1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Tác giả Nguyễn Minh Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Hoàng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 12,53 MB

Nội dung

Bởi vì công tác lập quy hoạch và hoạt động phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây xanh trên dia bàn huyện, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố, đ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo

chương trình đào tạo Chính quy Khóa 60, giai đoạn 2018 - 2021.

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng

toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, UBND huyện Trực

Ninh tỉnh Nam Định, Phòng quản lý tài nguyên môi trường UBND huyện Trực

Ninh, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS.Nguyễn

Kim Hoàng - người hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp, đã trực tiếp hướng dẫn,tận tình chỉ bảo giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những

tình cảm tốt đẹp cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian

thực hiện chuyên đề; cùng toàn bộ giảng viên của khoa Môi trường, Biến đổi

khí hậu và Đô thị - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn và chỉ bảo

tôi trong suốt quá trình thực hiện và đến nay hoàn thành đề tài chuyên đề

Tôi xin chân thành cảm ơn đến phòng Tài nguyên môi trường, UBND

huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện và hỗ trợ cung cấp các số liệu

và các thông tin dé tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, cũng như thời gian tìm hiểu ngắn nênchuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôi rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa và của các bạn, đặc

biệt là giảng viên hướng dẫn TS.Nguyễn Kim Hoàng để bản thân tôi hoàn thiện

hơn trong quá trình học tập và làm việc sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Minh Đức

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài: 5

2 Tổng quan các nghiên cứu: 5

3 Mục tiêu nghiên cứu: 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

5 Phương pháp nghiên cứu: 8

6 Nguồn số liệu: 9

7 Kết cấu: 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIEN CÂY XANH ĐÔ THỊ

10

1.1 Tổng quan về phát triển cây xanh đô thị 10

1.2 Đặc điểm và phân loại cây xanh đô thị: 101.2.1 Đặc điểm cây xanh đô thị 10

1.2.2 Phân loại cây xanh đô thị 11

1.3 Vai trò của cây xanh đô thị 121.3.1 Góp phan tạo cảnh quan không gian xanh cho đô thị 121.3.2 Điều hòa nhiệt độ 12

1.3.3 Cây xanh giảm ô nhiễm không khí 12

1.3.4 Cây xanh giảm bớt tiếng Ôn 13

1.3.5 Các vai trò khác 13

1.4 Quy hoạch phát triển Cây xanh đô thị: 13

1.4.1 Khái niệm quy hoạch đô thị, quy hoạch cây xanh đô thị 13

1.4.2.BỘ máy quản lý 14

1.5 Chính sách phát triển cây xanh đô thị 15

1.6 Bài học kinh nghiệm phát triển cây xanh đô thi 15

1.6.1 Bài học kinh nghiệm phát triển cây xanh đô thị tại các địa phương trong

nước 15

1.6.2 Kinh nghiệm phát triển cây xanh một số đô thị ngoài nước 17

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRANG PHÁT TRIEN CAY XANH TREN DIA BAN

HUYỆN TRỰC NINH, 21

TỈNH NAM ĐỊNH 21

Trang 3

2.1 Khái quát phát triển đô thị huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định 21

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 212.1.2 Điều kiện xã hội 232.1.3 Điều kiện về kinh tế 24

2.1.4 Công nghiệp tiêu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại 26

2.2 Thực trạng phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn huyện Trực Ninh, Tinh

Nam Định 27

2.2.1 Hiện Trạng phát triển cây xanh theo quy hoạch trên địa bàn huyện Trực

Ninh, Tỉnh Nam Định 27 2.2.2.Bộ máy quản lý công tác quy hoạch 33

2.2.3 Chính sách phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam

Định 34

2.3 Đánh giá hiện trạng phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, Tỉnh

Nam Định 36

2.3.1 Các kết quả đạt được 362.3.2 Các hạn chế 37

bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định: 45

3.2.4 Giải pháp về huy động vốn: 46KÉT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

am

Trang 5

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài:

Đất nước ta dang trong quá trình mở cửa phát triển kinh tế, nhiều đô thị

dang dan hình thành và phát triển, do đó không gian đô thị được mở rộng hơn

với những nét hiện đại, cảnh quan thiên nhiên trong đô thị bị thu hẹp do sự

phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế Do vậy việc phát triển hạ tầng kinh

tế sao cho phù hợp với quy hoạch bố trí không gian xanh đô thị đã trở thành

một vấn đề nóng bỏng của các đô thị trên cả nước hiện nay

Cây xanh đô thị là một thành phần không thể thiếu trong đời sống conngười, có nhiều tác dụng về mặt giá trị về mặt tinh thần, không chỉ đưa conngười xích lại gần với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ

và cải thiện môi trường Hệ thống cây xanh đóng góp với vai trò thiết lập hình

ảnh thành phó, cải thiện chất lượng môi trường từ đó chất lượng đời sống

của cư dân được nâng cao, hướng tới tiêu chí thành phố “xanh — sạch — đẹp”

Huyện Trực Ninh mang đặc điểm địa hình đồng bằng khá bằng phẳng

nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng củaĐồng bằng Bắc bộ Lãnh thổ được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và

sông Ninh Cơ bao bọc lãnh thé Trong những năm gần đây thì ô nhiễm không khí đã

trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt Mặc dù đã có

nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và cải tạo cảnh quan nhưng nhìn chung

hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa xứng với tốc đô thị hóa, sự gia tăng dân sốtrên địa bàn Các công trình công cộng, cảnh quan không gian xanh và hệ thống

cây xanh bên đường chưa được chú trọng mặc dù đây là bộ mặt của huyện để

thu hút đầu tư Vậy nên quy hoạch cây xanh đô thị huyện Trực Ninh là việc hết

sức cần thiết và quan trọng Bởi vì công tác lập quy hoạch và hoạt động phát

triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây

xanh trên dia bàn huyện, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố, đáp ứng các

nhu cầu xã hội TỪ những ý nghĩa hết sức thiết thực trên, em đã lựa chọn đề

tài: “PHÁT TRIEN CAY XANH TREN DIA BAN HUYỆN TRỰC NINH , TINH NAM ĐỊNH”

là dé tài nghiên cứu của mình.

2 Tổng quan các nghiên cứu:

Trang 6

Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Phát triển cây xanh đô thị và

quản lý nhà nước về cây xanh đô thị là một vấn đề được quan tâm của rất nhiều

học giả, nhà nghiên cứu khoa học Đã có nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm

khoa học nghiên cứu về van đề này Tiếp cận từ góc độ phát triển cây xanh đôthị, có một số công trình nghiên cứu sau:

Phạm Anh Dũng và Lê Tiến Tâm, “Giáo trình cây xanh đô thị” Công trìnhnghiên cứu này được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Một số khái

niệm cơ bản; Chương 2: Phương pháp quy hoạch và thiết kế cây xanh;

Chương 3: Quy trình triển khai van đề phát triển cây xanh đô thị Công trìnhnghiên cứu này chủ yếu làm rõ các khái niệm liên quan đến cây xanh đô thị

và tiếp cận chủ yếu đến việc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị Nội dung

công trình nghiên cứu cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ

giữa cây xanh và đời sống con người, các tác động của cây xanh lên môi

trường sống, tầm quan trọng của cây xanh đối với sự hình thành cảnh quan

đô thị.

