1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của m porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược việt nam liên hệ ngành tân dược

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược Việt Nam
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Vũ Tuấn Dương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị chiến lược
Thể loại Đề tài thảo luận môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 781,02 KB

Nội dung

, Để làm rõ điều này nhóm 1 đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

I Cơ sở lý thuyết 4

1.1 Khái niệm môi trường ngành 4

1.2 Vai trò của môi trường ngành đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 4 1.3 Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M Porter 4

1.3.1 Đe dọa từ gia nhập mới 4

1.3.2 Đe dọa từ các SP/DV thay thế 5

1.3.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 6

1.3.4 Cạnh tranh giữa các ĐTCT 7

1.3.5 Quyền lực tương ứng giữa các bên liên quan 8

II Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M Porter phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành tân dược Việt Nam 9

2.1 Tổng quan ngành tân dược Việt Nam 9

2.1.1 Định nghĩa ngành 9

2.1.2 Ngành tân dược Việt Nam 10

2.2 Phân tích cường độ cạnh tranh của ngành tân dược Việt Nam, đánh giá dựa theo mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M Porter 11

2.2.1 Đe dọa gia nhập mới 11

2.2.2 Đe dọa từ các SP/DV thay thế 13

2.2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 14

2.2.4 Cạnh tranh giữa các ĐTCT 17

2.3.5 Quyền lực cung ứng của các bên liên quan 18

III: Đánh giá và một số đề xuất, kiến nghị. 20

3.1 Đánh giá chung về cường độ cạnh tranh ngành tân dược Việt Nam 20

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị cho các doanh nghiệp ngành Tân Dược 23

PHẦN KẾT LUẬN 26

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Thị trường dược Việt Nam hiện nay đang có tiềm năng phát triển nhanh chóng nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau Nước ta là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh, tốc độ phát triển kinh tế tích cực và ý thức về vấn đề sức khỏe của người dân cao Vì thế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngành dược phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên ngành dược trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường Chính vì thế đã xuất hiện thêm nhiều bên khác nhau tham gia cạnh tranh để phân chia miếng bánh béo bở này Thêm vào đó các xu hướng hội nhập toàn cầu, xóa bỏ các rào cân thương mại càng khiến cho cuộc chơi trong ngành trở nên sôi động hơn bao giờ hết Các tập đoàn lớn nước ngoài rót vốn đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam, những thương vụ M&A, tất cả đã vẽ nên bức tranh đầy màu sắc cho ngành Tân Dược Việt Nam

Với một ngành có sự cạnh tranh phức tạp như vậy, làm thế nào để doanh nghiệp đưa ra được chiến lược tốt nhất? , Để làm rõ điều này nhóm 1 đã thực hiện bài tiểu luận với đề

tài “Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh ngành tân dược Việt Nam?” dưới các kiến thức trong

học phần Quản trị chiến lược và sự hướng dẫn của giảng viên Vũ Tuấn Dương Mặc dù các thành viên đã nỗ lực hết mình song trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót đáng tiếc Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy

và các bạn để để tài có thể hoàn thiện hơn

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm môi trường ngành

Môi trường ngành (môi trường nhiệm vụ): là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp Cụ thể, môi trường ngành gồm nhiều yếu tố, bao gồm: khách hàng; nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh;

cổ đông; nhà phân phối; tổ chức tín dụng; công đoàn; công chúng; nhóm quan tâm đặc biệt

1.2 Vai trò của môi trường ngành đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh việc phân tích tác động của các lực lượng môi trường vĩ mô, khi tiến hành công tác hoạch định chiến lược, các nhà chiến lược còn cần phải phân tích môi trường ngành

mà doanh nghiệp hiện đang kinh doanh hoặc có thể thâm nhập trong tương lai Phân tích một cách hệ thống môi trường ngành giúp cho nhà hoạch định chiến lược đánh giá được mức độ sinh lời hiện tại và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, xác định được các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành để từ đó có các quyết định chiến lược để thay đổi cấu trúc cạnh tranh trong ngành, cải thiện khả năng sinh lời, rút lui hoặc gia nhập vào ngành kinh doanh

