1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

về công tác quản lý chất lượng nước cấp cho sản xuất nước thải sản xuất đầu ra và và tái sử dụng nước tại công ty cổ phần đường quảng ngãi

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Về Công Tác Quản Lý Chất Lượng Nước Cấp Cho Sản Xuất, Nước Thải Sản Xuất Đầu Ra Và Và Tái Sử Dụng Nước Tại Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi
Tác giả Lê Trương Diệu Thư, Vũ Thị Diễm Quỳnh, Trần Văn Phúc
Người hướng dẫn TH.S. Lê Thị Thùy Trang, TH.S. Trần Hải Vũ
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 816,5 KB

Nội dung

Giới thiệu về Trung tâm Môi trường và Nước sạch- Trung tâm Môi trường và Nước sạch trực thuộc Công ty Cổ phần Đường QuảngNgãi là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý – vận hành Trạm xử lý nướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI THU HOẠCH NHẬN THỨC NGHỀ NGHIỆP

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT, NƯỚC THẢI SẢN XUẤT ĐẦU RA VÀ VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

1 LÊ TRƯƠNG DIỆU THƯ ; MSSV: 4352060052

2 VŨ THỊ DIỄM QUỲNH ; MSSV: 4352060040

3 TRẦN VĂN PHÚC

 Lớp: Quản lý Tài nguyên & Môi trường

 Khoa: Khoa học tự nhiên

 Khóa: 43

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

1 TH.S LÊ THỊ THÙY TRANG

2 TH.S TRẦN HẢI VŨ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chuyến thực tập chuyên đề Bình Định – Quảng Ngãi – Quảng Nam – Đà Nẵng của lớp Quản lý Tài nguyên & Môi trường K43 vừa qua đã thành công tốt đẹp Qua chuyến đi lần này, đã mạng lại nhiều điều hay và bổ ích, giúp cho chúng em hiểu thêm

và học thêm được những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp mà còn học được rất nhiều điều hay trong cuộc sống và một số kỹ năng thực Chuyến này đã giúp chúng em hiểu thêm và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, thu thập và bổ sung kiến thức có liên quan về ngành nghề của mình đang học Qua đó giúp chúng em hiểu biết những kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn giúp cho việc học tập hiện tại và công việc mai sau Những kiến thức mà lớp đã nhận được sẽ khắc sau, nhớ kĩ hơn

Tuy nhiên chúng em không thể hoàn thành tốt chuyến thực tế này nếu không có

sự chỉ dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn, của thầy và cô: THS Lê Thị Thùy Trang, THS Trần Hải Vũ Nhờ sự giúp đỡ của thầy và cô mà kiến thức thu được trong chuyến thực tập chuyên đề của chúng em trở nên dễ dàng và đầy đủ hơn

Qua chuyến đi thực tập chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo nhà trường, cảm ơn sự giúp đỡ của khoa Khoa học - Tự nhiên đã tạo cơ hội cho chúng em được tham gia chuyến thực tế bổ ích này Em cũng xin chân thành cảm ơn đến

sự hướng dẫn tận tình và trực tiếp của thầy và cô; THS Lê Thị Thùy Trang, THS Trần Hải Vũ

Dưới đây là bài báo cáo thu hoạch của nhóm em Trong quá trình thu hoach không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý của Thầy Cô đề bài thu hoạch của nhóm em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Mục lục

BÀI THU HOẠCH NHẬN THỨC NGHỀ NGHIỆP 1

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT, NƯỚC THẢI SẢN XUẤT ĐẦU RA VÀ VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC TẠI 1

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI 1

I/ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ KHI ĐI THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI 6

1 Mục đích: 6

2 Nhiệm vụ: 6

II/ PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

III/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI 6

I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7

1 Giới thiệu chung về Công Ty: 7

2 Giới thiệu về Trung tâm Môi trường và Nước sạch 7

3 Vị trí địa lý: 7

a) Trạm xử lý nước cấp: 7

b) Trạm xử lý nước thải: 8

II/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT VÀ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT ĐẦU RA 8