Triệu Tùng, “Xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị” Công trình nghiên

cứu này đã khái quát về đề án phát triển cây xanh đô thị ở Thành phố Đà

Nẵng, khẳng định tầm quan trọng của đề án này đối với sự phát triển của đôthị ở Đà Nẵng Để thực hiện được việc phát triển cây xanh ở đô thị, tác giả

khẳng định sự cần thiết phải xã hội hóa trong phát triển cây xanh đô thị Để

thực hiện được điều này, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm xã hội hóa

trong phát triển cây xanh đô thị Trong đó, khẳng định nhà nước phải tạođiều kiện cho người dân tham gia vào quá trình này

Tô Ngọc Liễn (năm 2015) đã nghiên cứu “Giải pháp cải tạo và phát triển câyxanh đô thị trên địa bàn Thành phố Lào Cai” Công trình nghiên cứu này đã đềxuất các giải pháp nhằm cải tạo và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn

Thành phố Lào Cai Trong đó, khẳng định cần phải chú trọng công tác lập quy

hoạch phát triển cây xanh đô thị Ngoài ra, công trình cũng khẳng định cần

phải hình thành các công viên cây xanh, đây được xem là điểm nhấn trong

phát triển cây xanh đô thị Các giải pháp của công trình nghiên cứu này đưa

ra cũng có thể áp dụng cho các địa phương khác Tuy nhiên các giải pháp màcông trình nghiên cứu này đưa ra chủ yếu từ góc độ kỹ thuật mà chưa thể

hiện được trách nhiệm cũng như những công việc mà các cơ quan nhà nước

phải làm trong việc cải tạo và phát triển cây xanh dé thị

Trang 7

- _ Sở Giao thông vận tải Thành phố HỒ Chí Minh và Trường Dai hoc Nông lâm

Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2015), “Kỷ yếu Hội thảo: An toàn cây xanh đôthị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” Công trình nghiên cứu này đã có

nhiều bài viết về vai trò của cây xanh đô thị, thực trạng phát triển cây xanh

đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trong đó có nhiều bài

viết đã đề xuất các biện pháp để đảm bảo kết cấu kỹ thuật, các tiêu chuẩn

để đảm bảo an toàn cây xanh đô thị trên địa bàn hiện nay Tuy nhiên các bài

viết trong công trình nghiên cứu này mang tính chuyên môn, kỹ thuật tươngđối cao

- _ Nguyễn Thị Hạnh đã tìm hiểu “Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh:

Sự hình thành, xu hướng sử dụng, phát triển và các vấn đề tồn tại” Côngtrình nghiên cứu này đã tiếp cận thực trạng quản lý công viên cây xanh ở

Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chỉ ra những hạn chế trong công

tác quản lý cây công viên cây xanh Đồng thời cũng chỉ ra những hướng phát

triển đối với công viên cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy

nhiên công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận công viên cây xanh mà không đềcập đến cây xanh đường phố

Tổng quan các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề

kỹ thuật, cũng như phân tích các chủng loại cây xanh đô thị và luận bàn chuyên

sâu về nghiệp vụ quản lý cây xanh ở các địa phương, đô thị Còn về chính sách

phát triển cây xanh, quy hoạch, kế hoạch và đặc biệt đề xuất các giải pháp của

quản lý nhà nước về vấn đề này thì hết sức sơ lược Riêng trên địa bàn huyện

Trực Ninh đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nội dung này đượccông bố chính thức Vì vậy luận văn đảm bảo tính mới và không có sự trùng lặp

3 Mục tiêu nghiên cứu:

- Vận dung lý luận và thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cây xanh

trong đô thị của Việt Nam áp dụng vào địa bàn nghiên cứu và thực tế tình hình

phát triển cây xanh đô thị huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhằm hình thành một

không gian xanh đô thị, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của kinh tế thành

phố trong thời gian tới, đưa Nam Định trở thành một đô thị xanh sạch đẹp

-văn minh lịch sự của nước ta và khu vực.

- Tìm hiểu hiện trạng các điểm tập trung cây xanh trên địa bàn, qua đónêu bật lên tình hình phát triển, phân bố của hệ thống cây xanh đô thị của huyện

Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong thời gian qua.

Trang 8

- Nắm bắt một số định hướng, quy hoạch phát triển cây xanh thành phố

thông qua các văn bản về công tác quản lý, chăm sóc và quy hoạch của các Sở,Ban, Ngành của thành phố

- _ Xây dựng được tiêu chí lựa chọn loài cây cho các đối tượng khác nhau

- _ Phân tích điểm mạnh, tồn tại hạn chế của quy hoạch và phát triển cây

xanh trên địa bàn.

- Dé xuất được các loài cây trồng phù hợp và các giải pháp phát triển cây

xanh đô thị trên địa bàn huyện Trực Ninh, tinh Nam Định.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Cây xanh đô thị là tài sản công cộng thuộc quyền

quản lý của nhà nước Cây xanh đô thị bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau

tle các loài thực vật thân gỗ nằm trên các vỉa hè, đến các cây bụi, dây leo, hoa cỏtrên các dải phân làn, trong Công viên — Vườn hoa, công sở, trường học bệnhviện Nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung

tìm hiểu về một số loài cây xanh đường phố tại các tuyến đường lớn

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn

huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

- Pham vi thời gian: 2018 — 2021

5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài vận dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu

Phương pháp thu thập, phân tích và tỗng hợp tài liệu:

Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu.Trên

cơ sở tổng quan các tài liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp

thông tin, tài liệu giúp ta có được một tài liệu toàn diện và khái quát về đề tàinghiên cứu Những tài liệu được cập nhật từ rất nhiều nguồn tài liệu như : SởGiao thông — Công chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND huyện Trực Ninh Là

những tài liệu về các vấn đề liên quan qua đến cây xanh của địa bàn như: tình

hình phát triển cây xanh, việc chăm sóc, quản lý và quy hoạch của các cơ quan

chủ quản Trên cơ sở những tài liệu đó sẽ đưa vào xử lí phân tích để rút ra

những kết luận cần thiết, từ đó có những định hướng phát triển cho vấn đề cây

xanh của huyện trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu thực địa:

Việc nghiên cứu một dé tài mang tính thực tiễn đòi hỏi phải có kiểm

nghiệm thực tế Với việc nghiên cứu, khảo sát thực tế tình hình phân bố cây

Trang 9

xanh trên địa bàn, từ đó có được một nét tổng quát và đầy đủ về sự phát triển

của cây xanh để đưa ra được những quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu

thực tế của tiêu chuẩn cây xanh đô thị

Phương pháp điều tra:

- Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây,chủng loại cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểu của

huyện Trực Ninh Từ đó, làm rõ thêm hiện trạng cây xanh đô thị trong những

năm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề cây xanh đô thị huyện Trực

Ninh, tỉnh Nam Định.