1 3 Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M Porter

1.3.1 Đe dọa từ gia nhập mới

Đe dọa từ gia nhập mới đến từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng đã và đang có chiến lược gia nhập vào một ngành kinh doanh mới Nếu họ tham gia thành công thì Tác động tức thì của sự gia nhập này là việc giảm thị phần của các công ty hiện tại trong ngành và do đó

Trang 5

tăng cường độ cạnh tranh trong ngành; còn trong dài hạn có thể đe dọa tới vị thế hiện tại của các công ty trong ngành, thậm chí là có thể bị đánh bật khỏi ngành

Đe dọa gia nhập mới phụ thuộc chủ yếu vào các rào cản gia nhập và phản ứng của các công ty đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Các rào cản gia nhập là các cản trở gây khó khăn cho công ty muốn gia nhập vào ngành Các rào cản này có thể là:

­ Tính kinh tế theo quy mô (Economy of Scale): Đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra

­ Khác biệt hoá sản phẩm: Những công ty đã ổn định thường có một lượng khách hàng trung thành với những sản phẩm có thương hiệu nhờ vào cả một quá trình hoạt động từ quảng cáo, chăm sóc khách hàng,… Yếu tố này bắt buộc các công ty muốn gia nhập phải đầu tư rất lớn để lôi kéo được lượng khách hàng đang trung thành này

­ Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Yêu cầu các công ty phải đầu tư tài chính lớn để xây dựng và duy trì cạnh tranh cũng là một rào cản xâm nhập, đặc biệt khi khoản đầu

tư này có tính rủi ro cao hoặc khó thu hồi

­ Chi phí chuyển đổi: Là những phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi chuyển đổi từ sản phẩm của nhà cung ứng này sang sản phẩm của nhà cung ứng khác Chi phí chuyển đổi càng cao, sự ràng buộc của khách hàng với các doanh nghiệp hiện tại càng lớn thì những doanh nghiệp mới càng khó lòng giành giật được khách hàng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại

­ Gia nhập vào các hệ thống phân phối: Yêu cầu đảm bảo một hệ thống phân phối đối với công ty muốn gia nhập vào thị trường cũng tạo ra rào cản Khi các kênh phân phối đối với các sản phẩm đã ổn định thì các công ty mới vào phải thuyết phục những kênh phân phối sẵn có chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá giá, khuyến mãi, quảng cáo, …

­ Chính sách của Chính phủ: Chính phủ có thể giới hạn hoặc đóng cửa lối vào các ngành bằng các biện pháp kiểm soát như yêu cầu về giấy phép hoặc hạn chế tiếp cận với các nguồn nguyên liệu

1.3.2 Đe dọa từ các SP/DV thay thế

Trang 6

Chủ yếu xuất phát từ các tiến bộ khoa học công nghệ; được hiểu là những sản phẩm/dịch

vụ đến từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng có khả năng thay thế cho sản phẩm/dịch

vụ hiện đã tồn tại trong việc thỏa mãn nhu cầu như nhau hoặc có thể tăng cường với chi phí cạnh tranh Hay nói cách khác, sản phẩm thay thế cải thiện mối quan hệ chất lượng/giá thành

Để đánh giá được các nguy cơ thay thế, DN cần phải tính toán:

­ Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng SP

­ Xu hướng sử dụng hàng thay thế của KH

­ Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế

Để dự đoán được các đe dọa từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế, nhà chiến lược cần phải:

­ Nghiên cứu kỹ lưỡng chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm/dịch vụ ở mức độ rộng nhất có thể để phát hiện ra các khả năng thay thế của nó tới một hoặc một vài công dụng của sản phẩm hiện tại

­ Nắm bắt kịp thời thông tin, luôn kiểm soát sự ra đời của các công nghệ mới cũng giúp nhà chiến lược phán đoán được xu hướng sản phẩm/dịch vụ thay thế của ngành

Vì vậy mà việc phân tích những xu hướng sản phẩm thay thế đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định các bước đi chiến lược trước sản phẩm/ dịch vụ thay thế

