1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SINH KẾ SAU TÁI ĐỊNH CƯ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI DỰ ÁN HỒ TẢ TRẠCH, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Kế Sau Tái Định Cư: Trường Hợp Nghiên Cứu Tại Dự Án Hồ Tả Trạch, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Biểu Mẫu - Văn Bản - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kiến trúc - Xây dựng Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 MỤC LỤC 1. Tác động của lợi thế cạnh tranh lên hiệu quả kinh doanh trong ngành công nghiệ p thực phẩm Việt Nam Trần Thị Thắm ................................................................................................................ 1 2. Kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam Nguyễn Tuyết Trinh ...................................................................................................... 19 3. Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ: Nghiên cứu trườ ng hợp dịch vụ thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Lê Ngọc Liêm, Trần Nam Cường .................................................................................. 35 4. Sinh kế sau tái định cư: Trường hợp nghiên cứu tại dự án hồ Tả Trạch, tỉnh Thừ a Thiên Huế Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà ............................................................................... 51 5. Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tạ i các doanh nghiệp thủy sản ở những tỉnh ven biển Việt Nam Phan Đức Dũng, Trần Thị Kim Ngân ........................................................................... 77 6. Đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về Marketing Mix giáo dục Đại học Lê Quang Trực, Hồ Khánh Ngọc Bích, Tống Viết Bảo Hoàng..................................... 89 7. Sự cố môi trường biển miền Trung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động: Nghiên cứu trường hợp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừ a Thiên Huế Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý ............................................................................. 103 8. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau má huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc................................................................... 117 9. Hệ thống ERP và một số cách tiếp cận đo lường sự thành công trong triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Dương Thị Hải Phương ............................................................................................. 129 Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, email: dinhhce1902gmail.com 51 SINH KẾ SAU TÁI ĐỊNH CƯ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI DỰ ÁN HỒ TẢ TRẠ CH, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Công Định1, Võ Hoàng Hà Ngày nhận bài: 15042017 Ngày nhận bản sửa: 15062017 Ngày duyệt đăng: 20062017 Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động của dự án hồ Tả Trạch đến một số khía cạnh về tài sản sinh kế của người dân tái định cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tài sản vật chất tại các khu vực tái định cư đã được cải thiện đáng kể. Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng tái định cư. Tuy nhiên, hoạt động tái định cư cũng đã kéo theo sự thiếu hụ t nghiêm trọng đất đai sản xuất bao gồm đất canh tác cây hàng năm và đất trồng rừ ng. Ngoài ra, chất lượng đất quá kém đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và hiệu quả canh tác. Thực tế này đã dẫn đến sự suy giảm về thu nhập của các nông hộ. Khác biệt so với trước khi tái định cư, thu nhập của người dân hiện nay chủ yếu trông chờ vào công việ c làm thuê nặng nhọc và thiếu tính bền vững trong dài hạn. Từ khóa: Hồ Tả Trạch; Sinh kế; Tái định cư. 1. Đặt vấn đề Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhằm giảm nhẹ tác động củ a thảm họa tự nhiên, nhiều hồ, đập thủy điện và công trình chứa nước đã và đang đượ c xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Ủy ban Thế giới về đập, tính đến cuối thế kỷ 20, hơn 45.000 đập với quy mô lớn đã được xây dựng ở trên 140 quố c gia, và khoảng 1.700 đập lớn khác đang được tiếp tục xây dựng trên toàn thế giớ i (WCD, 2000). Khoảng một nửa số lượng đập lớn trên thế giới được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp nước tướ i cho khoảng 40 trong tổng số 271.000 ha đất sản xuất. Các hồ thủy lợi được đánh giá Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 52 là nhân tố thiết yếu để có thể sản xuất ra 15 tổng sản lượng lương thực trên toàn thế giới (Thomas M. Leonard., 2006). Tại Việt Nam, ngày càng nhiều dự án đập thủy điện, thủy lợi với quy mô khác nhau được xây dựng nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn từ 1959 đến 1999, khoảng 500 đập lớn, nhỏ đã được xây dựng. Từ năm 2000 đến nay, hàng trăm dự án xây dựng đập đã được chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo nhu cầu điện năng cũng như phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Tính đến hết năm 2009, khoảng 1.967 hồ, đập đã đượ c xây dựng trên cả nước (Dao, N., 2010). Một trong những hệ quả khó tránh khỏi là hoạt độ ng di dời và tái định cư của những người dân bị tác động bởi dự án. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư, tuy nhiên trong thực tế, cuộc sống của hầu hết người dân bị ảnh hưởng đang phải đối mặt vớ i tình trạng nghèo đói do thiếu đất sản xuất, cũng như do hạn chế tiếp cậ n tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, nghiên cứu về hoạt động sinh kế sau tái định cư có ý nghĩa to lớn, nhằ m chỉ ra hạn chế, những tác động tiêu cực ở những dự án hiện tại cũng như làm căn cứ để khắc phục nhược điểm cho các dự án tương tự trong tương lai. Nghiên cứu này nhắm đến đánh giá tài sản sinh kế sau tái định cư của ngườ i dân bị tác động bởi dự án hồ Tả Trạch. Những nhân tố chính tác động đến người dân tái định cư trong quá trình di dời sẽ được xem xét toàn diện. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ ra những điểm thiếu hợp lý trong quá trình thực hiện tái định cư. 2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan tài liệu Đập thủy điện, thủy lợi đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc phát triể n kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia (Thomas M. Leonard., 2006; WCD, 2000). Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra tranh luận do tốc độ phát triể n quá nhanh và gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển (Ty Pham Huu, 2015). Một trong những tác động rõ ràng nhất là việc di dân, tái định cư để nhường đấ t cho dự án. Nghiên cứu của Mathur đã chỉ ra rằng, trong khoảng 15 năm trở lại đây, hoạt động di dân đã diễn ra trên quy mô lớn ở nhiều khu vực khác nhau như Châu Phi, Châu Mỹ Latin, Trung Á, Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Thực tế này đã ảnh hưở ng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của các cộng đồng bị ảnh hưở ng (Mathur, H.M., 2013). Nguyên nhân giải thích cho sự nghèo đói của các cộng đồng là việc lựa chọn khu Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 53 vực tái định cư thiếu hợp lý, không cho phép người dân tiếp cận với cơ hội nghề nghiệ p tốt hơn (WCD, 2000). Tái định cư tác động đến sinh kế của người dân ở nhiều khía cạnh và được chứ ng minh qua nhiều nghiên cứu. Quá trình khảo sát của Marcus W. Beck ở Mỹ , Trung Quốc, Đông Nam Á đã cho thấy, gia tăng xây dựng hồ, đập có thể kéo theo tác độ ng tiêu cực về đa dạng sinh học, kinh tế-xã hội, địa lý và chính trị. Ông kết luận rằng, thự c hiện các dự án như trên sẽ ảnh hưởng lớn đến khía cạnh xã hội và kinh tế của những người sống gần khu vực dự án. Trong đó, mất đất là một trong những tác động nổi bậ t nhất của việc xây đập. Ngoài ra, những tác động đến môi trường, giảm khả năng tiế p cận tài nguyên thủy sản và các tài nguyên khác cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân (Beck cộng sự, 2012). Cũng liên quan đến chủ đề này, Sinavong Phonevilay đã phân tích sinh kế của người dân tái định cư bị tác động bởi các dự án thủy điện tại Lào bằ ng cách phân tích 5 khía cạnh của sinh kế. Tác giả đánh giá cao sự cải thiện cơ sở vật chất ở các khu tái định cư, tuy nhiên cũng nhấn mạnh những khó khăn trong quá trình phục hồi các vấn đề liên quan đến tài sản xã hội (Sinavong Phonevilay, 2013). Tương tự, một nghiên cứu khác đã cho thấy các mặt tích cực của chương trình TĐC và phục hồi sinh kế ở Nankai, Lào. Tác giả kết luận rằng, quá trình TĐC đã làm tăng chất lượng cuộc sống, năng lực của người dân bằng cách làm tăng khả năng tiếp cận các tài sản sinh kế và nguồn tài nguyên như nhà ở, hệ thống đường giao thông và thông tin liên lạc. Việc nâng cao tài sản vậ t chất sau TĐC đã góp phần làm phát triển tài sản con người, làm khả năng tiếp cậ n tài sản xã hội và tài sản tài chính hiệu quả hơn (Vilayvanh Phonepraseuth, 2012). Một nghiên cứu khác về sinh kế sau TĐC ở dự án đập Three Gorges chỉ ra tầ m quan trọng của tài sản vật chất đối với phục hồi sinh kế. Tác giả xem tài sản vật chấ t là thiết yếu để nâng cao khả năng tiếp cận các tài sản khác. Không có hệ thống cơ sở vậ t chất cơ bản, quá trình phục hồi tài sản con người và tài sản tài chính có thể gặp khó khăn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những tác động tiêu cực đến người dân như giả m thu nhập, ảnh hưởng đến an ninh lương thực, thiếu việc làm sau tái định cư (McDonald, B. D., 2006). Tại Việt Nam, tác động của việc xây dựng đập đến sinh kế c ủa người dân TĐC cũng đã được khảo sát bởi nhiều nhà nghiên cứu. Trong trường hợp nghiên cứu ở Quảng Nam, tác giả nhận định rằng, mặc dù hành lang pháp lý đã được cải thiện nhiều, nhưng TĐC vẫn là lý do gây ra tình trạng đói nghèo. Mặc dù cơ sở hạ tầng và mức độ gắn kết giữa cộng đồng được cải thiện, nhưng sự thiếu hụt đất sản xuất đã đe dọa an Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 54 ninh lương thực, và dẫn đến tình trạng chặt phá rừng phòng hộ để trồng trọ t. Ngoài ra, hạn chế trong quá trình thực hiện TĐC, liên quan đến việc lựa chọn địa điểm TĐC và xây dựng nhà ở đã được chỉ rõ. Vai trò của người dân trong việc lựa chọn khu v ực TĐC là không cao, ngoài ra người dân cũng không có quyền quyết định cấu trúc và xây dựng chính căn nhà của mình. Một trong những lý do của vấn đề trên là thiếu sự tham gia thực tế của người dân trong quá trình đưa ra quyết đị nh (Jane Singer Hai Hoang, 2014). Vấn đề TĐC ở thủy điện Sơn La, một trong những thủy điện lớn nh ất Đông Nam Á, đã thu hút nhiều mối quan tâm của dư luận. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, giảm năng suất cây trồng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm thu nhập của người tái định cư. Khoảng 50 người dân cư đã bị giảm thu nhập, và 29 người dân bị mất việc làm sau TĐC. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu công bằng trong quá trình hỗ trợ người TĐC phục hồi sinh kế, ngoài ra đất đai manh mún, phân tán cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong quá trình phục hồi sinh kế (Bùi Thị Minh Hằng cộng sự , 2012). Các nghiên cứu trên đã vẽ nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc sống sau TĐC của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đập thủy lợi, thủy điệ n. Ngoài những khía cạnh tích cực như cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các tác giả cũng nhấ n mạnh một số nguyên nhân gây nên nghèo đói như thiếu đất sản xuất, chất lượng đất không đảm bảo để canh tác v.v. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng đề cập đế n vai trò của người dân trong quá trình thực hiện TĐC như lựa chọn khu vực TĐC, xây dự ng nhà ở theo phong tục, tập quán của cộng đồng. Thiếu sự tham gia của ngườ i dân trong quá trình xây dựng và đưa ra quyết định được xem là một trong những lý do quan trọ ng dẫn đến tình trạng nghèo đói ở các khu vực TĐC. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chưa đề cập sâu đến sự khác biệt về tài sả n sinh kế của người dân giữa các khu vực tái định cư khác nhau. Do vậy, nghiên cứ u này sẽ tập trung so sánh sự thay đổi tài sản sinh kế của các hộ dân giữa các khu vực tái định cư, từ đó phát hiện những thiếu sót trong quá trình thực hiện tái định cư và đưa ra các kiến nghị cần thiết về chính sách. 2.2. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 55 tạo cơ hội sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem nhữ ng yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong bối cảnh cụ thể. Tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh (DFID) đã đưa ra khung sinh kế bền vững như sau: Thành phần cơ bản của khung sinh kế bền vững gồm tài sản sinh kế (các nguồ n vốn sinh kế), cơ cấu và tiến trình thực hiện (tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài), chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó và cuố i cùng là phạm vi rủi ro. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: Phạm vi rủi ro - Các cú sốc - Các khuynh hướng - Tính thời vụ S H N FP TÀI SẢN SINH KẾ Ảnh hưởng Khả năng tiếp cận Cơ cấu - Các cấp chính quyền - Đơn vị tư nhân Quá trình -Luật lệ -Chính sách -Văn hóa -Cơ quan CƠ CẤU- TIẾN TRÌNH Chiến lược sinh kế KẾT QUẢ SINH KẾ - Tăng thu nhập - Tăng phúc lợi - Giảm rủi ro -An ninh lương thực - Sử dụng TNTN bền vững H: Nguồn lực con người P: Nguồn lực vật chất N: Nguồn lực tự nhiên S: Nguồn lực xã hội F: Nguồn lực tài chính Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 56 Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Các ấn phẩm, bài báo khoa học đã được xuất bả n trong và ngoài nước, các văn bản của Chính Phủ có liên quan đến sinh kế và di dân tái định cư nhằm thừa kế có chọn lọc các kết quả đã được nghiên cứu. Thu thập các văn bản củ a tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác di dân tái định cư và sinh kế của người dân sau khi bị di dời, các số liệu thống kê tại cục thống kê tỉnh. Thu thập các tài liệu, các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Hương Hòa, xã Bình Thành và xã Lộc Bổn. - Thu thập số liệu sơ cấp: Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, các số liệu liên quan đến nguồn vố n sinh kế của các hộ dân tái định cư đã được chúng tôi khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi. Nộ i dung bảng hỏi bao gồm những thông tin cơ bản về hộ, tình hình đời sống, sản xuấ t kinh doanh, thực trạng và sự thay đổi nguồn vốn sinh kế, các yếu tố tác động, thuận l ợi cũng như khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt. Tác giả đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên tổng thể 120 hộ dân, chia đều ở 3 khu vực tái định cư của dự án hồ Tả Trạch tại các xã: Dương Hòa, Lộc Bổn và Bình Thành. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi điều tra, thu thập được được xử lý bằng phần mềm thố ng kê SPSS 22 nhằm so sánh sự thay đổi tài sản sinh kế trước và sau khi tái định cư. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tổng quan về dự án hồ Tả Trạch Hồ Tả Trạch được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Thừ a Thiên Huế, cũng như khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Dự án hồ Tả Trạch đượ c xây dựng trên sông Tả Trạch, một nhánh chính của sông Hương phía thượng nguồn, thuộc địa bàn xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy với tổng diện tích lên đến 3.907,9 ha. Công trình này được triển khai vào năm 2005, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2016, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư với nguồn vố n sau nhiều lần điều chỉnh vào khoảng 4.000 tỷ đồng, được huy động từ trái phiế u chính phủ. Công trình được hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động củ a thiên tai. Chức năng chính của dự án này là chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính cho hệ Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 57 thống sông Hương, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, cung ứng một lượng nước ngọt lớ n cho khoảng 34.782 ha đất sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu. Dự án còn nhắm đến việ c cung cấp nước ngọt cho sông Hương nhằm đẩy mặn, cải thiện môi trường của hệ đầ m phá Tam Giang – Cầu Hai. Song song với dự án xây dựng hồ đập chính, một dự án phụ đã đượ c giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai để thực hiện công tác đền bù và tái định cư cho cộng đồng người dân bị ảnh hưởng và bị di dời chổ ở với số vốn lên đế n 143 tỷ đồng. Với diện tích lớn, hồ Tả Trạch đã gây ảnh hưởng đến 5 xã và một thị trấn thuộ c 4 huyện, thị xã bao gồm: xã Hương Phú, xã Hương Hòa, xã Hương Sơn và thị trấ n Khe Tre thuộc huyện Nam Đông; xã Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc; và xã Dương Hòa thuộc thị xã Hương Thủy. Tổng số người bị ảnh hưởng phải di dời ước tính khoảng 4.309 người thuộ c 855 hộ dân. 3.2. Đánh giá quá trình thực hiện tái định cư Về cơ bản, quá trình thực hiện tái định cư đã được thực hiện đúng theo quy định đượ c trình bày trong luật đất đai năm 2003. Trên 90 người dân được phỏng vấn xác nh ận đã được thông tin đầy đủ về dự án cũng như chính sách đền bù, tái định cư của UBND tỉnh. Theo hướng dẫn của UBND tỉnh, các huyện và thị xã đã tổ chức các cuộc tham quan đến các khu TĐC mới để người dân tái định cư có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu TĐC mới, nơi mà họ dự định đến sinh sống trong tương lai. Quyề n lựa chọn vị trí đất ở phụ thuộc vào sự phân công của cộng đồng, do vậy người dân có cơ hội để sinh sống gần những người thân thuộc. Khác với một số chương trình TĐC trước đây, người dân có toàn quyền quyết định trong việc thiết kế nhà ở, phù hợp với phong tục, tậ p quán lâu nay của cộng đồng. Do vậy, người dân có thể tận dụng các nguyên vật liệu từ nhà cũ để tiết kiệm và giảm chi phí cất nhà ở, cũng như đảm bảo, và tự chị trách nhiệm với chất lượng nhà ở của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng cũng thể hiện nhiều thiế u sót, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân tái định cư. Hạn chế đầu tiên có thể đề cập đến là việc đền bù không công bằng do giá đề n bù quá thấp. Khoảng 94 người được phỏng vấn phàn nàn rằng tiền đền bù nhận được thấp hơn nhiều so với những gì mà họ mất. Mặc dù gói đền bù không thực sự thõa mãn ngườ i dân, tuy nhiên họ vẫn chấp hành hoàn toàn bởi vì đây là khung giá đền bù do tỉnh quy định. Nế u từ chối nhận tiền, người dân cũng sẽ bị cưỡng chế để đảm bảo tiến độ cho công trình. Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 58 Điều hạn chế thứ hai liên quan đến quá trình khảo sát và lựa chọn khu vực mớ i xây dựng các khu TĐC. Sự đảm bảo về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội là điều cần thiết để duy trì cuộc sống bền vững cho cộng đồng. Trong đó, đất đai sản xuất được xem là vấn đề mấu chốt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế cũng như đầu ra của hoạt động sản xuấ t. Do vậy, quá trình khảo sát cần được đảm bảo cả về khía cạnh diện tích và chất lượng đấ t sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều kiện đất đai sản xuất ở các khu v ực TĐC là hoàn toàn ngược lại. Trước khi tái định cư mỗi hộ dân ở thôn Lương Miêu, xã Dương Hòa, đối tượng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi dự án hồ Tả Trạch, quản lý khoảng từ 2.000 m2 đế n 4.000 m2 đất sản xuất màu mỡ, với 2 vụ sản xuất mỗi năm. Nhưng sau khi tái định cư tại địa phương Bình Thành, mỗi hộ dân chỉ được cấp khoảng 1.000 m2 đất đai sản xuất. Sự thiế u hụt đất sản xuất cũng là vấn đề nghiêm trọng ở các khu TĐC khác. Ngoài ra, chất lượng đấ t sản xuất cũng là một điểm hạn chế trong quá trình thực hiện tái định cư. Hầu hết người tái định cư phàn nàn rằng, chất lượng đất đai quá thấp để canh tác các loại cây tr ồng hàng năm. Ở một số khu vực, bằng các phương pháp cải tạo đất, người dân có thể trồng một số loạ i cây trồng như keo, đậu xanh, sắn v.v., tuy nhiên cây trồng thường bị còi cọc và chỉ cho năng suất rất thấp. Do vậy, nhiều diện tích đất sản xuất đã bị người dân bỏ trống, trở nên hoang hóa, hoặc được chuyển đổi mục đích sử dụng. Thực tế này phản ánh rằ ng, quá trình khảo sát chất lượng đất đã bị xem nhẹ và không được thực hiện mộ t cách nghiêm túc trong quá trình lựa chọn các khu tái định cư. Vấn đề cuối cùng liên quan đến chính sách thiếu hợp lý c ủa cơ quan chức năng liên quan đến việc cấp đất. Chính sách “Đất đổi đất” có nghĩa là tất cả diện tích đất rừng bị thu hồi trong quá trình thực hiện dự án sẽ được bồi thường đúng bằng với diện tích đất rừng ở gần các khu TĐC. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm tái định cư, chính sách này đang ngày càng trở nên bế tắc. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiệ n nay khoảng 1.012 ha trong tổng số 1.332,904 ha đất rừng thu hồi hợp pháp vẫn chưa được cấp cho người dân TĐC. Mặc dù UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho tiến hành kiểm kê lại đấ t rừng ở nhiều khu vực khác nhau để đổi đất cho người dân, tuy nhiên do diện tích đất rừ ng thu hồi quá lớn nên chính sách “Đất đổi đất” được đánh giá là bất khả thi ở thời điểm hiệ n tại. Để thay thế cho chính sách này, đền bù bằng tiền mặt đã được đề xuất bởi UBND tỉ nh theo quyết định số 4644UBND-XDGT ngày 12102012 với tổng số tiền chi trả ước tính lên đến 65 tỷ đồng. Giải pháp này nhắm đến thay đổi hoạt động sinh kế cho người dân tái định cư, tuy nhiên nhiều người dân vẫn rất mong chờ được cấp bù lại đất rừng như đã hứ a, nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định trong dài hạn. Ngoài ra, việc thay đổi nghề nghiệp cho người dân là một việc cực kỳ khó khăn, do người dân thiếu kỹ năng nghề nghiệp cũng như Tạp chí Khoa học Quản lý Kinh tế Số 03 – Tháng 62017 59 hạn chế về trình độ học vấn. Đối với một số người lớn tuổi thì việc học một nghề mớ i là không khả thi. Không những thế, điều này còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của ngườ i tiêu dùng, nếu việc khảo sát nhu cầu không chính xác thì rất có thể nghề nghiệp, việc làm của người dân TĐC sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn. Đền bù bằng tiền mặt thay cho đất rừ ng là một giải pháp thiếu tính bền vững, nó chỉ mang lại sự no đủ cho người dân một cách tạ m thời, còn trong dài hạn không gì có thể đảm bảo được sinh kế cho người dân. Sự hạn chế về quỹ đất cũng như những khó khăn trong quá trình thu hồi đất c ủa các lâm trường đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tái định cư. 3.3. Đánh giá sự thay đổi tài sản sinh kế của người dân sau tái định cư 3.3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra Bảng 1 cung cấp một số đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra có thể ảnh hưởng đế n việc sử dụng các tài sản sinh kế. Bảng 1. Đặc điểm của các hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1. Giới tính chủ hộ Nam Người 87 72,5 Nữ Người 33 27,5 2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 53 - 3. Trình độ học vấn BQ của chủ hộ Lớp 3 - Mù chữ Người 37 30,8 Tiểu học Người 56 46,7 Trung học cơ sở Người 8 6,7 Trung học phổ thông Người 19 15,8 4. Số nhân khẩu bình quân Người 5 - 5. Số lao động bình quân Lao độnghộ 2,1 - Nam Lao độnghộ 1,3 61,9 Nữ Lao độnghộ 0,8 38,1 6. Tỷ lệ hộ nghèo - 42,6 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016) Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 60 Có thể nhận thấy rằng, trình độ học vấn của các chủ hộ là khá thấ p, bình quân các chủ hộ chỉ học hết lớp 3, ngoài ra tỷ lệ mù chữ chiếm đến 30,8. Với quy mô sản xuấ t nhỏ, trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất hàng ngày củ a các nông hộ, bởi vì những hoạt động này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuấ t. Tuy nhiên, hạn chế về học vấn có thể là rào cản lớn trong quá trình tìm tòi, học hỏi các phương pháp sản xuất mới, các công nghệ mới để đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất. Nghề nghiệp chính của cộng đồng người dân tái định cư hiện nay là sản xuấ t nông nghiệp, trồng rừng và làm thuê trong các lâm trường. Những nghề nghiệp nói trên thường yêu cầu sức khỏe của lao động để có thể kiếm được việc và duy trì đượ c công việc. Tuy nhiên, tuổi bình quân của chủ hộ cao cùng với mức độ cơ giới thấp đang là vấn đề cản trở sinh kế của người dân. Quá trình khảo sát cho thấy, cấu trúc của hoạt động nông nghiệp truyền thống đang bị bẻ gãy một cách nghiêm trọng do thiếu đất sả n xuất và thiếu nguồn lao động. Vì lý do này, nhiều lao động trẻ đã rời khỏi các khu tái định cư để tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn. Do vậy, ở các khu tái định cư hiệ n nay chủ yếu là trẻ em, người già với năng suất lao động thấp. 3.3.2. Đánh giá sự thay đổi tài sản con người Đề cập đến tài sản con người chúng ta có thể liệt kê một số các yếu tố như kiế n thức, kỹ năng, kinh nghiệm hay tình trạng sức khỏe, được hội tụ ở mỗ i cá nhân thông qua quá trình học tập, tập huấn và làm việc. Các yếu tố này được sử dụ ng trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, được phản ánh thông qua năng suất và hiệu quả của quá trình lao động (Binh, B.Q, 2009). Trong trường hợp tiếp cận sinh kế ở các vùng nông thôn, các yếu tố trên cho phép người dân theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau để đạt được đầu ra mong muốn. Cũng như các loại tài sản khác, tài sản con người là có hạn. Mặc dù là tài sản vô hình, nhưng nó có thể được trau dồi và phát triển (Leslie A. Weatherly, 2003). Nó đượ c xem là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong quá trình kết hợp các loại tài sản ...