- Điều tra thành phan loài, số lượng, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của

hệ thống cây bóng mát (Hvn, Dt, D1.3, Hdc) bằng sào kết hợp với thước dây,thước kẹp kính Tình hình sinh trưởng của cây được quan sát và đánh giá bằng

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Phần I: Mở đầu

Phân II: Nội dung nghiên cứu:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIEN CÂY XANH ĐÔ THỊ

Chương 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CÂY XANH TREN DIA BANHUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Chương 3: MỘT SO GIẢI PHAP PHÁT TRIEN CÂY XANH TREN DIA BAN HUYỆNTRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Phần III: Kết luận

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIEN CAY

XANH ĐÔ THỊ

1.1 Tổng quan về phát triển cây xanh đô thị

Khái niệm đô thi:

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi

nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm

chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả

nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng

Khái niệm cây xanh:

Cây xanh là lá phổi xanh của trái đất, nó là một trong những yếu tố quantrọng của môi trường sống và cân bằng môi trường xung quanh Cây xanh là

bao gồm tất cả các loài thực vật có môi trường sống khác nhau trong vùng địa

lý và chúng có khả năng quang hợp.

Khái niệm cây xanh đô thi:

Theo Nghị định SỐ : 64/2010/NĐ-CP, khái niệm cây xanh đô thị được hiểu

như sau: “Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn

chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị”

1.2 Đặc điểm và phân loại cây xanh đô thị:

1.2.1 Đặc điểm cây xanh đô thị

Cây xanh đô thị là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho cảnhquan đô thị Do gắn liền với khu vực đô thị thế nên cây xanh đô thị có những

đặc điểm khác biệt như:

Thứ nhất, cây xanh đô thị gắn liền với địa bàn đô thịẢnh hưởng của môi trường sống đã tác động đến việc trồng và chăm sóccây xanh tạo nên sự khác biệt giữa cây xanh đô thị và cây xanh được trồng ở

nông thôn Tại khu vực đô thị việc trang và chăm sóc cây xanh phải tuân thủ

theo những quy định chặt chẽ về chiều cao kích thước, khoảng cách giữa các

cây, tán cây, ngoài ra phải phù hợp với quy hoạch của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền quy định

Thứ hai, cây xanh đô thị phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan đô thị

Thiết kế cảnh quan đô thị gắn với quy hoạch giao thông, quy hoạch sử

dụng đất, dé nâng tầm cảnh quan đô thị ngoài ra không thể thiếu việc thiết

kế quy hoạch cây xanh do cây xanh giúp cảnh quan đô thị trở nên đẹp hơn

Thứ ba, Cây xanh đô thị chủ yếu do nhà nước trồng

10

Trang 11

Theo thống kê khác với ở nông thôn hơn 80% lượng cây xanh là do người

dân trồng, số ít còn lại được trồng bởi cơ quan nhà nước như khu vực UBND,bưu điện, ngân hàng, thì đối với khu vực đô thị cây xanh đều được nhà nước

trồng va chăm sóc Cây xanh đô thị được trồng chủ yếu ở các khu vực công

cộng, các tuyến đường lớn, công viên, trụ sở làm việc nhà nước, dưới sự

quản lý trực tiếp của nhà nước hoặc các đơn vị được nhà nước ủy quyền Tai

các vùng đô thị diện tích sử dụng đất dé dân trồng cây rất ít do mật độ dân số

ở các khu vực này khá đông.

1.2.2 Phân loại cây xanh đô thị

* Cây xanh sử dụng công cộng

Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên

đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa,vườn dạo, thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường) phục

vụ trực tiếp cho đô thị theo nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, rèn

luyện thân thé và mỹ quan đô thị Gồm các loại:

- Các dải cây xanh thành phố: thường được trồng theo các phố lớn ở 2

bên hoặc ở khoảng giữa tuyến đường Hình thức này còn được tổ chức trêncác tuyến đi bộ chính trong khu ở, trên các trục trung tâm đi bộ có xen kẽ các

kiến trúc nhỏ ghế đá nghỉ chân

- Cây xanh trong công viên thành phố: là loại hình cây xanh chiếm vị trí

quan trọng trong hệ thống cây xanh thành phố Tùy theo điều kiện địa hình cho

phép, công viên có thể bố trí đều trong khu dân cư và ở những nơi có địa hình

cảnh quan thiên nhiên đẹp Công viên là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa,giải trí nghi ngơi, thể thao, rèn luyện thân thé

- Các vườn hoa: là khuôn viên nhỏ hẹp kết hợp với các quảng trường

công cộng thành phố và các công trình kiến trúc nhỏ, làm tăng vẻ đẹp của tổng

thể kiến trúc đô thị Đây cũng là chỗ dừng chân, ngắm cảnh đô thị

* Cây xanh sử dụng hạn chếĐây là khu cây xanh công cộng nhưng chỉ phục vụ hạn chế cho một số đối

tượng mang tính chuyên dùng như cây xanh trong khu trường học, bệnh viện, khu công nghiệp

* Cây xanh có chức năng đặc biệt

Là khu cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng của quy hoạch Bao gồm các

khu cây xanh mang tính chất nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườn thú,

11

Trang 12

vườn ươm cây, các khu cây xanh cách lý bảo vệ, chống gió bão, gió nóng, gió

bụi

*Cây xanh chuyên dụng

Là cây xanh cách ly đường giao thông, cách ly hành lang lưới điện, cách ly

khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bệnh viện, dọc bờ mương, sông tiêu thoát

nước, vườn nghiên cứu thực vật, vườn ươm, cây phục vụ nghiên cứu khoa

học.

1.3 Vai trò của cây xanh đô thị

Môi trường đô thị đang bị tác động không nhỏ bởi khói bụi từ các khu

công nghiệp, chat thải sinh hoạt và tiếng Ồn gây nên tình trang ô nhiễm

nghiêm trọng, do tập trung đông dân cư và mật độ phương tiện giao thông

cao Ngoài việc môi trường bị ô nhiễm thì sự biến đổi khí hậu cũng đang là vấn

đề gây nhức nhối trên toàn cầu, để cải thiện tình trạng này thì biện pháp trỒng

cây xanh tại khu vực đô thị là vô cùng cần thiết Cây xanh đô thị đem lại nhiều

lợi ích như:

1.3.1 Góp phan tạo cảnh quan không gian xanh cho đô thịCây xanh đô thị đem lại giá trị tham mỹ trong kiến trúc và trang trí cảnhquan Tại các khu vực công cộng như công viên, đường phố, bệnh viện, trường

học cây xanh làm tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan nơi đây Việc kết hợp với

nghệ thuật thiết kế tạo hình từ việc trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo hình cây

xanh tạo sự đa dạng về chủng loại và màu sắc Với màu xanh chủ đạo những

khoảng xanh giúp cho không gian mang một diện mạo mới, mát mẻ đặc biệt vào mùa hè oi bức tại khu vực đô thị đông dân cư này.