1.3.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng

Đe doạ của 2 nhóm lực lượng này xuất phát từ ảnh hưởng của chúng đến việc tăng (giảm) giá thành và do đó giảm (tăng) khối lượng hàng hoá/dịch vụ được cung ứng (tiêu thụ) Mối quan hệ này phụ thuộc chủ yếu vào vị thế mạnh yếu trong mối quan hệ giữa người cung ứng với khách hàng mà chúng ta gọi là quyền lực thương lượng Quyền lực này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

­ Mức độ tập trung: Biểu hiện bằng sự phân bổ thị phần trên số lượng nhiều hoặc ít các công ty trong ngành Một số ngành có mật độ tập trung dày đặc, từ 2 đến 3 công ty kiểm soát đến hơn 70% thị trường (ngành sản xuất và kinh doanh máy bay với 2 tên tuổi lớn là Boeing và Airbus), ngược lại một số ngành lại rất phân tán (nhà hàng ăn uống) Mức độ tập trung càng lớn thì các công ty sẽ có quyền lực thương lượng càng mạnh, khả năng tạo áp lực lên các công ty khác càng lớn

Trang 7

­ Đặc điểm hàng hoá/dịch vụ: Giá trị của hàng hoá/dịch vụ được sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các bộ phận được mua từ các nhà cung ứng và do đó các nhà cung ứng này sẽ có quyền lực thương lượng đáng kể Đó là trường hợp các nhà sản xuất chip điều khiển điện tử với các công ty sản xuất máy tính cá nhân

có quyền lực gần như tuyệt đối của Intel

­ Chuyên biệt hoá sản phẩm/dịch vụ: Nhấn mạnh đến khả năng thay thế một sản phẩm bằng một sản phẩm khác càng khó thì quyền lực của các nhà cung ứng càng lớn

­ Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng (khách hàng): Mức chi phí này càng cao thì khách hàng càng trung thành với nhà cung ứng hiện tại và quyền lực tương ứng của nhà cung ứng càng lớn

­ Khả năng tích hợp về phía sau (phía trước): Với chi phí hợp lý sẽ cho phép các nhà cung ứng tăng cường quyền lực thương lượng của mình đối với khách hàng và ngược lại Cũng như vậy đối với các khách hàng muốn tích hợp hoá về phía trước

Ví dụ: các công ty thời trang may mặc, giày dép đầu tư xây dựng các hệ thống phân phối sản phẩm độc quyền

1.3.4 Cạnh tranh giữa các ĐTCT

Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường thường mang đặc tính

lệ thuộc lẫn nhau Ở hầu hết các ngành nghề, những động thái của một công ty sẽ tạo ra tác động có thể quan sát được ở những đối thủ cạnh tranh khác và do vậy làm dấy lên sự trả đũa lại hoặc các phản ứng khác Đặt ra vấn đề cạnh tranh trong ngành đồng nghĩa với nghiên cứu và đánh giá các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành đó Tất nhiên việc phân tích này giả thiết một sự hiểu biết nhất định về số lượng cũng như quy mô của các đối thủ cạnh tranh Các yếu tố này bao gồm:

­ Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh: Cho chúng ta những thông tin đầu tiên về bản chất của cấu trúc cạnh tranh trong ngành

­ Tăng trưởng của ngành: Một thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh cho phép số lượng lớn các công ty thu được lợi nhuận Ngược lại, tốc độ tăng trưởng chậm sẽ tạo ra các áp lực lớn cho mọi công ty trong ngành về việc chia phần thị trường và đặc biệt dẫn đến cạnh tranh về giá

Trang 8

­ Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Sự đa dạng được thể hiện bởi chiến lược, nguồn gốc công nghệ hoặc lĩnh vực kinh doanh, quy mô và vị trị địa lý, quan hệ với công ty mẹ… sẽ dẫn đến sự phân khúc của các đoạn thị trường và do đó sẽ rất khó khăn cho việc nhận dạng các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất

­ Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ: Sự thiếu vắng các yếu tố để khác biệt hoá sản phẩm sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh phải tập trung kiểm soát chặt chẽ cấu trúc chi phí và áp lực cạnh tranh căng thẳng về giá sẽ nảy sinh

