1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương ôn tập bệnh học

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Bệnh Học
Trường học Trường Đại Học Y Dược
Chuyên ngành Bệnh Học
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 390,04 KB

Nội dung

Trình bày nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là- Thuốc tác động lên hệ giao cảm Thuốc chẹn beta giao cảm Các thuốc chẹn alpha giao cảm Các thu

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : BỆNH HỌC Câu 1: K tên các nhóm thuốốc điêều tr tăng huyêốt áp Trình bày nhóm ể ị thuốốc tác đ ng lên h giao c m ộ ệ ả 2 Câu 2: Trình bày tri u ch ng lâm sàng c a suy tim trái ệ ứ ủ 4 Câu 3: Trình bày nhóm thuốốc glucosid tr tim ( digoxin) trong điêều ợ

tr b nh suy tim ị ệ 5 Câu 4: Trình bày tri u ch ng lâm sàng c a b nh hen phêố qu n ệ ứ ủ ệ ả 6 Câu 5: Trình bày cách điêều tr b nh áp xe gan do amip ị ệ 7 Câu 6: Trình bày nguyên tăốc chung và các thuốốc điêều tr loét d dày ị ạ

tá tràng ( LDD-TT) 8 Câu 7: Trình bày cách điêều tr và d phòng b nh l u ị ự ệ ậ 9 Câu 8: Trình bày tri u ch ng lâm sáng và k tên các xét nghi m c n ệ ứ ể ệ ậ lâm sàng c a b nh viêm câều th n m n ủ ệ ậ ạ 10 Câu 9: Trình bày ch n đoán xác đ nh b nh viêm th n b th n câốp ẩ ị ệ ậ ể ậ 12 Câu 10: Trình bày tri u ch ng c năng b nh viêm gan m n ệ ứ ơ ệ ạ 13

Trang 2

Câu 1: Kể tên các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp Trình bày nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm

 Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là

- Thuốc tác động lên hệ giao cảm

Thuốc chẹn beta giao cảm

Các thuốc chẹn alpha giao cảm

Các thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm

Các thuốc có tác động lên hệ giao cảm trung ương và ngoại vi

- Lợi tiểu

- Các thuốc chẹn kênh calci

- Các thuốc ức chế nem chuyển

- Các thuốc kháng thụ thể Angiotensin

- Các thuốc giãn mạch trực tiếp: dựng tại bệnh phũng ICU

 Nhóm thuốc tác động lên hệ giao cảm

- Thuốc chẹn beta giao cảm

+Các loại thường dùng là Metopropranolol

+Chống chỉ định và tác dụng phụ: các thuốc chẹn beta giao cảm có khá nhiều chống chỉ định:

Nhịp chậm, đặc biệt là bloc nhĩ thất độ cao

Suy tim nặng

Các bệnh phổi co thắt ( hen phế quản)

Bệnh động mạch ngoại vi

Cẩn trọng ở bệnh nhân có tiểu đường, rối loan mỡ máu Thuốc dùng lâu có thể gây hội chứng Raynaud, liệt dương, mất ngủ, trầm cảm…

Có hiệu ứng cơn tăng huyết áp bùng phát nếu ngừng thuốc đột ngột

Trang 3

Các loại thuốc thường dùng là: doxazosin mesylate, prazosin hydrochloride, terazosin hydrochloride

- Các thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm

+ Do chẹn cả thụ thể beta ở tim và alpha ở mạch ngoại vi nên có được

cả hai cơ chế gây hạ huyết áp của 2 nhóm nói trên

+ Thuốc thường dùng là: Labetalol Tác dụng phụ giống như các thuốc chẹn beta giao cảm, ngoài ra có thể gây hủy hoại tế bào gan, hạ huyết áp tư thế, hội chứng giống lupus van đỏ, run chân tay, và bùng phát tăng huyết áp khi ngừng thuốc đột ngột