1.3.2 Điều hòa nhiệt độ

Ngoài việc tạo ra mỹ quan đô thị cây xanh còn có tác dụng điều hoà

nhiệt độ bằng ngăn chặn bức xạ mặt trời ước tính trung bình có thể ngăn tới

80% lượng bức xạ mặt trời truyền tới Nhờ vào quá trình thoát hơi nước từ

mặt lá và thân cây cung cấp độ ẩm cho không khí Cây xanh trở thành bóng râm

chống lại quá trình lưu trữ nhiệt lượng bằng cách chắn ánh nắng trực tiếpchiếu xuống mặt đường Do đó nhiệt độ dưới tán cây lớn thường thấp hơn

những khu vực bi nắng chiếu trong vùng đô thi từ 5 — 8°C Theo nghiên cứu

khoa học chỉ ra, một cây xanh trưởng thành hấp thụ được 200 đến 290 lít

nước trong 1 năm tương đương với việc giảm 50% nhu cầu sử dụng điều hoà

12

Trang 13

tiết kiệm được các nguồn năng lượng khác Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại

cây nên khả năng điều hoà không khí khác nhau và sẽ thay đổi theo thời gian

1.3.3 Cây xanh giảm ô nhiễm không khí

- Trong không khí lượng CO2 chiếm 0,03%, tuy nhiên do mật độ dân cư

đông và lưu lượng giao thông cao cho nên hàm lượng CO2 luôn đạt ở mức cao

gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do cây xanh có khả năng hấp thụ khí

CO2 và thải ra khí O2 trong quá trình quang hợp góp phan làm thay đổi môi

trường không khí.

1.3.4 Cây xanh giảm bót tiếng Ôn

Cây xanh có tác dụng giảm tiếng Ồn bởi các sóng âm thanh được hấp thụ

bởi lá cây Ở nhiều thành phố lớn muốn giảm tiếng ồn đến từ các phương tiện

giao thông, tỪ các công trình xây dựng, người ta trồng nhiều cây xanh ở hai

bên đường, sử dụng cây xanh để phân làn đường để cho cây hấp thụ giảm thiểu

tiếng ồn Vì nó có khả năng hấp thụ 27% âm lượng, 73% âm lượng khuếch tán

và phan xạ di xa Tan cây dày đặc có khả năng hấp thụ âm thanh lớn, nhất là

khoảng cách 5 - 10m khả năng giảm tiếng 6n mạnh nhất Theo thực nghiệmkhoa học cho thấy dải cây xanh rộng 10m có thể giảm 30% tiếng On, rộng 20m cóthể giảm 40% tiếng ồn Các tuyến phố được trồng cây xanh theo dải dày đặc có

độ giảm tiếng ồn lên tới 5 lần so với đường phố không có cây xanh

1.3.5 Các vai trò khác

Ngoài những lợi ích trên cây xanh còn có tác dụng để kiểm soát giao

thông, cải thiện sức khỏe của con người bởi sự thanh lọc không khí, tạo cơ hội

về kinh tế vì những cây lâu năm có giá trị kinh tế rất cao Ở các tuyến đường

lớn cây xanh giúp phân làn đường vừa mang tính thẩm mỹ mà định hướng

đường đi cho tuyến đường Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng tốt

nhất vào ban đêm do dự phản chiếu từ các vạch kẻ đường

Cây xanh còn giúp chúng ta nhận biệt rõ nét nhất về sự biến đổi giữa cácmùa Ở các công viên cây xanh giúp xoa dịu tâm trạng, cải thiện tâm trạng tốt

1.4 Quy hoạch phát triển Cây xanh đô thị:

1.4.1 Khái niệm quy hoạch đô thị, quy hoạch cây xanh đô thị

Khái niệm quy hoạch đô thị

“Quy hoạch đô thị là hoạt động mà tổ chức các không gian, các kiến trúc,

các cảnh quan đô thị, các hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở

13

Trang 14

để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị được

thé hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”

( Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009) Khái niệm quy hoạch cây xanh đô thị

- Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.

- Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tong

diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực

mới; khu vực cũ, cải tạo và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất để

phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị

-_ Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thé: vị trí, quy mô, tính

chất, chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc

lựa chọn loại cây trỒng.

- Trong quy hoạch chỉ tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu

chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng;

xác định vị trí cây xanh trên đường phố

(Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về

quản lý cây xanh đô thị)

14

Trang 15

-_ Chính phủ thống nhất quản ly nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm

vi cả nước.

- BO Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà

nước về quy hoạch dé thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

- _ Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xâydựng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

- Uy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về

quy hoạch đô thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ

1.5 Chính sách phát triển cây xanh đô thị

Chính sách của nhà nước

Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về

mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Quyết định nguyên tắc chỉ dao: Phân bổ hợp lý nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ

và sản xuất giữa các vùng, nhưng phải tập trung chung cho các khu ưu tiên, kết

hợp trồng rừng tập trung và trong cây phân tán

Quyết định số 2214/QD-BNN-LN, ngày 03/08/2006 của Bộ trưởng BO NN &

PTNT về việc Phê duyệt Đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2006

-2020 đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển trồng cây phân tán

Quyết định 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ

Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, xác

định mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát Chiến lược phát lâm nghiệp giai đoạn 2006

-2020, trong đó xác định nhiệm vụ kinh tế Chiến lược cũng đề ra định hướng

phát triển rừng từ năm 2006 đến năm 2020, trong đó: Chú trọng phát triển

mạnh trồng cây lâm nghiệp phân tán

1.6 Bài học kinh nghiệm phát triển cây xanh đô thị

1.6.1 Bài học kinh nghiệm phát trién cây xanh đô thị tại các dia phương trong

nước

1.6.1.1 Kinh nghiệm của TP Việt Trì

Việt Trì với mục tiêu phát triển thành thành phố du lịch lễ hội, đây là nơi

cội nguồn của Dân tộc Việt Nam nơi các thờ phụng của các vị Vua Hùng đã có

15

Trang 16

công dựng nước và giữ nước, các công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được nâng

cao day mạnh kế hoạch triển khai Theo kế hoạch việc trồng mới cây xanh trêntoàn thành phố đặc biệt là các tuyến phố lớn như đường Hùng Vương, khu đôthị Trầm Sào, để góp phần tạo nên vẻ đẹp của thành phố, bảo vệ môi

trường và nâng cao mỹ quan đô thị.