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tác động của lợi thế cạnh tranh lên hiệu quả kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Trần Thị Thắm 1

2 Kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) đối với Việt Nam

Nguyễn Tuyết Trinh 19

3 Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ: Nghiên cứu trường hợp dịch vụ thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Lê Ngọc Liêm, Trần Nam Cường 35

4 Sinh kế sau tái định cư: Trường hợp nghiên cứu tại dự án hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà 51

5 Nghiên cứu những nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản ở những tỉnh ven biển Việt Nam

Phan Đức Dũng, Trần Thị Kim Ngân 77

6 Đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về Marketing Mix giáo dục Đại học

Lê Quang Trực, Hồ Khánh Ngọc Bích, Tống Viết Bảo Hoàng 89

7 Sự cố môi trường biển miền Trung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động: Nghiên cứu trường hợp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý 103

8 Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau má huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc 117

9 Hệ thống ERP và một số cách tiếp cận đo lường sự thành công trong triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp

Dương Thị Hải Phương 129

Trang 3

1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, email: dinhhce1902@gmail.com

SINH KẾ SAU TÁI ĐỊNH CƯ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI DỰ ÁN HỒ TẢ TRẠCH,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngày nhận bài: 15/04/2017 Ngày nhận bản sửa: 15/06/2017 Ngày duyệt đăng: 20/06/2017

Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động của dự án hồ

Tả Trạch đến một số khía cạnh về tài sản sinh kế của người dân tái định cư Kết quả

nghiên cứu cho thấy, tài sản vật chất tại các khu vực tái định cư đã được cải thiện đáng

kể Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng

đồng tái định cư Tuy nhiên, hoạt động tái định cư cũng đã kéo theo sự thiếu hụt nghiêm

trọng đất đai sản xuất bao gồm đất canh tác cây hàng năm và đất trồng rừng Ngoài ra,

chất lượng đất quá kém đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và hiệu quả canh tác

Thực tế này đã dẫn đến sự suy giảm về thu nhập của các nông hộ Khác biệt so với

trước khi tái định cư, thu nhập của người dân hiện nay chủ yếu trông chờ vào công việc

làm thuê nặng nhọc và thiếu tính bền vững trong dài hạn

Từ khóa: Hồ Tả Trạch; Sinh kế; Tái định cư

1 Đặt vấn đề

Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhằm giảm nhẹ tác động của

thảm họa tự nhiên, nhiều hồ, đập thủy điện và công trình chứa nước đã và đang được

xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới Theo thống kê của Ủy ban Thế giới về đập, tính

đến cuối thế kỷ 20, hơn 45.000 đập với quy mô lớn đã được xây dựng ở trên 140 quốc

gia, và khoảng 1.700 đập lớn khác đang được tiếp tục xây dựng trên toàn thế giới

(WCD, 2000) Khoảng một nửa số lượng đập lớn trên thế giới được xây dựng chủ yếu

để phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp nước tưới

cho khoảng 40% trong tổng số 271.000 ha đất sản xuất Các hồ thủy lợi được đánh giá

Trang 4

là nhân tố thiết yếu để có thể sản xuất ra 15% tổng sản lượng lương thực trên toàn thế giới (Thomas M Leonard., 2006)

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều dự án đập thủy điện, thủy lợi với quy mô khác nhau được xây dựng nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển sản xuất nông nghiệp Trong giai đoạn từ 1959 đến 1999, khoảng 500 đập lớn, nhỏ đã được xây dựng Từ năm 2000 đến nay, hàng trăm dự án xây dựng đập

đã được chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo nhu cầu điện năng cũng như phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp Tính đến hết năm 2009, khoảng 1.967 hồ, đập đã được xây dựng trên cả nước (Dao, N., 2010) Một trong những hệ quả khó tránh khỏi là hoạt động

di dời và tái định cư của những người dân bị tác động bởi dự án Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư, tuy nhiên trong thực tế, cuộc sống của hầu hết người dân bị ảnh hưởng đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói do thiếu đất sản xuất, cũng như do hạn chế tiếp cận tài nguyên thiên nhiên Do vậy, nghiên cứu về hoạt động sinh kế sau tái định cư có ý nghĩa to lớn, nhằm chỉ ra hạn chế, những tác động tiêu cực ở những dự án hiện tại cũng như làm căn cứ để khắc phục nhược điểm cho các dự án tương tự trong tương lai

Nghiên cứu này nhắm đến đánh giá tài sản sinh kế sau tái định cư của người dân

bị tác động bởi dự án hồ Tả Trạch Những nhân tố chính tác động đến người dân tái định cư trong quá trình di dời sẽ được xem xét toàn diện Ngoài ra, nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ ra những điểm thiếu hợp lý trong quá trình thực hiện tái định cư

2 Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Tổng quan tài liệu

Đập thủy điện, thủy lợi đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia (Thomas M Leonard., 2006; WCD, 2000) Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra tranh luận do tốc độ phát triển quá nhanh và gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển (Ty Pham Huu, 2015) Một trong những tác động rõ ràng nhất là việc di dân, tái định cư để nhường đất cho dự án Nghiên cứu của Mathur đã chỉ ra rằng, trong khoảng 15 năm trở lại đây, hoạt động di dân đã diễn ra trên quy mô lớn ở nhiều khu vực khác nhau như Châu Phi, Châu

Mỹ Latin, Trung Á, Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc Thực tế này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của các cộng đồng bị ảnh hưởng (Mathur, H.M., 2013) Nguyên nhân giải thích cho sự nghèo đói của các cộng đồng là việc lựa chọn khu

Trang 5

vực tái định cư thiếu hợp lý, không cho phép người dân tiếp cận với cơ hội nghề nghiệp tốt hơn (WCD, 2000)