1 Công tác quản lý nước cấp 8

1.1 Hoạt động của trạm xử lý: 8

1.2 Thuyết minh công nghệ: 9

2 Công tác quản lý nước thải 10

2.1 Nguồn nước thải để xử lý: 10

2.2 Quy trình xử lý nước thải 10

2.3 Thuyết minh công nghệ: 12

3 Hệ thống tái sử dụng 13

3.1 Đối với nước thải: 13

3.2 Đối với bùn thải: 14

3.3 Đối với khí: 14

III/ CẢM NHẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẦU VÀO VÀ NƯỚC THẢI ĐẦU RA 14

Kết luận 15

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU I/ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ KHI ĐI THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

1 Mục đích:

- Giúp sinh viên khảo sát, nhận xét về vấn đề về công tác quản lý chất lượng nước cấp sản xuất và nước thải sản xuất tại Công Ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

- Qua đợt đi thực tập chuyên đề giúp chúng em khảo sát đối tượng, phạm vi nguồn tiếp nhận của Công Ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, khảo sát hệ thống và quy trình xử Lý hệ thống nước cấp, nước thải và hệ thống tái sử dụng nước thải

2 Nhiệm vụ:

- Thực hiện tốt các quy định đã đề ra trước khi đi: đảm bảo đúng giờ quy định, tuân thủ theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn và phó đoàn, đẩm bảo trật tự văn minh lịch sự nơi ở, nơi tham quan, đảm bảo an toàn trong khi đi,

- Nắm vững phần lý thuyết các môn học về vấn đề môi trường Quy trình xử lý nước cấp, nước thải, các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, chất thải, khí thải để áp dụng vào trong quá trình đi thực tập chuyên đề

- Thu thập số liệu chú ý lắng nghe, ghi chép cẩn thận, quan sát, học hỏi, tìm hiểu thêm

- Sinh viên phải làm bài thu hoạch kết quả nội dung thực tập chuyên đề sau chuyến

đi thực tập chuyên đề

II/ PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi:

- Trung tâm Môi trường và Nước sạch Công Ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi

2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát, ghi chép

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

III/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI

- Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km, phía Đông giáp Biển Đông, ngoài ra Quảng Ngãi

Trang 6

còn giáp giới với tỉnh Gia Lai theo hướng cực Tây Nam, đoạn này dài trên dưới 10

km nằm giữa vườn quốc gia Kon Chư Răng

KẾT QUẢ THU THẬP TỔNG HỢP NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT VÀ NƯỚC THẢI ĐẦU RA

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1 Giới thiệu chung về Công Ty:

- Công Ty Cổ Phần Đường Quãng Ngãi trước đây là doang nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi sang doanh nghiệp cổ phần từ tháng 01/2006 Chức năng hoạt động của ty là sản xuất và kinh doanh thương mại các sản phẩm đường, mật rỉ, sữa đậu nành, bia, bánh kẹo, nước giải khác, mạch nha, mía sống,

- Hiện nay, Công ty có 15 đơn vị thuộc sản xuất và kinh doanh, trong đó có 09 nhà máy, trung tâm xí nghiệp, phân xưởng sản xuất đang hoạt động trong trụ sở chính (tại số 02 Nguyễn Chí Thanh, phường Quang Phú, thành phố Quãng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)

2 Giới thiệu về Trung tâm Môi trường và Nước sạch

- Trung tâm Môi trường và Nước sạch trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý – vận hành Trạm xử lý nước cấp, Trạm

xử lý nước thải của Công ty (bao gồm các nguồn thải của các nhà máy: Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, Nhà máy bia Dung Quất, Nhà máy bánh kẹo Biscafun, Phân xưởng hơi, Nhà máy Nha,…

3 Vị trí địa lý:

a) Trạm xử lý nước cấp:

Trang 7

Trạm xử lý nước cấp bao gồm 01 trạm bơm, đường ống và Trạm xử lý: Trạm bơm được đặt ở mép sông Trà Khúc (tọa độ: X=1673471, Y=582942); Đường ống được dẫn từ trạm bơm lên Trạm xử lý nước nằm trên ngọn núi Ông trong khuôn viên Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi Vị trí tiếp giáp của trạm xử lý như sau: + Phía Bắc: Giáp sông Trà Khúc và đường nội bộ của Công ty;

+ Phía Nam: Giáp đường nội bộ của Công ty;