­ Khối lượng chi phí cố định và lưu kho: Chi phí cố định cao tạo ra những áp lực lớn đối với tất cả các công ty, buộc phải tăng công suất tối đa và dẫn đến tình trạng giảm giá ồ ạt khi công ty tăng công suất đến mức dư thừa Tương tự với các ngành có đặc điểm khối lượng hàng hóa lưu kho lớn như ngành bán lẻ sẽ dẫn đến chi phí rất cao,… Ở trường hợp này các công ty rất dễ bị cám dỗ hạ giá để bán được sản phẩm và làm cho lợi nhuận của ngành bị giảm đi

­ Các rào cản rút lui khỏi ngành: Là các rào cản bắt buộc các công ty ở lại cạnh tranh trong ngành đang hoạt động mặc dù đầu tư không đem lại hiệu quả và có thể thua lỗ

­ Nguồn gốc của các rào cản rút lui bao gồm: sự chuyên môn hoá cao các tài sản của công ty, chi phí cố định để rút lui lớn, mối tương quan chiến lược giữa các SBU, những rào cản liên quan đến xúc cảm, các hạn chế về xã hội và Chính phủ Những rào cản này càng cao sẽ bắt buộc các công ty phải so sánh chi phí của việc rút lui khỏi ngành với chi phí để phản ứng lại sự cạnh tranh trong ngành (giảm doanh thu, chiến tranh về giá, sáp nhập với các đối thủ khác, ) để đưa ra quyết định đi hay ở lại trong ngành? Và quyết định này cho dù có theo chiều hướng nào đi chăng nữa cũng vẫn sẽ có tác động đáng kể tới xu hướng và cường độ cạnh tranh trong ngành

1.3.5 Quyền lực tương ứng giữa các bên liên quan

Ngoài các lực lượng nêu trên ta có thể nghiên cứu thêm một số bên liên quan khác trong môi trường ngành( chính phủ, cổ đông…) Các lực lượng này biến đổi rất nhiều trong các ngành khác nhau

Trang 9

Nhóm ảnh hưởng Các tiêu chuẩn tương ứng

- Lợi tức cổ phần

- Cơ hội thăng tiến

- Điều kiện việc làm Chính phủ - Hỗ trợ các chương trình của Chính phủ

- Củng cố các Quy định và luật Các tổ chức tín dụng - Độ tin cậy

- Trung thành với các điều khoản giao ước Các hiệp hội thương mại - Tham gia vào các chương trình của Hội

Dân chúng - Việc làm cho dân địa phương

- Đóng góp vào sự phát triển của xã hội

- Tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực Các nhóm quan tâm đặc biệt - Việc làm cho các nhóm thiểu số

- Đóng góp cải thiện thành thị

II Vận dụng mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của

M Porter phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành tân dược Việt Nam

2.1 Tổng quan ngành tân dược Việt Nam

2.1.1 Định nghĩa ngành

Ngành tân dược( hay ngành công nghiệp dược) là ngành bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị các loại thuốc hoặc loại sản phẩm

Trang 10

được cấp phép để sử dụng như thuốc để phòng trị bệnh cho con người Sản phẩm phần lớn của ngành là thuốc Đông dược và Tây dược Đông dược là các loại thuốc được sản xuất từ cây cỏ thực vật.Tây dược là các loại thuốc được sản xuất từ hóa chất và một số loại vi nấm

2.1.2 Ngành tân dược Việt Nam

Cùng với sự phát triển của xã hội để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mọi người ngành tân dược ở Việt Nam đang rất được chú trọng.Tính đến ngành 16/05/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp trong nước sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP( thực hành tốt sản xuất thuốc) Các công ty trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng và các loại thuốc generic; không có giá trị cao; chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngành tân dược luôn ổn định ở mức hai con số.Cụ thể như là năm 2017 đạt 5,2 tỷ USD tăng 10,2%; năm 2018, quy mô thị trường ngành tân dược Việt Nam đạt giá trị 5,9 tỷ USD tăng 11,5% so với năm trước, đã giúp Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong

17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất

Chính tiềm năng phát triển và tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng như vậy của ngành tân dược đã biến lĩnh vực kinh doanh này thành thị trường tiềm năng mà cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hướng tới.Những năm gần đây các doanh nghiệp vốn nước ngoài cũng đã và đang “chen chân” vào thị trường Việt Nam, xu hướng M&A giữa doanh nghiệp dược trong nước và các doanh nghiệp dược nước ngoài cũng ngày càng nở rộ;ngành dược phẩm cũng đang thu hút các nhà đầu tư trong nước hoạt động khác ngành tham gia và hệ thống phân phối

Dân số già hóa, thu nhập tăng đi kèm theo sự quan tâm ngày càng nhiều của người dân về vấn đề chăm sóc sức khỏe khiến ngành tân dược Việt Nam càng trở nên hấp dẫn.Các sản phẩm ngoại nhập về đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng với sự xâm nhập ngành càng sâu nhà đầu tư nước ngoài vào những doanh nghiệp trong nước (từ sản xuất, thương mại, phân phối) Hiện nay giới trẻ Việt Nam rất quan tâm vấn đề sức khỏe và làm đẹp việc sử dụng loại dược phẩm chức năng ngày càng phổ biến Nhu cầu ngày càng tăng cao tạo động lực cho ngành tân dược Việt Nam những bước phát triển ngày càng mạnh

mẽ hơn, đồng nghĩa với sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn

Trang 11

2.2 Phân tích cường độ cạnh tranh của ngành tân dược Việt Nam, đánh giá dựa theo mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M Porter

2.2.1 Đe dọa gia nhập mới

Ngành tân dược Việt Nam được đánh giá là một ngành đang phát triển, thị trường Việt Nam đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng tới

­ Tính kinh tế theo quy mô: Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành có khởi sắc trong những năm gần đây nhưng các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang loay hoay giải quyết bài toán về nguồn nguyên liệu “Ở Việt Nam, nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 80%-90%” Nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu, chính vì thế thế nên các doanh nghiệp trong ngành đều đứng trước nguy cơ phải đối mặt với việc giá nguyên liệu thất thường Việc giá nguyên liệu biến động thất thường, nguồn nguyên liệu cung cấp không ổn định làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp sản xuất gặp bất lợi về giá so với các dược phẩm nhập khẩu Quy mô sản xuất càng nhỏ thì ảnh hưởng của việc này càng lớn tính kinh tế càng kém hiệu quả để có thể cải thiện tình trạng này thì doanh nghiệp cần tìm kiếm các đơn hàng lớn, mở, nhập nguyên liệu với số lượng lớn Điều này đã và đang tạo ra những khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường Các doanh nghiệp nước ngoài muốn gia nhập thị trường có thể kết hợp với các doanh nghiệp trong ngành trong nước sẽ giảm bớt được gánh nặng về bài toán kinh tế quy mô

­ Khác biệt hóa sản phẩm: ngành tân dược cũng là ngành đòi hỏi sự chuyên biệt hóa sản phẩm rất cao Trong ngành tân dược Việt Nam các doanh nghiệp đi trước như Domesco, Dược Hậu Giang, S.P.M, Traphaco, (13 công ty dược phẩm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam) Các doanh nghiệp này đã có sự phát triển vững chắc và chiếm được lòng tin cũng như đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tạo ra một tập khách hàng trung thành rất lớn Người dân Việt Nam đã quen những thương hiệu này Do đó, các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường đều phải tạo ra sản phẩm có đặc tính tốt,có điểm nổi bật hẳn so với các doanh nghiệp đi trước và nếu không đáp ứng được nhiều này doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ bị thiệt hại và phải rời khỏi ngành

Trang 12

­ Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: để sản xuất được dược liệu đòi hỏi phải đầu tư cơ sở vật chất nhiều và cần có khả năng về công nghệ Ngành tân dược Việt Nam được cho là đặc thù bởi yếu tố công nghệ phụ thuộc vào máy móc, bị và lệ thuộc vào nước ngoài Hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư, mở rộng nhà máy tiêu chuẩn WHO-GMP lên chuẩn EU- GMP Tuy nhiên cần mất ít nhất 3 năm

để đầu tư và phát triển xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm thuốc chất lượng cao Để có thể đầu tư được cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ và

có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp đi trước, các doanh nghiệp phải chấp nhận chi phí đầu tư lớn và tốn nhiều thời gian Điều này làm các doanh nghiệp muốn vào ngành đều tỏ ra e ngại khi chi phí bỏ ra rất lớn nhưng thời gian thu hồi lại rất chậm và tính rủi ro cao

