1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA MIỄN PHÍ TÀI KHOẢN THANH TOÁN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Miễn Phí Tài Khoản Thanh Toán Đến Kết Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Phạm Thu Thủy, Nguyễn Hồng Vân
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại bài báo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 487,76 KB

Nội dung

Tài Chính - Ngân Hàng - Kinh tế - Quản lý - Tài chính - Ngân hàng 15 Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng Số 256- Tháng 9. 2023 Tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm Thu Thủy1, Nguyễn Hồng Vân2 1Khoa Ngân hàng- Học viện Ngân hàng, 2Lớp K23NHC- Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 23042023 Ngày nhận bản sửa: 11072023 Ngày duyệt đăng: 28082023 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng số khiến nhiều ngân hàng miễn phí tài khoản thanh toán để thu hút khách hàng. Việc này khiến cho ngân hàng phải hi sinh một phần thu nhập phí, tuy nhiên, ngân hàng có thể được hưởng lợi từ việc thu hút thêm khách hàng mới, tăng cường bán chéo sản phẩm, giảm chi phí vốn… Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ các tác động của chính sách miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của ngân hàng (bao gồm kết quả tài chính và kết quả phi tài chính) . Thông qua các mô hình hồi quy, nghiên cứu đã lượng hoá tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến tỷ lệ ROA, ROE của ngân hàng thương mại, sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 18 ngân hàng Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trong giai đoạn 2011- The impact of transaction account’s zero fee policy on the performance of commercial banks in Vietnam Abstract: Recently, the serve competition in digital banking services lead to a trend in waving fees on transaction account in order to attract new customers. The zero fee policies can reduce the banks’ fee income. However, the banks may benefit by attracting new customers, increasing cross-selling and reducing cost of fund… To this point, there’s no research findings on the impact of zero fee policy to the overall banks’ performance. The study estimates the impacts of free payment accounts to banks’ ROA and ROE, using regression models and balanced panel data from 18 largest Vietnamese commercial banks during the period of 2011-2021. The results show that the free policy of checking accounts have positive impacts on the bank’s financial results. The survey results have found considerable effects of free payment account in increasing brand reputation competitiveness, expanding customers. The study suggests effective fee policies for payment accounts of commercial banks. Keywords: Zero fee policy, Transaction account, Banks’ performance, Commercial banks. Doi: 10.59276TCKHDT.2023.09.2536 Pham, Thu Thuy1, Nguyen, Hong Van2 Email: thuypthvnh.edu.vn1, 23a4010724hvnh.edu.vn2 Organization of all: Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam Tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam16Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023 2021. Kết quả cho thấy các chính sách miễn phí trên tài khoản thanh toán đều đem lại tác động tích cực đến kết quả tài chính của ngân hàng. Phương pháp khảo sát chuyên gia cũng khẳng định miễn phí tài khoản thanh toán có tác dụng lớn trong việc tăng uy tín, khách hàng và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Nghiên cứu cũng gợi ý về chiến lược chính sách phí hợp lý đối với sản phẩm tài khoản thanh toán của các ngân hàng. Từ khóa: Miễn phí, Tài khoản thanh toán, Kết quả hoạt động, Ngân hàng thương mại 1. Giới thiệu Thế kỷ XXI, làn sóng công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong đời sống nhân loại đặc biệt là ảnh hưởng tới cách thức thực hiện các giao dịch tài chính. Sản phẩm tài khoản thanh toán (TKTT) cũng thay đổi mạnh mẽ theo làn sóng sử dụng công nghệ số này, từ các ứng dụng công nghệ định danh điện tử (eKYC), các công nghệ bảo mật, các phương thức thanh toán mới (QR code), thẻ phi tiếp xúc (contactless card) đến các tính năng của tài khoản như đặt hàng, thanh toán và thực hiện các giao dịch tài chính… đều thay đổi để mang lại các trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, các ngân hàng còn chạy đua với nhau trong việc miễn phí tài khoản (bao gồm phí mở tài khoản, phí duy trì tài khoản, phí thực hiện các giao dịch trên tài khoản…) nhằm thu hút khách hàng. Tại Việt Nam, xu hướng miễn phí TKTT được bắt đầu từ ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Techcombank năm 2016 đã góp phần quan trọng làm cho sản phẩm TKTT phổ biến hơn và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế. Những lợi ích và thiệt hại của việc miễn phí TKTT đối với các ngân hàng vẫn đang là chủ đề mang tính tranh luận. Rõ ràng, việc miễn phí TKTT (gồm miễn toàn bộ phí liên quan đến TKTT và miễn phí có điều kiện- áp dụng trên một số loại phí và một số khách hàng đủ các tiêu chuẩn nhất định của ngân hàng) sẽ làm giảm thu nhập phí của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhưng mặt khác, việc này có thể được bù đắp nhờ ngân hàng có cơ hội thu hút thêm các nguồn vốn có chi phí thấp, gia tăng doanh thu từ bán chéo sản phẩm, thu hút thêm các khách hàng mới… Các nghiên cứu trước đây cho thấy bài toán của các NHTM về lợi ích thu được và sự hi sinh nguồn thu nhập phí khi thực hiện chính sách miễn phí TKTT vẫn chưa tìm được lời giải một cách rõ ràng. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung giải quyết câu hỏi việc miễn phí TKTT tác động thế nào đến kết quả hoạt động (bao gồm cả kết quả tài chính và phi tài chính) của NHTM? Phương pháp định lượng thông qua các mô hình hồi quy, sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của 18 NHTM có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường trong giai đoạn 2011- 2021, kết hợp với phương pháp định tính thông qua khảo sát chuyên gia năm 2021 được sử dụng để thực hiện nghiên cứu. Phần tiếp theo của bài viết bao gồm: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, và cuối cùng là kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu về phí và miễn phí tài khoản thanh toán Các nghiên cứu trước đây về phí của dịch PHẠM THU THỦY - NGUYỄN HỒNG VÂN17Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng vụ ngân hàng đều chỉ ra rằng phí dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Thu nhập từ phí là nguồn thu nhập ổn định, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của NHTM. Mức phí trên một giao dịch có thể giảm mạnh nhờ quá trình tự động hoá và áp dụng công nghệ hiện đại. Một số ít nghiên cứu về phí TKTT cho kết quả như sau: Nghiên cứu của DeYoung Rice (2004) cho rằng khi khách hàng thực hiện các giao dịch, ngân hàng sẽ thu được phí và tăng thu nhập ngoài lãi. Gần đây, những tiến bộ trong công nghệ, đã cho phép các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính của họ hiệu quả hơn, thể hiện ở chỗ giảm chi phí cho mỗi giao dịch, tăng sự thuận tiện cho khách hàng và tăng tổng thu nhập phí cho các ngân hàng. Đặc biệt hơn, do sự ra đời của các kênh phân phối mới như máy ATM và ngân hàng trực tuyến, khách hàng sẵn sàng trả phí sử dụng dịch vụ, vì sự tiện lợi mà chúng mang lại. Do đó doanh thu phí của các ngân hàng tăng lên (DeYoung và Rice, 2004). Nghiên cứu của Mateusvà cộng sự (2021) cũng cho thấy khi các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, chi phí trên một giao dịch có thể giảm đi. Ngoài những lợi ích về hiệu quả và tính thiết thực, công nghệ cũng góp phần giảm chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Kashian Drago (2016) đã nghiên cứu về TKTT không trả lãi (NIC- non interest checking) của các ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2012 và cho thấy khách hàng có tài khoản NIC cần số dư tối thiểu để tránh phí. So với các ngân hàng quy mô lớn, người gửi tiền có tài khoản NIC tại ngân hàng quy mô nhỏ có nhiều ưu đãi hơn. Các ngân hàng lớn thường không miễn phí và áp dụng số dư tối thiểu cao trên tài khoản của khách hàng trong khi các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng cung cấp tài khoản NIC miễn phí. Các từ ‘miễn phí tài khoản’ có thể khiến khách hàng đánh giá tích cực về ngân hàng. Spaid Branton (2013) nghiên cứu cơ hội miễn phí TKTT dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, và cho thấy khách hàng sẽ được miễn phí TKTT nếu đảm bảo những điều kiện cụ thể như: cần có tổng số dư trung bình lớn; là người sử dụng thường xuyên thẻ ghi nợ của ngân hàng; là người sử dụng nhiều dịch vụ hoặc là sự kết hợp của những điều này. Giordani và cộng sự (2009) xem xét các dịch vụ ngân hàng