đội còn lại như đã nêu ở phần 2.2.1
2.2.3 Khái quát tình hình thu NSNN tại Chỉ cục Thuế huyện Diễn Châu trong
giai đoạn 2016 - 2018
CCT Bắc Nghệ II vừa mới được hợp nhất cách đây 4 tháng từ CCT huyệnDiễn Châu và CCT huyện Yên Thành Mặc dù được hợp nhất nhưng phần mềmquản lý thuế vẫn tách riêng cho từng Chi cục Bên cạnh đó, trong quá trình thực
tập, những số liệu tổng hợp được là số liệu của CCT Diễn Châu trong giai đoạn
2016 - 2018 Vậy nên trong mục này sẽ chỉ phân tích tình hình thu NSNN tại
CCT Diễn Châu trên địa phận Diễn Châu.
Theo báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế củaCCT Diễn Châu trong giai đoạn 2016 - 2018, kết quả thu NSNN theo từng năm
cua CCT như sau:
29