­ Gia nhập vào các hệ thống phân phối: Tuy nhiên ngoài các rào cản phải đối mặt thì doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành cũng đang được sự hỗ trợ khá lớn Các công ty tham gia vào lĩnh vực phân phối thuốc ngày càng nhiều, sự phát triển của ngành đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước, hoạt động ngoài ngành như thế giới

di động, FPT, Retail, Nguyễn Kim, Tham gia vào ngành trong lĩnh vực phân phối Các doanh nghiệp gia nhập vào ngành đều có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà phân phối bởi vì các nhà phân phối càng nhiều thì việc chuyển đổi giữa các nhà phân phối trong ngành cũng đang trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Điều này cũng

là một yếu tố hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường cân nhắc

­ Chi phí chuyển đổi: Phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi chuyển đổi từ sản phẩm của nhà cung ứng này sang sản phẩm của nhà cung ứng khác trong ngành tân dược là không cao Bởi lẽ sản phẩm dược rất dễ mua, nên người tiêu dùng không mất nhiều thời gian mới có thể mua được sản phẩm tương tự cả về giá cả lẫn chất lượng Thậm chí còn nhiều người tiêu dùng còn không phân biệt được thương hiệu hay sản phẩm tiêu dùng Chính vì vậy việc chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm dược không mấy làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng

­ Chính sách của chính phủ: Các quyết định của chính phủ vừa là sự hỗ trợ vừa là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành Chính phủ luôn luôn tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành và muốn gia nhập ngành, thúc đẩy các doanh nghiệp muốn gia

Trang 13

nhập ngành Tuy nhiên bên cạnh sự hỗ trợ chính phủ cũng rất quan tâm đến chất lượng các sản phẩm sau cùng, Ngày 19/04/2007 bộ y tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình khai thác nguyên tắc “thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP), theo quy định kể từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2008 doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn của GMP theo khuyến cáo của WHO thì sẽ phải ngừng sản xuất thuốc Những quyết định này đều tạo ra những thách thức không nhỏ tới các doanh nghiệp đang nhắm tới thị trường làm tăng rào cản gia nhập vào ngành

=> Được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ”, các công ty có lợi khi tham gia thị trường, tuy nhiên cũng chịu tác động của những rào cản nhất định Do đó, mức độ đe dọa của các công ty mới gia nhập và các rào cản gia nhập thị trường của các công ty mới được chứng minh là ở mức trung bình

=> Nhóm đánh giá mức độ cạnh tranh: 5/10

2.2.2 Đe dọa từ các SP/DV thay thế

Mức sống và thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu về sức khỏe ngày càng nâng cao Hiện nay người Việt Nam cũng rất quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình và các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp Chính vì vậy ngành thuốc tân dược và các sản phẩm thay thế khác cũng ngày càng phát triển, đổi mới liên tục để có thể đáp ứng và phù hợp với các tiêu chí của khách hàng đưa ra

­ Thuốc đông y: Một sản phẩm quen thuộc và lâu đời đối với người dân Việt Nam tưởng chừng sẽ là một đối thủ đáng gờm của ngành tân dược nhưng vẫn bị lép vế, yếu thế hơn tân dược Dù thuốc đông y chủ yếu dựa trên sự kết hợp giữa các vị thuốc có nguồn gốc cây cỏ thiên nhiên và các loại biểu bì, bộ phận của động vật, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước nhưng lại lâu khỏi, nhiều thuốc không có kiểm định rõ ràng, biến tướng trên nhiều hình thức làm mất dần lòng tin của người dân đối với thuốc đông y

­ Bên cạnh đó là xu hướng phát triển các ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa tại nhà

và kinh doanh dược phẩm online xuất hiện sẽ là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành hàng Mọi người vẫn đang lựa chọn sử dụng tân dược hơn các sản phẩm thay thế và gần như một số tình huống là bắt buộc phải sử dụng tân dược

Ngày đăng: 17/05/2024, 19:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w