1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam

43 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Tác giả Chanthaphone Vannita
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Cụng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 9,51 MB

Nội dung

Các nghiên cứu định lượng thường tập trung phân tích năng suất nhân tố tổng hopTFP, hiệu quả kỹ thuật và mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế,tăng trưởng của ngành.. Trong bối

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA KINH TE HOC

DE TAI: CAC NHAN TO TAC DONG DEN NANG SUAT LAO DONGCUA CAC DOANH NGHIEP TRONG NGANH CONG NGHIEP THUC

PHAM O VIET NAM

SINH VIEN : Chanthaphone Vannita

Trang 2

1.2 Mục đích nghiÊn CỨU œ- << œ6 2 9 999 90401 098058098858898 896 5

1.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU G5 6 <5 %9 %9 899498949998998994989949888959696866 6

1.4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứU - 2-5 sssssssese=sessessesses 6

1.5 Phương pháp nghiÊn CỨU << <5 Ă S5 S9 %9 994 9599998994 558995936 6

1.6 Kết cấu chuyên đề s- se se se tssvestxserserstesrsserserserssrrsrrserssre 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN CÁC NGHIÊN CUUTHUC NGHIEM về các nhân té tác động đến năng suất lao động 8

1.1 Khái niệm và đo lường năng suất lao động ° s scses 8

1.3.1 Các nghién CỨM QUOC KỄ - - +: ©+S++E£+EE+E‡EEEEEEEEEEEEEE211212121211111 xe, 14

1.3.2 Các nghiÊH CU fFOHØ HHƯỚC SH HH ng ệt 16

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN NANGSUÁT LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHÁM Ở

Trang 3

CHUONG 3: KET LUẬN VA HAM Ý CHÍNH SÁCH - 37khí co nh 37

3.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động của doanhnghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam - 5-5 s2 s«e 38

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. 2-25 ©ss5ssesse 41

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

BANG BIEU

Bảng 2.1 Co cầu doanh nghiệp các tiêu ngành theo loại hình sở hữu 20Bảng 2.2 NSLD tính trên người lao động theo các tiểu ngành «- 24

Bang 2.3 Các biến sử dụng trong mô hình nghiên CỨU .sssssss«e 27

Bang 2.4 Các yếu tô chính tác động đến NSLĐ doanh nghiệp ngành CNTP giai

Goan 82020000055 28

Bảng 2.5 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg, Kiểm định Wald

và kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier s s esss<ses<es 29

Bảng 2.6 Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến NSLD trong ngành

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT

KY HIEU VIET TAT CUM TU DAY DU

CNTP Công nghiệp thực pham

DN Doanh nghiệp

NSLĐ Năng suất lao động

GDP Tổng sản phẩm nội địa

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Năng suất lao động (NSLĐ) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế và xã hội của một quốc gia NSLĐ quyết định tăng trưởng của một quốc gia,

mức sống của người dân, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Ngàynay, khái niệm này không chỉ được các nhà kinh tế và quản lý biết đến mà cònđược sự quan tâm của tất cả các bên tham gia vào hoạt động kinh tế NSLĐ cóthể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Việc xác định và nghiên cứu các yếu tố nàyrất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo

các cấp, và chủ doanh nghiệp Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

ngày càng sâu rộng với sự cạnh tranh gay gắt, dé tồn tại và phát triển, một trongnhững yêu cầu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay là phải

tăng NSLD.

Có nhiều công trình nghiên cứu về năng suất nói chung và NSLĐ nói riêng

Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu phân tích NSLĐ xã hội ở cấp độ nền kinh tế

(GDP/Lao động đang làm việc) Các nhà nghiên cứu thường tập trung tính toán,

mô tả NSLĐ và phân tích nguyên nhân NSLĐ thấp và đề xuất giải pháp Các

nghiên cứu định lượng thường tập trung phân tích năng suất nhân tố tổng hop(TFP), hiệu quả kỹ thuật và mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế,tăng trưởng của ngành Chưa có nhiều nghiên cứu phân tích sâu về NSLĐ trongngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân to tác động đến NSLDcủa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam” nhằmphân tích thực trạng NSLĐ và các nhân tổ tác động đến NSLĐ của các doanhnghiệp trong ngành, qua đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng caoNSLD của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là tính toán và phân tích biến động của NSLD và đánhgiá tác động của các nhân tố đến NSLĐ nhằm có căn cứ khoa học cho việc đềxuất các khuyến nghị giải pháp tăng NSLĐ của các doanh nghiệp ngành CNTP ở

Trang 7

Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên dé được cụ thé hóa bằng một số câu hỏi

nghiên cứu như sau:

- Thực trạng NSLD trong ngành CNTP ở Việt Nam ra sao trong giai đoạn nghiên cứu?