- Các thuốc có tác động lên hệ giáo cảm trung ương và ngoại vi

Một số loại thuốc thường dùng: clonidin, methyldopa, guanabenz, reserpin

Trang 4

Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng của suy tim trái

 Triệu chứng cơ năng

- Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng

sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằn cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở

- Ho :hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức Thường là

ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu

 Triệu chứng thực thể

- Khám tim: nhìn, sờ thất mỏm tim đập hơi lệch sang trái Nghe tim:

ngoài các triệu chứng có thể gặp của 1 vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thường thấy có 3 dấu hiệu

+ Nhịp tim nhanh

+ Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi

+ Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to

- Khám phổi

+ Thường thấy ran âm rải rác hai bên đáy phổi Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng ran ẩm to,nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đấy phổi lên khắp hai phế trường như “ thủy triêu dâng”

+ Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi

Trang 5

Câu 3: Trình bày nhóm thuốc glucosid trợ tim ( digoxin) trong điều trị bệnh suy tim

- Dogoxin làm tăng sức co bóp của cơ tim gián tiếp thông qua việc ức

chế men natri-kali- adenosine triphosphatse ( Na - K - ATPase) của + +

bơm ion ở màng tế bào cơ tim, từ đó cản trở việc ion Na thoát ra ngoài +

cao, vì vậy sự vận chuyển Na - Ca qua màng tế bào cũng bị rối loạn, + 2+

làm tăng nồng độ Ca trong tế bào cơ tim, từ đó thúc đẩy các sợi cơ tim2+

tăng cường co bóp

- Liều tấn công thường là 0,25 – 0,5 mg, rồi cứ sau 6h có thể cho thêm

0,25 mg để đạt tổng liều là 1-1,5 mg/ ngày Khi đạt hiệu quả , thường xuyên chuyển sang liều duy trì từ 0,125 – 0,375 mg/ ngày

- Hiện nay, các thầy thuốc lâm sàng thường dùng liều nhỏ hơn ví dụ

0,25mg/ngày và cách ngày

- Nồng độ Digoxin huyết tương trong khoáng từ 1,8- 2 ng/ml được coi là

nồng độ có hiệu lực điều trị

- Chỉ định: Suy tim với cung lượng tim thấp, đặc biệt khi có rung nhĩ

nhanh các rối loạn nhịp tim trên thấp, đặc biệt trong rung nhĩ hay cuống động nhĩ

- Chống chỉ định: Nhịp tim chậm, Bloc nhĩ- thấp cấp II, cấp III chưa

được đặt máy tạo nhịp tim, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất và rung thất, hội chứng Wolff – Parkinson – White, bệnh cơ tim tắc nghẽn, cần thận trọng trong trường hợp: nhồi máu cơ tim (vì Digoxin làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim) và các rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ K máu và +

hoặc hạ Mg++ máu

- Nhiễm độc Digoxin: khá thường gặp và nguy hiểm, cần theo dõi cầu

thận và xử lí kịp thời

Trang 6

Câu 4: Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh hen phế quản

 Triệu chứng cơ năng.

Triệu chứng chính của hen phế quản là cơn hen (cơn khó thở có hồi phục)

- Triệu chứng báo trước: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt (viêm

màng tiếp hợp dị ứng, ho khan vài tiếng, có khi buồn ngủ

- Cơn khó thở: bắt đầu cơn, khó thở chậm, khó thở ra ( giai đoạn đầu), có

tiếng cò cừ mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng dần, phải tì tay vào thành giường để thở, đòi mở toang cửa để thở, mệt nhọc, toát

mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng Cơn khó thở kéo dài 10-15 phút, có khi hàng giờ hoặc liên tục cả ngày không dứt

- Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm, đờm

màu trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều cành dễ chịu Hết cơn bệnh nhân nằm ngủ được

- Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết

 Khám thực thể

Trong cơn hen khám phổi thấy

- Gõ lồng ngực: trong

- Nghe : rì rào phế nang giảm, có vùng phổi thở bù, nghe tháy tiếng ran

rít và ran gáy khắp 2 bên phổi Sau cơn hen không thấy gì đặc biệt

- Tim mạch: nhịp tim thường nhanh, có kho tới 120-130 lần/ 1 phút, nhịp

xoang, có khi ngoại tâm thu, huyết áp tăng

Trang 7

Câu 5: Trình bày cách điều trị bệnh áp xe gan do amip

Chủ yếu là điều trị nội khoa: dùng thuốc kết hợp với chọc hút mủ dưới sự hướng dẫn của siêu âm Điều trị ngoại khoa chỉ trong trường hợp đặc biệt khi

có biến chứng

 Điều trị nội khoa

- Dùng thuốc diệt amip

+ Nhóm 5 – imidazol: chủ yếu dùng Metronidazol ( Klion, Flagyl) : 30-40 mg/kg/ngày (1,5-2g/ngày) trong 10-14 ngày, dùng đường tiêm hoặc uống tùy theo mức độ bệnh

+ Có thể dùng Tinidazol 500 mg 3 lần 1 ngày trong 7-10 ngày hoặc Ornidazole

- Diệt amip dạng kén ở ruột

+ Dùng dẫn xuất của iode: Direxoid viên 0,22-3 viên, 3 lần/ ngày trong 20 ngày

+ Hoặc dùng Intetrix dạng viên 7 -10 ngày

- Chọc hút mủ dưới hướng dẫn của siêu âm khi có ổ áp xe to trên 4 cm

Số lần và khoảng cách các lần chọc tùy thuộc vào kích thước và số lượng ổ áp

xe Khi kiểm tra trên siêu âm ổ áp xe dưới 4 cm và đã có nhu mô gan ở trong thì không cần chọc hút nữa

 Điều trị ngoại khoa

- Ổ áp xe vỡ vào ổ bụng

- Ổ áp xe dọa có biến chứng mà không thể chọc hút được dưới siêu âm

- Ổ áp xe quá to, gan to qua rốn, sờ vào căng như 1 bọc nước, chọc hút

sẽ gây vỡ

- Dùng thuốc đầy đủ, đúng cách phối hợp với chọc dò như trên mà không

có kết quả

Trang 8

Câu 6: Trình bày nguyên tắc chung và các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng ( LDD-TT)

 Nguyên tắc chung

- Loại bỏ các tác nhân có hại

- Điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian

- Điều trị nội khoa là chủ yếu, chỉ điều trị ngoại khoa khi điều trị nội thất

bại hoặc khi có biến chứng ngoại khoa

 Các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng

- Các thuốc ức chế bài tiết acid

+ Ức chế thụ thể H2

Cimetidin : 400mg x 2 lần / ngày x 28 ngày

Famotidin : 20 mg x 2 lần/ ngày x 28 ngày

Ranitidin : 150 mg x 2 lần/ ngày x 28 ngày

Nizatidin : 150 2 lần/ ngày x 28 ngày

+ Ức chế bơm proton

Omeprazol : 20 mg x 1-2 lần/ ngày x 28 ngày

Lansoprazol : 30 mg x 1-2 lần/ ngày x 28 ngày

Liều duy trì có thể bằng ½ liều tấn công và dùng kéo dài nhằm giảm tỉ lệ tái phát

- Thuốc trung hòa acid

+ Các muối nhôm và magie như carbonat, phosphat, trisilicat, hydroxyd

+ Biệt dược: gastropulgite, phospalugel, maalox, gelox

Liều lượng: 2 viên x 4 lần/ ngày x 28 ngày

- Thuốc tạo màng bọc

+ Sucralfate: 1 viên hoặc 1 gói trước bữa ăn x 3 lần và 1 lần trước khi đi ngủ + Bismuth: bismuth subsalicylate: 2 viên x 2 lần/ ngày