Tái định cư tác động đến sinh kế của người dân ở nhiều khía cạnh và được chứng minh qua nhiều nghiên cứu Quá trình khảo sát của Marcus W Beck ở Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á đã cho thấy, gia tăng xây dựng hồ, đập có thể kéo theo tác động tiêu cực về đa dạng sinh học, kinh tế-xã hội, địa lý và chính trị Ông kết luận rằng, thực hiện các dự án như trên sẽ ảnh hưởng lớn đến khía cạnh xã hội và kinh tế của những người sống gần khu vực dự án Trong đó, mất đất là một trong những tác động nổi bật nhất của việc xây đập Ngoài ra, những tác động đến môi trường, giảm khả năng tiếp cận tài nguyên thủy sản và các tài nguyên khác cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân (Beck & cộng sự, 2012)

Cũng liên quan đến chủ đề này, Sinavong Phonevilay đã phân tích sinh kế của người dân tái định cư bị tác động bởi các dự án thủy điện tại Lào bằng cách phân tích 5 khía cạnh của sinh kế Tác giả đánh giá cao sự cải thiện cơ sở vật chất ở các khu tái định

cư, tuy nhiên cũng nhấn mạnh những khó khăn trong quá trình phục hồi các vấn đề liên quan đến tài sản xã hội (Sinavong Phonevilay, 2013) Tương tự, một nghiên cứu khác

đã cho thấy các mặt tích cực của chương trình TĐC và phục hồi sinh kế ở Nankai, Lào Tác giả kết luận rằng, quá trình TĐC đã làm tăng chất lượng cuộc sống, năng lực của người dân bằng cách làm tăng khả năng tiếp cận các tài sản sinh kế và nguồn tài nguyên như nhà ở, hệ thống đường giao thông và thông tin liên lạc Việc nâng cao tài sản vật chất sau TĐC đã góp phần làm phát triển tài sản con người, làm khả năng tiếp cận tài sản xã hội và tài sản tài chính hiệu quả hơn (Vilayvanh Phonepraseuth, 2012)

Một nghiên cứu khác về sinh kế sau TĐC ở dự án đập Three Gorges chỉ ra tầm quan trọng của tài sản vật chất đối với phục hồi sinh kế Tác giả xem tài sản vật chất là thiết yếu để nâng cao khả năng tiếp cận các tài sản khác Không có hệ thống cơ sở vật chất cơ bản, quá trình phục hồi tài sản con người và tài sản tài chính có thể gặp khó khăn Nghiên cứu này cũng chỉ ra những tác động tiêu cực đến người dân như giảm thu nhập, ảnh hưởng đến an ninh lương thực, thiếu việc làm sau tái định cư (McDonald, B D., 2006)

Tại Việt Nam, tác động của việc xây dựng đập đến sinh kế của người dân TĐC cũng đã được khảo sát bởi nhiều nhà nghiên cứu Trong trường hợp nghiên cứu ở Quảng Nam, tác giả nhận định rằng, mặc dù hành lang pháp lý đã được cải thiện nhiều, nhưng TĐC vẫn là lý do gây ra tình trạng đói nghèo Mặc dù cơ sở hạ tầng và mức độ gắn kết giữa cộng đồng được cải thiện, nhưng sự thiếu hụt đất sản xuất đã đe dọa an

Trang 6

ninh lương thực, và dẫn đến tình trạng chặt phá rừng phòng hộ để trồng trọt Ngoài ra, hạn chế trong quá trình thực hiện TĐC, liên quan đến việc lựa chọn địa điểm TĐC và xây dựng nhà ở đã được chỉ rõ Vai trò của người dân trong việc lựa chọn khu vực TĐC

là không cao, ngoài ra người dân cũng không có quyền quyết định cấu trúc và xây dựng chính căn nhà của mình Một trong những lý do của vấn đề trên là thiếu sự tham gia thực tế của người dân trong quá trình đưa ra quyết định (Jane Singer & Hai Hoang, 2014)

Vấn đề TĐC ở thủy điện Sơn La, một trong những thủy điện lớn nhất Đông Nam

Á, đã thu hút nhiều mối quan tâm của dư luận Các nhà nghiên cứu đã cho thấy, giảm năng suất cây trồng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm thu nhập của người tái định cư Khoảng 50% người dân cư đã bị giảm thu nhập, và 29% người dân bị mất việc làm sau TĐC Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu công bằng trong quá trình hỗ trợ người TĐC phục hồi sinh kế, ngoài ra đất đai manh mún, phân tán cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong quá trình phục hồi sinh kế (Bùi Thị Minh Hằng & cộng sự, 2012)

Các nghiên cứu trên đã vẽ nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc sống sau TĐC của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đập thủy lợi, thủy điện Ngoài những khía cạnh tích cực như cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các tác giả cũng nhấn mạnh một số nguyên nhân gây nên nghèo đói như thiếu đất sản xuất, chất lượng đất không đảm bảo để canh tác v.v Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò của người dân trong quá trình thực hiện TĐC như lựa chọn khu vực TĐC, xây dựng nhà ở theo phong tục, tập quán của cộng đồng Thiếu sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và đưa ra quyết định được xem là một trong những lý do quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói ở các khu vực TĐC

Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chưa đề cập sâu đến sự khác biệt về tài sản sinh kế của người dân giữa các khu vực tái định cư khác nhau Do vậy, nghiên cứu này

sẽ tập trung so sánh sự thay đổi tài sản sinh kế của các hộ dân giữa các khu vực tái định

cư, từ đó phát hiện những thiếu sót trong quá trình thực hiện tái định cư và đưa ra các kiến nghị cần thiết về chính sách

2.2 Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc

Trang 7

tạo cơ hội sinh kế Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong bối cảnh cụ thể

Tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh (DFID) đã đưa ra khung sinh kế bền vững như sau:

Thành phần cơ bản của khung sinh kế bền vững gồm tài sản sinh kế (các nguồn vốn sinh kế), cơ cấu và tiến trình thực hiện (tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài), chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó và cuối cùng là phạm vi rủi ro

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:

Cơ cấu

- Các cấp chính quyền

- Đơn vị

tư nhân

Quá trình

-Luật lệ

-Chính sách

-Văn hóa -Cơ quan

CƠ CẤU- TIẾN TRÌNH

Chiến lược sinh

kế

KẾT QUẢ SINH KẾ

- Tăng thu nhập

- Tăng phúc lợi

- Giảm rủi ro -An ninh lương thực

- Sử dụng TNTN bền vững

H: Nguồn lực con người P: Nguồn lực vật chất N: Nguồn lực tự nhiên S: Nguồn lực xã hội F: Nguồn lực tài chính