trực tuyến mà các NHTM Hy Lạp đang cung cấp và các chi phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng các dịch vụ này. Các phát hiện cho thấy rằng phí để thực hiện các giao dịch ngân hàng qua internet là cao hơn phí thực hiện tại quầy. Tuy nhiên, các ngân hàng không thể giảm chi phí cung cấp các dịch vụ trực tuyến, do phải đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ khách hàng. Do đó các chi phí này được chuyển cho khách hàng dưới dạng phí sử dụng các dịch vụ. Bergendahl và Lindblom (2007) báo cáo rằng các ngân hàng Thụy Điển không tính phí thanh toán trên giấy và thanh toán điện tử. Tuy nhiên, họ tính phí cố định hàng năm đối với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng giấy và ngân hàng điện tử. Càng nhiều giao dịch thực hiện bằng phương thức trực tuyến thì phí sẽ càng thấp. Các nghiên cứu về vai trò của các sản phẩm tài khoản thanh toán Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến, Phạm Thị Minh Thùy (2021) chỉ ra rằng số lượng TKTT có tác động tới hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có nhiều khách hàng mở TKTT, gia tăng cả về số lượng và chất lượng thì sẽ tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng. Theo Onay cộng sự (2008) và Sullivan (2000), TKTT là một trong những dịch vụ Tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam18Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023 của ngân hàng điện tử. Nó giúp cho hoạt động ngân hàng trở nên chuyên nghiệp hơn, giúp giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm nguồn nhân lực, từ đó gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (gồm sản phẩm TKTT giúp gia tăng sự hài lòng và duy trì khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Tương tự với nghiên cứu của Angelakopoulos Mihiotis (2011) cho thấy các dịch vụ và công nghệ ngân hàng điện tử cung cấp cho ngành ngân hàng một số cơ hội để thu hút khách hàng tiềm năng mới. Các nghiên cứu về kết quảhiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Có khá nhiều các nghiên cứu về nhân tố tác động đến kết quả hoạt động (KQHĐ), hay hiệu quả hoạt động, hoặc lợi nhuận của NHTM, trong đó nổi bật là một số nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu của Dawood (2014) về sự ảnh hưởng của những nhân tố vi mô đến KQHĐ của 23 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 2009- 2012. ROA là biến phụ thuộc duy nhất, còn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Quy mô tổng tài sản, Tỷ lệ vốn huy động trên Tổng tài sản, Khả năng thanh khoản và Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là các biến độc lập. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản, Quy mô tổng tài sản và Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều tác động cùng chiều tới ROA. Hai biến còn lại thì có tác động ngược chiều tới ROA. Ramadan và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng tại Jordan giai đoạn 2001- 2010. Tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc đó là: ROA và ROE, chia thành 3 nhóm đối với biến độc lập. Nhóm đầu tiên là các biến thuộc về ngân hàng như Quy mô, Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn dự phòng rủi tín dụng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn và Chi phí hoạt động. Nhóm thứ 2 là nhóm biến liên quan đến môi trường cạnh tranh, bao gồm Tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên GDP, Mức độ tập trung tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Nhóm thứ 3 là các biến liên quan đến môi trường vĩ mô, bao gồm Tỷ lệ tăng trưởng GDP và Tỷ lệ lạm phát CPI. Kết quả chỉ ra Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực; Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn dự phòng rủi ro tín dụng tác động tích cực lên ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE. Chi phí hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Biến vĩ mô bao gồm GDP và CPI có tác động tích cực lên lợi nhuận. Trong khi đó, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa với ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu của Anbar và Alper (2011) chỉ ra rằng Quy mô ngân hàng và Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều tới ROA. Tỷ lệ tiền gửitổng tài sản và nhóm biến vĩ mô là GDP, CPI không có ý nghĩa thống kê với ROA. Cũng nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Kaya (2002) tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa Tỷ lệ tiền gửi khách hàngtổng tài sản và ROA, ROE. Nguyễn Việt Hùng (2008) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2005 cho thấy các biến Tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, Mức độ tập trung của thị trường, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản và các biến về sự thay đổi của môi trường vĩ mô, công nghệ ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trong khi đó, các biến còn lại về Thu nhập lãi trên tổng thu nhập, Cho vay trên tổng tài sản lại cho tác động ngược chiều. Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cho kết quả rằng Lạm phát (CPI) và Tỷ lệ tiền gửi vãng lai trên tổng tiền gửi (CATD) có tác động PHẠM THU THỦY - NGUYỄN HỒNG VÂN19Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng ở Malaysia. Bên cạnh đó, Tổng chi phí trên tổng tài sản (TETA) và Tỷ lệ nợ tổng tiền gửi (LIQ) có tác động tiêu cực. Nguyen và Liu (2020) và Sahyouni và Wang (2019) cho thấy Tỷ lệ chi phíthu nhập có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Shamki và cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại ở Jordan. Kết quả chỉ ra Tỷ lệ Vốn chủ sở hữuTổng tài sản tác động tiêu cực đến ROE và không có ý nghĩa với ROA. Widyaningrum và Siswantoro (2014) chỉ ra rằng Quy mô ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng GDP, Lạm phát ảnh hưởng tích cực đến ROA, trong khi Chi phí hoạt động có tác động ngược chiều tới ROA và ROE. Theo Rengasamy (2014), Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi (LDR) tác động dương đến ROA. Từ các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề, có thể nhận thấy TKTT là một trong những sản phẩm “bắt buộc phải có” của NHTM và phí TKTT đã từng là một trong những nguồn thu quan trọng của các ngân hàng. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu trực tiếp đánh giá tác động của việc miễn phí TKTT tới KQHĐ của NHTM. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu luận giải vai trò của TKTT trên một số khía cạnh như tăng số lượng khách hàng, giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng… Chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện tác động của miễn phí TKTT tới KQHĐ (bao gồm cả kết quả tài chính và phi tài chính) của NHTM, đặc biệt trong bối cảnh miễn phí TKTT đang trở nên phổ biến trong và sau thời kỳ Covid-19. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu tác động của chính sách miễn phí TKTT (bao gồm cả miễn toàn bộ các loại phí liên quan đến TKTT cho tất cả khách hàng và miễn phí có điều kiện- chỉ áp dụng cho một số loại phí nhất định đối với các khách hàng đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng) tới kết quả tài chính và phi tài chính của NHTM, nghiên cứu này đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau: - Về lý thuyết, miễn phí TKTT có thể tác động như thế nào đến KQHĐ của các NHTM? - Về thực tế, việc miễn phí tài khoản thanh toán tác động đến KQHĐ của các NHTM Việt Nam như thế nào, bao gồm cả kết quả tài chính và kết quả phi tài chính? - Những khuyến nghị nào nên thực hiện để phát huy những mặt tích cực của miễn phí thanh toán tài khoản đến KQHĐ của các NHTM? 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp hai phương pháp định lượng và định tính. Để đánh giá tác động của miễn phí TKTT đến kết quả tài chính, nghiên cứu sử dụng các mô hình POOL OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để lượng hoá tác động của biến miễn phí TKTT đến lợi nhuận của ngân hàng, sử dụng phần mềm Stata phiên bản 15 để xử lý số liệu thống kê cho dữ liệu bảng cân bằng với 190 quan sát của 18 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 18 NHTM có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trên thị trường Việt Nam (bao gồm các ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank, Techcombank, MB, MSB, ACB, SHB, HDB,VPB, Sacombank, VIB, Seabank, ABB, Eximbank, LVP, TPB, OCB) được kiểm tra độ hợp lý của Tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam20Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023 dữ liệu, loại bỏ các giá trị dị biệt, đảm bảo tính chuẩn hoá của phân phối và đảm bảo phù hợp để chạy mô hình định lượng. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và chắt lọc phù hợp với điều kiện về số liệu cũng như đ...