- Những nhân tố nào tác động đến NSLĐ của các doanh nghiệp ngànhCNTP ở Việt Nam va mức độ tác động từng nhân tố như thé nào?

- Cần có những giải pháp chính sách gì để tăng NSLĐ trong ngành CNTP ở

Việt Nam trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: NSLD và các nhân tố tác động đến NSLĐ

+ Pham vi thời gian: Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2020

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề giải quyết mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, chuyên

Trang 8

1.6 Kết cầu chuyên đềNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu

thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các

nhân tổ tác động đến năng suất lao động

Chương 2: Ước lượng các nhân tố tác động đến năng suất lao động trongngành công nghiệp thực pham ở Việt Nam

Chương 3: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

THUC NGHIỆM VE CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN NĂNG SUÁT

LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm và đo lường năng suất lao động

1.1.1 Khái niệm

Trong thực tế, có nhiều thước đo năng suất khác nhau Sự lựa chọn thước

đo nào phụ thuộc vào mục đích đo lường năng suất và trong nhiều trường hợp

phụ thuộc vào tính khả dụng của dit liệu Theo OECD (2001), năng suất có théđược phân loại thành thước đo năng suất một nhân tố (liên quan đến đo lường

đầu ra cho một nhân tố đầu vào) hoặc các thước đo năng suất đa nhân tố (liên

quan đến đo lường đầu ra cho một tập hợp các đầu vào) Một điểm khác biệt, có

liên quan đặc biệt ở cấp độ ngành hoặc doanh nghiệp là ngoài các thước đo năng

suất liên quan đến gia tri tong sản lượng với một hoặc một số đầu vào, có thể sửdụng khái niệm giá trị gia tăng để đo lường đầu ra

Trong số các thước đo năng suất, năng suất lao động (NSLĐ) là một thước

đo hữu ich, vì NSLD liên quan đến yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất

và tương đối dễ tính toán Ngoài ra, NSLĐ là yếu tố chính quyết định đến mức

sông (được đo bằng thu nhập bình quân đầu người) và như vay, NSLD có thé hỗ

trợ việc đưa ra những chính sách quan trọng NSLD phản ánh năng lực cá nhân

của người lao động hoặc cường độ của những nỗ lực của họ NSLĐ phản ánh

mức độ kết hợp lao động hiệu quả với các yêu tô sản xuất khác, bao nhiêu trong

số các đầu vào khác này có sẵn cho mỗi công nhân Điều này làm cho NSLĐ là

điểm khởi đầu tốt dé phân tích một số yêu tố kinh tế khác

Như đã biết, năng suất là thước đo mức độ hiệu quả do con người và các

đơn vị sản xuất (doanh nghiệp) chuyển đổi nguồn lực sản xuất (ví dụ như laođộng và vốn) dé tạo ra sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội Trong s6 các

phương pháp đo lường năng suất như năng suất nhân tố tổng hợp hoặc năng suất

vốn, thì NSLĐ là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích kinh tế và thống kêcủa doanh nhiệp, ngành cũng như một quốc gia

Theo OECD (2001), năng suất lao động (NSLĐ) được tính bằng lượng sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tao ra trên một đơn vi lao động tham

Trang 10

gia vào hoạt động sản xuất Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nềnkinh tế là tổng sản phẩm trong nước (GDP) Lao động tham gia vào hoạt độngsản xuất tạo ra GDP phản ánh thời gian, công sức và kỹ năng của lực lượng laođộng và thường được tính bằng lao động đang làm việc, giờ công lao động, hay

lực lượng lao động được điều chỉnh theo chất lượng

Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, NSLĐ xã hội là chỉtiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng GDP tính bình quânmột lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm NSLD xã hội đượctính theo công thức sau: NSLĐ xã hội = Tổng sản phẩm trong nước (GDP)/Téng

số người làm việc bình quân

NSLD thường được phân tử theo ngành kinh tế (hoặc khu vực kinh tế) vàloại hình kinh tế Nguồn số liệu tỉnh NSLĐ được lấy từ: (¡) Số liệu GDP hàngnam; (ii) Số lao động đang làm việc bình quân (số lao động có việc làm) Cả hailoại chỉ tiêu này được thu thập, tính toán theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ

tiêu GDP được Tổng cục Thống kê áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn

thông tin và phương pháp tính theo đúng quy định trong hệ thống tài khoản quốcgia của Liên hợp quốc; chỉ tiêu lao động đang làm việc (lao động có việc làm)được tính theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