+ Phía Đông: Giáp đường nội bộ của Công ty;

+ Phía Tây: Giáp sông Trà Khúc và đường số 9 KCN Quảng phú

b) Trạm xử lý nước thải:

+ Phía Bắc: Giáp sông Trà Khúc;

+ Phía Nam: Giáp đường nội bộ của Công ty;

+ Phía Đông: Giáp văn phòng làm việc của Trung tâm Môi trường và Nước sạch thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi;

+ Phía Tây: Giáp núi Ông

II/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC CẤP CHO SẢN XUẤT VÀ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT ĐẦU RA

1 Công tác quản lý nước cấp

1.1 Hoạt động của trạm xử lý:

- Trạm xử lý nước cấp được đầu tư xây dựng từ năm 1995, với mục tiêu xử lý nguồn nước mặt từ sông Trà Khúc để cung cấp nước làm mát và nước giải nhiệt cho Nhà máy Đường Quảng Phú

- Năm 2010, Công ty tiếp nhận và nâng cấp, cải tạo trạm xử lý và hệ thống đường ống cấp nước hiện có với mục tiêu cấp nước đạt chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT (QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT) cung cấp nước cho các đơn vị trong Công ty

- Hiện tại, công suất xử lý tối đa của Trạm xử lý nước cấp: 3.128 m3/ngày đêm, công suất cho phép khai thác: 1.600 m3/ngày đêm

Trang 8

1.2 Thuyết minh công nghệ:

- Nguồn nước mặt lấy từ sông Trà Khúc được bơm từ các bơm tại trạm bơm cấp 1 lên bể phản ứng

- Bể phản ứng: Tại đây dung dịch phèn (PAC) được châm vào theo định lượng tạo phản ứng hóa học hình thành các hạt keo có khả năng kết dính các hạt cặn lơ lửng

có trong nước làm cho bông cặn ngày càng lớn dần, góp phần tạo hiệu quả cho quá trình lắng cặn phía sau Trong giai đoạn này, một phần bông cặn bùn lắng ở đáy bể được xả định kỳ vào bể chứa bùn tuần hoàn và đưa đi ép

- Bể lắng: Bể lắng được đặt các khối ống nhựa Þ60, nghiêng 600 Nước từ bể phản ứng tự chảy qua bể lắng Nước đi từ dưới đáy bể lắng đi lên Phần nước trong được đưa qua các bể lọc cát, các bông cặn đập vào thành vách nghiêng, sẽ được lắng xuống đáy bể và được tập trung về rốn bể, cặn này được xả định kỳ vào bể chứa bùn tuần hoàn và đưa đi ép

- Bể lọc: Nước thu được từ bể lắng tiếp tục được đưa qua bể lọc, vật liệu lọc được

sử dụng là cát thạch anh Tại đây, nước được tiếp tục lọc, nước rửa lọc được thu gom vào bể chứa bùn tuần hoàn và xử lý lại

- Bể tuần hoàn bùn: Bùn từ bể phản ứng, bể lắng và nước rửa lọc được gom về bể tuần hoàn bùn Bùn trong bể lắng xuống đáy được đưa về khu ép bùn nằm trong Trạm XLNT, phần nước trong được đưa về lại bể phản ứng

Trang 9

- Khử trùng: Hóa chất khử trùng sẽ được châm vào để làm bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh

- Bồn trung gian: Nước sau khi ra khỏi bể lọc và châm hóa chất khử trùng được đưa qua các bồn trung gian trước khi đi vào bể chứa nước sạch Nhằm kiểm soát sơ bộ chất lượng nước sau xử lý theo mẻ hoạt động

- Nước tại bể chứa nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT được phân phối đến các đơn vị trong Công ty có nhu cầu sử dụng nước thông qua hệ thống đường ống

TSS: là tổng chất rắn lơ lửng

TDS: là tổng lượng chất rắn hòa tan

2 Công tác quản lý nước thải

2.1 Nguồn nước thải để xử lý:

- Nguồn xử lý chính là nước thải từ các đơn vị thuộc Công ty Cổ phần Đường Quãng Ngãi chuyển về xử lý tại trung tâm Môi trường và Nước sạch