Trang 1

Phạm Thu Thủy 1 , Nguyễn Hồng Vân 2

1 Khoa Ngân hàng- Học viện Ngân hàng, 2 Lớp K23NHC- Học viện Ngân hàng

Ngày nhận: 23/04/2023 Ngày nhận bản sửa: 11/07/2023 Ngày duyệt đăng: 28/08/2023

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các dịch vụ

ngân hàng số khiến nhiều ngân hàng miễn phí tài khoản thanh toán để thu hút

khách hàng Việc này khiến cho ngân hàng phải hi sinh một phần thu nhập phí,

tuy nhiên, ngân hàng có thể được hưởng lợi từ việc thu hút thêm khách hàng

mới, tăng cường bán chéo sản phẩm, giảm chi phí vốn… Hiện tại, chưa có một

nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ các tác động của chính sách miễn phí tài

khoản thanh toán đến kết quả hoạt động của ngân hàng (bao gồm kết quả tài

chính và kết quả phi tài chính) Thông qua các mô hình hồi quy, nghiên cứu đã

lượng hoá tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến tỷ lệ ROA, ROE của

ngân hàng thương mại, sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 18

ngân hàng Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trong giai đoạn 2011-

The impact of transaction account’s zero fee policy on the performance of commercial banks

in Vietnam

Abstract: Recently, the serve competition in digital banking services lead to a trend in waving fees on

transaction account in order to attract new customers The zero fee policies can reduce the banks’ fee

income However, the banks may benefit by attracting new customers, increasing cross-selling and reducing cost of fund… To this point, there’s no research findings on the impact of zero fee policy to the overall banks’ performance The study estimates the impacts of free payment accounts to banks’ ROA and ROE, using

regression models and balanced panel data from 18 largest Vietnamese commercial banks during the period

of 2011-2021 The results show that the free policy of checking accounts have positive impacts on the bank’s financial results The survey results have found considerable effects of free payment account in increasing

brand reputation competitiveness, expanding customers The study suggests effective fee policies for

payment accounts of commercial banks.

Keywords: Zero fee policy, Transaction account, Banks’ performance, Commercial banks.

Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.09.2536

Pham, Thu Thuy 1 , Nguyen, Hong Van 2

Email: thuypt@hvnh.edu.vn 1 , 23a4010724@hvnh.edu.vn 2

Organization of all: Banking Faculty, Banking Academy of Vietnam

Trang 2

2021 Kết quả cho thấy các chính sách miễn phí trên tài khoản thanh toán đều đem lại tác động tích cực đến kết quả tài chính của ngân hàng Phương pháp khảo sát chuyên gia cũng khẳng định miễn phí tài khoản thanh toán có tác dụng lớn trong việc tăng uy tín, khách hàng và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng Nghiên cứu cũng gợi ý về chiến lược chính sách phí hợp lý đối với sản phẩm tài khoản thanh toán của các ngân hàng.