NSLĐ là dạng chỉ tiêu năng suất bộ phận phản ánh năng lực tạo ra của cải,

hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm,

lượng giá tri được tạo ra trong một đơn vi thời gian trên một lao động hoặc trên

giờ công lao động NSLD là chỉ tiêu quan trọng nhất thé hiện tính chất và trình

độ tiễn bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản

xuất NSLĐ được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của

người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã

hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất cũngnhư các điều kiện tự nhiên NSLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng tác

động tới sức cạnh tranh của Ngành, Doanh nghiệp, đặc biệt, NSLD lại phản ánh

yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển

1.1.2 Cách tính năng suất lao độngCông thức chung dé tính NSLĐ: NSLĐ = Đầu ra / Đầu vào lao động

Trang 11

Đầu ra có thé tính bang Tổng giá trị sản lượng hoặc Giá trị gia tăng (hoặc

GDP ở cấp độ nền kinh tế) Tuy nhiên khi sử dụng Tổng giá trị sản lượng làm

đầu ra dé tính năng suất thì có sự hạn chế vì trong Tổng giá trị sản lượng baogồm cả các chi phí trung gian, mà phan chi phí trung gian là giá trị do nhà cungcấp tạo ra, nên khi sử dụng tổng giá trị sản lượng thì không phản ánh đúng giá trịtạo ra của doanh nghiệp hoặc của ngành, kết quả phân tích sẽ không chính xác,đặc biệt đối với những ngành có chi phí trung gian chiếm tỷ trọng lớn Vì vậy,giá trị gia tăng thường được sử dụng trong đánh giá năng suất cấp độ ngành Mặc

dù khái niệm giá tri gia tang được hình thành từ cách đây hơn hai trăm năm

nhưng bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 20 của Thế kỷ 20, vớivai trò là cơ sở cho hệ thống thưởng và khuyến khích người lao động Đến nhữngnăm 1950-1960, nhiều doanh nghiệp Châu Âu bắt đầu sử dụng khái niệm này

trong đánh giá hiệu quả doanh nghiệp Vào những năm 1970, giá trị gia tăng thực

sự được sử dụng phổ biến với mục tiêu cải tiễn năng suất

Giá trị gia tăng là giá trị mới được tạo ra từ quá trình sản xuất hay cung cấp

dịch vụ nhờ nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp gồm ngườilao động và những người cùng góp vốn (các nhà đầu tư và các cô đông) Giá trịgia tăng tạo ra sẽ được dùng dé trả cho những người có đóng góp vào việc tạo ra

nó dưới dạng tiền lương và phụ cấp lao động, lãi suất vay vốn, cô tức và lợi

nhuận.

Đầu vào lao động: có thể đo băng số lao động (ký hiệu N), hoặc số lao động

quy đổi làm việc toàn thời gian (Ký hiệu FTE) được tính bằng tổng số giờ làm

việc chia cho số giờ làm việc bình quân thực tế của công nhân làm việc toàn thờigian, hoặc Số giờ công lao động (ký hiệu H)

Từ khía cạnh phân tích sản xuất, bỏ qua sự khác biệt về chất lượng tại cácthời điểm, đầu vào lao động đo theo giờ công lao động là thích hợp nhất Trong

tính toán NSLĐ, nếu sử dụng số lao động sẽ không thé hiện được sức lao độngđược chuyền vào sản xuất, dẫn đến kết quả bị ảnh hưởng nhiều bởi công việc bán

thời gian hoặc làm thêm giờ, sự văng mặt, thiếu việc làm , vi vậy khi tính đầu

vào lao động dựa trên số giờ làm việc sẽ phản ánh tốt hơn

Vì sự đóng góp của người lao động vào quá trình sản xuât bao gôm đóng

10

Trang 12

gĩp sức lực và trí tuệ, nên một giờ làm việc của người này sẽ đĩng gĩp khác với

một giờ làm việc của người khác do sự khác biệt về kỹ năng, giáo dục, y tế vàkinh nghiệm chuyên mơn Phân biệt đầu vào lao động theo kỹ năng giúp nắm bắtđược ảnh hưởng của chất lượng lao động đối với sự tăng trưởng đầu ra và tăng

NSLD Nhưng dé cĩ được sự phân biệt này thì cần cĩ dữ liệu và các nghiên cứu

chuyên sâu Tối thiểu phải cĩ số liệu về giờ lao động chia nhỏ ra theo các đặc

tính của lao động và thù lao theo từng đặc tính lao động.