Trang 9

Câu 7: Trình bày cách điều trị và dự phòng bệnh lậu

 Nguyên tắc chung

- Điều trị theo phác đồ quy định trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm với

kháng sinh của các chủng vi khuẩn địa phương

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình của bệnh nhân

- Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây

sang chấn bộ phận sinh dục-tiết niệu

- Kết hợp điều trị các nhiễm khuân sau lậu ( C trachomatis, liên cầu, tạp

khuẩn…)

- Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại

 Phác đồ điều trị lậu không biến chứng

- Spectinomycine 2 gam: tiêm bắp liều duy nhất

- Hoặc Ceftriaxone 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất

- Sau đó dùng Doxycylin 100 mg x 2 viên/ ngày x 7 ngày

 Điều trị lậu biến chứng

- Ceftriaxone 1 gam/ 1 ngày tiêm bắp x 3-7 ngày Sau đó dùng

Doxycylin 100 mg x 2 viên/ ngày x 7 ngày

- Các trường hợp nặng hơn ( biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm

mạc do lậu) cần dùng liều lượng trên nhưng phải kéo dài đến 4 tuần lễ

 Phòng bệnh

- Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

- Giáo dục, thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh

ngay

Trang 10

Câu 8: Trình bày triệu chứng lâm sáng và kể tên các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh viêm cầu thận mạn

 Triệu chứng lâm sàng

- Phù: nhẹ, trung bình hoặc nặng Tái phát nhiều lần

- Đái ít: lượng nước tiểu thay đổi tùy bệnh nhân và tùy giai đoạn bệnh

Viêm cầu thận mạn ở giai đoạn càng tiến triển thì tình trạng thiểu niệu càng rõ

- Tăng huyết áp: ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ tỷ lệ

bệnh nhân có tăng huyết áp thấp, ở giai đoạn suy thận độ III, IV tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp > 80%

- Thiếu máu: khi chưa có suy thận không thiếu máu hoặc chỉ thiếu máu

nhẹ Khi có suy thận rồi thì thiếu máu xuất hiện và ngày càng nặng dần, đôi khi khá chặt chẽ với các giai đoạn suy thận

- Các triệu chứng biểu hiện chứng ure máu cao ( khi đã có suy thận rõ):

nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, các biểu hiện tim mạch, thần kinh, các biểu hiện lâm sàng của toan máu( thở sâu, rối loạn nhịp thở) và nặng nhất là hôn mê do ure máu cao

 Tên các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh viêm cầu thận mạn

- Protein niệu: thường rõ Khi protein niệu # 3,5 g/ 24h là có hội chứng

thận hư đi kèm Tuy nhiên khi suy thận đã đến giai đoạn nặng thì protein niệu thường ít < 1g/ 24h

- Hồng cầu niệu: thường có đái máu vi thể, ít khi có đái máu đại thể Khi

cso đái máu đại thể tái phát nhiều lần trên lâm sàng thì thường biểu hiện của bệnh viêm cầu thận IgA

- Trụ niệu: bao gồm trụ hồng cầu, trụ hạt Tuy nhiên trụ niệu không phải

lúc nào cũng có

- Ure máu, creatinin máu tăng, mức lọc cầu thận giảm khi có suy thận

- Điện giải: kali máu thường tăng khi có suy thận Calci máu giảm ở giai

đoạn suy thận độ II trở đi Natri máu thường giảm do phù và ăn nhạt

Trang 11

- Siêu âm thận: kích thước thận bình thường khi chưa có suy thận Thận

teo nhỏ đều hai bên khi cso suy thận Mức độ teo nhỏ tùy thuộc vào giai đoạn và tiến triển của suy thận và tùy vào nguyên nhân khởi đầu

- X quang: bóng thận teo nhỏ đều hai bên ở giai đoạn suy thận Khi chưa

có suy thận nếu chụp UIV sẽ thấy hình ảnh đài bể thận bình thường

- Sinh thiết thận: trong giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ độ

I II có thể tiến hành sinh thiết thận Qua sinh thiết cho biết loại tổn thương mô bệnh học