Từ khóa: Miễn phí, Tài khoản thanh toán, Kết quả hoạt động, Ngân hàng thương mại

1 Giới thiệu

Thế kỷ XXI, làn sóng công nghệ 4.0 đã ảnh

hưởng tới mọi khía cạnh trong đời sống

nhân loại đặc biệt là ảnh hưởng tới cách

thức thực hiện các giao dịch tài chính Sản

phẩm tài khoản thanh toán (TKTT) cũng

thay đổi mạnh mẽ theo làn sóng sử dụng

công nghệ số này, từ các ứng dụng công

nghệ định danh điện tử (eKYC), các công

nghệ bảo mật, các phương thức thanh toán

mới (QR code), thẻ phi tiếp xúc (contactless

card) đến các tính năng của tài khoản như

đặt hàng, thanh toán và thực hiện các giao

dịch tài chính… đều thay đổi để mang lại

các trải nghiệm vượt trội cho khách hàng

Chưa dừng lại ở đó, các ngân hàng còn

chạy đua với nhau trong việc miễn phí tài

khoản (bao gồm phí mở tài khoản, phí duy

trì tài khoản, phí thực hiện các giao dịch

trên tài khoản…) nhằm thu hút khách hàng

Tại Việt Nam, xu hướng miễn phí TKTT

được bắt đầu từ ngân hàng thương mại cổ

phần (NHTMCP) Techcombank năm 2016

đã góp phần quan trọng làm cho sản phẩm

TKTT phổ biến hơn và thúc đẩy thanh

toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế

Những lợi ích và thiệt hại của việc miễn

phí TKTT đối với các ngân hàng vẫn đang

là chủ đề mang tính tranh luận Rõ ràng,

việc miễn phí TKTT (gồm miễn toàn bộ

phí liên quan đến TKTT và miễn phí có

điều kiện- áp dụng trên một số loại phí

và một số khách hàng đủ các tiêu chuẩn

nhất định của ngân hàng) sẽ làm giảm thu nhập phí của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhưng mặt khác, việc này có thể được bù đắp nhờ ngân hàng có cơ hội thu hút thêm các nguồn vốn có chi phí thấp, gia tăng doanh thu từ bán chéo sản phẩm, thu hút thêm các khách hàng mới…

Các nghiên cứu trước đây cho thấy bài toán của các NHTM về lợi ích thu được và sự

hi sinh nguồn thu nhập phí khi thực hiện chính sách miễn phí TKTT vẫn chưa tìm được lời giải một cách rõ ràng Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung giải quyết câu hỏi việc miễn phí TKTT tác động thế nào đến kết quả hoạt động (bao gồm cả kết quả tài chính và phi tài chính) của NHTM? Phương pháp định lượng thông qua các

mô hình hồi quy, sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của 18 NHTM có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường trong giai đoạn 2011- 2021, kết hợp với phương pháp định tính thông qua khảo sát chuyên gia năm 2021 được sử dụng để thực hiện nghiên cứu Phần tiếp theo của bài viết bao gồm: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, và cuối cùng là kết luận

2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu về phí và miễn phí tài khoản thanh toán

Các nghiên cứu trước đây về phí của dịch

Trang 3

vụ ngân hàng đều chỉ ra rằng phí dịch vụ là

một trong những yếu tố quan trọng để thu

hút khách hàng Thu nhập từ phí là nguồn

thu nhập ổn định, đóng góp đáng kể vào

lợi nhuận của NHTM Mức phí trên một

giao dịch có thể giảm mạnh nhờ quá trình

tự động hoá và áp dụng công nghệ hiện đại

Một số ít nghiên cứu về phí TKTT cho kết

quả như sau:

Nghiên cứu của DeYoung & Rice (2004)

cho rằng khi khách hàng thực hiện các giao

dịch, ngân hàng sẽ thu được phí và tăng

thu nhập ngoài lãi Gần đây, những tiến

bộ trong công nghệ, đã cho phép các ngân

hàng cung cấp các dịch vụ tài chính của họ

hiệu quả hơn, thể hiện ở chỗ giảm chi phí

cho mỗi giao dịch, tăng sự thuận tiện cho

khách hàng và tăng tổng thu nhập phí cho

các ngân hàng Đặc biệt hơn, do sự ra đời

của các kênh phân phối mới như máy ATM

và ngân hàng trực tuyến, khách hàng sẵn

sàng trả phí sử dụng dịch vụ, vì sự tiện lợi

mà chúng mang lại Do đó doanh thu phí

của các ngân hàng tăng lên (DeYoung và

Rice, 2004)

Nghiên cứu của Mateusvà cộng sự (2021)

cũng cho thấy khi các dịch vụ ngân hàng

điện tử phát triển, chi phí trên một giao

dịch có thể giảm đi Ngoài những lợi ích về

hiệu quả và tính thiết thực, công nghệ cũng

góp phần giảm chi phí mà khách hàng phải

trả cho ngân hàng

Kashian& Drago (2016) đã nghiên cứu

về TKTT không trả lãi (NIC- non interest

checking) của các ngân hàng từ năm 2008

đến năm 2012 và cho thấy khách hàng có

tài khoản NIC cần số dư tối thiểu để tránh

phí So với các ngân hàng quy mô lớn,

người gửi tiền có tài khoản NIC tại ngân

hàng quy mô nhỏ có nhiều ưu đãi hơn Các

ngân hàng lớn thường không miễn phí và

áp dụng số dư tối thiểu cao trên tài khoản

của khách hàng trong khi các ngân hàng

nhỏ có nhiều khả năng cung cấp tài khoản

NIC miễn phí Các từ ‘miễn phí tài khoản’

có thể khiến khách hàng đánh giá tích cực

về ngân hàng

Spaid & Branton (2013) nghiên cứu cơ hội miễn phí TKTT dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, và cho thấy khách hàng sẽ được miễn phí TKTT nếu đảm bảo những điều kiện cụ thể như: cần

có tổng số dư trung bình lớn; là người sử dụng thường xuyên thẻ ghi nợ của ngân hàng; là người sử dụng nhiều dịch vụ hoặc

là sự kết hợp của những điều này

Giordani và cộng sự (2009) xem xét các dịch vụ ngân hàng trực tuyến mà các NHTM Hy Lạp đang cung cấp và các chi phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng các dịch vụ này Các phát hiện cho thấy rằng phí để thực hiện các giao dịch ngân hàng qua internet là cao hơn phí thực hiện tại quầy Tuy nhiên, các ngân hàng không thể giảm chi phí cung cấp các dịch vụ trực tuyến, do phải đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ khách hàng Do đó các chi phí này được chuyển cho khách hàng dưới dạng phí sử dụng các dịch vụ

Bergendahl và Lindblom (2007) báo cáo

rằng các ngân hàng Thụy Điển không tính phí thanh toán trên giấy và thanh toán điện

tử Tuy nhiên, họ tính phí cố định hàng năm đối với khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng giấy và ngân hàng điện tử Càng nhiều giao dịch thực hiện bằng phương thức trực tuyến thì phí sẽ càng thấp

