MỤC LỤC
Ngành CNTP Việt Nam gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục H ban hành kèm Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, hoạt động của ngành này gồm: các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản. Việc đầu tư vào công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn do có nhiều chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% xuống còn 20%; Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển ngành như: với những dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp được miễn giảm thuế một số năm, giảm 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo, miễn thuế nhập khẩu công nghệ phục vụ sản xuất. Với sức hấp dẫn cao, 2 ngành này thu hút khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp sản xuất và hàng ngàn đơn vị sản xuất nhỏ lẻ dưới các hình thức khác (năm 2020) (không tính các chủ thé sản xuất và bán trực tiếp, các chủ thé bán lẻ và thương mại thực phẩm, đồ uống và doanh nghiệp có số lao động<5.
(Nguôn: Tính toán của tác giả theo số liệu của GSO) Về năng suất lao động Bảng 2.2 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, NSLD của các tiểu ngành thuộc ngành CNTP có xu hướng tăng giảm khác nhau. Nhìn chung ngành chế biến sữa và các sản phâm từ sữa và ngành sản xuất đồ uống là những tiêu ngành có mức NSLĐ bình quân cao nhất trong số các tiêu ngành khi tính theo giá so sánh 2013 và lao động đã quy đổi ra làm việc toàn thời gian. Mức NSLD tính trên người thấp nhất giai đoạn này là ngành chế biến. Bình quân giai đoạn 2016-2020 hầu hết các ngành đều có tăng trưởng NSLĐ, trừ ngành sản xuất Thức ăn gia súc, Gia. cầm và Thuỷ sản và ngành Xay xát và sản xuất Bột có mức tăng trưởng âm. người), tiếp đến là ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa với mức NSLĐ. Nguyên nhân NSLĐ ngành này thấp có thể do các doanh nghiệp trong ngành còn nhiều hạn chế như chủ yeu tiêu thụ trực tiếp tạo các chợ dân sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, còn ít số lượng doanh nghiệp đầu tư vào chế biến bảo quản và sản xuất rau quả sạch. Dé nghiên cứu các nhân tố tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp ngành CNTP Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng thông qua kỹ thuật ước lượng bằng các phương pháp hồi quy truyền thống bao gồm mô hình FE, RE, FGLS, qua đó lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình.
Hệ số ước lượng của biến số (Inimp) mang dấu dương với các mức ý nghĩa thống kê cao tùy theo tiêu ngành đối với toàn mẫu và hầu hết các tiểu ngành nghiên cứu (trừ ngành 101, 103 và 104), kết quả cho thấy giá trị nhập khẩu có tác động tích cực với những tiểu ngành này. Thực tế ngoài những doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả và có doanh thu xuất khẩu lớn, vẫn còn nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường xuất khẩu trong khi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào lao động, phương pháp quản lý còn hạn chế và chưa vượt qua được những rào can kỹ thuật của những nước nhập khẩu. Trong bối cảnh thị trường xuất khâu đối với doanh nghiệp ngành CNTP Việt Nam hiện nay, kết quả nghiên cứu cũng hàm ý rằng các doanh nghiệp ngành CNTP Việt Nam cần không ngừng đổi mới công nghệ thiết bị để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến phương pháp quản lý dé có thể vượt qua rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Biến số chi phí thời gian (cptg) cho kết quả ước lượng với hệ số dương có ý nghĩa thống kê với tiểu ngành tiểu ngành 110 cho thấy các doanh nghiệp thuộc tiêu ngành này đã đảm bảo NSLĐ khi chính quyền địa phương đã giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra và các thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp. Kết qua hàm ý doanh nghiệp các tiêu ngành này vẫn còn tốn nhiều thời gian dé tiếp đón các đoàn kiểm tra của các sở, ban ngành tại địa phương, hoặc mất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình sản xuất kinh doanh, dẫn đến giảm NSLD. Mặc dù các địa phương trong cả nước thời gian gần đây đã nỗ lực cải cách hành chính thể hiện qua điểm số các chỉ số thành phần của bộ chỉ số PCI đều tăng qua các năm, tuy nhiên chính quyền địa phương cần cải tiến nhiều hơn nữa dé hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương nâng cao NSLĐ, qua đó đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương cũng như cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Biến số Dich vu hỗ trợ doanh nghiệp (dvhtdn) đo lường các dịch vụ công của chính quyền địa phương dé phát triển khu vực doanh nghiệp như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp. Biến số này cho hệ số ước lượng mang dấu dương đối với các toàn ngành và các tiểu ngành 106 và tiều ngành 110 hàm ý người lao động của những doanh nghiệp trong các ngành này nếu đã qua đào tạo sẽ có tác động tích cực với mức ý nghĩa thống kê cao đến NSLĐ của doanh nghiệp.
Chuyên đề cũng sử dụng mô hình số liệu mảng và phương pháp FGLS để ước lượng tác động của các nhân tố đến NSLĐ của các doanh nghiệp trong ngành. (1) Các phương pháp phân tích thống kê, các mô hình kinh tế lượng được chuyên đề sử dụng là phù hợp với bộ số liệu của ngành CNTP ở Việt Nam. (2) Sử dụng phương pháp thống kê phân tích, chuyên đề nhận thấy còn nhiều dư địa dé cải thiện NSLD trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành CNTP ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020.
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm cần chuyển dan từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn thông qua đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử dụng hiệu quả thiết bị và đào tao nâng cao kỹ năng lao động dé nâng cao hiệu quả hoạt động và NSLĐ của ngành và đóng góp chung vào việc đây nhanh tốc độ. (3) Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp ngành CNTP ở Việt Nam chuyên đề nhận thấy một số nhân tố chính tác động tích cực đến NSLD bao gồm: cường độ vốn, thu nhập lao động, trình độ, kỹ năng của người lao động,. Kết quả này cho thấy cường độ vốn và thu nhập của lao động là những yếu tố có đóng góp rat tích cực đến NSLD của doanh nghiệp ngành công nghiệp thực pham ở Việt Nam.
Điều này cho thấy, Lãnh đạo các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để thúc đây quá trình đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hoạt động R&D: Các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực pham ở Việt Nam cần tô chức tốt các hoạt động R&D, tô chức thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ nước ngoài và liên kết với các đơn vị nghiên cứu, các cơ quan, viện, trường đại học dé tạo ra những công nghệ mới và những sản phẩm mới trong nước dưới dạng các phát minh, sáng chế. Lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình tập huấn về sản xuất công nghiệp, kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, khả năng nhận diện những lãng phí hoặc rủi ro, đề xuất những sáng kiến và thực hành cải tiễn liên tục nhằm nâng cao NSLĐ.
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, có bài bản với nền tang là các quy trình, quy định cụ thé, đảm bảo sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, và tạo động lực để người lao động tham gia vào các hoạt động cải tiến NSLD của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành nên xem xét việc mở rộng quy mô doanh nghiệp đến khi đạt quy mô tối ưu để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và NSLĐ nói riêng. Nguyễn Đức Thành (2018), Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đang chuyền dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang TFP, truy cập ngày 22.