1.2 Các nhân tố tác động đến năng suất lao động1.2.1 Mơ hình tân cỗ điển xác định năng suất lao động và các nhân tổ

tác động

Hàm sản xuất Q= AF( L,K) cĩ hiệu suất khơng thay đổi theo quy mơ nếuvới mọi z>0 bat kỳ ta cĩ zQ=AF(ZL,zK) trong đĩ Q là giá trị sản lượng dau ra,các đầu vào là Lao động (L), Vốn (K) Nếu đặt Z= 1/L ta sẽ cĩ hàm năng suất laođộng Q/L = AF(1, K/L) Như vậy, NSLĐ (Q/L) phụ thuộc vào cường độ vốn(K/L) và trình độ cơng nghệ (A) Dé làm rõ điều này, giả sử rằng hàm sản xuất cĩ

dạng.

0,=AKƑL“,0<à<l (1.1)

Trong đĩ K biểu thị lượng vốn, L là lao động, Y là sản lượng va A là TFP

phụ thuộc vao trình độ cơng nghệ Chia hàm san xuất (1.1) cho lao động (L), ta

thu được một biéu thức liên hệ NSLĐ với vốn trên mỗi cơng nhân:

a

K

dy = 4% =Ak", (1.2)

t

Trong (1.2) q=Q/L biểu thi NSLĐ và k=K/L là tỷ lệ vốn trên lao độnghay

cường độ vốn Từ phương trình (1.2) cho thấy trình động cơng nghệ và tỷ lệ vốn

trên lao động là hai yếu tố chính quyết định NSLĐ

1.2.2 Mơ hình tổng thé các nhân tơ tác động đến năng suất lao độngTrong tiểu mục này chuyên đề xác định các yếu tố chính, những yếu tố làmỗi quan tâm chính khi phân tích NSLĐ Dé hiểu rõ về NSLD và dé cĩ thé đềxuất những chương trình cải tiến NSLĐ, việc xem xét các yếu tơ tác động đếnNSLD là rất cần thiết

11

Trang 13

Quá trình sản xuất là một hệ thống xã hội phức tạp, thích ứng và liên tục

phát triển Các mối quan hệ giữa lao động, vốn và môi trường tổ chức - xã hội có

ý nghĩa quan trọng dé có thé cân bằng và phối hợp thành một tong thể tích hợp.Việc cải tiến NSLD phụ thuộc vào cách doanh nghiệp xác định và sử dụng hiệuquả các yếu tố chính của hệ thống sản xuất Liên quan đến van dé này, điều quantrọng là phải phân biệt ba nhóm yếu tố năng suất chính là (¡) liên quan đến côngviệc, (1) liên quan đến nguồn lực, (iii) liên quan đến môi trường Prokopenko(1987) giải thích tầm quan trọng của năng suất từ cả quan điểm vĩ mô và vi mô

Ở cấp độ vĩ mô, tăng trưởng năng suất đã được công nhận là có tác động lớn đếnnhiều hiện tượng kinh tế và xã hội, bao gồm tăng trưởng kinh tế, mức sống caohơn, cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát, và thậm chí cả sỐ lượng vàchất lượng giải trí Tương tự, ở cấp độ vi mô, ông cho rằng việc cải thiện năngsuất của từng doanh nghiệp là cần thiết dé duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh

và gia tăng lợi nhuận Do đó, năng suất là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến lợi nhuận và sự cạnh tranh chung của một doanh nghiệp Năng suấtđược cải thiện sẽ dẫn đến tiền lương cho lao động cao hơn, có nhiều việc làm hơn

và mức sống của người lao động ngày càng tăng, lợi nhuận lớn hơn đối với người

lãnh đạo nhờ đạt được sản lượng lớn hơn với chi phí giảm; và có cơ hội hạ giá

thành sản phẩm cho người tiêu dùng Do đó, cải thiện năng suất không chỉ là yếu

tố sống còn đối với các doanh nghiệp mà còn là yếu tố sống còn đối với cả một

quốc gia

Vì mối quan tâm chính là phân tích các yếu tố tác động đến NSLĐ, J

Prokopenko (1987) đã đề xuất một cách phân loại sẽ giúp các nhà hoạch định

chính sách, các nhà quản lý phân biệt các yếu tố ma họ có thé kiểm soát

J.Prokopenko đề xuất cách phân loại dựa trên một bài báo của Mukherjee va

Singh (1975) Có hai loại yếu tố năng suất chính (1) Bên ngoài (không thê kiểm

soát), (ii) Bên trong (có thể kiểm soát) Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố

nằm ngoài tầm kiểm soát của từng doanh nghiệp và các yếu tố bên trong lànhững yếu tố nằm trong tầm kiêm soát của doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài và không thé kiểm soát được đối với một tổ chức

thường là các yếu tố bên trong của tổ chức khác Các yếu tô bên ngoài doanh

12

Trang 14

nghiệp, chăng hạn, có thé là nội bộ chính phủ, các tô chức quốc gia hoặc khu

vực, các hiệp hội và các nhóm cạnh tranh Các chính phủ có thé cải thiện chính

sách thuế, xây dựng luật lao động tốt hơn, tiếp cận tốt hon với các nguồn tàinguyên thiên nhiên, cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội, chính sách giá, vv , nhưng các

tổ chức cá nhân không thể Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được doanhnghiệp đó quan tâm vi sự hiểu biết về chúng có thể thúc đây các hành động nhấtđịnh để thay đổi hành vi và NSLĐ của doanh nghiệp về lâu dài Các tác giả đềxuất sơ đồ tổng hợp dưới đây về các yếu tố tạo thành nguồn chính dé phân tíchcác nhân tố tác động đến NSLD

| NĂNG SUAT LAO ĐỘNG

-†

| Yếu tố bên ngoài |

L

| |Yếu tố Cơ sở Tài Môi trường kinh | Điều kiện kinh tế,

mêm hạ tâng nguyên doanh và thê chê chính trị xã hội

l4 ⁄ \

San Nhan luc, Ha tang

pham, Cau trúc tô giao Lực Thẻ chế và Kinh tế

dịch vụ chức, Hệ thông lượng lao chính quốc tế, Ôn

nhà thống sản Năng động, sách định chính

xưởng, xuất, Nguôn tài wa tri - xã hộithiệt bi Phương Ha tần g nguyen, thi chinh Câu trúc xãue: lượng, A Nguôn luc h lau

công pháp quản côn Nguôn Lk ` hội, Văn

nghệ || ti, Vanhoa || tong || lực khoa shat tide hóa, đời

nguyên tô chức, Môi thông học và Dich vu sông, thị vật liệu quan hệ giữa tin, viễn công công : trường,

năng lao động và thông nghệ khách hàng

Trang 15

của từng nhóm đến NSLĐ Việc chia nhóm được thực hiện trên cơ sở mô hình

của Mukherjee and Singh, theo đó các yếu tố tác động đến NSLĐ cấp doanh

nghiệp được chia thành nhóm các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tô bên ngoài

Vì một số yếu tố bên trong dễ thay đổi hơn những yếu tố khác nên sẽ hữu

ích khi phân loại chúng thành hai nhóm: Cứng (không dễ thay đổi) và Mềm (dễ

thay đổi) Các yếu tố Cứng bao gồm sản phẩm, công nghệ, thiết bị và nguyênliéu , trong khi các yếu tố Mềm bao gồm lực lượng lao động, hệ thống và quytrình tổ chức, phong cách quản lý và phương pháp làm việc Việc phân loại này

sẽ giúp các doanh nghiệp xác định các mức độ ưu tiên - những yếu tổ nào có thé

dé dàng xử lý và những yếu tổ nào đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn về tài chính

và tổ chức

Các yếu tố bên ngoài bao gồm các chính sách của chính phủ và cơ chế théchế; điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế; môi trường kinh doanh; sự sẵn có của

tài chính, điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc và nguyên liệu thô Chúng ảnh

hưởng đến NSLĐ của từng doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp không thể chủ

và xem xét các yêu tô quyết định NSLD trong giai đoạn 1980-2014 Các tác gia

phân tích cường độ vốn, vốn con người, công nghệ, tỷ trọng nông nghiệp trongGDP, phát triển tài chính, chất lượng thé chế, lạm phát cũng như các biến số kinh

tế vĩ mô khác quyết định đến NSLĐ và xác định sự khác biệt về tác động của cácyếu tô này đối với tăng trưởng năng suất của các nước phát triển Sử dụng đồngliên kết bảng và nhóm, tác giả phát hiện ra rằng cường độ vốn, vốn nhân lực,

công nghệ, chất lượng thể chế và các biến kinh tế vĩ mô (quy mô chính phủ và độ

mở) là những yếu tố quyết định đáng kế đến NSLD của cả các nền kinh tế đangphát triển và phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tác giả cũng chỉ

ra rằng trong khi cả độ mở thương mại và FDI đều ảnh hưởng tích cực đến năng

14

Trang 16

suất của các nền kinh tế đang phát triển, thì chỉ có độ mở thương mại mới có tác

động tích cực và đáng kế đến năng suất của các nền kinh tế phát triển Hơn nữa,cường độ vốn có tác động đến NSLĐ của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu

Á - Thái Bình Dương cao hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển

Cörvers, Frank (1996) nghiên cứu về tác động của vốn con người đối với cảmức độ và sự tăng trưởng của NSLD trong các lĩnh vực sản xuất ở bảy quốc giathành viên của Liên minh Châu Âu Vốn con người được thé hiện bang ty lệ cuanhững người lao động có trình độ trung cấp va có kỹ năng cao trong lực lượng

lao động của một ngành Nghiên cứu chỉ ra rằng các lĩnh vực sản xuất có thê

được chia thành ba nhóm ngành: các lĩnh vực kỹ năng thấp, kỹ năng trung bình

và kỹ năng cao Kết quả ước lượng cho thấy cả lao động trung cấp và lao động có

kỹ năng cao đều có tác động tích cực đến mức NSLĐ của ngành, mặc dù ảnhhưởng này chỉ có ý nghĩa đối với lao động có kỹ năng cao Hơn nữa, có nhữngdấu hiệu cho thay việc đầu tư quá mức vào vốn con người trong một số lĩnh vực

sản xuất Những ngành này có thé cai thiện vị thế cạnh tranh của mình bang cách

tăng tỷ trọng việc làm của lao động trình độ trung cấp và kỹ năng cao Cuối cùng,lao động có kỹ năng trung bình trở lên có tác động tích cực đáng ké đến tăng

NSLD của ngành.

Elsadig Musa Ahmed (2011) phân tích tác động của NSLĐ, thâm dụng vốn

và năng suất các nhân tô tổng hợp (TEP/L) trong các nước ASEAN 5 (Malaysia,Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan) cộng 3 (Trung Quốc, Nhật Bản

và Hàn Quốc) Kết quả của nghiên cứu này cho thấy răng có sự đóng góp khôngđáng ké của cường độ TFP vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này trongcác giai đoạn nghiên cứu Các kết quả cũng xác nhận răng cường độ vốn có vaitrò quan trọng đối với đóng góp vào NSLĐ mà hau hết các nền kinh tế này đã tạo

ra thông qua việc sử dụng các lượng lớn đầu vào vật chất, vốn và lao động để tạo

ra đầu ra Kết quả cho thấy răng tăng trưởng năng suất của hầu hết các quốc gia

này được thúc day bởi đầu vào, Hàn Quốc cho thấy đang chuyển sang địnhhướng bởi năng suất: Nhật Bản đã định hướng bởi năng suất

Simon Baptist và Cameron Hepburn (2013) xác định các hàm sản xuất theo

15

Trang 17

ngành có kết hợp các yếu tô đầu vào trung gian, đồng thời cho phép tạo ra sự

không đồng nhất về cả công nghệ và năng suất Các tác giả tìm thấy mối tương

quan nghịch giữa cường độ đầu vào trung gian và năng suất — những ngành sử

dụng các đầu vào trung gian ít hơn có năng suất cao hơn Phát hiện này được

nhân rộng ở cấp độ doanh nghiệp Tác giả cũng đề xuất có thé khám phá trực tiếp

hơn mối quan hệ giữa đầu vào nguyên liệu và tăng trưởng kinh tế Kết quảnghiên cứu của các tác giả cũng gợi ý nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả sử dụngnguyên vật liệu Các tác giả cũng cho rằng đo lường năng suất trong các tàikhoản quốc gia có thé chệch do loại trừ các đầu vào trung gian và tùy thuộc vào

bản chất của mối liên hệ giữa giảm cường độ đầu vào trung gian với tăng trưởng

TEP, các tác động có thể là đáng kể

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Vũ Minh Khương (2016) trong bài viết đánh giá và phân tích động thái tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam trong ba thập kỷ đổi mới cho rang nỗ lực thúc day

tăng năng suất và hiệu quả của nền kinh tế của Việt Nam còn hạn chế do chưa coi

trọng tối đa phát huy ba động lực thúc day tăng trưởng năng suất và hiệu qua Do

là, đổi mới sáng tạo, nam bắt công nghệ, và nâng cấp kha năng hấp thụ khoa học

công nghệ trong các doanh nghiệp Tác giả cũng sử dụng phương pháp hạch toán

tăng trưởng đề phân tích nguồn gốc tăng trưởng NSLĐ và GDP của Việt Nam.Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy sự suy giảm nhanh của tăng trưởng