Trang 8

Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Các ấn phẩm, bài báo khoa học đã được xuất bản trong và ngoài nước, các văn bản của Chính Phủ có liên quan đến sinh kế và di dân tái định cư nhằm thừa kế có chọn lọc các kết quả đã được nghiên cứu Thu thập các văn bản của tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác di dân tái định cư và sinh kế của người dân sau khi bị

di dời, các số liệu thống kê tại cục thống kê tỉnh Thu thập các tài liệu, các báo cáo của

ủy ban nhân dân xã Hương Hòa, xã Bình Thành và xã Lộc Bổn

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, các số liệu liên quan đến nguồn vốn sinh

kế của các hộ dân tái định cư đã được chúng tôi khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi Nội dung bảng hỏi bao gồm những thông tin cơ bản về hộ, tình hình đời sống, sản xuất kinh doanh, thực trạng và sự thay đổi nguồn vốn sinh kế, các yếu tố tác động, thuận lợi cũng như khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt Tác giả đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên tổng thể 120 hộ dân, chia đều ở 3 khu vực tái định cư của dự

án hồ Tả Trạch tại các xã: Dương Hòa, Lộc Bổn và Bình Thành

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu sau khi điều tra, thu thập được được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS

22 nhằm so sánh sự thay đổi tài sản sinh kế trước và sau khi tái định cư

3 Kết quả và thảo luận

3.1 Tổng quan về dự án hồ Tả Trạch

Hồ Tả Trạch được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như khu vực miền Trung và Tây Nguyên Dự án hồ Tả Trạch được xây dựng trên sông Tả Trạch, một nhánh chính của sông Hương phía thượng nguồn, thuộc địa bàn xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy với tổng diện tích lên đến 3.907,9 ha Công trình này được triển khai vào năm 2005, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2016, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư với nguồn vốn sau nhiều lần điều chỉnh vào khoảng 4.000 tỷ đồng, được huy động từ trái phiếu chính phủ Công trình được hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động của thiên tai Chức năng chính của dự án này là chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính cho hệ

Trang 9

thống sông Hương, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, cung ứng một lượng nước ngọt lớn cho khoảng 34.782 ha đất sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu Dự án còn nhắm đến việc cung cấp nước ngọt cho sông Hương nhằm đẩy mặn, cải thiện môi trường của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Song song với dự án xây dựng hồ đập chính, một dự án phụ đã được giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai để thực hiện công tác đền bù và tái định cư cho cộng đồng người dân bị ảnh hưởng và bị di dời chổ ở với số vốn lên đến 143

tỷ đồng

Với diện tích lớn, hồ Tả Trạch đã gây ảnh hưởng đến 5 xã và một thị trấn thuộc 4 huyện, thị xã bao gồm: xã Hương Phú, xã Hương Hòa, xã Hương Sơn và thị trấn Khe Tre thuộc huyện Nam Đông; xã Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc; và xã Dương Hòa thuộc thị xã Hương Thủy Tổng số người bị ảnh hưởng phải di dời ước tính khoảng 4.309 người thuộc

855 hộ dân

3.2 Đánh giá quá trình thực hiện tái định cư

Về cơ bản, quá trình thực hiện tái định cư đã được thực hiện đúng theo quy định được trình bày trong luật đất đai năm 2003 Trên 90% người dân được phỏng vấn xác nhận đã được thông tin đầy đủ về dự án cũng như chính sách đền bù, tái định cư của UBND tỉnh Theo hướng dẫn của UBND tỉnh, các huyện và thị xã đã tổ chức các cuộc tham quan đến các khu TĐC mới để người dân tái định cư có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu TĐC mới, nơi mà họ dự định đến sinh sống trong tương lai Quyền lựa chọn vị trí đất ở phụ thuộc vào sự phân công của cộng đồng, do vậy người dân có cơ hội

để sinh sống gần những người thân thuộc Khác với một số chương trình TĐC trước đây, người dân có toàn quyền quyết định trong việc thiết kế nhà ở, phù hợp với phong tục, tập quán lâu nay của cộng đồng Do vậy, người dân có thể tận dụng các nguyên vật liệu từ nhà

cũ để tiết kiệm và giảm chi phí cất nhà ở, cũng như đảm bảo, và tự chị trách nhiệm với chất lượng nhà ở của mình

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng cũng thể hiện nhiều thiếu sót, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân tái định cư

Hạn chế đầu tiên có thể đề cập đến là việc đền bù không công bằng do giá đền bù quá thấp Khoảng 94% người được phỏng vấn phàn nàn rằng tiền đền bù nhận được thấp hơn nhiều so với những gì mà họ mất Mặc dù gói đền bù không thực sự thõa mãn người dân, tuy nhiên họ vẫn chấp hành hoàn toàn bởi vì đây là khung giá đền bù do tỉnh quy định Nếu

từ chối nhận tiền, người dân cũng sẽ bị cưỡng chế để đảm bảo tiến độ cho công trình

Trang 10

Điều hạn chế thứ hai liên quan đến quá trình khảo sát và lựa chọn khu vực mới xây dựng các khu TĐC Sự đảm bảo về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội là điều cần thiết để duy trì cuộc sống bền vững cho cộng đồng Trong đó, đất đai sản xuất được xem là vấn đề mấu chốt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế cũng như đầu ra của hoạt động sản xuất

Do vậy, quá trình khảo sát cần được đảm bảo cả về khía cạnh diện tích và chất lượng đất sản xuất Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều kiện đất đai sản xuất ở các khu vực TĐC là hoàn toàn ngược lại Trước khi tái định cư mỗi hộ dân ở thôn Lương Miêu, xã Dương Hòa, đối tượng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi dự án hồ Tả Trạch, quản lý khoảng từ 2.000 m2 đến 4.000

m2 đất sản xuất màu mỡ, với 2 vụ sản xuất mỗi năm Nhưng sau khi tái định cư tại địa phương Bình Thành, mỗi hộ dân chỉ được cấp khoảng 1.000 m2 đất đai sản xuất Sự thiếu hụt đất sản xuất cũng là vấn đề nghiêm trọng ở các khu TĐC khác Ngoài ra, chất lượng đất sản xuất cũng là một điểm hạn chế trong quá trình thực hiện tái định cư Hầu hết người tái định cư phàn nàn rằng, chất lượng đất đai quá thấp để canh tác các loại cây trồng hàng năm

Ở một số khu vực, bằng các phương pháp cải tạo đất, người dân có thể trồng một số loại cây trồng như keo, đậu xanh, sắn v.v., tuy nhiên cây trồng thường bị còi cọc và chỉ cho năng suất rất thấp Do vậy, nhiều diện tích đất sản xuất đã bị người dân bỏ trống, trở nên hoang hóa, hoặc được chuyển đổi mục đích sử dụng Thực tế này phản ánh rằng, quá trình khảo sát chất lượng đất đã bị xem nhẹ và không được thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình lựa chọn các khu tái định cư