Các nghiên cứu về vai trò của các sản phẩm tài khoản thanh toán

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến, Phạm Thị Minh Thùy (2021) chỉ ra rằng số lượng TKTT có tác động tới hoạt động ngân hàng Ngân hàng có nhiều khách hàng mở TKTT, gia tăng cả về số lượng và chất lượng thì sẽ tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng Theo Onay & cộng sự (2008) và Sullivan (2000), TKTT là một trong những dịch vụ

Trang 4

của ngân hàng điện tử Nó giúp cho hoạt

động ngân hàng trở nên chuyên nghiệp

hơn, giúp giảm chi phí hoạt động, tiết

kiệm nguồn nhân lực, từ đó gia tăng lợi

nhuận Ngoài ra, phát triển dịch vụ ngân

hàng điện tử (gồm sản phẩm TKTT giúp

gia tăng sự hài lòng và duy trì khách hàng

trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Tương

tự với nghiên cứu của Angelakopoulos &

Mihiotis (2011) cho thấy các dịch vụ và

công nghệ ngân hàng điện tử cung cấp cho

ngành ngân hàng một số cơ hội để thu hút

khách hàng tiềm năng mới

Các nghiên cứu về kết quả/hiệu quả hoạt

động của ngân hàng thương mại

Có khá nhiều các nghiên cứu về nhân tố

tác động đến kết quả hoạt động (KQHĐ),

hay hiệu quả hoạt động, hoặc lợi nhuận của

NHTM, trong đó nổi bật là một số nghiên

cứu bao gồm:

Nghiên cứu của Dawood (2014) về sự ảnh

hưởng của những nhân tố vi mô đến KQHĐ

của 23 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn

2009- 2012 ROA là biến phụ thuộc duy

nhất, còn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

tài sản, Quy mô tổng tài sản, Tỷ lệ vốn huy

động trên Tổng tài sản, Khả năng thanh

khoản và Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là các

biến độc lập Tỷ lệ vốn huy động trên tổng

tài sản, Quy mô tổng tài sản và Tỷ lệ vốn

chủ sở hữu trên tổng tài sản đều tác động

cùng chiều tới ROA Hai biến còn lại thì có

tác động ngược chiều tới ROA

Ramadan và cộng sự (2011) nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hệ

thống ngân hàng tại Jordan giai đoạn 2001-

2010 Tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc đó

là: ROA và ROE, chia thành 3 nhóm đối

với biến độc lập Nhóm đầu tiên là các biến

thuộc về ngân hàng như Quy mô, Tỷ lệ dư

nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn dự phòng

rủi tín dụng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

nguồn vốn và Chi phí hoạt động Nhóm thứ

2 là nhóm biến liên quan đến môi trường cạnh tranh, bao gồm Tỷ lệ tổng tài sản của

hệ thống ngân hàng trên GDP, Mức độ tập trung tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Nhóm thứ 3 là các biến liên quan đến môi trường vĩ mô, bao gồm Tỷ lệ tăng trưởng GDP và Tỷ lệ lạm phát CPI Kết quả chỉ ra Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực; Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn dự phòng rủi ro tín dụng tác động tích cực lên ROA nhưng không có ý nghĩa với ROE Chi phí hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Biến vĩ mô bao gồm GDP và CPI có tác động tích cực lên lợi nhuận Trong khi đó, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa với ROA và ROE Kết quả nghiên cứu của Anbar và Alper (2011) chỉ ra rằng Quy mô ngân hàng và

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ Ngược lại, Tỷ

lệ nợ trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều tới ROA Tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản

và nhóm biến vĩ mô là GDP, CPI không có

ý nghĩa thống kê với ROA Cũng nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Kaya (2002) tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa Tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng tài sản và ROA, ROE Nguyễn Việt Hùng (2008) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2005 cho thấy các biến Tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, Mức

độ tập trung của thị trường, Tỷ lệ vốn chủ

sở hữu so với tổng tài sản và các biến về sự thay đổi của môi trường vĩ mô, công nghệ ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Trong khi đó, các biến còn lại về Thu nhập lãi trên tổng thu nhập, Cho vay trên tổng tài sản lại cho tác động ngược chiều Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cho kết quả rằng Lạm phát (CPI) và Tỷ lệ tiền gửi vãng lai trên tổng tiền gửi (CATD) có tác động

Trang 5

cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng ở

Malaysia Bên cạnh đó, Tổng chi phí trên

tổng tài sản (TETA) và Tỷ lệ nợ/ tổng tiền

gửi (LIQ) có tác động tiêu cực Nguyen và

Liu (2020) và Sahyouni và Wang (2019)

cho thấy Tỷ lệ chi phí/thu nhập có ảnh

hưởng ngược chiều với lợi nhuận của ngân

hàng Shamki và cộng sự (2016) nghiên

cứu tác động của Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/

Tổng tài sản đến lợi nhuận của ngân hàng

thương mại ở Jordan Kết quả chỉ ra Tỷ

lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản tác động

tiêu cực đến ROE và không có ý nghĩa

với ROA Widyaningrum và Siswantoro

(2014) chỉ ra rằng Quy mô ngân hàng, Tốc

độ tăng trưởng GDP, Lạm phát ảnh hưởng

tích cực đến ROA, trong khi Chi phí hoạt

động có tác động ngược chiều tới ROA và

ROE Theo Rengasamy (2014), Tỷ lệ tổng

dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi (LDR) tác

động dương đến ROA

Từ các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề,

có thể nhận thấy TKTT là một trong những

sản phẩm “bắt buộc phải có” của NHTM

và phí TKTT đã từng là một trong những

nguồn thu quan trọng của các ngân hàng

Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu

trực tiếp đánh giá tác động của việc miễn

phí TKTT tới KQHĐ của NHTM Các

nghiên cứu trước đây chủ yếu luận giải vai

trò của TKTT trên một số khía cạnh như

tăng số lượng khách hàng, giảm chi phí,

tăng sự hài lòng của khách hàng… Chưa

có một nghiên cứu nào đánh giá một cách

toàn diện tác động của miễn phí TKTT tới

KQHĐ (bao gồm cả kết quả tài chính và

phi tài chính) của NHTM, đặc biệt trong

bối cảnh miễn phí TKTT đang trở nên phổ

biến trong và sau thời kỳ Covid-19

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu tác động của chính sách miễn phí TKTT (bao gồm cả miễn toàn bộ các loại phí liên quan đến TKTT cho tất cả khách hàng và miễn phí có điều kiện- chỉ áp dụng cho một số loại phí nhất định đối với các khách hàng đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng) tới kết quả tài chính và phi tài chính của NHTM, nghiên cứu này đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Về lý thuyết, miễn phí TKTT có thể tác động như thế nào đến KQHĐ của các NHTM?