NSLD là do sự giảm sút nhanh của mức tăng trưởng cường độ vốn và sự di

xuống tới mức âm của tăng trưởng TFP

Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng (2009) đo lường mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tô quản lý đến năng suất doanh nghiệp và mối liên hệ giữa các yếu tốnày Kết quả phân tích SEM (Structural Equation Modeling) trên mẫu khảo sátgồm 286 doanh nghiệp sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy các

yếu t6 quản lý (cam kết của quản lý cấp cao về năng suất, đào tạo nguồn nhân

lực, tổ chức sản xuất, hướng đến khách hang, mối quan hệ trong doanh nghiệp)giải thích được 55% sự biến đổi trong năng suất doanh nghiệp Kết quả nghiên

cứu cũng cho thay, cam kêt của quản ly cap cao vê năng suât có tác động tích cực

16

Trang 18

đến việc đào tạo nguồn nhân lực (0.835) và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

(0.714) Hơn nữa, kết quả cho thấy các yếu tô quan lý có mối tương quan chặt

chẽ với nhau Tuy nhiên còn một số yêu tố khác có thể tác động đến năng suất

doanh nghiệp như quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hay mức độ thâm dụng

lao động, thâm dụng vốn chưa được đưa vào mô hình để phân tích Hơn nữa đốitượng nghiên cứu chi là một số ít (286 doanh nghiệp) ở Thành phô Hồ Chí Minh,

do vậy tính phô quát của nghiên cứu chưa cao

Phạm Thị Bích Ngọc (2015) điều tra các yếu tố quyết định NSLĐ bằngcách sử dụng số liệu thống kê mô ta va mô hình hồi quy dữ liệu chéo với 1.943doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chín tỉnh của Việt Nam Kết quả cho thấy rằng chỉ

phí cho lao động là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến NSLĐ của các doanh

nghiệp trong tất cả các lĩnh vực và các động lực chính cho NSLĐ khác nhau

trong các lĩnh vực khác nhau.

Huynh Ngọc Chương và Lê Nhân Mỹ (2016) phân tích NSLD dựa trên tiếpcận phân tích tăng trưởng - chia sẻ với dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và Ngânhàng thế giới Nhóm tác giả cho thấy trong chất lượng tăng trưởng NSLĐ của

Việt Nam hiệu ứng tăng trưởng nội ngành đóng một vai trò quan trọng Tuy vậy,

những năm gan đây, chất lượng tăng trưởng NSLD thấp và đề xuất các khuyếnnghị cải thiện bang cách tăng cường độ sâu của vốn và công nghệ

Nhóm nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Hàn lâm Khoa học và

Xã hội, UNDP (2019) trong báo cáo “Năng suất và khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt Nam” đưa ra đánh giá về năng suất và khả năng cạnh tranhcủa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam, cũng như các yếu tô đónggóp vào tăng trưởng NSLD khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo.

Vũ Thị Giang và Đỗ Doãn Tú (2019) tập trung phân tích vào 4 vấn đề: (1)Tiền lương và vai trò của tiền lương; (2) Tiền lương và mối quan hệ giữa lựclượng lao động với sự phát triển của doanh nghiệp; (3) Chính sách tiền lương gópphan nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động và giảm chi phí tiềnlương trong giá thành sản pham, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh

17

Trang 19

nghiệp; (4) Những giải pháp chung cho cải cách chính sách tiền lương khu vực

sản xuất - kinh doanh Các tác giả cho rang tăng tiền lương va tăng NSLD có

quan hệ chặt chẽ với nhau Tăng NSLD là cơ sở dé tăng tiền lương và ngược lạităng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con người hăng saylàm việc dé tăng NSLD

Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) nghiên cứu "Tác động của FDI tới tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam" cho thấy NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thayđổi nhờ sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI, thông qua hiệu ứng lan tỏa tích cựcđến các cau phần như quy mô doanh nghiệp, chất lượng lao động, cường độ vốn.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ lao động thấp của Việt Nam là nhân tố cảntrở tác động tích cực của nguồn vốn FDI với NSLĐ Ở cấp độ doanh nghiệp,trình độ lao động thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp thu và chuyên giao công nghệ.Như vậy, nếu thiếu lao động có trình độ đáp ứng ở một mức nào đó, việc phổbiến công nghệ sẽ khó hoặc không xảy ra