2.2 Quy trình xử lý nước thải

* Trạm xử lý nước thải:

- Năm 2009, Trạm xử lý nước thải của Công ty tiếp nhận và cải tạo từ hệ thống xử

lý hèm thải của Nhà máy Cồn – Rượu với công suất 1.100 m3/ngày đêm Công nghệ xử lý chính của Trạm xử lý nước thải là xử lý kỵ khí qua bể UASB và xử lý hiếu khí qua hệ thống 4 bể hiếu khí nối liền nhau, bên trong là hạt lọc lơ lửng

- Tuy nhiên, công suất 1.100 m3/ngày đêm không xử lý hết lượng nước thải phát sinh từ các Nhà máy, đơn vị Do đó, Công ty quyết định nâng công suất lên 1.500 m3/ngày đêm

- Trong quá trình hoạt động, do nhu cầu nâng công suất của các Nhà máy trong Công ty như Nhà máy Bia Dung Quất, Nhà máy Sữa Vinasoy, Nhà máy Nha, … kéo theo đó lượng nước thải cũng tăng lên Do đó, Trạm xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày đêm không đảm bảo xử lý hết nước thải phát sinh Vì vậy, năm

2011 Công ty đầu tư thêm 1 dây chuyền song song hoạt động với công suất là 3.000 m3/ngày đêm

Trang 10

* Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:

- Trạm xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi bao gồm: Trạm xử

lý nước thải hiện hữu (công suất 2.400 m3/ngày đêm) và hệ thống tái sử dụng nước được đầu tư bổ sung (công suất 450 m3/ngày đêm) Sơ đồ công nghệ xử lý như sau:

2.3 Thuyết minh công nghệ:

- Nước thải từ các đơn vị trong Công ty sau khi xử lý cục bộ tại các Nhà máy được đưa về hệ thống bể điều hòa gồm 02 bể bằng bê tông và các thiết bị chứa (9 tank

Ghi chú: Đường nước thải Đường ống thổi khí

Đường hóa chất Đường bùn thải

Đường dẫn khí gas

Trang 11

chứa bằng inox + 4 bồn thép) của Trạm xử lý nước thải Trước khi đưa qua thiết bị chứa, hàng giờ các nguồn thải được đo pH để tách các dòng thải pH cao và các dòng thải có pH thấp vào các thiết bị chứa riêng, nước thải được ổn định nồng độ

và lưu lượng (pH theo đặc tính sản xuất từng nhà máy và duy trì ở ngưỡng ổn định Để ổn định pH đầu vào và giảm lượng hóa chất sử dụng nên tách riêng 2 nguồn nước đầu vào có pH cao, thấp khác nhau)

- Bể trung hòa: Nước thải từ bể điều hòa và các thiết bị chứa (9 tank chứa bằng inox + 4 bồn thép) được đưa về bể trung hòa Tại bể trung hòa có thể dùng axít HCl hoặc NaOH để điều chỉnh pH của nước thải nằm trong khoảng từ 6,8 - 8,5 Tuy nhiên hiện nay phần lớn việc đưa pH về khoảng 6,8 – 8,5 là do việc tận dụng những nguồn nước thải có pH cao hòa trộn với nguồn nước thải có pH thấp Tại

bể trung hòa có đặt thiết bị điện tử đo pH tự động

- Bể UASB: Nước thải sau bể trung hòa được bơm lên 2 bể UASB hoạt động song song Các hợp chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí hoạt động trong bể Nguyên lý hoạt động của bể UASB như sau:

- Nước thải được đưa vào từ phía đáy bể, đi qua lớp bùn hạt, quá trình xử lý xảy ra khi các chất hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với bùn hạt Khí sinh ra trong điều kiện kỵ khí (chủ yếu là CH4 và CO2) sẽ tạo nên dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho quá trình hình thành và duy trì bùn sinh học dạng hạt Khí sinh ra từ lớp bùn sẽ dính bám vào các hạt bùn và cùng với khí tự do nổi lên phía mặt bể Tại đây, quá trình tách pha khí - lỏng - rắn xảy ra nhờ bộ phận tách pha Khí được bơm hút đưa đến hệ thống đốt khí gas