- Về thực tế, việc miễn phí tài khoản thanh toán tác động đến KQHĐ của các NHTM Việt Nam như thế nào, bao gồm cả kết quả tài chính và kết quả phi tài chính?

- Những khuyến nghị nào nên thực hiện để phát huy những mặt tích cực của miễn phí thanh toán tài khoản đến KQHĐ của các NHTM?

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp hai phương pháp định lượng và định tính

Để đánh giá tác động của miễn phí TKTT đến kết quả tài chính, nghiên cứu sử dụng các mô hình POOL OLS, mô hình tác động

cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để lượng hoá tác động của biến miễn phí TKTT đến lợi nhuận của ngân hàng, sử dụng phần mềm Stata phiên bản 15 để xử lý số liệu thống kê cho dữ liệu bảng cân bằng với 190 quan sát của 18 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm

2021 Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 18 NHTM có quy

mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trên thị trường Việt Nam (bao gồm các ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank, Techcombank, MB, MSB, ACB, SHB, HDB,VPB, Sacombank, VIB, Seabank, ABB, Eximbank, LVP, TPB, OCB) được kiểm tra độ hợp lý của

Trang 6

dữ liệu, loại bỏ các giá trị dị biệt, đảm bảo

tính chuẩn hoá của phân phối và đảm bảo

phù hợp để chạy mô hình định lượng

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và

chắt lọc phù hợp với điều kiện về số liệu

cũng như đặc trưng các NHTM Việt Nam,

nhóm tác giả đánh giá tác động của miễn

phí TKTT đến KQHĐ của NHTM qua 2

mô hình như sau:

Mô hình 1: Nghiên cứu tác động của miễn

phí TKTT tới kết quả tài chính của ngân

hàng (trường hợp miễn phí toàn bộ, áp

dụng cho tất cả các khách hàng có TKTT)

Y = β1 + β2MP_TKit + β3Sizeit + β4TGKHit

+ β5LDRit + β6Casait + β7CIit + β8Equityit +

β9GDPit + β10CPIit + eit (1)

Mô hình 2: Nghiên cứu tác động của miễn

phí TKTT tới kết quả tài chính của ngân hàng (trường hợp miễn phí có điều kiện, chỉ áp dụng với những khách hàng đạt các tiêu chuẩn nhất định)

Y = β1 + β2MP_DKit + β3Sizeit + β4TGKH/ TTSit + β5LDRit + β6Casait + β7CIit +

β8Equityit + β9GDPit + β10CPIit + eit (2) Trong đó, Y là các thước đo về KQHĐ của NHTM bao gồm biến phụ thuộc là ROA, ROE và là biến trễ, phản ánh tác động của các biến độc lập đến KQHĐ năm t+1 của NHTM; eit gọi là sai số của mô hình Các biến độc lập trong mô hình được chia thành 3 nhóm: nhóm nhân tố bên trong ngân hàng, nhóm nhân tố vĩ mô và biến về miễn phí TKTT Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng

Bảng 1 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Ký hiệu Cách thức tính Kỳ vọng dấu Tài liệu tham khảo

Biến phụ thuộc (Y)

LAGROA Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản (biến trễ) Ramandan và cộng sự (2011)

LAGROE Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu (biến trễ) Ramandan và cộng sự (2011)

Biến độc lập

Size Logarit tự nhiên của Tổng tài sản + Anbar và Alper (2011), Widyaningrum và Siswantoro (2014)

CI Chi phí /Thu nhập - Sahyouni và Wang (2019), Nguyen và Liu (2020) LDR Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi + Rengasamy (2014)

TGKH Tiền gửi khách hàng /Tổng tài sản + Nhóm nghiên cứu đề xuất

- Kaya (2002) Equity Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản + Shamkivà cộng sự (2016), Dawood (2014), Nguyễn Việt Hùng (2008) Casa Casa/ Tổng tài sản + Nhóm nghiên cứu đề xuất

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP + Widyaningrum vàSiswantoro (2014), Ramandan và cộng sự (2011) CPI Tốc độ tăng trưởng CPI + Guru và cộng sự (2002), Ramandan và cộng sự (2011), Widyaningrum

vàSiswantoro (2014) Biến giả

MP_TK Miễn phí toàn bộ TKTT + Nhóm nghiên cứu đề xuất

MP_DK Miễn phí có điều kiện TKTT + Nhóm nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Trang 7

(Size), tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng tài

sản (TGKH), tỷ lệ Casa (Casa), tỷ lệ dư nợ

trên vốn huy động (LDR), tỷ lệ chi phí/thu

nhập (CI), tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

(Equity) Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm tốc

độ tăng trưởng GDP (GDP) và tỷ lệ lạm

phát (CPI) Biến miễn phí TKTT là biến

giả, được đưa vào để đánh giá tác động của

miễn phí TKTT đến chỉ tiêu tài chính của

ngân hàng, bao gồm biến miễn phí TKTT

toàn bộ (MP_TK) áp dụng cho Mô hình 1

và biến miễn phí TKTT có điều kiện (MP_

DK) áp dụng cho Mô hình 2

Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất, nghiên

cứu sử dụng kiểm định Hausman Mô hình

sau khi được lựa chọn được kiểm định các

giả thuyết, bao gồm kiểm định đa cộng

tuyến (kiểm định VIF), kiểm định phương

sai sai số thay đổi (kiểm định Breusch and

Pagan Lagrangian) và kiểm định tự tương

quan (kiểm định Wooldridge) và khắc

phục những khuyết tật của mô hình bằng

ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát

(FGLS) của Atiken (1936) Kết quả kiểm

định Hausman cho thấy, với giá trị p < 0,05,

mô hình phù hợp là mô hình tác động cố

định (FEM) Mô hình FEM có tất cả các hệ

số VIF nhỏ hơn 3, cho thấy mô hình không

có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn

Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2013)