Trang 12

Câu 9: Trình bày chẩn đoán xác định bệnh viêm thận bể thận cấp

 Lâm sàng

- Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ cuối bãi Tuy

nhiên, hội chứng bàng quang có thể xuất hiện trước khi viêm thận bể thận cấp Khi có viêm thận bể thận cấp thì triệu chứng viêm thận bể thận cấp thì triệu chứng viêm bàng quang đã đỡ làm bỏ qua chẩn đoán

- Đau hông lưng: thường đau 1 bên nhưng cũng có khi đau cả 2 bên Đau

âm ỉ nhưng cũng có khi đau rất nhiều Dấu hiệu vỗ lưng hông dương tính là triệu chứng rất có giá trị, nhất là trong trường hợp chỉ đau 1 bên

- Có thể khám thấy thận to, chạm thận bập bềnh (+)

- Triệu chứng toàn thân: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn Có thể có

dấu hiệu mất nước do sốt hoặc sốc nhiễm khuẩn

 Xét nghiệm nước tiểu

+ Bạch cầu niệu nhiều (>= 10 bạch cầu / ml nước tiểu), có bạch cầu đa nhân 4

thoái hóa

+ Vi khuẩn niệu > 10 / ml nước tiểu cấy Loại vi khuẩn thường gặp tương tự 5

như trong viêm bàng quang cấp

+ Có proton niệu nhưng thường < 1 gr/ 24h

 Xét nghiệm máu

+ Bạch cầu máu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng

+ Đôi khi có suy thận cấp : ure, creatinin huyết thanh tăng

+ Cấy máu khi có sốt > 38,5 có thể thấy (+)o

 Siêu âm thận: thận hơi to hơn bình thường, đài bể thận giãn có thể ít hoặc nhiều Đôi khi thấy ở viêm trong nhu mô thận, hoặc thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, thận đa nang

 X quang: chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị nếu nghi ngờ có sỏi Chỉ chụp UIV trong giai đoạn cấp khi nghi ngờ có nguyên nhân thuận lợi gây tắc nghẽ đường bài xuất nước tiểu ( tắc nghẽn niệu quản) mà cần phải có can thiệp ngoại khao sớm

Trang 13

Câu 10: Trình bày triệu chứng cơ năng bệnh viêm gan mạn

- Mệt mỏi (70%): cảm giác mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi khiến bệnh nhân

không muốn làm việc Nhiều khi bệnh nhân nhầm tưởng là do cảm cúm nên thường tự điều trị và đi khám bệnh muộn

- Đầy tức, khó chịu hại sườn phải (20%): thường có cảm giác đau nặng

tức, đôi khi rất mơ hồ Một số ít trường hợp bệnh nhân đau tức dữ dội làm lạc hướng chẩn đoán là một bệnh ngoại khoa Những trường hợp này thường do hủy hoại tế bào gan quá nhiều

- Chán ăn

+ Mất cảm giác ngon miệng dù rằng vẫn thấy đói, thậm chí ngửi mùi thức ăn bệnh nhân cũng cảm giác khó chịu và buồn nôn

+ Một số trường hợp không muốn ăn vì cảm giác buồn nôn và nôn nên

đễ chẩn đoán nhầm bệnh lí tại dạ dày

+ Đau khớp : tỉ lệ đau sưng khớp không nhiều và thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi

+ Ngứa toàn thân là hậu quả ứ mật Nhiều khi triệu chứng ngứa xuất hiện trước khi có vàng da Thăm khám trên da phát hiện các vết xước dài do gãi và không thấy có các bệnh ngoài da khác kèm theo

+ Sụt cân là hậu quả của kém ăn kéo dài chỉ gặp ở những bệnh nhân đến viện sau vài tuần khởi phát của bệnh Thể trạng phục hồi nhanh chóng khi hết đợt tiến triển và bệnh nhân ăn ngon miệng đủ bù cho năng lượng thiếu hụt

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w