Vấn đề cuối cùng liên quan đến chính sách thiếu hợp lý của cơ quan chức năng liên quan đến việc cấp đất Chính sách “Đất đổi đất” có nghĩa là tất cả diện tích đất rừng bị thu hồi trong quá trình thực hiện dự án sẽ được bồi thường đúng bằng với diện tích đất rừng ở gần các khu TĐC Tuy nhiên, sau hơn 10 năm tái định cư, chính sách này đang ngày càng trở nên bế tắc Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay khoảng 1.012 ha trong tổng số 1.332,904 ha đất rừng thu hồi hợp pháp vẫn chưa được cấp cho người dân TĐC Mặc dù UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho tiến hành kiểm kê lại đất rừng ở nhiều khu vực khác nhau để đổi đất cho người dân, tuy nhiên do diện tích đất rừng thu hồi quá lớn nên chính sách “Đất đổi đất” được đánh giá là bất khả thi ở thời điểm hiện tại Để thay thế cho chính sách này, đền bù bằng tiền mặt đã được đề xuất bởi UBND tỉnh theo quyết định số 4644/UBND-XDGT ngày 12/10/2012 với tổng số tiền chi trả ước tính lên đến 65 tỷ đồng Giải pháp này nhắm đến thay đổi hoạt động sinh kế cho người dân tái định cư, tuy nhiên nhiều người dân vẫn rất mong chờ được cấp bù lại đất rừng như đã hứa, nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định trong dài hạn Ngoài ra, việc thay đổi nghề nghiệp cho người dân là một việc cực kỳ khó khăn, do người dân thiếu kỹ năng nghề nghiệp cũng như

Trang 11

hạn chế về trình độ học vấn Đối với một số người lớn tuổi thì việc học một nghề mới là không khả thi Không những thế, điều này còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của người tiêu dùng, nếu việc khảo sát nhu cầu không chính xác thì rất có thể nghề nghiệp, việc làm của người dân TĐC sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn Đền bù bằng tiền mặt thay cho đất rừng là một giải pháp thiếu tính bền vững, nó chỉ mang lại sự no đủ cho người dân một cách tạm thời, còn trong dài hạn không gì có thể đảm bảo được sinh kế cho người dân Sự hạn chế về quỹ đất cũng như những khó khăn trong quá trình thu hồi đất của các lâm trường đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân tái định cư

3.3 Đánh giá sự thay đổi tài sản sinh kế của người dân sau tái định cư

3.3.1 Đặc điểm của các hộ điều tra

Bảng 1 cung cấp một số đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các tài sản sinh kế

Bảng 1 Đặc điểm của các hộ điều tra

Trang 12

Có thể nhận thấy rằng, trình độ học vấn của các chủ hộ là khá thấp, bình quân các chủ hộ chỉ học hết lớp 3, ngoài ra tỷ lệ mù chữ chiếm đến 30,8% Với quy mô sản xuất nhỏ, trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất hàng ngày của các nông hộ, bởi vì những hoạt động này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất Tuy nhiên, hạn chế về học vấn có thể là rào cản lớn trong quá trình tìm tòi, học hỏi các phương pháp sản xuất mới, các công nghệ mới để đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất Nghề nghiệp chính của cộng đồng người dân tái định cư hiện nay là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và làm thuê trong các lâm trường Những nghề nghiệp nói trên thường yêu cầu sức khỏe của lao động để có thể kiếm được việc và duy trì được công việc Tuy nhiên, tuổi bình quân của chủ hộ cao cùng với mức độ cơ giới thấp đang là vấn đề cản trở sinh kế của người dân Quá trình khảo sát cho thấy, cấu trúc của hoạt động nông nghiệp truyền thống đang bị bẻ gãy một cách nghiêm trọng do thiếu đất sản xuất và thiếu nguồn lao động Vì lý do này, nhiều lao động trẻ đã rời khỏi các khu tái định cư để tìm kiếm việc làm với thu nhập cao hơn Do vậy, ở các khu tái định cư hiện nay chủ yếu là trẻ em, người già với năng suất lao động thấp

3.3.2 Đánh giá sự thay đổi tài sản con người

Đề cập đến tài sản con người chúng ta có thể liệt kê một số các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hay tình trạng sức khỏe, được hội tụ ở mỗi cá nhân thông qua quá trình học tập, tập huấn và làm việc Các yếu tố này được sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, được phản ánh thông qua năng suất và hiệu quả của quá trình lao động (Binh, B.Q, 2009)

Trong trường hợp tiếp cận sinh kế ở các vùng nông thôn, các yếu tố trên cho phép người dân theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau để đạt được đầu ra mong muốn Cũng như các loại tài sản khác, tài sản con người là có hạn Mặc dù là tài sản vô hình, nhưng nó có thể được trau dồi và phát triển (Leslie A Weatherly, 2003) Nó được xem

là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong quá trình kết hợp các loại tài sản với nhau

Trang 13

Bảng 2 Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016)

Ảnh hưởng của hoạt động TĐC đến tài sản con người có thể được đánh giá dựa trên ý kiến của người dân về khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế Bảng số liệu cho thấy, khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế đã được cải thiện đáng kể sau tái định cư Các khu tái định cư được lựa chọn khá gần với trung tâm các xã và đường chính nên đã tạo ra được sự thuận lợi, tính di động, và do vậy làm tăng khả năng tiếp cận với các loại hình dịch vụ nói trên

Lần lượt có đến 87,5%, 95% và 70% người dân tại các khu TĐC ở Dương Hòa, Bình Thành và Lộc Bổn đánh giá cao sự cải thiện về khả năng tiếp cận giáo dục Hầu hết người dân phản ánh rằng, đây là một trong những yếu tố tích cực trong quá trình tái định cư, mang lại cơ hội học tập cao hơn cho các lớp trẻ sau này Đây được xem là một cách bền vững để phát triển tài sản con người trong dài hạn Ngoài ra, việc tiếp cận dịch

vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cũng được cộng đồng đánh giá cao, với trên 70% người được phỏng vấn có phản hồi tích cực Giao thông thuận tiện hơn, gần trung tâm xã, huyện đã hỗ trợ người dân trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong

Ngày đăng: 18/05/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w