Kết quả kiểm định Breusch and Pagan

Lagrangian và kiểm định Wooldridge cho

thấy mô hình có lỗi phương sai sai số thay

đổi và tự tương quan Để khắc phục những

khuyết tật của mô hình, nghiên cứu sử dụng

ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát

(FGLS) của Atiken (1936) để cấu trúc lại

cho các mô hình FEM

Để đánh giá tác động của miễn phí TKTT

tới kết quả phi tài chính, nghiên cứu sử

dụng phương pháp khảo sát chuyên gia

Phiếu khảo sát online qua google form

được gửi tới 200 chuyên viên ngân hàng,

những người có kinh nghiệm làm việc ít

nhất 1 năm tại các vị trí kinh doanh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong khoảng thời gian từ 2/5 tới 16/5/2022 và thu được 141 phiếu trả lời hợp lệ Phương pháp khảo sát này được sử dụng để xác định những lợi ích của NHTM khi miễn phí TKTT, đặc biệt là những lợi ích phi tài chính, và những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định miễn phí TKTT của các NHTM Kết quả khảo sát giúp nhóm tác giả đánh giá toàn diện hơn tác động của chính sách miễn giảm phí TKTT đến kết quả hoạt động của các NHTM Các kết quả khảo sát theo thang đo likert 5 mức độ sau đó được phân tích dựa trên 2 chỉ tiêu

là điểm trung bình (ĐTB) (để phản ánh kết quả đánh giá bình quân) và độ lệch chuẩn (ĐLC) để đánh giá mức độ phân tán của các kết quả đánh giá

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tác động của chính sách miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả tài chính của NHTM

Kết quả mô hình hồi quy tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến chỉ tiêu ROA và ROE năm tiếp theo của NHTM sau khi khắc phục bằng phương pháp FGLS (bảng 2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mô hình tác động của miễn phí toàn bộ TKTT đến ROA, ROE, các yếu tố có tác động mạnh đến ROA và ROE gồm yếu tố MP_TK, LDR (có tác động cùng chiều đến ROA và

cả ROE với mức ý nghĩa 1%;), VCSH (có

ý nghĩa ngược chiều đến ROA nhưng cùng chiều với ROE cùng mức ý nghĩa 1%),

CI (có tác động ngược chiều đến ROA và ROE ở mức ý nghĩa 1%) Casa (tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE với mức ý nghĩa tương ứng 5%)

Với mô hình tác động của miễn phí có điều kiện TKTT đến ROA, ROE, biến MP_DK

Trang 8

có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE

nhưng có mức độ ý nghĩa mạnh hơn đến

ROA Các yếu tố LDR, VCSH, CI, Casa

có tác động đến ROA và ROE với chiều và

mức ý nghĩa tương tự mô hình trên

Điều này có thể lý giải rằng cả việc miễn

phí toàn bộ và miễn phí có điều kiện TKTT

đều tác động tích cực tới lợi nhuận của

các NHTM Miễn phí toàn bộ giúp thu hút

khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó tăng bán

chéo sản phẩm, tăng tỷ lệ vốn giá rẻ từ tiền

gửi không kỳ hạn (Casa), từ đó giảm chi

phí vốn… nên bù đắp được lợi nhuận đã

phải hy sinh cho việc giảm nguồn thu phí

dịch vụ

Đối với các ngân hàng miễn phí có điều

kiện cho khách hàng (thường áp dụng

với các khách hàng có số dư tối thiểu lớn

hoặc mức độ thực hiện giao dịch thường

xuyên ) thì việc thu hút khách hàng mới

không phải là mục tiêu chính của miễn phí Những ngân hàng này muốn dùng phí như một ưu đãi tăng thêm cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó tăng lòng trung thành của các khách hàng VIP, là phân khúc mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng

Như vậy, có thể thấy, các NHTM áp dụng chính sách miễn phí tài khoản thanh toán

đã có các kết quả tài chính tích cực, thể hiện qua chỉ số ROA và ROE của ngân hàng Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này khẳng định một cách rõ ràng các lập luận của các nghiên cứu trước đó như Kashian

& Drago (2016), Mateus và cộng sự (2021)

và Nguyễn Văn Chiến, Phạm Thị Minh Thùy (2021)

4.2 Tác động của miễn phí tài khoản thanh toán đến kết quả hoạt động phi tài chính của ngân hàng thương mại

Bảng 2 Kết quả mô hình sau khi khắc phục bằng phương pháp FGLS

MP_TK 3,009***[2,70] 0,388***[4,08]

Size 1,437[0,80] 0,295*[1,95] [0,79]1,417 0,296**[1,98] Equity -52,45***[-2,85] 5,330***[3,41] -49,71***[-2,70] 5,748***[3,69] TGKH 0,840[0,21] -0,483[-1,40] [0,03]0,108 -0,542[-1,56] Casa 7,000**[2,08] 0,665**[2,44] 7,352**[2,17] 0,696**[2,54] LDR 0,8040***[3,03] 0,00610***[2,61] 0,0817***[2,91] 0,00587**[2,49]

CI -0,143***[-3,40] -0,00750**[-2,28] -0,148***[-3,47] -0,00786**[-2,35] GDP -0,319[-1,44] -0,0312*[-1,78] -0,302[-1,34] -0,0292[-1,64] CPI -0,0293[-0,33] 0,00169[0,24] -0,0409[-0,46] 0,000683[0,10] N

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata Chú thích: * Tương ứng mức ý nghĩa 10%, ** Tương ứng mức ý nghĩa 5%, ***Tương ứng mức ý nghĩa 1%

Trang 9

Đánh giá tác động của miễn phí TKTT

đến kết quả phi tài chính của ngân hàng

thương mại (Hình 1), kết quả khảo sát cho

thấy đa số chuyên viên ngân hàng tin tưởng

miễn phí TKTT có ảnh hưởng tích cực đến

KQHĐ của các NHTM Việt Nam Miễn

phí tài khoản thanh toán giúp ngân hàng

tăng khả năng cạnh tranh với các công ty

công nghệ tài chính (ĐTB 3,71 điểm), cải

thiện hình ảnh và gia tăng uy tín thương

hiệu của ngân hàng (ĐTB 3,62 điểm),

giúp ngân hàng huy động nguồn vốn giá rẻ

(ĐTB 3,59 điểm), đẩy mạnh bán chéo sản

phẩm (ĐTB 3,54 điểm), tăng lòng trung

thành của khách hàng (ĐTB 3,45 điểm)

Tuy nhiên, lợi ích trên phương diện tăng

doanh thu và lợi nhuận được ít chuyên viên ngân hàng đồng tình với ĐTB là 3,18 điểm Nghiên cứu các động cơ của việc miễn phí TKTT (Hình 2) cho thấy đa số các chuyên viên ngân hàng đều chọn thu hút khách hàng mở TKTT là động cơ lớn nhất với 35,1% câu trả lời đồng tình Áp lực cạnh tranh là động cơ lớn thứ hai (với 29,6% ý kiến đồng tình) Tiếp đến là kỳ vọng xã hội (16,9%) và cơ hội từ việc áp dụng công nghệ mới (12,7%) Sự bắt buộc của Chính phủ trong yêu cầu miễn, giảm phí TKTT