Để thực hiện các mục tiêu xây dựng thành phố đã đề ra Thành phố Việt

Trì đã tăng cường quản lý và ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên

địa bàn thành phố Những quy định được đưa ra cụ thể về công tác quản lý cây

xanh, phân công rõ ràng các công việc cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp

bộ phận để dễ quản lý tiến trình thực hiện Không chỉ ở thành phố các cấp xã,phường, thôn, xóm, tổ dân phố cũng phải có trách nhiệm trong việc thực hiện

theo Quy định về quản lý cây xanh đô thị

Hai là, thành phố đã có những chính sách quy hoạch cây xanh trên địa bàn

tỪ việc cải tạo các các cây xanh và thay thế những cây xanh không còn khả

năng phát triển, trong cây mới dựa vào qua trình lập hồ sơ quản lý cây xanh

trên địa bàn Ban chỉ đạo Thành phố đề ra các tiêu chí tiêu chuẩn dé đưa thànhphố lên Đô thị loại I, trong chỉ đạo không chỉ quản lý về cây xanh mà còn phải

đầu tư các công trình như chỉnh trang vỉa hè, xây dựng các tuyến đường phù

hợp với vị trí, quy hoạch đất dành cho cây xanh và người dân sinh hoạt

Thứ ba, việc xây dựng Công viên Văn Lang cũng là một trong những chủ

trương mà thành phố quyết định, quy hoạch đất và diện tích trồng cây xanh để

tạo nên diện mạo mới và gây ấn tượng cho khách thập phương khi về với cộinguồn dân tộc và đặc biệt là thành phố Việt Trì

Ngoài những quy định và các chính sách, thành phố cũng tổ chức các budi

tuyên truyền vận động toàn dân tham gia trồng chăm sóc và bảo vệ cây xanh,

có trách nhiệm với việc phát triển thành pho

1.6.1.2 Kinh nghiệm của TP Pleiku

Cũng giống như Thành phố Việt Trì với mục tiêu phát triển thành phố thì

với Pleiku cũng day mạnh chủ trương phát triển cây xanh đô thị kết hợp vớinhiều loại cây bản địa đặc trưng tạo màu sắc đa dạng cho thành phố để trởthành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”

Thứ nhất, quy hoạch và thực hiện quy hoạch trồng cây xanh, thảm cỏ trừ

những con đường, những vị trí nội thành đã thành, cần giữ lại thì việc mở rộng

16

Trang 17

nội thành, đầu tư xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp đường phố, xây dựng hoa

viên, công viên, tiểu lâm viên hệ thống cây xanh đô thị có sự đa dạng vềchủng loại, chiều cao, tán cây, loài hoa, màu sắc (lá và hoa); ưu tiên chọn những

loài cây bản địa, tạo điểm nhấn cho từng con đường, khu phố, công viên, lâm

viên” Hiện ở TP Pleiku, trong tổng số 107 tuyến đường và một số công viên đã

trồng được 14.500 cây xanh mà theo ông Phạm Thế Tâm - Trưởng phòng Quản

lý đô thị TP Pleiku gồm 5.719 cây sao đen, 2.824 cây dầu rái, 2.661 cây thông,

532 cây bằng lăng số cây xanh còn lại phân bổ cho nhiều loài ban địa và ngoại

lai Hệ thống cây xanh trong đô thị không chỉ đẹp và thân thiện với cộng đồngdân cư, hài hòa với các công trình kiến trúc, tạo dấu ấn riêng của đô thị mà còn

đem lại hiệu quả cho cả kinh tế, môi trường, cảnh quan

Thứ hai, xã hội hóa việc trong cây xanh Thành phố thực hiện công tác

tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thành

phố đầu tư trồng và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ Nhất là trong khuôn viên các

cơ quan, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang, các khu-cụm công

nghiệp, tùy thực tế từng nơi cần dành diện tích thích hợp cho việc trồng cây

xanh, thảm cỏ và hoa Trong quy hoạch phát triển, mở rộng nội thành Pleiku ra

ngoại vi đã có quy hoạch những vành đai xanh, có thể dành diện tích đáng kểcho trồng rừng che chắn gió từ ngoại thành

Ba là, về công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về công

tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị

Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung

được UBND tỉnh thành phố quan tâm thực hiện UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quanthanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra Sở Xây dựng đã

chỉ đạo Công ty cây xanh tăng cường kiểm tra việc trồng mới, chăm sóc và bảo

trì cây xanh đô thị Qua kiểm tra đã phát hiện các cây xanh hư hỏng và đề xuất

phương án xử lý kịp thời nhằm hạn chế các thiệt hại về tính mạng, tài sản và

sức khỏe UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan thanh tra chuyên ngành và hành

chính tăng cường công tác thanh tra Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào việcchấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý nhà nước đối

với cây xanh đô thị Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thanh tra đã

kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời

và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

1.6.2 Kinh nghiệm phát trién cây xanh một số đô thị ngoài nước

17

Trang 18

1.6.2.1 Kinh nghiệm của Canada về xây dựng các Cộng đông nở hoaĐầu thé ki 21, Canada đã chú trọng đến thành phố xanh điều đó thể hiệnqua cuốn sách mang tên “Các thành phố có Ha tang xanh””Cuốn sách đã chỉ ra

các ưu nhược điểm của các lĩnh vực về hạ tầng đô thị: vấn đề giao thông đô thị,

xử lý chất thải,tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, va bên cạnh đó sách còn chỉ ra

các tiêu chí đánh giá Cộng đồng nở hoa - CIB :

Có 8 tiêu chí để lựa chọn cộng đồng nở hoa (CIB):

(1) Đường phố sạch sẽ ngăn nắp;

(2) Bảo tồn các công trình kiến trúc và các di san văn hóa;

(3) Giữ gìn cảnh quan thành phố;

(4) Bảo đảm độ che phủ của thành phố với nhiều màu xanh thiên nhiên;

(5) Có nhiều khu vực trong hoa;

(6) Có tái chế rác thải;

(7) Có sự tham gia tích cực của cộng đồng;

(8) Có sự quan tâm của chính quyền đô thị

Thành phố có nhiều Cộng đồng nở hoa là thành phố đạt được danh hiệu

Thành phố tiêu biểu của phong trào CIB.Branford là một trong những thành phốtiêu biểu của Canada về phong trào này Thành phố đã huy động mọi tang lớp

tham gia tle người lớn tuổi, các chị em phụ nữ và đặc biệt là các em học sinh

trong các trường tiểu học và trung học Các em được tổ chức các cuộc thi xây

dựng những vườn hoa đẹp từ thiết kế sáng tạo đến chăm sóc để vườn hoa

ngày càng tươi, tốt, xanh đẹp Các em cũng được vận động tham gia các cuộc thi

vẽ tranh trên những bức tường để tạo nên những mảng tường sinh động vàhấp dẫn Việc làm của các em đã tạo nên ý thức chăm sóc cây xanh, giữ gìn bảo

vệ cây xanh nơi mình sống và học tập Phong trào đã mang lại kết quả tốt và vô

cùng to lớn.