- Nước thải sau khi xử lý tại bể UASB Nước chảy tràn theo máng đi qua bể trung gian trước khi bơm về bể xử lý SBR

- Bể SBR: Là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ, nước từ bể trung gian cấp vào đầy một bể SBR, tiếp tục cấp nước vào bể SBR khác khi các bể SBR đã xong 1 chu kỳ hoạt động (Không nhất thiết hoạt động luân phiên hết chu kỳ của bể này mới đến chu kì của bể khác) Một chu trình hoạt động của bể trải qua 4 giai đoạn: Cấp nước – thổi khí – lắng – xả nước

- Cấp nước: Thời gian bơm nước vào khoảng 1,5 giờ Nước thải được bơm từ bể trung hòa vào bể SBR

- Thổi khí: Sục khí để cung cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp nhằm tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính Thời gian sục khí khoảng 8 giờ Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được phân hủy nhờ các vi sinh vật hiếu khí trong bể

- Lắng: Quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100% Thời gian lắng trong khoảng 01 giờ

- Xả nước: Khoảng 01 giờ

Trang 12

- Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 4 giai đoạn cơ bản trên, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ thống Hiệu quả xử lý BOD5 của bể SBR luôn lớn hơn 85%

- Nước sau khi xử lý tại bể SBR đạt chất lượng nước cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT được đưa về cụm bể chứa nước thải sau xử lý và bơm lên hệ thống thu gom nước thải của KCN Quảng Phú

- Bể dự phòng: Bể dự phòng gồm 02 bể (01 và 02) có tổng dung tích 168 m3 sẽ được dùng trong trường hợp Trạm xử lý nước thải gặp sự cố Bể dự phòng được tận dụng từ các bể bê tông có sẵn trong khuôn viên Trạm xử lý nước thải Khi Trạm xử lý nước thải gặp sự cố ngoài việc yêu cầu các nhà máy lưu chứa nội bộ, nước thải còn được chứa tại các bể xử lý của Trạm XLNT, quá trình khắc phục sự

cố được thực hiện theo đúng quy trình đã được ban hành tại Trung tâm Môi trường và Nước sạch

- Ngoài ra, tại Trạm xử lý nước thải có hệ thống đốt khí gas thu hồi từ các bể UASB

và hệ thống ép bùn sau xử lý của Trạm xử lý nước cấp và Trạm xử lý nước thải

3 Hệ thống tái sử dụng

3.1 Đối với nước thải:

- Từ sơ đồ sử lý quy trình xử lý nước thải đưa trên cho thấy nước thải từ các đơn vị

sẽ đi qua tank chứa và bể điều hòa I, II, và tiếp tục đi đến bể trungh hòa tại bể này tiến hành cho hóa chất axit HCl hoặc NaOH để điều chỉnh độ PH và tiến hành đo

độ PH tại bể trung hòa này tiếp theo sẽ chuyển nước thải ở bể trung hòa sang bể UASB (bể kỵ khí) sau đó được chuuyeennr tiếp sang bể trung gian và đến bể SBR tai bể này có hai nhánh như sau:

+ một nhánh là dùng để tái sử dụng nước thải để tưới tiêu trong khuôn viên của Công ty Cổ phần Đường Quãng Ngãi tại bể SBR thì nước thải sau khi qua các công đoạn sử lý thì đảm bảo đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 thì mới được phép dùng để tưới tiêu

+ nhánh thứ 2 là chuyển giao sang cho hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Quảng Phú

- Đối với nước thải tại Trung tâm Môi trường và Nước sạch được tái sử dụng để tưới vườn cây, thảm cỏ trong Công ty Nước thải khi được tái sử dụng đã được phân tích, nước thải được kiểm soát, phân tích, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước được đảm bảo đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 mới tiến hành bơm tưới vườn cây, thảm cỏ

- Nếu nước sau xử lý không đạt một trong số các chỉ tiêu: pH, COD, TSS (thuộc cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT) sẽ được bơm về cụm bể chứa nước sau xử

lý (01, 02, 03) bằng đường nước tuần hoàn và được bơm hết lên HTXLNT KCN Quảng Phú để xã thải ra môi trường

Ngày đăng: 19/05/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w