để hỗ trợ người dân là động cơ yếu nhất (5,7%) Bởi lẽ, trước khi có yêu cầu này của Chính phủ thì đã có một số ngân hàng

đi tiên phong trong việc miễn phí tài khoản (Techcombank miễn phí từ 2016, TPBank

từ 2019 và cho đến năm 2022, có 17 ngân hàng miễn phí (Tuấn Dũng, 2022)

5 Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, có thể thấy chính sách miễn phí TKTT tại các NHTM vẫn đang hiệu quả tại thời điểm hiện tại, thể hiện qua tác động tích cực của biến miễn phí toàn bộ (MP_TK) và miễn phí có điều kiện (MP_DK) tới kết quả tài chính (ROA, ROE) và các kết quả phi tài chính của ngân hàng Điều này có thể hàm ý rằng các ngân hàng nên (tiếp tục) áp dụng chính sách miễn phí để gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng khi

số lượng ngân hàng miễn phí TKTT ngày càng nhiều, các lợi thế từ việc miễn phí TKTT sẽ giảm do khách hàng sẽ nhìn nhận việc miễn phí không còn là yếu tố khác biệt giúp thu hút khách hàng lựa chọn TKTT nữa Việc tiếp tục miễn phí TKTT trong thời gian tới chỉ thực sự có hiệu quả tốt nếu ngân hàng có một chính sách giá và phí đúng đắn, kết hợp với chính sách sản phẩm hiệu quả Để có thể nâng cao hơn nữa

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu tháng 5

năm 2022

Hình 1 Lợi ích của NHTM khi miễn phí

tài khoản thanh toán

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu tháng 5

năm 2022

Hình 2 Những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng

đến miễn phí tài khoản thanh toán

Trang 10

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng khi

miễn phí TKTT và đáp ứng các nhu cầu

ngày càng cao của khách hàng, các ngân

hàng nên chú trọng một số giải pháp sau:

xây dựng chính sách lãi suất tiền gửi không

kỳ hạn hợp lí cho khách hàng; áp dụng

chính sách lãi suất và phí dựa trên lợi ích

tổng thể từ khách hàng; đẩy mạnh bán chéo

sản phẩm; nâng cao các dịch vụ chăm sóc

khách hàng toàn diện; hiện đại hoá công

nghệ và quy trình để tối thiểu các chi phí

giao dịch, quản lý chi phí vận hành hiệu quả, đổi mới và khác biệt hoá sản phẩm TKTT…

Mặc dù còn một số hạn chế do quy mô mẫu nghiên cứu mới chỉ giới hạn trong

18 NHTMCP có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, nhưng nhóm nghiên cứu cũng hy vọng bài nghiên cứu có thể gợi ý cho các chính sách định giá của NHTM cũng như

là tiền đề cho các nghiên cứu khác sâu rộng hơn về chủ đề này trong tương lai.■

Tài liệu tham khảo

Angelakopoulos, G., Mihiotis, A (2011) E-banking: challenges and opportunities in the Greek banking sector Electron Commer Res 11, 297–319 https://doi.org/10.1007/s10660-011-9076-2

Anbar, A., & Alper, D (2011) Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical evidence from Turkey Business and economics research journal, 2(2), 139-152, Available at SSRN: https://ssrn com/abstract=1831345

Aitken, A C (1936) On Least Squares and Linear Combination of Observations Proceedings of the Royal Society of Edinburgh 55: 42–48 doi:10.1017/S0370164600014346

Bergendahl, G., & Lindblom, T (2007) Pricing of payment services: A comparative analysis of paper-based banking and electronic banking The Service Industries Journal, 27(6), 687-707, DOI: 10.1080/02642060701453148 Nguyen, V T., & Liu, D Y (2020) The Impact of Ownership Structure on Vietnamese Commercial Banks’ Profitability International Journal of Economics and Financial Issues, 10(3), 187-194, DOI: https://doi org/10.32479/ijefi.9760

Nguyễn, C.V., Phạm, T.T (2021) Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Tạp chí ngân hàng https://tapchinganhang.gov.vn/nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-kinh-doanh-cua-ngan-hang-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu.htm

Nguyễn, H.V (2008) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân).

Nguyễn, D.Q., & Nguyễn, M.T (2013) Giáo trình Kinh tế lượng Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Dawood, U (2014) Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012) International Journal of Scientific and Research Publications, 4(3), 1-7.

DeYoung, R., Rice, T (2004) How do banks make money? A variety of business strategies Economic Perspectives-Federal Reserve Bank of Chicago, 4, 52-68.

Mateus, F., Giacobbo T & Schuster, W.E (2021), Technological progress and finance: The effects of digitization on Brazilian banking fees, Economic, Vol 22, Issue 2, Pages 85-99, https://doi.org/10.1016/j.econ.2021.09.001 Giordani.G, Floros.C & Judge.G (2009) Internet banking services and fees: the case of Greece, Int J Electronic Finance, Vol 3, No 2.https://doi.org/10.1504/IJEF.2009.026359

Guru, B K., Staunton, J., & Balashanmugam, B (2002) Determinants of commercial bank profitability in Malaysia Journal of Money, Credit, and Banking, 17(1), 69-82.

Kashian, R., Drago, R (2016) Fee or free checking? Non Interest checking account fees, competition and multimarket banking, Applied Economics, 48:20, 1866-1880, DOI: 10.1080/00036846.2015.1109043

Kaya, T Y (2002) Determinants of profitability in Turkish banking sector Turkish Banking Regulation and Supervision Agency, 1, 32-49.

Onay, C., Ozsoz, E., & Helvacıoğlu, A D (2008) The impact of internet-banking on bank profitability-The case of Turkey In 2008 Oxford Business &Economics Conference Program.

Shamki, D., Alulis, I K., & Sayari, K (2016) Financial information influencing commercial banks profitability International Journal of Economics and Finance, 8(6), 166-174.doi:10.5539/ijef.v8n6p166

Sahyouni, A and Wang, M (2019), «Liquidity creation and bank performance: evidence from MENA», ISRA International Journal of Islamic Finance, Vol 11 No 1, pp 27-45 https://doi.org/10.1108/IJIF-01-2018-0009

Ramadan, I Z., Kilani, Q A., & Kaddumi, T A (2011) Determinants of bank profitability: Evidance from Jordan International Journal of Academic Research, 3(4).

Ngày đăng: 16/05/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w