18

Trang 20

CHUONG 2: PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN NANG

SUAT LAO ĐỘNG TRONG NGANH CÔNG NGHIỆP THỰC PHAM Ở

lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản

thành thực phẩm và đồ uống phục vu cho con người và động vật Nó còn bao

gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải làthực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá tri nhỏ hơn hoặclớn hon (ví dụ như da sống có từ giết mồ gia súc, bánh dâu tự sản xuất dau ).Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau

như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay,

cho động vật ăn, sản phẩm thực phâm khác và đồ uống Sản xuất có thé được

thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mỗ truyền

thống Cụ thể, ngành CNTP ở Việt Nam bao gồm các tiểu ngành ba chữ số:Ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt (101); Chế biến, bảo quảnthuỷ sản và các sản pham từ thuỷ sản (102), Chế biến và bảo quản Rau quả (103);

Sản xuất dầu mỡ động thực vật (104); Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

(105); Xay xát và sản xuất bột (106); Sản xuất thực phẩm khác (107); Sản xuấtthức ăn gia súc, gia cam và thuỷ sản (108); và sản xuất đồ uống (110)

Trong những năm gần đây, ngành CNTP của Việt Nam đang có xu hướngtăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phâm có sức cạnh tranh cao,chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khâu Các thống kê của Bộ Công

Thương cho thấy, giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước lượng

khoảng 15% GDP Trong 5 năm gan đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và

đồ uống tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66% Theo dự

báo của Hang BMI Research, ngành CNTP Việt Nam dat tăng trưởng kép hàng

19

Trang 21

năm trong giai đoạn 2015-2020 là 10,9%.

Thu nhập của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn các nước phát triển, vì vậy,

nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực pham và đồ dùng thiết yếu

Việc đầu tư vào công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá là

hấp dẫn do có nhiều chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm

từ 25% xuống còn 20%; Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm pháttriển ngành như: với những dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp đượcmiễn giảm thuế một số năm, giảm 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo, miễn

thuế nhập khẩu công nghệ phục vụ sản xuất

Ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống là những

ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh của Việt Nam.

Đây là 2 ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ hai (saungành bán lẻ) Với sức hấp dẫn cao, 2 ngành này thu hút khoảng hơn 6.000doanh nghiệp sản xuất và hàng ngàn đơn vị sản xuất nhỏ lẻ dưới các hình thứckhác (năm 2020) (không tính các chủ thé sản xuất và bán trực tiếp, các chủ thébán lẻ và thương mại thực phẩm, đồ uống và doanh nghiệp có số lao động<5người) Số lượng doanh nghiệp của các tiêu ngành tăng từ 5346 doanh nghiệpnăm 2013 đến 6092 doanh nghiệp vào năm 2020, tương ứng 13,95% Cơ cấu

doanh nghiệp theo loại hình sở hữu qua các năm được mô tả trong bảng 2.1 dưới

quan > ye Le dau, Sửa va xat va xuat x H A

: truy bảo và bảo ˆ z , an xuat Tong

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình tổng thể các nhân tố tác động đến NSLĐ - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Hình 1.1. Mô hình tổng thể các nhân tố tác động đến NSLĐ (Trang 14)
Bảng 2.1. Cơ câu doanh nghiệp các tiêu ngành theo loại hình sở hữu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Bảng 2.1. Cơ câu doanh nghiệp các tiêu ngành theo loại hình sở hữu (Trang 21)
Hình 2.1. Quy mô lao động theo ngành ba chữ số giai đoạn 2014-2020 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Hình 2.1. Quy mô lao động theo ngành ba chữ số giai đoạn 2014-2020 (Trang 23)
Hình 2.1 cho thay ở quy mô dưới 10 lao động, ngành sản xuất đồ uống chiếm số lượng lớn nhất với 4649 doanh nghiệp, tương ứng 34,5% tông số doanh nghiệp có quy mô dưới 10 lao động trong mẫu nghiên cứu, tiếp đến là ngành sản xuất thực phẩm khác (bánh kẹo, đ - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Hình 2.1 cho thay ở quy mô dưới 10 lao động, ngành sản xuất đồ uống chiếm số lượng lớn nhất với 4649 doanh nghiệp, tương ứng 34,5% tông số doanh nghiệp có quy mô dưới 10 lao động trong mẫu nghiên cứu, tiếp đến là ngành sản xuất thực phẩm khác (bánh kẹo, đ (Trang 24)
Bảng 2.4. Các yếu tố chính tác động đến NSLĐ doanh nghiệp ngành CNTP - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Bảng 2.4. Các yếu tố chính tác động đến NSLĐ doanh nghiệp ngành CNTP (Trang 29)
Bảng sau trình bày thống kê mô tả cho các biến số định lượng của bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê. - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệm thực phẩm ở Việt Nam
Bảng sau trình bày thống kê mô tả cho các biến số định lượng của bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w