18

Trang 19

1.6.2.2 Kinh nghiệm từ Singapore

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý cây xanh ở SingaporeSingapore đã trở thành một đất nước nỗi tiếng trên thế giới với nhiều

thành công trên nhiều phương diện Là một đất nước có nền kinh tế rất pháttriển và người dân được sống trong một môi trường sống trong lành có cuộc

sống với chất lượng cao Tầm nhìn của Singapore là: Xây dựng đất nước thành

một khu vườn chung của mọi người, mảng xanh là một phan trong đời sống của

người dân, nhiệm vụ tạo nên môi trường sống tốt nhất với mảng xanh tuyệthảo Tổng Cục công viên quốc gia (National Parks) quản lý công viên, mảng xanh

đô thị và ý tưởng thành phố vườn được thực hiện xuyên suốt từ những năm 60

đến nay cùng với những chiến lược theo từng thập niên Chiến lược xây dựng

thành phố vườn được chia thành các thời kỳ:

- Chiến lược thành phố vườn thập niên 60: Singapore xanh và sạch;

Trồng cây ven đường; Tạo nên những công viên và khoảng không gian mở

- Chiến lược thành phố vườn thập niên 70: Quy hoạch trồng cây ven

đường; Trồng nhiều cây có màu sắc như: bông giấy, kèn hồng, đầu lân ; Các dự

án đặc biệt để trồng cây, dây leo trên trụ đèn, tường chắn, cầu vượt ; Trồng

cây trong bãi đậu xe; Ban hành luật công viên cây xanh.

- _ Chiến lược thành phố vườn thập niên 80: Trồng cây ăn trái như xoài;

Chuyên biệt hoá các công trình vui chơi giải trí; Cơ giới hoá và số hoá: xe tưới

nước, máy cắt cỏ ; Trồng cây da màu sắc, có mùi hương; Ban hành luật bảotỒn cây xanh

19

Trang 20

- Chiến lược thành phố vườn thập niên 90: Xây dựng nhiều công viên

vườn hoa cây xanh với những chức năng chuyên biệt như: Công viên cân bằng

sinh thái như: công viên thiên nhiên, Công viên (CV) theo chủ đề như: CV bờ biển

Đông, CV đồi Telok Blangah, Khu dự trữ ngập nước Sungei Buloh, vườn thực vậtquốc gia Singapore Các công viên theo vùng, các công viên vườn hoa trong từng

khu nhà ở Điều rất quan trọng là làm sao huy động được cao nhất sự tham gia

của cộng đồng

Các tuyến đường tạo Hệ thống kết nối CV, hành lang xanh, có thể đi xedap, đi bộ dọc theo các kênh thoát nước, đường ven biển Các công trình tiện

nghỉ nghi ngơi,vui chơi giải trí, các tượng đài, khám phá thiên nhiên.

Cải tạo nâng cấp các công viên cũ: CV Mt Faber, CV West coast Tạo đường

đi bộ râm mát: đường Orchard.

Phát triển hạ tầng xanh: Cây xanh ven đường như xương sống của thành

phố vườn; Mở rộng công viên quốc gia Singapore; Xanh hóa tang cao: sân

thượng, balcon, mái nhà, vách đứng ; Tạo cảnh quan cây xanh dọc sông, kênh,

rạch; Tạo đường kết nối công viên, hành lang xanh năm 2007 - 74km

Biến Singapore thành cổng kết nối thông tin của ngành làm vườn Thế giới:

Mặc dù đất đai nhỏ chỉ trên 700 km2 nhưng Singapore đã có chủ trương xây

dựng trở thành một địa chỉ toàn cầu về ngành nghề liên quan tới cây xanh với

các biện pháp sau:

- Tổ chức lễ hội hoa Singapore;

20

Trang 21

- Giải thưởng cho các thiết kế cảnh quan công viên xuất sắc; lần đầu tiên

trên thế giới các nhà thiết kế đạt giải tụ họp tại Singapore, với trên 200.000

khách trong vòng 10 ngày.

- - Nuôi dưỡng các tài năng và ngành công nghiệp làm việc tại chỗ: Quyhoạch tổng thể công nghiệp cảnh quan; Tái thiết và huấn luyện kỹ năng; Hội

đồng công nghiệp cảnh quan Singapore; Chứng chỉ và kỹ năng hành nghề; Kích

hoạt và nâng cao hình ảnh ngành công nghiệp; Nâng cao sức sản xuất; Cải thiện

kỹ năng hành nghề.

- Thử nghiệm các ý tưởng mới: Trung tâm quản lý đô thị và môi trường

xanh; Khám phá các kỹ năng huấn luyện ở những lĩnh vực mới;

- Cai thiện hiệu quả và năng lực kỹ thuật.

Từ thành phố vườn đến thành phố trong vườn, tiến trình có 3 cực: Phát

triển hạ tầng xanh; Biến Singapore thành cong kết nối thông tin của ngành làm

vườn; Kích hoạt sự yêu thích sở hữu, đam mê mảng xanh của cộng đồng

Với chủ trương kết nối khối liên minh PPP: Nhà nước - Tư nhân - Cộng

đồng (Public, Private, People), Singapore đã có nhiều giải pháp như: Xây dựngQuỹ thành phố vườn, Chương trình Tình nguyện xanh, xây dựng các nhóm cộng

đồng, trường học, doanh nghiệp và các công ty gắn kết chặt chế với các Trung

tâm sinh thái và mảng xanh của nhà nước.

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN CAY XANH TREN

DIA BAN HUYỆN TRỰC NINH,

TINH NAM DINH

2.1 Khái quát phát triển đô thị huyện Trực Ninh, tinh Nam Dinh

Trang 22

- Phía Đông Bắc giáp với huyện Xuân Trường, Hải Hậu

- Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình

- Phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Hải Hậu Nghĩa Hưng

- Phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng Nam Trực

`

Địa hình

Nguôn: Bản đồ Việt Nam

Địa hình huyện mang đặc điểm địa hình đồng bằng châu thổ, địa hình khá

bằng phẳng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng củađồng bằng Bắc bộ Lãnh thổ là đồng bằng do sự bồi đắp phù sa của sông Hong

và sông Ninh Cơ bao bọc lãnh thổ, chia lãnh thổ huyện thành các tiểu vùng:

Vùng Bắc (13 xã và 2 thị trấn) và vùng Nam (6 xã)

Khí hậu

Trực Ninh mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu đồng bằng sông

Hồng,là khu vực nhiệt đới gió mùa nóng Am mưa nhiễu, có 4 mùa rõ rệt Điềukiện khí hậu Trực Ninh rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, cho

sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật

22

Trang 23

+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hang năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt

độ trung bình lớn hơn 20°C từ tháng 8 - 9 tháng Mùa đông, nhiệt độ trung bình

là 18°C, mùa hạ nhiệt độ trung bình là 27°C tháng nóng nhất là tháng nóng nhất

là tháng 7 và tháng 8

+ Độ Am: độ ẩm không khí tương đối cao,trung bình năm từ 80-85% giữa

tháng có độ âm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều

+ Chế độ mưa lượng mưa trung bình trong năm tỪ 1.700 -1.800 mm phân

bố tương đối đồng đều trên toàn bộ huyện

+ Nang: hang năm trung bình có tới 250 ngày nắng, vụ hè thu có số gid’nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm

+ Gió: hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60-70%, tốc độ

gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với

tần suất 50 -70%, tốc độ gió trung bình 1,9 -2,2 m/s

+ Bão: do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnhhưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân tỪ 4-6 trận /năm

Thủy văn

- Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các con sông: sôngHồng sông Ninh Cơ và chế độ thủy triều Trực Ninh có hệ thống sông ngòi khádày đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7-0,9 km/km? Các dòng

sông chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Hiện tại sông Hồng, sông Ninh

Cơ là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người

dân trên đại bàn

Tài nguyên

Tài nguyên đấtĐược sông Hồng và sông Ninh Cơ hàng năm đem phù sa về bồi đắp nênđất đai của huyện rất màu mỡ Tài nguyên đất của huyện chủ yếu là đất phù sa

trẻ (Fluvisols) và đất cát, trong đó đất đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm diện tích

lớn.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt tại Nam Định được đánh giá là khá phong phú, tập

trung chính tại cac sông lớn (sông Hồng, sông Ninh Cơ) Hiện nay, nước sông

đang là nguồn cung cấp nước chính cho các nhu cầu thiết yếu của người dân

trong mọi hoạt động như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và hoạt

động nuôi trồng thuỷ sản

23

Trang 24

Mùa lũ trên các sông từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10 Mùa cạn bắt đầu

tỪ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Các mùa lũ lớn là tháng 7, 8, 9 lượng nướcchiếm 50-70% lượng nước cả năm Chính vì vậy, tài nguyên nước mặt huyệnTrực Ninh khá dồi dào đặc biệt trong mùa lũ

Sông Ninh Cơ chảy vắt ngang huyện vừa có tác dụng tưới tiêu cho đồng

ruộng vừa tạo điều kiện cho giao thông đường thuy

c Tài nguyên du lịch:

Hiện nay, Trực Ninh co hang trăm đền, chua, nha thờ, nhiều công trình

kiến trục cổ Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ

du lịch trên địa bàn huyện.

Chua Cổ Lễ (Thần Quang) - công trình kiến truc tuyệt tac; được xây dựng

từ thời Ly, chủa Thần Quang (tức Thần Quang Tự) ở Cổ Lễ thờ Phật va đại thiền

sư Nguyễn Minh Không Điểm nỗi bật nhất là tháp ở chùa Cổ Lễ, thap được xây

dựng năm 1921, cao 32 met, co 13 tầng với 62 bậc xoay trôn ốc từ chân lên

đỉnh, la một trong số it những thap chua dep, uy nghỉ được xây dựng ở Việt

Nam Qua chuông đồng ở chua Cổ Lễ nặng tới 9 tấn, cao 4,2 met, đường kính

2,3 met Trai qua hang thế ky dai dầu bao, gio, nắng, mưa va ca chiến tranh acliệt, thap chua Cổ Lễ tuy co bi lun nghiêng nhưng vẫn được bao tồn nguyên vẹn

2.1.2 Điêu kiện xã hội

Dân số

- Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2020 dân số toàn huyện là

178.103 người chiếm 9.86% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số toàn huyện là

1237 người/km? Do dân số tăng gia tăng nhanh đã làm cho nhu cầu về đất ở,đất xây dựng, đất canh tác cây lương thực thực phẩm tăng theo tạo nên sức

ép mạnh mẽ lên tài nguyên vốn đã hạn hẹp của huyện

Lao động

- Tổng số người trong độ tudi lao động là 108.642 người chiếm 61% tổng

dân số toàn huyện Trong đó lao động nông nghiệp — thủy sản là 68.043 người

chiếm 62,63% tổng lao động xã hội toàn huyện, lao động công nghiệp và xâydựng là 26.378 người chiếm 24,28%, lao động dịch vụ là 14.221 người chiếm

13,09% Sự chuyển dịch kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch các thành phan lao

động (số liệu thống kê năm 2020)

vê y tế

24

Trang 25

- Tính đến tháng 12/2020 toàn huyện có 1 bệnh viện và 1 phòng khám (số

liệu thống kê năm 2020), mặc dù những năm qua còn gặp nhiều khókhăn do cơ sở vật chất xuống cấp, điều kiện khám chữa bệnh cho nhândân còn gặp nhiều hạn chế nhưng ngành y tế đã cố gắng khắc phục, đạtđược những kết qua đáng khích lệ Củng cố mạng lưới y tế cơ sở tỪ

nông thôn đến các trạm y tế xã bệnh viện huyện nâng cao trình độ quản

ly nghiệp vụ chủ động phòng chống dịch bệnh, đổi mới nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh.

Về giáo dục

- Day mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện đã có

47 trường công lập đạt chuẩn Đội ngũ giáo viên các cấp được đảm bảo về sốlượng, từng bước nâng lên về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học trong

giai đoạn hiện nay.

2.1.3 Điêu kiện vê kinh tế

Nông nghiệp

Do được phù sa của sông HỒng và sông Ninh Cơ bồi đắp đã tạo những

điều kiện thuận lợi để Trực Ninh phát triển nông nghiệp Đất đai mau mỡ, khíhậu ôn hoa, nguồn nước dồi dao, những năm qua Trực Ninh phat triển nền san

xuất nông nghiệp đa dạng, theo hướng san xuất hang hoa Nhờ sự quan tâm

đầu tư hệ thống thủy lợi, ruộng đất Trực Ninh đã cấy được hai, ba vụ quanh

năm xanh tốt, la vung trọng điểm lua cua tỉnh

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Trực Ninh đã có bước

phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hang hoá Toàn huyện đã chuyển 322

ha cấy lúa hiệu quả thấp, đất bãi ven sông sang trồng rau màu, cây công nghiệp

và nuôi thuỷ sản đạt giá trị kinh tế cao

Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng là 18.891 ha, bằng 98,45%, nên hệ số

quay vòng đất là 2,55 lần, giảm 0,03 lần so với cùng kỳ; do tích cực ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có khả năng chịu sâu bệnh tốt, chonăng suất và giá trị kinh tế cao; sản lượng lương thực đạt 101.724 tấn, vượt

kế hoạch 324 tan, tăng 0,3 so với cùng kỳ; giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác

92,5 triệu đồng, vượt kế hoạch 12,5 triệu đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ

Diện tích trồng cây màu 2.890 ha, bằng 92% so với cùng kỳ (giảm 250 ha

do ảnh hưởng của thời tiết); trong đó cấy vụ đông 1.061 ha, đạt 76% kế hoạch,

bằng 88% so với cùng kỳ (trồng trên đất 2 lúa 198 ha, đạt 40% kế hoạch, bằng

25

Trang 26

60% so với cùng kỳ) Các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, thu nhập

bình quân 48,2 triệu đồng/ha, tăng 2,2 triệu đồng/ha so với cùng kỳ

Diện tích trỒng lúa 15.836 ha bằng 99,57%, giảm 69 ha do chuyển mụcđích sử dụng đất Do chủ động chỉ đạo cơ cấu giống hợp lý giữa lúa lai và lúa

bắc thơm, day sớm thời vụ gieo cấy, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm

canh; tổ chức phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng quy trình, nên đã hạn chế

thấp nhất tác hại của sâu bệnh, thời tiết: Năng suất lúa cả năm đứng thứ 2

toàn tỉnh, đạt 126,1 tạ/ha, vượt kế hoạch 1,1 tạ/ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ;

lúa chiêm xuân 7.900 ha, bằng 99,81% so với cùng ky, nang suất lúa đạt 73,4tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha so với cùng kỳ; lúa mùa 7.936 ha, bằng 99,32% so với

cùng kỳ, năng suất đứng đầu tỉnh, đạt 52,7 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với cùng

kỳ.

e Chăn nuôi: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh phát sinh trên đàn

gia cầm tại 5 hộ xã Việt Hùng; dịch lở mdm long móng tại 3 hộ xã Trực Hùng,

dịch tai xanh tại 13 hộ xã Trực Phú Song UBND huyện chỉ đạo quyết liệt công

tác tiêm phòng, đạt tỷ lệ cao hơn so với cùng kỳ, áp dụng đồng bộ các biệnpháp cấp bách phòng chống dịch, trong thời gian ngắn đã dập tắt ngay được

dịch; lập thủ tục đề nghị hỗ trợ kịp thời cho các hộ có gia súc, gia cầm bị tiêu

hủy, theo quy định Do hệ số quay vòng sản xuất và trọng lượng đầu lợn xuất

chudng tăng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 16.037 tấn, vượt kế

hoạch 2,2%, tăng 7,3% so với cùng kỳ Thời điểm 01/10, tổng đàn lợn 98.372

con, bằng 104,8%; trâu, bò 1.860 con, bằng 91%; đàn gia cầm 835.300 con,bằng 110,2% so với cùng kỳ

eThủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 1.063 ha, tăng 7 ha so với cùng kỳ;

các mô hình nuôi trồng phát triển Ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu

nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, tăng từ 20 - 30 triệu đồng/ha/năm so với

cùng kỳ Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 5.018 tấn, vượt kế hoạch

6,8%, tăng 10,9% so với cùng kỳ.

eThủy lợi - phòng chống lụt bão: Thực hiện chiến dịch làm thủy lợi nội

đồng đông xuân năm 2017 - 2021, kết hợp đắp áp trúc, mở rộng các tuyếnđường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch phát triển sản xuấtnông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM); đã đào đắp được 492.002 m3,vượt 42,8% kế hoạch Chủ động tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm

2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018; đặc biệt xây dựng và tổ chức thực hiện

26

Trang 27

phương án trọng điểm, khởi công xây dựng và hoàn thành, đưa vào sử dụng

nhiều công trình phòng chống lụt bão trước mùa mưa lũ; 1 công trình đầu mối,

2 công trình cấp I, 9 công trình cấp II TỔ chức diễn tập phòng, chống, giảm

nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tại kè sông Ninh Cơ địa phận xã Trực Thanhđảm bảo an toàn, thiết thực Thường xuyên kiểm tra, xử lý những vi phạm đêđiều, công trình thủy lợi, phát quang mái dé, xử lý An họa, duy tu, sửa chữa kịpthời những hư hỏng đê điều, công trình thủy lợi; điều tiết nước hợp lý phục vụ

cho sản xuất và đời sống dân sinh

eXây dựng nông thôn mới: Trên cơ sở kết quả 1 năm thực hiện chương

trình xây dựng nông thôn mới, sự chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, Huyện Ủy,

UBND huyện đã tổ chức sơ kết và phát động phong trào thi đua “cả huyện

chung sức xây dựng nông thôn mới”, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến

cơ sở và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực Huy động các nguồn lực,

vận động các tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng các công trình

kết cấu hạ tầng; thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở

sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng

thu nhập cho lao động, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tích cực, kết quả như

sau:

+ Xã Trực Nội thực hiện thí điểm, đã đầu tư xây dựng 11 công trình, với

tong kinh phí 35,05 tỷ đồng, đạt 13 tiêu chí

+ 6 xã tham gia đợt 1 đã đầu tư xây dựng 37 công trình, với tổng kinh phí

trên 80 tỷ đồng; xã Trực Hùng đạt 10 tiêu chí, Trực Hưng đạt 8 tiêu chí; xã Trực

Thanh, Trung Đông, Việt Hùng đạt 7 tiêu chí.

2.1.4 Công nghiệp tiéu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mai

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện đãtập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó

khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là về chính sách thuế, vay vốn, thay đổi

ngành nghề sản xuất kinh doanh, chuyển mục dich sử dụng dat, đổi mới công

nghệ, phối hợp tổ chức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcphục vụ cho sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh

nghiệp Các ngành nghề dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí tiếp tục Ổnđịnh, phát triển; nên giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước đạt 1.090 tỷ đồng,vượt kế hoạch 0,93%, tăng 22,8% so với cùng kỳ

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển cả

27

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Ban đồ hành chính tỉnh Nam Định - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Hình 2.1 Ban đồ hành chính tỉnh Nam Định (Trang 22)
Bảng 2.1. Số lượng loài, số lượng cây tại các tuyến đường huyện Trực Ninh - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Bảng 2.1. Số lượng loài, số lượng cây tại các tuyến đường huyện Trực Ninh (Trang 29)
Bảng 2.2. Thành phân loài cây bóng mát tại các tuyến đường trên địa bàn - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Bảng 2.2. Thành phân loài cây bóng mát tại các tuyến đường trên địa bàn (Trang 30)
Bảng 2.3. Tình hình sinh trưởng của một số loài cây bóng mát pho biến trên - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Bảng 2.3. Tình hình sinh trưởng của một số loài cây bóng mát pho biến trên (Trang 32)
Bảng 2.4: Nguồn ngân sách thành phố cấp hỗ trợ kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận động giai đoạn 2018-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển cây xanh trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Bảng 2.4 Nguồn ngân sách thành phố cấp hỗ trợ kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận động giai đoạn 2018-2020 (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN